Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.89 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN:

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI:
Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động
thưc hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện pháp
luật ở nước ta hiện nay..
HỌ TÊN

:

Phạm Quốc Hưng

MSSV

:

K18BCQ010

LỚP

:

K18BCQ

NHÓM


: 1

Hà Nội, 2020
1


Đề bài 2: Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thưc hiện pháp
luật gắn với thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
Mở đầu
Thực hiện pháp luật là vấn đề rộng lớn, phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể:
cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, là q trình
hiện thực hóa các quy định pháp luật, nguyên tắc pháp luật vào các trường hợp cụ
thể. Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trị, vị trí vơ cùng quan trọng và
mang ý nghĩa rất to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất
để Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trị to lớn
của nó khi nó được hiện thực hóa vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những hành
động của con người, đó chính là thực hiện pháp luật. Vấn đề đặt ra với Nhà nước
không phải là ban hành nhiều văn bản luật mà điều quan trọng hơn là phải thực hiên
pháp luật. Chính từ những vấn đề này nên em xin chọn đề tài số 2: “Phân tích các
yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thưc hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện
pháp luật ở nước ta hiện nay”.

2


Nội dung
I.

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật của công dân cùng một lúc chịu sự tác động theo những


mức độ, tần suất khác nhau của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, các nhân
tố kinh tế và phi kinh tế. Xã hội không chỉ là sự vận hành của hệ thống kinh tế mà
còn là một tổng thể phức hợp của các mối quan hệ đa dạng, sự tương tác lẫn nhau
của các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế, kinh tế và văn hóa.
Các nhân tố phi kinh tế tác động đến pháp luật trong một chỉnh hợp thống nhất
và đa dạng, đan xen nhau. Mỗi một hành vi của cá nhân có thể cùng lúc chịu sự điều
chỉnh của các yếu tố đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, lối sống, tâm lý; tơn
giáo, tín ngưỡng, đồn thể mà cá nhân đó là thành viên.
1. Sự phát triển kinh tế xã hội
Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế – xã hội,
hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp
dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, bền vững
sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc
nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Ngược lại,
nền kinh tế – xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng
tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền
tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động
mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh
tế – xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng
miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp
luật ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được
3


cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào
đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều
hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được
củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp

với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Khi kinh tế phát triển, đời sống tinh thần, vật chất đươc cải thiện, các cán bộ,
công chức Nhà nước, các tầng lớp nhâ dân có điều kiện mua sắm các phương tiện
nghe, nhìn, có điều kiện thõa mãn các nhu cầu thơng tin pháp luật đa dạng và cập
nhật. Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đơng
đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở
thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp
cho hoạt động thục hiên pháp luật của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực.
Từ đó tác động tích cực hơn tói ý thức pháp luật và hành vi thực hiện pháp
luật của các chủ thể trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
Nhưng mặt trái của tâm lý thị trường sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là
tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm,
hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo đánh giá các
quan hệ giữa người với người. Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp
luật, là môi trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển.
2. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị là tồn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng
giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm mơi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực
chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức, thực hiện
chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị.
Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu khơng khí chính trị – xã hội.
4


Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quae của hoạt động thực hiện
pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có mơi trường chính trị ổn định là điều
kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của
người dân, để họ tin và đi theo Đảng. Một đất nước bất ổn về chính trị sẽ ln khiến
người dân hoang mang, lo lắng, dao động…và dẫn đến việc thực hiện pháp luật

không tốt. Nhận thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện
pháp luật hiệu quả, chính xác.
Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng rất quan
trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống pháp
luật trên các phương diện xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn được đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng
muốn xây dựng được một bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh vận hành trên
các cơ sở nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách
nhất quán, nghiêm chỉnh từ phía cán bộ, Đảng viên và nhân dân phải được đặt lên
trên vị trí hàng đầu.
Tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng tới hoạt động
thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thơng tin đa
dạng, phong phú, nhiều chiều, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, cơng khai, cởi
mở, bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp
luật và các cơ quan thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu các cơ quan pháp luật trợ giúp,
bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thơng tin nghèo nàn, thậm chí
bị bưng bít thì bầu khơng khí chính trị – xã hội bị ngột ngạt, gị bó, các cơng dân
khơng dám nói thật suy nghĩ của lịng mình, khơng dám địi hỏi cơng lý vì e ngại ý
kiến, yêu cầu mà họ đưa ra có thể “phạm húy” hoặ không “hợp khẩu vị” của ai đó.
5


3. Yếu tố văn hóa – đời sống
Các yếu tố văn hóa – đời sống bao giờ cũng thuộc về một mơi trường văn hóa
xã hội nhất định gắn liền vói một phạm vi khơng gian xã hội nhất định, nơi các cá
nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng,
thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi… Với
những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện trên các điểm sau:

Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới
hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ nét ở
khu vực nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, các phong tục tập quán ở
nông thôn cũng đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức hội hè,
đình đám, ma chay, giỗ chạp nhiều lúc nhiều nơi cịn cồng kềnh, tốn kém và lãng
phí; những hủ tục lạc hậu, lỗi thời cịn tồn tại; trình độ dân trí cịn thấp; thói hư tật
xấu và tệ nạn xã hội phát sinh; tính tích cực chính trị – xã hội của người dân cịn hạn
chế…
Tính cộng đồng được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn
trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người dân nông thôn. Sức
mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư pháp hồn thành
tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật. Khi truyền thống làng xã được phát
huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được và cái chưa
được trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Các phương tiện thông tin đại chúng thuồng xuyên đăng tải các thông tin về
các sự kiện pháp luật hiện tượng xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật
6


của các tầng lớp xã hội. và của các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gương
điển hình người tốt việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… Những thơng tin đó ở
chừng mực khác nhau tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi con
người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt hơn
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật. Dư
luận xã hội gắn liền với ý chí cộng đồng của nhóm xã hội mà nó tác động mạnh mẽ
đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người
ta có thể khơng sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái,
phạm pháp nhưng chúng lại sợ sự phê phán lên án của dư luận xã hội – một thứ bất

thành văn.
Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là
phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi
người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm
định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi phải được đặt
ra về cái đúng, cái sai, nên hay khơng nên… Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp
luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước.
4. Yếu tố pháp luật
Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội
ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật… Bản
thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ
thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực
pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động thực
hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật là nhằm
khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong quá trình phát triển, sản xuất, xây dựng làng
7


xã trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Thơng qua pháp luật, Nhà nước nhắc nhở, duy
trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với Nhà nước và xã hội. Trong quá
trình phát triển Nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của mình sao cho không trái với
nguyên tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự quản chủ yếu dựa vào dư luận xã
hội, uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai trò của lệ làng. Cần kết hợp cả hai hình
thức quản lý này trong hoạt động thực hiện pháp luật.
II. Tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay và giải pháp
hồn thiện:
1. Tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật
Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh

thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ.
Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiện
tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của
nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền pháp
luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo cho người dân một
cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, người dân chấp hành, tuân
thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh. Ví dụ như
có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng về đất,
tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ
nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khốt, khơng
tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu
cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ
đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Điều này
cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.
8


Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính
trị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi
mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ
đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn
chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để
có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm
bảo, duy trì và giữ vững.
Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở
nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn cịn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong
quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có
thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước, tuy nhiên, trong xã hội vẫn
tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước, có
thể gọi là vi phạm pháp luật và tội phạm. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của

những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật
tự xã hội.
2. Giải pháp hoàn thiện:
Thực hiện pháp luật hiện nay ở nước ta đang là vấn đề nóng bỏng. Trước thực
trạng coi thường kỷ cương phép nước, bất chấp pháp luật của một bộ phận dân cư,
nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Ở nước ta hiện nay có nhiều quan
điểm về vấn đề áp dụng pháp luật. Nhưng nhìn chung các định nghĩa về áp dụng
pháp luật đó tương đối đồng nhất, sự khác nhau có chăng chỉ là việc sử dụng các từ
ngữ khác nhau để diễn đạt mà thôi.

9


Trong hoạt động áp dụng pháp luật bao hàm tất cả các hình thức thực hiện pháp
luật. Việc các cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của
pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ đòi hỏi các cơ quan phải
tuyệt đối tuân thủ pháp luật, tức là tự kiềm chế không phạm vào các điều cấm trong
khi áp dụng pháp luật. Thi hành các nghĩa vụ pháp lý và vận dụng đúng đắn, chính
xác các quy phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật.

10


Kết luận
Ngoài một số yếu tố được đề cập ở trên, trong thực tiễn cịn có nhiều yếu tố
khác có tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến thực hiện pháp luật của công dân trong cuộc
sống hàng ngày, đây là vấn đề cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo để có cái nhìn
tồn diện, khách quan hơn.Thực hiện pháp luật đạt hiệu quả là góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển, ổn định tình hình chính trị của đất nước trong giai đoạn cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện pháp luật là quá trình phức tạp, phải được nhạn

thức đúng, tiến hành đồng bộ là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đào Trí Úc, Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt
Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2012, tr. 5.
2. Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới: />3. Đặng Cảnh Khanh, Các nhân tố phi kinh tế xã hội học về sự phát triển,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr. 23-24.
4. Thanh Lê, Xã hội học pháp luật và xã hội học tội phạm, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.18–20.
5. Giao trình Xã hội học pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội, nxb. Công
an nhân dân.

12



×