Chính sách phát triển công nghiệp gia công
của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Phạm Thanh Hiền
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Lan Hương
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và cơ sở của việc xây dựng, điều
chỉnh chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc. Phân tích, đánh giá
các chính sách phát triển công nghiệp gia công ở các lĩnh cơ bản của Trung Quốc từ
khi gia nhập WTO (12/2001) đến nay. Rút ra bài học từ việc xây dựng, điều chỉnh
chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc và đề xuất một số giải
pháp về chính sách phát triển công nghiệp gia công của Việt Nam.
Keywords: Chính sách phát triển; Công nghệp gia công; Kinh tế chính trị; Trung
quốc; WTO
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần 20 năm trở lại đây, quá trình phân công lao động xã hội đã phát triển mạnh
mẽ vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và có xu hướng toàn cầu. Với mục tiêu tối thiểu hoá chi
phí, các nước phát triển đã và đang chuyển những công đoạn đơn giản trong quá trình sản
xuất sản phẩm công nghiệp của mình sang thực hiện tại các nước đang phát triển. Do đó, ở
những quốc gia đang phát triển trong thời gian qua, một lĩnh vực công nghiệp mới mang tên
“công nghiệp gia công” đã hình thành và ngày càng phát triển.
Sự hình thành và phát triển của công nghiệp gia công ở những nước này đã đem cho họ
rất nhiều lợi ích dựa trên lợi thế mà các nước đang phát triển có được : Đó là dân số đông, sản
xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, trong quá trình công nghiệp hóa nông nhàn còn
lượng lao động dư thừa nhiều, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém. Mặt khác, đặc điểm
của công nghiệp gia công lại chỉ sử dụng nhiều lao động và kỹ thụât sản xuất đòi hỏi ở mức
độ thấp. Vì vậy, phát triển công nghiệp gia công giúp cho họ có thể giải quyết hàng loạt vấn
2
đề lớn như : giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nhân dân, là cầu nối
để tiếp cận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến trên thế giới; thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn….
Là một nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nước ta thấy rõ được những lợi ích to lớn của công nghiệp gia công đem lại, chính phủ
Việt Nam từ năm 1996 đã đề ra nhiều chính sách nhằm phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, trải
qua 10 năm, đến nay công nghiệp gia công ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt yếu, phát triển dưới
mức tiềm năng, sức cạnh tranh rất thấp… Một trong những trở ngại lớn nhất là do hình ảnh
nước Việt Nam năng động, đang đổi mới chưa được khẳng định và quảng bá sâu rộng trên
toàn thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài chưa tin tưởng vào hệ thống pháp lý và môi trường
đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vào cuối năm 2006 (7/11/2006) đã giúp Việt Nam thay đổi hình ảnh của mình. Với việc đáp
ứng được các yêu cầu khắt khe để trở thành thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam đã
được nâng cao và khẳng định trên trường quốc tế. Vì vậy, đây là một cơ hội rất lớn để Việt
Nam có thể thu hút được nhiều hợp đồng gia công và phát triển công nghiệp gia công lên tầm
cao mới.
Nhưng cơ hội sẽ qua đi mất nếu chúng ta không bằng những hành động cụ thể để tận
dụng được nó. Để biến cơ hội trên thành hiện thực, sau khi gia nhập WTO, chính phủ Việt
Nam cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, điều tiết, quản lý công nghiệp gia công hợp lý,
hiệu quả, hữu hiệu. Để ban hành được những chính sách như vậy, Việt Nam cần tham khảo
học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đã đi trước, thành công và có nhiều điểm tương đồng.
Trong những quốc gia đó, quốc gia đầu tiên Việt Nam cần học tập là Trung Quốc.
Trung Quốc gia nhập WTO từ năm 2001(14/11/2001) trước Việt Nam năm năm. Sau
khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã ban hành rất nhiều chính sách để phát triển
công nghiệp gia công. Đến nay, công nghiệp gia công đã trở thành một trong những lĩnh vực
có thế mạnh nhất của Trung Quốc, Trung Quốc đã trở thành “công xưởng” của thế giới.
Thành tựu mà công nghiệp gia công mà nước này đạt được đã đóng góp rất lớn vào sự phát
triển vượt bậc của Trung Quốc trong thời gian qua.
Với những điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử trên đây, những
chính sách phát triển công nghiệp gia công mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm nắm bắt cơ hội
do gia nhập WTO đem lại, Việt Nam có thể chọn lọc, áp dụng sáng tạo vào công nghiệp gia
công của mình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những chính sách phát triển công nghiệp gia
công của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Với
3
lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp
cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi gia nhập WTO, từ một nước nông nghiệp, Trung Quốc nổi lên như là một
cường quốc trong lĩnh vực công nghiệp gia công. Có được thành tựu như vậy đầu tiên phải kể
tới vai trò định hướng, quản lý đúng đắn, kịp thời của các chính sách kinh tế mà Trung Quốc
đã ban hành. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chính sách phát triển công nghiệp nói chung
và công nghiệp gia công của Trung Quốc nói riêng đã được nhiều học giả nghiên cứu. Có thể
nêu lên một số công trình chủ yếu sau:
- Lê Đăng Minh (2007), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tác động và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp, Viện kinh
tế, Hà nội .
- Tập thể tác giả viện nghiên cứu Trung Quốc (2003), “Tìm hiểu vấn đề công nghiệp
hoá ở Trung Quốc”, Nxb Khoa học xã hội.
- Phạm Sỹ Thành (2005) , “Trung Quốc - Từ công nghiệp hoá truyền thống đến con
đường công nghiệp hoá kiểu mới”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 3 (tr 19 – 30) .
- Phan Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối
thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
Trong chừng mực nhất định các tác giả đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản trong chính
sách phát triển công nghiệp gia công Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phân tích chính sách phát
triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO để từ đó vận dụng vào việc
xây dựng chính sách phát triển công nghiệp gia công của Việt Nam thì chưa có công trình nào
đề cập có hệ thống và toàn diện. Trong phần trình bày của luận văn, tác giả muốn đi sâu tìm
hiểu vấn đề này và mong muốn đóng góp giá trị vào việc phát triển công nghiệp gia công -
vấn đề vừa có tính lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đánh giá sự điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp gia công của
Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một
số giải pháp nhằm vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và cơ sở của việc xây dựng, điều chỉnh
chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc.
4
+ Phân tích, đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp gia công ở các lĩnh cơ bản
của Trung Quốc từ khi nước này gia nhập WTO (12/2001) đến nay.
+ Rút ra bài học từ việc xây dựng, điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp gia
công của Trung Quốc và đề xuất một số giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp gia
công của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài phân tích chính sách phát triển công nghiệp gia công mà
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện từ khi gia nhập WTO đến nay , làm cơ sở rút ra bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trung Quốc trải qua một quá trình đổi mới lâu dài với rất nhiều
chính sách phát triển công nghiệp gia công đã được thực hiện. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên
cứu các chính sách phát triển công nghiệp gia công tiêu biểu theo định hướng của Đại hội
Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI năm 2002 – thời điểm Trung Quốc bắt đầu gia nhập
WTO.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
- Các cặp phương pháp : phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp; phương
pháp lôgic và lịch sử.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp thống kê, so sánh
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
- Tổng hợp và phân tích những chính sách phát triển công nghiệp gia công tiêu biểu của
Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay.
- Nêu được những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ việc phân tích chính sách
phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp gia công Việt Nam từ
khi gia nhập WTO.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển công nghiệp gia công ở
Trung Quốc.
5
Chương 2: Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO.
Chương 3: Một số đề xuất về chính sách phát triển công nghiệp gia công của Việt Nam
sau khi gia nhập WTO rút ra từ bài họcTrung Quốc.
References
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Kim Bảo (Chủ biên) (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung
Quốc giai đoạn 1992 – 2010, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
2. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
3. Nguyễn Huy Cố ( 2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, Nxb Thống kê, Hà nội
4. Cục lý luận Ban tuyên ngôn Đảng cộng sản Trung Quốc (2003), 25 vấn đề lý luận trong
công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
5. Phạm Văn Dũng. Tập bài giảng môn “ Phân tích chính sách” , Trường Đại học kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà nội.
6. Lưu Lực (2001), Toàn cầu hóa kinh tế - Lối thoát Trung Quốc ở đâu, Nxb Khoa học xã
hội, Hà nội
7. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO – Thời cơ
và thách thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
8. Bùi Văn Hưng ( 2006), Công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở
cửa, Nxb Thống kê, Hà nội.
9. Vương Trung Minh (2005), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
Nxb Lao động, Hà nội
10. Nguyễn Anh Minh (2005), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc
giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế.
11. Phan Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế
kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
12. Phạm Thái Quốc (Chủ biên) (2008), Nghiên cứu chính sách tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và Ấn độ, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
13. Đỗ Tiến Sâm (2005), Trung Quốc gia nhập WTO, kinh nghiệm với Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà nội.
6
14. Phạm Sỹ Thành (2005) , “Trung Quốc - Từ công nghiệp hoá truyền thống đến con
đường công nghiệp hoá kiểu mới”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 3 (tr 19 –
30) .
15. Nguyễn Thị Thìn (2006), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung
Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà
nội.
16. Tạp chí thông tin công tác tư tưởng (1996 -1), “Đề cương tóm tắt học tập lý luận xây
dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình”.
17. Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (8/2003, 5/2005, 8/2008).
18. Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới (2006)
19. Tạp chí Kinh tế và phát triển (2003)
20. Lê Hữu Tầng –Lê Hàm Nhạc (đồng chủ biên) (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh
tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia.
21. Lê Danh Tốn (2002), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Quốc,
Nxb Tài chính, Hà nội.
22. Tập thể tác giả viện nghiên cứu Trung Quốc (2003), “Tìm hiểu vấn đề công nghiệp hoá
ở Trung Quốc”, Nxb Khoa học xã hội.
23. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc làn thứ X (2006), Nxb
chính trị quốc giia
24. Viện nghiên cứu ,Trung Quốc (dịch) (2001), Toàn cầu hoá kinh tế – Lối thoát Trung
Quốc là ở đâu, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.
25. Viện nghiên cứu Trung Quốc (2003), Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI Đảng
cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
26. Viện kinh tế (dịch) (2001), Trung Quốc 2020, Nxb Khoa học xã hội 2001, Hà nội.
27. Viện thông tin khoa học xã hội (2006), Tài liệu mới về Trung Quốc – Một số vấn đề
kinh tế., Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
28.
29.
30.
TIẾNG ANH
31. Cyrill Eltschinger (2007), Source code China The new global hub of IT outsourcing,
The Gioi Publishers, Hanoi
32. Francois Gipouloux (1998), China to market economy, The Gioi Publishers, Hanoi.
7
33. Central Stastical Organization,various year, Statiscal Yearbook,Beijing
34.
35.
36.
37.