Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo3 4 tuổi lớp bé C Trường MN Hoa Mai – TP Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.48 KB, 18 trang )

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI
TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo3 - 4 tuổi lớp bé C Trường MN Hoa Mai – TP Lào Cai”
Họ tên: Vũ Thị Trà Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Hoa Mai
Năm học 2012 -2013
1
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Đặt vấn đề 3
2 Giải quyết vấn đề 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.2 Thực trạng vấn đề 5
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết 5 - 14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến 14
3 Kết luận 15
4 Tài liệu tham khảo 18
1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đều biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
mầm non từ tuổi hài nhi trẻ đã có nhu cầu giao lưu với mẹ và người thân qua cử
chỉ nét mặt. Đến tuổi âu nhi trẻ chủ yếu hoạt động với đồ vật, tuổi mẫu giáo thì
hoạt động vui chơi là hoạt động chỉ đạo bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi
2
về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề
cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “ Học mà chơi, chơi
mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều tṛò chơi học tập và một
bộ phận không thể không nhắc đến đó là các tṛò chơi dân gian đây là một loại


tṛò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích.
Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi
của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên
cho trẻ ở trường mầm non. Các tṛò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng
mà c̣òn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt
động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn
luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán
đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của
t́nh bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân
tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ c̣òn nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi
dân gian với những chức năng riêng của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền
được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới
xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ
cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ .
Trong nhịp sống công nghiệp hóa hiện nay thì việc các bậc phụ huynh
lựa chọn và hướng dẫn một trò chơi dân gian cho con mình còn nhiều hạn chế
mà thay vào đó là những trò chơi hiện đại trong công nghệ thông tin, hay
những trò chơi mang tính bạo lực mà đồ dùng đồ chơi còn nguy hiểm và độc
hại cho trẻ. Là một giáo viên mầm non hàng ngày hàng giờ tiếp xúc và chăm
sóc trẻ, tôi luôn trăn trở và muốn làm sao để đưa được các trò chơi dân gian đến
với trẻ, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội. Bằng các hình thức, các biện
pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy
tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo bé 3-4 tuổi ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao

động và các cuộc hội hè ,đình đám của nhân dân .Trò chơi vừa thể hiện tính
sáng tạo của người lao động vừa là giải trí thoải mái sau những ngày lao động
3
mệt nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên. Trò chơi đa
dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi
hòa nhập cởi mở trong cuộc sống.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều
thú vị bổ ích . Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy giám đốc Bảo tàng Dân
tộc Việt Nam đã nói “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi . Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy,
sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương
đất nước. Ngày nay, các em được sống ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen
với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là thiệt thòi . Thiệt thòi
hơn khi các em không được làm quen với những trò chơi của thiếu nhi ngày
trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở các thành
phố mà còn ở cả các vùng quê . Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn
cội với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Hướng đến mục tiêu “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết không
những góp phần rèn luyện sức khỏe kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong
cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc còn kích thích học sinh học tập tốt
“chơi vui, học càng vui ”. Sau những giờ học căng thẳng với những bài toán
khó phải động não suy nghĩ, là những bài văn phải vận dụng tư duy. Trò chơi
dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho học sinh tạo không khí vui
tươi cởi mở, học sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính

hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi.Trò chơi dân gian được gắn liền
với môi trường sống. Nó thường đơn giản dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn
tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò
chơi có chung một mục đích rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo
khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi mầm
non.
Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực của bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết
quả tương đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường. Đối với trường
mầm non Hoa mai cũng như bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi
nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào “ Trường học thân thiện –
Học sinh tichd cực’’đó là giáo dục truyền thống yêu nước và giữ gìn bản sắc
dân tộc ở trong trường mầm non việc đưa những làn điệu dân ca và những trò
chơi dân gian đến với trẻ là rất quan trọng nhưng trong thực tế việc tổ chức các
trò chơi dân gian và dạy hát các làn điệu dân ca địa phương ở trường mầm non
còn nhiều hạn chế chưa có những hình thức hấp dẫn thu hút trẻ, chưa có các
chuyên đề đi sâu nghiên cứu việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
như thế nào. Với nhịp sống hiện đại ngày nay thì nhiều gia đình không nghĩ đến
4
việc hướng dẫn con chơi các trò chơi dân gian hay mua đồ chơi của trò chơi dân
gian cho con em mình. Với những suy nghĩ trên tôi đã quyết định nghiên cứu
và tìm ra một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi.
2.2 Thực trạng của vấn đề
*Thuận lợi
Được chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như đầu tư cơ sở vật chất của
Ban giám hiệu cho các lớp mẫu giáo 3 tuổi. Giáo viên được cung cấp đủ về tài
liệu tham khảo sách hướng dẫn tổ chức trò chơi, trang bị đầy đủ về đồ dùng đồ
chơi cho cô và trẻ. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi
dân gian ở từng khối lớp.
Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yên nghề mến

trẻ, nhiệt tình, hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do
Phòng, Sở giáo dục tổ chức .
Trẻ thích các trò chơi dân gian Việt Nam và giáo viên sưu tầm được rất
nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Học sinh được phân chia theo đúng độ tuổi, học sinh nhận thức tương đối
đông đều. các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em mình.
*Khó khăn
100% học sinh trong lớp mới đi học nên chưa có nề nếp trong học tập,
khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi còn nhiều hạn chế. Trẻ còn hạn chế
về ghi nhớ và chú ý, chưa có tính kỷ luật trong khi tham gia chơi.
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau, có những trò chơi
vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi
phải tư duy trong quá trình chơi.
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được nồng ghép và
tích hợp vào các hoạt động.
Số ít các bậc cha mẹ chưa thường xuyên quan tâm đến việc cho con mình
chơi những trò chơi gì, chơi như thế nào nên chưa thường xuyên phối hợp với
giáo viên trong việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà.
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch giáo dục
Để thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mình việc
đầu tiên khi thực hiện đề tài tôi đã dựa trên tình hình thực tế của nhóm lớp khả
năng nhận thức của học sinh trong lớp để lồng ghép các trò chơi dân gian khi
thực hiện xây dựng kế hoạch bao gồm kế hoạch chuyên đề, kế hoach chủ nhiêm
nhóm lớp, kế hoach giáo dục hàng ngày. Lựa chọn các nội dung phù hợp xây
dựng với từng loại kế hoạch trò chơi phù hợp với chủ đề chủ điểm từ đó giáo
viên trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục đồng thời tổ chức tốt các
trò chơi dân gian xuyên suốt chủ đề chủ điểm trong năm học. Lựa chọn những
trò chơi đơn giản những bài đồng dao ngắn gọn dễ thuộc dễ nhớ cho trẻ chơi

vào những chủ điểm đầu năm học những trò chơi khó bài đồng dao dài khó
thuộc vào những chủ điểm cuối năm.
Ví dụ: Chủ điểm Trường mầm non trò chơi: Oản tù tì, Tập tầm vông
Chủ điểm Bản thân trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng….
5
Chủ điểm Gia đình: Nu na nu nống, Chi chi chành chành, rồng rắn lên
mây……
Đối với kế hoạch tháng giáo viên cần xây dựng kế hoạch ngắn gọn xác
định nhiệm vụ cần trợ giúp để trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian, phát triển trò
chơi từ dễ đến khó, nội dung chơi kỹ năng chơi, khả năng phối hợp và phát
triển tính tự lực sáng tạo của trẻ khi chơi cùng cô và các bạn. Tuy nhiên trong
thời gian một chủ điểm lớn chỉ tập trung giới thiệu và hướng dẫn trẻ 1-2 trò
chơi phù hợp chủ đề trẻ chơi được thành thạo ở nhiều hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật trò chơi: Dải rế, dung dăng dung dẻ…
Đối với kế hoạch tuần thiết kế việc tổ chức chơi hàng ngày cho trẻ xen
kẽ vào các hoạt động trong ngày, các buổi chơi tự do chơi chuyển tiết, chơi ở
hoạt động ngoài trời, trong giờ đón trả trẻ. Trẻ có thể chơi cùng nhau bằng
những trò chơi đơn giản có thể là hai trẻ một hoặc một nhóm trẻ.Giáo viên cần
lên kế hoạch cụ thể về tên trò chơi cách chơi luật chơi, đồ dùng trong khi chơi
để dễ dàng thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi : Bịt mắt bắt dê.
Biện pháp 2 : Lựa chọn các trò chơi, đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm
phù hợp khi tổ chức cho trẻ chơi
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ 3 tuổi, vì thế giáo viên nên
có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản
tác dụng giáo dục. Ngoài vốn hiểu biết sẵn có tôi tìm hiểu thêm trên mạng.
Trong sách báo, cẩm nang 100 trò chơi dân gian Việt Nam sau khi sưu tầm các
trò chơi tôi phân loại và giới hạn một số trò chơi cụ thể đưa vào kế hoach cụ
thể. Với trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi ): khả năng chú ý có chủ định và nhận thức

của trẻ còn hạn chế nhiều so với các anh chị lớp lớn. Vì thế, trẻ chỉ có thể chơi
được các trò chơi ngắn và đơn giản.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé, tôi thực hiện theo
các tiêu chí sau:
Trò chơi đơn giản không quá phức tạp.
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp củng cố ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu
giáo bé như sau: “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa sẻ”, “Nu na nu nống”,
“Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, Rồng rắn lên mây”,
“Chồng đống chồng đe”, “Ném còn”, “Bịt mắt bắt dê ”
6
Hình ảnh: Các bé chơi trò chơi Cướp cờ trong hội thi trò chơi dân gian
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Với trẻ 3-4 tuổi khả năng vận động, quan sát còn nhiều hạn chế cho nên
khi lựa chọn đồ dùng để tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn đặc biệt chú ý để trẻ chơi
có hứng thú tránh mệt mỏi quá sức.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và
phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi
của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ
chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ: Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ
chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trò
chơi kéo co cũng cần phải có dây kéo mới phân thắng bại cho đội chơi.
7
Hình ảnh: Cô và cháu trong hội thi trò chơi kéo co
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào

đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị
đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ):
Một đặc điểm đặc chung của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không
bao giờ chỉ chăm chú thực hiện các thao tác theo cách chơi mà chúng thường
vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho
không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào
cũng có ý nghĩa, xong bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành chành”, trẻ hát
“ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa
- Con ngựa đứt cương – Tam vương ngũ đế
- Bắt dế đi tìm – Con chim làm tổ
- Ù à ù ập – Đóng sập cửa vào,”
Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò
chơi không thể tiến hành.
Hay như chơi “Rải ranh” trẻ hát “Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn
đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo
léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ
viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt
động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất
hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau, có những
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng

rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”…
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như
“ Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Ô ăn
quan”…
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.
8
Cô và bé lớp Bé C cùng chơi chi chi chành chành
Biện pháp 3 : Tổ chức các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và
phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động.
Với hoạt động chung và hoạt động chiều nên tổ chức cho trẻ các trò chơi
tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải
ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “Đọc câu”…
9

Hình ảnh : Các cháu lớp Bé C chơi Ô ăn quan
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Ví dụ : Với môn thể chất nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ
phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới
có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng

động.
Ví dụ : Trò chơi “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có
nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười từ một nụ, một
hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ trồng hoa) Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết
nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn
và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi
Như trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Cách chơi : Cô tổ chức cho khoảng 10 bạn chơi một bạn làm thầy thuốc
đứng một chỗ, các bạn còn lại nắm đuôi áo nhau làm con rồng bạn đứng đầu
làm đầu rồng. Các bạn làm rồng vừa đi vừa hát :
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà điểm minh
Thầy thuốc có nhà hay không
Sau khi hát xong trẻ đến trước mặt thầy thuốc
10
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đầu. Rồng trả lời : Cục sương cục sẩu
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc giữa, Rồng trả lời : Cục máu cục me
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đuôi, Rồng trả lời : Tha hồ thầy đuổi
Khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ
làm “đuôi” trẻ cuối cùng phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy
Luật chơi : Nếu rồng bị gẫy hoặc bạn cuối cùng bị thầy bắt có thể bị thay
người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.

Hình ảnh : Các cháu lớp Bé C chơi Rồng rắn lên mây
.
Vi dụ : Trò chơi “Chi chi chành chành” tôi thường áp dụng trong chơi
chuyển tiết, chơi đầu giờ học…đối với trò chơi này lại buộc trẻ phải rất nhanh
tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không
rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.

Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng
được các tiêu chí sau. Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.
Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử
dụng đồ dùng đồ chơi… Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ : Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh
có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng
của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng
động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
“Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
11
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm…”
Ví dụ : Trò chơi: “Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán
cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo
trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt,
cái mai, cái trai, cái hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “đôi tôi,
đôi chị…”, “ba lá đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có
thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10.
Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: “Tập tầm vông” , “Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”…
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ
điểm của bài dạy.
Ví dụ : Chủ điểm “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “Đồng
dao hỏi tuổi xứ Quảng”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “Bịt mắt bắt dê”,
“Phụ đồng ếch”, “Thi tìm những con vật có từ láy”…

Chủ điểm “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Mít mật mít
gai”, “Làm nón mão bằng lá”…
Chủ điểm “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như
“Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Bịt mắt bắt dê”, “Chơi đu”,“Múa
lân”…
Với hoạt động ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên
nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể
lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò
cò”, “Thả đỉa ba ba”…

12
Hình ảnh: Cô và trò lớp bé C cùng chơi mèo đuổi chuột
Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm
nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”,
“Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
Biện pháp 4 . Tham mưu tuyên truyền với các tổ chức trong nhà trường
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt đề tài của mình tôi đã
mạnh dạn tham mưu với các tổ chức trong nhà trường . Tiếp tục thực hiện 5 nội
dung trọng tâm trong kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực, trong đó có phát huy truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt
là việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở các độ tuổi. Đưa nội dung lồng
ghép tổ chức các trò chơi dân gian vào kế hoạch giáo dục của nhà trường của tổ
chuyên môn.Tổ chức kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện tổ chức trò chơi
dân gian lồng ghép với việc thanh tra kiểm tra thường xuyên của nhà trường.
Cung cấp tái liệu phương tiện đồ dùng đồ chơi, tổ chức các buối giao lưu về
truyền thống văn hóa trong đó có việc nồng ghép các trò chơi dân gian cho trẻ.
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và hội cha mẹ học sinh để tổ chức và
thực hiện tốt việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ trong và ngoài nhà
trường nhằm giữ gìn văn hoá dân tộc.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường tôi chủ động xây dựng kế hoạch hoạt
động và tham mưu với nhà trường như cung cấp cho giáo viên những tài liệu,
tư liệu băng đĩa hình về các hoạt động trò chơi dân gian phù hợp với trẻ mầm
non, các hình thức tổ chức có hiệu quả để giáo viên chủ động nghiên cứu học
hỏi và vận dụng.Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhà trường cần
đưa ra kế hoạch tổ chức các buổi thăm quan của học sinh trong đó có đi thăm
quan các lễ hội truuyền thống ở địa phương ở đó học sinh có cơ hội để thưởng
thức và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống tạo nên tượng cho trẻ đối
với trò chơi dân gian như lễ hội đền thượng ở Lào Cai. Lễ hội Gầu tào, hội
xuống đồng ở xã Tả Phời Ngoài ra tôi cũng mạnh dạn tham mưu cho Ban
giám hiệu nhà trường hàng năm tổ chức hội thi về trò chơi dân gian và hát dân
ca cho học sinh các lớp trong trường.
Đối với hội phụ huynh tôi cũng mạnh dạn đưa kế hoach thực hiện của
mình ra để cùng trao đổi bạn bạc và tham mưu cho hội phụ huynh về việc đầu
tư đồ dùng đố chơi phục vụ hoạt động chơi cho trẻ. Tổ chức các buổi tuyên
truyền vế vai trò và ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ.
Công tác tuyên truyền thông qua các hoạt động hàng ngày, qua giờ đón
trả trẻ giáo viên hướng dẫn và định hướng cho phu huynh học sinh ở nhà cùng
chơi với con.Thông qua các buổi lễ hội tổ chức trò chơi dân gian giáo viên
tuyên truyền về ý nghĩa vai trò truyền thống văn hóa của trò chơi dân gian đối
với trẻ.
Biện pháp 5 : Tạo hứng thú trước khi chơi
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất
cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người
chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia
chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào
13
thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi
“Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả
mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba

ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như
vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi
không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ
bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được
nâng lên rất nhiều.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng thực hiện nghiên cứu sáng kiến tại lớp Bé C trường mầm
non Hoa Mai, tôi đã thấy được sự thay đỏi rõ rệt ở trẻ thể hiện qua các hoạt
động giáo dục trẻ được phát triển thêm về vốn từ, khả năng khéo léo của đôi
bàn tay, trẻ có tư duy nhanh hơn, biêt chơi cùng nhóm bạn có khả năng phối
hợp theo nhóm. Đối chiếu với kết quả trước khi thực hiện đề tài trẻ đã tiến bộ

Tỷ lệ % đầu năm Tỷ lệ % sau thử nghiệm
Xếp loại
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ % Xếp loại
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ %
Giỏi 0 0 Giỏi 07 28
Khá 03 11 Khá 10 38
Trung bình 10 38 Trung bình 09 34
Yếu 13 50 Yếu 0 0

14
3. Kết luận
3.1 Ý nghĩa
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong
quá tŕnh lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng

đồng.
Những tṛò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu
“vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần và đồng dao đã
làm tốt chức năng biểu đạt như, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng t́ình cảm cho trẻ.
Qua các tṛò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là
những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lí của trẻ em, xét ở
nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định
chơi, các luật chơi.
Các tṛò chơi dân gian Việt Nam thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém
nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy
từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt
trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.
Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó
là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân
gian cung cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của
trẻ: Tập mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn
trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên
nhiên.
Trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương
tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy
múa, đối đáp… Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có
hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản
của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát
trong hoạt động.
Trò chơi dân gian c̣òn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho
trẻ. Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần h́ình
thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
3.2 Nhận định chung

Trong công tŕnh nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới đã
chỉ ra rằng, quá trình tổ chức sư phạm trong đó có việc tổ chức trò chơi cho trẻ
mẫu có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển tâm lí của trẻ, nhờ quá trình sư
phạm ấy đã tạo nên nền tảng hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết
chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Việc dạy trẻ các thao tác trí tuệ sẽ giúp
trẻ lĩnh hội những tri thức mới, thông tin về mỗi trường xung quanh. Hiệu quả
quá trình lĩnh hội tri thức phụ thuộc vào óc quan sát, khả năng phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, tính tự lập, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của hoạt động trí
tuệ.
15
Muốn đứa trẻ bộc lộ được những phẩm chất trên, giáo viên phải luôn tạo
điều kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi, trẻ được tích cực, chủ động khám
phá đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viện, có như vậy trò chơi mới phát
huy được vai trò giáo dục của mình.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, trong
đó việc tổ chức không đi sau sự phát triển, phụ họa cho sự phát triển, mà việc tổ
chức phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển. Tuy nhiên vai trò của
người lớn phải thể hiện để không lấn át vai trò chủ thể của trẻ khi tham gia chơi
cùng trẻ.
Các nhà sư phạm đã khái quát vai trò của giáo viên bằng hình tượng
“điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ. Giáo viên là người lên kế hoạch
chơi, đảm bảo môi trường chơi và sự an toàn cho trẻ trong khi chơi, là người
làm mẫu, là người cộng tác dàn xếp, điều phối cổ vũ khuyển khích, tạo điều
kiện giúp đỡ trẻ thực sự trong khi chơi, kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ…
Như vậy, người lớn là người tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ và dẫn dắt trẻ trong
khi chơi.
Trong trò chơi dân gian trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi luôn là chủ thể, thích khám
phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, trẻ được tự lựa chọn tìm kiếm các
phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra đánh giá kết
quả chơi của mình. Mặc dù trong trò chơi không có những yêu cầu khắt khe của

người lớn, nhưng vẫn cần dạy trẻ chơi, bởi vì nếu không có tác động sư phạm
của người lớn thì trò chơi sẽ không phát huy hết vai trò của mình trong giáo
dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Giáo viên mầm non có vai trò là người bạn chơi của trẻ có thể sử dụng
các biện pháp tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm
giúp trẻ nắm được những tri thức, kỹ năng mới trên cơ sở đó hình thành cho trẻ
thế giới quan và nhân sinh quan.
3. 3 Bài học kinh nghiệm
Muốn nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở trường
mầm non, trước hết:
Giáo viên phải tìm hiểu kỹ và nắm vững cách chơi, luật chơi các trò chơi
dân gian.
Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành chơi.
Giáo viên phải là người linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ.
Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách phù hợp và có
hiệu quả.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu
của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập,
sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
3.4 Kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong giai đoạn hiện nay thông
qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như
đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau :
16
* Đối với Phòng Giáo dục
Cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về cách tổ chức
các trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả cao.
Cung cấp tài liệu, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động vui chơi

của trẻ.
* Đối với trường
Cần có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ và đồng thời xây dựng chuyên đề tổ
chức trò chơi dân gian cho học sinh.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Lào Cai, ngày 25 tháng 5 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
Vũ Thị Trà Giang
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo – Nhà xuất
bản giáo dục
2. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi của bộ Gíao dục Mầm
non.
3. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
trong trường Mầm non – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Điều lệ trường Mầm non
5. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 - Trường Mầm non Hoa
Mai.
6. Tạp chí Gíao dục mầm non
7. Kênh Khoa học giáo dục VTV2 Đài truyền hình Việt Nam
18

×