Tải bản đầy đủ (.docx) (268 trang)

Quản lý Nhà nước đối với các cơ sở đại học công lập trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 268 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG
BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH HUYỀN TRANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG
BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 9 34 04 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HUỲNH THÀNH ĐẠT
PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ “Quản lý Nhà
nước đối với các cơ sở đại học công lập trong bối cảnh cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” này là
của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận
án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Minh Huyền Trang


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện viết Luận án, mặc dù còn gặp rất nhiều khó
khăn về thời gian, thông tin, tư liệu, song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy giáo, cô giáo, giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia cũng như
các thầy cơ, đờng nghiệp tại Đại học Quốc gia thành phố Hờ Chí Minh và quý
đồng nghiệp, đối tác khác mà nghiên cứu sinh đã có thể hồn thành Luận án:

“Quản lý Nhà nước đối với các cơ sở đại học công lập trong bối cảnh cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí
Minh” theo đúng thời gian và yêu cầu của Học viện.
Với tình cảm tri ân, lòng biết ơn, trân trọng và sâu sắc nhất, nghiên cứu
sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia cùng quý thầy cô Ban
Quản lý đào tạo Sau Đại học và các phòng Khoa của Học viện Hành chính
Quốc gia, quý thầy cô Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, thầy chủ nhiệm lớp
đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện các hoạt
động nghiên cứu của mình.
- Cùng thầy cô, đồng nghiệp tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, Nhóm nghiên cứu đề án “Báo cáo giáo dục Việt Nam 2018” đã nhiệt
tình hỗ trợ thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu, trả lời phỏng vấn giúp tơi hồn
thành nhiệm vụ nghiên cứu này.
- Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin cám ơn và tri ân đến hai thầy hướng
dẫn khoa học là thầy PGS.TS Huỳnh Thành Đạt và thầy PGS.TS Lương
Thanh Cường đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn
thành Luận án đúng thời gian quy định.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân nghiên cứu sinh đã cố
gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để tổng hợp, đánh giá. Tuy


4

nhiên, do sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế sẽ vẫn còn nhiều hạn chế, vì
vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô giáo và độc giả.
Tác giả

Nguyễn Minh Huyền Trang



5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

2

LỜI CẢM ƠN

3

MỤC LỤC

5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỜ MINH HỌA

13

PHẦN MỞ ĐẦU

15

1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu

15

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án


20

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

21

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

22

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

24

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

25

7. Kết cấu của luận án

26

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

27

1.1

Các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đối với các


cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư

27

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại
học công lập

27

1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về đổi mới quản lý nhà nước đối với các cơ
sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
1.2

31
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước đối với

các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư

37


6

1.3

Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến đề


tài luận án

42

1.3.1 Những nội dung đã được nghiên cứu

42

1.3.2 Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung

43

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
2.1

46

Cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư

46

2.1.1 Giáo dục đại học và cơ sở giáo dục đại học công lập là gì

46


2.1.2 Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

52

2.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công lập 54
2.1.4 Các yếu tố cấu thành quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
công lập
2.1.4.1

58
Chủ thể quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công

lập……....
2.1.4.2

58

Đối tượng quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công

lập…………..

61

2.1.5 Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công lập 65
2.1.6 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về giáo dục đại học
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.2

68


Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quản lý nhà

nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập

72

2.2.1 Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

72


7

2.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam

74

2.2.3 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quản lý nhà nước
đối với cơ sở giáo dục đại học công lập
2.2.3.1

Tác động trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại

học công lập
2.2.3.2

76

76


Tác động gián tiếp đến quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại

học công lập

88

2.3 Yêu cầu thay đổi của quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

92

2.3.1 Yêu cầu thay đổi về tư duy quản lý phát triển đối với các cơ sở giáo
dục đại học

92

2.3.2. Yêu cầu phải thích ứng và tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát sự
vận động

95

2.3.3. Yêu cầu phải quản lý, chia sẻ, minh bạch thông tin

97

2.3.4. Yêu cầu phải thực hiện quản lý nhà nước trong môi trường ảo bên cạnh
môi trường truyền thống

98


2.3.5. Yêu cầu hoạt động hỗ trợ, giám sát đối với giáo dục đại học trong quản
lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập
2.3.6. Yêu cầu tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục đại học

99
101

2.4. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ở một số nước trên
thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và giá trị tham
khảo cho Việt Nam

105

2.4.1. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ở một số nước
trên thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

105


8

2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học tại

Malaysia

107

2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hệ thống giáo dục đại học của


Úc………..

109

2.4.1.3. Quản lý nhà nước trong hệ thống giáo dục đại học công lập ở Hoa

Kỳ……….

112

2.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ở

Singapore

116

2.4.1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ở

Thái Lan

119

2.4.1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ở

Ấn Độ…

121

2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam


123

2.4.3. Dự báo những thay đổi của quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư………..

128

Kết luận chương 2

131

Chương 3

132

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH
132
3.1

Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam

132

3.2

Các cơ sở giáo dục đại học công lập tại thành phố Hờ Chí Minh


146


9

3.3

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại

học công lập trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư

154

3.3.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học cơng
lập trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh

154

3.3.2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục đại học

160

3.3.3. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
đại học

162

3.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học

công lập

163

3.3.5. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục đại học

164

3.3.6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển bền vững giáo
dục đại học

164

3.3.7. Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học 166
3.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
3.4

167

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại

học công lập trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư

168

3.4.1 Những kết quả trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại
học trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư

168

3.4.2 Những hạn chế của quản lý nhà nước đối các cơ sở giáo dục đại học
công lập trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

177


10

3.4.3 Nguyên nhân của kết quả và hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trên địa bàn thành phố Hờ Chí
Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

184

Kết luận chương 3

189

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH

191


4.1 Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công
lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại
thành phố Hờ Chí Minh

191

4.1.1 Đổi mới chính sách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đại học
phù hợp với xu thế chung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 191
4.1.2 Định hướng xây dựng và thống nhất tiêu chí phát triển các cơ sở giáo
dục đại học nói riêng ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư

202

4.2 Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công
lập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Từ thực tiễn tại Thành
phố Hồ Chí Minh

206

4.2.1 Đảm bảo các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học

208

4.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan

209

4.2.3 Nâng cao chất lượng công tác nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý

nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập

213


11

4.2.4 Tăng cường đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động cho các cơ sở giáo
dục đại học công lập

216

4.2.5 Nâng cao nhận thức của xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư nhằm phát huy vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập

219

4.2.6 Hỗ trợ các nguồn lực cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ
sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ
tư………..

219

4.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số tromg hoạt
động quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập

223

4.2.8 Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nâng cao hiệu

quả hoạt động đối ngoại và hợp tác vì mục tiêu phát triển nhanh bền vững
GDĐH Việt Nam

227

4.2.9 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập

230

Kết luận chương 4

232

KẾT LUẬN LUẬN ÁN

234

TÀI LIỆU THAM KHẢO

237

PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

246

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

248


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

248

PHỤ LỤC KẾT QUẢ KHẢO SÁT

258

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

258

PHỤ LỤC BIỂU MẪU KHẢO SÁT

266

BÁO CÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2020

266


12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AI:

Trí tuệ nhân tạo

CMCN 4.0:


Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSĐT:

Cơ sở đào tạo

CSGDĐH:

Cơ sở giáo dục đại học

ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia thành phố Hờ Chí Minh
ĐMST:

Đổi mới sáng tạo

GD&ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH:

Giáo dục đại học

GDĐT:

Giáo dục đào tạo


I4.0:

Giáo dục đại học 4.0

KĐCL:

Kiểm định chất lượng

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

NIR:

Cách mạng Công nghiệp Mới

NSNN:

Ngân sách nhà nước

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QLNN:

Quản lý nhà nước

Tp.HCM:


Thành phố Hồ Chí Minh

TSTT:

Tài sản trí tuệ

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


13

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ MINH HỌA
Bảng 1: Chiến lược tiếp cận cuộc CMCN 4.0 của một số nước
Bảng 2:

Các nội dung QLNN về GDĐH được thực hiện phỏng vấn
nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực GDĐH

Biểu đồ 1: Khảo sát về nhận diện cơ quan QLNN đối với GDĐH
Biểu đồ 2: Phân bổ các trường đại học phân theo loại hình trường
Biểu đồ 3: Phân bố các trường đại học phân theo miền
Biểu đồ 4: Kết quả tỷ lệ (%) về tổng thu học phí các hệ đào tạo theo sở
hữu trường đại học
Biểu đồ 5: Kết quả tỷ lệ (%) về chính sách tài chính cho cá nhân người
học theo sở hữu trường đại học
Biểu đồ 6: Hỗ trợ hoạt động NCKH cho các CSGDĐH
Biểu đồ 7: Chuyển đổi số trong giáo GDĐH tác động đến những yếu

tố nào?
Biểu đồ 8: Thế mạnh của các CSGDĐH Việt Nam hiện nay
Biểu đồ 9: Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với các CSGDĐH có ứng
dụng mạnh mẽ CNTT
Biểu đồ 10: So sánh mức đầu tư cho GDĐH của Việt Nam và một số
nước trên thế giới
Biểu đồ 11: Số lượng và phân bố các trường đại học trên tồn quốc
Biểu đờ 12: Tỷ lệ % phân bố các trường đại học theo vùng
Biểu đồ 13: Lựa chọn của chuyên gia đối với các nội dung quan tâm về
QLNN đối với GDĐH
Biểu đồ 14: Khảo sát đánh giá về hoạt động QLNN đối với GDĐH
hiện nay


14

Biểu đồ 15: Khảo sát đánh giá về hoạt động QLNN đối với GDĐH
hiện nay
Biểu đồ 16: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động QLNN đối với các
CSGDĐH hiện nay
Biểu đồ 17: Khảo sát các bộ quản lý, nhà khoa học, cán bộ giảng dạy
về xu thế toàn cầu hố của GDĐH Việt Nam
Biểu đờ 18: Đánh giá về hoạt động QLNN đối với các CSGDĐH
Hình 1: Các yếu tố cơ bản của công nghệ IoTs trong giáo dục
Hình 2: Mơ hình giáo dục đại học “phi biên giới”
Hình 3: Ba yếu tố tạo nên đại học đẳng cấp quốc tế (tác giả
chuyển ngữ từ mô hình gốc của Samil (2009))


15


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc CMCN 4.0) mở ra nhiều

cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, với tốc
độ phát triển nhanh chóng và có những tác động sâu rộng đến sự phát triển
của mỗi quốc gia, đây là cuộc cách mạng có nền tảng là con người, trong đó
ng̀n nhân lực chất lượng cao là cốt lõi cho sự phát triển, đồng thời mở ra
nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển để nâng cao
năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các
ngành nâng cao năng lực, khả năng tiếp cận và chủ động tham gia cuộc
CMCN 4.0 đẩy mạnh nghiên cứu nắm bắt, hấp thụ thành tựu khoa học công
nghệ của các quốc gia tiên tiến, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và
đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước nói chung và giáo dục đào tạo
với trọng tâm là phát triển giáo dục đại học (GDĐH).
GDĐH ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia
cho mục tiêu phát triển. Với quy mơ lan rộng trên tồn thế giới và tốc độ
nhanh đến mức cuộc CMCN 4.0 được cho là phát triển với tốc độ theo cấp số
nhân, đem đến những thay đổi sâu sắc và nhanh chóng đối với cả nhân loại.
Cuộc cách mạng này tác động trực tiếp đến quan niệm, lối sống và tư duy của
con người; đồng thời, chi phối các mối quan hệ kinh tế, chính trị – xã hội, tạo
ra những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống - xã hội
của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21.
GDĐH trong bối cảnh mới là một trong những ngành chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất của cuộc CMCN 4.0 vì sản phẩm của đào tạo phải đáp ứng với
nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng. Đồng thời



16

GDĐH có thể lấy cảm hứng từ mô hình mới của Cuộc CMCN 4.0, bao gồm
số hóa về tổ chức và hoạt động của các tổ chức và tự động hóa các quy trình
kinh doanh để thay đổi, vận hành và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của
từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong bối cảnh hiện nay, lợi thế cạnh tranh lớn
nhất không phải tài nguyên, công nghệ mà là con người, xây dựng chiến lược
phát triển con người và đổi mới mạnh mẽ giáo dục trước tác động của cuộc
CMCN 4.0 để trang bị kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo và kỹ năng, tầm
nhìn cho người học. GDĐH Việt Nam đã có những thay đổi “căn bản và toàn
diện” và đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng chất lượng GDĐH vẫn
còn có nhiều hạn chế, vai trị, vị trí của GDĐH Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới cần tăng tốc và cải thiện nhiều để thích ứng với tác động và đáp
ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Trong đó, vai trò quản lý của Nhà nước đối
với GDĐH mà cụ thể là đối với các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) góp
phần đem lại sự phát triển vượt bậc, xứng tầm cho GDĐH Việt Nam.
Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại, chủ động
và tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với GDĐH nói chung và các
CSGDĐH đã nhanh chóng, kịp thời có những thay đổi phù hợp với xu hướng
phát triển chung.
QLNN về GDĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 được xem xét như là
một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi chất
lượng GDĐH. Trong đó, cần xét sự thay đổi, điều chỉnh của hoạt động QLNN
đối với các CSGDĐH trên phương diện chủ quan và khách quan nhằm tạo ra
sự phù hợp, thích ứng và phát triển của GDĐH Việt Nam trong tình hình mới.



17

Qua đó, sẽ xác định được QLNN về GDĐH tại Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay đang đứng trước những thách thức và sẽ đạt được những thành tựu gì?
Với yêu cầu đặt ra là cần phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển
nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân
lực chất lượng cao; trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 khi nhận thức đóng vai
trò quan trọng trong chuyển đổi số; cần đảm bảo hiệu lực hiệu quả của hoạt
động QLNN trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia với
mục tiêu các hoạt động của các cơ quan QLNN ưu tiên thực hiện thông qua
môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Đóng vai trò là một
trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu khi thực hiện chuyển đổi số,
QLNN đối với các CSGDĐH chịu tác động cần phải thay đổi và sẽ chủ động
có nhiều thay đổi vì đây thực sự là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến xây dựng
và nguồn nhần lực chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
QLNN đối với các CSGDĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 là một thành tố
quan trọng góp phần thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến
2025, định hướng đến 2030. Trong đó, tầm nhìn đến năm 2030 “Việt Nam trở
thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công
nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều
hành của Chính phủ ….”1. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025,
định hướng đến 2030 đã xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực cầu
ưu tiên chuyển đổi số trước.
“Công nghiệp 4.0” đang trở thành một từ biểu tượng cho xu hướng
hiện tại của Cách mạng Công nghiệp Mới (NIR). Trong thời đại CMCN 4.0,
các CSGDĐH và QLNN về GDĐH sẽ bị tác động và thay đổi như thế nào?
Khi GDĐH toàn cầu đang trải qua thời kỳ tăng tốc kỹ thuật số mạnh mẽ đứng
Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình

Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
1


18

trước cơ hội thay đổi, số hoá và phát triển bền vững, mô hình GDĐH Việt
Nam cần có sự vận động, chuyển đổi đột phá mô hình “kinh doanh”, hoạch
định chiến lược và tạo ra giá trị mới, vượt trội của tổ chức GDĐH ngang tầm
khu vực và thế giới như thế nào? GDĐH Việt Nam có thể chuyển mình từ
một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức cho người học sang hoạt động
GDĐH giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo (ĐMST)?
Công nghệ số đang được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, tạo ra
nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia. Ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ... Tuy vậy, nhìn chung mức độ chủ động
tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Điều này địi hỏi sự chủ
động, tích cực tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc CMCN 4.0, coi đây là
giải pháp đột phá để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thành
phố Hờ Chí Minh luôn có sự đóng góp và đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của đất nước, sự phát triển của thành phố Hờ Chí Minh (Tp.HCM)
cả về quy mô, tốc độ đều có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến phát triển của
cả nước. Tp.HCM là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô
thị hóa. Tp.HCM hiện đóng góp 22,3% GDP, chiếm gần 27% ngân sách quốc
gia, thu hút gần 34% dự án FDI của cả nước... Tp.HCM là một trung tâm lớn
của cả nước về nhiều mặt, trong đó có khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực,
thành phố luôn đi đầu trong thực hiện, triển khai các chính sách của cả nước.
Do đó cùng với sự kỳ vọng của các cấp các ngành và trên thực tế, Tp.HCM
thực sự sẽ tiếp tục và đang đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ
lõi, công nghệ quan trọng, là đơn vị đi đầu trong cả nước tham gia cuộc
CMCN 4.0 trong đó, có sự thay đổi mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực QLNN

đối với GDĐH.
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, QLNN đối với các CSGDĐH công
lập nói chung và QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập trên địa bàn được dự


19

đốn sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như việc ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý
nhưng sự vận động, thay đổi của QLNN đối với các CSGDĐH cơng lập cịn
chưa theo kịp; thiếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như hệ thống
các văn bản quản lý có liên quan phục vụ cho hoạt động quản lý; năng lực của
cán bộ quản lý các cấp còn nhiều hạn chế trong bối cảnh mới; liệu xung đột
giữa QLNN theo kiểu cũ và kiểu mới sẽ diễn ra như thế nào; CSGDĐH cơng
lập sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến chuyển đổi số đòi hỏi QLNN phải thay
đổi tương ứng; quy mô quản lý, phương thức QLNN sẽ phải có nhiều thay
đổi; xuất hiện nhiều đối tượng điều chỉnh mới liên quan đến QLNN đối với
các CSGDĐH công lập; các vấn đề đặt ra liên quan đến quản trị tốt gắn liền
với công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình,….
Nghiên cứu QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa bàn
Tp.HCM trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 là một trong những nội dung thật sự
quan trọng, cần thiết và có nhiều lợi thế. Các CSGDĐH công lập sẽ là đối
tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất, chi phối nhiều nhất của hoạt động QLNN
đối với giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng hơn so với các nhóm đối
tượng khác ngoài công lập. Từ năm 2010 Tp.HCM đã tập trung xây dựng
chính quyền điện tử theo mô hình “một cửa điện tử”, “một cửa liên thông”,
nhằm chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước, tránh
chờng chéo, trùng lắp trong giải quyết công việc. Tp.HCM đã xác định tầm
nhìn phát triển thành phố trong tương lai gắn bó chặt chẽ với sự phát triển,
ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0.

Nghiên cứu về vấn đề QLNN đối với các CSGDĐH công lập trên địa
bàn Tp.HCM thật sự có ý nghĩa sâu sắc trong việc góp phần nâng cao hiệu
quả QLNN nói chung và QLNN đối với GDĐH nói riêng, đặc biệt trên địa
bàn Tp.HCM, nơi có năng lực phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá, có khả



×