Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Đề cương thi luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.84 KB, 65 trang )

Chương mở đầu: Giới thiệu môn học
Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc của Luật hình sự
Chương 2: Khái niệm, Cấu tạo và hiệu lực của Bộ Luật
hình sự Việt Nam
Chương 3: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Chương 4: Các yếu tố cấu thành tội phạm
Chương 5: Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Chương 6: Đồng phạm
Chương 7: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự
Chương 8: Trách nhiệm hình sự, hình phạt
Chương 9: Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
phạm tội
Chương 10: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người
Chương 11: Các tội xâm phạm sở hữu
Chương 12: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương 13: Các tội phạm về chức vụ


ĐỀ CƯƠNG THI MƠN LUẬT HÌNH SỰ

Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc của Luật hình sự
Câu hỏi 1
Ngành luật hình sự chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm
tội
Sai, VÌ: đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hình sự khơng chỉ là quan hệ xã hội
giữa nhà nước và người phạm tội mà còn giữa nhà nước và pháp nhân thương mại
phạm tội;
Câu hỏi 2
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự người, pháp nhân thương mại


phạm tội không được quyền thỏa thuận với nhà nước về quyền và nghĩa vụ
của mình
Đúng, VÌ: Quan hệ giữa nhà nước và người, pháp nhân thương mại phạm tội được
điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, trong đó người, pháp nhân thương mại
khơng được thỏa thuận với nhà nước về quyền và nghĩa vụ của mình;
Câu hỏi 3
Mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể phạm tội là quan hệ bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ pháp lý
Sai, VÌ: Mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể phạm tội là mối quan hệ bất bình
đẳng;
Câu hỏi 4
Trong một số trường hợp chủ thể phạm tội được quyền thỏa thuận với nhà
nước về trách nhiệm hình sự trong phạm vi luật định
Sai, VÌ: trong mọi trường hợp chủ thể phạm tội không được thỏa thuận với nhà
nước về trách nhiệm hình sự của mình;
Câu hỏi 5
Chủ thể phạm tội được quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của
mình
Sai, VÌ: chủ thể phạm tội chỉ được quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ những quyền và
lợi ích hợp pháp của mình cịn những quyền và lợi ích khác thì khơng được quyền
yêu cầu
Câu hỏi 1
Nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự chỉ thể hiện ở mục đích của hình phạt
Sai, VÌ: Ngồi mục đích của hình phạt, ngun tắc nhân đạo của Luật hình sự cịn
thể hiện ở nhiều quy định khác như hiệu lực của Luật hình sự, tình tiết giảm nhẹ…
Câu hỏi 2
Nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự khơng chỉ thể hiện trong áp dụng
luật mà cịn trong xây dựng luật;
Đúng, VÌ: Ngun tắc pháp chế của Luật hình sự thể hiện trong cả 2 lĩnh vực xây
dựng và áp dụng pháp luật hình sự;

Câu hỏi 3


Luật hình sự khơng phân biệt đối xử trong áp dụng pháp luật thể hiện nguyên
tắc dân chủ;
Đúng, VÌ: Một trong những biểu hiện của nguyên tắc dân chủ là Luật hình sự
khơng phân biệt đối xử trong áp dụng pháp luật hình sự;
Câu hỏi 4
Việc nội luật hóa quy định của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên vào Luật hình sự là để thực hiện cam kết quốc tế
Sai, VÌ: Việc nội luật hóa quy định của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên vào Luật hình sự khơng chỉ nhằm thực hiện cam kết quốc tế mà còn để
điều chỉnh các quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh của Luật hình sự
Câu hỏi 5
u cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử
đúng người, đúng pháp nhân thương mại phạm tội, đúng pháp luật thể hiện
nguyên tắc pháp chế
Đúng, VÌ: Đây là một trong những thể hiện của nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực
áp dụng pháp luật hình sự
Câu trả lời đúng là 'Đúng'.
Câu hỏi 1
Quan hệ giữa người phạm tội và bị hại là quan hệ pháp luật hình sự;
Sai, VÌ: quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội. Quan hệ giữa người phạm tội và bị hại khơng do ngành
luật hình sự điều chỉnh
Câu hỏi 2
Người, pháp nhân thương mại phạm tội được quyền thỏa thuận với nhà nước
về trách nhiệm hình sự của mình
Sai, VÌ: trách nhiệm hình sự do nhà nước buộc người hoặc pháp nhân thương mại
phải chịu nên các chủ thể này không được quyền thỏa thuận với nhà nước về trách

nhiệm hình sự của mình
Câu hỏi 3
Trong quan hệ pháp luật hình sự nhà nước và chủ thể phạm tội bình đẳng với
nhau về quyền và nghĩa vụ
Sai, VÌ: trong quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và chủ thể phạm tội là quan
hệ bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Câu hỏi 4
Nguyên tắc pháp chế chỉ thể hiện trong q trình áp dụng pháp luật
Sai, VÌ: ngun tắc pháp chế không chỉ thể hiện trong áp dụng pháp luật hình sự
mà cịn trong xây dựng pháp luật hình sự
Câu hỏi 5
Mọi người bình đẳng trước pháp luật hình sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo
Sai, VÌ: mọi người bình đẳng trước pháp luật hình sự thể hiện nguyên tắc dân chủ
trong pháp luật hình sự
Câu hỏi 6


Hãy chứng minh Luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam?
K/N: Luật hình sự được hiểu là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện, xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với tội
phạm.
Luật hình sự là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
riêng
+ Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khi người, pháp nhân thương
mại này thực hiện một hành vi bị coi là tội phạm. Các quan hệ xã hội này được gọi
là quan hệ pháp luật hình sự.
+ Phương pháp điều chỉnh: Xuất phát từ quan hệ bất bình đẳng giữa nhà nước và

chủ thể phạm tội nên để điều chỉnh được mối quan hệ này Luật hình sự đã sử dụng
phương pháp quyền uy. Đó là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước trong
việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội.
Nội dung của phương pháp này thể hiện như sau:
Một là, Nhà nước có quyền buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội
phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã gây ra bằng việc sử dụng quyền lực Nhà
nước.
Thứ hai, Nhà nước có quyền áp dụng chế tài hình sự đối với người, pháp
nhân thương mại phạm tội mà khơng bị bất kì sự cản trở nào.
Thứ ba, người, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trực
tiếp trước Nhà nước về tội phạm đã gây ra, phải chấp hành hình phạt mà Nhà nước
áp dụng đối với mình; đồng thời khơng có quyền từ chối, ủy thác hay chuyển giao
TNHS của mình cho người hoặc pháp nhân khác; khơng có quyền thỏa thuận với
Nhà nước về TNHS của mình. Từ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
trên một lần nữa chúng ta khẳng định
- Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam có đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
- Các quy phạm của LHS do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
- LHS xác định các nội dung nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
- LHS quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm
Câu hỏi 7
A (có năng lực TNHS) cùng nhóm bạn đua xe với giải thưởng thắng cuộc là 50
triệu đồng. Trong quá trình đua xe, A gây ra tai nạn làm 2 người đi đường chết, A
bị thương nặng cấp cứu ở bệnh viện 5 ngày sau thì chết. Bố mẹ A đã bồi thường
cho gia đình bị hại mỗi người 100 triệu đồng.
a.Trong trường hợp trên, có phát sinh quan hệ pháp luật hình sự khơng? Vì
sao?
b. Mối quan hệ giữa bố mẹ A và gia đình bị hại có phải là quan hệ pháp luật
hình sự khơng? Vì sao?

c. Nếu A khơng chết, A thương lượng với gia đình bị hại và được họ đồng ý


làm đơn bãi nại cho A thì quan hệ pháp luật hình sự có chấm dứt khơng? Vì
sao?
Trảlời:
a. Trong trường hợp trên có phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa A và Nhà
nước. Vì A (có đủ năng lực TNHS) đã thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm
đáng kể (2 người chết và bản thân A bị thương nặng) và hành vi đó bị Nhà nước
quy định là tội phạm.
b. Mối quan hệ giữa bố mẹ A và gia đình người bị hại khơng phải là quan hệ pháp
luật hình sự. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm
tội là A, Luật hình sự khơng điều chỉnh quan hệ giữa những người có liên quan đến
vụ án.
c. Khơng. Vì khi một người thực hiện một hành vi bị coi là tội phạm phải chịu
TNHS trước nhà nước chứ không phải trước bị hại nên việc đại diện của bị hại
hoặc bị hại làm đơn bãi nại trong trường hợp này khơng làm chấm dứt quan hệ
pháp luật hình sự

Chương 2: Khái niệm, Cấu tạo và hiệu lực của Bộ
Luật hình sự Việt Nam
Câu hỏi 1
Người nước ngồi phạm tội ngồi lãnh thổ Việt Nam khơng phải chịu TNHS
theo Luật hình sự Việt Nam;
Sai. Vì: Trường hợp người nước ngồi nếu có hành vi đe dọa hoặc xâm phạm an
ninh quốc gia của Việt Nam thì dù hành vi diễn ra ngồi lãnh thổ Việt Nam Luật
hình sự Việt Nam vẫn có hiệu lực và họ vẫn có thể phải chịu TNHS theo Luật hình
sự Việt Nam;
Câu hỏi 2 TNHS của người được miễn trừ tư pháp quốc tế được thực hiện
theo con đường ngoại giao

Sai. Vì: TNHS của người được miễn trừ tư pháp được thực hiện trước hết theo điều
ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế hoặc con đường ngoại giao;
Câu hỏi 3
Hiệu lực hồi tố trong Luật hình sự chỉ áp dụng cho người phạm tội mà không
áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội
Sai. Vì: Hiệu lực hồi tố trong Luật hình sự khơng chỉ áp dụng cho người phạm tội
mà cịn áp dụng cho cả pháp nhân thương mại phạm tội
Câu hỏi 4
Khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thì mọi quy định của Bộ luật hình sự
1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 sẽ khơng cịn được áp dụng
Sai. Vì: Đối với những hành vi thực hiện trước thời điểm BLHS 2015 có hiệu lực
thì vẫn áp dụng BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 theo nguyên tắc điều luật
có hiệu lực vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện
Câu hỏi 5
Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi q trình
phạm tội có bất kỳ giai đoạn nào diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam


Đúng, Vì: Quá trình thực hiện hành vi phạm tội diễn ra nhiều giai đoạn thì bất kỳ
giai đoạn nào thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều được coi là tội phạm thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam
Câu hỏi 1
Tất cả các cách giải thích Luật hình sự đều là những giải thích chính thức
Sai. Vì: Giải thích của cơ quan xét xử hay của các cá nhân khác khơng phải của cơ
quan ban hành Bộ luật hình sự khơng phải là những giải thích chính thức
Câu hỏi 2
Giải thích chính thức mang tính bắt buộc
Đúng. Vì: Giải thích chính thức là của cơ quan có thẩm quyền giải thích nên mang
tính bắt buộc cho các cá nhân và cơ quan khác
Câu hỏi 3

Chỉ những cá nhân hoặc cơ quan được Nhà nước trao thẩm quyền mới có
quyền giải thích Luật hình sự
Sai. Vì: Bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào cũng có quyền giải thích Luật hình sự,
chỉ khác nhau ở tính giá trị chính thức hay khơng chính thức, bắt buộc hay khơng
Câu hỏi 4
Giải thích của Tịa án chỉ có giá trị tham khảo mà khơng có tính bắt buộc cho
bất kỳ cá nhân, cơ quan nào
Sai. Vì: Giải thích của Tịa án cấp trên có tính bắt buộc đối với Tịa án cấp dưới
trong q trình xét xử
Câu hỏi 5
Việc giải thích Luật hình sự chỉ đặt ra trong thời điểm Bộ luật hình sự được
thơng qua và chờ có hiệu lực
Sai. Vì: Việc giải thích Luật hình sự có thể thực hiện bất kỳ lúc nào
Câu hỏi 1
Quy phạm pháp luật hình sự ln ln có chế tài
Sai. Vì: Đối với các quy phạm pháp luật thuộc Phần chung khơng có chế tài
Câu hỏi 2
Công dân Việt Nam phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam thì chỉ duy nhất Luật
hình sự Việt Nam mới có hiệu lực thi hành
Sai. Vì: Trường hợp cơng dân Việt Nam xâm phạm an ninh quốc gia khác hoặc là
tội phạm mang tính quốc tế thì ngồi Luật hình sự Việt Nam luật quốc gia khác có
liên quan cũng có thể có hiệu lực
Câu hỏi 3
Chỉ áp dụng hiệu lực hồi tố khi có lợi cho chủ thể phạm tội
Đúng. Vì: Theo nguyên tắc bất hồi tố thì hành vi phạm tội thời điểm nào thì áp
dụng điều luật đang có hiệu lực vào thời điểm đó và chỉ được áp dụng hiệu lực hồi
tố khi có lợi cho chủ thể phạm tội
Câu hỏi 4
Hành vi phạm tội chỉ được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi cả quá
trình thực hiện phải diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam



Sai. Vì: Quá trình phạm tội trải qua nhiều giai đoạn, chỉ cần có một trong các giai
đoạn đó thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều được coi là hành vi đó đã thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam
Câu hỏi 5
Công dân Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội ngồi lãnh thổ Việt Nam
khơng phải chịu TNHS theo Luật hình sự Việt Nam
Sai. Vì: Cơng dân Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam
vẫn có thể phải chịu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam theo nguyên tắc quốc
tịch
Câu hỏi 6
Tại sao Luật hình sự lại có hiệu lực hồi tố?
Như chúng ta đã biết những nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật là:
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm
mà văn bản đó đang có hiệu lực.
- Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về
trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Theo đó, một khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì nó sẽ khơng được
vận dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nó vốn điều chỉnh trong quá khứ
nữa. Những hành vi, những mối quan hệ xã hội diễn ra trong thời gian nào, thì sẽ
áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang có hiệu lực để điều
chỉnh.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định như cần thiết để bảo đảm lợi ích
chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành
động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh thì vẫn có thể áp
dụng pháp luật hiện hành. Việc áp dụng này được gọi là Hồi tố.
+Như vậy, hiệu lực Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều
quy phạm pháp luật hình sự. Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định. Là

tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
Những trường hợp được áp dụng hồi tố?
Theo Khoản 1 Điều 152 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
như sau:
Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực
hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết
của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy
định hiệu lực trở về trước.
Quy định về hiệu lực hồi tố trong Tố tụng hình sự:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định:Điều luật xóa bỏ một
tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn,
một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm


tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó
có hiệu lực thi hành.
=>Từ các quy định trên có thể thấy, pháp luật pháp luật hình sự Việt Nam mang
tính nhân văn, nhân đạo, ln điều chỉnh theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Câu hỏi 7
A, B (20 tuổi), công dân Việt Nam là tiếp viên hàng không của hãng hàng không
nước K. Khi đến nước K A, B được thuê vận chuyển 2 ký vàng với giá 20 triệu
đồng theo đường hành lý của nhân viên hàng không. Hành vi của A, B bị an ninh
hàng không nước K phát hiện và bắt giữ. Hỏi:
a. Luật hình sự Việt Nam có hiệu lực trong trường hợp này khơng? Vì sao?
b. Nếu A, B đã chịu TNHS và thi hành bản án ở nước K thì khi về nước A, B có bị
xử lý tiếp theo Luật hình sự Việt Nam nữa khơng? Vì sao?
c. Nếu hành vi của A và B không bị an ninh hàng không nước K phát hiện mà bị

lực lượng an ninh hàng không Việt Nam phát hiện ở sân bay Tân Sơn Nhất thì có
được coi là hành vi diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam khơng? Vì sao?
ĐÁP ÁN CÂU 7
a. Trong trường hợp trên Luật hình sự Việt Nam vẫn có thể có hiệu lực. Vì theo
ngun tắc quốc tịch Luật hình sự có hiệu lực đối với cơng dân Việt Nam dù hành
vi phạm tội xảy ra ở bất kỳ đâu.
b. Nếu A, B đã chịu TNHS và thi hành bản án ở nước K thì khi về nước A và B
khơng bị xử lý tiếp theo Luật hình sự Việt Nam;
c. Trường hợp này vẫn được coi là hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
vì được coi là thực hiện trên lãnh thổ khi hành vi đó có bất kỳ giai đoạn nào thực
hiện trên lãnh thổ

Chương 3: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Câu hỏi 1
Hành vi gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội ln được xem là tội
phạm
SAI, VÌ: Hành vi gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội chưa phải là phạm
tội. Hành vi ấy phải thỏa mãn thêm các đặc điểm: có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt
Câu hỏi 2
Mọi hành vi phạm tội đều là hành vi trái pháp luật hình sự
ĐÚNG, VÌ: Mọi hành vi phạm tội đều phái trái pháp luật hình sự. Nếu khơng trái
pháp luật hình sự thì khơng là hành vi phạm tội
Câu hỏi 3
Người có hành vi gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội nhưng khơng có lỗi thì
khơng phải là tội phạm
ĐÚNG, VÌ: Một người khơng có lỗi khi gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội thì
khơng là hành vi phạm tội vì khơng thỏa mãn đặc điểm có lỗi của tội phạm
Câu hỏi 4



Tội giết người quy định tại điều 123 BLHS 2015 chỉ là tội đặc biệt nghiêm
trọng
SAI, VÌ: Tội giết người quy định tại khản 1, điều 123 có mức hình phạt cao nhất là
tử hình là tội đặc biệt nghiêm trọng; khoản 2, điều 123 có mức hình phạt cao nhất
là 15 năm tù là tội rất nghiêm trọng
Câu hỏi 5
A phạm tội và bị Tòa án xử 3 năm tù có nghĩa là A phạm tội ít nghiêm trọng
SAI, VÌ: Theo khoản 1 Điều 9 BLHS , tội ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại
không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là phạt
tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm. Vậy, căn cứ vào mức cao
nhất của khung hình phạt được quy định để xác định là loại tội gì mà khơng phải
căn cứ vào mức hình phạt mà người phạm tội bị xử trên thực tế
Câu hỏi 1
Mọi tội danh quy định trong Bộ luật hình sự đều phải có cấu thành tội phạm
cơ bản
ĐÚNG, VÌ: Mọi tội danh đều phải có cấu thành tội phạm cơ bản để định tội danh,
phân biệt tội phạm này với tội phạm khác
Câu hỏi 2
Một tội phạm trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
có cấu thành vật chất
SAI, VÌ: Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành mà mặt khách quan của tội
phạm được phản ánh dấu hiệu hậu quả. Vậy, căn cứ vào cấu trúc của mặt khách
quan của cấu thành để xác định loại cấu thành vật chất hay cấu thành hình thức chứ
khơng phải căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế
Câu hỏi 3
Trong cấu thành tội phạm tăng nặng không có dấu hiệu định tội
SAI, VÌ: Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu
hiệu định tội còn những dấu hiệu định khung tăng nặng - dấu hiệu phản ánh tội
phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với

trường hợp bình thường)
Câu hỏi 4
Trong một tội danh ln ln có ba loại cấu thành tội phạm (cấu thành tội
phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ)
SAI, VÌ: Trong một tội danh khơng bắt buộc phải có ba loại cấu thành tội phạm, có
rất nhiều tội danh chỉ có hai loại cấu thành tội phạm (cấu thành tội phạm cơ bản,
cấu thành tội phạm tăng nặng)
Câu hỏi 5
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được phản ánh là dấu hiệu bắt buộc trong mọi
cấu thành tội phạm
SAI, VÌ: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được phản ánh trong mọi cấu thành
tội phạm. Cấu thành tội phạm nào có phản ánh dấu hiệu hậu quả gọi là cấu thành
vật chất. Cấu thành khơng có dấu hiệu hậu quả gọi là cấu thành hình thức
Câu hỏi 1


Hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm
ĐÚNG, VÌ: Cơ sở pháp lý: khoản 2, điều 8 BLHS. Lý giải từ thuộc tính cơ bản của
tội phạm “tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi”
Câu hỏi 2
Dấu hiệu định tội là dấu hiệu chỉ được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ
bản
SAI, VÌ: Ngồi quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu định tội còn
quy định ở cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ
Câu hỏi 3
Người phạm tội ln phải chịu hình phạt trên thực tế
SAI, VÌ: Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội khơng phải chịu hình
phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt
hoặc được miễn chấp hành hình phạt

Câu hỏi 4
Một hành vi có thể khơng thỏa mản các dấu hiệu của cấu thành cơ bản nhưng
có thể thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tăng nặng của một tội phạm
SAI, VÌ: Cấu thành tăng nặng là cấu thành cơ bản cùng với một dấu hiệu định
khung tăng nặng. Do đó, một hành vi khi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành
tăng nặng thì cũng đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành cơ bản
Câu hỏi 5
Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của việc định tội danh
Đúng, VÌ: Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thuộc tội
phạm nào được quy định trong BLHS. Mỗi một tội phạm đều có cấu thành tội
phạm cơ bản. Do đó, để xác định hành vi thực tế của một người phạm tội gì cần
phải dựa vào cấu thành tội phạm của tội phạm. Nếu hành vi thực tế được thực hiện
thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP của tội phạm cụ thể nào, thì kết luận hành
vi thuộc tội ấy
Câu hỏi 6
Trình bày phân loại cấu thành tội phạm dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm và đặc điểm cấu trúc mặt khách quan của tội phạm
Đáp án:
+Khái niệm cấu thành tội phạm Xét về mặt tính chất, tội phạm có các thuộc tính
như: tính nguy hiểm cho xã hội, tính được quy định trong luật, tính chất lỗi, tính
phải chịu hình phạt. Xét về mặt cấu trúc tội phạm có bốn yếu tố hợp thành, bốn yếu
tố này thống nhất không tách rời nhau: Yếu tố khách thể, chủ thể, mặt chủ quan,
mặt khách quan.
- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật
Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách
nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định và những pháp nhân thương mại đã thực hiện
hành vi phạm tội cụ thể.



- Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, là những biểu hiện
của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi,
hậu quả, mối quan hệ nhân quả, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, thủ đoạn
- Mặt chủ quan của tội phạm: Là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội
đối với hành vi bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ phạm tội.
Phân loại cấu thành tội phạm:
+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi chia thành 3 loại CTTP sau:
CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ
- CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có những tình tiết định tội. cấu thành cơ bản của tội
phạm nêu lên những dấu hiệu cơ bản nhất chỉ rõ bản chất của tội phạm. Là cơ sở
để phân biệt giữa tội này với tội khác. VD: khoản 1, Đ 173,BLHS mô tả dấu hiệu
pháp lý của tội trộm cắp TS nên đây là CTTP cơ bản.
- CTTP tăng nặng: là CTTP ngoài những dấu hiệu của cấu thành cơ bản cịn có
những tình tiết định khung tăng nặng là dấu hiệu bắt buộc. VD:K2, Đ168 BLHS
quy định CTTP tăng nặng. “có tổ chức” là tình tiết định khung tăng nặng.
- CTTP giảm nhẹ: là CTTP ngồi những tình tiết định tội cịn có những tình tiết
định khung giảm nhẹ là dấu hiệu bắt buộc. VD:K2, Đ108 BLHS quy định CTTP
giảm nhẹ của tội phản bội Tổ quốc “ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS” là tình tiết
định khung giảm nhẹ.
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của CTTP chia thành: CTTP vật chất, CTTP hình
thức
- CTTP vật chất: Là CTTP mà trong mặt khách quan bắt buộc phải có các dấu
hiệu: hành vi nguy hiểm cho XH, hậu quả và mối quan hệ nhân quả. VD: Tội giết
người(Điều 123BLHS) là tội có cấu thành vật chất. Theo luật định các dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan của tội này bao gồm hành vi tước tính mạng của người
khác một cách trái pháp luật, hậu quả chết người xảy ra, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả.
-CTTP hình thức: là CTTP mà trong mặt khách quan chỉ có hành vi nguy hiểm cho
XH là dấu hiệu bắt buộc. VD: tội cưỡng đoạt tài sản (Đ170BLHS) là tội có CTTP
hình thức. Dấu hiệu trong mặt khách quan của tội này chỉ cần hành vi đe dọa dùng

vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm
hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được một trong những hành vi trên dù
hậu quả nguy hiểm cho XH đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Câu hỏi 7
A là nhân viên bảo vệ kho của một công ty. Trong một ca trực đêm, A đã trực ở cơ
quan một mình. Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ có ba
tên cơn đồ xơng tới dùng dao kề vào cổ A, buộc A phải giao chìa khóa kho của
cơng ty nếu khơng thì chúng sẽ giết. Trong tình thế đó A đã giao chìa khóa kho cho
chúng. Bọn cơn đồ đã trói A và nhét khăn vào miệng A. Kết quả là chúng đã chiếm
đoạt của công ty một số hàng trị giá 300 triệu đồng. Hơm sau vụ việc được phát
hiện. Hỏi A có phải chịu trách nhiệm hình sự về việc để mất tài sản của công ty
không? Tại sao?
Đáp án:
- A không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc để mất tài sản của công ty


- Giải thích: Một trong những thuộc tính cơ bản của tội phạm là tính có lỗi. Lỗi là
thái độ tâm lý của con người đối với hành vi và hậu quả của hành vi. Để xác định
một người có lỗi đối với hành vi của mình thì chủ thể đó phải có năng lưc trách
nhiệm hình sự. Năng lực TNHS bao gồm hai yếu tố là khả năng nhận thức và khả
năng điều khiển hành vi. Trong trường hợp trên, khi đưa chìa khóa kho cơng ty cho
bạn, A có khả năng nhận thức được hành vi của mình nhưng khơng có khả năng
điều khiển hành vi do A bị cưỡng bức hồn tồn về thân thể. A khơng có lỗi đối
với hành vi của mình, do đó hành vi của A không phải là tội phạm

Chương 4: Các yếu tố cấu thành tội phạm
Câu hỏi 1
Một hành vi phạm tội chỉ xâm hại đến một khách thể
SAI, VÌ: Một hành vi phạm tội có thể xâm phạm đến nhiều khách thể, ví dụ, hành
vi cướp tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và quyền bất khả xâm phạm về

tính mạng, sức khỏe của con người
Câu hỏi 2
Mỗi chương trong phần tội phạm cụ thể là một khách thể loại
SAI, VÌ: Trong phần tội phạm cụ thể có chương có thể có nhiều khách thể loại, ví
dụ: chương các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người
xâm phạm 3 khách thể loại là: quyền sống của con người, quyền bảo vệ sức khỏe;
của con người và quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự con người…
Câu hỏi 3
Đối tượng tác động luôn bị biến đổi theo chiều hướng xấu khi bị tội phạm xâm
hại;
SAI, VÌ: Có một số trường hợp đối tượng tác động của tội phạm không bị biến đổi
theo chiều hướng xấu mà có thể theo chiều hướng tốt hơn, ví dụ: trộm xe về sửa,
thay đồ tốt để bán cho được giá…;
Câu hỏi 4
Chỉ khi nào đối tượng tác động của tội phạm bị thiệt hại thì hành vi đó mới bị
coi là tội phạm;
SAI, Vì: Khơng phải trường hợp nào đối tượng tác động bị thiệt hại thì mới bị coi
là tội phạm; Nhiều trường hợp đối tượng tác động chưa bị tác động mà mới bị đe
dọa bị thiệt hại đã bị coi là tội phạm;
Câu hỏi 5
Quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại là dấu hiệu
ln bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm
ĐÚNG, VÌ:
Vì: Nếu khơng có quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
thì khơng bị coi là tội phạm
Câu hỏi 1
Hành vi không hành động chỉ bị coi là tội phạm khi gây ra hậu quả cho xã hội
SAI, VÌ: Có trường hợp khơng hành động phạm tội mặc dù chưa gây ra hậu quả
cho xã hội nhưng vẫn bị coi là tội phạm, ví dụ: hành vi khơng tố giác người có
hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…



Câu hỏi 2
Hậu quả phạm tội chỉ có ý nghĩa trong các cấu thành vật chất
SAI, VÌ: Ngồi ý nghĩa định tội trong cấu thành vật chất hậu quả còn có ý nghĩa
định khung hình phạt, lượng hình trong các cấu thành khác
Câu hỏi 3
Thời gian phạm tội là dấu hiệu định tội trong tất cả tội danh
SAI, VÌ: Nhiều tội phạm khơng cần có dấu hiệu thời gian cũng cấu thành tội phạm,
ví dụ: hành vi giết người, cướp tài sản
Câu hỏi 4
Để xác định mối quan hệ nhân quả thì hành vi phạm tội phải ln xảy ra
trước hậu quả về mặt thời gian
ĐÚNG, VÌ: Mối quan hệ nhân quả thể hiện hành vi là nguyên nhân dẫn đến hậu
quả vì vậy, một trong những căn cứ để xác định mối quan hệ nhân quả là hành vi
phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
Câu hỏi 5
Tội kéo dài được xác định kể từ khi chủ thể bắt đầu thực hiện hành vi phạm
tội
ĐÚNG, VÌ: Tội kéo dài là trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trong thời
gian dài và liên tục nên phải xác định thời điểm bắt đầu của hành vi là khi chủ thể
bắt đầu thực hiện hành vi
Câu hỏi 1
Mọi trường hợp từ đủ 18 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội đều truy
cứu TNHS
SAI, VÌ: Người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng khơng có năng lực TNHS thì khi thực
hiện hành vi phạm tội khơng bị coi là chủ thể của tội phạm
Câu hỏi 2
Người bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội
thì khơng phải chịu TNHS;

SAI, VÌ: Khơng phải mọi trường hợp bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội đều phải chịu TNHS mà chỉ những bệnh tâm thần làm
mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi mới được loại trừ TNHS
Câu hỏi 3
Một người sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà bị mất năng lực TNHS thì
khơng phải chịu TNHS
SAI, VÌ: Năng lực TNHS được xác định vào thời điểm chủ thể thực hiện hành vi
phạm tội, không xác định năng lực TNHS trước hoặc sau khi thực hiện hành vi để
định tội
Câu hỏi 4
Mọi pháp nhân khi thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội đều trở
thành chủ thể của tội phạm
SAI, VÌ: Khơng phải mọi pháp nhân khi thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho
xã hội đều trở thành chủ thể của tội phạm mà chỉ có pháp nhân thương mại mới bị
coi là chủ thể của tội phạm
Câu hỏi 5


Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội theo sự chỉ đạo của pháp nhân thương
mại thì được loại trừ TNHS
SAI, VÌ: TNHS của pháp nhân thương mại khơng loại trừ TNHS của cá nhân. Cá
nhân thực hiện hành vi phạm tội theo sự chỉ đạo của pháp nhân thương mại phải
chịu TNHS trong những trường hợp luật định
Câu hỏi 1
Động cơ phạm tội chỉ có ở trường hợp phạm tội với lỗi cố ý;
ĐÚNG, VÌ: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện
hành vi nên ở dạng lỗi vô ý không thể có động cơ phạm tội
Câu hỏi 2
Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội khơng cần có dấu hiệu lỗi trong
cấu thành tội phạm

SAI, VÌ: Để cấu thành tội phạm đối với pháp nhân thương mại thì trong mặt chủ
quan cần xác định được lỗi của pháp nhân. Trường hợp pháp nhân thương mại thực
hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng pháp nhân khơng có lỗi thì
khơng cấu thành tội phạm vì vậy, lỗi là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm
đối với pháp nhân thương mại
Câu hỏi 3
Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong các tội danh có cấu thành vật
chất
SAI, VÌ: Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong một số loại tội bao gồm cả
cấu thành vật chất và hình thức; khơng phải tội phạm nào có cấu thành vật chất đều
bắt buộc phải xác định được mục đích phạm tội, ví dụ: tội giết người, tội hủy hoại
tài sản…
Câu hỏi 4
Người gây thiệt hại trong trường hợp sai lầm về khách thể được miễn TNHS
SAI, VÌ: Sai lầm về khách thể khơng phải là căn cứ để được miễn TNHS; Đối với
trường hợp sai lầm về khách thể thì họ phải chịu TNHS về khách thể mà họ định
gây thiệt hại
Câu hỏi 5
Người phạm tội trong trường hợp sự kiện bất ngờ thì khơng phải chịu TNHS
vì khơng có lỗi
SAI, VÌ: Gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ được loại trừ TNHS nên
đã xác định là trường hợp sự kiện bất ngờ thì khơng thể gọi là người phạm tội
Câu hỏi 1
Khách thể của tội phạm là lợi ích mà chủ thể tội phạm hướng đến khi thực
hiện hành vi
SAI, VÌ: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại
Câu hỏi 2
Để xâm hại được khách thể thì tội phạm phải gây thiệt hại cho đối tượng tác
động



SAI, VÌ: Khơng phải chỉ gây thiệt hại cho đối tượng tác động mới xâm hại khách
thể mà có nhiều trường hợp chỉ mới đe dọa gây thiệt hại cho đối tượng tác động đã
bị coi là xâm hại đến khách thể của tội phạm
Câu hỏi 3
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm
SAI, VÌ: theo quy định tại Điều 12 BLHS người từ đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về
mọi tội phạm trừ những tội luật có quy định khác như tội mua dâm người dưới 18
tuổi; tội giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi…
Câu hỏi 4
Khi truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại khơng cần xác định lỗi
SAI, VÌ: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của pháp nhân thương
mại nên để truy cứu TNHS được phải xác định dấu hiệu lỗi
Câu hỏi 5
Mọi trường hợp phạm tội đều có mục đích phạm tội
SAI, VÌ: Mục đích phạm tội chỉ có ở những trường hợp thực hiện tội phạm với lỗi
cố ý trực tiếp
Câu hỏi 6
So sánh lỗi vơ ý vì cẩu thả và sự kiện bất ngờ. Cho ví dụ chứng minh
+K/N: Vơ ý phạm tội do cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên khơng thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (hậu
quả này). Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (khơng nhìn trước
nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai
nạn làm hai người lái xe tử vong.
+K/N: Sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã
hội trong trường hợp không thể thâỳ trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu
quả của hành vi đó, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Một người
đang chạy xe mơ tơ trên đường bất ngờ gặp con chó chạy ngang qua đường, vì

tránh con chó nên người này đã tơng vào một xe khác làm người lái xe đó bị
thương nặng.
- Dấu hiệu để xác định sự kiện bất ngờ là:
+ Chủ thể thực hiện hành vi không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội
mà hành vi của mình gây ra.
Về khách quan và chủ quan bất kỳ người nào trong hồn cảnh cụ thể đó cũng
khơng thể thấy trước được hậu quả của hành vi.
+ Chủ thể khơng có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc
tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng khơng có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả
đó.
-Giống nhau
Người phạm tội đều không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy
hại cho xã hội.
• khác nhau
+ Vô ý do cẩu thả: Người thực hiện hành vi phải thấy trưóc và có thể thấy trước
hậu quả nguy hiểm xảy ra.


+ Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi không thể thấy trước và không buộc
phải thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Câu hỏi 7
Trong cuộc nhậu, A và B tranh cãi nhau. Vì khơng giữ được bình tĩnh do bị B xúc
phạm nên A đã đập vỡ chai bia trên bàn nhậu và tấn công B. Thấy B gục ngã trong
quán nhậu A lên taxi bỏ về. B được mọi người đưa đi cấp cứu tuy nhiên trên đường
đến bệnh viện B đã chết.
a. Hãy xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm
b. Hành vi của A và cái chết của B có mối quan hệ nhân quả khơng? Vì sao?
c. Lỗi của A là lỗi gì? Phân tích lỗi của A?
Đápán:
a. Khách thể của tội phạm:quyền sống của B và đối tượng tác động là B

b. Giữa hành vi của A và hậu quả B chết có mối quan hệ nhân quả. VÌ:
- Hành vi tấn cơng của A xảy ra trước hậu quả B chết
- Hành vi dùng chai bia đã đập vỡ để tấn cơng B có thể dẫn đến hậu quả B chết;
- Cái chết của B hiện thực hóa hành vi tấn cơng B;
c. Lỗi của A là lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể:
- Lý trí: A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và có thể xảy ra hậu quả
chết người;
- Ý chí: Mặc dù tấn cơng B vì mất bình tĩnh (nghĩa là A khơng mong muốn tước
đoạt tính mạng của B) nhưng A vẫn thực hiện và khi thấy B bị gục ngã thì bỏ đi,
điều này thể hiện A bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Chương 5: Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Câu hỏi 1
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình thực hiện tội
phạm cố ý bao gồm các bước: hình thành ý định phạm tội, biểu lộ ý định
phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành
SAI, VÌ: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình thực hiện tội
phạm cố ý bao gồm các bước: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hồn
thành. Nhà làm luật khơng đặt vấn đề trách nhiệm hình sự ở bước hình thành ý
định phạm tội và biểu lộ ý định phạm tội vì tội phạm phải là hành vi nguy hiểm
đáng kể cho xã hội
Câu hỏi 2
Các giai đoạn thực hiện tội phạm được đặt ra đối với tất cả các tội danh được
quy định trong BLHS
SAI, VÌ: Các giai đoạn thực hiện tội phạm được đặt ra đối với các tội phạm có lỗi
cố ý trực tiếp
Câu hỏi 3
Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật
hình sự
ĐÚNG, VÌ: Biểu lộ ý định phạm tội là biểu lộ cho người khác biết được ý định

phạm tội của mình nhưng chưa có một hành vi chuẩn bị gì cho việc phạm tội. Hành


vi biểu lộ ý định phạm tội chưa xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ
Câu hỏi 4
Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ
trách nhiệm hình sự
ĐÚNG, VÌ: Mức độ thực hiện tội phạm là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và từ đó ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm
hình sự của người phạm tội
Câu hỏi 5
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là cơ sở pháp lý cho việc cá thể hóa trách
nhiệm hình sự
ĐÚNG, VÌ: Các giai đoạn thực hiện tội phạm thể hiện ngun tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự ngay trong luật. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý cho người áp dụng pháp
luật hình sự cá thể hóa trách nhiệm hình sự trên thực tế
Câu hỏi 1
Trong mọi trường hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình
sự
SAI, VÌ: Trách nhiệm hình sự của giai đoạn chuẩn bị phạm tội chỉ đặt ra đối với
các tội được quy định tại khoản 2, 3 điều 4 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
BLHS 2015
Câu hỏi 2
Hành vi chuẩn bị phạm tội chưa thực hiện những dấu hiệu được mô tả trong
mặt khách quan của cấu thành tội định phạm
ĐÚNG, VÌ: Hành vi chuẩn bị phạm tội chưa thực hiện những dấu hiệu được phản
ánh trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm,
sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội
phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm

Câu hỏi 3
Trong mọi trường hợp thực hiện hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm
đều được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội
SAI, VÌ: Hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm được xem là hành vi chuẩn bị
phạm tội nhưng trừ những trường hợp quy định tại các điều: Điều 109‘Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; điểm a khoản 2 Điều 113 “Tội khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân”; điểm a khoản 2 Điều 299“Thành lập, tham
gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố”
Câu hỏi 4
Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu TNHS trong
mọi trường hợp?
SAI, VÌ: Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 quy định các
trường hợp chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó khơng có tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Câu hỏi 5


Trong mọi trường hợp người có hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 169 BLHS 2015 đều phải chịu trách
nhiệm hình sự
SAI, VÌ: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nếu có hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 169 BLHS 2015 khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự
Câu hỏi 1
Tội phạm có cấu thành hình thức thì khơng có giai đoạn phạm tội chưa đạt
SAI, VÌ: Trong tội phạm có cấu thành hình thức, có trường hợp mặt khách quan
mơ tả nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi được mô
tả trong mặt khách quan của cấu thành thì sẽ có giai đoạn phạm tội chưa đạt (ở tội
hiếp dâm)
Câu hỏi 2

Người phạm tội chưa đạt khơng phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường
hợp chưa gây ra hậu quả
SAI, VÌ: Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa
đạt (điều 16 BLHS 2015). Phạm tội chưa đạt là hành vi đã thực hiện tội phạm,
nhưng chưa thực hiện hết các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu
thành tội phạm. Người phạm tội phải dừng lại hành vi vì lý do ngồi ý muốn. Đối
với cấu thành vật chất, thì hành vi chưa làm phát sinh hậu quả. Đối với cấu thành
hình thức người phạm tội chưa thực hiện trọn vẹn các hành vi thuộc mặt khách
quan của cấu thành
Câu hỏi 3
Phạm tội chưa đạt là trường hợp người phạm tội chưa đạt được mục đích
phạm tội của mình
SAI, VÌ: Việc chưa đạt được mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu để xác
định giai đoạn phạm tội chưa đạt mà cần phải căn cứ vào hành vi khách quan của
người phạm tội. Hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả
trong mặt khách quan của một cấu thành tội phạm cụ thể là phạm tội chưa đạt
Câu hỏi 4
Giai đoạn phạm tội chưa đạt đối với các tội phạm có cấu thành vật chất đều
chưa có hậu quả xảy ra trên thực tế
ĐÚNG, VÌ: Cấu thành vật chất là cấu thành mà dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt
buộc được mô tả ở mặt khách quan. Hành vi phạm tội trên thực tế chưa xảy ra hậu
quả là hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong mặt
khách quan của cấu thành, thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt
Câu hỏi 5
Đối với người có hành vi phạm tội chưa đạt khơng bao giờ bị áp dụng hình phạt
chung thân hoặc tử hình
ĐÚNG, VÌ: Căn cứ khoản 3, điều 57 BLHS 2015
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt



3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định
hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng
q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức
phạt tù mà điều luật quy định..
Câu hỏi 1
Tội phạm hoàn thành là trường hợp người phạm tội thực hiện hết các hành vi
cho là cần thiết
SAI, VÌ: Tội phạm hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các
hành vi được mô tả trong mặt khách quan của một cấu thành tội phạm cụ thể chứ
không phải là thực hiện hết các hành vi mà người phạm tội cho là cần thiết
Câu hỏi 2
Giai đoạn tội phạm hoàn thành chỉ xảy ra đối với các tội có lỗi cố ý gián tiếp
SAI, VÌ: BLHS khơng có quy định riêng về giai đoạn tội phạm hoàn thành. Tội
phạm hoàn thành được hiểu là hành vi của người phạm tội trên thực tế đã thỏa mãn
hết các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của bất kỳ một tội phạm nào.
Do đó, tất cả các tội phạm được quy định trong BLHS đều có giai đoạn tội phạm
hoàn thành
Câu hỏi 3
Thời điểm người phạm tội đạt được mục đích phạm tội cũng là thời điểm tội
phạm hồn thành
SAI, VÌ: Thời điểm tội phạm hồn thành là thời điểm mà hành vi của người phạm
tội trên thực tế đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của
cấu thành chứ không phải thời điểm người phạm tội đạt được mục đích phạm tội.
Hồn thành về mặt cấu thành
Câu hỏi 4
Thời điểm tội phạm kết thúc chỉ có thể xảy ra sau thời điểm tội phạm hồn
thành
SAI, VÌ: Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội dược dừng
hẳn trên thực tế. Do đó, khi người phạm tội dừng hành vi phạm tội trên thực tế, có

thể dừng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, cùng với thời điểm tội
phạm hoàn thành hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành
Câu hỏi 5
Trong mọi trường hợp, giai đoạn tội phạm hoàn thành đều phải có hậu quả
xảy ra trên thực tế
SAI, VÌ: Đối với cấu thành hình thức khơng phản ánh dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu
bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành. Ở cấu thành hình thức tội phạm
hồn thành khi người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi được mô tả trong mặt
khách quan của cấu thành mà khơng cần có hậu quả xảy ra
Câu hỏi 1
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp khơng bị coi là phạm
tội
SAI, VÌ: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải là trường hợp không
bị coi là phạm tội (loại trừ trách nhiệm hình sự) mà thuộc trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự về tội mà họ định phạm


Câu hỏi 2
Việc chấm dứt hành vi phạm tội trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
phải diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt
chưa hồn thành
ĐÚNG, VÌ: Vì ở trong hai giai đoạn này người phạm tội ý thức được họ chưa thực
hiện hoặc chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả
của tội phạm
Câu hỏi 3
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đòi hỏi phải xuất phát từ động cơ ăn
năn hối cải
SAI, VÌ: Động cơ khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội. Có thể do nhiều động cơ khác nhau miễn là việc chấm dứt hành vi là
tự nguyện và dứt khoát

Câu hỏi 4
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không xảy ra ở giai đoạn phạm
tội chưa đạt đã hồn thành
ĐÚNG, VÌ: Ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành người phạm tội đã thực
hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Hậu
quả không xảy ra là do nguyên nhân khách quan ngồi ý muốn của người phạm tội,
do đó khơng có việc tự ý khơng tiếp tục thực hiện tội phạm
Câu hỏi 5
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong các giai đoạn thực hiện
tội phạm
SAI, VÌ: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý
bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành. Tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội không phải là một trong các giai đoạn thực hiện tội
phạm nhưng có liên quan đến các giai đoạn thực hiện tội phạm và được nghiên cứu
cùng với các giai đoạn thực hiện tội phạm
Câu hỏi 1
Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật
hình sự
ĐÚNG, VÌ: Biểu lộ ý định phạm tội là biểu lộ cho người khác biết được ý định
phạm tội của mình nhưng chưa có một hành vi chuẩn bị gì cho việc phạm tội. Hành
vi biểu lộ ý định phạm tội chưa xâm hại đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự
bảo vệ
Câu hỏi 2
Trong mọi trường hợp thực hiện hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm
đều được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội
SAI,VÌ: Hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm được xem là hành vi chuẩn bị
phạm tội nhưng trừ những trường hợp quy định tại các điều: Điều 109‘Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; điểm a khoản 2 Điều 113 “Tội khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân”; điểm a khoản 2 Điều 299“Thành lập, tham
gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố”




×