Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở việt nam kinh nghiệm từ các nước ở nền kinh tế thị trường phát triển và các nước trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
……..

NGUYỄN THỊ NGA

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN CỦA TỘI CƢỚP
TÀI SẢN, CƢỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ VẤN
ĐỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008-2012

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Ths. Lê Nguyên Thanh
& cô Lê Thị Anh Nga

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012


Lời cảm ơn!

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô, cha mẹ và bạn bè đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng Đại học luật thành phố Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Nguyên Thanh
và cô Lê Thị Anh Nga đã tận tình hƣớng dẫn em hồn thành khóa luận
tốt nghiệp này.


MỤC LỤC
Phần mở đầu

Trang



Chƣơng 1. Lý luận cơ bản về khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản và tội
cƣớp giật tài sản ............................................................................................................ 1
1.1

Khái niệm và phân loại khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội
cướp giật tài sản ................................................................................................ 1

1.1.1

Khái niệm khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản ... 1

1.1.2

Phân loại khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản .... 11

1.2

Ý nghĩa của việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội
cướp giật tài sản .............................................................................................. 14

Chƣơng 2. Khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản, tội cƣớp giật tài sản ở
Việt Nam ...................................................................................................................... 17
2.1

Tình hình nạn nhân và đặc điểm nạn nhân của tội cướp tài sản và tội cướp
giật tài sản........................................................................................................ 17

2.1.1


Tình hình tội phạm cướp tài tài sản, cướp giật tài sản tại Việt Nam .............. 17

2.1.2

Tình hình nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản tại Việt
Nam ................................................................................................................. 22

2.1.3

Đặc điểm nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản tại Việt
Nam ................................................................................................................. 24

2.2

Vị trí, vai trị khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội cướp giật tài
sản.................................................................................................................... 32

2.3

Dự báo tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản ở Việt Nam từ việc nghiên
cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm ............................................................. 40


Chƣơng 3. Phòng ngừa tội phạm cƣớp tài sản và cƣớp giật tài sản từ việc
nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm.......................................................... 44
3.1

Lý luận về phòng ngừa tội phạm và cơ chế tác động của biện pháp phòng
ngừa tội phạm từ phía nạn nhân của tội phạm ................................................ 44


3.1.1

Lý luận về phòng ngừa tội phạm ..................................................................... 44

3.1.2

Cơ chế tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản,
cướp giật tài sản từ việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm .......... 46

3.2

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản từ khía
cạnh nạn nhân của tội phạm ............................................................................ 48

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại giữa nhiều yếu tố khác nhau, mỗi

yếu tố có một vị trí, vai trị, ý nghĩa nhất định đối với q trình hình thành tội
phạm. Xác định đúng vai trị, vị trí của các yếu tố này trong cơ chế hành vi tội
phạm là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và
chống tội phạm. Trong cơ chế phức tạp của hành vi phạm tội, bên cạnh những vấn
đề liên quan tới người phạm tội, chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị của các yếu tố
thuộc về nạn nhân của tội phạm. Nếu đặt vấn đề vì sao một người phạm tội và tìm

hiểu nhân thân người phạm tội, thì ngược lại, cũng cần đặt câu hỏi vì sao một người
trở thành nạn nhân của tội phạm và tất yếu phải nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của
tội phạm.
Nạn nhân của tội phạm được nghiên cứu trong tội phạm học không hạn chế ở
việc giải thích các tình huống phạm tội liên quan đến nạn nhân mà cịn giải quyết
nhiều nhiệm vụ lí luận và thực tiễn khác về phòng ngừa tội phạm.
Các đặc điểm về khía cạnh nạn nhân của tội phạm có ảnh hưởng lớn tới cơ chế
tâm lý xã hội hành vi phạm tội, nó có thể thúc đẩy việc hình thành động cơ phạm
tội, tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm và trong nhiều trường hợp chúng có
thể trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi phạm tội.
Mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng nhưng trên thực tế khía cạnh nạn nhân
thường ít được quan tâm hơn so với các yếu tố thuộc về người phạm tội. Mặt hạn
chế này ảnh hưởng lớn tới việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm,
làm giảm hiệu quả phòng ngừa tội phạm, đặc biệt với những tội phạm đang xảy ra
phổ biến có tích chất phức tạp như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản.
Việc nghiên cứu nạn nhân, khía cạnh nạn nhân của tội phạm nói chung, tội
phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng là một yêu cầu cấp bách về lý luận và
thực tiễn phịng ngừa tội phạm. Vì vậy, tác giả quyết định chọn vấn đề “Khía cạnh
nạn nhân của tội cƣớp tài sản, tội cƣớp giật tài sản và vấn đề phịng ngừa tội
phạm” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật.
2.

Tình hình nghiên cứu:


Vấn đề liên quan đến nạn nhân của tội phạm đã được biết đến từ lâu trong lịch
sử nghiên cứu tội phạm học. Trên thế giới nhiều cơng trình nghiên cứu về nạn nhân
của tội phạm nổi tiếng có thể kể đến như:
Tác phẩm “Đánh giá về sự tác động giữa người thực hiện hành vi phạm tội và
nạn nhân” xuất bản năm 1941 và tác phẩm “Tội phạm và nạn nhân của nó” xuất

bản năm 1984 của nhà bác học người Đức Hans Von Hentig. Với hai tác phẩm này,
ông được coi là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu nạn
nhân của tội phạm.
Một học giả người Mỹ gốc Hunggari là Stephen Schapher đã có đóng góp rất
lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm khi xuất bản hai tác phẩm
nổi tiếng “Bồi thường đối với nạn nhân của tội phạm” (Restitution to victim of
crime) vào năm 1960 và “Nạn nhân và tội phạm” (The victim and his criminal) vào
năm 1968.
Ở khu vực Châu Á, Nhật Bản được xem là nước đi tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu nạn nhân của tội phạm. Năm 1958, giới khoa học Nhật Bản đã làm
quen với nạn nhân học nhờ bài báo của Oxamu Nacta và Tasuo Endo. Sau đó, năm
1960, trong “Tạp chí tội phạm học” đã cơng bố các tài liệu hội thảo khoa học với
tên gọi “về nạn nhân học”. Tới năm 1966, Koiti Miiadzava đã xuất bản cuốn sách
“Cơ sở học thuyết nạn nhân học” xem nạn nhân như một hệ thống các tri thức khoa
học…
Tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm hiện nay là không
đáng kể. Mặt khác, những tài liệu này hầu như mới chỉ đề cập đến nạn nhân của tội
phạm như là một hậu quả của tội phạm hoặc coi nạn nhân như là đối tượng tác
động của tội phạm để qua đó xác định có hay khơng dấu hiệu tội phạm. Thời gian
gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm nhưng số
lượng cịn q ít ỏi. Một số cơng trình nghiên cứu khoa học về nạn nhân của tội
phạm tiêu biểu có thể kể tới như:
- Nạn nhân của tội phạm - Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2000 của tác giả
Trần Hữu Tráng.
- Khía cạnh nạn nhân của tội phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm - Luận
văn thạc sĩ luật học, 2002 của tác giả Lê Nguyên Thanh.
- Khía cạnh nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu và vấn đề phòng ngừa tội
phạm - Luận văn cử nhân, 2004 của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt.



- Khía cạnh nạn nhân của tội mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam - Luận
văn cử nhân, 2011 của tác giả Lê Lý Thùy Trinh…
Tuy nhiên, vấn đề nạn nhân của tội phạm nói chung, vấn đề liên quan tới khía
cạnh nạn nhân nói riêng vẫn là một đề tài khá mới mẻ trong lĩnh vực tội phạm học
ở Việt Nam, việc áp dụng những nghiên cứu về nạn nhân trong thực tiễn phòng
ngừa tội phạm cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện
nay có diễn biến vơ cùng phức tạp, đặc biệt là tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài
sản. Chúng ta vẫn chưa có một biện pháp phòng ngừa thật sự hiệu quả nhằm ngăn
chặn tội phạm này, tỷ lệ tội phạm ẩn vẫn còn cao so với thực trạng tình hình tội
phạm xảy ra, ảnh hưởng xấu tới trật tự an toàn xã hội. Trước tình hình trên, u cầu
cấp bách là cần có biện pháp thật sự hữu hiệu để phòng ngừa hiệu quả loại tội phạm
trên.
Mặt khác, tới thời điểm hiện tại chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
sâu sắc về khía cạnh nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản. Đây là
khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn cần được bổ sung kịp thời trong các cơng
trình nghiên cứu về tội phạm học. Vì vậy, việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân có
vai trị quan trọng trong việc đề xuất những biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp
tài sản, cướp giật tài sản, nhằm hạn chế tiến tới từng bước loại bỏ tội phạm này ra
khỏi đời sống xã hội.
3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích: Khóa luận cung cấp tới người đọc những vấn đề nhận thức về khía

cạnh nạn nhân của tội phạm nói chung, khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, tội
cướp giật tài sản nói riêng. Từ đó giúp hồn thiện hơn về lý luận liên quan tới khía
cạnh nạn nhân trong tội phạm học. Đặc biệt, thơng qua nghiên cứu về khía cạnh
nạn nhân của tội phạm, khóa luận đưa ra một số đề nghị về các biện pháp phòng
ngừa tội phạm cướp, cướp giật tài sản đối với cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật
cũng như đối với chính bản thân các nạn nhân của tội phạm. Tác giả mong rằng

khóa luận sẽ trở thành tài liệu cho những ai quan tâm tới khía cạnh nạn nhân của tội
phạm trong lĩnh vực nghiên cứu về tội phạm học.
Nhiệm vụ: Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các cơng trình nghiên cứu
khoa học về nạn nhân học trước đó kết hợp với những sáng tạo riêng, khóa luận sẽ
xây dựng một khái niệm về khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, tội cướp giật
tài sản, chỉ ra những đặc điểm nổi bật của khía cạnh nạn nhân có ảnh hưởng tới cơ


chế hành vi phạm tội. Từ đó, đưa ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm lấy nạn
nhân làm đối tượng trung tâm.
Phạm vi nghiên cứu: Như chúng ta đã biết, khía cạnh nạn nhân là một khái
niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, khóa luận khơng phân tích tất
cả những đặc điểm thuộc về khía cạnh nạn nhân nói chung mà chỉ tập trung nghiên
cứu những đặc điểm thuộc về khía cạnh nạn nhân (hành vi của nạn nhân, đặc điểm
nhân thân của nạn nhân, mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội) có tác động
tới cơ chế hành vi phạm tội, đóng vai trò là nguyên nhân hoặc điều kiện của tội
phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản.
4.

Điểm mới của khóa luận:
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có nhiều tác phẩm viết

về nạn nhân của tội phạm nhưng hầu hết những cơng trình nghiên cứu có liên quan
tới nạn nhân trước đây đều đề cập tới khía cạnh nạn nhân ở mức độ khái quát,
chung chung. Mặt khác, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chưa có đề tài nghiên
cứu khoa học nào viết về khía cạnh nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật
tài sản. Vì vậy, có thể coi khóa luận này là một trong những tác phẩm đầu tiên
nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản. Thơng
qua việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm, khóa luận sẽ giúp đánh giá
đúng vị trí, vai trị của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội cướp tài sản, cướp

giật tài sản, từ đó đưa ra những kiến nghị về biện pháp phòng ngừa tội phạm một
cách trực tiếp, thực tế và khả thi.
5.

Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu:
Nhằm mục đích nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội

cướp tài sản, cướp giật tài sản đạt hiệu quả, tác giả đã lấy chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Các tư tưởng này có vai
trị định hướng, là nền tảng lý luận để nghiên cứu nội dung khóa luận một cách
khách quan và tồn diện nhất.
Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành của tội phạm học như: phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, nghiên
cứu vụ án điển hình, so sánh các tài liệu khác… các phương pháp này có vai trị
quan trọng trong việc thu thập, phân tích và xử lý thơng tin. Từ đó, đưa ra các kết


quả nghiên cứu có độ tin cậy, đạt giá trị cao nhất, nhằm mục đích làm nổi bật ảnh
hưởng của khía cạnh nạn nhân tới cơ chế hành vi tội phạm cụ thể.
6.

Bố cục: Khóa luận được phân chia thành ba chương:
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản và tội
cướp giật tài sản.
Chƣơng 2: Khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản ở
Việt Nam.
Chƣơng 3: Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản và tội cướp giật tài sản từ việc
nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm.
Kết luận.

Danh mục tài liệu tham khảo.


Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN CỦA TỘI CƢỚP
TÀI SẢN VÀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
1.1.

Khái niệm và phân loại khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản và tội
cƣớp giật tài sản

1.1.1. Khái niệm khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản và tội cƣớp giật tài
sản
Để hiểu rõ khái niệm “khía cạnh nạn nhân” của tội phạm nói chung, “khía
cạnh nạn nhân” của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng, điều đầu tiên
chúng ta phải làm rõ khái niệm thế nào là “nạn nhân” của tội phạm. Cơ chế thực
hiện hành vi phạm tội (đối với các tội phạm có nạn nhân) có sự tác động qua lại
giữa người thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân của tội phạm. Là người bị thiệt
hại trực tiếp từ hành vi phạm tội, nạn nhân đóng vai trị như mắt xích quan trọng
giúp cho q trình điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội nhanh chóng, thuận lợi
và chính xác. Vì vậy, nghiên cứu về nạn nhân ở góc độ tội phạm học, cần quan
niệm đúng đối tượng nào là nạn nhân của tội phạm, đối tượng nào khơng phải nạn
nhân của tội phạm. Từ đó có thể nhận thức đúng đắn tính chất của tình hình tội
phạm nhằm xây dựng được các định hướng phòng ngừa tội phạm một cách hữu
hiệu.
Từ thời xa xưa thuật ngữ “nạn nhân” đã được biết đến và sử dụng một cách
rộng rãi trong đời sống con người. Thời bấy giờ, do quan niệm con người phụ
thuộc vào chúa trời, thần thánh nên để đảm bảo cuộc sống bình yên, mùa màng ổn
định, con người hàng năm thường phải đem giết những phụ nữ trẻ đẹp hay súc vật
để làm lễ vật tế thần thánh, chúa trời. Những phụ nữ hay súc vật phải chịu đau đớn,

hy sinh vì sự bình yên của mọi người. Thuật ngữ “nạn nhân” vì vậy trong nhiều
ngôn ngữ là danh từ “giống cái” như trong ngôn ngữ Tây Ban Nha “nạn nhân” là
“la victima”, tiếng Pháp là “la victime” [2-tr.8]. Khi xã hội phát triển hình thức tế
thần này dần bị loại bỏ, vì vậy khái niệm nạn nhân cũng đã thay đổi. Khái niệm nạn
nhân ngày nay được sử dụng với nghĩa khác hơn nhiều, đó là thuật ngữ dùng để chỉ
những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần… Với ý nghĩa
như vậy khái niệm “nạn nhân” ngày càng phong phú với nhiều cách hiểu khác nhau

1


như: Nạn nhân của thiên tai, nạn nhân của tại nạn (giao thông, lao động), nạn nhân
của dịch bệnh, nạn nhân chiến tranh và nạn nhân của tội phạm.
Các quan điểm về nạn nhân hiện nay, tuy chưa thống nhất nhưng nhìn chung
đều xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, nạn nhân của tội phạm được xác định là những cá nhân bị
hành vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần hay
thiệt hại về kinh tế. Quan điểm này đã được Hans von Hentig, một trong những
người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu nạn nhân sử dụng từ những năm 1962.
Ông đã sử dụng hai khái niệm để chỉ nạn nhân là “Geschdigten” (tạm dịch là những
người bị thiệt hại về tài sản) và “Verletzten” (tạm dịch là người bị xâm hại sức
khỏe) để chỉ nạn nhân của tội phạm. Theo ông nạn nhân của tội phạm chỉ là những
người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại đối với các quyền và lợi ích hợp pháp và
trên thực tế phải chịu đựng những thiệt hại về vật chất, sức khỏe, tính mạng, tinh
thần.
Một nhà nghiên cứu khác là Haiz Zipf cũng cho rằng, nạn nhân của tội phạm
trong tội phạm học là tất cả những người bị hành vi phạm tội xâm hại, bất kể người
phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp người bị hại khơng
u cầu khởi tố vụ án) hay không.
Học giả Willem Hendrink Nagel cũng có đồng quan điểm khi cho rằng nạn

nhân của tội phạm là những người bị người phạm tội xâm phạm các quyền và lợi
ích được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, các quan điểm kể trên đều chỉ xác định nạn nhân theo nghĩa hẹp:
Nạn nhân của tội phạm chỉ bao gồm các cá nhân con người phải gánh chịu những
hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra về tính mạng, sức khỏe, tinh thần hay
tài sản.
Bên cạnh quan điểm của các nhà khoa học trên, các nhà khoa học nghiên
cứu nạn nhân theo nghĩa rộng lại cho rằng: nạn nhân của tội phạm bao gồm cả cá
nhân và các tổ chức bị hành vi phạm tội xâm hại.
Người đầu tiên xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm các tổ chức là học
giả Frits R. Paasch khi ông bàn đến nạn nhân của các tội phạm về kinh tế không chỉ
là các cá nhân con người (thể nhân) mà còn bao gồm các pháp nhân bị xâm hại về
các quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận.
2


Quan điểm này được Schneider (trong tác phẩm Viktimologie-Wissenschaft
vom Verbrechensopfer, Tbingen 1975) ủng hộ và mở rộng khái niệm nạn nhân
thêm một loại gọi là “nạn nhân trừu tượng” trong tác phẩm, ơng cho rằng khơng có
tội phạm nào khơng có nạn nhân.
Các cơng trình nghiên cứu nạn nhân của tội phạm hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp tuy đã làm nổi bật khá rõ những nét cơ bản liên quan đến khái niệm nạn
nhân của tội phạm nhưng vẫn có điểm hạn chế lớn đó là chưa đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ giữa nạn nhân và hành vi phạm tội mà trên thực tế có nhiều trường
hợp, nạn nhân đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội.
Trước thực tiễn này, một số nhà khoa học đã nghiên cứu tìm hiểu những đặc
điểm thuộc về nạn nhân có tác động tới cơ chế hành vi phạm tội. Một số quan điểm
tiêu biểu về mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội trên thế giới hiện nay có
thể kể đến như: Theo Hans Von Hentig (nhà bác học người Đức, người đầu tiên có
những nghiên cứu hệ thống về người bị hại), ông cho rằng: “người phạm tội có thể

là con thú nhưng nạn nhân có thể giúp kẻ phạm tội bằng cách sẵn sàng làm con mồi
trước khi bị săn”, nạn nhân như là người đã “tạo hình và nặn ra kẻ phạm tội”.
Theo các nhà tội phạm học Mác-xít thì “đặc điểm tiêu cực của tội phạm
khơng có sẵn trong cấu tạo cơ thể con người mà được hình thành trong trong môi
trường sống không được thuận lợi” [12-tr.193], hay “nhiều nạn nhân của tội phạm
góp phần vào tình trạng trở thành nạn nhân của chính họ như nó đã xảy ra, do
hành vi kích động hoặc khích thích kẻ phạm tội hoặc bằng cách tạo ra hay gợi tình
huống có thể dẫn đến tội phạm” [1-tr.44]. Như vậy, theo quan điểm của các nhà tội
phạm học trên thế giới, nạn nhân thường là nguyên nhân hoặc điều kiện ảnh hưởng
tới cơ chế hành vi phạm tội. Nạn nhân được coi là yếu tố thụ động (nhân thân) hoặc
chủ động (hành vi xử sự) tác động lên chính sách pháp luật hình sự đối với việc
định tội, làm tăng hay giảm, loại trừ trách nhiệm hình sự.
Tại Việt Nam, theo Đại từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất
bản Đà Nẵng, 2000, trang 656, khái niệm “nạn nhân” bao gồm: người bị hại và
người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa tới. Hay theo giáo trình tội
phạm học của Đại học luật Hà Nội, 2004, trang 172 cho rằng “nạn nhân” là danh từ
chỉ người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản do tội phạm gây ra.

3


Các quan điểm về nạn nhân của tội phạm đã được các nhà nghiên cứu tội
phạm học đưa ra tranh luận sơi nổi từ giữa thế kỷ XX, tuy cịn nhiều quan điểm
chưa thống nhất nhưng nhìn chung các tác giả đều nhất trí với khái niệm “nạn nhân
của tội phạm là cá nhân hay tổ chức phải chịu những thiệt hại trực tiếp về tính
mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
khác do hành vi phạm tội gây ra” [22-tr.42]. Xuất phát từ khái niệm trên, nhận thấy
nạn nhân của tội phạm có những đặc điểm sau:
- Đối tượng được coi là nạn nhân của tội phạm chỉ có thể là cá nhân, tổ chức.
- Cá nhân, tố chức trở thành nạn nhân của tội phạm là do hành vi phạm tội

trực tiếp xâm hại.
- Thiệt hại mà nạn nhân của tội phạm phải gánh chịu rất đa dạng, có thể là
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các thiệt hại khác.
Tội phạm học nghiên cứu nạn nhân dưới góc độ là chủ thể của loại tình
huống, hoàn cảnh liên quan tới nạn nhân hoặc do nạn nhân tạo ra tác động tới cơ
chế hành vi phạm tội. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là sự tác động
giữa các đặc điểm cá nhân người phạm tội với những tình huống, hồn cảnh khách
quan bên ngoài dẫn đến việc thực hiện tội phạm cụ thể.
Vì vậy, để tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể phải xuất
phát từ người phạm tội: mang những đặc điểm, phẩm chất tiêu cực như tham lam,
muốn những lợi ích vượt quá giới hạn năng lực của bản thân, ham muốn trái đạo
đức, trái phát luật… Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những đặc điểm tiêu cực
của người phạm tội khơng có sẵn trong cơ thể con người mà được hình thành trong
mơi trường sống khơng được thuận lợi “những đặc điểm, tính chất của nhân thân
không phải do bẩm sinh di truyền mà là kết quả của q trình xã hội hóa cá nhân
trước đây; nguồn gốc của nó nằm ở mơi trường xã hội. Từ những điều kiện sống,
điều kiện giáo dục và những điều kiện khác không thuận lợi cho việc hình thành cá
nhân là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những quan điểm sai lệch về đạo đức, về
pháp luật, về sự định hướng giá trị, có lối sống khơng lành mạnh, có khuynh hướng
chống đối xã hội ở những mức độ khác nhau” [11-tr.159].
Tội phạm xảy ra trong khơng gian, thời gian xác định với những tình huống
cụ thể. Tình huống, hồn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm là một yếu tố
cấu thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể: một người muốn có tiền
4


tiêu xài nhưng không muốn lao động cùng với sự mất cảnh giác của chủ tiệm vàng
(không đề cao cảnh giác với khách mua hàng, không trang bị lực lượng bảo vệ) dẫn
tới hành vi cướp giật tài sản của người phạm tội. Như vậy, nếu đặc điểm tâm lý, cá
nhân tiêu cực và tình huống, hồn cảnh khách quan sẵn có của mơi trường tồn tại

trong trạng thái biệt lập thì tội phạm khơng thể xảy ra “Ngun nhân bao giờ cũng
là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau” [13-tr.246].
Để tội phạm phát sinh cần có tương tác giữa con người (đặc điểm cá nhân
tiêu cực) với tình huống, hoàn cảnh khách quan làm xuất hiện động cơ phạm tội và
thực hiện tội phạm-diễn biến tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Tình huống, hồn
cảnh khách quan nói chung bao gồm tổng hợp đặc điểm xác định khơng gian, thời
gian, hồn cảnh cụ thể, đối tượng của hành vi mà một con người trong tình huống,
hồn cảnh đó có thể thực hiện tội phạm. Trên thực tế, tình huống, hồn cảnh phạm
tội có nhiều loại, căn cứ vào nguồn gốc thì có: Tình huống hồn cảnh do tự nhiên
tạo ra (hạn hán, cháy rừng…); tình huống, hoàn cảnh do người phạm tội tạo ra (cho
nạn nhân uống thuốc mê để dễ chiếm đoạt tài sản…). Đặc biệt hơn cả là tình huống,
hồn cảnh gắn với đặc điểm của nạn nhân hoặc do chính nạn nhân của tội phạm tạo
ra (phụ nữ mang nhiều trang sức nhưng sơ hở mất cảnh giác dễ bị tội phạm cướp
giật tài sản xâm hại).
Trong các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nạn nhân của tội
phạm là chủ thể của một loại tình huống, hồn cảnh phạm tội trong cơ chế hành vi
phạm tội. Tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản là một trong những tội phạm có
sự xuất hiện của nạn nhân, vì vậy, khi nghiên cứu về tội phạm này, chúng ta có thể
dễ dàng nhận thấy những tình huống hồn cảnh gắn với nạn nhân hoặc do chính
nạn nhân tạo ra trong cơ chế hành vi phạm tội.
Tổng hợp những yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm có vai trị quan
trọng trong cơ chế hành vi phạm tội này được gọi là khía cạnh nạn nhân của tội
phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản. Những tình huống này kết hợp với các đặc
điểm tiêu cực của người phạm tội và tình huống hồn cảnh khách quan khác hình
thành động cơ phạm tội, kế hoạch hóa hành vi phạm tội và thực hiện tội phạm.
Từ đây, có thể rút ra kết luận chung về khái niệm “khía cạnh nạn nhân” như
sau: Khía cạnh nạn nhân của tội phạm là các đặc điểm của nạn nhân, các tình
5



huống, hồn cảnh phạm tội do chính nạn nhân tạo ra có vai trị trong cơ chế của
hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho
chính nạn nhân của tội phạm đó [18-tr.83].
Phân biệt nạn nhân của tội cƣớp tài sản , cƣớp giật tài sản với khía cạnh
nạn nhân của tội cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản:
Trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nạn nhân của tội phạm
hiện diện trong cơ chế hành vi phạm tội với tư cách là chủ thể của một loại tình
huống, hồn cảnh do nạn nhân tạo ra hoặc gắn liền với nạn nhân. Vì vậy, trên thực
tế nhiều người có quan điểm đồng nhất giữa hai khái niệm “nạn nhân” và “khía
cạnh nạn nhân”. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về mặt lý
luận và thực tiễn.
Như chúng ta đã tìm hiểu, “nạn nhân của tội phạm được hiểu là những cá
nhân, tổ chức phải chịu những hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần,
tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác mà những hậu quả thiệt
hại này là do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra” [21-tr.19].
Trong tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, “nạn nhân” của tội phạm được hiểu
là những cá nhân, tổ chức cụ thể gánh chịu những thiệt hại do hành vi phạm tội
cướp tài sản, cướp giật tài sản gây ra. Nạn nhân của các tội phạm này có thể là cá
nhân hay tổ chức và tất cả cá nhân hay tổ chức có tài sản đều có thể trở thành nạn
nhân của tội phạm này. Thiệt hại mà các cá nhân, tổ chức này phải gánh chịu là các
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản… thể hiện thông qua việc chuyển dịch bất
hợp pháp quyền sở hữu tài sản.
Khác với khái niệm nạn nhân, “khía cạnh nạn nhân” của tội phạm là các đặc
điểm của nạn nhân, các tình huống, hồn cảnh phạm tội do chính nạn nhân tạo ra
hoặc gắn với nạn nhân có vai trị trong cơ chế của hành vi phạm tội, góp phần làm
phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn nhân. Trong tội phạm
cướp tài sản, cướp giật tài sản, khía cạnh nạn nhân của tội phạm là khái niệm nhằm
chỉ những tình huống, hồn cảnh có liên quan tới nạn nhân của tội phạm, thu hút
hoặc tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho nạn

nhân. Đó có thể là những đặc điểm về nhân thân của nạn nhân, đặc điểm về hành vi
của nạn nhân hay mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội.

6


Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm trên, chúng ta cùng phân tích ví dụ sau:
Nguyễn Thiên Kim làm nghề sửa máy vi tính, thường được ơng Trần Hồi Phương
ở phường Thống Nhất (Biên Hòa) mời đến nhà sửa máy. Nhiều lần qua lại, biết ban
ngày vợ chồng ông Phương đi làm, chỉ có con gái Trần Châu Kim Phúc (sinh năm
1994) ở nhà, Kim đã nảy ra ý đồ bất chính. Đợi vợ chồng ơng Phương đi vắng, Kim
giả vờ đến sửa máy, sau đó tranh thủ thời cơ giết Kim Phúc và lấy đi nhiều tài sản
có giá trị [4-tr.8]. Trong vụ án cướp tài sản này, nạn nhân của tội phạm chính là
Kim Phúc (chịu thiệt hại về tính mạng), gia đình ơng Phương (chịu thiệt hại về tinh
thần và thiệt hại về mặt tài sản). Khía cạnh nạn nhân trong vụ án này gồm: hành vi
sơ hở, tâm lý mất cảnh giác của Kim Phúc (cho người lạ vào nhà khơng chút nghi
ngờ), hồn cảnh gia đình thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm (vợ chồng ơng
Phương đi vắng chỉ có Kim Phúc ở nhà một mình), mối quan hệ quen biết giữa
Kim và gia đình ơng Phương (nhiều lần Kim được gia đình ông Phương mời đến
sửa máy). Những đặc điểm trên có vai trò tác động tới cơ chế tâm lý xã hội của
người phạm tội, là nguyên nhân hoặc tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm được thực
hiện.
So sánh khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản với khía cạnh nạn
nhân của tội cƣớp giật tài sản
- Điểm giống nhau
Căn cứ quy định trong luật Hình sự về tội phạm cướp tài sản và cướp giật tài
sản, chúng ta nhận thấy đây đều là những tội phạm xâm hại tới quyền sở hữu tài sản
của chủ sở hữu. Hầu hết tội phạm xâm phạm sở hữu, trong đó có tội phạm cướp tài
sản và cướp giật tài sản đều có sự xuất hiện nạn nhân của tội phạm trong cơ chế
hành vi phạm tội. Vì vậy, chúng ta có thể suy luận về khả năng tồn tại những điểm

chung giữa các yếu tố liên quan tới nạn nhân của hai tội phạm cụ thể này.
Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm là việc chúng ta đi tìm hiểu
những ngun nhân, điều kiện từ phía nạn nhân có tác động tới hành vi phạm tội
của một tội phạm cụ thể. Về mặt lí luận, khía cạnh nạn nhân của một tội phạm được
nghiên cứu ở những nội dung sau: Những đặc điểm về hành vi của nạn nhân; những
đặc điểm nhân thân của nạn nhân; đặc điểm về mối quan hệ giữa nạn nhân với
7


người phạm tội. Vì vậy, khi so sánh “khía cạnh nạn nhân” của hai tội phạm nói trên
chúng ta cũng đi từ vấn đề lý luận để phân tích và làm rõ vấn đề.
Thông qua nghiên cứu nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội cướp tài sản,
cướp giật tài sản, nhận thấy hầu hết nạn nhân của tội phạm này đều có những điểm
chung sau:
Nạn nhân thường là những người có hành vi cẩu thả, mất cảnh giác, có nhiều
sơ hở trong khâu bảo vệ tài sản: Lĩnh tiền ở ngân hàng về nhưng chủ quan không
giữ tài sản ở chỗ kín đáo mà để ở những nơi dễ bị phát hiện như baga xe máy; nghe
điện thoại khi đang điều khiển môtô, xe gắn máy; mang nhiều trang sức, tài sản có
giá trị khi ra đường hoặc khi tham gia giao thơng; khơng khóa xe, gửi xe cẩn thận;
dựng xe máy trước cửa vào nhà hoặc mua đồ nhưng khơng rút chìa khóa; đi một
mình ở những đoạn đường vắng người qua lại vào những thời gian khơng an
tồn;để túi xách, tài sản trên giỏ xe khi tham gia giao thông; cho trẻ em đeo nhiều
trang sức; khơng áp dụng biện pháp an tồn tại các cửa hàng vàng bạc, nam nữ tâm
sự ở những nơi vắng vẻ, không đảm bảo an ninh.
Bên cạnh những hành vi cẩu thả, mất cảnh giác, nạn nhân cịn có những
hành vi tiêu cực như: không thông báo, tố giác về tội phạm, có tư tưởng mê tín dị
đoan “của đi thay người”, tiêu thụ những tài sản do phạm tội mà có, khơng tin
tưởng vào lực lượng cơng an, khơng hợp tác trong quá trình điều tra vụ án...
Điểm chung tiếp theo dễ nhận thấy nhất trong đặc điểm của hai tội phạm
trên cần đề cập tới đó là: hầu hết nạn nhân của tội phạm là phụ nữ hoặc những

người có thể trạng, sức khỏe khơng tốt như: người già, trẻ em, người khuyết tật,
người bệnh tật, những người bị hạn chế khả năng tự vệ, khả năng bảo vệ tài sản
kém...
Mặt khác, đa số những nạn nhân của tội phạm này đều có thái độ lơ là, mất
cảnh giác với tài sản của mình, khơng có biện pháp bảo vệ hợp lý cho tài sản.
Nhiều trường hợp do nạn nhân quá tin tưởng đối phương nên đã mắc bẫy của bọn
tội phạm chiếm đoạt tài sản. Những người khoe khoang thích phơ trương mang
theo nhiều tài sản trang sức đá quý mỗi khi ra đường cũng dễ trở thành đối tượng
bọn tội phạm xâm hại. Những người trẻ tuổi, thiếu cảnh giác: đi chơi nơi vắng vẻ,
8


học sinh đi làm khuya về một mình, thiếu cảnh giác khi tiếp xúc với người lạ, sẵn
sàng ăn uống thức ăn do người lạ mời mà không biết trong đó có thuốc mê. Trẻ em
được cha mẹ cho đeo nhiều đồ trang sức hoặc tài sản có giá trị rất dễ trở thành mục
tiêu tấn công của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản.
Một số trường hợp, nạn nhân của tội phạm có tâm lý cả tin, nhẹ dạ, khơng có
thói quen tố giác tội phạm, mê tín dị đoan quan niệm “của đi thay người, họa đi ắt
phước đến”, có tâm lý khơng tin vào lực lượng công an, khả năng phát hiện xử lý
tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tâm lý sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy
tín, nghề nghiệp, sợ bị báo thù, nếu có quan hệ thân quen thường có tâm lý che dấu
tội phạm.
Về hồn cảnh cuộc sống, công việc: thường nạn nhân của tội phạm cướp tài
sản, cướp giật tài sản là những người có cơng việc hoạt động trong những hoàn
cảnh khá đặc biệt như: những người làm nghề đấm bóp dạo, giác hơi, lái xe tacxi,
học sinh làm thêm về khuya, công nhân làm ca đêm…
- Điểm khác nhau
Tuy cùng là những tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
nhưng theo quy định trong luật hình sự, đây là hai tội phạm hồn tồn khác nhau.
Vì vậy, sẽ có những đặc trưng giúp chúng ta dễ nhận biết khi nghiên cứu về tội

phạm cũng như khía cạnh nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội của hai tội phạm
này. Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS là “hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” [10-tr.14]. Tội cướp giật tài sản
quy định tại Điều 136 BLHS là “hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách
cơng khai” [10-tr.28].
Như vậy, về mặt lí luận hình sự, cả hai tội phạm trên đều xâm phạm quyền
sở hữu tài sản, có tính chất chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu ở tội cướp tài sản, dấu hiệu
đặc trưng là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản thì trong
tội cướp giật tài sản, dấu hiệu đặc trưng lại là “công khai và nhanh chóng tẩu
thốt”. Những đặc điểm này, có tác động rất lớn tới nạn nhân của tội phạm, tới đặc
điểm khía cạnh nạn nhân của tội phạm cụ thể. Vì vậy, bên cạnh những điểm giống
9


nhau đã đề cập ở trên, còn tồn tại những điểm đặc trưng trong khía cạnh nạn nhân
của mỗi tội phạm, là cơ sở giúp chúng ta phân biệt hai tội phạm trên từ việc nghiên
cứu về nạn nhân của tội phạm.
Về đặc điểm hành vi, ngoài những hành vi cẩu thả, mất cảnh giác, nạn nhân
của tội phạm cướp tài sản cịn có những hành vi bất hợp pháp, khơng chính đáng:
Những người có hành vi vi phạm pháp luật trước đó (tài sản có được do nhận hối
lộ, tham nhũng, người thua bài cướp,buôn lậu, buôn bán ma túy, trộm cắp tài sản),
nạn nhân thường có tâm lý muốn giấu giếm, khơng muốn tố giác vì sợ lộ hành vi
phạm tội trước đó, nên khơng tích cực cộng tác với cơ quan bảo vệ pháp luật…
Không tố giác tội phạm, sợ lộ bí mật đời tư, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình,
danh tiếng bản thân như: mua dâm, ngoại tình... sau đó rơi vào „bẫy đánh ghen”
hoặc “bắt quả tang” quan hệ bất chính… của gái bán dâm và đồng bọn. Trên thực
tế, đặc điểm này rất ít thấy trong khía cạnh nạn nhân của tội cướp giật tài sản.
Về hồn cảnh gia đình, tội phạm cướp tài sản thường chú ý đến đối tượng là
những gia đình khá giả, giàu có, có điều kiện về kinh tế. Trái lại, trong cơ chế hành

vi phạm tội cướp giật tài sản, đặc điểm về gia đình nạn nhân ít được người phạm tội
chú ý hơn vì đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản đó là người phạm tội chiếm
đoạt tài sản của nạn nhân một cách cơng khai và nhanh chóng nhằm tránh bị phát
hiện hầu hết kẻ phạm tội thường chú ý tới những tài sản hiện có của nạn nhân, việc
tìm hiểu về hồn cảnh gia đình của nạn nhân là khơng xảy ra.
Mặt khác, thông thường, tội phạm cướp giật hoạt động ở những nơi cơng
cộng, đơng người qua lại, ít có trường hợp tội phạm này thực hiện tại nhà của nạn
nhân. Vì vậy, đa phần giữa nạn nhân và người phạm tội trong những vụ án liên
quan đến cướp giật tài sản hầu như khơng có mối quan hệ quen biết nhau từ trước.
Điều này hoàn toàn khác với cơ chế phạm tội cướp tài sản. Theo nghiên cứu, những
vụ cướp tài sản nghiêm trọng thường xảy ra ở những nhà dân cá biệt, tại các tổ
chức kinh doanh vàng, ngoại tệ, kim khí, đá quý… hoặc tại nhà của nạn nhân trong
trường hợp giữa nạn nhân và người phạm tội có quan hệ quen biết, thân thiết như:
người giúp việc, bạn cùng phòng, người yêu, bạn bè… mà nạn nhân khơng có sự đề
phịng, cảnh giác trong khâu bảo vệ tài sản.
10


Như vậy, việc so sánh khía cạnh nạn nhân giữa tội cướp tài sản và tội cướp
giật tài sản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phân tích, tìm hiểu vai trị,
mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội. Xác
định vị trí của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội giúp đánh giá một cách
chính xác mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, định khung, quy định mức độ
tăng nặng, giảm nhẹ phù hợp. Đặc biệt, thơng qua việc nghiên cứu khía cạnh nạn
nhân, có thể đưa ra những định hướng, đường lối đúng đắn, phù hợp trong cơng tác
phịng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng.
1.1.2. Phân loại khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản và tội cƣớp giật tài
sản
Khía cạnh nạn nhân của tội phạm nói chung, khái cạnh nạn nhân của tội
phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng là một khái niệm có nội dung nghiên

cứu rộng. Vì vậy, để có thể hiểu chính xác về khái niệm này là việc không dễ dàng.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã tiến hành phân loại khía cạnh nạn nhân của tội
phạm cụ thể (tội cướp tài sản, cướp giật tài sản) nhằm mục đích cung cấp những
nội dung cần thiết cho việc nghiên cứu nội dung khía cạnh nạn nhân của tội phạm
cụ thể. Từ đó, góp phần định hướng cho cơng tác phịng ngừa tội phạm từ phía nạn
nhân đạt hiệu quả.
- Căn cứ vào nội dung khía cạnh nạn nhân, chúng ta có thể chia khía cạnh
nạn nhân thành 3 loại gồm: Hành vi của nạn nhân; Các đặc điểm nhân thân của nạn
nhân và mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội.
Thứ nhất, về hành vi của nạn nhân của tội phạm. Trong cơ chế hành vi
phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, hầu hết, nạn nhân đều có hành vi sơ hở,
mất cảnh giác trong quá trình bảo quản tài sản của mình. Điển hình là trường hợp,
nạn nhân vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại di động; để tiền ở những nơi dễ
thấy như: baga xe máy, trong túi áo; một số người nhẹ dạ, cả tin, ăn uống những đồ
có chứa thuốc mê của kẻ phạm tội; những tiệm vàng không trang bị lực lượng bảo
vệ, camera, hệ thống chống trộm… Một số trường hợp nạn nhân có hành vi tiêu
cực như: mua dâm, ngoại tình, đánh bạc, quan hệ với người đồng tính…
Thứ hai, đặc điểm nhân thân của nạn nhân. Qua nghiên cứu những nạn nhân
của tội phạm cướp, cướp giật tài sản, chúng ta thấy rằng, những nạn nhân của tội
phạm này, phần lớn là phụ nữ, trẻ em, người già, người bệnh tật hoặc những người
11


khơng có, hạn chế khả năng bảo vệ tài sản của bản thân nhưng lại có nhiều tài sản,
những gia đình có điều kiện về kinh tế như kinh doanh vàng bạc, đá quý, buôn
bán… cũng là mục tiêu bọn tội phạm này hướng tới. Những người làm việc trong
hoàn cảnh thời gian, không gian khá đặc biệt (lúc đêm tối, ở những nơi vắng người
qua lại, những nơi có tình hình trật tự xã hội phức tạp…) như tài xế taxi phục vụ
khách 24/24 giờ, mọi lúc mọi nơi, người chạy xe ôm, học sinh đi làm thêm về
khuya, công nhân làm ca đêm… rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm cướp tài

sản, cướp giật tài sản.
Thứ ba, mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Hầu hết giữa nạn
nhân và người phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài
sản khơng có mối quan hệ quen biết từ trước. Đặc điểm này nhận thấy rõ nét trong
đặc điểm khía cạnh nạn nhân của tội cướp giật tài sản vì loại tội phạm này thường
xảy ra ở những nơi cơng cộng, nơi có nhiều thành phần xã hội.
- Căn cứ vào mức độ tác động của khía cạnh nạn nhân trong cơ chế hành
vi phạm tội, chúng ta có thể chia khía cạnh nạn nhân của tội phạm thành: Khía cạnh
nạn nhân tác động tích cực đến hành vi phạm tội và khía cạnh nạn nhân ảnh hưởng
một cách thụ động đến hành vi phạm tội.
Khía cạnh nạn nhân tác động tích cực đến hành vi phạm tội gồm những hành
vi mang tính chủ động của nạn nhân tác động ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trị là
ngun nhân của tội phạm. Nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản
thường có hành vi sơ hở, thiếu cảnh giác trong quá trình bảo quản tài sản, vận
chuyển tài sản hay trong một số trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật, trái
đạo đức như: mua dâm, ngọai tình… Những hành vi của nay nạn nhân tạo tình
huống, hồn cảnh thuận lợi cho người phạm tội hình thành động cơ phạm tội, lên
kế hoạch và thực hiện tội phạm.
Bên cạnh những đặc điểm khía cạnh nạn nhân có tác động tích cực đến hành
vi phạm tội cịn có những đặc điểm khía cạnh nạn nhân ảnh hưởng một cách thụ
động đến hành vi phạm tội có thể kể tới như: Đặc điểm về nhân thân nạn nhân: phụ
nữ, trẻ em mang nhiều trang sức có giá trị, người già, người tàn tật, người hạn chế
khả năng bảo vệ tài sản… hay mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Tuy
những đặc điểm này không trực tiếp tạo ra nguyên nhân của tội phạm nhưng nó lại
có vai trị lớn trong việc tạo ra điều kiện để tội phạm thực hiện trên thực tế.
12


- Căn cứ lỗi của nạn nhân, khía cạnh nạn nhân có thể chia thành: khía cạnh
nạn nhân thể hiện lỗi của nạn nhân và khía cạnh nạn nhân khơng có lỗi của nạn

nhân.
Thứ nhất, khía cạnh nạn nhân thể hiện lỗi của nạn nhân. Trong nội dung
này, lỗi của nạn nhân được thể hiện ở hai phương diện: Nạn nhân có hành vi tiêu
cực như: mua dâm, ngoại tình, đánh bạc, quan hệ đồng tính… dẫn đến việc họ trở
thành nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản. Trường hợp này, nạn
nhân được coi là người có lỗi cố ý, lỗi nặng trong cơ chế hành vi phạm tội cụ thể.
Bên cạnh những hành vi tiêu cực, nạn nhân cịn có hành vi cẩu thả, mất cảnh giác
trong bảo vệ tài sản của bản thân như: vừa đi xe vừa sử dụng điện thoại di động, lấy
tiền từ ngân hàng hay trạm ATM nhưng không cất cẩn thận mà bỏ ở túi áo, baga xe
máy… Những hành vi này, tuy khơng mang tính trực tiếp biến họ trở thành nạn
nhân của tội phạm nhưng cũng có tác động tiếp tay cho hành vi phạm tội. Trong
trường hợp này, nạn nhân được coi là người có lỗi vô ý trong cơ chế hành vi phạm
tội.
Thứ hai, khía cạnh nạn nhân được coi là khơng có lỗi của nạn nhân như đặc
điểm nhân thân nạn nhân, mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội.
Việc phân loại khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản
giúp chúng ta nhận thức thật đầy đủ và khách quan về những đặc điểm tình huống,
hoàn cảnh liên quan tới nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội cụ
thể. Cần phải hiểu rằng chỉ những yếu tố gắn với nạn nhân hoặc do nạn nhân tạo ra
đóng vai trị là ngun nhân hoặc tạo điều kiện phạm tội thì mới được coi là khía
cạnh nạn nhân của tội phạm nói chung, của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản
nói riêng. Như vậy, không phải bất kỳ yếu tố nào gắn liền với chủ thể là cá nhân
hay tổ chức chịu thiệt hại trực tiếp bởi hành vi phạm tội đều được coi là khía cạnh
nạn nhân của tội phạm.
Như vậy, việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có một vai trị quan trọng
trong q trình xác định phạm vi những cá nhân, tổ chức chịu tác động của hành vi
phạm tội. Từ đó xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, cũng như có những căn cứ để xây dựng các chính sách bồi thường và trợ giúp
nạn nhân của tội phạm. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn rằng
13



khơng phải mọi tội phạm đều có nạn nhân (tội phạm buôn lậu, tội trốn thuế không
xuất hiện nạn nhân của tội phạm) và có vai trị của nạn nhân (tội phạm xâm phạm
an ninh quốc gia, tội phạm chống lồi người, tội phạm chiến tranh… khơng tồn tại
vai trị tác động của nạn nhân). Trong quá trình giải quyết vụ án có nạn nhân cần
xác định đúng đắn mức độ ảnh hưởng của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
(nạn nhân có ảnh hưởng mang tính chủ động hay chỉ mang tính thụ động đối với
hành vi phạm tội). Qua đó, góp phần xây dựng chính sách hình sự phù hợp, xác lập
các tình tiết định khung hình phạt, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự, và trong giải quyết vụ án hình sự góp phần tăng cường
hiệu quả hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo giữ gìn vững
chắc an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội cƣớp tài sản và

tội cƣớp giật tài sản
Ý nghĩa về mặt lý luận: Trong quá trình nghiên cứu về cơ chế hành vi của
tội phạm nói chung, tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng, bên cạnh
việc tìm hiểu về tội phạm, người phạm tội, còn đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu
những nguyên nhân và điều kiện khách quan từ phía nạn nhân của tội phạm. Việc
nghiên cứu khía cạnh nạn nhân là vịêc làm quan trọng và cần thiết, có vai trị đặc
biệt đối với những tội phạm có tồn tại nạn nhân như tội phạm cướp tài sản, cướp
giật tài sản. Muốn đánh giá chính xác mức độ phạm tội, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội của tội phạm cần tìm hiểu những đặc điểm, hành vi của nạn nhân
có tác động như thế nào đến cơ chế hành vi phạm tội (tình huống do nạn nhân tạo
ra là ngun nhân hay chỉ có vai trị điều kiện dẫn tới hành vi phạm tội).
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Như đã phân tích, khía cạnh nạn nhân được hiểu
là những nguyên nhân, điều kiện liên quan tới nạn nhân và có ảnh hưởng tới cơ chế

hành vi phạm tội của tội phạm cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân
của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản sẽ giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các
nguyên nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tội hoặc là những yếu tố
kích thích làm hình thành các ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện hành vi
phạm tội.
14


Tìm hiểu đặc trưng của các nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn nhân
của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những định hướng cũng
như các biện pháp ngăn ngừa những rủi ro, hạn chế các nguy cơ trở thành nạn nhân
của tội phạm, đảm bảo an tồn cho tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản
cũng như các lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân, đề ra những biện pháp phòng ngừa tội
phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản xuất phát từ phía nạn nhân một cách khả thi và
hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất sự có mặt của nạn nhân trong cơ chế hành vi
phạm tội. Mặt khác, phịng ngừa tội phạm có hiệu quả phần nào giúp nhà nước tiết
kiệm chi phí điều tra, xét xử, khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra cho nạn nhân,
xã hội bớt nhiều gánh nặng, con người được sống trong mơi trường an tồn hơn.
Ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự và giải quyết vụ án hình sự: Nghiên
cứu khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, cướp giật tài sản có vai trị quan trọng
cho việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hình sự, chính sách xã hội.
Trong luật hình sự, đặc điểm nhân thân và hành vi của nạn nhân có ý nghĩa
là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Phạm tội
với phụ nữ có thai, trẻ em… là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định
tại điểm h, khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Thơng qua việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học sẽ
đem lại những hiểu biết đầy đủ hơn về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm,
người phạm tội và những nhân tố khác thuộc về nạn nhân chưa được quy định trong
luật hình sự. Là cơ sở định hướng hồn thiện pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng

luật hình sự.
Trong lĩnh vực tố tụng, luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định cách thức,
trình tự, thủ tục cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá
trình tố tụng nhằm phục vụ mục đích chung “xét xử đúng người, đúng tội và đúng
pháp luật”. Nạn nhân của tội phạm tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại hay
nguyên đơn dân sự. Vì vậy, nghiên cứu nạn nhân trong tố tụng hình sự nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích của nạn nhân được tơn trọng. Sự tham gia tích cực của nạn
nhân góp phần giải quyết vụ án được nhanh chóng và chính xác bởi họ là người bị
hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, thường biết rõ tình tiết của vụ án, liên quan tới
người phạm tội. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bằng việc quy
15


định về cơ chế bảo vệ nạn nhân, xây dựng quỹ bồi thường cho nạn nhân đảm bảo
bồi thường thiệt hại, khắc phục những mất mát mà nạn nhân phải gánh chịu là
những chính sách cần được hồn thiện và bổ sung trong luật tố tụng hình sự nhằm
nâng cao tinh thần tích cực tham gia tố tụng, tố giác tội phạm của nạn nhân, góp
phần nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm
cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng.
Như vậy, thơng qua việc phân tích khái niệm khía cạnh nạn nhân của tội
phạm, kết hợp giữa phân biệt nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản
với khía cạnh nạn nhân của tội phạm này cùng với việc so sánh khía cạnh nạn nhân
của hai tội phạm này, chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa quan trọng của khía cạnh nạn
nhân trong cơ chế hành vi phạm tội. Mặt khác, trên cơ sở phân loại khía cạnh nạn
nhân của tội cướp tài sản, cướp giật tài sản giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về vị
trí, vai trị của từng yếu tố cấu thành nên khía cạnh nạn nhân của tội phạm. Từ đó,
tạo tiền đề thuận lợi để đưa ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm này một cách
khả thi và đạt hiệu quả cao trên thực tế.

Chương 2


16


×