Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn cây trội và bước đầu khảo nghiệm dòng vô tính của chúng cho bạch đàn (e urophylla) tại miền tây quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.4 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ÁN, (T]‹¿-....<Ÿ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THANH PHƯƠNG
" NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIÊM
DONG VƠ TÍNH CỦA CHÚNG CHO BẠCH ĐÀN ( E. UROPHYLLA )

TAI MIEN TAY QUANG NINH "

ame sr

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HOC LAM NGHIỆP

Hướng dân khoa học:

PGS. PTS : Dương Mộng Hùng

Hà Tây, 1998


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cẩm ơn:
Thây giáo PGS. PTS Dương Mộng

Hùng

Chủ nhiệm bộ môn di truyền



Chọn giống cây rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp
đỡ tác giả thực hiện luận án này.
Ban chủ nhiệm cùng tập thể cán bộ khoa sau đại học : Trường Đại học Làm

nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành nhiệm vụ trong
thời gian tập trung học tập tại khoa.

Tồn thể các Giáo sư, Phó giáo sư và các Phó tiến sĩ đã trực tiếp giảng dạy
tác giả trong 3 năm theo học cao học tại Trường Đại học Lâm nghiệp. ` Ne

Ban Giám đốc Lâm Nông trường thực nghiệp Yên lập —- Quảng Ninh đã tạo
điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác gia xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các đồng nghiệp đặc biệt là các học viên
lớp Cao học Tần nghiệp 3.Trường Đại học Lâm nghiệp đã động viên và giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án tốt nghiệp.

Tae giả


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...

¬

CHƯƠNG:1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN ŒÚU
1.1. Quan điểm chung về vấn để nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm chung về vân để nghiên cứu

1.1.2. Định hướng cuả tỉnh Quảng ninh vẻ vấn đề trồng

rừng công nghiệp
1.2.Cở sở khoa học và ý nghĩa của công tác chọn lọc
cây trội và nhân giống sinh dưỡng.
12.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa của công tác chọn lọc
cây trội của chọn lọc cây trội

1.2.2.Cơ sở khoa học của nhân giống sinh dưỡng
1.2.3. Ý nghĩacủa nhân giống sinh dưỡng
1.3. Bạch đàn và công dụng của Bạch đàn
1.3.1.Chi Bach dan (Eucalyptus)

1.3.2.Đặc điểm sinh vật,sinh thái Và công dung của
Bạch đàn E.urophylla

1:4. Những nghiên về bạch đàn E.urophylla

1.4.1. Ở thế giới

:

1 4.2. 6 Viét nam
CHƯƠNG 2‡ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỤC NGHIÊN CỨU
2.1. : Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ở Lạng sơn

21/1Vj trí địa lý
2„1z2..Địa hình

2.13. Đất đại

. IAA RE han

ee

Thực vật

2.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ở Hoành Bồ


2.2.1. Vi tri dia ly
2.2.2. Dia hinh

2.2.3. Dat dai
2.2.4. Khí hậu
2.2.5. Thực vật

,

2.3. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.ở Đơng Triều

2.3.1.Vị trí địa lý
2.3.2. Đất đai
2.3.3. Khí hậu
2.3.4. Thực bì
2.4 Đặc điểm của lâm phần nghiên cứu
2.4.1. Khu vực Hữu Lũng
2.4.2. Khu vực Hồnh Bồ

2.4.3. Khu vực Đơng triểu
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DŨNG, ĐỐI TƯỢNG

` VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.2. Giới hạn của đề tài

3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn cây trội ở các lâm phần nghiên cứu

3.3.2. Đánh giá khả năng ra rễ và sinh trưởng của cây hom
từ các cây mẹ được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
3.3.3 Đề xuất các đồng cây mẹ có triển vọng được đánh giá thông qua
phương phấp chọn lọc sớm làm nguồn vật liệu cho nhân giống sinh dưỡng
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA (Indonbutyric acid), ABT

và một số nồng độ thuốc IBA đến khả năng ra rễ
va sinh trưởng của hom Bach dan E.urophylla

3.4. Đối tượng nghiên cứu
3:5-Phương pháp nghiên cứu

3:5:†z Phương pháp luận nghiên cứu


3.5.2. Ngoại nghiệp

32

3.5.3. Nội nghiệp

35

CHƯƠNG 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


37

4.1. Tuyển chọn cây trội ở lâm phần nghiên cứu

37

4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lâm phần nghiên cứu

37

4.1.2. Kết quả chon lọc cây trội ở các lâm phần nghiên cứu

39

4.2. Đánh giá khả năng ra rễ và sinh trưởng của cây hom
từ các cây mẹ được tuyển chon ở giai đoạn vườn ươm

4.2.1. Khả năng ra rễ

43
43

4.2.2. Sinh trưởng của hom từ các cây mẹ được tuyển chọn
ở giai đoạn vườn ươm một tháng tuổi

49

4.2.3. Dé xuất cdc ding cay me cé trién vọng được đánh giá thông qua
phương pháp chọn lọc sớm làm nguồn vật liệu cho nhân giống sinh đưỡng


55

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA, ABT và một số nồng độ thuốc của IBA.
đến khả năng ra fễ và sinh trưởng của cây hom Bạch đàn E.urophylla

56

4.3.1. Ảnh hưởng của IBA và ABT nồng độ 1% đến kha năng ra tế

56

4.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ

57

4.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA đến sinh trưởng của cây hom

giai đoạn.1 =2 tháng tuổi

61

4.3.4. Mối liên hệ giữa số rễ trên một hom và chiều dài rễ dài nhất đến sinh
trưởng của cây hom-Bạch đàn E.urophylla ở giai đoạn hai tháng tuổi

70

CHUONG 5: KẾT KUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

75


5.1. Kết luận

75

5.2.:lơh tại

76

5:3..Kiến:nghị

76

TÀI LiệU THAM KHẢO

77

PUY BiG

80

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÂY TRỘI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

Ở LANG SON, HOANH BO VA DONG TRIỀU


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bach dan (Eucalyptus) la cây sinh trưởng nhanh, có biên độ sinh thái rộng, dễ

gây trồng trên nhiều dang lập địa, nang sudt cao vaechu ky kinh doanh ngan. Gé

Bạch đàn có tác dung tốt trong việc sử dụng làm gỗ trụ mỏ và lầm nguyên liệu giấy
sợi. Do vậy việc phát triển loài cây này đang được một số eơ sở sản xuất hết sức
quan tâm.

Đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ kinh đoanh dài, triển khai trên diện
rộng có địa bàn phức tạp, việc nâng cao năng suất rừng trồng dựa vào sự tác động
của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh có nhiều hạn chế: Vì vậy giống cây rừng có vai
trị hết sức quan trọng.
Đặc biệt trong chương trình triển khai đự ấn trồng 5 triệu hecta rừng, từ năm
1998 đến 2010, nhà nước đầu tư 31.650 tỷ đông để nâng tỷ lệ che phủ lên 43%, bao
gồm 2 triệu hecta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu hecta rừng sản xuất.

Những lồi cây được trồng khơng chỉ lầ những lồi cây lâu năm, có tán phù hợp với
đất rừng mà cịn phải dam bảo có năng suất cao, có chu kỳ kinh doanh ngắn, có
nhiều tác dụng đáp ứng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay [21]. Dé thực hiện được
yêu cầu này, công tác giống cây rừng phải là công việc đi trước và được quan tâm

đặc biệt

Cải thiện giống có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau: từ chọn loài,
chọn xấất xứ đến chọn cây trội, trong đó việc chọn cây trội có nhiều điều kiện áp
dụng hơn cả ở các cơ sở sản xuất lâm nghiệp nước ta hiện nay. Áp dụng phương

pháp này cho hiệu quả kinh tế nhanh.
Công-tác chọn cây trội sinh trưởng nhanh cho năng suất gỗ cao, nói chung
được-tiếu hành chủ yếu dựa vào các tính trạng có liên quan trực tiếp đến sức sinh
trưởng của cây rừng, phương pháp này mang lại hiệu quả tốt khi việc chọn lọc được

tiến hành ở lâm phần thuần loại đều tuổi.
Đặe biệt ở Quảng Ninh nguồn gỗ mỏ đang là vấn đề hết sức cấp bách. Theo

một nguồn tư liệu về nhu cầu gỗ mỏ của tỉnh cho biết: hàng năm cẩn có 80000 m”


gỗ nhưng hiện nay chỉ đáp ứng được 20000 mỶ. Trước đây.nguồn gỗ mỏ chủ yếu
được cung cấp bởi rừng tự nhiên (90%). Hiện nay diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp
do tinh trang chặt phá của những năm trước đây. Chính-vì vậy Chính phủ ban hành
chính sách đóng cửa rừng tự nhiên nhằm ngăn chăn tình trạng này, do'vậy nguồn gỗ
mỏ hiện nay chủ yếu được cung cấp bởi các rừng trồng.
Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng ở Quảng Ninh tuy có tăng,
nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Một số loài cây bản địa như: trám,
đẻ, lát,... đã được trồng thử nghiệm ở một số cơ sở sản xuất như Hoành Bồ, ng
Bí,... nhưng sinh trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh dài, không đáp ứng được nguồn

mỏ ngày càng bị cạn kiệt.
Van dé dat ra ở Quảng Ninh hiện nay là tuyển:chọn lồi cây, chọn xuất xứ và

dịng cây trội sinh trưởng tốt trên điều kiện lập địa Quảng Ninh để tiến hành trồng
rừng cao sản [3]: Tăng năng suất cây trồng, gìảm điện tích trồng rừng tràn lan và rit

ngấn chu kỳ kinh doanh, nhanh chóng giải quyết được nhu cầu gỗ mỏ là việc làm
hết sức cần thiết.
Bạch đàn là loài cây được trồng ở Quảng Ninh từ lâu với nhiều lồi khác nhau:
E.camaldulensis, E.exserta, E.urophylla. Trong đó có Bạch đàn (E.urophylla) sinh

trưởng tốt trên điều kiện lập địa tại đây, mặt khác với tiền dé là Quảng Ninh có sắn
dây chuyển về cơng nghệ mơ hom hồn chỉnh với cơng suất Í triệu cây con/năm.
Đây là một đây chuyên công nghệ vi nhân giống nhằm sản xuất hàng loạt cây con từ
bộ phận của cây trội được tuyển chọn, thông qua phương pháp nhân giống này tạo ra
hang loat ban sao mang đẩy đủ tính trạng trội của cây được tuyển chọn, là nguồn vật
liệu tốt để phục vụ cho yêu cầu trồng rừng cao sản.

Từ định hướng-đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu tuyển chọn cây trội Bạch
đàn (.urophylla) cùng với một số loài cây mọc nhanh khác và cũng đáp ứng được

yêu'cầu 9ê gỗ mỏ như Keo lai, đó chính là những nguồn vật liệu để nhân giống sinh
đưỡng phục-vụ cho chương trình trồng rừng cơng nghiệp, đáp ứng được nhu cầu cấp

thiết về gỗ mỏ đang đặt ra hiện nay.


CHƯƠNG

I

TONG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm về vốn đề nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu
Nhiéu nhà khoa học nghiên cứu về cây Bạch đàn đó nhiều ý kiến cho rằng:
Bạch đàn ảnh hưởng xấu đến mơi sinh, bởi vì Bạch đàn có tán lá thưa, bề mặt lá day

ảnh hưởng đến nguồn nước và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
Nhưng ở đây đối tượng nghiên cứu là Bạch đàn (J.urophyila) với một số ưu
điểm về hình thái như tán 14 day va ram hơff'so với một số Bạch đàn khác, nó đã có

ưu thế hơn hẳn trong việc bảo vệ và cải tqo đất [7].

Mặt khác trữ lượng Bạch đàn phụ thuộc vào điều kiện lập địa, trong điều kiện
đất có độ phì cao mới tiểi 2 Bạch đàn (ƒ.urophylla) ở Yên Hương (Hàm

Yên,


Tuyên Quang) đã đạt tới 30m*/ha. Trong khi đó cũng tuổi 2 ở Thanh Vân (Vĩnh
Phúc) chỉ đạt 15m*/ha [7].
Định hướng của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian gần đây cần phải tuyển chọn
lồi cây có năng suất cáo thơng qua cơng nghệ ví nhân giống tạo ra cây con có chất

lượng tốt để trồng rừng công nghiệp rút ngắn chu kỳ kinh doanh, đạt mục tiêu kinh
tế đó là cung cấp tguồn gỗ mỏ.
Qua nhận xét của các cơ sở sản xuất Bạch đàn (E.urophylia) là loài sinh
Trưởng tốt, yếu tuyển chọn được cây ưu việt tại đây và có biện pháp tác động thích
hợp thì E.urephylla sé đáp ứng được yêu cầu về gỗ ở địa phương. Do vậy chúng tơi
Kiều
©ao.sản.

cứu tuyển chọn cây trội tại Quảng Ninh để phục vụ cho công tác trồng rừng


1.1.2. Định hướng trong chương trình trồng rừng pHục vụ cho công nghiệp ở
Quảng Ninh
Nhu cầu về gỗ phục vụ cho sản xuất, tiêu đùng ngày:càng tăng. Dự báo đến

năm 2000 nhu cầu gỗ cho sản xuất, xây dựng, tiêu dùng vào khoảng 9,5 triệu
mẺ/năm [2].
Trên thực tế Quảng Ninh hiện nay nhu cầu về gỗ cho.xây dựng và trụ mỏ hàng
năm vào khoảng 100.000m?/nam, trong dé chủ yếu là gỗ phục vụ chống lò. Nhu cầu
gỗ chống lò ngầy một tăng, theo tính tốn của tổng cơng ty than Việt Nam nhu câu
về gỗ lò năm 1998 là 187.000m/năm, đến năm 2000 sẽ lên tới 248.000m2/năm [2].
Ở Quảng Ninh qua một thời gian dài khai thác chọn không theo đứng quy trình

kỹ thuật, khơng đảm bảo đúng ln kỳ phục hồi rừng, đến nay rừng tự nhiên Quảng

Ninh đã bị giảm sút nghiêm trọng cả về Số lượng và chất lượng. Theo số liệu của xí
nghiệp thiết kế và khảo sát rừng Quảng Ninh diện tích rừng nghèo kiệt ngày một
tăng 28390 ha. Diện tích rừng sau khai thác trắng và nương rẫy cũng tăng 48010 ha
chiếm một diện tích đáng kể là 60,6% rừng tự nhiên.

Theo số liệu của Sở Nơng nghiệp và PTNT Quảng Ninh có 200.000 hecta
trong chương trình trồng 5 triệu hecta rừng từ nay đến năm 2010, bao gồm rừng sản
xuất, rừng đặc dụng và phịng hộ. Trong đó có 80.000 hecta phục vụ cho gỗ chống

lị, chủ yếu là hai lồi Bạch đàn và Keo. Đây là những loài cây mọc nhanh đã được
đánh giá qua kết quả tuyển chọn loài để phục vụ cho trồng rừng công nghiệp ở

Quảng Ninh [3].
Với định hướng của tỉnh như vậy, vấn để đặt ra là nhanh chóng tuyển chọn
dong Bach dan sinh trưởng nhanh giải quyết được yêu cầu gỗ cho sản xuất, đặc biệt

là gỗ mỏ là việc làm cấp thiết và cần phải tiến hành ngay.


1.2. Cơ sở khoa học và ý nghĩa của chọn côy trội và nhôn giống sinh
dưỡng
Cải thiện giống cây rừng là áp dụng các nguyên lý di truyền họế Và các phương
pháp chọn giống để nâng cao năng suất và chất:lượng ring théo mục tiêu kinh tế
cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng. rừng, caø sản [6].

Mục

tiêu của chương trình cải thiện giống cây rừng là thu nhận được một

lượng đáng kể tăng thu di truyền càng nhanh càng tốt, đồng thời duy trì được vốn di

truyền phong phú để đảm bảo tăng thu trong tương Tai: Để nhận được tăng thu như
vậy phải dựa trên các phương pháp chọn lọc nhằm chọn ra những cá thể đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu mong muốn của nhà chộn giống, để dùng cây bố mẹ trong
chương trình chọn giống và sản xuất giống [6]. Chọn lọc là giai đoạn đầu tiên và là

phan then chốt của bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng nào. Có cây

trội được chọn lọc cẩn thận, được khảo.nghiệm hậu thế để đánh giá và từ đó xây

dựng các vườn giống để cung cấp cây rừñg mới từng bước được cải thiện, năng suất
và chất lượng rừng mới được nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sản xuất
xã hội, sau khi đã xác định được các'xuất xứ thích hợp cho mỗi vùng thì q trình
nâng cao năng suất và chất lượng rừng có thể được trình bày theo sơ đồ sau:
Quần thể sản xuất

|
k
Trồng rừng

t

————~——————>|_

Cây trội được chọn lọc

1.n-

- Nhân giống sinh dưỡng

- KhảoTẾ EH nghiệm

DẦN
VU: dòngCUỦG vơVỆ tínl

Nhân giống hàng loạt
Š
(sơng nghé m6 va hom)

Vườn giống

~ Nhân giống hàng loạt

- Khảohảo nghiệm
nghiệ


Khảo nghiệm xuất xứ là một trong những giai đoạn đầu'tiên của chương trình
cải thiện giống cây rừng, vì mỗi lồi cây rừng đều có một khu phân bố địa lý nhất
định và mang đặc trưng hình thái nhất định [6]. Những lồi có khư phân bố rộng
thường có biến đị di truyền lớn hơn so với những-lồi có khu phân bố hẹp [26].

Những lồi có phạm vi phân bố cây rộng trong nhiều điều kiện.sinh thái khác biệt
thì càng có nhiều biến dị địa lý và khả năng chọn được những xuất xứ có giá trị kinh
tế cao, so với những lồi có khu phân bố hẹp. Trong điều kiện thử nghiệm tại địa
phương thì giai đoạn tiếp theo là chọn lọc các lâm phần tốt hoặc các xuất xứ tốt có
một số đặc tính trội hơn xuất xứ khác của cùng I loài ầ quản lý chúng như các lâm

phần giống hoặc chọn lọc cá thé và tập trung vào vật Tiệu di truyền là các cá thể
chọn lọc vào vườn:giống hữu tính hoặc vơ tính [26]. Sau khi xác định được các lồi
có giá trị kinh tế phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh, có đặc tính sinh thái học
phù hợp với nơi gieo trồng, các xuất xứ tốt nhất trong lồi đó các lâm phần tốt trong


các xuất xứ tốt ấy, thì bước tiếp theo của một chương trình cải thiện giống cây rừng,
sẽ là công tác chọn lọc cá thể và xây dựng vườn giống. Chương trình cải thiện giống

với sơ đồ đầy đủ như vậy sẽ lợi dụng được triệt để nguồn biến dị tự nhiên sẵn có của
các lồi cây rừng.

Cơng việc tuyển chọn các cá thể trội trong một chương trình cải thiện giống là
hết sức quan trọng mà cơ sở của chọn

lọc cây trội dựa trên sự biến dị cá thể.

1.2.1. Cơ khoa học chọn lọc cây trội

1.2.1.1. Biến đị cá thể
Trong lâm nghiệp, việc lựa chọn các tính trạng của cây làm mục tiêu cải thiện
cũng như việc lựa chọn phương pháp chọn lọc thích hợp đối với tính trạng cần cải
thiện sẽ ch: được tiến hành một cách có hiệu quả khi đã hiểu về bản chất di truyền
cửa €ác tính trạng đó.

Biến dị :ế thể là sự phân hoá về mặt đi truyền giữa các cá thể trong cùng quần
“thé va duce thé hiện ra kiểu hình.

Biến dị cá thể có thể đo điều kiện sống gây nên

và thường khơng có ý nghĩa di truyền. Vì vậy người ta chú ý đến biến đị cá thể sống


trong cùng một điều kiện hồn cảnh và nó được tạo bởi nhântố di truyền và đây là
cơ sở chọn lọc cây trội [6].

Trong các loại biến đị đó, người ta thường chú ý trước tiên đến những biến dị
có liên quan đến năng suất của cây như tốc độ sinh trưởng, dạng tấn cây, thân cây,
khả năng tỉa cành tự nhiên. Những biến dị cá thể nhất là biến dị có liên quan đến sản
lượng cây là khó phát hiện, những biến di này gây nên bởi những tính trạng số lượng
do sự tác động của đa gen. Cần có dung lượng quan sát đủ lớn, đồng thời phải dựa
trên phương pháp thống kê toán học để phát hiện và đánh giá. Tuy nhiên nếu tìm ra
được những biến dị tốt sẽ có ý nghĩa kinh tế lớn và đỡ tốn kém hơn con đường tạo ra
các loại biến dị này.
Co sé đi truyền của các tính trạng chủ yếu trong chọn giống cây rừng
Các yếu tố gây nên biến đị giữa các cá.thể, quần thể (kiểu hình: P)có thể được
tách làm hai nguồn: nhân tố di truyền (G) và điều kiện hồn cảnh (E).
P=G+E

Các nhân tố này có thể tự biến-đổi để gây nên sự khác biệt giữa các cá thể,
trong đó sự biến đổi của mơi trường có thể là sự biến đổi về độ dày tầng đất, độ màu
mỡ, độ ẩm của tầng đất.mặt từ cây này đến cây khác trong một khu rừng. Các nhân
tố đi truyền lại thay đổi theo:bộ gen được thu nhận từ các bố mẹ của chúng thơng
qua q trình sinh sản hữu tính.
Đối với cơng tác chọn giống nói chung cũng như chọn giống cây rừng nói
riêng thì chỉ có những biến dị cá thể nào được gây nên bởi các yếu tố di truyền (biến
đị đi truyền) mới thực sự có ý nghĩa, cịn những biến dị được gây nên bởi các nhân

[ố hoần-cảnh (thường biến) thì chỉ là kết quả phản ứng của cơ thể trước điều kiện
sống, t6 không được giữ lại ở hậu thế qua sinh sản hấu tính hay vơ tính.
Biến dị di truyền mà chủ yếu là biến dị tổ hợp ở các cây rừng được hình thành

thơng qua sinh sản hữu tính. Đại bộ phận cây rừng sinh sản bằng phương thức giao
phấn, trong đó là các lồi lá kim thụ phấn nhờ gió cịn các lồi lá rộng nhờ cơn
trùng, rất ít loài cây tự thụ phấn [6]. Bạch đàn là một trong những loài cây thụ phấn



chéo mạnh mẽ, phương thức thụ phấn chéo này đã dẫn đến sự phân ly hữu tính rất
lớn, làm xuất hiện những kiểu gen khác nhau ở các thế hệ sau, nhờ vậy mà sự đa
dạng của chúng biến dị cũng rất lớn.
Trong trồng rừng sản xuất, mục tiêu chính là lấy gỗ, vỏ, lá hoặc quả và hạt.
Những tính trạng chỉ phối sản lượng các loại sản phẩm nói trên chính là những tính
trạng số lượng (trong trường hợp này biến dị cá thể là biến:dị các tính trạng số
lượng), chúng chịu sự kiểm soát của đa gen và mức độ biểu hiện ở kiểu hình của
tính trạng phụ thuộc chặt chế vào sự có mặt của số lượng gen hoạt tính (số lượng
gen trội hay số lượng cặp gen có chứa gen trội trong kiểu gen). Những cá thể có

biến đị tốt (cây trội) sẽ là những cây mà kiểu gen của nó có chứa số lượng gen trội
hoạt tính cao nhất. Số lượng cá thể biến dị này luôn luôn chiếm một tỷ lệ nhất định
trong quan thể thế hệ lai (hoặc thụ phấn chéo).
Biến dị số lượng cũng có thể do lai giống tự nhiên hay do đột biến số lượng

nhiễm sắc thể gây nên. Tất-cả chúng đều thuộc biến di cá thể tự nhiên sẵn có, nên
cần phải được lợi dụng triệt để trong cơng tác chọn giống cây rừng.

Bằng phương pháp đồng nhất hoá điều kiện mơi trường sống người ta có thể
dựa vào kiểu hình để tiến hanh chon cây trội. Dùng phương pháp loại trừ ảnh hưởng
tốt của điêu kiện môi trường sống trong việc hình thành tính trội bằng khảo nghiệm

hau thé hay khaopnghiém dong vo tinh, sé cho phép đánh giá được phẩm chất di
truyền của cây trội để chomra cay ưu việt.
Cây trội là vốn quý trong cải thiện giống cây rừng. Những cây trội được tuyển
chợn với độ vượt trội lớn sẽ là đối tượng cung cấp nguồn hạt giống có phẩm chất di

truyền được cải fhiện ở mức độ thấp cho sản xuất trên quy mô lớn. Theo kết quả
đighiêu €úu›của một số nước thì sử dụng hạt được lấy trực tiếp từ những cây hày

“cũng eó'thể góp phần làm tăng sản lượng trong đời sau lên 10-20% so với giống đại
trà |8].

—: Ngoài tác dụng cung cấp nguồn giống cho sản xuất, cây trội cồn là nguồn gen
quý để phúc vụ cho công tác gây tạo giống mới (bằng kỹ thuật lai hữu tính) cây trội
cũng đồng thời là cơ sở để ứng dụng công nghệ sinh học ở mức độ cao bằng việc tạo


ra các giống cây rừng có tính chống chịu sâu bệnh, chịu nóng, chịu hạn,... Đặc biệt
trong tương lai thì những cây trội bằng cơng nghệ gen có thể tạo nên những giống
cây có khả năng cố định đạm.
Cây trội được chọn lọc mới chỉ được đánh giá thông qua kiểu hình mà kiểu

bình là sự thể hiện sự tác động giữa kiểu gen với tuổi cây và điều kiện hồn cảnh.

Trong trường hợp rừng đều tuổi thì một cây được coi'là trội có thể do tác động
của kiểu gen là chính, trong trường hợp này-cây trội sẽ đễ dàng di truyền các đặc
tính tốt cho đời sau, cịn khi do vai trị của hồn cảnh lâ chính (trong trường hợp cây
mọc đúng chỗ đất tốt) thì cây trội khó có thể di truyền các đặc tính tốt cho đời sau

[6]-

Re ý



Sau khi đã chọn lọc được cây trội công Việc tiếp theo trong một chương trình
cải thiện giống là phải đánh giá đặc tính tốt.của mình cho đời sau bằng khảo nghiệm
hậu thế. Khảo nghiệm hậu thế được tiến hành thông qua cây sinh dưỡng (cây mô,
cây hom,..) được gọi là khảo.nghiệm đồng vơ tính, thơng qua q trình khảo nghiệm

hậu thế để xác định những cây trội có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời

sau. Những cá thể khơng có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau cần phải
loại bỏ khỏi chương trình chọn giống.
Sau khi đã khảo nghiệm và được đánh giá là những cây trội có khả năng di
truyền các đặc tính tốt cho đời sau thì cây trội sẽ là đối tượng cung cấp nguồn vật
liệu sinh dưỡng cho các vườn giống hoặc nguồn vật liệu cho công nghệ mô hom tạo

ra hàng loạt các bản sao giống nhau trên quy mô công nghiệp phục vụ cho trồng
rừng các đồng vơ tính cao san.
Cuối cùng đối với cây rừng khi có được các dịng cao sản lý tưởng thì nhất
thiết phải Jừu trữ nó trong ngân hàng gen để phục vụ lâu dài cho công tác cải thiện

giống trong tương lai.
Kết quả của công tác chọn lọc cây trội kết hợp với khảo nghiệm dịng vơ tính ở
ác loài cây bước đầu đã đưa lại hiệu quả thiết thực cho cơng tác chọn giống cây

rừng đang cịn rất mới mẻ ở Việt Nam.


10

Công tác chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống đã được tiến hành cho

Thông 3 lá ở Lâm Đồng, Thơng nhựa ở Quảng Bình; Quảng Ninh, Nghệ An và Hà
Tĩnh, cho cây Mỡ ở

xí nghiệp giống 97 và Trung tâm lâm sinh Cầu Hai. Gần đây

cho các loài Bạch đàn ở Đông Nam bộ và Đại Lãi; bước đầu đã đạt được một số kết

quả nhất định.

:

1.2.1.2. Chọn lọc sớm ở cây rừng
1.2.1.2.1. Phương pháp chọn lọc sớm giống cây rừng
Thông thường sau khi chọn lọc cây trội người ta:phải tiến hành kiểm tra đồng
vơ tính để đánh giá phẩm chất dị truyền của các eây:trội được chọn lọc. Song kết

quả kiểm tra hậu thế là khâu mất nhiều thời gian, đầu tư lớn trong khi nhu cầu giống
hiện nay rất cấp bách. Phương pháp chọn lọc sớm sẽ phần nào giúp các nhà chọn
giống khắc phục khó khăn này để có thể xác định được sớm những cây trội có phẩm
chất di truyền cao với độ tin nhất định.
Chọn lọc sớm là phương pháp chọn lọc hay đánh giá cây trội ở giai đoạn tuổi

non, nhằm dự đoáu sớm kết quả của chọn giống để khấc phục tính lâu năm của cây
rừng.
1.2.1.2.2. Cơ sở của phương pháp chọn lọc sớm
Với đặc thù của cây rừng khác với cây nơng nghiệp là cây có thời gian sinh

trưởng dài, tuổi ra hoa kết quả của cây gỗ dài hơn nhiều so với cây nông nghiệp.
Một yêu cầu quan trọng đối với người làm công tác giống cây rừng là phải tìm kiếm,
phát hiện các dấu hiệu:để làm cơ sở cho phương pháp chọn lọc sớm nhằm dua nhanh

kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Theo.NamSon

(1965) sau khi lam một loạt những khảo nghiệm

tại thực địa


ehosVân \sãm) (Pieea) và Thông ở châu Âu (Pinws sylsestris) đã đì đến kết luận:

trọng lượng 1000 hạt, màu sắc cây con, sự sắp xếp chổi non, sinh trưởng của cây ở
giai đoạu vườn ươm và rừng non [0 tuổi là những nhân tố dự đoán về sự phát triển
sau,này'


th

Vậy khảo nghiệm sớm là một khảo nghiệm nhằm xác định một hay nhiều tính
trạng của một cây ở giai đoạn chưa phát triển với mực đích tìm ra những kết luận về

các đặc trưng di truyền của chính cá thể đó ở giai đoạn'phát triển sau. Các cơng
trình nghiên cứu tổng kết từ hàng loạt những khảo nghiệm xuất xứ Bach dan (E.
camaldulensis) được xây dựng ở nhiều địa điểm thuộc một số nước châu Á, châu
Phi đã cho thấy có một mối liên hệ tương quan khá chặt về:sinh trưởng giữa cây ở
giai đoạn non l-2 tuổi và ở giai đoạn già 8-10 tuổi. Troñg nghiên cứu khảo nghiệm
sớm với các cây non Picea glauca sau l8 năm những cây tốt đã được tuyển chọn ở
vườn ươm vẫn duy trì được sức sinh trưởng về chiều cao vượt cây đối chứng 30%,
chiều cao cây 7 tuổi cũng có mối tương quan khá chặt (R=0,8) với chiều cao của
cây 18 tuổi [13]. Bằng biện pháp thích hợp có thể hạn chế ảnh hưởng của các nhân
tố môi trường đến sự sinh trưởng của cây non. Ví dụ đất vườn ươm được xử lý đồng
nhất, cây cấy vào bầu hoặc ra luống có cự ly đều nhau. Trong điều kiện đồng nhất

như vậy một số cây sinh:trưởng trội lên lầ kết quả của nhân tố di truyền của cây cá

thể.
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về khả năng chọn lọc cây trội ở giai đoạn nhỏ tuổi
Hoàng Chương đã vận dụng phương pháp mơ phỏng tốn học động thái tăng trưởng

để mau chóng xác định được một lượng cây trội Bạch đàn với xác suất cao là
genotip quyết định..Để thiết lập vườn giống tốt, phương pháp chọn lọc giống sớm
cây trội từ giai đoạn vườn ươm được tác giả sử dụng nguồn vật liệu nghiên cứu là
cây Bach dan (E. camaldulensis) 2 tháng tuổi xuất xứ Petford ươm trong túi bầu,
chỉ tiêu đo đếm là sự tăng trưởng về chiều dài lóng thân và chiều dài lá. Việc đo
đếm được tiến hành theo ngày, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa
thời giản định hình lá và của đoạn thân thuộc cùng một lóng. Và cũng với số liệu

trên xá©.địnI được mối quan hệ giữa tốc độ sinh trưởng lóng thân với tốc độ sinh
trưởng tồn: thân. Mối liện hệ này được mô phỏng bằng một phương trình tốn học,
đó là phương trình hồi quy bậc nhất:
y = 28,6639x +179,5431
Trong đó: y là chiều cao của cây (mm)


x là tốc độ tăng trưởng của lóng ở pha hai '(mm/ngày đêm)
Phương trình này có hệ số tương quan rất chặt (R=0,9386).
Từ đó tác giả đi đến kết luận: “Bằng cách quan sát kỹ quy luật tăng trưởng của
lóng thân có thể dự đốn với xác suất cao về năng lực tăng trưởng của các cá thể
trong suốt quá trình của chúng cho tới khi trưởng thằnh trong một mơi trường khơng
có sự biến đổi cực đoan.”[I]. Từ những nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây con
trong giai đoạn tuổi nhỏ của một số tác giả trên đã cho thấy giữa cây con ở vườn
ươm và sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn sau này cổ một mối liên hệ và thông qua

một số chỉ tiêu về sinh trưởng như chiều dài lóng, số lá và chiều đài chổi chúng ta
có thể sớm đánh giá được phẩm chất di truyền của các cá thể được chọn lọc cho cây
con ở vườn ươm. Chính vì vậy chúng tơi nghiên cứu và thừa kế các kết quả trên để
sớm đánh giá phẩm chất di truyền của dòng cây mẹ được tuyển chọn qua việc khảo
nghiệm các cây hom của chúng thông qua các chỉ tiêu về sinh trưởng chiều dài chồi,


chiều dài lóng và số lá của hom.
1.2.1.3. Ý nghĩa của chọn lọc cây trội
Trong cải thiện giống cây rừng thì chọn lọc cây trội là một khâu rất quan

trọng, những cá thể trội được-tuyển chọn và được đánh giá qua q trình khảo
nghiệm, những tính tính trạng trội là do gennotip gây nên thì đây là nguồn vật liệu
rất đa đạng cho cơng:tác chọn giống do đó muốn tăng năng suất của rừng trồng thì
phải tiến hành chọn cây trội. Ngồi việc cho rừng có năng suất cao nó cịn là nguồn
gen q áp dụng lai tạo giống mới như lai hữu tính, đưa năng suất lên cao đồng thời
qua cơig.nghệ sinh học tạo nên một số tính trạng như: chịu nóng, chịu hạn, chống
sâu bệnh,. :
Khi:có dịng cao sản lý tưởng thì cơng việc tiếp theo là phải lưu trữ nó để bảo
(on nguồn gen hoặc nhân giống hàng loạt trên quy mô công nghiệp bằng mô, hom,..
để phúc vự trồng rừng các địng vơ tính quy mô lớn.


13

1.2.2. Cơ sở khoa học của nhân giống sinh dưỡng
Sinh sản sinh dưỡng là một dạng của sinh sản Vô tính mà ở đó tồn bộ cơ thể
mới được hình thành từ một bộ phận cơ thể cũ. Sinh sản sinh dưỡng là dang sinh sản
vơ tính ở thực vật bậc cao.
1.2.2.1. Cơ sở tế bào học
Tế bào là đơn vị sống của cơ thể sinh vật, trong tế bào có đầy đủ thơng tin di

truyền cho cả q trình phát triển co thể sinh vật, đồng thời chất nguyên sinh của tế
bào thu nhận năng lượng và chất liệu của mơi trường, để có động năng và thế năng
dùng cho các q trình hố sinh cần thiết cho sự sống và cho và cho quá trình sinh
sản, tức là quá trình tự tái bản fa các cơ thể sinh vật mới cùng lồi, mang các đặc


tính cơ bản về cấu trúc di truyền, cũng như phương pháp trao đổi chất giống như bản
thân và tổ tiên của mình. do tự tái bắn mà sinh vật đuy trì sự sống và tính đa đạng
của mình.
Sinh sản sinh dưỡng của cây rừng được thực hiện bằng cách tách một bộ phận
sinh dưỡng của cơ thể và chợ tái sinh các bộ phận cịn thiếu để trở thành cây hồn
chỉnh . Hoặc ni cấy nhân tạo một tế bào hoặc một nhóm tế bào (mơ) và cho tái
hiện thành một cây hồn chỉnh. Như vậy cơ thể mới được sinh ra từ một số tế bào

cũ, qua nhiều lầu phân chia nguyên nhiễm.[6]
1.2.2.2. Cơ sở dị truyền lọc
Trong cách phận bào nguyên nhiễm (gọi tắt là nguyên phân) từ tê bào mẹ sinh
ta các tế bào.con có bộ nhiễm sắc thể hồn tồn giống mình vì vậy thực vật sinh sản

sinh dưỡng duy trì được các đặc điểm di truyền về cơ bản ổn định qua nhiều thế hệ.
Trøng-quá trình nguyên phân mà các nhiễm sắc thể có thể được phân bố đồng déu

Va chin xác cho tế bào con, đảm bảo cho tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể như
nhau, tức Jầ có một bộ gen như nhau. Nhờ nguyên phân mà khối lượng cá thể tăng
lên sau đó nhờ sự phân hố các cơ quan trong q trình phát triển cá thể mà tạo
thành một cây hoàn chỉnh. Những cá thể dịng vơ tính có kiểu gen giống nhau

nhưng tiên thực tế một số đặc điểm của chúng có thể bị biến đạng do điều kiện sống


giống nhau gây nên. Những biến đổi này sẽ mất đi khi điều kiện hồn cảnh gây ra
chúng mất đi.[6]

Chính vì vậy mà chúng ta phải khảo nghiệm dịng vơ'tính để chọn lọc những
đòng do nhân tố di truyén gây nên, thơng qua nhân giống sinh.dưỡng tạo ra được


các dịng vơ tính mang đây đủ các đặc điểm ditruyền của cây đầu dịng.
Bằng phương pháp này, chúng ta có thể tuyển chọn được ñiguồn vật liệu tốt tạo
ra hàng loạt cây con có độ đồng đều cao.về các đặc điểm di truyền mong muốn đáp
ứng được yêu cầu trồng rừng cao sản.
1.2.3. Ý nghĩa của nhân giống sinh dưỡng

Như chúng ta đã biết ở cây gỗ lớn nhân giống bằng hạt không phải bao giờ
cũng thuận lợi và hợp lý. Khi nhân giống bằng hạt không đảm bảo truyền đạt đây đủ
các đặc tính đi truyền quí của bố mẹ cho hậu thế vì hậu thế có su hướng phân ly

theo các định luật của Men Đen. Ngay cả khi truyền đạt được các đặc tính di truyền
của bố mẹ thì nhân giống bằng hạt vẫn gặp một số khó khăn, một số loài hạt nhỏ

thời gian nẩy mâm đài, tỷ lệ nẩy mầm thấp, nhiều lồi cây gỗ có chu kỳ ra quả dài
đó là trở ngại của nhân giống bằng hạt, trong trường hợp này nhân giống sinh dưỡng

có ý nghĩa lớn hơn.
Trong/cáe phương pháp nhân giống sinh dưỡng như: chiết, ghép, giâm hom,
ni cấy mơ thì trọng lâm nghiệp nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô có ý nghĩa
lớn hơn, đương nhiên:cơng nghệ ni cấy mơ phải có u cầu cao về kỹ thuật, thiết
bị, hố chất dẫn đến giá thành cao. Trong khi đó nhân hom khơng u cầu cao về kỹ
thuật và cũng có thể cũng cấp được số lượng lớn cho sản xuất, do vậy phương pháp
này được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt trong chọn giống, nhân giống sinh dưỡng cho phép giữ lại được các đặc
tính tốt của bố mẹ cho hậu thế nhận được vật liệu di truyền ngoài ra nhân giống sinh
dưỡng là một (hủ pháp không thể thiếu được khi tiến hành bất kỳ một chương trình

chọn øiống đào.



15

Trong nghiên cứu khoa học nhân giống sinh đưỡng đượe-sử dụng trong việc
đánh giá các genotip nghiên cứu tương quan giữa genotip với môi trường, tương

quan thành thục với non trẻ hay để lưu trữ các genotip qui*hiém trong tác kho hay
vườn lưu trữ gen.

_

Nhân giống sinh đưỡng có ý nghĩa lớn trong khoa học và sản xuất vì vậy trong
mấy chục năm gần đây nhân giống sinh dưỡng được nghiên eứu và ứng dụng trên

thế giới.
1.3. Bạch đèn và công dụng cua bach dan (Erurophylia)
1.3.1. Chi bach dan (Eucalyptus)
Bach dan thudng được xem là loài cây của Australia một châu lục rộng lớn mà
ở đó chỉ này có biến động rất đa dạng. Hiện nay người ta biết được khoảng 600 loài
bạch đàn, những loài bạch đàn xuất hiện trên mọi địa hình từ Tamanie qua vùng xa
mạc tới tận Cap York.

Có lồi Bạch đàn xuất hiện ở ngồi lục địa ở Australia, nhiều nhà lâm nghiệp
nhiệt đới đã biết đến loài bạch đàn E:deglupfa vùng phân bố tự nhiên của nó trải ra
từ New Ghinê đến:Philippines ở đây chúng mọc tại các vị trí ven sơng và trong các

khu rừng rậm nóng ẩm. ˆ
Ở Papua New Guinea người ta đã tìm thấy một số lồi của lục địa Australia
(E.alba; E. papuana; E. confertiflora; E. tereticornis; E. polycarpa; E. brassiana;
E.dichromophloia) [ 24 ]..
Thế kỷ thứ 19.Bạch đàn đã từ Australia được du nhập sang nhiều nước trên thế


giới và được đánh giá là lồi cây nhập nội có khả năng thích ứng tốt với nhiều điều kiện khác nhàu và sau đó lại được đánh giá là lồi cây thích hợp cho việc phát triển
trồng rừng kinh doanh. Năm
đầu và tơí năm

I955 trên thế giới đã có 700.000 ha rừng trồng Bạch

1975 đã có tới 4 triệu ha được trồng tại nhiều vùng khác nhau của 58

nước [24]; Trong hai thập kỷ qua, một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu sử dụng loài

Bạch đàn để phát triển trồng rừng kinh doanh bên ngoài khu phân bố của chúng, nên


16

nhiều nghiên cứu của biến dị tự nhiên của các lồi Bạđf đàn được thực hiện và có tới
68 lồi đã được nghiên cứu chi tiết.
Trong

số

các

lồi

Bạch

đàn




khu

phân

bố

tự

nhiên

rộng

lớn

(E.

camaldulensis, E. tereticornis) thi hầu hết chúng có biến dị địa lý trong lồi rất rõ
rệt. Trên một số rừng trồng Bạch đàn của E..eamaldulehsis, E. tereticornic ở ấn độ
cây mọc nhanh đã được xác định sinh khối gỗ trên một năm'đã lớn hơn cây trung

bình tới 10 lần [15].
Đặc biệt lồi E. rrophylla khơng thấy xuất hiện ở Australia mà xuất hiện trên
quần đảo Santo Indonesia và ít được các nhà lâm nghiệp biết đến nhưng nó lại có

hình đáng thân đẹp, sinh trưởng nhanh và có chất lượng gỗ tốt. Lồi này có nhiều

triển vọng để gây trồng ở các vùng có vĩ độ thấp.
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái Học và công dụng của Bạch


đàn

E.

urophylla
Trước

năm

972

tên



các

nhà

lâm

nghiệp

Australia

sử dụng

là E.


decaisneana do Blume đặt cho loài: này vào năm 1949, từ năm 1972 trở đi giáo sư
Pryor cũng như các nhà thực vật,họe và lâm nghiệp công nhận tên là E. urophylla do

Blake đề nghị:

1.3.2.1. Phân bố địa lý
E.urophylla là một trong những loài Bạch đàn không mọc tự nhiên ở lục địa
Australia: Vùng phân bố tự nhiên của nó được giới hạn ở một số đảo của phần cực
nam quần đão Sorđa, Indonesia bao gồm các đảo Timor, Wetar, Alor, Pantar và
Flores.
Trong các đảo Bạch đàn E. urophylla thấy xuất hiện theo dải từ 7930” đến
10°00? vĩ độ nam. Giới bạn phía đơng và tây của vùng phân bố chưa được xác định
rõ ràng: Hiện 0ay người ta tạm thời chấp nhận vùng phân bố của Bạch đàn này được

gới hạn từ 122? đến 127? kinh đông. Trong vùng phân bố tự nhiên về phía tây lồi
Bạch đàn này lan tới đấy núi đài khaỏng 250km của đảo Flores. Tiếp đó người ta


còn thấy Bạch đàn này xuất hiện ở đảo Adorama, Lomblem,-Alor và cuối cùng là
hai dao Wetar va Timor ở phía tay [15].
Trong khu phân bố Bạch đàn E. urophylla là loài sống từ vùng bán sơn địa tới
vùng núi, nhưng cũng thấy có hiện tượng xuất hiện lồi này ở vĩ độ thấp.
Vùng phân bố tự nhiên của Bạch đàn E: urophylla gồm các đảo hợp thành và

được sắp xếp theo 2 hướng dãy đảo ở phía bắc bất đầu từ phẩn phía đơng của đảo
Flores đến tận Wetar được xếp theo hướng đông tây.
Khu

vực khô hơn trong vùng phân bố của loài Bạch đần này gồm


các đảo

Adorama, Pantar, Alor, phần bắc đảo Timor và tây đảo Wetar, trong khu vực này
tổng lượng mưa bình quân chỉ từ 900mm-1000mmn.[15].
Khu vực khác gồm phần nam đảo Timior, một phần của đảo Flores và phía
đơng đảo Wetar, chúng.có tổng lượng mưa cả năm từ 1400-I500mm, nhìn chung
đây là vùng có kiểu khí hậu mưa mùa hè, tổng lượng mưa biến động từ 10001500mm và mùa khô không quá khắc nghiệt. Nhiệt độ tối cao trung bình của tháng

nóng là 29°C, nhiệt/độ tối thấp trung bình tháng lạnh từ 8-10°C, nhiệt độ trung bình
nam 27,2°C.

1.3.2.2. Đặc diểm hình thái
- Dạng thân, cành:
Lơầi Bạch đàn E.urophylla thường có thân thẳng, tăng trưởng nhanh có thể đạt
kích thước rất lớn (chiêu cao đạt 53m, đường kính ngang ngực đạt 1,26m). Cành

thẳng có sự phân chia lưỡng thân của các nhánh rất đều và tỉa cành tự n hiên tốt.
~ Hình thái: vỏ:
Baeli đầu E. urophylla thường thấy tổn tại hai dạng vỏ trên một than, dang vo

sẩn sùi, ráp đày và có màu nâu đỏ, các cây non có vỏ màu nâu khi già chuyển màu

xám.

- Kiểu lá:


Lá của lồi Bạch đàn E. urophylla có kiểu xếp so le, lá có hình ngọn giáo như

ở hầu hết các loài Bạch đàn khác, cuống ngắn, phiến lá dài tạo cho lá có.hình thon.

- Dang hoa qua:
Hoa của Bạch đàn E. urophylla là hoa lưỡng tính có cấu tạo thích hợp với kiểu
thụ phấn chéo nhờ cơn trùng. Cụm hoa có kiểu hình xim hai ngã, số quả trung bình
trên mỗi cụm hoa thường là 7, đế của hoa có hai dạng phổ biến nhất là đạng đế hình
chng và đạng đế hình bán cầu. Bầu hoa là bầu thượng, Bẩu khi lõm xuống, khi thì

phẳng. Tỷ lệ giữa hai kiểu này thay đổi theo độ cao [15].
1.3.2.3. Công dụng của loài Bạch đàn E. urophylla

Tại nơi nguyên sản gỗ của.E: urøphylla được sử dụng rất nhiều trong xẻ ván,
xây dựng và làm đồ trong gia đình. ở một số nước trên thế giới trồng loài Bạch đàn

này chủ yếu để làm nguyên liệu giấy, đặc biệt đó có thân thẳng, tăng trưởng nhanh
và chiều cao dưới cành lớn do vậy loài Bạch đàn E. urophylla là một loài đáp ứng rất
tốt cho yêu cầu gỗ trụ mỏ.

1.4. Những nghiên cứu về Bạch đền E. urophylla
1.4.1. Trên thế giới

Vào đâu năm 1950 người ta thường cho rằng Bạch đàn là lồi khơng thể nhân
bằng hom cành, từ cuối những năm 1950 có nhiều cơng trình nghiên cứu để tìm ra
các biện'pháp giải quyết thích hợp để áp dụng Bạch đàn vào trồng rừng dịng vơ
tính, để nâng cao chất lượng rừng trồng trong sản xuất lâm nghiệp.
Ở Braxin có một chương

trình cải thiện giống theo Canpinho

và lIhemori

(1989) đối với Bạch đàn là lồi cây sinh trưởng nhanh và có luân kỳ khai thác ngắn.

Thời gian cần cho mỗi chương trình cải thiện giống kể từ khảo nghiệm lồi, khảo
nghiệm xuất-xứ, chọn giống và xây dựng vườn giống cũng mất 20 năm. Do vậy,
người ta đã áp dụng chương trình cải thiện tăng tốc bằng cách sử dụng nhân giống
sinh dưỡng và chọn lọc mạnh trên các rừng trồng Bạch đàn đã cho phép tăng thu rất

lớn 'ởề sinh trưởng thể tích. Nhờ chương trình mà tính kháng bệnh tăng, khả năng tạo
chổi tăng và năng suất tăng lên đáng kể [I8].


19

Ở Công gô từ năm 1978 đơn vị trồng rừng công nghiệp đã triển khai trồng
rừng Bạch đàn bằng hom trên phạm vi rộng từ 6l5 đồng vơ tính Bạch đàn lai tự
nhiên đã có ít nhất 40 dịng được gây trồng trên diện tích 25:000ha [I8].
Ở Colombia một.chương trình cải thiện đài hạn vầ ngắn hạn đã được để xuất
và triển khai thực hiện cho Bạch đàn E. grandis (Lambethetal, 1983).
Bước đầu nghiên cứu tạo rễ hom Bạch đàn đã được:thực hiện với các hom lấy
từ cây mẹ được chọn ở cường độ thấp (60 cây chọn lcây) người ta thu được 65 dịng
vơ tính trong đó I5 dịng tốt nhất đã được đưa vào sẵn xuất, do cường độ chọn lọc
thấp năng suất rừng trồng dự kiến chỉ tăng được 10%. Chương trình ngắn hạn bao
gồm chọn cây trội với cường độ cao khoảng (1:900 cây chọn

I cây) khảo nghiệm

dịng vơ tính và từ khoảng 460 dịng thử nghiệm chỉ sử dụng 30 đòng tốt nhất và
nhân hàng loạt hy vọng tăng năng suất lên 60% (từ 25m”/ha én 40m*/ha nam) trong
một thế hệ. Sau 2,5 năm thử nghiệm các“dịng vơ tính được đánh giá và phân thành 3
loại:

Loại thứ nhất: 3Ư'dịng vơ tính tốt nhất được dùng để giâm hom hàng loạt

phục vụ sản xuất lớn trong năm 1991 với tang thu 69%.

Loại thứ hai: Các dòng vơ tính tốt thứ hai tốt hơn so với hạt đối chứng song
kém hơn hơn 30 dòng tốt nhất được dùng để sản xuất cây hom cho tới khi 30 dịng
tốt nhất cung cấp đủ cây.hơm cho chương trình trồng rừng, tăng thu năng suất dự
kiến đạt 30%.
Loại thứ ba: Các dịng khơng đạt u cầu bị loại bỏ.
Đặc biệt ở:'Trung quốc trong những năm gần đây người ta đã tuyển chọn được

một số loài: Bạch đần E. urophylla và Bạch đàn lai E. Gradis với E. urophylla và xác
< định cây từ trội để đưa vào sản xuất trên quy mô lớn với dây chuyển hiện đại tạo ra
cẩy'con có chất lượng tốt và đã đưa vào trồng được một diện tích đáng kể tại Quảng
đơng và Quảng tây.

1:42: Ở Việt nam

.öE


20

Trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu va kh
năng chọn cây trội Bạch đàn từ giai đoạn còn nhỏ,

iệm xuất xứ và khả
hiệm giâi

bằng một số loại thuốc và nồng độ thuốc khác nhau.

RY


- Ở trung tâm nghiên cứu giấy sợi Phùíđi nh.-

bước đầu đã có một số kết quả

nhất

nghiệm



camaldulensis).

đối
Nhữi

tong

chủ

e

pies cứu xuất xứ

&

\

định 4].


Tuy nhiên tất cả các công trinh nghi
thử

m Bạch đàn

yếu

tậ

¡ đã công bố ở trên mang tính chất
ung

lên cứu có ] lên quan

vào
đến

lồi

Bạch

đối tượng

đàn
Bạch

trắng

(E.


đàn

(E.


×