Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.61 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

QUÂN NGỌC ANH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG,
LIÊN HỆ QUA THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘi

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

QUÂN NGỌC ANH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG,
LIÊN HỆ QUA THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘi

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế



HÀ NỘI - 2009


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý xây dựng phù hợp quy hoạch hiện đại đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước nói chung và công tác xây dựng nói riêng đang
là những vấn đề, nội dung quan trọng được các cấp, các ngành quan
tâm xây dựng và tổ chức thực hiện, trong đó nhằm hạn chế các vi
phạm thì việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
đang là vấn đề cấp thiết đòi hỏi cần được hoàn thiện, phục vụ tốt hơn
cho công tác quản lý hành chính nhà nước của mỗi cấp chính quyền,
góp phần tích cực trong việc quản lý xây dựng hiện nay ở nước ta.
Hệ thống các qui định pháp luật về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực xây dựng thời gian qua đã được nhà nước quan tâm xây dựng,
góp phần tích cực trong công tác quản lý và xử lý các vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng như: Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 05
tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý xây dựng; Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 1997
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
sử dụng đất đai; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995; Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Quyết định số 100/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Thanh tra chuyên
ngành xây dựng Thành phố Hà Nội, Luật Xây dựng năm 2003; Luật
Nhà ở năm 2005; Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004
của Chính phủ về vi phạm hành chính và hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà; Thông tư số 01/TTBXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 về hướng dẫn thi hành Nghị định
126/2004/NĐ-CP; Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm

2005 của Chính phủ qui định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế


thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định số
132/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ qui định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2005; Nghị định 180/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết về hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây
dựng; Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản
lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Qua
quá trình thực hiện đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu
khắc phục như: các qui định còn thiếu vẫn còn chung chung, thiếu tính
cụ thể, chưa phù hợp, lại không được hướng dẫn cụ thể nên dễ bị làm
trái; các biện pháp xử phạt hành chính tuy đã được quan tâm pháp
điển hóa nhưng chưa đáp ứng được với tình hình vi phạm hành chính
đa dạng, phức tạp. Một số vấn đề về thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử
phạt chưa phù hợp với thực tế nhất là sau khi Nhà nước ta ban hành
Luật Xây dựng năm 2003; Luật Nhà ở năm 2005; Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 2008; Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18
tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập
Thanh tra Xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường,
thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các văn
bản pháp luật có liên quan. Trên cơ sở pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2008, các qui định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có lĩnh vực xây dựng
cũng cần phải được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính đã có

một số công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính như: "Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn" của Tiến
sĩ Vũ Thư, Nxb Chính trị quốc gia, 2000; Luận văn cao học "Hoàn


thiện qui định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính",
của Nguyễn Trọng Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; Luận văn
cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn", của Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Hà
Nội, 1998; và một số bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ở các công trình nghiên cứu này, các tác giả trên cơ sở lý luận
và thực tiễn chỉ giới thiệu, phân tích, đánh giá về hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính nói chung chứ không chuyên sâu đề cập cụ thể tới vấn
đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, việc
nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng các qui định
của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng tìm ra
những bất cập, vướng mắc trong các quy định, việc tổ chức thực hiện
áp dụng trong thực tiễn, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện các qui định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý xây dựng và phục vụ công tác đấu tranh phòng chống
các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính về xây dựng
nói riêng.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Quản lý xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều
ngành, lĩnh vực pháp luật không chỉ pháp luật về xây dựng mà còn có
luật hành chính, luật hình sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai... Vì vậy, vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã phong phú, đa dạng và

phức tạp, mà công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề nẩy sinh tính phức tạp. Do
đó, phạm vi nghiên cứu tại luận văn tập trung chủ yếu vào các qui
định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành


chính năm 2008, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm
2005 của Chính phủ qui định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định số
89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh
tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh và một số qui định khác có liên quan; Nghị định
180/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây; Nghị định số
23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Mặt khác, pháp luật
về xử phạt hành chính gồm rất nhiều qui định: về hành vi vi phạm
hành chính, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt,
thời hiệu xử phạt, trong phạm vi khuôn khổ luận văn này, chúng tôi
chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật xử phạt vi phạm hành chính dưới
góc độ nội dung chứ không đi sâu nghiên cứu pháp luật dưới góc độ
trình tự, thủ tục. Cụ thể đó là những qui định về: hành vi vi phạm
hành chính, hình thức xử phạt và thẩm quyền xử phạt.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn như trên,
những nội dung sẽ được làm rõ trong luận văn bao gồm:
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật xây
dựng và pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng;

Thứ hai, đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật xử
phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng;
Thứ ba, trên cơ sở những bất cập của các qui định pháp luật
thực định cũng như thực tiễn áp dụng, đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây
dựng và tổ chức thực hiện.


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các tư
tưởng, quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng và chính sách pháp
luật của Nhà nước Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây
dựng Nhà nước pháp quyền, về vấn đề quản lý xây dựng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn nªu ra một cách có hệ thống sự điều chỉnh của pháp
luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về xây dựng và mối
tương quan giữa các ngành luật trong sự điều chỉnh đó.
Thông qua đó, luận văn chỉ rõ thực trạng các qui định của pháp
luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn áp dụng
để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định của
pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng
như những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tổ
chức thực hiện.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm thông tin
cho các cơ quan đang tiến hành thí điểm lực lượng thanh tra chuyên
trách về Thanh tra xây dựng theo Quyết định số 89/2007 của Thủ

tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị mình trong thực tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Tổng quan về pháp luật xây dựng và pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta.
Chương 2: Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng xử phạt hành chính trên địa bàn thành
phố Hà Nội về xây dựng và những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
pháp luật xử lý vi phạm phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng.


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT XÂY DỰNG VÀ PHÁP LUẬT
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở NƢỚC TA

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
Xây dựng đƣợc hiểu là:
Xây dựng và trang thiết bị cho xây dựng mới, cải tạo, mở
rộng xí nghiệp, nhà, công trình sản xuất và phi sản xuất hay toàn
nền kinh tế quốc dân đƣợc thực hiện nhờ vốn đầu tƣ xây dựng cơ
bản tập trung của nhà nƣớc, tín dụng ngân hàng, quỹ phát triển
sản xuất, phần trích khấu hao...kết quả của nó là thực hiện việc
tái sản xuất tài sản cố định" [23, tr. 227].
Hoạt động xây dựng ở Việt Nam hiện nay, không đƣợc tổ chức

quản lý tập trung thành một Bộ, mà đƣợc phân bố ở nhiều bộ, ngành khác
nhau. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về
xây dựng, có sự phân công phân cấp quản lý cho một số Bộ có xây dựng
chuyên ngành cùng phối hợp thực hiện nhƣ: Bộ Công thƣơng, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ và cơ quan
ngang bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp về kinh tế có quan hệ với
Bộ Xây dựng trong việc tổ chức quản lý nhà nƣớc về kỹ thuật xây dựng:
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc. Địa phƣơng
có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, trong đó
Sở Xây dựng có nhiệm vụ là cơ quan đầu mối giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc chung về xây dựng ở cấp tỉnh.
Trên tinh thần của Nghị định số 17/2008/ NĐ-CP ngày 4/2/2008
của Chính phủ, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây
dựng bao gồm các nội dung [8]:


1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; các dự thảo nghị
quyết, nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình kế hoạch xây dựng pháp
luật hàng năm của Bộ đã đƣợc phê duyệt và các dự án, văn bản quy phạm
pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ.
2. Trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, kế
hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chƣơng trình dự án quốc gia thuộc
các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị của
Thủ tƣớng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ thuộc phạm vi quản lý
nhà nƣớc của Bộ; xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ.
4. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế

hoạch đã đƣợc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ; tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý
nhà nƣớc của Bộ.
5. Về xây dựng:
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: lập và quản lý thực hiện dự án đầu
tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu
(về khối lƣợng, chất lƣợng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây
dựng;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy
phép xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực
hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng bao


gồm: lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình; khảo sát, thiết kế xây dựng; thi
công xây dựng; giám sát thi công xây dựng; quản lý chi phí xây dựng; quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép cho các nhà thầu
nƣớc ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; thực hiện cấp, thu hồi giấy
phép thầu cho nhà thầu nƣớc ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc
dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Thuê tƣ vấn nƣớc
ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lƣợng công trình xây

dựng trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn
giao, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; hƣớng dẫn hoạt động giám
định chất lƣợng công trình xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám định
nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ
và phân công của Thủ tƣớng Chính phủ;
Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tƣ, chỉ số giá xây dựng,
phƣơng pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hƣớng dẫn, kiểm tra việc lập và
quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tƣ xây
dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, định mức xây dựng và giá
xây dựng công trình, phƣơng pháp đo bóc khối lƣợng công trình, phƣơng
pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
hợp đồng trong hoạt động xây dựng;


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BXD ngày 21/1
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số
126/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng
đô thị và quản lý sử dụng nhà, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng - Bộ Công an (2007), Thông tư liên tịch số
04/2007/TTLT- BXD-BCA ngày 7/7 hướng dẫn phối hợp xử lý vi
phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.
3. Chính phủ (2002), Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002
của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập thanh tra
chuyên ngành xây dựng thành phố Hà Nội, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 6/4 về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra xây dựng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây
dựng quận, huyện và trật tự xây dựng xã, phường, thị trấn tại
thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng
và xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Hà Nội.
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4/2 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây dựng, Hà Nội.


9. Chớnh ph (2009), Ngh nh s 23/2009/N-CP ngy 27/2 ca Th
tng Chớnh ph v x pht vi phm hnh chớnh trng hot
ng xõy dng; kinh doanh bt ng sn, khai thỏc sn xut
kinh doanh vt liu xõy dng, qun lý cụng trỡnh h tng k
thut, qun lý phỏt trin nh v cụng s, H Ni.
10. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Đặc điểm của pháp luật trong Nhà
n-ớc pháp quyền", Dân chủ và pháp luật, (4).
11. Quc hi (2003), Lut Xõy dng, H Ni.
12. Quc hi (2003), Lut t ai, H Ni.
13. Quc hi (2005), Lut Nh , H Ni.
14. Quc hi (2005), Lut u t, H Ni.
15. S Xõy dng H Ni (2003), Bỏo cỏo 1943 BC/SXD-TTr ngy 26/12
cụng tỏc qun lý trt t xõy dng trờn a bn thnh ph H
Ni nm 2003, H Ni.
16. S Xõy dng H Ni (2004), Bỏo cỏo s 118 BC/SXD-TTr ngy
30.12 v tng kt cụng tỏc qun lý trt t xõy dng trờn a bn

thnh ph H Ni nm 2004, H Ni.
17. S Xõy dng H Ni (2005), Bỏo cỏo s 1918 BC/SXD-TTr ngy
27/12 tng kt cụng tỏc qun lý trt t xõy dng trờn a bn
thnh ph H Ni nm 2005, H Ni.
18. S Xõy dng H Ni (2006), Bỏo cỏo s 591/BC-SXD ngy 12/5 v
tng kt ba nm thc hin Quyt nh 100/2002/Q-TTg ngy
24/7/2002 ca Th tng Chớnh ph v vic thớ dim thnh lp
thanh tra chuyờn ngnh xõy dng thnh ph H Ni, H Ni.
19. S Xõy dng H Ni (2006), Bỏo cỏo s 2164 BC/SXD-TTr ngy
15/12 v tỡnh hỡnh qun lý trt t xõy dng trờn a bn thnh
ph H Ni nm 2006, H Ni.
20. S Xõy dng H Ni (2007), Bỏo cỏo s 155 BC/SXD-TTr ngy
20/12 v tỡnh hỡnh qun lý trt t xõy dng trờn a bn thnh
ph H Ni nm 2007, H Ni.


21. Sở Xây dựng Hà Nội (2008), Báo cáo số 4329 ngày 30/12 về sơ kết
công tác quản lý trật tự xây dựng sau một năm thực hiện theo
Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
22. Vò Th- (2000), ChÕ tµi hµnh chÝnh - Lý luËn vµ thùc tiÔn, Nxb
ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
23. Từ điển Xây dựng (1994), Nxb Xây dựng, Hà Nội.
24. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002), Quyết định số
125/2002/QĐ- UBND ngày 20/9 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thí điểm thành lập lực lượng thanh
tra xây dựng thành phố Hà Nội và bố trí cán bộ chuyên trách
quản lý trật tự xây dựng đô thị ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
25. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002), Quyết định số
126/2002/QĐ- UBND ngày 20/9 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

thành phố Hà Nội ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của
lực lượng thanh tra xây dựng thành phố và cán bộ chuyên trách
quản lý trật tự xây dựng ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
26. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số
19/2003/QĐ- UBND ngày 24/1 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
27. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Chỉ thị số 30/2003/CTUBND ngày 22/8 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
28. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số
79/2007/QĐ-UBND ngày 11/7 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng
trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.


29. y ban nhõn dõn thnh ph H Ni (2007), Quyt nh s
99/2007/Q- UBND ngy 5/9 ca Ch tch y ban nhõn dõn
thnh ph H Ni v kin ton cng c t chc trt t xõy
dng qun huyn v thớ im thnh lp trt t xõy dng xó
phng th trn ti Thnh ph H Ni, H Ni.
30. y ban Thng v Quc hi (2002), Phỏp lnh X lý vi phm hnh
chớnh, H Ni.
31. y ban Thng v Quc hi (2005), Phỏp lnh X lý vi phm hnh
chớnh (sa i, b sung), H Ni.
32. y ban Thng v Quc hi (2008), Phỏp lnh X lý vi phm hnh
chớnh (sa i, b sung), H Ni.
33. Nguyễn Cửu Việt (2000). Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà
xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội.
34. "V cỏc bin phỏp x lý hnh chớnh khỏc: Thc trng v nh

hng hon thin" (2008), Khoa hc, (3).




×