HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
----------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
khóa
ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN TRONG 3
NĂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐINH LĂNG TẠI GIA LÂM – HÀ
NỘI’’
Người thực hiện : VÕ MINH TÂM
Mã sinh viên
: 621812
Lớp
: K62-KHCDL
Người hướng dẫn : PGS.TS. NINH THỊ PHÍP
Bộ mơn
: CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY THUỐC
HÀ NỘI – 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các
thầy, cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Cây công
nghiệp và cây thuốc đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến q báu giúp tơi
xây dựng và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ninh Thị Phíp cơ
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm cũng như cho
tôi nhiều ý kiến, kiến thức trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Bộ môn
Cây công nghiệp và cây thuốc đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu
và tạo nhiều điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Với kiến thức còn hạn hẹp, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn chưa
được tốt nên trong quá trình xây dựng bài báo cáo khơng tránh khỏi sai sót. Tơi
rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của q thầy cơ. Cuối cùng, kính
chúc q thầy cơ, cùng gia đình, bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
năm 2021
i
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Mục lục ........................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................v
Danh mục bảng ...............................................................................................................vi
Danh mục hình ảnh ....................................................................................................... vii
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp ....................................................................................... viii
Phần I: MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu..................................................................................................................2
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................4
2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ..................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................5
2.1.3. Yêu cầu sinh thái ............................................................................................6
2.1.4. Thành phần hóa học ........................................................................................6
2.1.5. Tác dụng của cây Đinh lăng ...........................................................................7
2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng trên Thế giới và tại Việt Nam ..................8
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng trên Thế giới.......................................8
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng tại Việt Nam .......................................9
2.3. Những nghiên cứu về Đinh Lăng ........................................................................11
2.4. Tình hình bảo hộ giống cây trồng trong nước.....................................................15
2.5. Công tác khảo nghiệm và bảo hộ giống cây trồng ..............................................18
2.6. Sự cần thiết phải bảo hộ giống cây trồng mới ở nước ta ....................................18
2.6.1. Bối cảnh ........................................................................................................18
2.6.2. Tầm quan trọng của công tác khảo nghiệm giống ........................................19
2.6.3. Khảo nghiệm và đánh giá giống ...................................................................20
2.7. Điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai nơi làm thí nghiệm huyện Gia Lâm-Hà
…...Nội ......................................................................................................................23
2.8. Nhận xét chung ...................................................................................................23
Phần III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................25
3.1. Đối tượng vật liệu nghiên cứu.............................................................................25
ii
3.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................25
3.3. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................25
3.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................25
3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................25
3.5.1. Bố trí và thiết kế thí nghiệm .........................................................................25
3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..........................................................27
3.6. Kỹ thuật trồng, chăm sóc Đinh lăng (theo Traphaco, 2015) ...............................32
3.6.1. Kỹ thuật làm đất............................................................................................32
3.6.2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng .........................................................33
3.6.3. Giống và kỹ thuật nhân giống .......................................................................33
3.6.4. Phân bón và kỹ thuật bón phân .....................................................................34
3.6.5. Kỹ thuật trồng ...............................................................................................34
3.6.6. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng .................................................................35
3.6.7. Phịng trừ sâu bệnh .......................................................................................35
3.6.8. Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch ...........................................................36
3.6.9. Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản ...................................................................36
3.7. Phân tích số liệu ..................................................................................................37
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................38
4.1. Đánh giá đặc điểm hình thái của các mẫu giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3
…...năm tuổi ...............................................................................................................38
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân ................................................................................38
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá ....................................................................................42
4.1.3. Đặc điểm hình thái rễ ....................................................................................44
4.1.4. Đặc điểm hình thái hoa .................................................................................46
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống Đinh lăng 1 năm, 2
…...năm, 3 năm tuổi ...................................................................................................46
4.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của thân các giống Đinh lăng 1
…….năm, 2 năm, 3 năm tuổi .................................................................................46
4.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của lá các giống Đinh lăng 1 năm,
……..2 năm và 3 năm tuổi......................................................................................50
4.2.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng rễ các giống Đinh lăng 1 năm, 2
……..năm và 3 năm tuổi.........................................................................................55
4.3. Đánh giá sâu bệnh hại các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi ..........60
4.4. Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của các giống Đinh lăng 1
…...năm, 2 năm và 3 năm tuổi ...................................................................................60
4.4.1. Đánh giá tính khác biệt các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .....60
iii
4.4.2. Đánh giá tính đồng nhất của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm
……..tuổi ................................................................................................................62
4.4.3. Đánh giá tính ổn định các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi ....62
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................63
5.1. Kết luận ...............................................................................................................63
5.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống Đinh Lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm
……..tuổi ................................................................................................................63
5.1.2. Đặc điểm tính trạng về sinh trưởng của các giống Đinh Lăng 1 năm, 2 năm
……..và 3 năm tuổi ................................................................................................63
5.1.3. Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của các mẫu giống
……..Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .........................................................64
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................65
Một số hình ảnh trong quá trình thực tập ......................................................................66
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................70
Phụ lục ...........................................................................................................................74
Kết quả chạy IRRISTAT 5.0 .........................................................................................80
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTT
Biểu hiện tính trạng
CD
Chiều dài
CR
Chiều rộng
CT
Cơng thức
CV%
Hệ số biến động
Đ
Điểm
ĐK
Đường kính
GACP WHO
Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu
theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới
LSD0,05
Sai số khác có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 5%
NL
Nhắc lại
TB
Trung bình
UPOV
Hiệp hội Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới
VCU
Giá trị canh tác và giá trị sử dụng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thí nghiệm 1 .................................................................................................26
Bảng 3.2: Thí nghiệm 2 .................................................................................................26
Bảng 3.3: Thí nghiệm 3 .................................................................................................27
Bảng 3.4: Các tính trạng đặc trưng của giống Đinh Lăng .............................................28
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân của các mẫu giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3
………….năm tuổi ........................................................................................................38
Bảng 4.2: Một số tính trạng về thân của các giống Đinh lăng của 1 năm, 2 năm và 3
………….năm tuổi ........................................................................................................40
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái lá và các tính trạng về lá của các mẫu giống Đinh lăng 1
………….năm, 2 năm và 3 năm tuổi ............................................................................42
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái rễ và các tính trạng về rễ của các mẫu giống Đinh lăng 1
………….năm, 2 năm và 3 năm tuổi ............................................................................45
Bảng 4.5: Chiều cao cây của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .........47
Bảng 4.6: Đường kính thân của các giống Đinh Lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi ....48
Bảng 4.7: Số nhánh của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi ..................49
Bảng 4.8: Số lá của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .........................51
Bảng 4.9: Chiều dài lá của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .............52
Bảng 4.10: Chiều rộng lá của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm tuổi .........53
Bảng 4.11: Chỉ số SPAD của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm, 3 năm ....................54
Bảng 4.12: Chỉ tiêu sinh trưởng rễ của các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm
……….….tuổi ...............................................................................................................55
Bảng 4.13: Khối lượng tươi rễ, thân, lá các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm
….……….tuổi ...............................................................................................................57
Bảng 4.14: Khối lượng khô rễ, thân, lá các giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm và 3 năm
.…….……tuổi ...............................................................................................................59
Bảng 4.15: Kết quả so sánh các tính trạng của các mẫu giống Đinh lăng ....................61
Bảng phụ lục 1: Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá ........................................74
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình ảnh hình thái thân các giống Đinh lăng ...................................................41
Hình 2: Hình ảnh hình thái lá các giống Đinh lăng .......................................................44
Hình 3: Hình ảnh hình thái rễ các giống Đinh lăng.......................................................46
Hình 4: Giâm cành các giống Đinh lăng lá nhỏ, lá to và lá dày ....................................66
Hình 5: Trồng cây con các giống Đinh lăng năm 1 tại khu thí nghiệm đồng ruộng .....66
Hình 6: Chăm sóc các giống Đinh lăng tại khu thí nghiệm đồng ruộng .......................67
Hình 7: Đo đếm chỉ tiêu, thu hoạch rễ cây các giống Đinh lăng...................................67
Hình 8: Phơi khơ các bộ phận cây Đinh lăng ................................................................68
Hình 9: Hình ảnh Đinh lăng lá nhỏ ...............................................................................68
Hình 10: Hình ảnh Đinh lăng lá to ................................................................................69
Hình 11: Hình ảnh Đinh lăng lá dày ..............................................................................69
vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận tốt nghiệp được tiến hành tại Gia Lâm – Hà Nội trong khu đất khoa
Nông học - Học viện nông nghiệp Việt Nam. Từ trước đến nay có rất nhiều thí
nghiệm nghiên cứu về các công dụng và biện pháp kĩ thuật trồng Đinh lăng
nhưng việc nghiên cứu về các giống Đinh lăng vẫn cịn ít và hạn chế. Thí
nghiệm tiến hành nhằm nghiên cứu đánh giá sinh trưởng phát triển của cây Đinh
lăng trên 3 độ tuổi khác nhau:1 năm tuổi, 2 năm tuổi và 3 năm tuổi. Từ đó làm
cơ sở cho việc công nhận giống. Xác định giống Đinh lăng phù hợp cho năng
suất chất lượng tốt trong điều kiện trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. Thí nghiệm
được tiến hành đã xác định được các đặc điểm tính trạng của từng giống giúp
cho việc nhận biết giống được dễ dàng hơn. Đánh giá được tính trạng khác biệt,
đồng nhất và ổn định. Với kết quả đạt được là giống (G2) cho khả năng sinh
trưởng phát triển củng như năng suất đạt cao nhất.Từ đó đưa các giống cây Đinh
Lăng ra khảo nghiệm, đánh giá ra làm cơ sở cho việc công nhận giống.
viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật,
việc bào chế và chiết xuất các loại dược liệu quý hiếm từ thiên nhiên đã và đang
được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư. Đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng lên, nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ
thảo dược ngày càng nhiều. Cây Đinh Lăng là một trong số những loại cây trồng
chứa hàm lượng các chất để làm dược liệu cao và hiện nay đang được trồng khá
phổ biến.
Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ đảo Thái Bình Dương, được trồng khắp
nơi từ đồng bằng đến miền núi. Ở Việt Nam, từ năm 1961, do biết tác dụng bổ
dưỡng của rễ Đinh Lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá, vườn
thuốc, làm cảnh trong nhà… Cây Đinh lăng được trồng nhiều ở Nam Định, Thái
Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang để thu lá, thân nhưng giá trị dược liệu chính của
cây nằm ở rễ.Theo hệ thống phân loại thực vật, cây Đinh lăng thuộc họ Nhân
Sâm (Araliaceae), chi Polyscias. Chi Polyscias chứa khoảng 114 đến 150 loài
tùy theo quan điểm phân loại. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây Đinh
lăng, nhất ở rễ củ có chứa rất nhiều chất có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa
bệnh. Trong rễ Đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh
tố B1, ngồi ra rễ còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó Đinh
lăng cịn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số trường
hợp, rễ củ Đinh lăng được thay thế cho nhân sâm như là một nguyên liệu dễ tìm
ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2006); (Nguyễn Trần Châu và cộng sự, 2007). Đinh
lăng là cây dược liệu mới được quan tâm phát triển nhiều trong những năm gần
đây. Trong đó, lồi Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học Polyscias fruticosa (L.)
Harms họ Ngũ Gia Bì – Araliaceae dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam
dương sâm là cây có hàm lượng các chất để làm dược liệu tốt nhất trong chi
Đinh lăng.
Cây Đinh lăng là cây dược liệu quý, rất dễ trồng và dễ sống, ít bị sâu bệnh
gây hại do vậy hầu như không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đem
1
lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Hiện nay Đinh lăng ngày càng biết đến
và sử dụng rộng rãi,nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên các giống Đinh lăng trên
thị trường hiện vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu đánh giá ,để đạt hiệu quả
trồng cho giá trị tốt nhất. Chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép
sản xuất kinh doanh, cần phải tiến hành khảo nghiệm DUS để kết luận chắc chắn
rằng giống có đạt được tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định hay không
để làm cơ sở cho việc công nhận giống cây trồng được phép sản xuất .Việc đánh
giá sinh trưởng phát triển và chất lượng của các giống Đinh lăng là yếu tố vô
cùng cần thiết. Đặc biệt là giống Đinh lăng lá nhỏ cho hàm lượng hoạt chất cao
hơn các giống Đinh lăng khác. Việc khảo nghiệm giống cây trồng lá quá trình
theo dõi đánh giá trong điều kiện và thời gian xác định nhằm xác định đặc điểm
nơng sinh học củng như tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định giá trị canh
tác và sử dụng của cây trồng kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn để góp phần hồn thiện quy trình tuyển
chọn giống đinh lăng chất lượng tốt, chúng tôi thực hiện đề tài:
" Đánh giá sinh trưởng phát triển trong 3 năm của một số giống Đinh
Lăng tại Gia Lâm – Hà Nội ’’
1.2. Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các mẫu giống Đinh lăng 1 năm, 2
năm, và 3 năm tuổi. Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn
định của các mẫu giống Đinh lăng 1, 2, 3 tuổi làm cơ sở để phân biệt
giống và xác định giống Đinh lăng phù hợp với điều kiện Gia Lâm Hà
Nội.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm hình thái của các mẫu giống Đinh lăng 1 năm, 2 năm,
3 năm tuổi.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các mẫu giống Đinh lăng 1 năm, 2
năm, và 3 năm tuổi.
2
- Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của các mẫu giống
Đinh lăng qua các năm.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển sâu bệnh hại của các mẫu giống
Đinh lăng qua các năm.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Đinh lăng tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, tên tiếng
anh là Ming Aralia, thuộc Bộ Hoa tán (Apiales), Họ Ngũ gia bì (Araliaceae),
Chi Đinh lăng (Polyscias). Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và
lần đầu tiên được phát hiện tại Polynesia. Cây cịn được phân bố ở Lào,
Malaysia, Indonesia và phía nam của Trung Quốc... Ở nước ta hiện nay, có hơn
10 loài Đinh lăng được trồng làm cảnh ở khắp nơi hoặc trồng làm thuốc ở quy
mô nhỏ theo từng hộ gia đình. Cây Đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến
nhất là Đinh lăng nếp lá nhỏ.
Chi Đinh lăng chứa khoảng 114 -150 loài (tùy theo quan điểm phân loại),
chủ yếu phân bố tại khu vực Madagascar. Chi này là một nhóm cận ngành và có
thể sẽ được chia tách (hoặc hợp nhất) với một số chi khác. Phân loại theo đặc
điểm thực vật học thì Đinh lăng chia làm nhiều dạng khác nhau và một số loài
đang sử dụng nhiều nhất là:
Đinh lăng lá trổ:
Polyscias guilfoylei (Cogn Marche) Baill
Đinh lăng lá nhỏ:
Polyscias fruticosa
Đinh lăng lá mít:
Polyscias balfourianaFabian
Đinh lăng mặt nguyệt xanh:
Polyscias balfouriana
Đinh lăng mặt nguyệt bạc:
Polyscias balfouriana Marginata
Đinh lăng lá trổ bạc:
Polyscias guifoylei Victoria
Đinh lăng châm chim:
Polysciassp
Đinh lăng lá to:
Polyscias filicifolia
Theo dân gian, Đinh lăng được chia làm hai loại chính là: Đinh lăng nếp
và Đinh lăng tẻ.
4
+ Đinh lăng nếp: Là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm,
vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Khả năng chống chịu với điều
kiện bất thuận tốt. Vì vậy người sản xuất nên chọn loại này để trồng và hiện nay
Đinh lăng nếp đang được trồng phổ biến, chiếm đa phần diện tích trồng của
người dân.
+ Đinh lăng tẻ: Là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và
cứng, vỏ bì mỏng năng suất thấp.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cây Đinh lăng là cây thân bụi có khả năng mọc xanh tốt quanh năm, chiều
cao của cây từ 0,5 đến 2 m. Thân cây có hình trịn vỏ cây sần sùi nhưng khơng
có gai. Trên thân cây thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng, thân Đinh lăng
cây thường có màu xám.
Lá Đinh lăng mọc cách, kép lông chim 2-3 lần, lá chét có răng cưa nhọn.
Chiều dài lá thường từ 20 đến 40 cm. Những lá chét thường chia thùy nhọn
không đều, mặt trên của lá có màu xanh, phần mặt dưới của lá thường bóng hơn.
Phần gốc lá và phiến lá có hình dáng thn nhọn.Gân lá thường có hình lơng
chim, phần gân chính thường nổi rõ và có thêm 3 đến 4 cặp gân phụ chia theo
từng đường lá. Cuống lá Đinh lăng thường dài, có hình trịn hoặc màu xanh
đậm, đơi khi có xuất hiện những đốm lá hình nhạt ở trên cuống. Đáy cuống
phình to ra thành bẹ lá.
Hoa cây Đinh lăng mọc phía đầu của ngọn cành. Cụm hoa mọc ở ngọn
thành hình chùy ngắn mang nhiều tán. Hoa Đinh lăng thường là hoa lưỡng tính,
mẫu 5, có màu lục nhạt hoặc trắng xám.
Quả dẹt, hình trứng rộng, màu trắng bạc. Mùa cây Đinh lăng ra hoa quả
thường là tháng 4 – 7. (Armen Takhtajan, 2009; Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương
Thị Đẹp, 2014; Võ Văn Chi, 2012).
5
2.1.3. Yêu cầu sinh thái
Đinh lăng là cây sống lâu năm ưa ẩm, ưa ánh sáng,chịu hạn,chịu bóng
nhưng cây phát triển kém khi ngập úng hoặc chết khi ngập úng. Phát triển tốt
trên các loại đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha
đến thịt), tầng đất dày trên 1m, cây thích hợp với đất feralit đỏ vàng và đất
feralit giàu mùn trên núi. Tuyệt đối khơng trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và
khơng thốt được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần
lên luống cao trước khi trồng nhanh nhất. Theo Nguyễn Hữu Tiền (2015).
Phát triển mạnh khí nhiệt độ dưới 28°C (từ giữa thu đến cuối xuân) chịu
được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C. Độ ẩm
khơng khí trung bình từ 82 - 89%. Lượng mưa bình quân năm từ 1420,7-2574,5
mm.
Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao. Người ta thường trồng chủ yếu
bằng cách giâm cành; chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15 - 20 cm,
cắm nghiêng xuống đất. Thời gian gieo trồng vào tháng 2 - 4 hoặc tháng 8 - 10.
Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm.Theo Võ Văn Chi (2012).
Cây tồn tại và phát triển tốt ở những vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới
mưa mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa và thường được trồng
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên về yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa cây Đinh lăng cũng có thể
thích hợp ở các tỉnh miền nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các tỉnh Đồng
Nai, Đắk Lắk đều có thể thích hợp để trồng cây Đinh lăng.
2.1.4. Thành phần hóa học
Trong Đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid,
tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là
những axit amin không thể thay thế được (Ngô Ứng Long, 1985).
Từ lá Đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh
thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol,
panoxydol, heptadeca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3,10 diol, heptateca – 1,8 (E)
6
– dien – 4,6 diyn – 3 ol – 10 on và heptadeca – 1,8 (Z) – dien – 4,6 – diyn – 3 ol
– 10 on. Hai hợp chất sau chỉ có trong lá Đinh lăng mà chưa thấy có trong các
cây khác thuộc chi Panax và họ Araliaceae. Trong rễ Đinh lăng cũng tìm thấy 5
hợp chất polyacetylen, nhưng chỉ có panoxydol, panaxynol và heptadeca – 1,8
(E) – dien – 4,6 diyn – 3,10 diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này
có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư. (Nguồn
ngày 13/7/2021).
Trong nghiên cứu trên cây này bởi Vo Duy Huan & cộng sự (1998), đã
chiết xuất saponin trong oleanolic axit từ lá và rễ. Nghiên cứu và phân lập để tìm
ra 8 saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H, và 3 saponin đã
được biết đến. Trong rễ Đinh lăng có chứa glucosid, alcaloid, saponin triterpen,
tanin, các loại acid amin, B1. Trong thân và lá cũng có những thành phần hóa
học như trên nhưng lượng ít hơn.
Hợp chất Saponin, Alkaloid có tác dụng như Nhân sâm, nhiều Vitamin,
ngồi ra rễ cây cịn chứa khoảng 20 loại axit amin không thể thay thế, rất cần
thiết cho cơ thể con người, nhờ hoạt chất trong củ đinh lăng giúp cho tăng trí
nhớ cho não bộ (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.1.5. Tác dụng của cây Đinh lăng
Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004), giáo sư Đỗ
Tất Lợi đã nêu một số tác dụng dược lý và một số bài thuốc về Đinh lăng:
Tác dụng dược lý
Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học
quân sự VIệt Nam nghiên cứu tác dụng của Đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của
cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:
- Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên
thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
- Với liều 0,1ml cao lỏng Đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt
động của chuột nhắt trắng.
7
- Với liều 0,5ml dung dịch cao Đinh lăng 100-200% trên 1 kg thể trọng
tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số.
- Với liều 1ml dung dịch cao Đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh
mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
Thực nghiệm trên người, viên bột rễ Đinh lăng làm tăng khả năng chịu
đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng
sức cũng như luyện tập.
TS Nguyễn Thị Thu Hương & cs đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tác
dụng của cây Đinh lăng (2000-2007). Nghiên cứu đã chỉ ra Đinh lăng có các tác
dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm.
Cụ thể, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của
não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.
Lá có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương để ngăn chặn sưng và viêm.
Rễ có thể được đun sơi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm
đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hơi.
Dịch chiết cồn của cây Đinh lăng có tác dụng chống hen, chống histamin
và ức chế tế bào mast giúp nó hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.
Rễ cây Đinh lăng có tác dụng tăng đáng kể chức năng bộ nhớ cũng như
thời gian sống sót của chuột già.( Nguồn: ngày 13/7/2021).
2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng trên Thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng trên Thế giới
Hiện nay, ở Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng khá nhiều Đinh lăng để làm
thuốc. Nguồn nguyên liệu Đinh lăng ngày càng được mở rộng để phục vụ nhu
cầu sản xuất dược liệu.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn.
Đinh lăng phân bố rộng rãi từ Ấn Độ đến Polynêdi như cây cảnh và cây
mọc hoang dại. Ở khu vực Đông Nam Á cây phân bố ở Malaysia, Indonesia,
8
Tân Ghine, miền Nam Trung Quốc, Lào. Cây Đinh lăng đã được sử dụng từ lâu
trong y học phương đông, nó có nhiều ưu điểm dễ trồng, dễ sử dụng và mang
nhiều tác dụng tiêu biểu của họ nhân sâm. Trong thập niên 70, rễ Đinh lăng
được các nhà khoa học Liên Xơ nghiên cứu về thành phần hóa học, một số tác
dụng dược liệu và lâm sàng, cho thấy cao tồn phần của rễ và lá Đinh lăng có
tác dụng điều trị nhiều bệnh so với các dạng cao khác.
Etanol chiết xuất từ lá Đinh lăng có khả năng làm giảm tế bào bạch cầu và
sự khác biệt trong máu. Tính chống viêm của etanol chiết xuất từ một lá Đinh
lăng là hiệu quả và an toàn để sử dụng trong điều trị hen suyễn do Ovalbumin
gây ra ở Graha (G.A. Kuffuor, 2014).
Các nghiên cứu về hoạt tính thích ứng cho thấy, saponin ở lá và gốc Đinh
lăng có hiệu quả chống stress so với saponin có trong rễ của nhân sâm trắng
(white Panax ginseng). Nghiên cứu kháng khuẩn cho thấy rằng phần tử
polyacetyl có trong lá Đinh lăng có tính kháng khuẩn tốt hơn phần tử saponin.
(M.B. Bensita, P. Nilani & S. Sandhya M, 1999).
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ Đinh lăng tại Việt Nam
Việt Nam được coi là nước có nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú.
Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính hàng năm khoảng 3.0005000 tấn. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng chính nguồn nguyên liệu trong
nước để sản xuất, chế biến lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và tỷ lệ
này giảm dần qua các năm: năm 2005 chiếm 25%, năm 2009 còn 15% và đến 4
tháng đầu năm 2010 giảm xuống còn 12%. Trong số 20 loại dược liệu có nhu
cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Atiso đứng đầu danh sách với
số lượng tiêu thụ lên đến 2000 tấn/năm, tiếp đến là Đinh lăng với hơn 900
tấn/năm ( Mai Văn Chủng, 2015).
Cây Đinh lăng là cây dược liệu quý, được sử dụng làm thuốc chữa nhiều
bệnh cho con người, rất dễ trồng và dễ sống, ít bị sâu bệnh gây hại do vậy hầu
như không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người trồng. Cây ưa sáng, ưa ẩm và đất sâu, có thể chịu hạn, chịu bóng
9
nên có thể nên dễ cho việc mở rộng quy mơ diện tích. Hàng năm Tổng cơng ty
Dược Traphaco cần 400 tấn rễ Đinh lăng để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn
cung cấp này không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất Đinh lăng (Ninh
Thị Phíp, 2013).
Năm 2014 tại xã Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Lạc tỉnh Nam Định Traphaco và
Công ty TNHH Hiệp Hưng Xanh. Với dự án Biotrade xây dựng Trung tâm
giống Đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP –WTO. Diện tích gieo trồng 2, 3 ha mỗi
năm sẽ cung cấp 600 nghìn đến 1 triệu cây giống Đinh lăng, đủ cho 40 ha diện
tích trồng, đảm bảo 50% sản lượng tiêu thụ của Traphaco. Hiện tại Traphaco có
hơn 10 ha diện tích Đinh lăng trồng theo tiêu chuẩn GACP WTO tại Nam Định,
cung cấp 90.000 kg/vụ cho công ty. Công ty sẽ khảo sát và mở rộng vùng trồng
tại Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình …
Theo chi cục thống kê huyện Hải Hậu – Nam Định (năm 2013) có hơn
475ha trồng cây dược liệu trong đó chủ yếu là Đinh Lăng. Hộ gia đình nào cũng
có vài m² trồng Đinh Lăng, hộ có diện tích lớn lên tới 1000 – 3000m² quy hoạch
theo mơ hình vườn ao chuồng. Mỗi năm huyện Hải Hậu xuất bán ra thị trường
từ 1000 – 1500 tấn sản phẩm Đinh Lăng tươi cung cấp cho người tiêu dùng,
thương lái và đặc biệt là công ty dược phẩm Traphaco.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Trâm & cs (2014), hiện nay đã có rất nhiều vùng
trồng cây Đinh lăng lá nhỏ có diện tích 5 ha xuất hiện góp phần đa dạng hóa
nguồn gen cây thuốc ở miền Đơng Nam Bộ và phát triển dược liệu Đinh lăng,
cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, khơng phải mua
dược liệu từ miền Bắc, giúp giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng dược tính của cây
Đinh lăng, nên nhu cầu sử dụng cây Đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng. Hiện
nay Đinh lăng mua theo gốc (kg), giá của mỗi gốc (kg) Đinh lăng tùy vào năm
tuổi. Nếu lâu năm gốc to, dáng đẹp, thịt cây chặt sẽ nặng cân và giá tiền sẽ cao
lên. Đinh lăng trồng càng lâu năm thì giá trị dược liệu và kinh tế càng cao. Đặc
biệt, rễ Đinh lăng 20 - 40 năm tuổi được cho là tốt không kém gì nhân sâm Triều
Tiên.
10
Sau trồng 3 năm cây Đinh lăng có thể thu hoạch được. Với giá thu mua
toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường hiện nay từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, nếu
trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 30- 45 triệu đồng/sào; chi phí giống 1,5 –
2,0 triệu và phân bón từ 400- 600 nghìn đồng/sào; người nơng dân trung bình lãi
rịng 19 - 21 triệu đồng/sào/1 năm. (Nguyễn Hữu Tiền, 2015).
2.3. Những nghiên cứu về Đinh Lăng
Cây Đinh lăng được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con
người, nhu cầu sử dụng cây Đinh lăng làm thuốc càng tăng cùng với đó diện tích
trồng Đinh lăng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên nguồn cung cấp nguyên liệu
chưa ổn định do còn nhiều hạn chế trong quy trình sản xuất cây giống.
Khi nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu lá Đinh lăng lá nhỏ,
Joseph J et al (1990) đã phân tích thành phần sesquiterpenoid. Khoảng 24 thành
phần đã được xác định, trong đó những thành phần chính là β-elemen, αbergamoten, germacren-D và E-γ-bisabolen.
Saponin ở cây Đinh lăng có tác dụng tích cực chống trầm cảm và stress.
Với mục đích thu nhân một lượng lớn saponin thông qua con đường công nghệ
sinh học, Phạm Thị Tố Liên & Võ Thị Bạch Mai (2007) đã bước đầu nghiên cứu
sự tạo dịch treo tế bào cây Đinh lăng. Kết quả bước đầu cho thấy sự tăng trưởng
của dịch treo tế bào tốt và tạo được rễ khi mơi trường ni cấy có sự hiện diện của
2,4 – D 1mg/l kết hợp với BA 2,0 mg/l, 20% nước dừa và saccharose 30g/l.
Theo Ninh Thị Phíp (2013), khi giâm cành Đinh lăng sử dụng cành thân có
chiều dài cành giâm từ 15 – 20cm, xử lý nồng độ α- NAA 2000 – 3000 ppm trong
thời gian từ 3 – 5 giây giúp cành giâm ra rễ nhiều, khả năng sinh trưởng của cành
giâm cao hơn hẳn công thức xử lý bằng nước lã.
Trong nghiên cứu của Phạm Văn Lộc & cộng sự (2014):nhóm nghiên cứu
đã tạo mô sẹo và rễ bất định của cây Đinh lăng lá nhỏ. Mẫu lá cây Đinh lăng lá
nhỏ(Polyscias fruticosa L. Harms) được cấy vào mơi trường MS có bổ sung 2,4
– D để cảm ứng tạo mô sẹo. Mô sẹo được cấy truyền sang mơi trường MS có bổ
sung các chất điều hòa tăng trưởng thực vật để cảm ứng tạo rễ. Kết quả cho thấy,
11
bổ sung 2,4 – D 2,0 mg/l cho tỷ lệ tạo sẹo 100%. Bổ sung NAA 0,1mg/l và IBA
1,0 mg/l cho tỉ lệ tạo rễ cao và số lượng rễ tạo ra nhiều. Kết quả này mở ra triển
vọng trong nghiên cứu nuôi cấy rễ cây Đinh lăng nhằm mục đích thu nhận
saponin.
Năm 2013, Ninh Thị Phíp thực hiện nghiên cứu: “Một số biện pháp kỹ
thuật tăng khả năng nhân giống của cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa
(L.) Harms)” góp phần nâng cao khả năng nhân giống và sinh trưởng của cây
Đinh lăng trong sản xuất. Bốn thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà
ươm có mái che nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, chiều dài cành, vị trí
cành giâm và nồng độ chất điều tiết sinh trưởng α -NAA đến khả năng ra rễ, bật
mầm và sinh trưởng của cành giâm cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa
(L.) Harms). Kết quả chỉ ra: Sử dụng giá thể là 50% đất + 50% trấu hun giúp cây
sinh trưởng phát triển cao nhất về chiều cao chồi (14,2cm), đường kính thân
(0,51cm), số lá/cây cao nhất (3 lá/cây) và số rễ (4,2 rễ/cây).
Khoa học công nghệ phát triển mạnh nên những ứng dụng của nó vào
nhân giống, tạo nguồn giống cây trồng phát huy hiệu quả hơn bao giờ hết. Trong
đó cây Đinh lăng khi được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ rễ cây
5 tháng tuổi rưỡi (6 tháng) vẫn đảm bảo hoàn toàn đặc tính ban đầu của cây
ngồi tự nhiên. Phương pháp ni cấy mơ kết hợp với thủy canh có nhiều triển
vọng trong việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu Đinh lăng ổn định, đáp ứng nhu
cầu sản xuất các chế phẩm chứa Đinh lăng ở quy mô lớn (Nguyễn Trần Châu &
cs, 2007).
Các loại chế phẩm khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của cành giâm cây Đinh lăng lá nhỏ. Sử dụng α- NAA hoặc N3M giúp cây ra
nhiều rễ, sinh trưởng tốt hơn, rút ngắn thời gian xuất vườn. Trong đó giâm cành
Đinh lăng xử lý N3M ở nồng độ 2000ppm giúp cành giâm ra nhiều rễ, tăng khả
năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn công thức đối chứng. Tỷ lệ ra rễ
(96,7%), chiều dài rễ tại thời điểm xuất vườn (5,2 cm), chiều dài rễ sau 90 ngày
(15,2 cm), số rễ/cây sau 90 ngày (10,7 rễ/cây), khối lượng tươi (7,43 g/cây).
12
Chiều dài cành giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của
cành giâm, của một số cây thuốc. Đối với cây Đinh lăng có thể giâm cành Đinh
lăng ngắn hơn 25cm mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng vẫn đảm
bảo hệ số nhân khá cao (4, 6 lần). Tuy nhiên không nên giâm cành Đinh lăng
quá ngắn (10cm) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Đinh lăng sau này (Ninh
Thị Phíp, 2012).
Sử dụng cành thân chính có chiều dài cành giâm từ 15 - 20cm, xử lý nồng
độ α -NAA 2000 - 3000 ppm trong thời gian từ 3 - 5 giây giúp cành giâm ra rễ
nhiều, khả năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn công thức đối chứng
không sử dụng (Ninh Thị Phíp, 2012).
Cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms) trước nay hầu như
chỉ có ở các tỉnh miền Bắc. Nguyễn Thị Ngọc Trâm & cs (2014) đã tiến hành di
thực cây Đinh lăng lá nhỏ từ Hải Dương về Đồng Nai. Vùng đất này có nhược
điểm là độ pH cao, nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm được cơng thức phân bón
thích hợp cho cây (vơi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai) và khắc phục được nhược
điểm của đất. Bên cạnh đó, việc ni trồng thu hái dược liệu được tiến hành theo
GACP-WHO nên đã tạo được vùng trồng dược liệu Đinh lăng lá nhỏ phát triển
tốt, khối lượng dược liệu thu được trung bình đạt hơn 6 tấn/ha và tỷ lệ bộ rễ cao
gấp đôi khi trồng ở Hải Dương. Nghiên cứu này cũng mang lại những thông tin
quan trọng như: xác định được mùa thu hái tại thời điểm cây đạt hàm lượng hoạt
chất cao, phát hiện sâu bệnh hại để có thể phịng tránh và tìm những sản phẩm
phịng trừ sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
Ngô Thị Tú Trinh (2010) “Nghiên cứu tạo phơi vơ tính và thử nghiệm
chuyển gen tạo rễ tóc vào rễ bất định thông qua vi khuẩn Agrobacteriumzhizogenes
ở cây Đinh lăng” đạt giải nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka
2010. Rễ cây Đinh lăng, nhất là rễ cọc, có chứa các hợp chất thứ cấp như saponin,
poliacetylene, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và có một số tác dụng giống
nhân sâm. Đinh lăng thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, dễ
13
thực hiện nhưng lại khiến cây khơng có rễ cọc. Việc tạo phơi vơ tính có thể giúp
nhân giống hàng loạt với số lượng lớn, chất lượng cao.
Tác dụng tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người. Thân và lá cũng
có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ. Nghiên cứu của Ngô Ứng Long &
cộng sự (1985) cho biết Đinh lăng có tác dụng tăng lực làm tăng sức dẻo dai của
cơ thể chuột sau khi bơi kiệt sức. Hơn thế ở nghiên cứu với chuột chỉ ra Đinh
lăng là thuốc ít độc. Nếu đem so sánh với Nhân sâm về LD50 cùng đường tiêm
phúc mạc thì Đinh lăng ít độc kém 3 lần.
Đinh lăng là cây có giá trị kinh tế và dược liệu cao với nhiều cơng dụng có
lợi cho sức khỏe con người. Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình, lá vị nhạt, hơi
đắng, tính bình, có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực,
tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ
thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, Đinh lăng
làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể
chịu được nóng. Người bệnh bị suy mịn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể,
ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nước sắc hay bột rễ Đinh lăng lá nhỏ được các nhà
nghiên cứu Nga gọi là “Thuốc thích nghi” (Adaptogen) và đã được Liên Xô và
nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos. Đinh lăng ít độc
hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó khơng làm tăng huyết áp.
Nghiên cứu của Mutya et al (2013) trên cây Polyscias obtusa thuộc Chi
Đinh lăng đã chứng minh: Polyscias obuta có tác dụng làm tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể. Tác dụng này do loài này có chứa flavonoid là tác nhân có vai trị
trong hệ miễn dịch như là tác nhân điều hòa miễn dịch.
Nghiên cứu của R. Varadharajan & D. Rajalingam (2011) đã xác định tác
dụng làm thuốc lợi tiểu của cây Đinh lăng lá nhỏ. Theo đó, dịch chiết Đinh lăng lá
nhỏ có tác dụng lợi tiểu và tác dụng này tương đương furosemid (thành phần
chính của thuốc lợi tiểu).
Cây Đinh lăng lá trịn chứa nhóm hoạt chất chính là saponin triterpenoid.
Trong thí nghiệm của Sandhya S et al (2010): vết loét được gây bởi phương
pháp vật lý và hóa học, được điều trị bằng cao lá và rễ Đinh lăng lá tròn với
14
nồng độ 250 mg/kg và 500 mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả cho thấy cao lá
nồng độ 500 mg/kg có tác dụng chống loét tốt nhất.
Cũng chứa hàm lượng cao saponin triterpenoid, dịch chiết cây Đinh lăng
lá to có khả năng ức chế mạnh các gốc oxy hóa tự do như hydroxy, superoxid,
peroxid và nitric oxid là tác nhân gây viêm. Các saponin trong lồi này cịn có
khả năng làm giảm khối u hạt (C. Madhu et al, 2010).
Nghiên cứu của George et al(2014) cho kết luận cao chiết cồn lá Đinh
lăng lá nhỏ làm giảm số lượng bạch cầu, do đó có tác dụng chống viêm, có lợi
trong điều trị hen suyễn.
Thực tế việc nhân giống cây Đinh lăng cịn ít được quan tâm, các kỹ thuật
trong nhân giống và trồng trọt còn nhiều hạn chế nên cần có những nghiên cứu
nhằm nâng cao khả năng nhân giống và sinh trưởng của cây Đinh lăng đáp ứng
được nhu cầu cho sản xuất( Phạm Thị Tố Liên & Võ Thị Bạch Mai, 2007).
Ngày nay, Đinh lăng ngày càng được biết đến với nhiều tác dụng trong y
học do đó mà nhu cầu sử dụng Đinh lăng, các sản phẩm chiết xuất từ Đinh lăng
ngày càng tăng. Quy mô trồng Đinh lăng ngày càng được mở rộng cần lượng
lớn cây giống.
2.4. Tình hình bảo hộ giống cây trồng trong nước
Trong sản xuất nơng nghiệp, giống đóng vai trị quan trọng trong việc
tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí
sản xuất. Giống cây trồng là khâu quan trọng nhất trong sản xuất trồng trọt. Đặc
tính của giống (kiểu gen), yếu tố mơi trường và kỹ thuật canh tác quyết định
năng suất của giống. Những sự thay đổi về khí hậu, đất, nước ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất. Có sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, kiểu gen tốt chỉ
được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Vì vậy đánh giá
tính ổn định của và thích nghi của của giống với môi trường thường được sử
dụng để đánh giá giống.
15
Nghiên cứu vai trị của giống trong sản xuất nơng nghiệp cho thấy: Giống
luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành sản
phẩm.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Quốc tế
Bảo hộ giống cây trồng mới (2006), công tác khảo nghiệm DUS ngày càng phát
triển cả về số lượng loài cũng như số lượng giống trong một lồi tham gia khảo
nghiệm đáp ứng cơng tác cơng nhận giống và bảo hộ giống cây trồng mới.
Trong tất cả các cây trồng khảo nghiệm DUS như lúa, ngô, lạc, đậu tương và
một số loài rau và hoa. Giống cây dược liệu vẫn chưa được nghiên cứu và phát
triển nhiều. Chẳng hạn từ 2004-2009 bằng bảo hộ giống cây trồng không sự xuất
hiện của cây dược liệu mà chủ yếu các cây như lúa, đậu tương, hành, bưởi …
Từ năm 2009 đến 2016 đã có một số bằng bảo hộ được cấp cho cây dược liệu
như cây trinh nữ hoàng cung 1 bằng, cây hoa bỏng 4 bằng, cây mướp đắng 7
bằng .(Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- Bảo hộ giống cây trồng
Việt Nam. Truy cập từ 13/7/2021).
Ngày 23/05/2017, Bộ Khoa học Công nghệ chủ trì “Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Luật sở hữu trí tuệ” tại TP Hồ Chí Minh. Đối với lĩnh vực bảo hộ
giống cây trồng, đến hết 2016 đã có 893 đơn đăng ký với số bằng được cấp là
380 bằng. Những năm gần đây, bảo hộ giống cây trồng đã đóng góp đáng kể cho
việc phát triển kinh tế đất nước khi nhiều giống mới với các đặc tính tốt, được
ưa chuộng tại thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ các đặc điểm này mà nhiều
vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả và lương thực được hình thành giúp tăng
thu nhập cho nơng dân trên đơn vị diện tích nhờ khả năng xuất khẩu.
Mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng của Việt Nam từ năm 1981 đến
nay được hoàn thiện dần với 50 điểm khảo nghiệm đại diện cho các vùng sinh
thái nông nghiệp trong cả nước. Hàng năm mạng lưới này đã tiến hành khảo
nghiệm hàng trăm giống cây trồng mới các loại của các Viện gửi về, các
Trường, các Trung tâm nghiên cứu, các Trạm - trại giống và cá nhân trong cả
nước cũng như những giống nhập nội từ nước ngoài đưa về. Văn phịng bảo hộ
giống cây trồng mới được chính thức thành lập theo quyết định số 12/2002/QĐ16