Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Áp Dụng Kaizen Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Môi Trường Và Cộng Đồng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 139 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

LÊ THỊ THU HƯỜNG

ÁP DỤNG KAIZEN TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

LÊ THỊ THU HƯỜNG

ÁP DỤNG KAIZEN TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: Quản trị chất lượng
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ ĐÔNG

Hà Nội - Năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hường


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS. Đỗ
Thị Đông đã luôn dành sự tâm huyết và hướng dẫn chi tiết trong suốt q trình từ
khi tơi hình thành tên đề tài đến giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Bên
cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến các thầy cô của Bộ môn Quản
trị Chất lượng, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
dành thời gian lắng nghe và góp ý để tơi có thể hồn thiện luận văn của mình.
Cùng với đó, tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân
viên Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã đồng hành, tạo điều kiện
và tham gia trả lời phỏng vấn để tơi có những thơng tin xác thực phục vụ cho
nghiên cứu của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của mình, mọi người đã ln
động viên, khích lệ và hỗ trợ tơi để có thể vững bước trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ...........................................................................i
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ÁP DỤNG
KAIZEN TRONG TỔ CHỨC.................................................................................7
1.1. Sơ lược các cơng trình nghiên cứu liên quan...................................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi.........................................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................11
1.2. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu......................................................13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KAIZEN VÀ ÁP DỤNG KAIZEN TRONG
CÁC TỔ CHỨC......................................................................................................14
2.1. Khái quát về Kaizen.........................................................................................14
2.1.1. Nguồn gốc và khái niệm Kaizen............................................................14
2.1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng Kaizen...................................................16
2.1.3. Lợi ích của Kaizen.................................................................................17
2.1.4. Các nguyên tắc cốt lõi trong Kaizen......................................................18
2.2. Áp dụng Kaizen tại nơi làm việc.....................................................................22
2.2.1. Các bước triển khai Kaizen....................................................................22
2.2.2. Các chương trình Kaizen cơ bản............................................................24
2.3. Các yếu tố quyết định sự thành công khi áp dụng Kaizen...........................36
2.4. Kinh nghiệm áp dụng Kaizen để cải tiến chất lượng tại một số tổ chức.....38
2.4.1. Kinh nghiệm áp dụng Kaizen.................................................................38
2.4.2. Bài học kinh nghiệm khi áp dụng Kaizen cho Trung tâm Nghiên cứu
Môi trường và Cộng đồng................................................................................41


Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KAIZEN TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG..................43
3.1. Tổng quan về Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng...............43
3.1.1. Lịch sử hình thành và định hướng phát triển của Trung tâm.................43

3.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................43
3.1.3. Lĩnh vực hoạt động................................................................................44
3.1.4. Các chính sách và quy trình làm việc tại CECR....................................51
3.1.5. Kết quả hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
giai đoạn 2017 – 2022......................................................................................54
3.2. Thực trạng các điều kiện áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Mơi
trường và Cộng đồng...............................................................................................56
3.2.1. Con người...............................................................................................56
3.2.2. Q trình.................................................................................................63
3.2.3. Công nghệ..............................................................................................70
3.3. Đánh giá thực trạng các điều kiện áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng................................................................................72
3.3.1. Thuận lợi................................................................................................72
3.3.2. Khó khăn................................................................................................73
Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG KAIZEN TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN
CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG.............................................................75
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Cộng đồng..............................................................................................75
4.2. Đề xuất kế hoạch triển khai Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Cộng đồng.................................................................................................................76
4.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch.................................................................78
4.2.2. Giai đoạn thực hiện................................................................................80
4.2.3. Giai đoạn kiểm tra..................................................................................82
4.2.4. Giai đoạn khắc phục, cải tiến.................................................................83


4.3. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện thành công Kaizen tại Trung tâm
Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng..................................................................84
4.3.1. Giải pháp về con người..........................................................................84
4.3.2. Giải pháp về quá trình............................................................................88

4.3.3. Giải pháp về công nghệ..........................................................................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CBNV

Cán bộ nhân viên

CECR

Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng

FPT

Tập đồn FPT

FPT IS

Cơng ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT


FPT Online

Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT

FPT Retail

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

FPT Software

Công ty TNHH Phần mềm FPT

FPT Telecom

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

FPT Trading

Công ty TNHH Thương mại FPT

JIT

Vừa đúng lúc

KPI

Chỉ số đánh giá hiệu suất trọng yếu

KSS


Hệ thống khuyến nghị Kaizen

NGO

Tổ chức phi chính phủ

QCC

Nhóm chất lượng

VNGO

Tổ chức phi chính phủ Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Ý nghĩa và mục tiêu của 5S......................................................................26
Bảng 3.1. Các dự án tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng giai đoạn
2017-2022................................................................................................55
Bảng 3.2. Ban Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng....57
Bảng 3.3. Bảng mẫu xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Cộng đồng...............................................................................59
Bảng 3.4. Bảng chấm công (timesheet) tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Cộng đồng...............................................................................................66
Bảng 3.5. Bảng KPI của thành viên trong Ban Giám đốc trong Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng................................................................68
Bảng 3.6. Bảng KPI của cán bộ trong Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Cộng đồng..............................................................................................69
Bảng 4.1. Kế hoạch triển khai Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và

Cộng đồng hàng quý (90 ngày)...............................................................77
Bảng 4.2. Bộ tiêu chí đánh giá ý tưởng của chương trình KSS tại Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng................................................................79
Bảng 4.3. Chế độ khen thưởng các ý tưởng cải tiến của chương trình KSS tại Trung
tâm Nghiên cứu Mơi trường và Cộng đồng.............................................80
Bảng 4.4. Chiến dịch truyền thông mạng xã hội thực hiện Kaizen tại CECR hàng quý. 81
Bảng 4.5. Kế hoạch giám sát, đánh giá quá trình triển khai Kaizen tại Trung tâm
Nghiên cứu Mơi trường và Cộng đồng....................................................82

Hình 2.1. Ý nghĩa của từ Kaizen...............................................................................14
Hình 2.2. Mơ tả q trình cải tiến liên tục của Kaizen.............................................15
Hình 2.3. Yếu tố cấu thành hệ thống khuyến nghị Kaizen.......................................27


Hình 2.4. Các bước triển khai hệ thống khuyến nghị Kaizen...................................29
Hình 2.5. Tổ chức hoạt động của nhóm chất lượng..................................................32
Hình 2.6. Mục đích của Just-In-Time (JIT)..............................................................33
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng......44
Hình 3.2. Quy trình lưu trữ dữ liệu tại CECR...........................................................51
Hình 3.3. Quy trình ghi sổ kế tốn............................................................................52
Hình 3.4. Quy trình gửi bài đưa tin cho phịng truyền thơng tại CECR...................53
Hình 4.1. Quy trình thực hiện chương trình KSS tại Trung tâm Nghiên cứu Mơi
trường và Cộng đồng...............................................................................78
Hình 4.2. Quy trình khắc phục..................................................................................83


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

LÊ THỊ THU HƯỜNG


ÁP DỤNG KAIZEN TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: Quản trị chất lượng
Mã ngành: 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2022


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ tổ chức phi chính phủ (NGO) được Liên hiệp Quốc sử dụng chính
thức vào năm 1945 và được hiểu là các tổ chức xã hội mang tính tự nguyện, phi lợi
nhuận do các nhóm cơng dân thành lập và có vai trị độc lập với các chính phủ.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công và mặt mạnh, nhiều nghiên cứu cũng
chỉ ra thực tế các VNGO hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong
q trình hoạt động và cũng có những VNGO hoạt động cịn kém hiệu quả, chưa
thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình. Cũng có một số tổ chức lập ra mang tính
hình thức, có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào Nhà nước, có xu hướng “hành chính
hố” về tổ chức và hoạt động; chưa hoạt động đúng với tôn chỉ và mục đích đã đăng
ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh
nghĩa tổ chức phi lợi nhuận liên kết với các tổ chức nước ngoài gây bất ổn và tổn
hại đối với lợi ích xã hội.
Trung tâm Nghiên cứu Mơi trường và Cộng đồng (CECR) được thành lập từ
năm 2009, với mục đích tập hợp các nhà khoa học, các cán bộ, chuyên gia có tâm

huyết để nghiên cứu và thực hiện các đề tài, dự án bảo vệ môi trường, thích ứng
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, góp phần đảm bảo môi trường sống trong lành
cho hiện tại và tương lai. Trung tâm hoạt động trong 6 lĩnh vực chính bao gồm: bảo
tồn nguồn nước; quản lý rác thải theo chuỗi giá trị; giới, bảo vệ môi trường & biến
đổi khí hậu; giáo dục mơi trường; tư vấn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý môi
trường; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường.
Nhận biết được sự quan trọng của việc cần phải có các chương trình cải tiến
để giúp Trung tâm khắc phục những hoạt động kém hiệu quả, xây dựng mối quan
hệ và đội ngũ vững mạnh, từng bước hướng đến trở thành trung tâm xuất sắc, Trung
tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đang tìm kiếm những cách thức
phù hợp để áp dụng trong Trung tâm. Kaizen được biết tới là một triết lý kinh doanh
nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên


ii

thế giới.
Xuất phát từ lý do nêu trên, đề tài “Áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng” được lựa chọn để nghiên cứu và đi sâu phân tích,
đánh giá trong luận văn này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về áp dụng Kaizen trong các tổ chức.
- Phân tích thực trạng các điều kiện của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
và Cộng đồng để triển khai áp dụng Kaizen.
- Đề xuất lộ trình và giải pháp áp dụng Kaizen để cải tiến công việc tại Trung
tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận nội dung của nghiên cứu bao gồm các phần
chính sau:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về áp dụng Kaizen trong

tổ chức
Chương 2: Cơ sở lý luận về áp dụng Kaizen trong các tổ chức
Chương 3: Thực trạng các điều kiện áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng
Chương 4: Giải pháp để áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Cộng đồng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ÁP
DỤNG KAIZEN TRONG TỔ CHỨC
Sơ lược các cơng trình nghiên cứu liên quan
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Luận án tiến sĩ “Phát triển “Kaizen” trong các ngành công nghiệp của Thái
Lan”, Prativedwannakij Karn, 2009
Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật “Công cụ Kaizen để nâng cao năng lực sản
xuất: Một trường hợp thực tế”, Wallace de Almeida, Giorgio Eugenio Oscare


iii

Giacaglia, Wendell de Queiróz Lamas & Fabiano Fernandes Bargos, 2015
Bài báo khoa học “Những thách thức và thành tựu của việc thực hiện
Kaizen: Bài học từ các doanh nghiệp sản xuất ở Ethiopia”, Abraham Abebe,
Rajwinder Singh, 2019
Bài báo khoa học “Thực hiện Kaizen trong các ngành công nghiệp của miền
Nam Ethiopia: Thách thức và tính khả thi”, Fasika Bete georgise & Alemayehu
Tesfaye Mindaye, 2020
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Luận văn “Giải pháp về ứng dụng KAIZEN và 5S tại Cơng ty TNHH MTV
Khách sạn Du lịch Cơng đồn Hạ Long”, Trần Ngọc Hưng, Trường Đại học dân lập
Hải Phòng, 2016
Bài nghiên cứu “Kaizen trong cải tiến chất lượng tại nhà máy SPVB”,

Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Trần Văn Quốc, Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng
nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, 2019
Luận án Tiến sĩ “Vai trị của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát
triển cộng đồng hiện nay”, Đỗ Thị Kim Anh, 2021
Khoảng trống và định hướng nghiên cứu
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu đều đi từ lý luận khoa học và thực
tiễn đễ xây dựng và đưa ra các giải pháp áp dụng Kaizen trong doanh nghiệp. Đối
tượng được hướng đến chủ yếu và các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch
vụ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu và hướng đến cải tiến chất lượng tại
các tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Có thể thấy sự
quan tâm của xã hội dành cho tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển xã hội còn
chưa cao, mặc dù các tổ chức này luôn hướng tới cộng đồng địa phương (đặc biệt là
đối tượng dễ bị tổn thương) nên việc cải thiện chất lượng không ngừng tại các tổ
chức có thể giúp cho chất lượng hoạt động và dự án phát triển sẽ ngày càng tiếp cận
đến nhiều đối tượng và mạng lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Vì vậy đề tài “Áp
dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng” sẽ giúp Trung
tâm có được những phương án cải tiến phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu


iv

quả công việc, chất lượng sản phẩm hướng đến mục tiêu xây dựng trung tâm xuất
sắc.


v

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KAIZEN VÀ ÁP DỤNG KAIZEN
TRONG CÁC TỔ CHỨC
Khái quát về Kaizen

Nguồn gốc và khái niệm Kaizen
Kaizen là một phương pháp cải tiến, hơn nữa là cải tiến liên tục, với sự tham
dự của tất cả mọi người từ lãnh đạo đến những người công nhân, tập trung vào các
hoạt động xác định và loại trừ các loại lãng phí. Hai yếu tố đặc trưng của Kaizen là
cải tiến và tính liên tục. Nếu thiếu một trong 2 yếu tố trên thì khơng được xem là
hoạt động Kaizen. Kaizen khác với đổi mới (Innovation) vì Kaizen cải tiến dựa trên
cơ sở hiện tại khơng đòi hỏi các khoản đầu tư lớn.
Đối tượng và phạm vi áp dụng Kaizen
Đối tượng mà Kaizen hướng tới rất đa dạng, theo Nguyễn Đình Phan và
Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị Chất lượng – Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, các đối tượng cải tiến của Kaizen bao gồm: cải tiến sản phẩm và dịch vụ;
giảm sai hỏng, phế liệu và phế phẩm; cải tiến các hoạt động, quy trình; phương
pháp và cách thức làm việc; mơi trường và điều kiện làm việc; cải tiến năng suất và
hiệu suất sử dụng nguồn lực; quan hệ công việc; tạo cơ hội kinh doanh mới.
Lợi ích của Kaizen
Kaizen đem lại lợi như tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn; giảm
các lãnh phí, tăng năng suất; tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;
tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết; tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các
lãng phí; xây dựng nền văn hố cơng ty. Các lợi ích của Kaizen được nêu trong
Giáo trình Quản trị Chất lượng – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018) bao gồm
các lợi ích hữu hình và các lợi ích vơ hình của Kaizen.
Các ngun tắc cốt lõi trong Kaizen
Ngun tắc 1: Định hướng khách hàng
Nguyên tắc 2: Liên tục cải tiến
Ngun tắc 3: Xây dựng “văn hố khơng đổ lỗi”
Ngun tắc 4: Thúc đẩy mơi trường văn hố mở
Ngun tắc 5: Phương pháp làm việc theo nhóm


vi


Nguyên tắc 6: Quản lý theo chức năng chéo
Nguyên tắc 7: Nuôi dưỡng “quan hệ hữu hảo”
Nguyên tắc 8: Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác
Nguyên tắc 9: Thông tin đến mọi nhân viên
Nguyên tắc 10: Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
Áp dụng Kaizen tại nơi làm việc
Các bước triển khai Kaizen
Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch
Giai đoạn 2: Thực hiện
Giai đoạn 3: Kiểm tra
Giai đoạn 4: Hành động khắc phục hoặc cải tiến
Các chương trình Kaizen cơ bản
Chương trình 5S
Chương trình KSS (Kaizen Suggestion System) – Hệ thống khuyến nghị Kaizen
Chương trình QCC (Quality Control Circles) – Nhóm chất lượng
Chương trình JIT (Just-In-Time) – Vừa đúng lúc
Bảy công cụ thống kê
Các yếu tố quyết định sự thành công khi áp dụng Kaizen
Thứ nhất, cam kết của lãnh đạo cao nhất.
Thứ hai, vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm.
Thứ ba, nỗ lực tham gia của mọi người.
Thứ tư, linh hoạt triển khai các chương trình Kaizen phù hợp với doanh
nghiệp, tổ chức của mình.
Kinh nghiệm áp dụng Kaizen để cải tiến chất lượng tại một số tổ chức
Kinh nghiệm áp dụng Kaizen
Triển khai thực hiện Kaizen tại Tập đoàn FPT
Áp dụng Kaizen tại Cơng ty Xi măng Nghi Sơn – Thanh Hóa
Bài học kinh nghiệm khi áp dụng Kaizen cho Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Cộng đồng



vii

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KAIZEN TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG
VÀ CỘNG ĐỒNG
Tổng quan về Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
Lịch sử hình thành và định hướng phát triển của Trung tâm
Thành lập cuối năm 2009 trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (tên viết tắt
là CECR) tập hợp các nhà khoa học, các cán bộ, chuyên gia có tâm huyết để nghiên
cứu và thực hiện các đề tài, dự án bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
dựa vào cộng đồng nhằm góp phần đảm bảo môi trường sống trong lành cho hiện
tại và tương lai.
Cơ cấu tổ chức
- Ban Cố vấn: 03 chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực về môi trường
và phát triển
- Ban Giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc chuyên trách
các mảng về dự án – chương trình, truyền thơng – huy động nguồn lực và Tài chính
– Hành chính
- Đội ngũ cán bộ dự án/cán bộ hỗ trợ dự án: 05 cán bộ thuộc các bộ phận
khác nhau, có những cán bộ sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò trong nhiều phòng ban.
- Mạng lưới chun gia bên ngồi: Với tình chất và Trung tâm nghiên cứu,
CECR có mạng lưới khoảng 500 chuyên gia trong và ngoài nước và được cập nhật
liên tục vào hệ thống quản lý của Trung tâm.
- Mạng lưới thực tập sinh, tình nguyện viên của Trung tâm: CECR có các
chương trình Thực tập sinh hỗ trợ các phịng ban của Trung tâm, Tình nghuyện
viên/Cộng tác viên hỗ trợ tổ chức sự kiện, thu thập thông tin nghiên cứu phục vụ
cho từng dự án của Trung tâm.

Lĩnh vực hoạt động
CECR đã và đang hoạt động trong 6 lĩnh vực chính:
Bảo tồn nguồn nước


viii

Quản lý rác thải theo chuỗi giá trị
Giới và bảo vệ mơi trường, biến đổi khí hậu
Giáo dục mơi trường
Tư vấn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý môi trường
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) về mơi trường
Các chính sách và quy trình làm việc tại CECR
Hành chính: Quy trình lưu trữ dữ liệu
Tài chính: Quy trình ghi sổ kế tốn
Truyền thơng: Quy trình gửi bài đưa tin cho phịng truyền thơng
Kết quả hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
giai đoạn 2017 – 2022
Theo phạm vi nghiên cứu các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2017 –
2022, CECR đã triển khai rất nhiều các dự án khác nhau trên nhiều tỉnh thành Việt
Nam. Nguồn vốn tài trợ cho các dự án cũng tương đối lớn nằm từ hàng nghìn đến
hàng triệu đô la Mỹ.
Trong giai đoạn 2017 – 2022, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng
đồng triển khai 7 dự án lớn và hàng chục dự án nhỏ trên các tỉnh thành Việt Nam.
Theo kết quả phỏng vấn thành viên trong ban giám đốc, gần một nửa số dự án phải
xin gia hạn thêm thời gian do các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai, thời
gian phê duyệt dự án và các nguyên nhân từ nội bộ của Trung tâm như nhân sự nghỉ
việc, bàn giao công việc chưa hiệu quả, cán bộ thiếu kinh nghiệm, quy trình làm
việc chưa hồn thiện dẫn đến những rủi ro trong qua trình làm việc gây chậm tiến
độ.

Thực trạng các điều kiện áp dụng Kaizen tại Trung tâm Nghiên cứu Mơi
trường và Cộng đồng
Vì lĩnh vực và đối tượng của Kaizen rất rộng, bao hàm toàn bộ hệ thống của
một tổ chức nên để đánh giá thực trạng các điều kiện áp dụng Kaizen tại Trung tâm,
nghiên cứu phân tích hệ thống vận hành của Trung tâm theo 3 yếu tố: con người,
q trình và cơng nghệ.


ix



×