Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Người phụ nữ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trong khu vực " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.93 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
54
Đặc san về bình đẳng giới




ThS. Đỗ Thị Phợng *
h n l mt na ca th gii. Ngi
i din cho phỏi p. Ngi ph n
ngoi t cỏch l ch th bỡnh ng vi
ngi n ụng trong mi lnh vc ca i
sng xó hi nh: Lao ng, hc tp h
cũn cú thiờn chc lm v, sinh con v nuụi
con. Trong th ca, ngi ph n thng l
ngun cm hng vụ tn ca cỏc nh th,
nh vn cng nh vy, chỳng ta thng bt
gp búng dỏng ngi ph n trong cỏc
cụng trỡnh nghiờn cu ca cỏc nh khoa
hc. Trong phỏp lut, dự l ngnh lut no:
Dõn s, lao ng, hụn nhõn gia ỡnh, hỡnh
s, t tng hỡnh s u cú nhng quy
nh c bit cho mt s ch th khi h l
ngi ph n. H c phỏp lut bo v
hoc c mt s quyn u ói m khụng
phi ch th no khi tham gia quan h phỏp
lut ú cng cú c. Khụng riờng gỡ Vit
Nam, mt t nc ang trong giai on
phỏt trin m ngay c nhng nc cha


phỏt trin hoc cỏc nc tiờn tin trờn th
gii hay trong khu vc cng cú nhng
chớnh sỏch ói ng i vi ngi ph n,
k c khi h cú hnh vi phm ti. Trong
phỏp lut t tng hỡnh s ca cỏc nc trờn
th gii núi chung v cỏc nc trong khu
vc núi riờng, dự ngi ph n tham gia t
tng vi t cỏch l ngi b hi hay b can,
b cỏo thỡ h cng c phỏp lut bo v
hoc cú mt s quyn u ói nht nh.
Trong bi vit ny, chỳng tụi gii thiu
quy nh ca phỏp lut t tng hỡnh s ca
Vit Nam v mt s nc trong khu vc
khi ngi ph n tham gia t tng vi t
cỏch l b can, b cỏo, ngi b kt ỏn.
1. Khi ngi ph n tham gia t tng
vi t cỏch l b can, b cỏo
iu 5 B lut t tng hỡnh s Vit
Nam quy nh nguyờn tc Bo m quyn
bỡnh ng ca mi cụng dõn trc phỏp
lut, do ú khi tham gia t tng, ngi
ph n cng nh nhng cụng dõn khỏc u
cú nhng quyn v ngha v nh nhau.
Phỏp lut t tng hỡnh s khụng phõn bit
h l nam hay n nu ngi ú cú hnh vi
phm ti u b x lý theo phỏp lut. Tuy
nhiờn, trong quỏ trỡnh gii quyt v ỏn hỡnh
s, vic quy nh th tc khỏc nhau trong
bt, giam, truy t, xột x hon ton khụng
mõu thun vi cỏc ũi hi ca iu lut

trờn, bi vỡ mc ớch ca B lut t tng
hỡnh s l to ra nhng iu kin thun li
nht cho vic iu tra, truy t, xột x v thi
hnh ỏn hỡnh s. Hn na, xut phỏt t
nguyờn tc nhõn o ca lut hỡnh s, lut
t tng hỡnh s, t c im tõm - sinh lý
ca nhng ngi ph n ang trong
P

* Gi
ng vi
ờn Khoa lu
t h
ỡnh s


Trng i hc Lut H Ni


nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng
giíi
55

những thời kỳ đặc biệt (là phụ nữ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi) và
ảnh hưởng của những đặc điểm này đến
sức khoẻ, khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của họ cũng như hậu quả
của việc áp dụng các thủ tục tố tụng hoặc

hình phạt đối với người phụ nữ đó. Chính
vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam đã có một số quy định mang tính
nhân đạo đối với một số chủ thể nhất định
khi họ là phụ nữ.
Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét
xử, người phụ nữ tham gia tố tụng với tư
cách là bị can, bị cáo, họ cũng có các
quyền và nghĩa vụ như những bị can, bị
cáo khác. Tuy nhiên, khi cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp
ngăn chặn tạm giam đối với bị can, bị cáo
thì một số đối tượng là phụ nữ sẽ không bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn này trừ
trường hợp đặc biệt. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự
Việt Nam, những bị can, bị cáo là phụ nữ
sẽ không bị tạm giam khi họ là: “Phụ nữ
có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi
sáu tháng tuổi mà áp dụng biện pháp
ngăn chặn khác, trừ trường hợp sau đây:
a, Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo
lệnh truy nã; b, Bị can, bị cáo được áp
dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp
tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm
trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c,
Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy
hại đến an ninh quốc gia”. Tạm giam là

biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất
trong các biện pháp ngăn chặn. Người bị
tạm giam sẽ bị hạn chế quyền tự do trong
một thời gian nhất định, họ phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về chế độ tạm
giam. Do tính chất rất nghiêm khắc của
biện pháp ngăn chặn này, nếu chúng ta áp
dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị
cáo là phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi
con dưới 36 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ, tâm lý của cả
người mẹ và đứa trẻ. Người phụ nữ đang
có thai là đối tượng được chăm sóc đặc
biệt cả về thể chất và tinh thần; đứa trẻ
dưới 36 tháng tuổi hơn lúc nào hết rất cần
bàn tay chăm sóc của người mẹ. Vì vậy,
với chính sách nhân đạo của Nhà nước ta,
người phụ nữ đang ở trong thời kỳ đặc biệt
này sẽ không bị các cơ quan tiến hành tố
tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm
giam trừ những trường hợp kể trên. Nếu
chúng ta không áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam trong những trường hợp đó,
họ có thể sẽ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc
cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc
điều tra, truy tố, xét xử hoặc gây nguy hại
đến nền an ninh quốc gia đối với những bị
can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia. Trước đây, những điểm này chưa
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình

sự năm 1989. Bộ luật tố tụng hình sự năm
1989 chỉ quy định: “Trừ trường hợp đặc
biệt” còn những trường hợp nào là trường
hợp đặc biệt thì lại không được quy định
cụ thể trong Bộ luật. Điều đó đã gây không
ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.


nghiªn cøu - trao ®æi
56
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi

Việc bổ sung các điểm a, b, c, khoản 2
Điều 88, không những vẫn đảm bảo được
chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối
với bị can, bị cáo là phụ nữ ở các trường
hợp trên mà còn hạn chế được việc họ sẽ
tiếp tục phạm tội hay bỏ trốn đảm bảo
bất kỳ người phạm tội nào cũng bị xử lý
như nhau trước pháp luật. Khác với pháp
luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt
Nam khi đưa ra những tiêu chí về người
phụ nữ được áp dụng một số chính sách
nhân đạo khi tham gia tố tụng với tư cách
là bị can, bị cáo, Điều 157 Bộ luật tố tụng
hình sự của nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa quy định: “Người phụ nữ có
thai hoặc đang cho con đẻ bú” sẽ không bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Như vậy, trong pháp luật tố tụng hình sự

của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
chỉ người phụ nữ nào đang có thai hoặc
đang cho con đẻ bú mới không bị tạm
giam; quy định này là hạn chế hơn so với
Việt Nam (ở Việt Nam không quy định rõ
người phụ nữ đang nuôi con phải là con đẻ
hay con nuôi hợp pháp, miễn là đứa trẻ
được người phụ nữ đó nuôi dưỡng đang ở
độ tuổi dưới 36 tháng). Tuy nhiên, quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự của
nước CHND Trung Hoa là chưa rõ ràng vì
không giới hạn được độ tuổi của đứa trẻ
mà người mẹ đẻ cho bú là bao nhiêu tháng,
điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan
tiến hành tố tụng khi áp dụng. Bộ luật tố
tụng hình sự của Hàn Quốc lại quy định về
đối tượng không bị tạm giam khi họ là
người phụ nữ: “Có mang từ 6 tháng trở
lên; hoặc nếu người bị kết án mới sinh con
chưa được quá 60 ngày; hoặc nếu con cái
của người bị kết án đang còn bé và không
có ai chăm sóc” (Điều 471). So với quy
định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam và Trung Hoa về đối tượng này, các
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Hàn
Quốc chi tiết và cụ thể hơn.
Khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra
có thẩm quyền tiến hành các hoạt động
điều tra nhằm thu thập các chứng cứ chứng
minh tội phạm và người thực hiện tội

phạm. Một trong những hoạt động điều tra
đó là khám xét. Để tôn trọng và đảm bảo
nhân phẩm, danh dự cho phụ nữ mặc dù họ
là người bị bắt giữ hay bị can, bị cáo thì
khi tiến hành khám người đó phải: “nam
khám nam, nữ khám nữ và phải có người
cùng giới chứng kiến” (Điều 142 Bộ luật tố
tụng hình sự Việt Nam). Khi đề cập vấn đề
này, tại Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự
của Hàn Quốc cũng quy định: “Khi khám
xét cơ thể một phụ nữ phải có sự hiện diện
của phụ nữ trưởng thành khác”. Hay trong
Điều 141 của Bộ luật này quy định: “Việc
giám định cơ thể phụ nữ chỉ được thực
hiện với sự có mặt của một bác sĩ hay một
phụ nữ trưởng thành”. Điều 82 Bộ luật tố
tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa quy định: “Việc khám người
đối với phụ nữ phải do nhân viên là phụ nữ
tiến hành”. Như vậy, trong rất nhiều bộ
luật của các nước trong khu vực đã quy
định về hoạt động khám xét của cơ quan
điều tra và các quy định này dù ở các góc
độ khác nhau cũng thể hiện được sự tôn


nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng
giíi
57


trọng, bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ
dù họ là người bị nghi thực hiện tội phạm
hay là bị can trong các vụ án hình sự.
2. Khi người phụ nữ là người bị kết án
Trong giai đoạn này, người bị kết án là
phụ nữ cũng được pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam dành cho những ưu đãi nhất
định. Hình phạt tử hình là hình phạt
nghiêm khắc nhất trong tất cả các loại hình
phạt. Hình phạt này được áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
không còn khả năng giáo dục, cải tạo
người đó và việc loại bỏ họ vĩnh viễn ra
khỏi cộng đồng xã hội là cần thiết. Dựa
vào quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự
năm 1999: “Không áp dụng hình phạt tử
hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ
đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm
tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ
nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi. Trong trường hợp này, hình
phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”,
Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định chặt
chẽ về thủ tục kiểm tra việc ra quyết định
thi hành án tử hình và việc thi hành án tử
hình đối với người bị kết án là phụ nữ.
Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“Trong trường hợp người bị kết án là phụ

nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án,
chánh án toà án đã xét xử sơ thẩm phải tổ
chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng
hình phạt tử hình được quy định tại Điều
35 của Bộ luật hình sự. Nếu có căn cứ
người bị kết án có điều kiện quy định tại
Điều 35 của Bộ luật hình sự thì chánh án
toà án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết
định thi hành án và báo cáo chánh án Toà
án nhân dân tối cao để xem xét chuyển
hình phạt tử hình thành tù chung thân cho
người bị kết án.
Trước khi thi hành án đối với người bị
kết án là phụ nữ thì hội đồng thi hành án
ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm
tra các tài liệu liên quan đến điều kiện
không thi hành án tử hình được quy định
tại Điều 35 của Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp hội đồng thi hành án
phát hiện người bị kết án có điều kiện quy
định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự thì
hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và
báo cáo chánh án toà án đã ra quyết định
thi hành án để báo cáo chánh án Toà án
nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt
tử hình thành tù chung thân cho người bị
kết án”. Quy định một cách chặt chẽ và chi
tiết như vậy sẽ hạn chế được những sai
phạm có thể xảy ra mà không có biện pháp
nào khắc phục nổi khi chúng ta đã tước bỏ

quyền sống của một con người. Mặc dù
cũng quy định không áp dụng hình phạt tử
hình đối với người bị kết án là phụ nữ
trong trường hợp đặc biệt nhưng trong
pháp luật tố tụng hình sự của Trung Hoa, đối
tượng này lại hạn hẹp hơn so với Việt Nam.
Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự của nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định:
“Khi phát hiện được một trong những
trường hợp dưới đây thì phải đình chỉ thi
hành án và báo ngay lên Toà án nhân dân
tối cao, chờ quyết định của Toà án nhân
dân tối cao: 2, Người phạm tội đang có


nghiªn cøu - trao ®æi
58
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi

thai. Việc đình chỉ thi hành án vì lý do ghi
trong mục thứ hai của khoản trên phải
được báo lên Toà án nhân dân tối cao thay
đổi bản án theo quy định pháp luật”. Còn
theo khoản 2 Điều 479 Bộ luật tố tụng hình
sự của Nhật Bản: “Nếu phụ nữ bị kết án tử
hình đang có thai thì việc thi hành án sẽ
được hoãn theo lệnh của bộ trưởng Bộ tư
pháp”. Khác với Việt Nam và Trung Quốc
khi người bị kết án là phụ nữ ở trong
những trường hợp đặc biệt như trên, Bộ

luật tố tụng hình sự của Nhật Bản quy
định: “Khi việc thi hành án tử hình đã
được hoãn theo khoản 2 trên đây thì hình
phạt tử hình sẽ không được thực hành trừ
phi có lệnh của bộ trưởng Bộ tư pháp được
ra sau khi sinh con” (khoản 3 điều 479).
Như vậy, việc thi hành tử hình đối với
người bị kết án là phụ nữ vẫn có thể được
thực hiện sau khi sinh con nếu có lệnh của
bộ trưởng Bộ tư pháp.
Đối với người bị kết án phạt tù là phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi, pháp luật hình sự và tố tụng
hình sự Việt Nam cũng có những ưu đãi
đối với họ. Theo quy định tại Điều 261 Bộ
luật tố tụng hình sự Việt Nam, đối với
người bị xử phạt tù đang được tại ngoại,
chánh án toà án đã ra quyết định thi hành
án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của
viện kiểm sát, cơ quan công an cùng cấp
hoặc người bị kết án cho chấp hành hình
phạt tù. Một trong những trường hợp được
hoãn chấp hành hình phạt tù là người bị kết
án đang là phụ nữ thuộc đối tượng trên.
Cũng như vậy, trong trường hợp người đó
đang chấp hành hình phạt, họ có thể được
tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho
đến khi con của người đó đủ 36 tháng tuổi.
Pháp luật tố tụng hình sự của Hàn Quốc
cũng có những ưu đãi đối với người phụ nữ

khi họ bị kết án phạt tù, tuy nhiên quy định
tại Điều 471 Bộ luật tố tụng hình sự của
Hàn Quốc có một số đặc điểm khác so với
Việt Nam. Việc thi hành án tù giam không
có lao động khổ sai có thể bị đình chỉ khi:
“ người bị kết án có mang từ 6 tháng trở
lên; hoặc nếu người bị kết án mới sinh con
chưa được quá 60 ngày; hoặc nếu con cái
của người bị kết án đang còn bé và không
có ai chăm sóc”. Bộ luật tố tụng hình sự
của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
quy định: “Có thể thi hành án tại nơi giam
giữ đối với những người phạm tội bị xử tù
chung thân, tù có thời hạn trong những
trường hợp: 2, Phụ nữ có thai hoặc
đang cho con đẻ bú”.
Tóm lại, mặc dù các quy định trên có
thể chưa được chặt chẽ hay chưa thể hiện
được hết bản chất nhân đạo của pháp luật
của mỗi nước đối với người phụ nữ nói
chung và người phụ nữ ở trong hoàn cảnh
đặc biệt khi họ là bị can, bị cáo hay người
bị kết án nhưng những quy định này đã thể
hiện được phần nào chính sách nhân đạo
của các nhà nước đó đối với bị can bị cáo,
người bị kết án là phụ nữ. Những quy định
tiến bộ này cần được tiếp tục phát triển và
phát huy hơn nữa nhất là trong giai đoạn
xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay
của Việt Nam./.

×