Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Phương pháp giải bài tập este

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 209 trang )


NGUYỄN CƠNG KIỆT - LƯƠNG MẠNH CẦM
(Cộng Đồng Hóa Học BookGol)

PHÂN TÍCH HƯƠNG GIẢI TỐI ƯU
CHINH PHỤC BÀI TẬP HĨA HỌC
CHUYÊN ĐỀ

ETSE
+ Giúp học nhanh lý thuyết cơ bản và nâng cao.
+ Bài tập vận dụng cao phong phú và giàu ý tưởng.
+ Cập nhật nhiều kỹ thuật giải toán hóa nhanh và hiện đại.
+ Bao qt tồn bộ nội dung hóa hữu cơ từ lớp 11 đến lớp 12.
+ Phân dạng bài tập chi tiết, dễ tra cứu, từ đơn giản đến phức tạp.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ESTE ............................ 5
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ VẬN DỤNG.............................................. 42
CHƯƠNG 3: BÀI TỐN VỀ PHẢN ỨNG ESTE HOÁ. ............................................................... 48
CHƯƠNG 4: ESTE ĐƠN CHỨC .................................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: ESTE ĐA CHỨC ....................................................................................................... 101
CHƯƠNG 6: ESTE CÓ CẤU TẠO ĐẶC BIỆT. ............................................................................ 119
CHƯƠNG 7: BÀI TẬP TỔNG HỢP ............................................................................................... 144
CHƯƠNG 8: LIPIT.......................................................................................................................... 192


LỜI GIỚI THIỆU
Nếu bạn đang trong giai đoạn ôn thi vào đại học hoặc đơn giản chỉ là đang học phần hữu cơ của hóa
học phổ thơng, chắc hẳn bạn sẽ đồng ý rằng đây là giai đoạn chúng ta gặp khá nhiều vấn đề về việc tìm
kiếm một nguồn bài tập phong phú, giàu ý tưởng, chất lượng tốt cũng như sát với đề thi của BGD&ĐT


trước một loạt các sách tham khảo và các tài liệu trên internet.
Vậy, làm sao để:
Củng cố và kịp thời bổ sung thêm các kiến thức còn yếu?
Học được các phương pháp giải nhanh nhất, các kỹ thuật đặc sắc nhất?
Tiếp cận bài tốn dưới nhiều góc độ tư duy khác nhau?
Tự tin đối mặt với bất kỳ bài tốn hóa khó nào?
Đưa ra những quyết định khôn ngoan và con đường ngắn nhất chinh phục 1 bài tốn hóa?
Đúc kết được những kinh nghiệm và chiến thuật làm bài phù hợp cho kì thi?
Những mong muốn trên nghe có vẻ “khó nhằn” nhưng thật ra lại cực kỳ đơn giản khi bạn có trong tay
quyển sách "PHÂN TÍCH HƯỚNG GIẢI TỐI ƯU CHINH PHỤC BÀI TẬP HÓA HỌC CHUYÊN ĐỀ
ESTE" của hai tác giả Nguyễn Công Kiệt và Lương Mạnh Cầm.
Tiếp nối những phương pháp giải tốn hóa học đã được chứng minh hiệu quả trong "PHÂN TÍCH
HƯỚNG GIẢI TỐI ƯU CHINH PHỤC BÀI TẬP HÓA HỌC CHUYÊN ĐỀ PEPTIT", cuốn sách ESTE
này tập trung vào những khía cạnh quan trọng khác của tốn hóa hữu cơ: khai thác độ bất bão hịa, vận
dụng linh hoạt các định luật bảo tồn, tách chất, ghép ẩn, bài tập tổng hợp về este và các hợp chất chứa
nhóm chức liên quan,… .Các nội dung được trình bày trong cuốn sách này gần như quét sạch tồn bộ
những phần khó cịn lại của hóa hữu cơ.
Những bí quyết thú vị và dễ áp dụng trong cuốn sách này không những sẽ khiến cho việc giải bài tập
ESTE của bạn trở nên dễ dàng hơn, mà cịn hình thành cho bạn một tư duy giải tốn hữu cơ tổng quát
nhất và quan trọng là cảm thấy u thích mơn hóa hơn.
Nhóm tác giả xin được cảm ơn các thầy Hoàng Văn Chung trường THPT Chuyên Bến Tre; thầy Đỗ
Thanh Giang, Hưng Yên; Admin Đào Văn Yên, Phan Thanh Tùng của CĐ Hóa Học BookGol,…đã có
nhiều sự động viên, góp ý cho tác giả trong suốt quá trình hồn thành bản thảo. Đặc biệt các em sinh viên:
Đỗ Văn Khang - ĐH Y Hà Nội, cựu học sinh THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Nguyễn Hồ Hải Yến sinh viên
trương ĐH Y Dược Huế; Nguyễn Hằng Thảo Nhi sinh viên ĐH Y Dược Cần Thơ… đã hỗ trợ đắc lực với
các tác giả trong việc hoàn thiện cuốn sách.
Mặc dù đã hết sức nghiêm túc và đầu tư kỹ lưỡng từ thời gian đến kiến thức nhưng những sai sót là
điều khơng thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý độc giả để cuốn sách hồn thiện hơn
trong những lần tái bản sắp tới.
Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ facebook : />Trân trọng!



Chương 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ESTE
I. GIỚI THIỆU
Trước khi làm bài tập lý thuyết chương này học sinh cần đọc và hiểu kĩ và nằm được những kiến thức
trình bày ở SGK bởi lẽ những phần kiến thức chưa được đề cập trong các bài tập dưới đây đều có thể
được hỏi trong đề thi. Phần đáp án được giải thích chi tiết và mở rộng thêm cho các câu hỏi tương tự do
đó ngay cả trong trường hợp giải đúng các em vẫn nên đọc đáp án để có thêm kinh nghiệm làm bài.
II. BÀI TẬP MẪU
Khái niệm và danh pháp:
Ví dụ 1: Chọn câu đúng
A. So với axit axetic thì este Metyl fomiat có nhiệt độ sơi cao hơn.
B. Este là sản phẩm thay nhóm OH ở nhóm caboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR.
C. Đun este với dung dịch KOH xảy ra phản ứng thuận ngịch.
D. Este là sản phẩm thu được khi cho rượu tác dụng với kim loại kiềm.
(Trường THPT Lương Thế Vinh/ Hà Nội/ thi thử lần 1-2014)
Hướng dẫn.
A. Sai. Giữa các phân tử este khơng có liên kết hiđro vì thế este có nhiệt độ sơi thấp hơn so với axit
và ancol có cùng số nguyên tử C.
B. Đúng. Theo định nghĩa sách giáo khoa.
C. Sai. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phịng hóa) xảy ra theo một chiều.
D. Sai. Khi cho rượu tác dụng với kim loại kiềm thu được muối natri. Ví dụ cho Na tác dụng với
C2H5OH thu được natri etylat (C 2 H5ONa).

 Chọn đáp án B
Ví dụ 2: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Vinyl axetat không phải là sản phẩm của phản ứng este hoá
B. Phản ứng cộng axit axetic vào etilen thu được este.
C. Hiđrơ hố hồn tồn triolein thu được tristearin.
D. Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este.

(Trường THPT chuyên Trần Phú/Hải Phòng / thi thử lần 2-2012)
Hướng dẫn.
A. Đúng. Đó là phản ứng cộng hợp giữa axit axetic và axetilen.
to

B. Đúng. CH3COOH + CH2=CH2  CH3COOCH2-CH3 (trong 1 số tài liệu cũ có đề cập).
C. Đúng. Hai chất có dạng mạch C giống nhau, chỉ khác nhau số nối đôi C=C.
D. Sai. Theo định nghĩa trong các tài liệu cũ:
Tổng quát: loại H 2O giữa rượu và axit

Hữu cơ
este hữu cơ.

Vô cơ
este vô c¬.
Tuy nhiên SGK 12 định nghĩa: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit caboxylic bằng nhóm
OR thì được este. Như vậy theo SGK hiện hành sản phẩm phản ứng của ancol và axit vô cơ không
phải là este.
 Chọn đáp án D
Ví dụ 3: Este CH2=C(CH3)-COO-CH2-CH3 có tên gọi là
A. Vinyl propionat. B. metyl acrylat.
C. Etyl fomat.
D. Etyl metacrylat.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 4-2015)
Hướng dẫn.
Tên este RCOOR' gồm tên gốc R' cộng thêm tên gốc axit RCOO (đuôi "at")
Ở đây gốc R' là CH 3CH2- etyl
Gốc axit RCOO là CH 2=C(CH3)-COO metacrylat.

5



→ Tên este là Etyl metacrylat.
 Chọn đáp án D
Ví dụ 4: Este no, đơn chức, mạch hở có cơng thức phân tử chung là
A. CnH2nO (n ≥ 3).
B. CnH2n+2O (n ≥ 3). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
(Trường THPT chuyên ĐH Vinh/ thi thử lần 2-2016)
Hướng dẫn.
Este đươc tạo thành từ axit no đơn chức mạch hở và ancol no đơn chức mạch hở được gọi là este no đơn
chức mạch hở và có cơng thức phân tử CnH2nO2 (với n ≥ 2).
 Chọn đáp án C
Ví dụ 5: Cơng thức phân tử tổng qt của este tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic
khơng no, có một liên kết đơi C=C, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O2
B. CnH2n+1O2
C. CnH2nO2
D. CnH2n+2O2
(Trường THPT chuyên Hà Giang/ thi thử lần 2-2015)
Hướng dẫn.
Este tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic không no, có một liên kết đơi C=C, đơn
chức, mạch hở là este khơng no đơn chức có 1 nối đơi C=C mạch hở.
Cách 1: Tính số H từ độ bất bão hịA.
Este đơn chức: O = 2;
Este đơn chức có 1 nối đơi C=C độ bất bão hịa: k = 2 = (2n+2 - số H)/2 → số H = 2n - 2 (n là số C)
Vậy công thức của este là: C nH2n-2O2.
Cách 2: Dựa vào công thức tổng quát của dãy đồng đẳng este no, đơn chức, mạch hở là C nH2nO2 khi
có 1 liên kết đơi C=C thì bớt đi 2H → C nH2n-2O2 ;
(Nếu có thêm 1 chức thì thêm vào 2O và bớt đi 2H, cịn thêm 1 liên kết đơi chỉ bớt đi 2H).
 Chọn đáp án A

Tính chất vật lí
Ví dụ 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat (có mùi chuối chín) là este no, đơn chức, mạch hở.
B. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH sinh ra muối natri etylat.
C. Etylen glicol là ancol không no, hai chức, mạch hở có một nối đơi C=C.
D. Axit béo là axit những axit cacboxylic đa chức có mạch cacbon không phân nhánh.
(Trường THPT Chuyên KHTN/thi thử lần 2-2013)
Hướng dẫn.
B. sai. Ancol etylic không tác dụng với NaOH.
C. sai. C2H4(OH)2 khơng thể có nối đơi.
D. sai. Các axit béo đơn chức.
 Chọn đáp án A
Ví dụ 7: Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi
dứa, etyl isovalerat có mùi táo,... Este có mùi chuối chín có cơng thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3.
B. CH3COOCH2CH(CH3)2.
C. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
D. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 2-2015)
Hướng dẫn.
Câu hỏi này lấy câu dẫn ở SGK nâng cao, câu dẫn trong SGK cơ bản như sau:
Các este thường có mùi thơm đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín; etyl butirat và etyl
propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng,…
CH3COOCH2C6H5: Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
CH3COOCH2CH2CH(CH3)2: Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối.
 Chọn đáp án C

6



Ví dụ 8: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có cơng thức phân tử C5H10O. Chất X khơng phản ứng với Na, thoả
mãn sơ đồ chuyển hoá sau:
 CH3COOH
 H2
X 
Y 

 Este có mùi muối chín. Tên của X là
H 2 SO4 , đac
Ni ,t 0

A. 2,2-đimetylpropanal.

B. 3-metylbutanal.

C. pentanal.

D. 2-metylbutanal.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010).

Hướng dẫn.
Este Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
Este sinh ra từ phản ứng este hóa giữa CH3COOH với chất Y. Vậy Y là rượu: HO-CH2CH2CH(CH3)2
Y sinh ra từ X bằng phản ứng với H2 (Ni, to) → X có thể là ancol không no hoặc andehit. Các đáp án đều
là andehit. Dựa vào vị trí của nhánh -CH3 trong ancol → X là 3-metylbutanal.

 Chọn đáp án B
Tính chất hóa học
Ví dụ 9: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este no, đơn chức trong môi trường axit là:

A. Luôn sinh ra axit hữu cơ và ancol (3).
B. Không thuận nghịch (2).
C. (1), (3) đều đúng.
D. Thuận nghịch (1).
(Trường THPT Chuyên Thái Bình/ thi thử lần 1-2014)
Hướng dẫn.
A. Sai. Đúng khi có đầy đủ điều kiện este no, đơn chức, mạch hở. Vì chẳng hạn este của phenol có
chứa mạch vòng (vòng thơm) khi thủy phân cho ra phenol.
B. Sai. Phản ứng trong môi trường axit là thuận nghịch. Trong môi trường kiềm mới là 1 chiều.
C. Sai. Do A sai.
D. Đúng. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là thuận nghịch.
 Chọn đáp án D
Ví dụ 10: Cho các este: C 6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5). Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?
A. 1, 2, 4, 5
B. 1, 2, 4
C. 1, 2 , 3
D. 1, 2, 3, 4, 5
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 4-2012)
Hướng dẫn.
H


 C6H5OH + CH3OH
C6H5OCOCH3 + H2O 

H


 CH3COOH + CH 3CHO.
CH3COOCH=CH2 + H2O 


H


 CH3COOH + CH3CH2CHO.
CH3-CH=CH-OCOCH3+ H2O 

H


 2CH3COOH + CH3CHO
(CH3COO)2CH-CH3 +H2O 

(Phản ứng này tạo ancol có 2 -OH đính vào 1C sau đó loại 1 H 2O tạo andehit)
 Chọn đáp án A
Ví dụ 11: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
0

t
A. CH3COOCH2CH  CH2  NaOH 

0

t
B. HCOOCH  CHCH3  NaOH 

0

t
C. CH3COOC6 H5 (phenyl axetat)  NaOH 


0

t
D. CH3COOCH  CH2  NaOH 


(Trích đề thi CĐ năm 2013).
7


Hướng dẫn.
t0
A. CH3COOCH2 CH  CH2  NaOH 
 CH3 COONa HOCH2 CH  CH2
0

t
B. HCOOCH  CHCH3  NaOH 
 HCOONa  CH3CH2CHO.
0

t
C. CH3COOC6 H5  NaOH 
 CH3 COONa  C6 H5 ONa H2 O.
0

t
D. CH3COOCH  CH2  NaOH 
 CH3 COONa  CH3 CHO.


 Chọn đáp án A
Ví dụ 12: Thủy phân este Z trong mơi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (M X < MY). Bằng một
phản ứng có thể chuyển hố X thành Y. Chất Z khơng thể là
A. metyl propionat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. vinyl axetat.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010).

Hướng dẫn.


 CH3CH2COOH + CH3OH.
A. CH3CH2COOCH3 + H2O 

Từ CH3OH không thể điều chế CH3CH2COOH bằng một phản ứng.


 CH3COOH + CH3OH.
B. CH3COOCH3 + H2O 

xt, t o

CH3OH + CO  CH3COOH



 CH3COOH + C2H5OH.
C. CH3COOC2H5 + H2O 

men giÊm
C2H5OH + O2 
 CH3COOH + H2O


 CH3COOH +CH3CHO.
D. CH3COOCH=CH2 + H2O 

Mn 2 , t o

CH3CHO + 1/2O2  CH3COOH.

 Chọn đáp án A
Ví dụ 13: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất
trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2011).

Hướng dẫn.

Các chất tạo ra ancol: anlyl axetat (CH3COO-CH2CH=CH2) ; metyl axetat (CH3COOCH3) ; etyl fomat
(HCOOC2H5) ; tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5)
Phenyl axetat không tạo ra ancol mà tạo ra hai muối và nước:
to

CH3COOC6H5 + 2NaOH  CH3COONa + C6H5ONa + H2O.

 Chọn đáp án C
Ví dụ 14: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH3–COO–CH2–CH=CH2.

B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH–COO–CH2–CH3.

D. CH3–COO–CH=CH–CH3.

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2013).

Hướng dẫn.
Este có dạng R – COO – CH=CH2 -R' thủy phân tạo andehit và muối.
8


A. Sản phẩm có ancol khơng no có 1 liên kết C=C và muối
B. Sản phẩm có xeton và muối.
C. Sản phẩm có ancol no và muối.

 Chọn đáp án D
Ví dụ 15: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng khơng tạo ra hai muối?

A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).

B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.

C. CH3OOC−COOCH3.

D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2013).

Hướng dẫn.
Este tạo ra hai muối có hai trường hợp:
+ Este đa chức có 2 gốc axit khác nhau (Đáp án B).
+ Este của phenol (Đáp án A, D).

 Chọn đáp án C
Ví dụ 16: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C4H6O4. Thủy phân X trong môi trường NaOH đun
nóng tạo ra một muối Y và một ancol Z. Đốt cháy Y thì sản phẩm tạo ra khơng có nước. X là:
A. HCOOCH2CH2OOCH.
B. HOOCCH2COOCH3.
C. HOOC-COOC2H5.
D. CH3OOC-COOCH3.
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 3-2011)
Hướng dẫn.
Đốt muối không có nước → muối khơng chứa H → muối của axit oxalic → Loại A, B.
Thủy phân X chỉ tạo ancol và muối không tạo nước nên loại C.
 Chọn đáp án D
Điều chế:
Ví dụ 17: Đặc điểm của phản ứng este hóa là
A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.

B. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng có H 2SO4 đậm đặc xúc tác.
C. Phản ứng hồn tồn, cần đun nóng, có H 2SO4 đậm đặc xúc tác.
D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng có H 2SO4 lỗng xúc tác.
(Trường THPT chun Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 2-2013)
Hướng dẫn.
Thực ra các mệnh đề chưa chính xác hồn tồn điều này chỉ đúng khi phản ứng este hóa của ancol và
axit cacboxylic. Nếu hiểu phản ứng este hóa là phản ứng tạo thành este thì các phản ứng tạo thành
este của phenol, este vinylaxetat chỉ có 1 chiều.
 Chọn đáp án B
Ví dụ 18: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ trong nhóm OH của axit
−COOH và H trong nhóm của ancol -OH
B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp
thực phẩm, mỹ phẩm.
C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học, chỉ cần dùng
thuốc thử là nước brom.
D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi
thơm của chuối chín.
(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2011).

9


Hướng dẫn.
B. Các este rất ít tan trong nước.
C. Ở điều kiện thường benzen và toluen đều không phản ứng với nước brom → không phân biệt được benzen và
toluen.
D. Benzyl axetat( CH3COOCH2C6H5) có mùi thơm của hoa nhài, cịn amyl axetat ( CH3COOCH2CH2CH(CH3)2)
mới có mùi thơm của chuối chín.


 Chọn đáp án A
Ví dụ 19: Cho các este: vinyl axetat, vinyl bezoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl
axetat. Số este có thể được điều chết trực tiếp bằng phản ứng của axit và rượu tương ứng (có H 2SO4
đặc xúc tác) là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 3-2011)
Hướng dẫn.
Các chất không điều chế từ axit và rượu tương ứng:
Phenyl axetat: C6H5OH + (CH3CO)2O 
 CH3COOC6H5 + CH3COOH
Vinyl axetat: CH3COOH + CH≡CH (xt, to) → CH3COOCH=CH2
Vinyl benzoat: C6H5COOH + CH≡CH (xt, to) → C6H5COOCH=CH2
 Chọn đáp án B
Ví dụ 20: Cho các este: vinyl axetat, vinyl bezoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl
axetat. Số este có thể được điều chết trực tiếp bằng phản ứng của axit và rượu tương ứng (có H 2SO4
đặc xúc tác) là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 3-2011)
Hướng dẫn.
Các chất không điều chế từ axit và rượu tương ứng:

Phenyl axetat: C6H5OH + (CH3CO)2O 
 CH3COOC6H5 + CH3COOH
Vinyl axetat: CH3COOH + CH≡CH (xt, to) 
 CH3COOCH=CH2
Vinyl benzoat: C6H5COOH + CH≡CH (xt, to) → C6H5COOCH=CH2
 Chọn đáp án B
Ví dụ 21: Số este điều chế từ ngun liệu chính là CH 4 trong đó este no, đơn chức có mạch cacbon
chứa khơng q 2 ngun tử cacbon là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 5
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/Quảng Trị/ thi thử lần 1-2011)
Hướng dẫn.
Các este: HCOOCH3; HCOOC2H5; CH3COOCH3; CH3COOC2H5.
Chú ý: Mạch cacbon là 1 dãy các ngun tử cacbon liên tiếp; Ví dụ: C-C-O-C thì mạch C bên trái
nguyên tử O chỉ chứa 2C, bên phải O cú 1C.
iu ch ancol:
1500o C
làm lạnh nhanh

iu ch Ancol etylic: 2CH4  C2H2 + 3H2
Pd/PbCO ,t o

3  C H
C2H2 + H2 
2 4

H SO ;t o


2 4  C H OH
C2H4 + H2O 
2 5

Cu
Điều chế ancol metylic: 2CH4 + O2 
2CH3OH.
o
200 C; 100 atm

10


Điều chế axit:
- Điều chế axit axit axetic:
men giÊm
- Từ rượu etylic: C2H5OH + O2 
 CH3COOH + H2O
o

t ,xt
+ Từ CH3OH: CH3OH + CO 
 CH3COOH.
o

t ,xt
+ Từ etilen: 2CH2=CH2 + O2 
 2CH3CHO.
o


2

t ,Mn
CH3CHO + 1/2O 2 
 CH3COOH.
- Điều chế axit fomic:
o

t ,xt
CH4+ O2 
 HCHO + H2O.
o

t ,xt
HCHO+1/2O2 
 HCOOH
Điều chế este: Cho axit tác dụng với ancol tương ứng xúc tác H 2SO4, to.
 Chọn đáp án A
Ví dụ 22: Từ ancol etylic, metylic và axit oxalic (xt H 2SO4 đặc) có thể điều chế được bao nhiêu
đieste?
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
(Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi/ Hải Dương/ thi thử lần 1-2013)
Hướng dẫn.
3 đieste sinh ra từ các phản ứng: etyl+metyl+axit; 2etyl + axit, 2metyl + axit.
 Chọn đáp án C.
Ví dụ 23: Cho sơ đồ phản ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng) :


X
CH4 → X → CH 3COOH 

 Z. Z không làm mất màu nước brom.
Kết luận không đúng về Z là
A. Z có tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Z có tham gia phản ứng xà phịng hóa.
C. Đốt cháy Z thu được số mol CO 2 và số mol H 2O bằng nhau.
D. Trong phân tử Z có 3 nguyên tử cacbon.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 4-2014)
Hướng dẫn.
X
CH4 → CH3OH → CH3COOH 

 CH3COOCH3.
Z không làm mất màu nước brom nên không thể là CH 3COOCH=CH2.
 Chọn đáp án A.
Bình luận: Bài này hàm ý từ CH 4 điều chế trực tiếp được C 2H2 hoặc CH3OH nhưng do Z không làm
mất màu nước brom nên loại trường hợp CH 4 tạo thành C 2H2. Hơn nữa từ C 2H2 cũng không điều chế
trực tiếp CH3COOH c.
1500o C
làm lạnh nhanh

Chỳ ý phng trỡnh: CH4 C2H2 + 3H2. (SGK 11 trang 143)
Ví dụ 24: Cho este X có cơng thức cấu tạo thu gọn CH 3COOC6H5( C6H5-: phenyl). Điều khẳng định
nào sau đây là sai?
A. Xà phịng hóa X cho sản phẩm là 2 muối.
B. X được điều chế từ phản ứng giữa phenol và axit tương ứng.
C. X có thể tham gia phản ứng thế trên vịng benzen trong các điều kiện thích hợp.
D. X là este đơn chức.

(Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng / Cần Thơ/ thi thử-2014)
Hướng dẫn.
B sai. X được điều chế từ phản ứng giữa phenol và anhiđric axit :
C6H5OH + (CH 3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH.
11


 Chọn đáp án B
Ứng dụng:
Ví dụ 25: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH3COO-CH=CH2.

B. CH2=CH-COO-CH3.

C. C2H5COO-CH=CH2.

D. CH2=CH-COO-C2H5.

(Trích đề thi CĐ năm 2007).
Hướng dẫn.
Tên gọi các chất:
A. Vinyl axetat; B. Metyl acrylat; C. Vinyl propionat; C. Etyl acrylat. Tên gọi polime phải tương ứng với
tên gọi monome nên A là phù hợp.

 Chọn đáp án A
Ví dụ 26: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH3COOCH=CH2.

B. C6H5CH=CH2.


C. CH2 =CHCOOCH3.

D. CH2=C(CH3)COOCH3.

(Trích đề thi CĐ năm 2007).
Hướng dẫn.
CH2=C(CH3)COOCH3 (poli(metyl metacrylat)) được dùng để điều chế polime chế tạo thủy tinh hữu cơ.

 Chọn đáp án D
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Chú ý khi viết đồng phân. Đồng phân gồm:
+ Cấu tạo: mạch hở(không nhánh, có nhánh), mạch vịng, vị trí nối đơi, nối ba, nhóm chức.
+ Hình học: cis-trans
Khi bài hỏi số cơng thức cấu tạo thì khơng xét đồng phân hình học. Khi bài hỏi số chất, số đồng phân thì
xét cả đồng phân hình học.
Các chất có cơng thức phân tử C2H4O2:
Câu 1: Hai chất hữu cơ X1và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với:
Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng khơng phản ứng Na. Cơng thức cấu tạo
của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.

B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.

C. H-COO-CH3, CH3-COOH.

D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

(Trích đề thi CĐ năm 2008).
Câu 2: Hai chất X và Y có cùng cơng thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và
tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức

của X, Y lần lượt là
A. HOCH2CHO, CH3COOH

B. HCOOCH3, HOCH2CHO

C. CH3COOH, HOCH2CHO

D. HCOOCH3, CH3COOH

(Trích đề thi CĐ năm 2010).
Câu 3: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng cơng thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng
với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2007).

12


Câu 4: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 4.

B. 1.


C. 2.

D. 3.

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2010).

Các chất có công thức phân tử C3H4O2
Câu 5: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng cơng thức phân tử C 3H4O2. X và Y đều tham gia phản
ứng tráng bạc ; X, Z có phản ứng cộng hợp Br 2 ; Z tác dụng với NaHCO 3. Công thức cấu tạo của X,
Y, Z lần lượt là
A. HCOOCH=CH2, HCO-CH2-CHO, CH2=CH-COOH.
B. HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CHO.
C. HCO-CH2-CHO, HCOOCH=CH 2, CH2=CH-COOH.
D. CH3-CO-CHO, HCOOCH=CH 2, CH2=CH-COOH.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 4-2011)
Câu 6: Este X có cơng thức phân tử C 3H4O2. Thuỷ phân X trong mơi trường kiềm, đun nóngthu được
hai chất Y và Z. Z tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu khơng
đúng là
A. T có tính axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng.
B. Oxi hoá (xúc tác Mn 2+, t0) Y thu được T.
C. Cả Y và T đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
D. Nhiệt độ sôi của T cao hơn Y.
(Trường THPT chuyên Bắc Giang/ thi thử lần 3-2014)
Các chất có cơng thức phân tử C4H8O2:
Câu 7: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng cơng thức phân tử C4H8O2, đều tác
dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5.

B. 6.


C. 4.

D. 3.

(Trích đề thi CĐ năm 2007).
Câu 8: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng cơng thức phân tử C 4H8O2, tác dụng được với dung
dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

(Trích đề thi CĐ năm 2009).
Câu 9: Thủy phân este có cơng thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và
Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic.

B. etyl axetat.

C. axit fomic.

D. rượu etylic.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2007).

Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.


B. 5.

C. 2.

D. 4.

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2008).

Câu 11: Số este có cơng thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng
bạc là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

(Trường THPT chuyên Bạc Liêu/ thi thử THPT QG-2015)
Các chất có cơng thức phân tử C4H6O2
Câu 12: Cho este X có công thức phân tử là C 4H6O2 phản ứng với dung dịch NaOH, t o theo sơ đồ
sau:
13


X + NaOH → muối Y + anđehit Z.
Cho biết phân tử khối của Y nhỏ hơn 70. X là
A. HCOOCH=CHCH 3.
B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH2CH=CH2.
D. CH2=CHCOOCH 3.
(Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử lần 4-2014)
Câu 13: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cơ cạn dung dịch thu được
chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất
hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH2.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOCH=CH-CH3.
D. HCOOCH=CH2.
(Trích đề thi CĐ năm 2007).
Câu 14: Một este có cơng thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được
axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3.

B. HCOO-C(CH3)=CH2.

C. HCOO-CH=CH-CH3.

D. CH3COO-CH=CH2

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2007).

Câu 15: Thủy phân este X mạch hở có cơng thức phân tử C 4 H6 O2, sản phẩm thu được có khả
năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6.

B. 4.

C. 5.


D. 3.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2012).

Câu 16: Một este có cơng thức phân tử là C 4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được
đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của este là
A. HCOOCH=CH-CH3.
B. HCOOC(CH3)=CH2.
C. CH3COOCH=CH2.
D. CH2=CH-COOCH3.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 2-2011)
Câu 17: Ứng với công thức phân tử C 4H6O2 có bao nhiêu este mạch hở là đồng phân cấu tạo của
nhau ?
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
(Trường THPT Đặng Thúc Hứa/Nghệ An/ thi thử lần 1-2014)
Câu 18: Este X có cơng thức phân tử C 4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu
được dung dịch Y chứa hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Chất X có cơng thức
cấu tạo nào dưới đây ?
A. HCOO-CH=CH-CH3.
B. HCOO-CH2-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH3.
D. CH3-COO-CH=CH2.
(Trường THPT Minh Khai/Hà Nội/ thi thử lần 2-2014)
Câu 19: Chất X có cơng thức phân tử C 4H6O2. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2
gam NaOH, tạo ra 4,1 gam muối Y và chất hữu cơ Z. Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.

B. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
C. X không tham gia phản ứng tráng gương nhưng có làm mất màu nước brom.
D. Từ Z có thể chuyển trực tiếp thành Y bằng một phản ứng hóa học.
(Trường THPT Tiên Du/ Bắc Ninh/ thi thử lần 3-2014)
Câu 20: Hợp chất hữu cơ A, đơn chức, mạch hở có cơng thức phân tử C 4H6O2 khơng tác dụng với
Na. Thủy phân A trong môi trường axit thu được sản phẩm khơng có khả năng tráng gương, số cơng
thức cấu tạo của A thỏa mãn các tính chất trên là
A. 1.
B. 3
C. 5.
D. 4
(Trường THPT chuyên Hùng Vương/Phú Thọ/ thi thử lần 1-2014)
Câu 21: Chất X có cơng thức phân tử C 4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có
cơng thức phân tử C 3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
14


A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat. C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 3-2015)
Câu 22: Một este đơn chức mạch hở có tỉ khối so với oxi là 2,6875. Khi thủy phân hoàn toàn este
trên thì sản phẩm sinh ra có khả năng phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo phù hợp là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
(Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử lần 4-2015)
Các chất có cơng thức phân tử C5H8O2
Câu 23: Mệnh đề không đúng là:

A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2007).

Câu 24: Hợp chất X có cơng thức phân tử C5H8O2 , khi tham gia phản ứng xà phịng hóa thu được một
anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
(Trích đề thi CĐ năm 2013).
Câu 25: Este X khơng no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà
phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu cơng thức cấu tạo phù hợp với
X? (Cho H = 1; C = 12; O =16)
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

(Trích đề thi CĐ năm 2007).
Câu 26: Chất hữu cơ X có cơng thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch
NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Cơng thức
của X là
A. HCOOC(CH3)=CHCH3.


B. CH3COOC(CH3)=CH2.

C. HCOOCH2CH=CHCH3.

D. HCOOCH=CHCH2CH3

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2009).

Câu 27: Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia
phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 1-2011)
Câu 28: Hỗn hợp 2 este đồng phân A, B có cùng cơng thức C 5H8O2 đun nóng với dung dịch NaOH
được 2 muối của 2 axit hữu cơ có cùng số ngun tử cacbon, ngồi ra cịn thu được
A. 1 rượu.
B. 2 rượu.
C. 1 rượu, 1 andehit.
D. 2 andehit.
(Trường THPT Đào Duy Từ/ thi thử lần 6-2011)
Câu 29: Đun nóng 2 chất X và Y có cơng thức phânt tử là. C có cơng thức phân tử là C 5H8O2 trong
dung dịch NaOH được hỗn hợp 2 chất C 2H4O (X1) và C3H3O2Na (Y1) và 2 sản phẩm khác. Công thức
phân tử của X và Y là:
A. CH3COOCH2CH=CH2 và CH2=CH-COOC2H5.
B. CH3COO-CH=CH-CH3 và C2H5COOCH=CH2.
C. CH2=CH-COOC2H5 và CH3COO-C(CH3)=CH2.
D. C2H5-COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC2H5.
( Trung tâm LTĐH Tơ Hồng/thi thử lần 2-2011)


15


Câu 30: Chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C 5H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch Br 2 thu được
chất hữu cơ Y có cơng thức là C 5H8O2Br2. Đun nóng Y trong NaOH dư thu được glixerol, NaBr và
muối cacboxylat của axit Z. Vậy công thức cấu tạo của X là :
A. HCOOCH(CH3)-CH=CH2
B. CH3-COOCH=CH-CH3
C. CH2=CH-COOCH2CH3
D. CH3COOCH2-CH=CH2
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 1-2012)
Câu 31: Cho hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C 5H8O2 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu
được một muối của axit hữu cơ B và một hợp chất hữu cơ D không phản ứng với Na. Số đồngphân A
thoả mãn điều kiện trên là
A. 6.
B. 8.
C. 10
D. 7.
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ thi thử lần 1-2014)
Câu 32: Hợp chất X không no mạch hở có cơng thức phân tử C 5H8O2, khi tham gia phản ứng xà
phịng hóa thu được 1 andehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu cơng thức cấu tạo phù hợp
với X (không kể đồng phân cis-trans) :
A. 2 chất
B. 3 chất
C. 4 chất
D. 5 chất
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 5-2014)
Câu 33: Cho A có cơng thức phân tử C5H8O2 phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối A1 và chất
hữu cơ A2, nung A1 với vôi tôi xút thu được một chất khí có tỉ khối với hiđro là 8; A2 có phản ứng tráng

gương. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3COO-CH=CH-CH3
B. CH3COO-C(CH3)=CH2
C. C2H5COO-CH=CH2
D. CH3COO-CH2-CH=CH2
Câu 34: Đun nóng 2 chất hữu cơ X, Y có cơng thức phân tử là C5H8O2 trong dung dịch NaOH thu được
hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit C3H6O2 (X1) và C3H4O2(Y1) và 2 sản phẩm khác tương ứng là X2 và Y2.
Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2.
A. Bị khử bởi H2.
B. Bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Tác dụng với Na.
D. Bị oxi hóa bởi KMnO4 trong môi trường axit mạnh.
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 3-2011)
Câu 35: Số đồng phân este mạch hở, có cơng thức phân tử C5H8O2 có đồng phân hình học là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 4-2012)
Câu 36: Một este E mạch hở có cơng thức phân tử C5H8O2. Đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hai sản
phẩm hữu cơ X, Y, biết rằng Y làm mất màu dung dịch nước Br2.
Có các kết luận sau về X, Y:
(1) X là muối, Y là anđehit.
(2) X là muối, Y là ancol không no.
(3) X là muối, Y là xeton.
(4) X là ancol, Y là muối của axit không no.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 3
C. 2

D. 4
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 5-2012)
Câu 37: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch
KOH 1M (đun nóng). Cơ cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo
của X là
A. CH2=CH-CH2-COO-CH3.

B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

C. CH3 -COO-CH=CH-CH3.

D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.

(Trích đề thi CĐ năm 2008).
16


Câu 38: Este X mạch hở có tỷ khối hơi so với H 2 là 50. Khi cho X tác dụng với dung dịch KOH thu
được một ancol Y và một muối Z. Số nguyên tử cacbon trong Y lớn hơn số ngun tử cacbon trong Z.
X khơng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Nhận xét nào sau đây về X, Y, Z là không đúng ?
A. Cả X, Y đều có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO 4 (lỗng ,lạnh)
B. Nhiệt độ nóng chảy của Z lớn hơn của Y.
C. Trong X có 2 nhóm (-CH3).
D. Khi đốt cháy X tạo số mol H 2O bé hơn số mol CO 2.
(Trường THPT chuyên Biên Hịa/ thi thử lần 1-2014)
Các chất có cơng thức phân tử C5H10O2
Câu 39: Este X có cơng thức phân tử là C 5H10O2. Thủy phân X trong NaOH thu được rượu
Y. Đề hiđrat hóa rượu Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là
A. tert-butyl fomiat B. iso-propyl axetat C. etyl propionat
D. sec-butyl fomiat

(Đề thi HSG Thái Bình 2009-2010)
Câu 40: Xà phịng hóa este C 5H10O2 thu được một rượu. Đun rượu này với H 2SO4 đặc ở 1700C được
hỗn hợp các olefin. Este thỏa mãn là :
A. CH3COOCH2CH2CH3
B. CH3COOCH(CH3)2
C. HCOOCH(CH3)C2H5
D. HCOO(CH3)3C
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 5-2014)
Các chất có cơng thức phân tử C8H8O2 và este của phenol.
Câu 41: Este A là một hợp chất thơm có cơng thức C 8H8O2. A có khả năng tráng bạc. Khi đun nóng
16,32 gam A với 150 ml dung dịch NaOH 1M thì NaOH cịn dư sau phản ứng. Số công thức của A
thỏa mãn là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
(Trường THPT Nguyễn Du/ Hà Nội/ thi thử lần 3-2014)
Câu 42: Hỗn hợp X gồm 2 este thơm là đồng phân của nhau có cơng thức C8H8O2. Lấy 34 gam X thì tác
dụng được tối đa với 0,3 mol NaOH. Số cặp chất có thể thỏa mãn X là?
A. 8
B. 4
C. 2
D. 6
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 4-2012)
Câu 43: Este X có chứa vịng benzen có cơng thức phân tử là C8H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu cơng
thức cấu tạo?
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 5.

(Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm/ thi thử -2015)
Câu 44: Este X là hợp chất thơm có cơng thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch
NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOC6H4C2H5.

B. C2H5COOC6H5.

C. CH3COOCH2C6H5. D. C6H5COOC2H5.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2012).

Câu 45: X là este có công thức phân tử là C 9H10O2, a mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì có 2a
mol NaOH phản ứng và sản phẩm không tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X
thỏa mãn các tính chất trên là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 9.
(Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng/Cần Thơ/ thi thử lần 2-2014)
Câu 46: Khi thuỷ phân hoàn toàn 2 hợp chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau có cơng thức phân
tử C9H8O2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, kết thúc thí nghiệm thu được 1 hợp chất hữu cơ
Q và 3 muối. Phân tử khối của Q là
A. 58
B. 46
C. 60
D. 44
(Trường THPT chuyên Lê Khiết/ thi thử lần 3-2014)
Câu 47: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen và có cơng thức phân tử là C9H8O2. X tác dụng dễ dàng
với dung dịch brom thu được chất Y có cơng thức phân tử là C9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác dụng với
17



NaHCO3 thu được muối Z có cơng thức phân tử là C9H7O2Na Hãy cho biết X có bao nhiêu cơng thức cấu
tạo ?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử 1-2015)
Câu 48: Chất hữu cơ X có phản ứng: X + NaOH dư → 2 muối của 2 axit hữu cơ + CH 3CHO. Công
thức cấu tạo của X có thể là
A. CH2=CHOOCC6H4COOCH=CH2
B. CH2CHCOOC6H4COOCH3
C. CH2=CHOOCC6H4OOCCH3
D. CH2=CHCOOC6H4COOCH=CH2
(Trường THPT Nguyễn Tất Thành/ thi thử lần 2-2012)
Este đa chức:
Câu 49: Chất hữu cơ X chứa một loại nhóm chức, có cơng thức phân tử là C 8H14O4. Khi thuỷ phân X
trong NaOH thu được một muối và 2 rượu Y, Z. Số nguyên tử cacbon trong phân tử rượu Y gấp đôi số
nguyên tử cacbon trong phân tử rượu Z. Khi đun nóng với H 2SO4 đặc, Y cho hai olefin đồng phân cịn Z
chỉ cho một olêfin duy nhất. Cơng thức cấu tạo phù hợp của X là:
A. CH3OOCCH2COOCH2CH2CH2CH3
B. CH3CH2OOCCOOCH2CH2CH2CH3
C. CH3CH2OOCCOOCH(CH3)CH2CH3
D. CH3CH2COOCOOCH(CH3)CH2CH3
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 2-2008)
Câu 50: X là este được tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở có cơng thức đơn
giản nhất là C 3H2O2. Để hidro hóa hồn tồn 1 mol X (xúc tác Ni, t 0) cần bao nhiêu mol H 2?
A. 2 mol
B. 4 mol

C. 3 mol
D. 1 mol
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội/ thi thử lần 1-2013)
Câu 51: Hợp chất hữu cơ đa chức X có cơng thức phân tử C 10H18O4, khi X tác dụng với dung dịch
NaOH thu được muối của axit ađipic và hỗn hợp Y gồm 2 ancol đồng đẳng. Đun Y với H 2SO4 đặc ở
170oC thì số lượng anken thu được là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 1-2012)
Câu 52: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử C 9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu
được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức
cấu tạo thoả mãn là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
(Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ/ thi thử lần 3-2014)
Câu 53: Cho hữu cơ X (C 6H10O4) chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng X với dung dịch NaOH
dư thu được một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết Y có mạch cacbon khơng phân
nhánh và khơng có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
(Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam/thi thử lần 1-2013)
Câu 54: Số đồng phân este mạch không phân nhánh có cơng thức phân tử C 6H10O4 khi tác dụng với
NaOH tạo một muối và một ancol là:
A. 4

B. 3
C. 5
D. 2
(Trường THPT chuyên Quốc Học Huế/ thi thử lần 1-2014)
Câu 55: Chất X có cơng thức phân tử là C 4H6O4. X tác dụng với NaHCO3 cho số mol khí CO 2 bằng
số mol X đã phản ứng. Mặt khác X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Số công thức cấu tạo
thỏa mãn X là :
A. 5.
B. 4
C. 2
D. 6.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 3-2014)
Câu 56: Khi đun nóng axit α-lactic (axit 2-hidroxi propanoic) với axit H 2SO4 đặc thu được mọt este
X có cơng thức phân tử C 6H8O4. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Phân tử X tạo vòng 6 cạnh
B. Tổng liên kết π trong phân tử X là 3.
C. Tỉ số giữa liên kết σ và π trong phân tử X là 10:1.
18


D. X có mạch hở.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 4-2015)
Câu 57: Khi thủy phân hoàn toàn este Z bằng dung dịch NaOH thì thu được axeton, axetandehit và
muối X. Cho muối X tác dụng với NaOH (có mặt CaO ở t o cao) thì thu được khí metan. Chất Z có
cơng thức phân tử là:
A. C8H10O4.
B. C8H14O2.
C. C8H12O4.
D. C9H12O4.
(Trung tâm BDVH Học Mãi-2011)

Câu 58: Thủy phẩn chất X (C 7H10O4) trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y, Z và một
axit cacboxylic đa chức. Biết: Y bị oxi hóa bởi CuO khi đun nóng; Z tạo kết tủa đỏ gạch khi phản ứng
với Cu(OH)2 (NaOH, to). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH2CH=CHOOCCH 3.
B. C2H5OOCCH2COOCH=CH2.
C. CH3OOCCH=CHCOOC2H5.
D. CH3OOCCH2COOCH2CH=CH2.
(Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam/thi thử lần 1-2013)
Câu 59: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn
chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là
A. C2H5OCO-COO CH3.

B. CH3OCO- CH2- CH2-COO C2H5.

C. CH3OCO- CH2-COO C2H5.

D. CH3OCO-COO C3H7

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010).

Câu 60: A là một este có cơng thức phân tử C 16H14O4. Biết 1 mol A tác dụng được với 4 mol NaOH.
Muối Natri của axit thu được sau phản ứng xà phòng hóa nếu đem đốt cháy chỉ thu được sau phản
ứng xà phịng hóa đem đốt cháy chỉ thu được CO 2 và xơđa. A có cấu tạo đối xứng. A là:
A. Este của axit oxalic với hai cresol (o-crezol hoặc m-crezol hoặc p-crezol).
B. Este của axit sucximic (HOOCCH 2CH2COOH) với phenol.
C. Este của axit malomic (HOOCCH 2COOH) với một phenol thường và một crezol (metyl
phenol).
D. Este của axit sucximic (HOOCCH 2CH2COOH) với o-crezol.
( Trung tâm LTĐH Tơ Hồng/thi thử lần 3-2011)
Câu 61: A là một este có cơng thức thực nghiệm (C 3H5O2)n. Biết 1 mol A tác dụng vừa đủ 2 mol

KOH trong dung dịch, tạo một muối và hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cabon trong phân tử.
A là:
A. Metyl etyl malonat.
B. Metyl etyl adipat.
C. Metyl vinyl malonat.
D. Vinyl anlyl oxalat.
( Trung tâm LTĐH Tơ Hồng/thi thử lần 3-2011)
Câu 62: X là hợp chất hữu cơ có cơng thức phân tử C8H12O5, mạch hở. Thuỷ phân X thu được glixerol và
2 axit đơn chức A, B ( trong đó B hơn A một nguyên tử cacbon). Kết luận nào sau đây đúng?
A. X có 2 đồng phân thỏa mãn tính chất trên. B. X làm mất màu nước brom.
C. Phân tử X có 1 liên kết 
D. A, B là 2 đồng đẳng kế tiếp.
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/Quảng Trị/ thi thử 2015)
Câu 63: Chất X có cơng thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu
được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với
dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng
phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có cơng thức phân tử C4H4O4Na2.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất T khơng có đồng phân hình học.
D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
(Đề thì TSĐH khối B-2014)
+ Este có gắn halogen:
Câu 64: Cho sơ đồ sau: C 4H7ClO2 + NaOH → muối X + Y + NaCl. Biết rằng cả X, Y đều tác dụng
với Cu(OH)2. Vậy công thức cấu tạo của chất có cơng thức phân tử C 4H7ClO2 là :
19


A. Cl-CH2-COOCH=CH2
B. CH3COO-CHCl-CH3

C. HCOOCH2-CH2-CH2Cl
D. HCOO-CH2-CHCl-CH3
(Trường THPT chuyên Hùng Vương/Phú Thọ/ thi thử lần 2-2012)
Câu 65: Este hóa giữa alanin và metanol trong HCl khan thu được sản phẩm cuối cùng là:
A. ClH3N-CH2-COOCH3.
B. H2N-CH(CH3)-COOCH3.
C. ClH3N-CH(CH3)-COOCH3.
D. ClH3N-CH2-CH2-COOCH3.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 4-2011)
Câu 66: X và Y là hai hợp chất hữu cơ đồng phân của nhau cùng có cơng thức phân tử C 5H6O4Cl2.
Thủy phân hoàn toàn X trong NaOH dư thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 2 muối hữu cơ
và 1 ancol. Thủy phân hồn toàn Y trong KOH dư thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 1 muối
hữu cơ và 1 anđehit. X và Y lần lượt có cơng thức cấu tạo là:
A. HCOOCH2COOCH2CHCl2 và CH3COOCH2COOCHCl2
B. CH3COOCCl2COOCH3 và CH2ClCOOCH2COOCH2Cl
C. HCOOCH2COOCCl2CH3 và CH3COOCH2COOCHCl2
D. CH3COOCH2COOCHCl2 và CH2ClCOOCHClCOOCH 3
(Đề thi HSG Thái Bình 2011-2012)
Câu 67: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử C 4H6O2Cl2 khi thuỷ phân hồn tồn
trong mơi trường kiềm đun nóng thu được các sản phẩm chỉ gồm hai muối và nước. Công thức cấu
tạo đúng của X là
A. C2H5COOC(Cl2)H
C. HCOO-C(Cl2)C2H5
B. CH3COOCH(Cl)CH 2Cl
D. CH3-COOC(Cl2)CH3
(Đề thi HSG Thái Bình 2009-2010)
Câu 68: Hai chất nào sau đây đều tác dụng đuợc với dung dịch NaOH loãng?
A. ClH3NCH2COOC2H5. và H2NCH2COOC2H5.
B. CH3NH2 và H2NCH2COOH.
C. CH3NH3Cl và CH3NH2.

D. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa.
(Trích đề thi CĐ năm 2011).
Câu 69: Thuỷ phẩn chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2
muối và ancol etylic. Chất X là
A. CH3COOCH2CH3

B. CH3COOCH2CH2Cl

C. ClCH2COOC2H5

D. CH3COOCH(Cl)CH3

(Trích đề thi CĐ năm 2010).
Este tạp chức:
Câu 70: Hợp chất mạch hở C 4H6O3 có các hóa tính sau:
- Tác dụng với NaOH, Na, làm mất màu dung dịch Br2.
- Tham gia phản ứng trùng ngưng và trùng hợp.
Cơng thức cấu tạo có thể là:
A. HOCH2COOCH=CH 2.
B. HO-CH2-CH=CH-COOH.
C. HCOCH2COCH2OH.
D. HOCCH2CH2COOH.
( Trung tâm LTĐH Tơ Hồng/thi thử lần 3-2011)
Câu 71: Chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C 5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu
được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HOOC–CH = CH–OOC–CH3.
B. HOOC–COO–CH2–CH = CH2.
C. HOOC–CH2–COO–CH = CH2.
D. HOOC–CH2–CH = CH–OOCH.
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/Quảng Trị/ thi thử lần 2-2011)


20


Câu 72: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na,
với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả
năng hồ tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là:
A. CH3CH(OH)CH(OH)CHO

B. HCOOCH2CH(OH)CH3

C. CH3COOCH2CH2OH.

D. HCOOCH2CH2CH2OH

(Trích đề thi CĐ năm 2011).
Câu 73: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử C 3H6O3. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH dư
thu được 2 sản phẩm hữu cơ Y và Z trong đó Y hịa tan được Cu(OH) 2. Kết luận không đúng là
A. X là hợp chất hữu cơ đa chức.
B. X có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X tác dụng được với Na.
D. X tác dụng được với dung dịch HCl.
(Trường THPT chuyên Đại Học Vinh/ thi thử lần 1-2012)
Câu 74: Thuỷ phân chất X có CTPT C8H14O5 thu được rượu etylic và chất hữu cơ Y .Cho biết
1
n X  n C 2H5OH  n Y . Y được điều chế trực tiếp từ glucozơ bằng phản ứng lên men , trùng ngưng Y thu
2
được một loại polime. CTCT thu gọn của X là
A. C2H5OCOCH(OH)CH2COOC2H5
C. C2H5OCOCH- COOC2H5


B. CH2(OH)CH2COOCH2CH2COOC2H5
CH3  C H  COOC 2 H 5
|
D.
OOC  CH(OH)  CH3

Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng:
Câu 75: Công thức tổng quát của este được tạo bởi axit no, 2 chức, mạch hở và ancol no, 3 chức, mạch
hở là:
A. CnH2n-10O12 (n  12) B. CnH2n-14O12 (n  12) C. CnH2n-14O12 (n  8)D. CnH2n-10O12 (n  8)
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ Thi thử lần 4-2011)
Câu 76: CnH2n-2O2 có thể là cơng thức tổng quát của loại hợp chất nào dưới đây?
(1) Axit cacboxylic khơng no có một nối đơi, đơn chức, mạch hở.
(2) Este khơng no (có 1 nối đơi), đơn chức, mạch hở.
(3) Este no, hai chức mạch hở.
(4) Anđehit no hai chức, mạch hở.
(5). Ancol no, 2 chức, mạch hở.
A. 1,3
B. 1,2
C. 1,2,4
D. 1,3,5
(Trường THPT Nguyễn Du/ Hà Nội/ thi thử lần 2-2014)
Câu 77: Ứng với công thức phân tử C nH2n-2O2 khơng thể có loại hợp chất hữu cơ:
A. Axit no, đơn chức mạch vòng.
B. Anđehit no, hai chức, mạch hở.
C. Axit đơn chức có hai nối đơi trong mạch cacbon.
D. Este đơn chức, mạch hở, có một nối đôi trong mạch cacbon.
(Trường THPT chuyên Bắc Ninh/ thi thử lần 3-2014)
Câu 78: X là một este thuần chức tạo bởi một rượu no 3 chức và một axit đơn chức là dẫn xuất của

olefin. Công thức phân tử tổng quát của X là
A. CnH2n-10O6.
B. CnH2n-4O6.
C. CnH2n-8O6.
D. CnH2nO6.
(Trường THPT Đào Duy Từ/ thi thử lần 6-2011)
Câu 79: Đốt cháy hoàn toàn este X mạch hở tạo thành 2a mol CO 2 và a mol H 2O. Mặt khác, thủy
phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) chất Z (có số nguyên tử
cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong Y). X có thể là:
A. Este không no, hai chức một liên kết đôi.
B. Este khơng no, hai chức có hai liên kết đơi.
C. Este không no, đơn chức, một liên kết đôi.
21


D. Este không no, đơn chức, hai liên kết đôi.
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 2-2015)
Bài tập tổng hợp:
Câu 80: Cho các phản ứng sau:
X + H2 (Ni, to) → Y.
Y + axit Z (H 2SO4, to) → Este có mùi chuối chín.
Biết X là hợp chất no, mạch hở. Tên thay thế của X là:
A. isopentanal.
B. 3-metylbutanal.
C. anđehit isovaleric. D. 2-metylbutanal.
(Khối THPT chuyên ĐHKH Huế / thi thử lần 2-2014)
Câu 81: Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H 2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (xt H 2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tử H 2O

có nguồn gốc từ axit.
(4) Đốt cháy hồn tồn este no mạch hở ln thu được CO 2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
(Trường THPT Hồng Lĩnh/ thi thử lần 1-2014)
Câu 82: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X thu được CO 2 và H2O với số mol bằng nhau. Thủy phân
X trong môi trường axit được chất Y (thực hiện được phản ứng tráng bạc), và chất Z (số nguyên tử C
trong Z bằng nửa số nguyên tử C trong X). Phát biểu nào sau đây là sai
A. Chất Y tan nhiều trong nước
B. Đun Z với H 2SO4 đặc được aken.
C. X thuộc loại no đơn chức.
D. Đốt cháy 1 mol X được 2 mol CO 2.
(Trường THPT Lương Thế Vinh/ Hà Nội/ thi thử lần 1-2014)
Câu 83: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong mơi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số
nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2008).

Câu 84: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng cơng thức phân tử C 5H10O2, phản ứng
được với dung dịch NaOH nhưng khơng có phản ứng tráng bạc là

A. 4.

B. 5.

C. 8.

D. 9.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010).

Câu 85: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua,
ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2007).

Câu 86: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức).
Biết C3H4O2 khơng làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH3
tạo ra kết tủa là
22


A. 3.


B. 4.

C. 5.

D. 2.

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2009).

Câu 87: Cho các hợp chất hữu cơ:
(1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
(3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;
(5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đơi C=C), mạch hở;
(7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit khơng no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO 2 bằng số mol H2O là:
A. (2), (3), (5), (7), (9).

B. (1), (3), (5), (6), (8).

C. (3), (4), (6), (7), (10).

D. (3), (5), (6), (8), (9).

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2009).

Câu 88: Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có
khả năng làm mất màu nước brom là
A. 3.

B. 5.


C. 4.

D. 6.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010).

Câu 89: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit
C2H5COOH là
A. 2.

B. 6.

C. 4.

D. 9.

(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2012).

Câu 90: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 1.


D. 2.

(Trích đề thi THPT Quốc Gia 2015)

Câu 91: Đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic và glixerol (có vài giọt H 2SO4 đặc làm xúc tác một thời
gian sản phẩm chứa chức este có thể thu được là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
(Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam/thi thử lần 1-2013)
Câu 92: Ứng với công thức phân tử C 3H6O2, có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ, y đồng phân tác
dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân vừa tác dụng được với
NaOH và vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân vừa tác dụng được với Na,
vừa tác dụng được với dung dịch AgNO 3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai?
A. x = 1.
B. y = 2.
C. z = 0.
D. t = 2.
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/ Đà Nẵng/ thi thử lần 1-2015)
Câu 93: Thực hiện phản ứng este hóa giữa butan–1,2,4-triol và hỗn hợp 2 axit CH 3COOH và
HCOOH thì số dẫn xuất trieste tối đa thu được là
A. 5 chất
B. 6 chất
C. 7 chất
D. 8 chất
(Trường THPT chuyên KHTN/ thi thử lần 5-2014)

23



Câu 94: Ứng với cơng thức C2HxOy (M<62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có phản ứng tráng
bạc
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
(Đề thi THPT Quốc Gia 2016)
Câu 95: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5(thơm),
C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3. CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi
tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ/ Hà Nội/ thi thử lần 2-2016)
Sơ đồ phản ứng, chuỗi phản ứng:
Câu 96: Cho sơ đồ chuyển hoá:
 HCl
 H 2 du ( Ni ,t )
 NaOH du, t
 Z. Tên của Z là
 X 
 Y 
Triolein 
0

0


A. axit stearic.

B. axit panmitic.

C. axit oleic.

D. axit linoleic

(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2010).

Câu 97: Chất hữu cơ X có cơng thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo
phương trình phản ứng:
C4H6O4+ 2NaOH →2Z + Y.
Để oxi hố hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết
Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 44 đvC.

B. 58 đvC.

C. 82 đvC.

D. 118 đvC.

(Trích đề thi CĐ năm 2008).
Câu 98: Chất X có cơng thức phân tử C4H9O2N . Biết :
X + NaOH  Y + CH4O
Y + HCl (dư)  Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
(Trích đề thi CĐ năm 2009).
Câu 99: Cho sơ đồ phản ứng:
 AgNO3 / NH 3
 NaOH
 NaOH
 Z 
Este X (C4HnO2) 
Y 
C2H3O2Na.
t0
t0
t0

Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH2=CHCOOCH3.

B. CH3COOCH2CH3.

C. HCOOCH2CH2CH3.

D. CH3COOCH=CH2.

(Trích đề thi CĐ năm 2012).
Câu 100: Cho sơ đồ chuyển hóa:
ddBr

NaOH


CuO, t o

O ,xt

CH OH,t o ,xt

3
2  X 
2  T 
C3H 6 
 Y 
 Z 
 E (este ®a chøc)

Tên gọi của Y là:
A. propan-1,2-điol.

B. propan-2-ol.

C. propan-1,3-điol.

D. glixerol.
24


(Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử lần 3-2011)
Câu 101: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức C nH2n-2O2 với giá trị n bằng bao nhiêu để X thỏa mãn sơ
đồ chuyển hóa sau:
 NaOH


[O]

 NaOH

CaO,t o

X 
 Y  Z; Y 
 T 
 Z 
 CH 4

A. 5.
B. 3.
C. 4.
(Trường THPT Đào Duy Từ/ thi thử lần 5-2011)
Câu 102: Số công thức cấu tạo của X phù hợp với sơ đồ trên là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
( Trung tâm LTĐH Tơ Hồng/thi thử lần 2-2011)
Câu 103: Cho sơ đồ:
Cn H 2n 2O2  NaOH 
(X)

 Cu(OH)
 NaOH
 O2 ,xt

2 D


 A 


 B 
E

D. 2.

D. 4.


 F 
 CH 4

X có tên gọi là
A. metylfomat.
B. vinyl fomat.
C. vinylaxetat.
D. metylacrylat.
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/Quảng Trị/ thi thử lần 1-2011)
Câu 104: Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức cơng thức phân tử C 4H6O2. Có sơ đồ
 NaOH,CaO,t o

 NaOH

X 
 Y  C2 H 4

Tên gọi của X là

A. metylacrilat
B. axit butiric
C. anlylfomat
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/Quảng Trị/ thi thử lần 1-2011)
Câu 105: Cho sơ đồ phản ứng:
 NaOH

 HCl

D. vinylaxetat

H

2 (Z)
Triolein 
(X) (Y) 
Z có tên gọi là:
A. Axit panmitic.
B. Glixerol.
C. axit oleic.
(Trường THPT chuyên Trần Phú/Hải Phòng / thi thử lần 2-2012)

D. axit stearic.

Câu 106: Cho sơ đồ phản ứng:
o

CH3CCH
CO, t ,xt
 NaOH

CH3OH 
(X) 
 (Y) 
 (Z) → propan-2-ol
Công thức cấu tạo thu gọn của X và Z lần lượt là:
A. CH3COOH và CH3COCH3
B. C2H5OH và C2H5CHO
C. C2H5OH và CH3CH(OH)CH3
D. CH3COOH và CH 3COOCH=CHCH 3
(Trường THPT chuyên Trần Phú/Hải Phịng / thi thử lần 2-2012)
Câu 107: Chất X có công thức phân tử C 8H14O4 thỏa mãn sơ đồ sau:
X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
nX3 + nX4 → nilon-6,6 + nH 2O
2X2 + X3 → X5 + 2H2O;
Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO(CH2)6OOCH.
B. CH3OOC(CH2)4COOCH3.
C. CH3OOC(CH2)5COOH.
D. CH3CH2OOC(CH2)4COOH.
(Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc/thi thử lần 4-2012)
Câu 108: X và Y là 2 đồng phân của nhau. X, Y tác dụng với NaOH theo phương trình sau
X + NaOH → C2H4O2NNa + CH4O
Y + NaOH → C3H3O2Na + Z + H2O.
Z là chất nào dưới đây
A. H2.
B. CH3NH2 .
C. NH3.
D. CH3OH.
(Trường THPT chuyên Hà Tĩnh/thi thử lần 1-2013)


25


×