Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Xúc cảm và tình cảm khái niệm, đặc điểm, vai trò tại sao người ta nói xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 28 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: Tâm lý học đại cương
ĐỀ BÀI: 12
Xúc cảm và tình cảm: khái niệm, đặc điểm, vai trị. Tại sao người ta nói xúc
cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người

Họ và Tên

: NGUYỄN NGỌC ANH

MSSV

: 452718

LỚP

: N05.TL1

NHÓM

: 2

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC


Mở đầu………………………………………………………………………3
I. Khái niệm………………………………………………………………….4
II. Đặc điểm………………………………………………………………….4
1.1. Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm……………………………………..4
1.2. Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm…………………………………6
III. Vai trị của xúc cảm và tình cảm…………………………………………6
1.Vai trị của xúc cảm đối với q trình nhận thức…………………………..6
2.Vai trị của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống của con người……………7
3.Vai trị của xúc cảm tình cảm đối với hoạt động…………………………...7
IV. Tại sao người ta nói xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm
yếu nhất của con người:………………………………………………………8
1. Xúc cảm là điểm mạnh nhất của con người………………………………..8
2. Xúc cảm cũng là điểm yếu nhất của con người…………………………...10
Kết luận………………………………………………………………………14
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………...15

2


MỞ ĐẦU
Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ
thống thái độ của họ với thế giới khách quan và bản thân. Trong sự tác động
qua lại giữa con người với thế giới khách quan, con người khơng chỉ nhận
thức thế giới mà cịn bày tỏ thái độ của mình với nó.
Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người với những cái
mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như thế được gọi là tình cảm và xúc
cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú, đa dạng, thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý con
người. Xúc cảm- tình cảm ln hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày quanh ta,
thế nhưng trong những nghiên cứu của tâm lý học, ta mới hiểu một cách bao

quát và rõ ràng: xúc cảm- tình cảm là gì, chúng có đặc điểm gì và đóng vai trị
như thế nào đối với con người? Từ đó ta mới hìn nhận sang một vấn đề khác
rất quan trọng, hữu dụng, đó là sự tác động mạnh mẽ của các thái độ tâm lý
này đối với các hoạt động của con người.
Vì vậy em xin chọn đề số 12: “Xúc cảm và tình cảm: khái niệm, đặc
điểm, vai trị. Tại sao người ta nói xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất và
cũng là điểm yếu nhất ở con người” làm đề tài cho bài tập học kỳ của mình.

3


I. Khái niệm:
Theo nhân định của hai nhà tâm lý học- Fehr và Russell thì
“cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định
nghĩa được”.
Xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện
thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ.
Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình
huống cụ thể mang tính nhất thời khơng ổn định.
Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người
đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm
cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong những điều kiện xã hội nhất
định.
II. Đặc điểm:
1.1. Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm:
a, Giống nhau:
- Xúc cảm và tình cảm đều do hiện thực khách quan tác động
vào mà có, biểu thị thái độ của cá nhân đối với môi trường xung
quanh

- Nội dung và hình thức biểu hiện của xúc cảm-tình cảm đều
mang màu sắc chủ quan.
4


- Xúc cảm và tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý
của cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tác động
của hồn cảnh xung quanh.
- Xúc cảm và tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và
đều có khuynh hướng truyền cảm.
b, Khác nhau:
Xúc cảm và tình cảm có những biểu hiện khác nhau căn bản
trên 3 mặt: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý-thần kinh.
Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng:
- Xúc cảm là một quá trình tâm lý, cịn tình cảm là một thuộc
tính tâm lý.
- Xúc cảm có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa
dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định.
- Xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình
cảm lại tồn tại ở dạng tiềm tàng.
- Có một điểm vơ cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện
chức năng sinh vật, nó gắn liền với phản xạ khơng điều kiện (bản
năng), khơng chỉ tồn tại ở con người mà có cả ở các lồi vật; trái lại,
tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó gắn liền với phản xạ
có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở con
người. - Xúc cảm giống như những gì ngun thủy nhất, nó xuất
5


hiện trước, cịn tình cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài

tồn tại những xúc cảm kia.
- Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của
con người, nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư
cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho ta phương hướng và
giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách
1.2. Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm vì xúc cảm được tổng hợp
hóa, động hình hóa và khái qt hóa để trở thành tình cảm. Do vậy
nếu khơng có xúc cảm thì con người khơng thể có tình cảm.
- Xúc cảm là biểu hiện của tình cảm. Trong những điều kiện
bình thường, tình cảm con người thường ẩn náu bên trong và khi
gặp một hoàn cảnh cụ thể nào đó tình cảm được bộc lộ ra bên ngồi
thơng qua những xúc cảm cụ thể.
- Tình cảm tác động lại xúc cảm, luôn chi phối xúc cảm về
cường độ, tốc độ, nội dung.
- Xúc cảm và tình cảm khơng tách rời nhau mà ln xen kẽ
nhau, hịa nhập vào hau trong đời sống tâm lý của con người.
III. Vai trị của xúc cảm, tình cảm
1. Vai trị của xúc cảm đối với quá trình nhận thức:
Xúc cảm và tình cảm ln là động lực mạnh mẽ thúc đẩy
và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tịi và sáng tạo của con
6


người. Tuy nhiên, nó có thể làm nhuộm màu, biến dạng, thậm
chí biến đổi cả sản phẩm của q trình nhận thức. Xúc cảm, tình
cảm có thể làm cho kết quả của nhận thức khơng hồn tồn đúng
với hiện thực khách quan.
2. Vai trị của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống của con người
Xúc cảm và tình cảm có vai trị to lớn trong đời sống của con

người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người khơng có cảm xúc
thi khơng thể tồn tại được. Khi con người bị “ đói tình cảm” thì
tồn bộ hoạt động đời sống của con người không thể diễn ra bình
thường được.
Sự “ đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và
cơ thể của con người như là sự “đói cảm giác”.
3. Vai trị của xúc cảm tình cảm đối với hoạt động
Xúc cảm và tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con
người khắc phục những khó khăn trở ngại trong q trình hoạt động.
Sự thành công của bất cứ một loại công việc nào phần lớn đều phụ
thuộc vào thái độ của con người đối với cơng việc đó. Xúc cảm, tình
cảm có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của con
người. Đối với những xúc cảm- tình cảm tích cực thơi thúc con
người hoạt động sáng tạo vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt
được mục đích đã đề ra và những xúc cảm, tình cảm tiêu cực sẽ làm
cản trở hoạt động để vươn tới mục đích..
Xúc cảm và tình cảm được hình thành và phát triển khi cá
nhân tham gia vào hoạt động xã hội với những mối quan hệ xã hội
đa dạng phức tạp. Nếu cá nhân không tham gia vào một công việc,
một lĩnh vực nào đó thì khơng thể có được những rung cảm thực sự,
7


cao hơn là khơng thể có những tình cảm sâu nặng, bền chặt với cơng
việc đó, lĩnh vực đó.
Con người càng thông qua hoạt động thực tiễn với các quan
hệ xã hội đa dạng thì những xúc cảm, tình cảm càng được nảy nở.
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại hoạt động có ý nghĩa xã hội hay
khơng mà xúc cảm và tình cảm của con người sẽ lành mạnh hay tiêu
cực.

IV. Tại sao người ta nói xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất và
cũng là điểm yếu nhất của con người:
1. Xúc cảm là điểm mạnh nhất của con người:
Như đã phân tích ở trên, xúc cảm- tình cảm có thể đưa con
người lên một trạng thái cao nhất, mang đến một sức mạnh vô cung
tuyệt đỉnh và bất tận. Xúc cảm- tình cảm như một thứ năng lượng vơ
hình, có quyền năng vơ song đến từ bên trong con người chúng ta để
đáp trả lại những gì làm cho chúng ta cảm thấy rung động. Ta sẽ đạt
được những mục tiêu tưởng chừng như vơ cùng khó khăn nếu biết
tận dụng những khả năng mà tình cảm xúc cảm có thể đem lại.
Thứ nhất, đối với suy nghĩ của con người, các xúc cảm- tình
cảm tích cực sẽ cho ta động lực, giúp ta tập trung hơn vào cơng việc
đang làm. Thái độ tâm lý tích cực sẽ kích thích sự tìm tịi, khám
phá, sáng tạo, hướng đến những chi tiết tinh tế, xu hướng phát triển
và các đức tính tốt của người xung quanh cũng như chính bản thân
mình.
Thứ hai, cảm xúc giúp chúng ta phát triển, thúc đẩy chúng ta
hành động và đưa ra quyết định. Những cảm xúc tích cực có thể góp
phần giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn. Những xúc
8


cảm- tình cảm tích cực qua tác động đến suy nghĩ sẽ ảnh hưởng lớn
đến hành vi của con người, làm cho hành vi cũng tích cực và có hiệu
quả. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người bị tổn
thương não nhất định ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm cảm xúc,
và cũng bị giảm khả năng đưa ra quyết định tốt. Ngay cả trong
những tình huống mà chúng ta tin rằng quyết định của mình được
hướng dẫn hoàn toàn bằng logic và sự hợp lý, nhưng cảm xúc vẫn
đóng một vai trị then chốt. Hiểu và quản lý, kiểm sốt được cảm

xúc của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết
định1.
Thứ ba, xúc cảm- tình cảm cũng tác động mạnh mẽ đến tâm
lý- sinh lý của con người. Nói một cách khái qt nhất thì những
xúc cảm tích cực trong từng tình huống cụ thể sẽ làm ảnh hưởng đến
nhịp tim, nhịp thở,.. Còn về mặt tâm lý, cảm xúc cần phải phong
phú thì con người mới có thế giới quan trực quan, sinh động, từ đó
q trình phản ánh, sáng tạo mới được thúc đẩy. Con người ít xúc
cảm là người đơn điệu, khoa học đã chứng minh rằng người có
những thái độ hờ hững, ứng xử hời hợt như vậy rất khó thành cơng.
Trái lại, khi con người ta biết cảm thụ, biết rung động, thì mới hiểu
được thực tế đang cần gì và phấn đấu
Ta có thể dễ dàng thấy những sức mạnh mà xúc cảm- tình
cảm đem lại trong quá trình lịch sử của dân tộc ta. Rời Tổ quốc tìm
đường giải phóng dân tộc vào tháng 6-1911 để rồi 30 năm sau, Chủ
tịch Hồ Chí Minh mới trở về. 30 năm là một chặng đường dài với

1

/>
9


biết bao cuộc trường chinh qua các đại dương và lục địa, ghi nhận
sự trưởng thành của một con người về tuổi đời, về nhận thức, tư
tưởng, từ thân phận một người dân mất nước trở thành một chiến sĩ
cộng sản đầy năng lực và sáng tạo. Nhưng điều có ý nghĩa vơ cùng
sâu sắc là sự trưởng thành đó gắn liền với vận mệnh của một đất
nước. tương lai của một dân tộc.Vậy điều gì đã khiến Bác có thể nỗ
lực hết mình như vậy? Chỉ với đơi bàn tay trắng, bằng ý chí “ sẽ làm

bất cứ việc gì để sống và để đi ”2 , chính chủ nghĩa yêu nước đã trở
thành hành trang giá trị nhất của người thanh niên Nguyễn Tất
Thành ở thời điểm Người xuống con tàu đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin
ngày 5/6/1911 bước vào cuộc hành trình tìm đường cứu nước3.
Chính lịng u nước nồng nàn cũng là cơ sở, là động lực trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người sau này. Từ đó ta có thể
thấy sức mạnh thực sự của xúc cảm, tình cảm.
2. Xúc cảm cũng là điểm yếu nhất của con người:
Có thể nói, xúc cảm- tình cảm như con dao hai lưỡi, nó có thể
khiến bản thân trở nên mạnh mẽ nhưng đồng thời nó cũng là điểm
yếu nhất của chúng ta.
Những cảm xúc tiêu cực che mờ trí sáng suốt, khiến con người
nhầm lẫn giữa sai lầm và sự thật và còn là kẻ thù lớn nhất của thành

2

Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, H.1970, tr.11

3

/>
72038.html

10


công và hạnh phúc. Khi con người nhét đầy những cảm xúc đau
khổ, sợ hải, thất vọng trong thế giới của mình, họ khiến cho cuộc
sống của họ trở nên nặng nề, bi ai, đau khổ. Những cảm xúc tiêu cực
vơ hiệu hóa khả năng hành động của con người. Những thống kê về

tai nạn giao thông cho thấy người có vấn đề về cảm xúc xấu có thể
bị tai nạn giao thông nhiều hơn 114%. Cứ 5 nạn nhân bị tai nạn
chết, thì một trong số đó có cãi vã trước đó khoảng 6 tiếng.4
Chúng ta cũng nhận thấy rằng, những xúc cảm- tình cảm tiêu
cực sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Đối với một người lúc
nào cũng thấy buồn bã, u sầu, thất vọng,… sẽ rất nhanh khiến chính
bản thân họ mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ,…
Những chứng bệnh tâm lý gây mất kiểm soát hành vi sẽ khiến họ có
những hành động nguy hiểm, cho chính bản thân và cả những người
xung quanh. Ngoài những bệnh lý từ trong tâm, nó cịn trực tiếp gây
nên các bệnh như bệnh về huyết áp, tim mạch, chứng hay quên, đau
đầu, khó thở,… Những xúc cảm ức chế, kìm nén khi bộc phát càng
dễ gây ra hậu quả khôn lường.
Nếu như những tình cảm tích cực thúc đẩy ta thực hiện những
hành động tích cực, thúc đẩy trong cơng việc và cho ta năng lượng
dồi dào, thì trái lại, tình cảm tiêu cực chính là rào cản lớn nhất trên
con đường thành cơng. Những cảm xúc tiêu cực có thể phá hủy một
con người khiến cho bản chất của họ thay đổi. Vậy nên cách tốt nhất

4

/>
11


để hạn chế những cảm xúc tiêu cực đó chính là rèn luyện trí tuệ cảm
xúc cho bản thân mình.
*Những kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân hiệu quả:
Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn phải đối
mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, cảm giác khó

chịu thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Vậy nên học cách làm chủ
cảm xúc sẽ giúp bạn thành cơng trong tương lai.
- Kiểm sốt cảm xúc bằng trí tuệ: con người vượt trội hơn hẳn
các lồi động vật khác bởi con người có trí tuệ. Con người có khả
năng điều khiển cảm xúc của mình thơng qua trí tuệ. Trí tuệ cảm
xúc giúp bạn có suy nghĩ để điều chỉnh và quản lý cảm xúc để đưa
đến ứng xử, hành động. Để kiểm soát cảm xúc tốt thì nên nhìn
người khác bằng thái độ tích cực, tránh những cảm xúc tiêu cực để
tránh bị cảm xúc này dẫn lối hành vi của mình. Nhận biết về những
ưu điểm, phẩm chất tốt của người đối diện để học tập tích lũy cho
bản thân mình. Ví dụ như: Bạn bị sếp la mắng và bắt làm lại bản báo
cáo lớn, vì thế bạn rất bực bội, khó chịu. Tuy nhiên, nghĩ lại tích cực
hơn sẽ là cơ hội để bạn hoàn thành bản báo cáo tốt hơn, giá trị hơn.
- Kiểm soát cảm xúc bằng cách sử dụng ngơn từ: nhiều người có
thói quen than vãn về những khó khăn, căng thẳng gặp phải. Tuy
nhiên, bạn nên bỏ ngay thói quen này bởi nó sẽ mang đến cảm xúc
tiêu cực cho chính bản thân mình. Loại bỏ ngay những từ ngữ “kể
khổ”, mà liên tục sử dụng những ngôn từ động viên, thúc đẩy tinh
thần để sống một cách tích cực hơn. Sử dụng những ngơn ngữ tích
12


cực không chỉ giúp đẩy cảm xúc của bản thân bạn, mà cịn giúp bạn
duy trì cảm xúc cho cuộc giao tiếp. Ví dụ: Bạn và đồng nghiệp đang
có những tranh luận nảy lửa do bất đồng ý kiến. Bạn thấy ý kiến của
đồng nghiệp đó khơng phù hợp, thiếu tính thực tế tuy nhiên tránh
dùng những ngơn ngữ chê bai tệ hại gây căng thẳng và cảm xúc tiêu
cực. Lúc đó, trao đổi một cách dễ nghe hơn như: “Ý kiến này khơng
tệ chút nào. Mình thích ý tưởng của bạn ở điểm này…., tuy nhiên
điều này chưa phù hợp lắm thì phải”. Ở góc độ tán thành và lời

khun tích cực thì chắc chắn sẽ dễ dàng thương lượng và tránh
những tranh cãi khơng đáng có. Thay đổi từ ngữ khi giao tiếp dễ
chịu hơn, hòa nhã hơn sẽ giúp bạn kiểm sốt được những tình huống
giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.5

5

/>
13


KẾT LUẬN
Tóm lại, vai trị của xúc cảm tình cảm đối với đời sống con
người là vô cùng to lớn và khơng thể phủ nhận được. Xúc cảm, tình
cảm là một phần khơng thể thiếu tạo nên tính cách con người, giúp
phân biệt con người với động vật máy móc. Hơn thế nữa nó lại cịn
là một sợi dây liên kết con người với nhau, đưa con người đến gần
nhau hơn tạo nên mạng lười các mối quan hệ dựa trên yếu tố tình
cảm cực kì vững trắc, khó có thể phá vỡ. Thái độ tâm lý của con
người với những đặc tính, vai trị như trên cần được rèn luyện, điều
tiết để đời sống tình cảm con người ln phong phú, sống động, có
như vậy mới có thể phấn đấu đến những giá trị vật chất hiện thực.

14


Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tâm lý học đại cương / Trường Đại học Luật Hà Nội ;
Đặng Thanh Nga chủ biên
- />- Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ

tịch, H.1970, tr.11
- />- />- />
15


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN:
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI: 12
“Xúc cảm và tình cảm: khái niệm, đặc điểm và vai trò. Tại sao người ta
nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con
người.”

TÊN

: NGUYỄN THANH PHƯƠNG

MSSV

: 452737

LỚP

: 4527 – NO5.TL1

NHÓM


: 04


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ........................................................................................................ 1
I. XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM ...................................................................... 1
1. Định nghĩa, đặc điểm xúc cảm, tình cảm ................................................. 1
2. Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm ......................................................... 2
3. Vai trị của xúc cảm, tình cảm ................................................................. 5
II. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ ĐIỂM MẠNH NHẤT, CŨNG LÀ ĐIỂM
YẾU NHẤT CỦA CON NGƯỜI .................................................................. 6
1. Xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất của con người .............................. 7
2. Xúc cảm, tình cảm là điểm yếu nhất của con người ................................. 8
III. NÊN ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC NHƯ THẾ NÀO? ............................ 10
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 10
DANH MỤC THAM KHẢO .......................................................................... 11


MỞ ĐẦU
Cuộc sống của ai trong chúng ta cũng đều bị chi phối bởi hai thứ: vật chất
và tinh thần. Có một câu danh ngơn: “Hãy ln ghi nhớ sự thật tối thượng: cuộc
sống không phải là về tiền bạc, nó là về cảm xúc”. Cảm xúc, hay cụ thể hơn là
xúc cảm và tình cảm mới là thứ quyết định, chi phối chúng ta nhiều nhất, chứ
không phải tiền bạc. Cuộc sống có đẹp hay khơng sẽ được đánh giá bởi sự cảm
nhận của trái tim. Với vai trò quan trọng đó, nó sẽ vừa là điểm mạnh nhất cũng
như điểm yếu nhất đối với mỗi người. Để làm rõ điều này, bài luận sau đây sẽ
giải thích rõ xúc cảm, cảm xúc là gì? Đặc điểm, vai trị của chúng và lý do tại sao
nó là điểm mạnh nhất cũng như yếu nhất của con người.


NỘI DUNG
I. XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM
1. Định nghĩa, đặc điểm xúc cảm, tình cảm
a. Định nghĩa xúc cảm, tình cảm
Theo tâm lý học, xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với
hiện thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ. Những thái
độ như yêu, ghét , vui mừng, giận dữ, … đều là những xúc, cảm tình cảm của
chúng ta. Ví dụ như khi các bạn sinh viên được điểm A+ môn Tâm lý học đại
cương, các bạn sẽ rất là vui mừng, hứng khởi, ngược lại , họ sẽ rất buồn, chán
chường khi bị điểm thấp. Xúc cảm, tình cảm giữ một vị trí quan trọng khơng chỉ
trong đời sống tâm lý con người mà còn trong động lực, động cơ của mỗi người.
b. Đặc điểm của xúc cảm, tình cảm
Thứ nhất, chúng ta bày tỏ cảm xúc là có nguyên nhân, đó là do hiện tượng
khách quan tác động. Đâu thể tự dưng ta lại vui, ta lại buồn,… Ví dụ như món ăn
ta thích sẽ khiến ta vui, món ăn ta ghét sẽ khiến ta không vui. Hiện tượng tác
1


động ở đây từ bản thân ta - khẩu vị. Một người ghét ăn cay đâu thể ưa những
món có ớt, có tiêu,.... Hay như đã đúng món ta khơng thích rồi, nhưng mẹ lại bắt
ép chúng ta ăn, thì mẹ chính ngun nhân xã hội. Hay thời tiết nóng nực phải đi
học, thời tiết chính là hiện tượng tự nhiên khiến ta khó chịu. Vậy là khơng chỉ có
hiện tượng trong bản thân như no, đói, vị giác,… mà cịn có sự tác động từ hiện
tượng tự nhiên như nắng, mưa … hay hiện tượng xã hội như con người, biến cố
trong mối quan hệ,…
Thứ hai, xúc cảm, tình cảm là thái độ cá nhân. Mỗi người đều có một sở
thích khác nhau, nên thái độ của mỗi người cũng khác nhau. Về tiêu chuẩn người
yêu, mỗi người sẽ có một “gu” khác nhau. Có người thì thích một người trưởng
thành, thấu hiểu, hành động thay lời nói; họ sẽ ghét người hỏi han quá nhiều mà
không thể hiện ra hành động. Nhưng có người lại thích được nghe những lời yêu

thương, ở bên mọi lúc và cảm thấy tủi thân khi yêu phải tuýp người bận rộn.
Thứ ba, chỉ những hiện tượng nào liên quan đến việc thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu con người mới tạo nên những xúc cảm, tình cảm. Đồ ăn thỏa
mãn nhu cầu cần ăn của con người. Món ăn ta thích thỏa mãn nhu cầu về hương
vị, khẩu vị. Chính vì vậy nó tạo nên xúc cảm, tình cảm của ta, khiến ta bày tỏ
thái độ của mình. Cịn những hiện tượng không liên quan đến việc thỏa mãn nhu
cầu của chúng ta sẽ khơng tạo nên những xúc cảm, tình cảm.
2. Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm
a. Định nghĩa xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm, tình cảm khơng hề là một mà mỗi cái đều có những nét riêng để
phân biệt. Trước tiên, xét về định nghĩa, xúc cảm là những rung động của con
người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, khơng ổn định, như ngạc
nhiên, vui, buồn, tức giận…. Mặt khác, tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính
ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của
2


chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản
phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong những điều kiện xã hội nhất định
ví dụ như yêu Tổ quốc, yêu gia đình, ….
b. Sự giống nhau giữa xúc cảm và tình cảm
Giữa xúc cảm và tình cảm có những sự giống nhau nhất định để cho giới
tâm lý xếp chúng thành một nhóm trong đời sống tâm lý của con người:
Thứ nhất, đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị thái
độ của cá nhân đối với môi trường xung quanh. Nếu cho ta đứng trước một
khung cảnh thiên nhiên, mắt ngắm những thứ tươi đẹp, tai nghe âm thanh tự
nhiên, mũi hít thở bầu khơng khí trong lành, tự nhiên một cảm giác nhẹ nhàng,
vui vẻ lan tỏa trong cơ thể. Đây chính là sự tác động bởi hiện thực khách quan.
Thứ hai, nội dung và hình thức biểu hiện của xúc cảm, tình cảm đều mang
sắc thái chủ quan. Mỗi người có một cảm xúc riêng, khơng ai giống ai, có thể là

cùng đều đạt một số điểm, nhưng có người thì rất vui, nhưng có người lại thấy
bình thường, có người lại cảm thấy buồn vì chưa đạt đúng mong muốn.
Thứ ba, xúc cảm, tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá
nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tác động của hoàn cảnh xung
quanh. Trong những yếu tố của tâm lý, thì xúc cảm, tình cảm ln được thể hiện
rõ ràng nhất.
Thứ tư, xúc cảm và tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và đều có
khuynh hướng truyền cảm. Có một câu thơ như sau: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo
sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Ở đây, mặc dù là một người buồn
nhưng nỗi buồn lại lan tỏa khắp không gian để thể hiện rằng xúc cảm ,tình cảm
có sự truyền cảm. Nếu bạn của ta buồn, ta cũng sẽ buồn theo.

3


c. Sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm
Có rất nhiều người cho rằng xúc cảm, tình cảm là một. Tuy nhiên, chúng là
mức độ biểu hiện thái độ cảm xúc khác nhau của con người, không cho phép ta
đồng nhất. Có một số điểm khác nhau cơ bản giữa xúc cảm và tình cảm như sau:
Thứ nhất, chỉ có con người mới có tình cảm, cịn xúc cảm khơng chỉ ở con
người mà cịn ở động vật. Ai trong chúng ta cũng đều biết đến câu thơ “Con dù
lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lịng mẹ cũng theo con.”Tình cảm gia đình,
tình mẫu tử quý giá này chỉ tồn tại ở con người, còn ở động vật, chúng chỉ nuôi
con theo bản năng đến một thời gian nhất định sẽ tách con ra.
Thứ hai, xúc cảm là quá trình tâm lý, mặt khác, tình cảm là một thuộc tính
của tâm lý và tình cảm là sự phát triển cao cấp của sự phát triển xúc cảm. Trong
tình u đơi lứa, để hình thành lên nó là một chuỗi những cảm xúc từ cảm nắng,
vui, buồn,.… Đây chính là những xúc cảm nhưng là một q trình hình thành
nên tình u đơi lứa – chính là tình cảm , một thuộc tính tâm lý.
Thứ ba, xúc cảm luôn ở trạng thái hiện thực, được biểu hiện trực tiếp như

buồn, vui,… Nhưng tình cảm lại thường ở trạng thái tiềm tàng. Ví dụ điển hình
nhất là rất ít bố mẹ nói những lời u thương đối với con cái, họ dùng hành động
dạy dỗ, có thể là trách mắng để thể hiện.
Thứ tư, xúc cảm thực hiện chức năng sinh vật trong khi tình cảm lại thực
hiện chức năng xã hội. Quay về tình cảm gia đình, nó chính là minh chứng cho
việc thực hiện chức năng xã hội của tình cảm, vì nó hình thành mối quan hệ giữa
bố mẹ với con cái, anh chị em.… Mặt khác, con chuột sợ sệt khi gặp con mèo,
theo bản năng nó sẽ chạy trốn. Việc chạy trốn này chính là chức năng sinh vật.
Thứ năm, sự trái ngược rõ ràng nhất giữa tình cảm và xúc cảm đó là: tình
cảm thì có tính ổn định cịn xúc cảm lại là sự nhất thời, biến đổi. Ai cũng đều
thích cái đẹp, khi đi ngang qua một cơ gái rất xinh hay một anh chàng rất ngầu,
ta sẽ bị chống ngợp bởi họ. Nhưng sau một thời gian thì ta sẽ quên mất hình ảnh
4


của họ và khơng cịn xúc cảm đấy. Cịn tình cảm, như tình cảm đơi lứa, tình cảm
gia đình ,… thì rất ổn định, lâu dài vì nó đã được hình thành sau một quá trình.
Cuối cùng, xúc cảm gắn liền với phản xạ khơng điều kiện cịn tình cảm lại
gắn liền với phản xạ có điều kiện, gắn liền với hệ thống tín hiệu thứ hai. Về tình
cảm, muốn hình thành nó ta cần phải trải qua một q trình tiếp xúc. Như tình
mẫu tử, nếu một người mẹ khơng ở bên cạnh, khơng chăm sóc con mình thì tình
cảm giữa hai mẹ con sẽ khơng được sâu nặng hoặc có thể khơng được hình
thành. Cịn xúc cảm lại là phản xạ không điều kiện, như con chuột từ lúc sinh ra
đã có bản năng chạy trốn con mèo.
d. Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm
Đầu tiên, xúc cảm là cơ sở của tình cảm vì xúc cảm được tổng hợp hóa,
động hình hóa và khái qt hóa để trở thành tình cảm. Do vậy, nếu khơng có xúc
cảm thì con người khơng thể có tình cảm. Tiếp theo, xúc cảm là biểu hiện của
tình cảm. Trong những điều kiện bình thường, tình cảm con người thường ẩn náu
bên trong và khi gặp một hoàn cảnh cụ thể nào đó tình cảm được bộc lộ ra bên

ngồi thơng qua những xúc cảm cụ thể. Ví dụ: tình bạn thân được thể hiện khi
hai người cùng cố gắng học tập,… Thêm nữa, tình cảm tác động lại xúc cảm,
luôn chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ và nội dung. Cuối cùng, xúc cảm và
tình cảm khơng tách rời nhau mà ln xen kẽ nhau, hịa nhập vào nhau trong đời
sống tâm lý của con người.
3. Vai trị của xúc cảm, tình cảm
a. Vai trị của xúc cảm, tình cảm đối với quá trình nhận thức
Xúc cảm và tình cảm ln là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận
thức, kích thích sự tìm tịi và sáng tạo của con người. Tuy nhiên nó có thể làm
nhuộm màu, biến dạng thậm chí biển đổi cả sản phẩm của quá trình nhận thức.
Xúc cảm – tình cảm có thể làm cho kết quả nhận thức khơng hoàn toàn đúng với
5


hiện thực khách quan. Người ta nói “Cái khó ló cái khơn”, trong cái khó khăn
của cuộc sống, con người ý thức được khó khăn của mình, nhận thức đúng đắn
để cố vươn lên trong cuộc sống.
b. Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống của con người
Xúc cảm và tình cảm có vai trị to lớn trong đời sống của con người về cả
mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người khơng có cảm xúc thì khơng thể tồn tại được.
Khi con người bị “đói tình cảm” thì tồn bộ hoạt động sống của con người khơng
thể phát triển bình thường được.
c. Vai trị của xúc cảm, tình cảm đối với hoạt động
Một minh chứng rất rõ cho vai trị này của xúc cảm, tình cảm đó là tình u
q hương đã thúc đẩy Bác Hồ ra đi cứu nước, mọi người đứng lên bảo vệ đất
nước. Xúc cảm, tình cảm có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến các hoạt
động; tích cực thì sẽ thôi thúc con người hoạt động sáng tạo để đạt được mục
đích, trái lại, tiêu cực sẽ làm cản trở chúng ta,… Sự thành công trong bất kỳ lĩnh
vực nào trong cuộc sống phần lớn đều phụ thuộc vào thái độ của con người,
giống như Bác Hồ từng nói: “ Khơng có việc gì khó/ Chỉ sợ lịng khơng bền.”

hay như ý kiến của V.I.Lênin : “Khơng có xúc cảm của con người thì khơng thể
có sự tìm tịi nào về chân lý.”
II. XÚC CẢM, TÌNH CẢM LÀ ĐIỂM MẠNH NHẤT, CŨNG LÀ ĐIỂM
YẾU NHẤT CỦA CON NGƯỜI
Dựa trên những phân tích ở trên, xúc cảm – tình cảm có thể đưa con người
đến những trạng thái tốt nhất, đầy sức mạnh để đối đầu với khó khăn nhưng
ngược lại cũng có thể dễ dàng khiến con người thất bại. Vì vậy nó chính là một
điểm mạnh nhất, nhưng cũng lại yếu nhất trong mỗi người.

6


1. Xúc cảm, tình cảm là điểm mạnh nhất của con người
Xúc cảm, tình cảm tạo nên đời sống tinh thần phong phú của con người.
Những người giàu cảm xúc thì cuộc sống đương nhiên mn màu, thú vị, đầy
niềm vui. Trong nhiều trường hợp, chính tình cảm, xúc cảm là chìa khóa giải
quyết rất nhiều vấn đề nan giải, là một nguồn năng lượng mạnh mẽ để chúng ta
đáp lại những sự rung động của bản thân. Dựa trên vai trị, xúc cảm – tình cảm là
điểm mạnh nhất của con người theo ba cách sau đây:
Thứ nhất, đối với suy nghĩ con người, xúc cảm – tình cảm tích cực sẽ giúp
ta tập trung vào cơng việc đang làm. Thái độ tâm lý tích cực sẽ kích thích sự tìm
tịi, khám phá, sáng tạo, hướng đến những chi tiết tinh tế, xu hướng phát triển và
các đức tính tốt của người xung quanh cũng như chính bản thân mình. Một ngày
ngủ dậy với cảm xúc vui vẻ sẽ cho ta rất nhiều động lực để tạo nên một ngày
năng suất, hiệu quả. Hay như những người xúc cảm, tình cảm phong phú sẽ ln
mong làm những điều thiện, mong muốn giúp đỡ những người khó khăn. Nhờ
xúc cảm, tình cảm mà họ có được những đức tính tốt như yêu thương con người,
tôn trọng người khác, khiêm tốn,... Hay tình cảm đánh thức phần “người” trong
tâm lý tội phạm. Một trong những cách hỏi cung tội phạm chính là nhắc đến gia
đình, người thân để gợi lên tình cảm, xúc cảm của tội phạm, giúp họ nhìn nhận

lại việc mình đã làm có hại đến mức nào, hại khơng chỉ là tội ác họ gây ra mà
cịn là nỗi đau cho những người xung quanh, từ đó ăn năn, hối cải, sửa sai.
Thứ hai, đối với tâm lý – sinh lý của con người. Nói một cách khái qt
nhất,, xúc cảm tích cực trong từng tình huống cụ thể ảnh hưởng đến nhịp tim,
nhịp thở,… Minh chứng đơn giản nhất, trong những dấu hiệu để nhận biết ta có
thích người đó khơng, đó chính là khi đứng cạnh, tim ta có đập nhanh khơng?
Hay như dân gian ta có câu nói: “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cảm
xúc vui vẻ, phấn khởi,… sẽ giúp ta giảm căng thẳng, giảm sức ép lên não bộ,
điều tiết cơ thể một cách hiệu quả nhất. Còn những cảm xúc buồn bã, chán
7


chường sẽ gây hại cho sức khỏe chúng ta, giống như đúc kết của một bác sĩ
người Trung Quốc: “ Cáu hại gan / Giận hại phổi / Vui vẻ lợi dạ dày.” Cảm xúc
cần phải phong phú thì con người mới có thể có thế giới trực quan sinh động,
mn màu, qua đó thúc đẩy q trình phản ánh, sáng tạo. Con người ít xúc cảm
thì là người đơn điệu, khoa học chứng minh rằng họ sẽ hời hợt, hờ hững với mọi
thứ, rất khó có thể thành cơng. Trái lại, khi con người ta biết cảm thụ, biết rung
động thì mới hiểu thực tế đang cần gì và phấn đấu.
Thứ ba, đối với hành vi của con người. Xúc cảm, tình cảm là động lực cho
con người thực hiện những hành vi tốt đẹp, vươn đến mục đích họ mong muốn.
Nếu ta có sự u thích đối với khoa học, ta sẽ tìm tịi các kiến thức về nó, hay
như tình cảm đơi lứa sẽ giúp chúng cùng nhau cố gắng học tập,.... Hay như sự
giúp đỡ những người khó khăn xuất phát tấm lịng.“ Cái gì xuất phát từ trái tim
thì sẽ đi đến trái tim”. Xúc cảm - tình cảm tích cực của chúng ta sẽ được bộc lộ
qua hành động, là cơ sở để ta hồn thành mục đích của bản thân,được mọi người
tơn trọng,tin tưởng....
2. Xúc cảm, tình cảm là điểm yếu nhất của con người
Cái gì cũng có hai chiều. Xúc cảm - tình cảm tích cực sẽ trở thành điểm
mạnh của con người, trái lại, xúc cảm - tình cảm tiêu cực sẽ tạo nên điểm yếu

của con người. Những cảm xúc đó nhiều khi khiến chúng ta nhận thức sai lệch
đi. Như những người quá đa nghi, hay suy diễn xấu về người khác sẽ khiến họ
dần trở nên xa cách với người khác, dễ nghi ngờ và thù ghét ngay cả những
người quan tâm mình. Tiếp theo, cảm xúc tiêu cực làm cho thông tin não bộ
nhận được phản hồi sai lệch. Cảm xúc tồi tệ dẫn đến thái độ khó chịu khi làm
việc, khi đó não sẽ tiếp nhận thông tin nhưng lại phản hồi sai lệch thực tế, nói
cách khác là làm sai u cầu cơng việc hay khơng hồn thành chúng. Khơng chỉ
thế, nhưng cảm xúc tiêu cực còn làm cho chúng ta gặp những vấn đề về tâm sinh
8


×