Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Từ đỉnh Lũng Cú đến đất mũi Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.38 KB, 4 trang )

1
ĐIỂM CỰC BẮC VÀ ĐIỂM CỰC NAM
CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

Đất nước Việt Nam cong cong hình chữ S với đường bờ biển kéo dài từ
Móng Cái đến Hà Tiên dài khoảng 3260km. Khúc ruột Miền Trung như chiếc
đòn gánh, gánh hai đồng bằng lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam bộ.
Khoảng cách hẹp nhất tại Đồng Hới, Quảng Bình khoảng 50km. Khoảng cách từ
điểm cực Bắc Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang đến đất mũi Cà Mau dài khoảng
1650km (theo đường chim bay).
I. Xã Lũng Cú
1. Vị trí địa lý
Xã Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm huyện
Đồng Văn 24 km về phía bắc, cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km, là điểm
cực bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý:
- Nằm trên 23022’59’’ Vĩ độ Bắc và 105019’21’’ Kinh độ Đơng
- Phía đơng, tây, bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới 16,5 km
- Phía nam giáp xã Má Lé
- Diện tích 33,96 km², dân số năm 2019 là 4.885 người, mật độ dân số đạt
144 người/km². Xã Lũng Cú có các dân tộc H'mơng, Lơ Lơ, Tày, Pu Péo.
2. Văn hố
Lũng Cú có nghĩa là Thung Lũng Rồng. Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh
Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Từ trên đỉnh cột cờ
nhìn xuống đất có 2 hồ nước nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn
nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.
Huyền thoại rằng “Khi xưa, thấy nơi đây non cao cảnh đẹp, rồng tiên xuống
thưởng lãm phong cảnh. Nhưng vì chứng kiến cuộc sống của người dân còn
nhọc nhằn, phải canh tác trên núi đá tai mèo, nước ăn cho con người cịn
khơng đủ, huống chi nước để cho sản xuất cho cây trồng, vật nuôi. Thương cảm
với đồng bào, rồng tiên đã để hai con mắt tại nơi này. Và hai mắt rồng đã hóa
thành hai hồ nước ở chân núi, người dân vẫn gọi là “long nhãn” (mắt rồng) và


một hồ nước của làng Thèn Pả (làng của dân tộc Mông) và một hồ của làng Lô
Lô Chải (của người Lô Lô)”. Điều kỳ diệu là nước ở hai hồ này không bao giờ
cạn, nguồn nước ấy tiếp thêm sức sống mạnh mẽ hơn cho đồng bào trên miền đá
quanh năm khô cằn.
Theo dòng lịch sử, từ triều đại nhà Lý, tại đỉnh núi Rồng, Thái uý Lý
Thường Kiệt đã cho người xây dựng cột cờ bằng cây sa mộc và treo lên đấy một
lá cờ, đó là thời điểm ơng hội quân nhằm trấn ải biên thuỳ. Từ lúc đó, vị trí này
được nhân dân xem như một cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương. Trải qua
những giông tố, chiến tranh và đến mãi sau này, lá cờ luôn được các chiến sĩ, bộ
đội biên phòng và nhân dân các dân tộc nơi đây duy trì, bảo vệ.
Tới thời Pháp thuộc vào năm 1887, cột cờ này được xây dựng lại. Năm
2002, cột cờ được dựng cao khoảng 20 mét, chân và bệ cột có hình lục lăng và


2

dưới chân cột là sáu phù điêu có họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên
đỉnh cột là cán cờ cao cắm quốc kỳ có tổng diện tích rộng 54 mét vuông, tượng
trưng cho 54 dân tộc của Việt Nam. Đến năm 2010, nằm trong hoạt động chào
mừng “Ngàn năm Thăng Long” của Hà Giang, Ủy ban nhân dân huyện Đồng
Văn đã cho tiến hành khởi công trùng tu, nâng cấp cột cờ quốc gia Lũng Cú mới
ngay tại vị trí cũ.
Cột cờ Lũng Cú đặt ở nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách điểm
Cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường chim bay. Lũng Cú có độ cao so
với mực nước biển khoảng từ 1400m đến 1800m. Mùa hè mát mẻ, mùa đơng có
thể có tuyết rơi. Con người nơi đây hiền hòa giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ quốc không ai lại không muốn một lần nếm
thử món thắng cố tuyệt vời. Đây là món đặc sản của người H’Mơng. Ngun
liệu chính để làm thắng cố là thịt ngựa, hoặc thịt trâu, bò. Các bộ phận như thịt,
xương, tim gan, ... cho vào nồi nấu nhừ sau đó cho thêm rau vào, thậm chí thêm

một ít bột ngơ, khi chín có vị thơm phức, ngọt đậm trong lưỡi, rất bổ dưỡng.
Món thắng cố đã mang lại cho bà con vùng cao sức khỏe, để họ có thể đi qua
mấy ngọn núi cao vực thẳm mà không thấy mệt. Chè Shan tuyết cũng là đặc sản
ở Lũng Cú. Cây chè này đang là nguồn thu nhập của bà con nơi đây.
Bếp củi của gia đình các dân tộc thiểu số luôn đỏ lửa vào những ngày
đông, để ấm vào mùa đông, để nấu cơm, và để làm thịt treo (thịt lợn hun khói).
Thịt treo là món ăn đặc sản mà hầu hết các dân tộc thiểu số ở Hà Giang như
Tày, H’Mơng, Lơ Lơ, … đều có trong căn bếp của mình. Món thịt treo được làm
từ thịt heo đen. Đây là giống heo có thể thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của
vùng núi cao, được chăn thả tự nhiên trên đồi nên thịt sẽ rất săn chắc, phần mỡ
nhiều nhưng giòn và thơm. Thịt dùng để treo gác bếp thường là ba chỉ, thịt nạc.
Công đoạn khó nhất chính là lúc ướp thịt. Thịt heo sau khi đã phơi ráo nước sẽ
được đem ướp với các loại gia vị truyền thống như: hạt dổi, mắc khén, thảo quả,
tiêu đen, hoa hồi, hoa quế, … Rồi sau đó đem treo trên bếp từ 15 ngày trở lên.
Dưới sự tác động của nhiệt độ toả ra từ bếp củi và gió lùa, thịt sẽ dần khơ và săn
lại. Thành phẩm của một miếng thịt lợn hun khói ngon là phần bề mặt ám bồ
hóng, có màu nâu đỏ óng, khi cắt ra phần thịt không bị tách rời mà giữ được độ
săn chắc. Lúc có khách, người dân sẽ ngâm thịt vào nước nóng để phần da được
mềm hơn rồi đem xào với dầu nóng, thêm chút gừng, hành lá cho thơm. Thịt
treo (thịt lợn gác bếp) có mùi hương đặc biệt, vị nồng của mắc khén, tiêu, mùi
nồng ngai ngái của khói bếp, phần thịt nạc dai nhẹ, phần mỡ và da giòn sần sật.
Mùa hè lên Lũng Cú, du khách thấy những chú ngựa thồ chất ngất những
trái lê, táo, mận, đào cùng bà con dân tộc xuống chợ phiên Lũng Cú. Men theo
các triền núi chênh vênh mờ sương, con trai đem theo khèn, con gái cõng quẩy
tẩu, cắp ô, tiếng lục lạc, tiếng ngựa hý âm vang cả núi rừng. Đàn ông tụ tập
thành nhóm thổi khèn lá, khèn bè, đàn mơi mời gọi bạn tình, rượu ngơ trong vắt
rót tràn bát để mời nhau bên những nồi thắng cố sôi sùng sục. Chiều về, tiếng vó
ngựa xa dần, nhưng du khách vẫn bị ám ảnh bởi đây đó âm vang tiếng khèn.
I. Mũi Cà Mau



3

1. Vị trí địa lý
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái
mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan. Tại đây có hệ sinh
thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Và cịn có các cơng trình như
cột mốc toạ độ quốc gia, biểu tượng Mũi Cà Mau. Vùng đất này hằng năm lấn ra
biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn.
Đất mũi Cà Mau nằm trên 8037’30’’ Vĩ độ Bắc; 104 43’ Kinh độ Đơng. Ở
đây có mốc tọa độ quốc gia, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, có vị trí địa lý:
- Phía đơng giáp xã Viên An
- Phía nam giáp Biển Đơng
- Phía tây và phía bắc giáp Vịnh Thái Lan.
Xã Đất Mũi có diện tích 93,34 km², dân số năm 2019 là 12.906 người,
mật độ dân số đạt 138 người/km².
Đến với xã đất mũi huyện Ngọc Hiển, ngoài ý nghĩa thiêng liêng của việc
ghé thăm biểu tượng cực nam Tổ quốc Mũi Cà Mau, du khách sẽ được trải
nghiệm khám phá khu rừng đước ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Đây cũng là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với hệ sinh
thái đa dạng độc đáo.
Có diện tích lên đến hơn 63.000ha, rừng ngập mặn Cà Mau hiện chỉ xếp
sau "lá phổi"Amazon của Nam Mỹ trong danh sách những khu rừng ngập mặn
lớn nhất thế giới.
2. Văn hoá
Vùng đất mũi Cà Mau, điểm tận cùng cực Nam của Tổ Quốc, nơi được
thiên nhiên ban tặng cảnh quan thiên nhiên sông nước hùng vĩ. Hơn nữa, với sự
phong phú về tài nguyên biển, rừng cây trái bạt ngàn, đến với Cà Mau bạn sẽ
được thưởng thức những tinh hoa của đất trời mang lại. Ngoài khám phá những

địa điểm du lịch nổi tiếng, chuyến vi vu đến vùng đất mũi sẽ trở nên ý nghĩa và
thú vị hơn khi bạn được thưởng thức những món ngon đặc sản Cà Mau.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi có hệ thống kênh ngịi chằng chịt, sơng
nước mênh mơng, có biển và hệ thống rừng ngập mặn. Nơi đây là nơi của vô số
sinh vật từ các loại hải sản, cá sông, chim trời, ếch, chuột, ... hay nổi tiếng với
những lồi cơn trùng đng, nhộng, dế,..cùng hàng trăm loại cây ăn quả và đa
dạng những loại rau.
Nhắc đến vùng đất tận cùng của Tổ Quốc thì cua chính là món đặc sản Cà
Mau hàng đầu phải kể đến. Không chỉ nổi tiếng trong nước, cua Cà Mau còn
được xuất khẩu đi các nước lân cận. Với 2 loại cua đặc trưng cua thịt rất chắc
thịt, vị ngọt và thơm, cua gạch thì gạch đầy ú ụ đỏ ươm, béo ngậy thơm ngon.
Bạn có thể thưởng thức vị thơm ngon của cua với các cách chế biến như cua
hấp, cua rang me, lẩu cua, ...


4

Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa sầm sập, giơng gió hối hả,
đến rất nhanh, ngớt cũng rất nhanh. Hiển nhiên mang nét đặc trưng là thế, con
người Cà Mau càng dễ thương hơn bởi sự mộc mạc, chân chất, thân thiện và vô
cùng mến khách, quý nhau ở cái tình, cái nghĩa. Có lẽ chính những yếu tố khắc
nghiệt của thiên nhiên trên vùng đất mới đã hun đúc và hình thành nên những
con người Cà Mau chịu thương, chịu khó, sống chan hịa, tình cảm. Với người
Cà Mau, những lúc đói có thể mượn nhau gạo ăn đến khi kịp mùa gặt mới, khi
lúa đã đầy bồ. Trong lao động sản xuất, họ cịn "dần cơng” qua lại với nhau từ
cất nhà, làm ruộng, đến đám tiệc hay tát đìa, ...
Sau khi cơng việc đã đâu vào đấy, bên ly rượu đế, họ có thể ngồi nhâm
nhi và ngân nga vài câu vọng cổ yêu thích. Rồi khi gặp khách quý, người Cà
Mau có thể "chơi hết mình”. Một người dù có bận rộn đến đâu cũng sẵn sàng bỏ
ra thời gian quý báu của mình tiếp bạn, để rồi sẽ tranh thủ thức khuya, dậy sớm

vài ngày sau đó để hồn thành cho xong cơng việc. Đó là những tình cảm chân
thành, hết sức tự nhiên vốn đã hình thành trong bản chất của con người Cà Mau
từ xưa đến nay.
Đến với đỉnh đầu tổ quốc (Lũng Cú) và cuối tổ quốc (Đất mũi Cà Mau).
Một nơi là Núi (tượng trưng cho 50 người con lên núi trong truyền thuyết Âu
Cơ, Lạc Long Quân) và một nơi là Biển (50 người con xuống biến). Mỗi nơi có
có địa hình khí hậu khác nhau và có những bản sắc văn hoá riêng. Nhưng con
người ở đây đều có một điểm chung là lịng đồn kết dân tộc, cần cù, thật thà
chất phác dễ thương./.
TP. Hà Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2023



×