Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đơn sáng kiến kinh nghiệm môn gdtc tiểu học: Ứng dụng trò chơi dân gian phù hợp vào môn Thể dục nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4,5 trường tiểu học Ngọc Đông 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.06 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến trường tiểu học Ngọc Đông 2;
- Hội đồng Sáng kiến huyện Mỹ Xuyên;
Tôi ghi tên dưới đây:

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
Trình độ chun mơn việc tạo ra
sáng kiến

Số điện thoại:
Địa chỉ Email:
Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: “Ứng dụng trị chơi dân gian
phù hợp vào môn Thể dục nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4,5 trường
tiểu học Ngọc Đông 2”.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.


- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày nào
sớm hơn): 20/10/2020.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Tên của sáng kiến: “Ứng dụng trò chơi dân gian phù hợp vào môn Thể dục
nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4,5 trường tiểu học Ngọc Đông 2”.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thể lực cho học sinh khối 4,5 trường
tiểu học Ngọc Đơng 2.
*Tính mới của đề tài
Người giáo viên phải chú ý quan tâm đến sức khoẻ của các em và việc tập
luyện thể dục của các em ở lớp, ở nhà. Tìm hiểu hồn cảnh và liên hệ gia đình
tạo mọi điều kiện giúp đỡ đối với những học sinh chưa hoàn thành để các em


luyện tập được như các bạn với nhiều hình thức: Tách nhóm, chia tổ, thi đua các
trị chơi phù hợp vào tiết học thể dục. Ngồi ra trị chơi khơng những có tác
dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe và đặt biệt là rèn luyện thể lực cho
các em; và giáo viên phải có nhiều biện pháp áp dụng trong đó như trị chơi dân
gian, đây là một di sản văn hố q báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá
trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ, niềm vui sống, sức khỏe
và bảo vệ tổ quốc của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, nó đã
mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu
cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng
đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của
các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn
tình cảm và trí tuệ cho các em từ đó giúp cho các em có điều kiện hịa nhập vào
tập thể, các em được vui chơi thoải mái trong giờ học thể dục, cũng như vui vẻ,
thoải mái để bước vào môn học tiếp theo, nhờ vậy mà chất lượng giáo dục và
giảng dạy được nâng lên.
* Mô tả bản chất sáng kiến
1. Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết, môn thể dục là một môn đặc thù về thực hành, nó
liên quan trực tiếp đến sự phát triển tâm, sinh lý, sức khoẻ của học sinh. Do đó,
địi hỏi người dạy lẫn người học phải có một số kỹ năng nhất định trong thực
hành tiết thể dục. Song, trên thực tế đối tượng học sinh tiểu học là đối tượng
chưa hoàn thiện về nhận thức, kỹ năng sống. Khả năng tiếp thu cịn chậm, bên
cạnh đó tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và sân bãi phục vụ cho tiết dạy
thể dục còn nhiều thiếu thốn. Nếu như bản thân người giáo viên khơng kịp thời
tìm ra các giải pháp mang tính quyết định và phù hợp với từng đối tượng học
sinh thì rõ ràng tiết học sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trái lại nếu như một
tiết dạy thể dục khơng đảm bảo tính khoa học từ nội dung đến hình thức và
phương pháp thì có nguy cơ giáo viên sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát
triển của trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một thế hệ tương lai của đất
nước. Vấn đề đặt ra là trước mức độ nhận thức và tình trạng sức khoẻ của học


sinh tiểu học nói chung và học sinhkhối 4,5 trường tiểu học Ngọc Đơng 2 nói
riêng. Giáo viên cần có những giải pháp như thế nào để cho tiết dạy thể dục
mang lại hiệu quả cao nhất. Vừa đảm bảo rèn luyện sức khoẻ cho học sinh, vừa
đảm bảo giáo dục được tinh thần yêu thích tập luyện thể dục thể thao. Đồng thời
phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu ở lĩnh vực thể dục
thể thao, giúp các em hình thành kỹ năng sống, kỹ năng trong học tập. Có sức
khoẻ là có tất cả, mà muốn có sức khoẻ thì cần phải có một chế độ rèn luyện
thân thể một cách khoa học. Trong đó mơn thể dục chính là một cách để giúp
học sinh rèn luyện sức khoẻ và phương pháp dạy học của người giáo viên mang
tính quyết định cho kết quả rèn luyện sức khoẻ học sinh. Tại ngôi trường mà tơi
giảng dạy có 100% học sinh là học sinh vùng nơng thơn, trình độ nhận thức cịn
chưa cao, tinh thần tự giác rèn luyện sức khoẻ hầu như không được quan tâm.
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy mơn thể dục vơ cùng thiếu thốn, khơng có
nhiều sân chơi thể thao dành cho trẻ em. Tiết thể dục lại chính là thời gian duy
nhất các em rèn luyện sức khoẻ của mình, điều đó vơ tình gánh lên vai người

giáo viên một trọng trách hết sức nặng nề và quan trọng. Vì vậy, cần thiết phải
tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thể lực cho các em
trong môn thể dục ở tiểu học nói chung và ở khối lớp mà tơi đảm nhận nói riêng,
đó là học sinh khối 4,5 trường tiểu học Ngọc Đông 2.
2. Thực trạng vấn đề
Trường TH Ngọc Đơng 2 đóng trên địa bàn xã Ngọc Đơng, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, cơ cấu trường có ba điểm ở ba ấp: Hòa Lời;
Hòa Thọ và Lê Văn Xe, với tổng cộng 15 lớp học. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng
còn thấp kém; trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu; chưa có những điều kiện để
phát triển giáo dục tốt nhất.
Hiệu quả giáo dục của trường TH Ngọc Đông 2 những năm qua đã đạt
được nhiều tiến bộ đáng kể.Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ
nhiều phía.
Cơng tác giáo dục thể chất ở trường tiểu học Ngọc Đơng 2 đã có những
bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu kế hoạch giảng dạy và học


tập của học sinh trường, tôi thấy rằng việc giảng dạy vừa qua, còn nhiều hạn
chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Chưa giúp ích được nhiều cho các em
trong việc nâng cao thể lực; chưa có sức lơi cuốn các em, các em ít được vận
động; diện tích sân hẹp, chưa được quy hoạch cụ thể, trò chơi chưa phù hợp,
dụng cụ để phục vụ cho giờ học Thể dục cịn khá hạn chế đơi lúc chưa đáp ứng
được u cầu của bài học bên cạnh đó thì cịn một số dụng cụ đã bị hư hỏng
trong quá trình sử dụng nên khơng đáp ứng được u cầu về độ an tồn cho
người học. Vì vậy mà thể lực của các em chưa đạt theo mong muốn; chưa phát
huy được tính chủ động của học sinh.
Một số giáo viên còn thiếu nhiệt tình trong việc chung của nhà trường,
chưa thể hiện được hết trách nhiệm của mình trong việc phối hợp rèn luyện sức
khỏe cho học sinh.
Qua đó tơi đã tiến hành kiểm tra trong 2 khối : Khối 4 và khối 5 với tổng

số học sinh là 212 em (Nam và Nữ) với các test sau:
 Chạy tuỳ sức 5 phút (m).
 Nằm ngửa gật bụng (30lần/giây).
 Bật xa tại chỗ (cm).
 Chạy con thoi (4x10m)
Đây là những test chuẩn của việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh trường
tiểu học Ngọc Đông 2 do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo qui định. Tiêu chuẩn này
gồm 3 mức:
Tốt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi có 3 chỉ tiêu Tốt và một chỉ
tiêu Đạt trở lên.
Đạt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi từ mức Đạt trở lên.
Chưa đạt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức
Đạt.
Được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh tiểu học:
Tuổ

Phân

Bật xa tại

Chạy tuỳ sức

Nằm ngửa

Chạy con thoi

5 phút (m)

gập bụng


4x10m (giây)


chỗ (cm)
i

loại

Na
m

6

7

8
9
10

11



(lần/30giây)
Na
m




Nam N÷

Nam



Tốt

›110

›100

›750

›700

›9

›6

‹13,30

‹13,50

Đạt

¿ 100

¿ 95


¿ 650

¿ 600

¿4

¿3

¿ 14 , 30

¿ 14 , 50

Tốt

›113

›124

›770

›760

›10

›7

‹13,20

‹13,40


Đạt

¿ 116

¿ 108

¿ 670

¿5

¿4

¿ 14 , 20

¿ 14 , 40

Tốt

›142

›132

›800

›770

›11

›8


‹13,10

‹13,30

Đạt

¿ 127

¿ 118

¿ 700

¿ 670

¿6

¿5

¿ 14 , 10

¿ 14 , 30

Tốt

›153

›142

›850


›800

›12

›9

‹13,00

‹13,20

Đạt

¿ 137

¿ 127

¿ 750

¿ 690

¿7

¿6

¿ 14 , 00

¿ 14 , 20

Tốt


›163

›152

›900

›810

›13

›10

‹12,90

‹13,10

Đạt

¿ 148

¿ 136

¿ 790

¿ 700

¿8

¿7


¿ 13 , 90

¿ 14 , 10

Tốt

›170

›155

›940

›820

›14

›11

‹12,70

‹13,00

Đạt

¿ 152

¿ 140

¿ 820


¿ 710

¿9

¿8

¿ 13 , 20

¿ 14 , 00

Tốt

›181

›161

›950

›830

›15

›12

‹12,50

‹12,80

Đạt


¿ 163

¿ 144

¿ 850

¿ 730

¿ 10

¿9

¿13 , 10

¿ 13 , 80

¿ 640

12

Qua thống kê bài test, để giúp các em có một thể lực và hồn thành tốt bài
học tôi đã khảo sát, đánh giá phân loại đối tượng học sinh khối 4,5 ở giữa học kì
1 như sau:
Bảng 2:

Năm học

Tổng số

THỂ LỰC



học sinh
khối 4, 5
2021 – 2022

145

Tốt

40

Tỉ lệ
%
26%

Đạt

80

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

%

đạt


%

55%

25

17%

3. Một số giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề thể lực của học sinh
trường TH Ngọc Đông 2
Để thực hiện tốt việc giúp cho học sinh nâng cao thể lực, tôi đã vận dụng
những biện pháp sau:
- Việc đầu tiên, giáo viên nên giáo dục cho các em thấy được tác dụng của
môn giáo dục thể chất là rèn luyện cho các em có một sức khỏe tốt; Là điều kiện
giúp cho các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập; Đáp ứng mục tiêu giáo dục là
nhằm đào tạo con người mới phát triển tồn diện. Đó là lớp người “Phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức”, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Việc này cần được thực hiện ngay từ tiết
học đầu năm của mơn thể dục và có thể được tiếp tục ở các tiết thể dục trong
năm .
- Kế đến, giáo viên cần lưu ý là phải tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi
giờ học thể dục. Vui là biện pháp tốt nhất giúp các em quên mệt mỏi, tiếp thu
bài nhanh hơn. Bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Nói chuyện ngoại khóa
hay kể chuyện về mơn giáo dục thể chất, trị chơi. Phương pháp có hiệu quả nhất
là các trò chơi dân gian sẽ tạo nên sự hấp dẫn nhằm giảm bớt sự nhàm chán
trong tiết học và làm cho giờ học thêm phần lí thú.
- Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị tốt cho giờ dạy: Đây là điều kiện tốt
nhất để tiết dạy đạt hiệu quả cao. Nội dung cần chuẩn bị là nghiên cứu kĩ mục
tiêu, nội dung yêu cầu về kĩ năng, kiến thức của bài dạy, để có cơ sở lựa chọn



phương pháp giảng dạy hiệu quả, lựa chọn trò chơi phù hợp; Chuẩn bị phương
tiện sân bãi, đồ dùng cần thiết cho tiết dạy...
- Ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kĩ năng cơ bản của bài
dạy, góp phần vào việc rèn luyện thể chất cho học sinh thì việc tổ chức tốt các
trị chơi vào từng tiết học cụ thể của chương trình cũng là việc làm giáo viên đặc
biệt quan tâm. Vì trị chơi dân gian có vai trị rất lớn trong việc rèn luyện thể
chất cho học sinh. Tùy theo nội dung của bài và điều kiện thực tế của trường,
của lớp, giáo viên lựa chọn các trò chơi phù hợp.

.

Trò chơi dân gian có rất nhiều nhưng để giúp cho sự phát triển thể lực cho
học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Ngọc Đông 2, tôi lựa chọn và sử dụng một số
trò chơi sau :

TT

1

2

3

4

Tên trò chơi

Kéo co


Nhảy bao

“ Rồng, rắn lên
mây ”

Đẩy gậy

Thời
gian

10’

10’

10’

10’

Mục đích trị chơi

u cầu thực hiện

Rèn luyện khả năng tập

Học sinh tham gia

trung chú ý, phản xạ

trò chơi tích cực,


nhanh, tinh thần tập thể

thực hiện đúng

và phát triển sức mạnh

theo yêu cầu của

tay và chân.

trò chơi.

Rèn luyện sức nhanh,

Học sinh đứng

phản xạ vận động, tính

đúng vị trí của

linh hoạt và phát triển

mình, tự giác, tích

sức mạnh chân.

cực trong khi chơi.

Phát triển sức nhanh,


Thực hiện đúng

khéo léo, làm quen cách

theo u cầu trị

di chuyển và tính linh

chơi, tích cực trong

hoạt.

khi chơi.

Nhằm rèn luyện sự kiên

Tham gia trị chơi

trì, bền bỉ và sự nhẫn nại tích cực và nhiệt


5

Cướp cờ

10’

và khéo léo.


tình.

Phát triển sức nhanh, sự

Thực hiện nhanh

khéo léo và nâng cao

và đúng theo yêu

tinh thần tập thể.

cầu trò chơi.

Để vận dụng tốt trò chơi dân gian vào trong tiết học, giáo viên cần lưu ý
thực hiện tốt các việc sau:
+ Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
+ Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, thống mát và đảm bảo an tồn trong khi chơi.
+ Nội dung của trò chơi phải gắn liền với các tri thức và kĩ năng mơn học.
+ Trị chơi phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ chơi, khơng địi
hỏi một thời gian dài và quá khó đối với người chơi.
+ Cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc tập luyện.
+ Đối với những trò chơi các em đã chơi một số lần thì giáo viên chỉ cần nhắc
lại cách chơi thật ngắn gọn, dễ hiểu sau đó tổ chức cho học sinh chơi.
Ví dụ: Sau khi cho học sinh khởi động các khớp thì tơi cho học sinh tham
gia trị chơi dân gian: “Kéo co”.
Cách tiến hành :
+ Giáo viên nêu tên trò chơi.
+ Mục đích của trị chơi: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, phản xạ
nhanh, tinh thần tập thể và phát triển sức mạnh tay và chân.

+ Hình thức: Chơi theo nhóm.
+ Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành
viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện
nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên
(tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm
chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các


thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội
nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.
(Trường hợp phạm quy: Kéo dây trước tính hiệu của người điều khiển).
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần.
+ Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.
+ Tiếp theo giáo viên điều khiển trò chơi và nhận xét đánh giá trị chơi.
Ví dụ: Chẳng hạn ở bài 35 (trang 98 ) lớp 4, sau khi kết thúc phần cơ bản
là ơn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, tôi tiến hành cho học
sinh tham gia trò chơi dân gian: “ Rồng, rắn lên mây ” thay cho trò chơi “Chạy
theo hình tam giác”.
Cách tiến hành :
+ Giáo viên nêu tên trị chơi.
+ Mục đích của trị chơi: Phát triển sức nhanh, khéo léo, làm quen cách di
chuyển và tính linh hoạt.
+ Hình thức: Theo nhóm.
+ Cách chơi: Mộthọc sinh đóng vai “ơng chủ” và ngồi một chỗ. Những
học sinh cịn lại nối đi nhau thành hàng dài thành “đồn rồng rắn”, đi vòng
vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
“Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà khơng?” đồn rồng rắn dừng lại
trước mặt ơng chủ.Ơng chủ có thể trả lời “có” hoặc “khơng”.Nếu ông chủ trả
lời “không” trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu ơng chủ trả lời
“có” cả nhóm sẽ tiếp tục cuộc đối thoại sau:
Ơng chủ: Có nhà
Rồng rắn: Cho xin ít lửa


Ông chủ: Lửa để làm gì
Rồng rắn: Lửa để kho cá
Ơng chủ: Cá có mấy khúc?
Rồng rắn: Cá có 3 khúc
Ơng chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ơng chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ơng chủ: Cho xin khúc đi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, ông chủ chạy đuổi bắt cho được “khúc đi”
(người cuối cùng) cịn cả đồn rồng rắn sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm
dang hai tay che chở cho cả nhóm khơng bị bắt. Nếu học sinh làm “ơng chủ”
bắt được “khúc đi” thì đổi vai và chơi lại từ đầu.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chính thức.
+ Giáo viên tổ chức điều khiển trò chơi
+ Nhận xét, đánh giá, tổng kết, biểu dương.
Ví dụ: Cũng như ở bài 40 (trang 106 và 107) lớp 4, sau khi khởi động các
khớp là ơn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, ôn đi chuyển
hướng phải, trái, thì tơi cho các em tham gia trị chơi: “Nhảy bao”.
Cách tiến hành :

+ Giáo viên nêu tên trò chơi.
+ Mục đích của trị chơi: Rèn luyện sức nhanh, phản xạ vận động, tính
linh hoạt và phát triển sức mạnh chân.
+ Hình thức: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm 1 tổ.
+ Cách chơi: Người chơi được đều chia làm hai đội trở lên.


Mỗi đội có một ơ hàng dọc để nhảy và có vach kẻ, một vạch xuất phát và
một vạch đích.
Mỗi đội sếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố
hai tay giữ lấy miệng bao.
Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích
rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt
đầu nhảy.
Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần.
+ Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.
+ Tiếp theo giáo viên điều khiển trò chơi và nhận xét đánh giá trò chơi.
Trị chơi này tơi cịn cho học sinh tham gia ở các bài khác cho thích hợp nội
dung dạy.
Ví dụ: Giới thiệu cho các em tham gia trò chơi: “Đẩy gậy”.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi.
+ Mục đích của trị chơi: Nhằm rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ và sự nhẫn nại và
khéo léo.
+ Hình thức : Theo cá nhân mỗi đội có 1em.
Cách chơi: Từng 2 em một, cân sức nhau, đứng đối diện với nhau, chân trước
chân sau, hai tay dong thẳng ra trước, bàn tay người này chống bàn tay người
kia. Nghe hiệu còi khởi cuộc, hai em đẩy nhau.Ai lùi 3 bước là thua.Chơi loại

dần để xem ai mạnh nhất.
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần.
+ Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.


+ Giáo viên tổ chức điều khiển trò chơi, nhận xét, đánh giá, tổng kết trị
chơi.
Trị chơi này, tơi cịn cho các em tham gia ở bài 50 lớp 5
Ví dụ: Ở bài 53 lớp 4 (trang 129 và 130) sau khi ổn định nề nếp , khởi
động các khớp và ôn lại bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, ơn di chuyển và bắt
bóng, ơn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, tôi thường cho các em tham gia trò
chơi: “Cướp cờ”.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trị chơi.
+ Mục đích của trị chơi: Phát triển sức nhanh, sự khéo léo và nâng cao tinh
thần tập thể.
+ Hình thức: chơi theo nhóm.
+ Cách chơi:Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự
trước vạch mốc (hai hàng đứng đối diện nhau).Từng đội điểm số từ 1 đến
hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.Quản trị (người điều khiển) đứng giữa
sân chơi, ngồi vịng trịn cịn có cờ và khơng làm ảnh hưởng hai bên chạy lên
hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó. Khi người quản trị gọi tên số nào thì
số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì chạy nhanh về vạnh
xuất phát bên mình.Người kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu
đập được vào người bạn cầm cờ thì thắng.
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử 1 – 2 lần.
+ Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.
+ Giáo viên tổ chức điều khiển trò chơi, nhận xét, đánh giá, tổng kết trò chơi.
Qua việc đưa các trò chơi dân gian trên vào tiết học thể dục trong chương
trình tiểu học, tơi nhận thấy không chỉ giúp cho các em được vui chơi, giải trí,

tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà cịn làm cho tình cảm của các em đối
với môn học, bạn bè và cả thầy giáo tốt hơn; tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ


luật, tính nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt.., thể lực của các em cũng được rèn
luyện và phát triển.
4.Kết quả thực hiện
Qua quá trình thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, việc giảng
dạy môn thể dục, sự đồng tình ủng hộ từ phía Phụ huynh và nhà trường. Công
tác phát triển thể lực cho học sinh trường tiểu học Ngọc Đông 2 trong 1 năm
qua đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Cụ thể như sau:
THỂ LỰC

Tổng số
Năm học

học sinh
khối 4, 5

2021 – 2022

145

Tốt
65

Tỉ lệ
%
45%


Đạt

80

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

%

đạt

%

55%

0

00%

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã từng bước tạo
ra môi trường học tập thân thiện, tích cực theo đúng tinh thần chỉ thị đưa ra.
Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp giúp các em nhận thức đúng
đắn về sức khỏe; hình thành cho các em những kĩ năng sống; tạo thêm hứng thú
học tập.Học sinh ngày càng ham thích đi học hơn, các em đến trường với niềm
hăng say; tích cực tham gia vào học tập cũng như các hoạt động. Đa số các em
cởi mở hơn, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
Giáo viên thể chất đã năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong công tác

giảng dạy. Đa số tiết học đều được thiết kế nhiều hoạt động vui chơi, sử dụng
phương pháp dạy học mới, phát huy tính chủ động, tạo ra bầu khơng khí vui để
học, tăng hứng thú đến trường cho các em học sinh.
Như vậy, tôi tin tưởng từ đây tới cuối năm chất lượng của môn thể dục và
thể lực của các em sẽ đạt được như năm trước và thậm chí sẽ cao hơn.Tôi cho
rằng giải pháp mà tôi áp dụng đã thành công. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm


này với đồng nghiệp trong và ngồi huyện mục đích nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
Ngọc Đông, ngày 19 tháng 10 năm 2021
Người nộp đơn

 



×