Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌCLÂM NGHIỆP

CAO THỊ THANH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN
NI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HỊA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ



Hà Nội - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2022
Người cam đoan

Cao Thị Thanh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô giáo Trường Đại học
Lâm nghiệp đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
cô giáo, PGS.TS. Trần Thị Thu Hà đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo phịng
Kinh tế huyện, hội Nơng dân huyện, Trạm chăn nuôi và thú y huyện, HTX
chăn nuôi, các chủ trang trại chăn ni trên địa bàn huyện Ứng Hịa, Tp. Hà
Nội đã tạo điều kiện cung cấp về thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện
nghiên cứu luận văn.
Do thời gian nghiên cứu, cũng như kiến thức của bản thân có hạn, luận
văn của tơi chắc chắn khơng thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp của Q thầy cơ và bạn bè, để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2022
Học viên

Cao Thị Thanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ......................... 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 4
1.1.2. Đặc trưng và tiêu chí nhận dạng trang trại chăn ni .................. 11
1.1.3. Các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi ..................................... 14
1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ........ 17
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn ni 21
1.1.6. Chính sách của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế trang
trại .................................................................................................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ..................................... 27
1.2.1.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của một số


địa phương................................................................................................ 27
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội ................. 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội ................... 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................. 36
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế trang trại ............................................................... 37


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu khảo sát ..................................... 39
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 39
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 41
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............................... 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 44
3.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hồ,
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 44
3.1.1. Chính sách về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ... 44
3.1.2. Số lượng trang trại chăn nuôi ........................................................ 45
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện
Ứng Hoà, thành phố Hà Nội ........................................................................ 49
3.2.1. Thông tin chung về trang trại khảo sát .......................................... 49
3.2.2. Tình hình sử dụng lao động ........................................................... 52
3.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của trang trại ....................................... 53
3.2.4. Cơ sở vật chất trang trại chăn nuôi ............................................... 54
3.2.5. Tình hình sử dụng vốn của các trang trại ...................................... 57
3.2.6. Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật ........................................... 58

3.2.7. Chi phí đầu tư trong trang trại chăn ni ..................................... 58
3.2.8. Tiêu thụ sản phẩm .......................................................................... 64
3.2.9. Kết quả sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi ........................ 65
3.2.10. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi .................... 68
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên
địa bàn huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội ................................................ 71
3.3.1. Những yếu tố bên ngoài ................................................................. 71
3.3.2. Những yếu tố bên trong .................................................................. 79
3.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại chăn ni trên địa bàn
huyện Ứng Hồ, thành phố Hà Nội ............................................................. 80


v
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 80
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 82
3.5. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa
bàn huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội ...................................................... 85
3.5.1. Định hướng phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện ... 85
3.5.2. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện ........................................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt


Ý nghĩa

KTTT

: Kinh tế trang trại

TSCĐ

: Tài sản cố định

CN

: Chăn nuôi

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

IC

: Chi phí trung gian




: Lao động

TT

: Trang trại

NN

: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nơng thơn

STT

: Số thứ tự

TT

: Trang trại

TC

: Tổng chi phí

UBND


: Ủy ban nhân dân

VA
TP
PTNN
TL
BQ

: Giá trị gia tăng
: Thành phố
: Phát triển nơng nghiệp
: Tỷ lệ
: Bình qn

SL
DT
ĐH

: Số lượng
: Diện tích
: Đại học


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất.................................................................... 34
Bảng 2.2. Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp tại huyện Ứng Hòa .................. 35
Bảng 2.3. Số lượng mẫu điều tra..................................................................... 41

Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng trang trại chăn ni huyện Ứng Hịa (Từ năm
2019-2021) …………………………………………………………………45
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng trang trại chăn ni huyện Ứng Hịa ............... 47
Bảng 3.3. Thông tin cơ bản của các trang trại khảo sá ... ……………………50
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng lao động các trang trại khảo sát........................ 52
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất đai các trang trại điều tra ............................ 53
Bảng 3.6. Tình hình đất đai các trang trại điều tra .......................................... 54
Bảng 3.7. Cơ sở vật chất của các trang trại điều tra........................................ 55
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng vốn của các trang trại ....................................... 57
Bảng 3.9. Chi phí đầu tư trang trại chăn nuôi vịt ............................................ 59
Bảng 3.10. Chi phí đầu tư trang trại chăn ni lợn thịt .................................. 61
Bảng 3.11. Chi phí đầu tư trang trại chăn ni bị thịt.................................... 63
Bảng 3.12. Các hình thức tiêu thụ của các trang trại điều tra ......................... 64
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của các trang trại chăn ni
điều tra tại huyện Ứng Hịa năm 2022 ............................................................ 66
Bảng 3.14. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn thịt ..... 66
Bảng 3.15. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn ni bị............. 67
Bảng 3.16. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi vịt thịt ...... 68
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế trong trang trại chăn nuôi .................................. 69
Bảng 3.18. Một số khó khăn chủ yếu trong trang trại chăn nuôi .................... 83


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại......................... 22


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng qui mơ và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả
đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp
bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố
đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong q trình
chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với q trình phân công lại lao động ở
nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành
phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hố trong nơng nghiệp và
nông thôn.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã
có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mơ hình kinh tế trang
trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã
hình thành nhiều mơ hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn
nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng
hợp... Việc hình thành nhiều mơ hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hố, ao, hồ,
đầm, bãi bồi ven sơng… để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng
chuyên canh với tỷ suất hàng hố cao. Đồng thời, việc hình thành nhiều mơ
hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mơ hình trang trại sử dụng
ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến,
thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hố nơng sản có giá trị kinh tế lớn.


2
Tuy nhiên tại huyện Ứng Hòa số lượng trang trại liên tục tăng nhưng

trong 3 năm gần đây một số trang trại vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và các
trang trại vẫn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư. Thực tế này là do việc tích tụ đất
đang gặp nhiều khó khăn, việc giao quyền sử dụng đất chưa được giải quyết
thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra là cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Ứng Hịa nói riêng.
Với tính cấp thiết đó có rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu vấn đề này,
có những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp trên quy mơ cả nước, cũng có
những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp cho từng vùng, từng miền cụ thể.
Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu
đưa ra những giải pháp cho việc phát triển kinh tế trang trại ở huyện nhưng
nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả. Từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về kinh tế trang trại chăn nuôi đề xuất
những giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng
Hòa, TP Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
trang trại;
- Đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế trang trại chăn ni trên địa
bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội;
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại chăn
ni trên địa bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội.



3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Ứng Hịa
* Phạm vi về thời gian:
- Thơng tin thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2019-2021.
- Thông tin sơ cấp: thu thập năm 2022.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại.
- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn ni trên địa bàn huyện
Ứng Hịa, thành phố Hà Nội
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
- Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Trang trại
Để hiểu rõ khái niệm về trang trại trước hết cần phân biệt thuật ngữ
trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm khác nhau khơng đồng nhất.
Có nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau về
trang trại.
Theo Các Mác, trong sản xuất nơng nghiệp vai trị hết sức quan trọng
của trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền
công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất khơng phải là các xí
nghiệp nơng nghiệp quy mơ lớn mà là các trang trại dùng lao động làm thuê”.
Lê Nin đưa ra quan điểm về trang trại “Ấp trại nhỏ tuy vẫn là nhỏ về
diện tích nhưng là ấp trại lớn nếu xét theo quy mô sản xuất”. Những năm gần
đây nước ta có nhiều cơ quan, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về trang
trại, nội dung được đề cập nhiều nhất là khái niệm về trang trại.
“Trang trại là một doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa,
đứng đầu là một người chủ trang trại, họ làm chủ đất đai, các tư liệu sản xuất
khác phục vụ sản xuất và đời sống. Họ huy động lao động gia đình và th
mướn nhân cơng nếu cần, tự chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện
hạch toán kinh doanh”
“Trang trại là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản
cũng như các nước phát triển và theo các nhà khoa học khẳng định đó là tổ chức
sản xuất kinh doanh của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21”
“Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm,
thủy sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc


5
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ trình độ kỹ thuật
cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”

“Trang trại là một loại hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của hộ, do
một người chủ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động
thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn cơng nghệ sản xuất
thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu
của thị trường nhằm thu lợi nhuận cao”
Qua các quan điểm nêu trên chúng tôi thấy rằng, các quan điểm đó tựu
chung lại đều thể hiện những vấn đề sau:
Về mặt kinh tế, trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nơng,
lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản
xuất hàng hóa rõ rệt, có sự tập trung tích tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất, có
nhu cầu cao về thị trường, về khoa học cơng nghệ, có tỷ suất hàng hóa và thu
nhập cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các
quan hệ xã hội đan xen nhau: Quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại,
quan hệ giữa các chủ trang trại và lao động thuê ngoài, quan hệ giữa những
người làm thuê cho chủ trang trại với nhau...
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Khơng gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với sinh thái của vùng.
Qua phân tích trên ta thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh
tế trang trại. Tuy nhiên, trong các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của trang
trại thì mặt kinh tế là mặt cơ bản, chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang
trại. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại tức nói đến
mặt kinh tế trang trại người ta thường nói tắt là trang trại.


6
b. Kinh tế trang trại
Hiện nay đã có rất nhiều cuộc điều tra và thảo luận về kinh tế trang trại
những vẫn còn những quan điểm về kinh tế trang trại khác nhau. Do vậy, một

số khái niệm chung nhất để thống nhất quan điểm về kinh tế trang trại vẫn
chưa được hình thành.
“Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nước
có mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất chủ yếu
thuộc quyền sở hữu của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên
quy mơ diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ
và luôn gắn với thị trường”
“Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là một
hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, bao gồm một số
người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu
sản xuất nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của
nền kinh kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”
“Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức cơ sở, là doanh nghiệp tổ
chức sản xuất trực tiếp ra nơng sản phẩm hàng hóa dựa trên cơ sở hợp tác và
phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn
hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh
theo yêu cầu của thị trường được nhà nước bảo hộ theo luật định”.
“Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức cơ sở trong nơng, lâm, ngư
nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất
và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến
bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”
Từ các quan điểm trên và trên tinh thần của Nghị quyết 03 ngày
02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về nhận thức kinh tế


7
trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng

quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm, thủy sản”
Tuy nhiên, ở mỗi nước trong từng giai đoạn cụ thể, do trình độ phát
triển cụ thể của nền kinh tế mà những đặc điểm trên có thể biểu hiện ở mức
độ khác nhau. Ở nước ta, nền nông nghiệp đang trên bước đầu chuyển từ nền
nông nghiệp nửa tự nhiên sang nền nông nghiệp hàng hóa. Do vậy, trong các
trang trại ở nước ta nhìn chung chưa thể hiện rõ nét như ở các nước có trình
độ cao trong sản xuất nơng nghiệp, xong đã có sự phân biệt rõ rệt so với hộ
nơng dân tự cung tự cấp.
c. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn
vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động.
Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống
sinh hoạt của con người.
Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh
vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị
trường sản phẩm chăn nuôi.
Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt
động khác có liên quan đến vật ni, sản phẩm chăn ni phục vụ mục đích làm
thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Ở Việt Nam thì chăn ni là một ngành quan trọng cấu thành của nơng
nghiệp Việt Nam, đóng góp một phần cho nền kinh tế của nước nhà.Tình hình
chăn ni ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế
biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật ni) và tình hình thị trường


8
liên quan tại Việt Nam.Trong ngành chăn ni thì con giống, dinh dưỡng và
quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất đối với

người ni.Những yếu tố này là cả một q trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh
nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên.
Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn
nuôi.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Chăn ni 2018 (có hiệu lực thi
hành từ 01/01/2020) thì chăn ni là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các
hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn
nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển vì: Ngành chăn
ni vừa có khả năng cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con
người, vừa cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp…
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn ni cung cấp các sản phẩm có
giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong… nhằm đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính
qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nơng
nghiệp nói chung. Chăn ni là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm ngun
liệu q giá cho các ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu.
Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp các
sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
d. Chăn ni trang trại
Chăn ni trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung
tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.


9
Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô
vừa và quy mô nhỏ.

Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị
vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng
vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật ni
khác thì quy mơ chăn ni gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia
cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
- Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang
đơn vị vật nuôi;
- Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị
vật nuôi quy định tại Phụ lục V Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
đ. Kinh tế trang trại chăn nuôi
Cũng như khái niệm về kinh tế trang trại nói chung, ta đi vào xem xét
khái niệm cụ thể về kinh tế trang trại chăn nuôi.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nông sản hàng hóa là sản phẩm của chăn ni đại gia súc, gia
cầm… Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt
động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt
động trước và sau sản xuất nông sản hàng hóa xung quanh các trục trung tâm
là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.


10
Kinh tế trang trại chăn nuôi là sản phẩm của thời kỳ cơng nghiệp hóa,
q trình hình thành và phát triển của trang trại gắn liền với q trình cơng

nghiệp hóa từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hóa từ thấp đến cao cũng như trình
độ sản xuất, quy mơ và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm
hàng hóa như: thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển
kinh tế thị trường hiện nay.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh
tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp,
khác với các ngành khác như: lâm nghiệp và thủy sản phụ thuộc nhiều vào
điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn ni đó chỉ là
những ảnh hưởng tác động đến vật ni, nó phụ thuộc chính vào điều kiện
chăm sóc, ni dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực
tiếp nhu cầu của đại đa số người dân trong nước.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của quy luật sản
xuất hàng hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu của thị
trường, do vậy các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, giống, khóa học cơng
nghệ, cũng như các sản phẩm đầu ra như: thịt, trứng, sữa… đều là hàng hóa.
Vậy có thể đúc kết lại khái niệm về kinh tế trang trại chăn ni nó là
một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng nghiệp với mục đích chủ yếu
là sản xuất hàng hóa như: thịt, trứng, sữa… Với quy mô đất đai, các yếu tố
sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, có
hạch tốn kinh tế như các doanh nghiệp.
e. Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
Phát triển kinh tế trang trại đáp ứng nguồn cung nơng sản an tồn cho
người tiêu dùng, đồng thời góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai,
nguồn vốn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động nông
thôn. Để phát triển bền vững kinh tế trang trại, cần sự đổi mới toàn diện về
quy mô, phương thức sản xuất cũng như định hướng kinh doanh…
Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là hướng đi đúng của sản xuất nông


11

nghiệp hàng hóa tập trung nhằm tăng năng suất, góp phần nâng cao thu nhập,
đời sống cho người dân, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo ở nơng thơn nói
riêng và cho tồn xã hội nói chung.
1.1.2. Đặc trưng và tiêu chí nhận dạng trang trại chăn ni
1.1.2.1. Đặc trưng của trang trại chăn ni
- Mục đích của trang trại: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất
nơng sản hàng hố với quy mơ lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc trưng cơ
bản của sản xuất hàng hố có thể được biểu hiện về mặt lượng với các chỉ tiêu
chủ yếu sau:
Chỉ tiêu 1: Giá trị sản lượng hàng hoá được tạo ra trong năm của trang trại
Chỉ tiêu 2: Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại
Chỉ tiêu 3: Tỷ suất hàng hoá của trang trại
- Hoạt động của trang trại: Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sản xuất, trước hết là ruộng đất và
tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất
hàng hố. Có thể nêu các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu 1: Quy mơ được tính theo số lượng gia súc, gia cầm.
Chỉ tiêu 2: Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Tổ chức và quản lý sản xuất:
Tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ trên cơ sở chun mơn hố, thâm
canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạch toán kinh doanh và thường
xun tiếp cận thị trường.
Mơ hình sản xuất rất đa dạng và phong phú, phản ánh những đặc thù,
kinh nghiệm và những truyền thống canh tác của địa phương.
- Chủ trang trại : Có khả năng về tổ chức quản lý; Có kiến thức và kinh
nghiệm sản xuất; Có hiểu biết nhất định về kinh doanh theo cơ chế thị trường;
Có ý chí và quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, khơng sợ khó khăn, gian khổ
- Nguồn nhân lực: Nhân lực của gia đình; Nhân lực đi thuê : Thuê theo
thời vụ và thuê thường xuyên. Nguyên tắc thuê: Thoả thuận giữa chủ trang



12
trại và người lao động làm thuê. Số lượng lao động th mướn phụ thuộc vào
loại hình, quy mơ và năng lực sản xuất của trang trại
- Loại hình trang trại: Nông trại
- Về quan hệ sở hữu:Quan hệ sở hữu của trang trại được thể hiện bằng
hệ thống pháp luật và tạo nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm các
quyền: Quyền sở hữu; Quyền quản lý kinh doanh; Quyền chi phối; Quyền
thực hiện lợi ích kinh tế
1.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại chăn ni
Để xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nơng nghiệp
có phải là trang trại hay khơng, thì phải có tiêu chí để nhận dạng trang trại có
căn cứ khoa học tiêu chí nhận dạng trang trại cần phải hàm chứa được đặc
trưng cơ bản của trang trại, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng
trang trại, chúng ta đi vào xác định các tiêu chí về mặt định tính cũng như mặt
định lượng của trang trại.
Về mặt định tính, tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của
trang trại là sản xuất nơng sản hàng hố.
Về mặt định lượng, tiêu chí nhận dạng trang trại thông qua các chỉ tiêu
cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt loại cơ sở sản xuất nào được coi là trang
trại, loại cơ sở nào không được coi là trang trại và để phân loại giữa các trang
trại với như về quy mô.
Việc kết hợp cả hai mặt đó là điều kiện cần thiết nhằm đơn giản hoá và
tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong vận dụng các tiêu chí nhận dạng trang
trại đồng thời xác định được ai là chủ trang trại
Các đặc trưng cơ bản của trang trại ở đây cần được lưu ý là:
- Sản xuất hàng hoá của trang trại
- Sự tập trung các yếu tố sản xuất
Để phản ảnh được rõ nét các đặc trưng đó, người ta thường sử dụng các
tiêu chí nhận dạng ra trang trại chăn ni. Các tiêu chí đó có thể bao gồm một

số chỉ tiêu sau:


13
Chỉ tiêu 1: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân tạo ra trong
1 năm: Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên; Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
Đối với tiêu chí kinh tế trang trại chăn ni: Giá trị sản xuất bình quân
phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo
quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn (Theo Thông tư
số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
Chỉ tiêu 2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bị
+ Chăn ni sinh sản lấy sữa: có thường xun từ 10 con trở lên
+ Chăn ni lấy thịt: có thường xuyên từ 50 con trở lên
Chăn nuôi gia súc: lợn, dê
+ Chăn ni sinh sản có thường xun đối với lợn hơn 20 con, đối với
dê, cừu từ 100 con trở lên
+ Chăn ni lợn thịt có thường xun từ 100 con trở lên
+ Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng có thường xuyên từ 2.000
con trở lên (khơng tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)
Để xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nơng nghiệp
có phải là trang trại hay khơng, thì phải có tiêu chí để nhận dạng trang trại có
căn cứ khoa học tiêu chí nhận dạng trang trại cần phải hàm chứa được đặc
trưng cơ bản của trang trại, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng
trang trại, chúng ta đi vào xác định các tiêu chí về mặt định tính cũng như mặt
định lượng của trang trại.
Về mặt định tính, tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của
trang trại là sản xuất nông sản hàng hố.

Về mặt định lượng, tiêu chí nhận dạng trang trại thông qua các chỉ tiêu
cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt loại cơ sở sản xuất nào được coi là trang
trại, loại cơ sở nào không được coi là trang trại và để phân loại giữa các trang
trại với như về quy mô.


14
Các loại chỉ tiêu cụ thể chủ yếu thường dùng để xác định tiêu chí định
hướng của trang trại là tỷ suất hàng hoá, khối lượng và giá trị sản lượng nơng
sản hàng hóa và các chỉ số phụ, bổ sung thường dùng là quy mô đất trồng trọt,
số đầu gia súc, gia cầm chăn nuôi, quy mô vốn đầu tư, quy mô lao động sử
dụng, thu nhập trên đơn vị đất đai, lao động, vốn đầu tư…
Tuy nhiên trong thực tế thường chỉ chọn 1, 2 chỉ số tiêu biểu nhất chỉ rõ
được, lượng hàng hoá được đặc trưng cơ bản nhất của trang trại và dễ nhận
biết nhất.
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại mới hình thành trong những năm gần
đây, những đã có sự hiện diện hầu hết các ngành sản xuất, Nông, Lâm nghiệp,
ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa
dạng, nhưng và là vấn đề mới nên chưa xác định được tiêu chí cụ thể để nhận
dạng và phân loại trang trại về định tính và định lượng.
Để xác định thế nào là trang trại ở nước ta, trước hết nên sử dụng tiêu
chí định tính, lấy đặc trưng sản xuất nơng sản hàng hố là chủ yếu như kinh
nghiệm của các nước, khác với tiểu nông sản xuất tự túc không phải là trang
trại. Về định lượng lấy chỉ số tỷ suất hàng hoá từ 70 - 75% trở lên và giá trị
sản lượng hàng hoá vượt trội gấp 3 - 5 lần so với hộ nơng dân trung bình
(trong nước, trong vùng, trong ngành sản xuất).
Về quy mô các yếu tố sản xuất của trang trại chăn nuôi nước ta hiện
xác định là: Số đầu gia súc quy định của tiêu chí trang trại là từ 10 con trở lên
đối với trang trại chăn ni bị sữa, 100 con trở lên đối với trang trại chăn
nuôi lợn, nghĩa là tổng đàn lợn của trang trại phải là 200 con trên 1 năm, vì

thơng thường mỗi năm ni 2 lứa.
1.1.3. Các loại hình kinh tế trang trại chăn ni
1.1.3.1. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý
Theo cách phân loại này có trang trại gia đình, trang trại liên doanh và
trang trại hợp doanh kiểu cổ phần:
Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong cả nước. Đó


15
là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người
thay mặt gia đình đứng ra quản lý.
Thông thường mỗi trang trại là của một hộ gia đình, nhưng có những
nơi quan hệ huyết thống cịn đậm nét thì có khi có mấy gia đình cùng tham
gia quản lý một cơ sở trang trại.
Trang trại liên doanh do 2 - 3 trang trại gia đình hợp thành một trang
trại lớn với năng lực sản xuất lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn,
tuy nhiên mỗi trang trại thành viên vẫn có sức tự chủ điều hành sản xuất. Đối
tượng liên doanh đều là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết, ở các nước
Châu Á do quy mô trang trại nhỏ nên loại trang trại liên doanh có rất ít, ở Mỹ
trang trại liên doanh có nhiều hơn nhưng chỉ chiếm 10% tổng số trang trại và
chiếm 16% tổng diện tích đất đai.
Trang trại hợp doanh tổ chức theo nguyên tắc một công ty Cổ phần
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại trang trại
này thường có quy mơ lớn, thực hiện chun mơn hóa sản xuất, sử dụng lao
động làm thuê là chủ yếu. Trong trang trại hợp doanh nông nghiệp được chia
làm 2 loại: Hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình.
1.1.3.2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản
xuất và đặc điểm thị trường của từng vùng. Nhiều trang trại kinh doanh tổng
hợp kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp như các nước Châu Á, kết

hợp nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc Âu, kết hợp trồng trọt với
chăn nuôi ở nhiều nước khác.
- Cơ cấu sản xuất đa dạng: Trang trại kết hợp cây trồng, vật nuôi, thủy
sản để tận dụng mọi năng lực sản xuất của mình;
- Cơ cấu sản xuất chun mơn hóa: Đây là giai đoạn trang trại đã tích
lũy đủ về đất đai, vốn, năng lực và kinh nghiệm quản lý, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chun mơn hóa 1 loại vật ni để hình thành vùng chun
canh (chun lợn, chun bị, chun vịt…)


16
1.1.3.3. Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Phân loại theo cơ cấu thu nhập là hình thức phổ biến ở những nước nơng
nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Cơ cấu thu
nhập của trang trại phần lớn là từ nơng nghiệp. Người ta gọi đó là những
“trang trại thuần nông”. Theo đà phát triển của công nghiệp, số trang trại
thuần nông ngày một giảm. Ngược lại số trang trại có thu nhập chủ yếu ngồi
nơng nghiệp ngày càng tăng. Những trang trại có thu nhập chính từ nông
nghiệp thường là cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn, thu nhập từ
nông nghiệp đủ sức trang trải cho nhu cầu sinh hoạt và tái sản xuất. Các trang
trại có thu nhập phần ít từ nơng nghiệp và ngồi nơng nghiệp thường có quy
mơ nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải đi làm
thêm ngoài trang trại trên địa bàn nơng thơn, có khi cả ở thành phố để tăng
thêm thu nhập, khơng ít các trang trại loại này bị lỗ nhưng khơng bị xóa sổ vì
đã có thu nhập ngồi nơng nghiệp bù đắp.
1.1.3.4. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại có sở hữu tồn bộ tư liệu
sản xuất từ đất đai, vật tư, trang thiết bị máy móc đến chuồng trại, kho bãi.
Chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất, cịn một phần
th người khác. Trường hợp khơng phải là cá biệt tuy trang trại có đất đai

nhưng phải thuê máy móc, chuồng trại, kho bãi.
Chủ trang trại hồn tồn khơng có tư liệu sản xuất mà đi th tồn bộ
cơ sở của một trang trại hoặc của Nhà nước, hoặc của hộ dân để sản xuất,
khơng chỉ máy móc, thiết bị, kho tàng, chuồng trại mà cả đất đai.
Thực tế cho thấy sở hữu tư liệu sản xuất không phải là yếu tố quyết
định thành bại của trang trại. Khơng ít những chủ trang trại đi th tư liệu sản
xuất để kinh doanh có lợi nhuận cao khơng kém các chủ trang trại có quyền
sở hữu về tư liệu sản xuất.


×