Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận, tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ XUÂN HÒA

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN, TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh, thaùng 10 - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ XUÂN HÒA

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN, TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hành chính
Mã số: 60.38.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS-TS Trương Đắc Linh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10-2007


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
VPHC

TP. HCM
UBND

:
:
:
:

Vi phạm hành chính
Nghị định
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận văn


Vũ Xuân Hòa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................
CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG .............

1.1.

1

7

Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng .............................................................................

7

1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng............................................................................... …….

7

1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng.....................................................................................


10

1.2.

Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng ...............................................................

18

1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng .................................................................. .................

18

1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng.....................................................................................

22

1.3.

Mục đích xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng ........

33

1.3.1. Răn đe giáo dục............................................. .......................

33


1.3.2. Mục đích trừng trị........................... ....................................

34

1.3.3. Mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật......................... .........

35

1.4.

Sự phát triển của pháp luật về các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ......................

35

1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 ...................................

36

1.4.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1989 ...................................

37


1.4.3. Giai đoạn từ 1989 đến nay ......................................................
CHƯƠNG II.

38

THỰC TRẠNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TẠI TP. HỒ
CHÍ MINH ........................................................................................

2.1.

41

Thực trạng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ..................................

41

2.1.1. Các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương về
xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực xây dựng ...........................

41

2.1.2. Các văn bản pháp luật của các cơ quan chính quyền TP. Hồ
Chí Minh về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng .....................................................................................

58

2.1.3. Nhận xét thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ........................................................
2.2.

62

Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

trên đại bàn quận tại TP. Hồ Chí Minh ............................

62

2.2.1. Đặc điểm các quận tại Tp. Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến tình
hình vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ..................................

62

2.2.2. Tình hình vi phạm và đặc điểm vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn các quận của TP. Hồ Chí
Minh ....................................................................................

64

2.2.3. Hậu quả và nguyên nhân của vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn các quận của Tp. Hồ Chí Minh ...
2.3.

71

Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn quận tại TP. Hồ Chí Minh ...................

75


2.3.1. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng, trên địa bàn quận tại TP. Hồ Chí
Minh..................................... .................................................... 75

2.3.2. Đánh giá về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng của chính quyền các quận tại Tp. Hồ Chí Minh ......

77

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tích cực và hạn chế của việc
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của chính
quyền các quận tại Tp. Hồ Chí Minh .....................................

80

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VIỆC
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY

3.1.

DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ..............

86

Nhu cầu hồn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận tại Tp. Hồ Chí
Minh ....................................................................................

86

3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước .................................... ............................

86


3.1.2. Tình hình xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát triển.........

88

3.1.3. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng hiện nay chưa đồng bộ, chưa thống nhất và chưa
phát huy được hiệu quả…………………………………………………………………………………

94

3.1.4. Cán bộ thực thi thiếu và yếu, chưa làm hết trách
nhiệm............... .....................................................................................................

3.2.

98

Phương hướng hồn thiện việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận tại TP. Hồ
Chí Minh ................................................................................

99

3.2.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng trên quan
điểm tổng thể..................................... .........................................
3.2.2. Kết hợp giữa biện pháp pháp lý và biện pháp tổ chức .............

99
101



3.3.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận
tại TP. Hồ Chí Minh ............................................................ 103

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lónh vực xây dựng ............................................. 103
3.3.2. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong lónh vực
xây dựng ............................................................................. 111
3.3.3. Kiện toàn bộ máy trực tiếp trong cấp giấy phép xây dựng
và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng ...................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 121


Lời mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm hành chính xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội, tuy mức độ
nguy hiểm cho xã hội không cao, nhưng vi phạm hành chính đã gây thiệt hại
không nhỏ cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân và cho toàn xã hội. Nếu không có
biện pháp ngăn chặn kịp thời thì vi phạm hành chính rất dễ dẫn tới phạm
pháp về hình sự, gây hậu quả nặng nề hơn cho xã hội.
Trong bối cảnh nước ta hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, chuyển sang
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghóa, đã đem lại cho nhân dân ta
nhiều thành quả tốt đẹp, đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân ta được
nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh đó, đã phát sinh ra nhiều vi phạm pháp
luật về hành chính như môi trường, thương mại, thuế,…và đặc biệt là vi phạm
hành chính trong lónh vực xây dựng, tăng về số lượng, quy mô tính chất phức

tạp hơn trước nhiều, điển hình là các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Có nơi xây dựng ồ ạt hàng trăm căn nhà không có giấy phép, trái với
quy hoạch được duyệt, hàng loạt kênh rạch bị lấn chiếm san lấp cất nhà ở, có
trường hợp sang nhượng thu lợi bất chính hàng tỉ đồng. Nhiều khu “ổ chuột”
xuất hiện, hẻm nhỏ không có hệ thống hạ tầng do đã tự phân lô bán nền
chuyển nhượng trái phép, tất cả điều đó tạo ra bức tranh toàn cảnh lộn xộn
trong xây dựng. Chính vì vậy, ngoài các biện pháp tuyên truyền giáo dục,
thuyết phục, cần phải áp dụng biện pháp mạnh hơn đó là xử lý vi phạm hành
chính, chặn đứng tình trạng trên, lập lại trật tự trong xây dựng. Hướng các tổ
chức, cá nhân xây dựng phải có giấy phép xây dựng, xây dựng đúng giấy
phép và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng có ý
nghóa quan trọng về lý luận và thực tiễn vì:
Thứ nhất, đường lối đổi mới của Đảng ta bắt đầu từ Đại hội VI, chính
sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển
không ngừng. Nghị quyết đại hội X của Đảng đã tổng kết: “Nền kinh tế đã
vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn
năm trước, bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 7,51% và phát triển tương

1


đối toàn diện” [1]. Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, tốc độ tăng trưởng
GDP của nước ta đạt khoảng 8,5%.
Riêng tại tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm (2001-2005), tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm là 11%. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, tương
đối ổn định, GDP năm 2006 tăng 12%, các nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư
phát triển xã hội đều tăng, tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh và
mạnh mẽ. Đại hội Đảng lần thứ VIII thành phố đề ra chỉ tiêu phấn đấu trong
giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là12% trở

lên
Trước sự đi lên của đất nước, đời sống nhân dân ta được cải thiện
nhiều, nên ngoài vấn đề ăn, mặc, giải trí, học tập… người dân đã đầu tư xây
dựng mới, sửa chữa nhà cửa. Mặt khác các chủ đầu tư là các doanh nghiệp
xây dựng và kinh doanh địa ốc trong và ngoài nước ngày càng nhiều, các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cao ốc văn phòng, căn hộ chung cư, nhà ở
riêng lẻ… bằng các nguồn vốn của nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt
thị trường địa ốc là một trong những lónh vực kinh doanh béo bở mà các nhà
đầu tư quan tâm, nhất là ở các quận phía Nam tp. Hồ Chí Minh. Ý thức chấp
hành pháp luật trong xây dựng của các tổ chức, cá nhân chưa cao, vì vậy phát
sinh các vi phạm hành chính xảy ra như: xây dựng sai thiết kế, xây dựng trên
đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, vi phạm về quản lý chất lượng công
trình… do đó số lượng và loại việc vi phạm trong xây dựng ngày càng tăng
nhanh.
Thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Dịch
vụ - Du lịch - Y tế của cả nước, là Thành phố lớn nhất cả nước, có số dân
đông nhất. Vì vạây, Thành phố cũng là nơi thu hút các nhà đầu tư kinh doanh
thương mại, dịch vụ, sản xuất và du lịch. Chính vì vậy, tình hình xây dựng ở
các quận trên địa bàn thành phố phát triển rất nhanh. Diện tích đất nông
nghiệp kéo giảm, nhường chỗ cho các công trình xây dựng, nhất là từ khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997 về việc thành lập
quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và các phường thuộc quận
mới thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có thêm 5 quận mới tách ra từ các
huyeän:

2


Quận 7 tách ra từ huyện Nhà Bè;
Quận 12 tách ra từ huyện Hóc Mơn;

Quận 9, quận 2, quận Thủ Đức tách ra từ Huyện Thủ Đức [14 ].
Trên cơ sở Nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ,
hai quận mới được thành lập, tách quận Tân Bình ra thành Tân Bình và Tân
Phú, tách huyện Bình Chánh thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh [15].
Hiện nay TP. Hồ Chí Minh có 24 quận huyện, trong đó có 19 quận và 5
huyện. Ở những quận mới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, số vụ vi
phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cũng gia tăng về số lượng, phức tạp
về tính chất, việc xử lý vi phạm cũng còn nhiều bất cập.
Thứ ba, số lượng dân nhập cư vào các quận tại thành phố Hồ Chí Minh
làm ăn ngày càng nhiều, nhất là những nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất,
họ có nhu cầu cao về nhà ở, chuyển nhượng đất tự xây nhà hoặc thuê phòng
trọ của người dân sở tại. Một số người có đất tự phân lô, chuyển nhượng, xây
nhà ở, phòng trọ kiếm thêm thu nhập. Không ít trường hợp xây dựng bất chấp
quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, phát sinh nhiều “khu ổ chuột”
mới.
Ví dụ: 331 căn nhà xây dựng không phép tại phường Bình Hưng Hòa,
quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, riêng tại khu phố 3 có 100 căn. Ủy ban
nhân dân quận đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các trường hợp xây dựng trái
phép, trái quy hoạch [35 ].
Những năm gần đây, ở nước ta cũng đã một số công trình nghiên cứu
về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, như Đề tài nghiên cứu Khoa học
cấp Bộ về “Xử phạt vi phạm hành chính” năm 1990 của Viện nghiên cứu
Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp của tác giả Phạm Dũng và Hoàng Sao [ 24 ] và
một số bài báo, tạp chí đề cập vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng. Nhưng các công trình nghiên cứu này chỉ đề cập vấn đề xử
phạt vi phạm hành chính nói chung và lại chỉ căn cứ vào Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 1995 và Nghị định 48/CP của Chính phủ ngày 5.5.1997
về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công
trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Những văn bản pháp luật này nay đã được Phaùp


3


lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày
26.5.2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong họat động xây
dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà thay thế.
Vì vậy, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
chuyên nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng trên
địa bàn Quận ở nước ta nói chung, tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Đó là lý do
để tôi chọn đề tài: “ Xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng trên địa
bàn quận tại thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài tốt nghiệp Cao học luật của
mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về tình hình xây dựng ở các quận
tại thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra hạn chế về mặt pháp luật và thực tế áp dụng
pháp luật để xử lý vi phạm hành chính, từ đó đề xuất các phương hướng hịan
thiện pháp luật nhằm góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật trong hoạt động
xây dựng, trong việc xử lý kịp thời, triệt để và đúng pháp luật các vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ các vấn đề về lyù luận và pháp lý trong xử lý vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng như: khái niệm và đặc điểm vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng, khái niệm và đặc điểm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này.
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm
hành chính trong lónh vực xây dựng trên địa bàn quận tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Từ các phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý
vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng, tác giả đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong xây

dựng trên địa bàn quận tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Điểm mới của luận văn:
Luận văn có những điểm mới như sau:

4


- Luận văn đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận và pháp
lý về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng, so sánh các văn bản pháp lyù về xử lý vi phạm hành chính trước đây với
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 126/2004/NĐ-CP
của Chính phủ hiện hành.
- Luận văn đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lónh vực hoạt động xây dựng, thực trạng vi phạm hành
chính và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực hoạt động xây
dựng tại các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã và đang diễn ra
q trình đơ thị hố, nhất là trên địa bàn các quận mới được tách ra từ các huyện
ngoại thành. Qua đó, tác giả kiến nghị sửa đổi đối với Pháp leänh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002, Nghị định 126/2004/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến
xử lý vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng.
- Những kiến nghị này có thể tham khảo để sửa đổi, bổ sung các quy định
của pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động
xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở nước ta nói chung trong giai
đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập cho
giảng viên và sinh viên nghiên cứu Luật Hành chính và những cán bộ làm cơng
tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghóa
Mác- Lênin, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng

hợp…để thực hiện đề tài.
Tác giả đã phân tích các số liệu, các báo cáo tổng kết của các quận, của Sở
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, các thơng tin trên các báo về xử lý vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng để giải quyết những vấn đề đặt ra của đề
tài.
5. Cơ cấu của luận văn:
Luận văn gồm: Lời nói đầu, 3 Chương và Kết luận.
Chương I: Những vấn đề về lý luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành
chính trong xây dựng.

5


Chương II: Thực trạng về xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng trên
địa bàn quận tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc xử lý vi phạm
hành chính trong lónh vực xây dựng trên địa bàn quận tại
thành phố Hồ Chí Minh.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng
Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Xử lý
vi phạm hành chính bao gồm: xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử

lý hành chính khác". "Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá
nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính".
Như vậy, căn cứ để xử lý vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng nói riêng là vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ "Về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng đơ thị và
quản lý sử dụng nhà" quy định như sau: Vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng "là hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm các
quy định về hoạt động xây dựng mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính".
Qua định nghĩa này chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là: hành vi, tính trái pháp luật của
hành vi, chủ thể thực hiện có lỗi và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây
dựng v.v.
Liên quan đến định nghĩa vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực
hoạt động xây dựng nói riêng như đã nêu trên đây, chúng tôi đồng ý với ý kiến
một số tác giả đã có nhận xét xác đáng về những hạn chế của cách định nghĩa mà

7


Pháp lệnh năm 1989 (định nghĩa trực tiếp), cũng như Pháp lệnh năm 2002 (định
nghĩa một cách gián tiếp) và Nghị định số 126/2004/NĐ-CP hiện hành quy định
như trên. Điều này thể hiện ở chỗ:
Một là, yếu tố khách thể của vi phạm hành chính (những quan hệ xã hội bị
vi phạm hành chính xâm hại) khơng được thể hiện trong định nghĩa. Vì cơng
thức "xâm phạm quy tắc quản lý" hay "vi phạm các quy định về hoạt động xây

dựng" không phải chỉ khách thể vi phạm, mà là chỉ tính trái pháp luật của hành
vi.
Hai là, cơng thức "mà không phải là tội phạm" rất dễ làm cho chủ thể có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực hoạt động xây
dựng nói riêng hiểu lầm, dẫn đến chỗ tự cho mình có quyền đánh giá hành vi nào
là vi phạm hình sự, hành vi nào là vi phạm hành chính, mà xem nhẹ việc dựa vào
những quy định của Bộ luật hình sự [xem: 22, tr. 352 - 353].
Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng cũng là một dạng của vi
phạm hành chính, cũng có những điểm chung giống như các vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực khác, cũng có các dấu hiệu cấu thành vi phạm hành
chính. Các dấu hiệu đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ
quan của hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Nhưng khác với các hành vi vi phạm hành chính trong các lónh vực khác
như lónh vực thuế, lónh vực văn hóa thông tin, lónh vực thương mại, lónh vực an
ninh trật tự v.v., vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng có một số đặc
đtrưng riêng là:
Hành vi vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng phải là hành vi vi
phạm các quy tắc về quản lý nhà nước trong lónh vực hoạt động xây dựng,
xâm hại trật tự những quan hệ xã hội được pháp luật thiết lập trong lónh vực
này.
Chủ thể vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng không phải là
các tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ như trong các lónh vực quản lý nhà nước
khác. Chủ thể của vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, theo quy
định của pháp luật hiện hành, chỉ bao gồm 3 loại tổ chức và cá nhân là: 1. Chủ
đầu tư; 2. Nhà thầu xây dựng; và 3. Nhà thầu tư vấn xây dựng.

8


Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng chỉ bị xử phạt khi pháp

luật quy định. Văn bản pháp luật hiện hành trực tiếp quy định về những hành
vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là Nghị đđịnh số 126/2004/
NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ "Về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý
sử dụng nhà"ø.
Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong hoạt động xây dựng:
Việc phân biệt hành vi vi phạm hành chính với tội phạm trong hoạt
động xây dựng có ý nghóa về lý luận và thực tiễn để khi xử lý vi phạm pháp
luật trong lónh vực này không được "hình sự hoá" hành vi vi phạm hành chính
hoặc ngược lại không "hành chính hóa"ù hành vi tội phạm trong hoạt động xây
dựng.
Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong hoạt động xây
dựng cần căn cứ vào hai yếu tố sau đây:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt
đđộng xây dựng. Khác với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong hoạt động
xây dựng (cũng như các tội phạm khác theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999
hiện hành của nước ta) chỉ có thể là cá nhân, còn chủ thể vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng (cũng như các hành vi vi phạm hành chính khác)
bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Các cá nhân, tổ chức này theo Nghị định số
126/2004/NĐ-CP có thể là chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng hoặc nhà thầu tư
vấn xây dựng (xem: Điều 1, Điều 6 đến Điều 24 Nghị định số 126/2004/NĐCP).
Thứ hai, dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động xây dựng để xác định hành vi vi phạm đó là tội
phạm hay vi phạm hành chính.
Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
Nghị định số 126/2004/ NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và Bộ luật Hình sự năm
1999 hiện hành, căn cứ đđể phân biệt hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động xây dựng là tội phạm hay vi phạm hành chính phụ thuộc vào hậu quaû


9


"nghiêm trọng", hay "đặc biệt nghiêm trọng" do hành vi trái pháp luật trong
trong hoạt động xây dựng gây ra. Cụ thể là:
Điều 229 BLHS năm 1999 quy định: "Người nào vi phạm quy định về
xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật
liệu, máy móc, nghiệm thu cơng trình hay các lĩnh vực khác nếu ... gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm", "Phạm tội
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi
năm".
Đối với tội phạm hình sự, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là
rất cao. Khi xem xét hành vi vi phạm, chúng ta cần xem xét xem hành vi vi
phạm trong xây dựng đó có quy định trong Bộ Luật Hình sự hay không, nếu
không quy định thì không phải là tội phạm. Hành vi vi phạm thường được mô
tả cặn kẽ trong Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định
cụ thể tỷ lệ thương tật, mức độ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của con
người, giá trị xâm hại, tổn thất. Dựa vào các quy định đó để đối chiếu, xác
định dấu hiệu hành chính hay hình sự để xử phạt hoặc là truy tố đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lónh vực hoạt động xây
dựng
Như trên đã nói, vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng cũng là
một dạng của vi phạm hành chính nên cũng phải có đủ 4 yếu tố cấu thành của
hành vi vi phạm hành chính là: 1. Mặt khách quan; 2. Khách thể; 3. Chủ thể và
4. Mặt chủ quan của hành vi vi phạm hành chính. Nhưng khác với các hành vi
vi phạm hành chính trong các lónh vực khác, các yếu tố cấu thành của vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng còn có những đặc điểm riêng như

sau:
Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng:
Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng bao
gồm các dấu hiệu: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà
hành vi gây ra cho xã hội, mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi trái

10


pháp luật với hậu quả xảy ra, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm …[ 22, tr.
528].
Về hành vi trái pháp luật: Vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng
trước hết phải là hành vi trái với quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng,
cụ thể là Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Hành vi
trái pháp luật trong hoạt động xây dựng có thể dưới dạng hành động hoặc
không hành động. Ví dụ: “Nhà thầu xây dựng không có biển báo công trường
theo quy định, không có biển báo an toàn” (Điểm c khoản 1 điều 16 Nghị
Định 126/2004/NĐ-CP) là hành vi trái pháp luật dạng không hành động, vì
không thực hiện điều pháp luật bắt buộc phải làm. Hành vi trái pháp luật
dạng không hành động trong hoạt động xây dựng là tương đối phổ biến, như
chủ đầu tư tổ chức xây dựng không có giấy phép, chủ đầu tư không mua bảo
hiểm công trình theo quy định v.v. Nhưng cũng có nhiều hành vi trái pháp
luật trong hoạt động xây dựng thực hiện dưới dạng hành động, như: Nhà thầu
xây dựng dàn xếp trong đấu thầu, mua, bán thầu v.v.
Về hậu quả thiệt hại mà hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội: Cần
nhấn mạnh rằng tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều gây thiệt hại cho xã hội vì
đều phá vỡ trật tự các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Trong
nhiều trường hợp, mức độ thiệt hại về vật chất, tính mạng, sức khoẻ cho con
người do hành vi trái pháp luật trong hoạt động xây dựng là căn cứ để xác định
có hay khơng có hành vi vi phạm hành chính, hành vi đó là vi phạm hành chính

hay là tội phạm. Ví dụ, hành vi của "nhà thầu xây dựng thực hiện không đúng
quy trình, quy phạm xây dựng" phải gây thiệt hại về vật chất như "gây lún, rạn
nứt các công trình lân cận” mới là hành vi vi phạm hành chính trong hoạt
đđộng xây dựng (Điểm a khoản 1 điều 16 Nghị Định 126/2004/NĐ-CP).
Khi xem xét những hành vi này, phải xem có hậu quả "lún, nứt công
trình lân cận" xảy ra hay không, nếu có mới bị xử phạt. Đây là căn cứ pháp lý
để xem xét có vi phạm hành chính hay không.
Hành vi vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng được chia ra thành 3
nhóm hành vi của 3 loại chủ thể thực hiện là: 1. Vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng của chủ đầu tư; 2. Vi phạm hành chính trong hoạt động

11


xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; và 3. Vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng của nhà thầu tư vấn xây dựng [11, Điều 1 ].
Xây dựng bao gồm rất nhiều loại như: xây dựng cầu đường, trụ sở cơ
quan, nhà ở, kho tàng, nhà hàng, khách sạn, cao ốc… gọi chung là công trình
xây dựng. Các vi phạm hành chính trong xây dựng thường xảy ra như: Xây
dựng công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ, xây dựng công trình trên đất lấn
chiếm, xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng... Gây ra những
hậu quả cũng rất đặc trưng, đó là xâm phạm hoạt động quản lý nhà nước
trong xây dựng, phá vỡ quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
và công bố. Có thể gây ra hậu quả về quy hoạch, phát sinh những khu nhà
không có hạ tầng, hẻm nhỏ không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, hậu quả
về sự cố công trình như lún, nứt, nghiêng, đổ nhà, gây thiệt hại tính mạng, tài
sản của cá nhân, tổ chức. Các hành vi vi phạm, tùy theo từng trường hợp, có
thể bị buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình vi phạm, buộc xin giấy
phép xây dựng, buộc thực hiện đúng giấy phép xây dựng, buộc thực hiện các
quy định về an toàn lao động…

1. Vi phạm hành chính trong họat động xây dựng của chủ đầu tư:
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình [5, Điều 3 ].
Vi phạm hành chính trong xây dựng của chủ đầu tư hiện nay rất đa
dạng. Phần lớn các vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng là của chủ
đầu tư như:
Vi phạm về tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình trên đất
không được xây dựng. Đây là loại vi phạm phổ biến thường xảy ra trên địa
bàn các quận mới đang được đô thị hóa, xây dựng trên đất nông nghiệp, lấn
chiếm kênh rạch ... Các vi phạm trên đất không được xây dựng đó là: xây
dựng vi phạm quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
công bố; xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng; xây dựng trên
đất lấn chiếm, xây dựng vi phạm chỉ giới đường đỏ; vi phạm chỉ giới xây
dựng v.v.

12


Chủ đầu tư xây dựng vi phạm quy định về giấy phép xây dựng, như:
không tuân thủ theo giấy phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
hoặc chủ đầu tư chưa được cấp giấy phép xây dựng đã tổ chức cho xây dựng
công trình. Các vi phạm không tuân thủ giấy phép xây dựng như: vi phạm về
diện tích xây dựng, khoảng lùi, số tầng, cốt nền, …
Chủ đầu tư vi phạm về thiết kế xây dựng, đó là xây dựng không đúng
với bản vẽ thiết kế xây dựng đã được duyệt. Thường là các vi phạm về độ
cao các tầng, vị trí cửa, ban công, hình dáng công trình…
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định của công trình, tuy nhiên
nhiều chủ đầu tư thường giao cho nhà thầu thi công công trình, khoán gọn cả
vật tư, nhân công để nhà thầu tự do hoạt động. Vấn đề này rất dễ dẫn tới chất
lượng công trình yếu kém, tuổi thọ công trình không cao. Cơ quan chức năng

hiện nay cũng không thể kiểm soát được, thường thì khi xảy ra sự cố công
trình, vi phạm về quản lý chất lượng công trình, chủ đầu tư mới bị xem xét tới
lỗi vi phạm này.
Ngoài các vi phạm trên, chủ đầu tư còn bị xử phạt vi phạm hành chính
khi vi phạm về lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn
thành và quyết toán vốn đầu tư công trình. Vấn đề lựa chọn nhà thầu có đủ
năng lực hoạt động là điều vô cùng cần thiết, đây là một trong những điều
kiện cần và đủ để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng công trình,
giá cả hợp lý. Vì sự quan trọng đó nên khi vi phạm về điều kiện năng lực nhà
thầu, pháp luật quy định xử phạt cả nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng công
trình.
2. Vi phạm hành chính trong họat động xây dựng của nhà thầu thi cơng
cơng trình xây dựng (nhà thầu xây dựng):
Đó chính là hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công
công trình xây dựng. Theo Điều 3 Luật Xây dựng năm 2003: "Nhà thầu trong
hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng
khi tham gia hợp đồng trong hoạt động xây dựng".
Hiện nay vi phạm của nhà thầu xây dựng về điều kiện năng lực hoạt
động rất phổ biến. Do tập quán xây dựng của nhân dân ta, nên một số chủ

13


đầu tư dễ dãi, thiếu hiểu biết nên chưa chú trọng về điều kiện năng lực hoạt
động của nhà thầu xây dựng, không thấy được những hậu quả có thể xảy ra,
như nứt nhà, sập nhà ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân
dân. Vì vậy đã có những nhà thầu xây dựng trình độ thấp kém, không qua
trường lớp đào tạo, chỉ qua kinh nghiệm từ thợ hồ lên, tự tổ chức nhận thầu
xây dựng, không có giấy phép hoạt động. Ngoài ra còn có rất nhiều trường
hợp nhà thầu xây dựng bố trí cán bộ quản lý, người trực tiếp chỉ huy thi công

không đủ năng lực hành nghề xây dựng tương ứng với loại, cấp công trình. Đa
số họ là thợ lâu năm lên làm quản lý, hoặc nếu có người quản lý đủ trình độ
thì cũng không trực tiếp chỉ huy thi công vì cùng một lúc quản lý nhiều công
trình.
Công trường xây dựng là nơi dễ gây tai nạn, do công việc nặng nhọc,
nguy hiểm, môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên vấn đề an toàn lao động hiện nay
chưa đựơc đảm bảo. Theo quy định của Bộ Luật Lao động thì nhà thầu xây
dựng phải trang bị đủ bảo hộ lao động cho người lao động trong công trường
xây dựng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được chấp hành nghiêm túc, vẫn
có các hành vi vi phạm xảy ra. Vấn đề an toàn xây dựng còn đòi hỏi giữ an
toàn không những cho người lao động, mà còn phải giữ an toàn cho những
người xung quanh, giữ gìn vệ sinh môi trường. Vì vậy, công trường xây dựng
phải có biển báo công trường theo quy định, biển báo an toàn, phương tiện
che chắn, hàng rào bảo vệ an toàn. Ngoài ra nhà thầu xây dựng còn phải mua
các loại bảo hiểm để đảm bảo bồi thường thỏa đáng cho người bị nạn.
Theo quy định thì xây dựng công trình phải có giấy phép xây dựng.
Quy định là vậy nhưng một số nhà thầu xây dựng vẫn nhận thi công các công
trình chưa có giấy phép xây dựng, không có thiết kế xây dựng được duyệt,
xây dựng sai thiết kế . Nhận xây dựng các công trình trên đất không được xây
dựng như: xây dựng công trình trên đất lấn chiếm, vi phạm quy hoạch, vi
phạm lộ giới, … Từ việc tùy tiện trong xây dựng, không tuân thủ các quy định
trong xây dựng nên đã có trường hợp không đảm bảo chất lượng công trình,
nhà sập, gây chết người rất thương tâm.
Ngoài các vi phạm trên, nhà thầu xây dựng còn có các vi phạm về đấu
thầu trong hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu

14


thanh toán khối lượng hoàn thành xây dựng. Các hành vi này xảy ra số lượng

không nhiều.
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu phù hợp,
bảo đảm tính cạnh tranh. Bên trúng thầu phải là đơn vị có phương án kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến và giá cả hợp lý. Đối với đấu thầu trong hoatï động
xây dựng, thường thì chỉ có công trình lớn mới áp dụng đấu thầu. Hành vi vi
phạm trong đấu thầu thường là khi triển khai thi công công trình không đúng
với các cam kết theo hồ sơ dự thầu, có hành vi dàn xếp trong đấu thầu, mua,
bán thầu. Hành vi vi phạm là có nhưng ít khi bị phát hiện, rất khó phát hiện.
Quản lý chất lượng công trình là một trong những vấn đề quyết định sự
thành công của công trình. Pháp luật quy định sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các
quy định về quản lý chất lượng công trình mà gây ra sự cố công trình hoặc
ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị
truy tố trước pháp luật. Hành vi vi phạm về quản lý chất lượng công trình
không nhiều, tuy nhiên cũng cần phải đề cao cảnh giác để tránh hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
Gây ra sự cố công trình là gây ra những hư hỏng vượt quá giới hạn an
toàn cho phép, làm cho công trình có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần
hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
[5, Điều 3].
3. Vi phạm hành chính trong họat động xây dựng của nhà thầu tư vấn xây
dựng:
Tö vấn xây dựng công trình là một khâu rất quan trọng trong hoạt động
xây dựng. Nhà tư vấn xây dựng, đưa ra các ý kiến giúp chủ đầu tư trong khảo
sát, đánh giá, lựa chọn phương án thiết kế, thi công sao cho đảm bảo về chất
lượng và vẻ đẹp của công trình kiến trúc, tiết kiệm chi phí.
Vi phạm của tổ chức, cá nhân nhận tư vấn xây dựng công trình hiện nay
rất ít, do khó phát hiện, chủ yếu khi xảy ra sự cố công trình mới xem xét tới
trách nhiệm của nhà thầu tư vấn xây dựng. Các vi phạm của nhà thầu tư vấn
xây dựng như: Các vi phạm về điều kiện năng lực hành nghề, đấu thầu tư vấn
xây dựng, vi phạm quy định về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, về


15


quản lý chất lượng công trình, chế độ bảo hiểm, thanh toán, quyết toán công
trình.
Khách thể của vi phạm hành chính:
Khách thể vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật
điều chỉnh và bảo vệ bị xâm hại bởi hành vi trái pháp luật gây ra. Những hành vi
vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp
luật bảo vệ. Ví dụ như: xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường
bộ, được Luật giao thông đường bộ bảo vệ, xâm phạm các quy định về thương
mại được Luật Thương mại bảo vệ….
Tuy nhiên khơng phải tất cả các hành vi xâm phạm trật tự quản lyù đều bị
xử lý, mà chỉ xử lý các vi phạm được pháp luật quy định cụ thể như: có thể bị
xử lý bởi pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, kỷ luật hành chính. Nếu chưa
có pháp luật quy định thì không bị xử lý.
Hiện nay cũng có những hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà
nước về xây dựng nhưng không bị xử phạt. Ví dụ: Hành vi vi phạm quyền của
bên dự thầu, không cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự
thầu; Hành vi của nhà thầu xây dựng thực hiện không đúng quy trình, quy
phạm nhưng chưa gây ra nún, nứt nhà lân cận; hành vi của các công nhân
xây dựng không thực hiện đúng theo quy trình, quy phạm xây dựng….
Khách thể vi phạm hành chính trong xây dựng cũng có các điểm giống
như khách thể vi phạm hành chính nói chung. Tuy nhiên khách thể vi phạm
hành chính trong xây dựng có đặc trưng riêng, đó là hành vi vi phạm xâm
phạm đến các quy định về trật tự quản lý nhà nước trong xây dựng được Luật
Xây dựng năm 2003 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật
này quy định.
Chủ thể vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành
chính theo quy định của pháp luật.

16


Cá nhân là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính phải là người
từ đủ 14 trở lên, không mắc các bệnh tâm thần và các bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc hoặc khả năng điều khiển hành vi .
Ngoài cá nhân, tổ chức Việt Nam, còn có cá nhân, tổ chức nước ngoài
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
cũng bị xử lyù, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kyù kết hoặc gia
nhập có quy định khác.
Trong lónh vực xây dựng, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng là chủ
thể vi phạm hành chính. Do tính chất đặc thù trong lónh vực xây dựng, pháp
luật hiện hành quy định chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: 1. Chủ đầu tư,
2. Nhà thầu xây dựng và 3. Nhà tư vấn thiết kế. Như vậy chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng thường là tổ chức hoặc
là người đã thành niên, rất hiếm khi cá nhân là người chưa thành niên làm
chủ đầu tư, riêng đối với nhà thầu xây dựng, nhà thiết kế thì không thể là
người chưa thành niên. Như vậy, người chưa thành niên rất hiếm khi là chủ
thể vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng, khác với lónh vực giao thông
đường bộ, an ninh trật tự... chủ thể là người chưa thành niên rất nhiều.
Trước kia, Điều lệ phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định 143/CP, quy
định xử phạt đối với các cá nhân, khơng quy định phạt đối với các tổ chức. Từ
khi có Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, sau đó là Pháp lệnh
năm 1995 và Pháp lệnh năm 2002 hiện hành đã quy định xử phạt cả cá nhân và
tổ chức.
Việc quy định xử lyù đối với tổ chức tuy trái với nguyên tắc cá thể hóa

trách nhiệm pháp lý nhưng xử lý nhanh, dễ dàng hơn trong xử lý khi chưa truy
cứu rõ trách nhiệm cá nhân, nâng cao vai trò của tổ chức, giúp cho quản lý Nhà
nước trong xây dựng tốt hơn. Mặc dù xử lý vi phạm hành chính đối với tổ
chức, nhưng việc xác định trách nhiệm cá nhân trong một số trường hợp sẽ được
giải quyết sau, tổ chức có quyền yêu cầu người có lỗi để xảy ra vi phạm phải
bồi thường thiệt hại cho tổ chức bị xử phạt.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lónh vực xây dựng:

17


×