Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh dược phẩm phương nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.44 KB, 53 trang )

Trường Đại học Tây Đô
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung: 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian: 2
1.3.2 Phạm vi thời gian: 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: 2
CHƯƠNG 2 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: 3
2.1.3 Phân tích khả năng sinh lợi (Trần Ngọc Thơ, 2003, trang 128): 6
2.1.4 Phân tích tình hình công nợ: 6
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: 7
CHƯƠNG 3 10
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 10
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 10
3.1.1 Lịch sử hình thành: 10
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh: 10
3.1.3 Cơ cấu tổ chức: 11
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY 12
CHƯƠNG 4 14
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 14


4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 14
Nguyễn Trọng Hữu Trang i
Trường Đại học Tây Đô
Bảng 4.1 DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 15
Bảng 4.2 GIÁ BÁN VÀ SỐ LƯỢNG THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC
PHẨM PHƯƠNG NAM QUA NĂM 2011, 2012 VÀ 17
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 17
Bảng 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA 2 NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN ĐẾN
DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM 19
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY 21
Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM
QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 21
4.2.1 Giá vốn hàng bán: 22
4.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 24
4.2.3 Chi phí khác: trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 không phát sinh,
năm 2012 khoản chi này phát sinh 1 triệu đồng, tuy khoản chi này rất là nhỏ
nhưng việc có khoản chi này cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng lên lợi nhuận của
công ty 25
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 25
Bảng 4.6 LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 ĐẦU NĂM THÁNG 2013 25
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 27
4.5 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY 33
Bảng 4.9 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TNHH 33
DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 33
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 33
4.5.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): 34
4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 35

4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: 35
4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY 36
Bảng 4.10 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
PHƯƠNG NAM 37
4.6.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phả trả trong ngắn hạn: 37
Nguyễn Trọng Hữu Trang ii
Trường Đại học Tây Đô
4.6.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu: 38
4.6.3 Kỳ thu tiền bình quân: 38
5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI 39
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO CÔNG TY 40
5.2.1 Sử dụng tốt nguồn vốn: 40
5.2.2 Giảm các khoản phải thu: 40
5.2.3 Tăng cường vốn cho Công ty bằng cách vay vốn ngân hàng: 41
5.2.4 Kiểm soát tốt các khoản chi phí: 41
5.2.5 Đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm: 42
CHƯƠNG 6 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
6.1 KẾT LUẬN 42
6.2 KIẾN NGHỊ 43
6.2.1 Đối với nhà nước: 43
6.2.2 Đối với công ty: 43
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2013 ………………………………………………………………………………… 12
Bảng 4.1 DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Error:
Reference source not found

Bảng 4.2 GIÁ BÁN VÀ SỐ LƯỢNG THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC
PHẨM PHƯƠNG NAM QUA NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA 2 NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN ĐẾN
DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM Error: Reference source not found
Nguyễn Trọng Hữu Trang iii
Trường Đại học Tây Đô
Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM
QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 4.6 LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 ĐẦU NĂM THÁNG 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG
TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013…………………………… 27
Bảng 4.8 TỔNG HỢP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013………… 33
Bảng 4.9 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC
PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.10 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
PHƯƠNG NAM Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ quản lý công ty: ……………………………………………… 11
Nguyễn Trọng Hữu Trang iv
Trường Đại học Tây Đô
Nguyễn Trọng Hữu Trang v
Trường Đại học Tây Đô
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào đầu năm 2012 kinh tế thế giới bộc lộ những dấu hiệu không bền
vững, suy thoái kép làm tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, khủng hoảng nợ ở
Châu Âu diễn ra phức tạp, nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng chậm. Tại
Việt Nam lạm phát chóng mặt của năm 2011 đã được kiểm soát. Để có được điều
này Chính phủ đã chấp nhận chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến tăng trưởng tín
dụng trong năm chỉ đạt 7% giảm 50% so với năm 2011, tăng trưởng kinh tế dừng
lại ở mức 5,03% và gần 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2012.
Mức lạm phát 18,3% trong năm 2011 đã tạm thời được kiểm soát vào năm
2012, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ y tế
vẫn tăng giá. Trước tình hình khó khăn như vậy việc giúp doanh nghiệp đứng
vững thật sự không phải là một điều dễ dàng.
Các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là việc thực hiện
mục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của các doanh
nghiệp để tồn tại trên thị trường thì việc phân tích hoạt động kinh doanh thật sự
cần thiết trong lúc khó khăn này, bởi vì khi phân tích tình hình hoạt động của
doanh nghiệp thì chúng ta mới thấy được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc phát
sinh vấn đề để từ đó chúng ta có thể đưa ra hướng khắc phục kịp thời và hiệu
quả. Vì những lý do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm
Phương Nam và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
cho Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam

Nguyễn Trọng Hữu Trang 1
Trường Đại học Tây Đô
Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Phương Nam. Mà cụ thể hơn là tại
phòng kế toán của Công ty vì số liệu thu thập để sử dụng cho phân tích là do
phòng chức năng này cung cấp.
1.3.2 Phạm vi thời gian:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty được chia thành các mốc thời gian như từ 2011 đến năm
2012, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là đủ để chúng ta có
thể thấy được sự biến động và thay đổi của kết quả hoạt động qua các thời kỳ.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi và tình hình các khoản phải thu
của Công ty.
CHƯƠNG 2
Nguyễn Trọng Hữu Trang 2
Trường Đại học Tây Đô
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ
sở đó đề ra các phương pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo
hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện
cụ thể và yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 9)
2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa,
cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh
toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức
Dũng, 2006, trang 65)
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:
+ Doanh thu bán hàng: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao
vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa
thu tiền)
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực
tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC và
Thông tư 89/2002/TT-BTC doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác định
theo công thức:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan
Đức Dũng, 2006, trang 66)
Nguyễn Trọng Hữu Trang 3
Trường Đại học Tây Đô
- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động
liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ
hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự
phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết.

- Thu nhập khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường
xuyên ngoài các khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa,
công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các
khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi
được, hoàn nhập các khoản giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi năm trước
nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác. (Nguyễn Thị Mỵ và
Phan Đức Dũng, 2006, trang 69)
2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí:
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động lao động xã hội được biểu hiện
bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất
cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành,
tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu
thụ nó. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 157)
Chi phí hoạt động kinh doanh: gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt
động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. (Nguyễn Thị
Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 158)
+ Giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu
tư, giá thành sản xuất và thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch
vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn. (Phạm Văn
Dược, 2008, trang 291]
+ Chi phí bán hàng: chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận
chuyển, giới thiêu, bảo hành sản phẩm. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên,
chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài. (Nguyễn Thị Mỵ và
Phan Đức Dũng, 2006, trang 159)
Nguyễn Trọng Hữu Trang 4
Trường Đại học Tây Đô
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này phản ánh các chi phí quản lí

chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý
hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi
phí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ
dùng văn phòng, thuế, phí và lệ phí, … (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng,
2006, trang 160)
+ Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài
doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập
và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí
cho thuê tài sản, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, dự phòng giảm
giá chứng khoán, chi phí khác lien quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp, chi phí nghiệp vụ tài chính. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006,
trang 161)
Chi phí khác: là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí
nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các
khoản nợ đã xóa, chi phí thất thường khác. (Phạm Thị Gái, 1997, trang 158)
2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng
thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có 2 phần:
+ Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là khoản chênh lệch giữa
doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm
(bao gồm giá vốn hàng hóa và chi bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài
chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán,
mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc
các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư
khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. (Nguyễn Thị
Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 247)
Lợi nhuận khác: là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm
các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được

duyệt bỏ các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật
Nguyễn Trọng Hữu Trang 5
Trường Đại học Tây Đô
tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các năm
trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hang tồn
kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn
bảo hành. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 248)
2.1.3 Phân tích khả năng sinh lợi (Trần Ngọc Thơ, 2003, trang 128):
2.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty
2.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi
của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.
2.1.4 Phân tích tình hình công nợ:
2.1.4.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn:
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít
công nợ, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, công nợ
phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 312)

2.1.4.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu:
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức:
Nguyễn Trọng Hữu Trang 6
Trường Đại học Tây Đô

Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
2.1.4.3 Kỳ thu tiền bình quân:
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là
để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. (Phạm Thị
Gái, 1997, trang 217]
Thời gian của kỳ phân tích
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay các khoản phải thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Bảng cân đối kế toán qua các năm 2010 - 2013 do phòng kế toán của
công ty cung cấp.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ trước được
lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của
nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: tài liệu
năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; các mục tiêu đã
dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với
kế hoạch, dự toán, định mức.

Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích,
và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng
đến tương lai.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử
dụng phải đồng nhất. Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một
khoảng thời gian hạch toán, phải phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ
tiêu, phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị tính.
Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện
kinh doanh tương tự như nhau. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 17)
Nguyễn Trọng Hữu Trang 7
Trường Đại học Tây Đô
a. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng
kinh tế. Phạm Văn Dược, 2008, trang 19)
b. Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển,
mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 19)
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu
phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang
kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so
sánh chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân
tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và
thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một
công thức nhất định.
Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và

chú ý: nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. Nguyễn Thị
Mỵ - Phan Đức Dũng, 2006, trang 24 – 25).
Trong đề tài này, hai nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đến
doanh thu được phân tích bằng phương pháp này.
Đối tượng phân tích: I = I
1
– I
0
Trong đó: I là mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa kỳ phân tích
và kỳ gốc.
I
1
: Doanh thu kỳ phân tích; I
0
: Doanh thu kỳ gốc
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng: (Q
1
– Q
0
) x P
0
Trong đó: Q
1
và Q
0
là số lượng tiêu thụ kỳ phân tích và kỳ gốc
P
0
là giá bán sản phẩm kỳ gốc
Ảnh hưởng của nhân tô giá bán: (P

1
– P
0
) x Q
1
Trong đó: P
1
và P
0
là giá bán sản phẩm kỳ phân tích và kỳ gốc
Nguyễn Trọng Hữu Trang 8
Trường Đại học Tây Đô
Q
1
là sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích
Nguyễn Trọng Hữu Trang 9
Trường Đại học Tây Đô
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành:
- Tên tiếng việt: Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam
- Địa chỉ: 366 CMT8, P. Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
- Tel: 0710) 3 822 212
- Fax: (0710) 3 844 121
- Website: www.newgel.vn
Năm 1995: Thành lập Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam, đặt văn
phòng tại 366, đường CMT8, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Năm 2005: Xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm Phương Nam đạt chuẩn
GMP, tại 300C, đường Nguyễn Thông, phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP.

Cần Thơ.
Năm 2007: Công ty Dược phẩm Phương Nam nhận giấy chứng nhận đạt
chuẩn GMP, GLP, GSP.
Năm 2013: Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam đạt danh hiệu Hàng
Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Thuốc sát trùng ngoài da
- Mỹ phẩm
Nguyễn Trọng Hữu Trang 10
Trường Đại học Tây Đô
3.1.3 Cơ cấu tổ chức:
Hình 3.1 Sơ đồ quản lý công ty
- Phòng giám đốc: đứng đầu là giám đốc cũng là người có quyền hạn cao
nhất chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng của các phòng ban và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình trước pháp luật.
- Phòng kinh doanh: phụ trách công tác marketing như quảng cáo, tiếp thị
sản phẩm, hàng hóa của công ty, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu hoạch định
chiến lược phát triển của công ty phù hợp với xu hướng phát triển xã hội.
- Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị theo đúng
chế độ và điều lệ kế toán hiện hành của Bộ tài chính quy định, theo dõi ghi chép
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó đề xuất với ban
giám đốc phương hướng khắc phục những khó khăn, khuyết điểm, phát huy và
khai thác những khả năng tiềm tàng để có những quyết định đúng đắn.
- Phân xưởng sản xuất: là bộ phận sản xuất trực tiếp giúp Giám đốc chỉ
đạo, quản lý và điều hành sản xuất, quản lý vận hành máy móc, thiết bị của phân
xưởng, hệ thống thiết bị phụ trợ an toàn, bố trí đầy đủ hợp lý nhân lực, thực hiện
các tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 11
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh

Xưởng sản xuất
Nhân viên
Nhân viên
Phòng Kế toán
Nhân viên
Giám đốc
Trường Đại học Tây Đô
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
06
Tháng
2012
06
Tháng
2013
So sánh
2012/ 2011
06 Tháng 2013
/06 Tháng 2012
+/- % +/- %
DT thuần bán
hàng
6.864 11.147 4.504 5.489 4.283 62,40 985 21,87
DT bán hàng 6.867 11.148 4.505 5.489 4.281 62,34 984 21,84
Các khoản giảm

trừ
3 1 1 - (2) (66,67) - -
GVHB 4.891 8.384 3.445 4.254 3.493 71,42 809 23,48
Lợi nhuận gộp 1.973 2.763 1.059 1.235 790 140,04 176 16,62
DT tài chính - - - - - - - -
CP tài chính - - - - - - - -
CP QLDN 1.968 2.595 1.101 1.461 627 31,86 360 32,70
LN từ HĐKD 5 168 (42) (226) 163 3.360 - -
Thu nhập khác 5 35 18 41 30 600 23 127,78
CP khác 0 1 1 0 1 - - -
Lợi nhuận khác 5 34 17 41 29 680 24 141,18
LNTT 10 202 (25) (185) 192 1.920 - -
Thuế TNDN 1,75 35,35 - - 33,6 1.920 0 -
LNST 8,25 166,65 (25) (185) 158 1.920 - -
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam
Từ bảng số liệu 3.1 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến
động và đang có chiều hướng không tốt cho lắm. Doanh thu năm 2011 là 6.867
triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu đạt mức 11.147 triệu đồng, một mức tăng
rất là cao là do trong năm năm này lượng hàng của công ty bán ra rất là cao, chủ
yếu là khoảng thời điểm gần cuối năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt
5.489 triệu đồng tăng 985 triệu đồng, tương ứng tăng 21,84% so với 6 tháng đầu
năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của doanh thu trong khoảng thời gian gần
đây thấp hơn tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2012
Nguyễn Trọng Hữu Trang 12
Trường Đại học Tây Đô
là 8.384 triệu đồng, tăng 3.493 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 71,42%, trong khi
đó doanh thu năm này chỉ tăng 4.281 triệu đồng, tương ứng tăng 62,34% so với
năm 2011, điều này công ty cần nên xem xét lại. Giá vốn trong 6 tháng đầu năm
2013 tăng 23,48%, tăng cao hơn tốc độ tăng lên của doanh thu (21,84%) so với 6
tháng cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là việc chi phí quản lí doanh nghiệp cũng

tăng qua các năm, điều này đã làm ảnh hưởng đến sự tăng lên lợi nhuận của công
ty, mà cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của công ty âm 185 triệu đồng.
Đây là một điều không mấy khả quan cho công ty, và để thấy rõ hơn sự biến
động của từng khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn
ở chương 4.
Một khoản mục cũng sẽ tác động đến doanh thu nữa là lợi nhuận khác,
trong những khoảng thời gian gần đây khoản mục này có xu hướng tăng lên, và
việc này cũng góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Lợi nhuận khác
của công ty = thu nhập khác – chi phí khác, mà các khoản mục này phát sinh rất
thất thường và cũng rất khó để kiểm soát được.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 13
Trường Đại học Tây Đô
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam
là thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm với các nhãn hiệu như: Dung dịch sát
khuẩn Povidon, Dung dịch vệ sinh phụ nữ Thảo dược, thuốc rửa phụ khoa
Povidon, kem trị nấm Clotrimazol, nước Oxy già, cồn 90 xanh và trắng, cồn 70,
kem trị mụn Newgi, dầu trị gàu Newgitar, kem dưỡng da, kem trị nứt gót chân
Newgel, kem trị nám Newgel, …
Doanh thu là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng
doanh thu của công ty bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Thu nhập khác
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.1) bên dưới ta thấy tổng doanh thu của công
ty tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 6.869 triệu đồng, sang năm 2012 doanh
thu này dạt 11.182 triệu đồng, tăng 4.313 triệu đồng, tương ứng tăng 4.522 triệu

đồng so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 cũng có bước tăng trưởng tốt,
đạt 5.530 triệu đồng, tăng 1.008 triệu đồng, tăng 22,29% so với năm 6 tháng đầu
năm 2012
Để đạt được mức tăng trường trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn và
lạm phát như hiện nay là một điều không dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh Bộ Y
Tế hạn chế việc tăng giá bán ra với các công ty dược phẩm trong khi giá các
nguyên liệu đầu vào ngày một tăng lên rất cao, đó là cả một quá trình phấn đấu,
cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 14
Trường Đại học Tây Đô
Bảng 4.1 DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
06
Tháng
2012
06
Tháng
2013
So sánh
2012/ 2011
06 Tháng 2013
/06 Tháng 2012
+/- % +/- %
1 Doanh thu
thuần bán hàng
6.864 11.147 4.504 5.489 4.283 62,40 985 21,87
- Các khoản
giảm trừ

3 1 1 - (2) (66,67) - -
+ Thuốc sát
trùng ngoài da
4.807 7.358 3.154 3.952 2.551 53,09 798 25,30
+ Mỹ Phẩm 2.060 3.790 1.351 1.537 1.730 83,99 186 13,77
2. Doanh thu
tài chính
- - - - - - - -
3. Thu nhập
khác
5 35 18 41 30 600 23 127,78
Tổng doanh
thu
6.869 11.182 4.522 5.530 4.313 62,79 1.008 22,29
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam
 Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất và là nguồn thu chính của công ty. Vì vậy tăng trưởng của doanh thu bán
hàng tác động rất mạnh đến sự tăng trưởng của tồng doanh thu
Theo bảng số liệu 4.1 ta thấy doanh thu bán hàng luôn tăng lên, cụ thể năm
2010 là 6.864, sang năm 2012 doanh thu này tăng lên 11.147 triệu đồng, tăng
4.283 triệu đồng, tương ứng tăng 62,40%. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu
này tiếp tục tăng lên 5.489 triệu đồng, tăng 985 triệu, tương ứng tăng 21,87%. Sự
tăng trưởng này là do trong khoảng thời gian gần đây công ty đầu tư nhiều vào
các hoạt động như marketing, quảng bá sản phẩm của công ty được đẩy mạnh, hệ
thống kênh phân phối bán hàng được mở rộng, sản lượng sản xuất gia tăng qua
các năm, đồng thời lượng tiêu thụ tăng cao do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân tăng, môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến các bệnh ngoài da ngày
càng tăng, cùng với đó là việc công ty có được các hợp đồng lớn trong các bệnh
viện, nhà thuốc. Các khoản giảm trừ của doanh thu bán hàng của công ty khá là
nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của doanh thu thuần. Chính

những nguyên nhân đó đã giúp cho doanh thu bán hàng của công ty tăng qua các
năm, làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng lên.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 15
Trường Đại học Tây Đô
 Trong những năm qua doanh thu tài chính và chi phí tài chính của công
ty không phát sinh. Nghĩa là trong những năm qua công ty không gửi tiền vào
ngân hàng hay vay nợ của ngân hàng mà chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chứng tỏ công ty không chịu áp lực bởi
những khoản vay đến hạn trả như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, xét theo
phương diện tài chính thì công ty quản trị tài chính chưa tốt vì không sử dụng lợi
ích của đòn bẩy tài chính, vay nợ có thể giúp công ty bổ sung nguồn vốn kinh
doanh nhằm thúc đẩy năng lực tài chính, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, đóng thuế
ít hơn, …
 Thu nhập khác của công ty chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tổng
doanh thu, và đang có xu hướng tăng lên. Năm 2012 thu nhập khác là 35 triệu
đồng tăng 30 triệu đồng, tương ứng tăng 600% so với năm 2011, 6 tháng đầu
năm 2013 mức thu này đạt 41 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tương ứng tăng
127,78% so với 6 tháng đầu năm 2012. Khoản thu nhập này tăng trong khoảng
thời gian gần đây là do thu từ các khoản thu từ thanh lý tài sản, nhập thừa nguyên
vật liệu, bán các phế liệu trong quá trình sản xuất, …. Tuy nhiên các khoản thu
này thường sinh bất thường rất khó kiểm soát được. Việc thu nhập khác tăng lên
cũng góp phần giúp tổng doanh thu của công ty tăng lên.
 Trong cơ cấu tạo nên doanh thu bán hàng của công ty thì nguồn thu chủ
yếu là thu từ kinh doanh các sản phẩm thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm với
các nhãn hiệu như: Dung dịch sát khuẩn Povidon, Dung dịch vệ sinh phụ nữ
Thảo dược, thuốc rửa phụ khoa Povidon, kem trị nấm Clotrimazol, nước Oxy
già, cồn 90 xanh và trắng, cồn 70, kem trị mụn Newgi, dầu trị gàu Newgitar, kem
dưỡng da, kem trị nứt gót chân Newgel, kem trị nám Newgel, … Do công ty có
nhiều nhãn hiệu và mỗi nhãn hiệu có mức giá bán khác nhau để thuận tiện cho
việc nghiên cứu nên tác giả sử dụng cách tính giá trung bình cho 2 nhóm sản

phẩm chính của công ty là thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 16
Trường Đại học Tây Đô
Bảng 4.2 GIÁ BÁN VÀ SỐ LƯỢNG THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA NĂM 2011, 2012 VÀ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Năm
2011
Năm
2012
06 tháng
2012
06 tháng
2013
Giá thuốc sát trùng Nghìn đồng 7.200 9.550 9.550 10.750
Số lượng bán ra Chai 667.625 770.438 330.209 367.635
Giá mỹ phẩm Nghìn đồng 10.905 12.450 12.450 14.050
Số lượng bán ra Chai 188.913 304.443 108.554 109.389
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam
Hiện nay công ty đang tập trung vào việc sản xuất kinh doanh thuốc sát
trùng ngoài da, cho nên doanh thu của loại sản phẩm này luôn chiếm tỷ trong
cao, còn về sản xuất mỹ phẩm thì công ty chỉ mới xâm nhập trong khoảng thời
gian gần đây nên doanh thu của sản phẩm này chưa chiếm tỷ trọng cao.
Từ bảng 4.1 và 4.2 ta thấy doanh thu của sản phẩm thuốc sát trùng ngoài da
luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 4.807 triệu đồng, sang năm 2012 tăng
lên 7.358 triệu đồng, tăng 2.551 triệu đồng, tương ứng tăng 53,09% so với năm
2011. Điều này là do trong năm 2012 số lượng bán tăng lên, tăng 102.813 chai,
cùng với đó là giá bán ra của công ty cũng tăng lên, tăng 2.350 đồng/chai so với
năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu loại thuốc này đạt 3.952 triệu

đồng, nếu so với khoảng 6 tháng đầu năm 2011 thì doanh thu chỉ tăng 798 triệu
đồng, tăng 25,30%. Mặc dù sản lượng và giá bán có tăng lên nhưng với mức tăng
lên không thật sự cao, tăng 37.426 chai và 1.200 đồng/chai là do trong khoảng
thời gian này nguồn giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao, công tác vay vốn
của công ty gặp nhiều khó khăn, không thể vay được vốn và công ty gặp phải sự
canh tranh lớn từ các công ty dược phẩm lớn trong khu vực như: Công ty Dược
Hậu Giang, Domesco, công ty dược phẩm Cửu Long, …. Nên đã ảnh hưởng đến
sự tăng lên của số lượng cũng như những chỉ đạo của Bộ Y tế khi không cho các
công ty tăng giá quá cao.
Doanh thu của sản phẩm mỹ phẩm cũng tăng lên trong khoảng thời gian
gần đây. Năm 2012 doanh thu này đạt 3.790 triệu đồng, tăng 1.730 triệu đồng,
tương ứng tăng 83,99% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu
này chỉ tăng 186 triệu đồng, tương ứng tăng 13,77% so với 6 tháng đầu năm
Nguyễn Trọng Hữu Trang 17
Trường Đại học Tây Đô
2012 (1.251 triệu đồng). Số lượng bán ra trong năm 2012 tăng lên cao so với
năm trước đó, tăng 115.530 chai (số lượng bán ra năm 2011 là 188.913 chai),
cùng với đó là giá bán ra cũng tăng hơn so với năm trước, giá bán năm 2012 là
12.450 nghìn đồng/chai, tăng 1.545 đồng/chai, sang 6 tháng đầu năm 2013 số
lượng bán mặc dù có tăng nhưng không nhiều, số lượng bán ra trong những
tháng đầu năm 2013 là 109.389 chai, tăng 835 chai, gia bán ra cũng không tăng
nhiều, tăng 1.600 chai, tuy mức giá có tăng cao hơn năm trước đó nhưng việc số
lượng bán ra tăng không cao nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng lên của
doanh thu. Số lượng bán ra trong đầu năm tăng không cao là do công ty đang gặp
phải sự cạnh tranh khá gay gắt từ các công ty kinh doanh cùng ngành dược phẩm
và các công ty chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm.
Nhìn chung công ty đang rất cố gắng trong việc tăng giá bán ra một cách
phù hợp để có thể giúp công ty có thể duy trì hoạt động và có thế vượt qua giai
đoạn khó khăn như hiện nay, do giá nguyên liệu đầu vào ngày một tăng cao và
công ty cũng không có được nguồn vốn dồi dào để cạnh tranh được với các đối

thủ.
Nhưng qua việc doanh thu của công ty tăng lên qua các năm, số lượng bán
tăng ra cho thấy công ty đang rất tích cực, cố gắng đưa công ty vượt qua thử
thách. Doanh thu của 2 loại sản phẩm tăng qua các năm đã góp phần làm cho
doanh thu bán hàng tăng lên, việc doanh thu bán hàng tăng lên, cùng với đó là
các loại sản phẩm rất là chất lượng nên lượng hàng bán bị trả lại của công ty rất
là ít, hàng bán bị trả lại chủ yếu phát sinh từ chất lượng sản phẩm không đủ tiêu
chuẩn, bao bì đóng gói không đúng qui cách, … điều này đã làm cho doanh thu
thuần tăng lên qua các năm. Số lượng sản phẩm công ty bán ra tăng lên là do
trong những năm gần đây công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt động marketing,
quảng bá thương hiệu công ty đến người tiêu dùng, giúp sản phẩm công ty được
biết đến nhiều hơn, giúp sản phẩm có thêm được nhiều khách hàng mới. Trong
những năm qua công ty luôn tham gia đầy đủ các hội thảo, hội nghị chuyên đề
giới thiệu về các sản phẩm, nhờ vậy được nhiều bệnh viện, các phòng khám biết
đến, đặt hàng mua với số lượng lớn và gia tăng qua các năm. Công ty cũng đẩy
mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông,
trang web, xây dựng trang web công ty theo hướng đơn giản, tiện lợi, cung cấp
Nguyễn Trọng Hữu Trang 18
Trường Đại học Tây Đô
đầy đủ thông tin về sản phẩm của công ty. Và qua những trang web này, hình
ảnh, thương hiệu sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến, giúp cho công
ty tìm được nhiều khách hàng và đối tác mới.
Một nguyên nhân nữa là công ty đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng,
xây dựng các kênh phân phối qua các các đại lý, các nhà thuốc được đảm bảo vì
thế việc cung ứng sản phẩm ra thị trường được xuyên suốt, nên việc tiêu thụ hàng
hóa được đẩy mạnh. Thêm vào đó là việc trong những năm gần đây công ty mở
rộng hoạt động sản xuất của mình, khi lấn sang lĩnh vực mỹ phẩm, tuy đây là lĩnh
vực mới nhưng nó đang có bước phát triển qua từng năm. Bên cạnh đó, các sản
phẩm của công ty có uy tín, chất lượng, được sản xuất theo quy trình hiện đại và
đạt các tiêu chuẩn: GMP – WHO, ISO 9001:2008, … nên được khách hàng rất

ưa chuộng, tin tưởng. Vì vậy, với việc sản xuất được mở rộng, số lượng sản xuất
gia tăng, sản phẩm được hàng tiêu thụ cao đã giúp cho cho doanh thu bán hàng
của công ty tăng trưởng qua các năm. Theo bảng số liệu 4.2 ta thấy việc tiêu thụ
sản phẩm trong năm 2012 chủ yếu tăng vào thời gian từ nửa năm đến cuối năm,
và việc sản phẩm được tiêu thụ nhiều vào thời điểm từ giữa năm đến cuối năm là
do trong khoản thời gian này thời tiết biến động rất là nhiều, nắng nóng, ô nhiễm
không khí, khói bụi … nên rất dễ phát sinh các bệnh ngoài da nên nhu cầu trong
khoản thời gian này khá là cao.
4.1.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty:
Hai nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty là giá bán và số lượng
bán ra của các sản phẩm.
Bảng 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA 2 NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN
ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
PHƯƠNG NAM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sản phẩm Năm 2012/2011 06 tháng 2013/ 06 tháng 2012
Nguyễn Trọng Hữu Trang 19
Trường Đại học Tây Đô
(Q
12
– Q
11
)*P
11
(P
12
– P
11
)*Q
12

(Q
6/2013
– Q
6/2012
)*
P
6/2012
(P
6/2013
– P
6/2012
)*
Q
6/2013
Thuốc sát
trùng ngoài da
741 1.810 357 441
Mỹ Phẩm 1.260 470 11 175
Nguồn: tác giả tự tính theo công thức đã trình bày ở chương 2 và
dựa vào số liệu trong bảng 4.2
Ghi chú: Q
11,
Q
12,
Q
6/2012
và Q
6/2013
lần lượt là


số lượng bán ra qua các năm 2011,
2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
P
11
, P
12
,

P
6/2012
và P
6/2013
lần lượt là giá bán ra qua các năm 2011, 2012, 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
+ Thuốc sát trùng ngoài da:
Như vậy, trong năm 201 số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 741
triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.810 triệu
đồng. Trong năm này nhân tố giá có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh thu, nhân tố
này đóng góp 1 khoản khá lớn vào sự tăng lên của doanh thu.
Sáu tháng đầu năm 2013 giá bán tăng làm doanh thu tăng 441 triệu đồng,
cùng với đó là sự tăng lên của số lượng nên góp phần làm cho doanh thu tăng lên
357 triệu đồng. Điều này cho ta thấy trong khoảng thời gian năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 sự đóng góp của giá bán vào việc tăng lên của doanh thu là rất lớn,
vì trong khoảng thời gian này số lượng bán ra của công ty không thật nhiều do
chịu sự cạnh tranh từ các công ty lớn, và nguồn vốn của công ty cũng không
được mạnh vì thế không thể trang bị trang thiết bị công nghệ, máy móc cho hoạt
động sản xuất và nó đã làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất ra của công ty.
+ Mỹ phẩm:
Trong năm 2012 số lượng của các sản phẩm mỹ phẩm được tiêu thụ mạnh
nên đã góp phần làm doanh thu tăng lên 1.260 triệu đồng, trong khi đó nhân tố

giá bán chỉ giúp cho doanh thu tăng lên 1 khoản là 470 triệu đồng. Do trong năm
này giá bán của sản phẩm tăng không cao, một phần là do đây là sản phẩm mới
của công ty, và nếu tăng giá quá cao thì sẽ dẫn đến khó tiêu thụ được, cạnh tranh
không lại những sản phẩm đã có mặt từ trước, vì trên thị trường hiện nay có rất là
nhiều công ty chuyên kinh doanh về mỹ phẩm.
Sáu tháng đầu năm 2013 có sự thay đổi, khi sự đóng góp của nhân tốc giá
bán vào sự tăng lên của doanh thu nhiều hơn sự đóng góp của nhân tố số lượng.
Nguyễn Trọng Hữu Trang 20

×