Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người việt ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.62 KB, 22 trang )

lOMoARcPSD|278 270 34

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Mơn: VĂN HĨA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này
trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đào Ngọc Tuấn
TS. Trần Thị Hồng Thúy

Người thực hiện:

Phùng Hà Linh

Khoa - Lớp:

Truyền thông quốc tế - IMC1

Mã sinh viên:

TTQT49-C1-1713


Hà Nội, tháng 1 năm 2023


lOMoARcPSD|278 270 34

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................. 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
1. Giao tiếp: ...................................................................................................... 5
2. Ngôn ngữ ....................................................................................................... 5
1. Vừa cởi mở vừa rụt rè .................................................................................. 6
1.1. Đặc điểm ..................................................................................................... 6
1.2. Ưu điểm ....................................................................................................... 8
1.3. Nhược điểm ................................................................................................. 8
2. Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử .......................................................... 9
2.1. Đặc điểm ..................................................................................................... 9
2.2. Ưu điểm ..................................................................................................... 10
2.3. Nhược điểm ............................................................................................... 10
3. Trọng danh dự ............................................................................................ 11
3.1. Đặc điểm ................................................................................................... 11
3.2. Ưu điểm ..................................................................................................... 11
3.3. Nhược điểm ............................................................................................... 12
4. Giữ ý trong giao tiếp --> Thiếu tính quyết đoán ....................................... 12
4.1. Đặc điểm ................................................................................................... 12
4.2. Ưu điểm ..................................................................................................... 14
4.3. Nhược điểm ............................................................................................... 14
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 20



lOMoARcPSD|278 270 34

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ứng xử đã trở thành một
nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, được hình thành trong q trình ngoại
giao văn hóa, được cha ơng ta lưu giữ, truyền lại từ đời này qua đời khác. Ngày
nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp, ứng xử vẫn có tầm
quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp, có văn hóa, có đạo đức
trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, nhà trường,
trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn
đến xung đột. Giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có đạo đức là cơ sở để có những
mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan
hệ hợp tác trong kinh doanh.
Trong khn khổ của học phần Văn hóa Việt Nam & Hội nhập Quốc tế,
chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, tồn diện hơn về văn hóa và bản sắc dân tộc
nước nhà; phát hiện những đặc trưng riêng; song song với việc khắc phục hạn
chế và phát huy điểm mạnh trong giao tiếp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi
quá trình hội nhập quốc tế đang diễn biến mạnh mẽ, biết cách giao tiếp, vận
dụng ngôn ngữ vào thực tiễn cuộc sống là một yếu điểm. Đặt trong mối tương
quan với các nền văn hóa giao tiếp khác biệt bởi vùng miền, bởi văn hóa, biết
tơn vinh vẻ đẹp riêng của nước nhà và sẵn sàng tơn trọng sự khác biệt trong văn
hóa giao tiếp của các nền quốc gia ấy sẽ giúp chúng ta trở thành một cơng dân
tồn cầu.
Với sứ mệnh quan trọng này, hiện nay, việc nghiên cứu văn hóa thơng qua
ngôn ngữ đã trở thành một ngành chuyên biệt trong văn hóa học. Vì những lý do
trên, em đã chọn đề tài: “Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Ưu
điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế.”



lOMoARcPSD|278 270 34

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. VĂN HÓA GIAO TIẾP LÀ GÌ?
Giao tiếp là một q trình trong đó các bên tham gia, gồm chủ thể giao
tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người tiếp nhận thông tin), để tạo ra
hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Theo quan niệm này, giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó
nằm trong một chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân
các bên tham gia giao tiếp hoặc giữa họ với nhau.
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan
hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (lịch sự, thân thiện, hiếu
khách,...), là tổ hợp của các yếu tố: lời nói, ngơn ngữ hình thể, hành vi, thái độ,
… Đối với một xã hội, một dân tộc, văn hoá giao tiếp là những quy tắc, quy
định, những chuẩn mực được áp đặt lên hoạt động giao tiếp giữa người với
người. Những quy chế này phải phù hợp với quan niệm đạo đức, thẩm mỹ của
xã hội, phù hợp với sự phát triển về kinh tế, chính trị, ... của quốc gia đó.
2. ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT
LÀ GÌ?
Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là những đặc điểm
riêng, nét khác biệt trong giao tiếp của người Việt so với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới. Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều đặc điểm giao tiếp dễ nhận
thấy của người Việt Nam.


lOMoARcPSD|278 270 34

NỘI DUNG
I, CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP VÀ NGÔN NGỮ
1. Giao tiếp:

- Khái niệm: Giao tiếp là hoạt động giữa người với người nhằm trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và
xử lí thơng tin giữa người này với người khác để đạt được mục đích nào đó.
Giao tiếp chỉ xảy ra khi các đối tượng tham gia sử dụng một phương tiện giao
tiếp nào đó và trong một bối cảnh nhất định. Văn hóa giao tiếp là một bộ phận
trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người
trong xã hội, là tổ hợp của các thành tố: ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, hành vi, thái
độ...
- Bản chất: Giao tiếp là q trình truyền - nhận thơng điệp từ một người
gửi đến một hay nhiều người nhận trong một môi trường nhất định.
- Chức năng: Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Mác đã khẳng định “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con
người là tổng hịa những quan hệ xã hội”. Vì vậy, quả thật sẽ khơng khó hiểu
khi cho rằng chức năng quan trọng nhất của giao tiếp và ngôn ngữ là việc xác
lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người và các
yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Hơn nữa, giao tiếp
không chỉ bộc lộ cảm xúc, mà còn tạo ra những ấn tượng, cảm xúc mới giữa các
chủ thể, từ đó mang đến tiếng nói chung và sự tơn trọng cần thiết.
2. Ngôn ngữ:
- Định nghĩa: Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, được dùng làm phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người. Ngơn ngữ
bao gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là cơng cụ
quan trọng nhất của sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc.
- Chức năng:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì nó hành trình cùng con
người khi con người vừa mới xuất hiện cho đến ngày nay. Theo “Đại cương văn
hóa Việt Nam” của T.S Phạm Thái Việt và T.S Đào Ngọc Tuấn: “Ngôn ngữ vừa



lOMoARcPSD|278 270 34

là kết quả của giao tiếp lại vừa là cơng cụ để thúc đẩy q trình giao tiếp. Nhờ
có ngơn ngữ, các tri thức kinh nghiệm, kỹ năng của nhiều thế hệ trước được cất
giữ, lưu truyền. Ngôn ngữ cũng là phương tiện để các chủ thể văn hóa biểu đạt
cảm xúc, tư tưởng”
+ Ngơn ngữ là phương tiện tư duy của con người
Các Mác đã từng nói: “Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy”. Ngơn ngữ và tư
duy có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Nhờ
ngôn ngữ mà thực hiện được các hoạt động tư duy, ngược lại có tư duy mới có
ngơn ngữ. Trong hoạt động nhận thức và tư duy, ngôn ngữ đóng vai trị tàng trữ,
bảo tồn và cố định các kết quả của nhận thức và tư duy của cá nhân và cộng
đồng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

II, ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
VIỆT. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐẶC TRƯNG NÀY
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Vừa cởi mở vừa rụt rè
1.1. Đặc điểm
Từ thời xa xưa, nông nghiệp trồng trọt đã là nguồn gốc của văn hóa mang
tính tập thể của người phương Đông. Trồng trọt và lúa nước là nghề mang tính
thời vụ, lúc vào mùa thì bận rộn, một hai người làm không hết việc nên mọi
người phải liên kết hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là nghề trồng lúa nước mang tính
đặc thù rất cao. Vì phải phụ thuộc vào thiên nhiên, nên nghề trồng lúa nước đi
kèm với nhu cầu về thủy lợi, tưới tiêu, cần nhiều người tập trung hỗ trợ, giúp đỡ
nhau vì con người phải theo nước chứ không thể bắt nước theo mình được. Do
đó, đời sống của người Việt ta ngay từ xưa đã mang tính tập thể rất cao, ngay từ
bé đã có những mối liên hệ khăng khít với gia đình, làng xã. Người Việt vì thế
sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi
thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là một trong những

nguyên nhân khiến người Việt đặc biệt coi trọng và rất thích việc giao tiếp.
Từ góc độ bản thân, chủ thể giao tiếp, thì người Việt có tính thích thăm
viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau thì dù có gặp nhau bao nhiêu
lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi vẫn tới thăm nhau. Việc thăm viếng ở đây không


lOMoARcPSD|278 270 34

phải vì mục đích cá nhân hay nhu cầu công việc mà đơn giản là sự thể hiện tình
cảm, lịng biết ơn và là sợi dây gắn kết các mối quan hệ giữa con người với
nhau. Một ví dụ điển hình là trong dịp Tết mọi người thường đến nhà nhau, ăn
uống và cùng nhau nói chuyện về năm đã trơi qua. Hình thức đi thăm hỏi này
thường được gọi là đi chúc Tết, một nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt. Qua việc
đi chúc Tết, mỗi người, mỗi gia đình có thể xem xét lại về các mối quan hệ đang
có, quyết định mối quan hệ nào nên giữ và mối quan hệ nào nên bỏ. Với các mối
quan hệ càng cần được giữ, sự cẩn trọng trong lời nói và cách ứng xử lại càng
quan trọng trong việc thắt chặt cũng như làm sâu sắc hơn tình cảm của đơi bên.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam cịn thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình,
nghề nghiệp, trình độ học vấn… của đối tượng giao tiếp bởi họ tự thấy có trách
nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hồn
cảnh. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến người nước ngồi có nhận xét là người
Việt Nam hay tị mò, và dù gọi bằng cái tên nào đi chăng nữa, chẳng qua chỉ là
sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra. Bên cạnh đó, với đối tượng giao
tiếp thì người Việt Nam cịn có tính hiếu khách, có khách đến nhà, dù thân hay
sơ, quen hay lạ, người Việt dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón 1 cách
chu đáo và nhiệt tình nhất, bởi lẽ “Đói năm, khơng ai đói bữa”. Một biểu hiện
nổi bật có thể thấy chính là thói quen dọn nhà trước khi đón khách nhằm thể
hiện phép lịch sự khi người khác đến chơi nhà, khơng chỉ vậy có thể thấy rõ ở
các thế hệ đi trước chính là việc để dành quà bánh ngon và đắt tiền thiết đãi
khách.

Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như
ngược lại là rất rụt rè - điều mà người nước ngoài thường hay nhắc đến. Sự tồn
tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ
bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi ở trong cộng đồng
quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích
giao tiếp. Cịn khi ở ngồi cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát
huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Một ví dụ điển hình của việc
khó hịa nhập, thích nghi, giao tiếp ở mơi trường mới đến từ các du học sinh.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Văn Xuân (Bệnh viện Hà Nội) cho biết, ông từng tiếp
nhận tư vấn, trị liệu cho nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm phải về nước khi đi du


lOMoARcPSD|278 270 34

học sớm. Việc các gia đình có điều kiện kinh tế muốn con có mơi trường học tập
ở các nước tiên tiến nên sẵn sàng đầu tư số tiền lớn là dễ hiểu. Song, không phải
ai cũng thành cơng, thậm chí có người phải ơm hận bởi giấc mộng “đổi đời”.
Nguyên nhân phần lớn đến từ việc không hịa nhập được cùng cộng đồng nước
ngồi, dẫn đến cơ đơn và trầm cảm.
Hai tính cách tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng khơng hề mâu
thuẫn bởi được hình thành trong những điều kiện khác biệt, chúng chính là hai
mặt của cùng một bản chất, là minh chứng cho cách ứng xử linh hoạt của người
Việt Nam. Mỗi tính cách đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mỗi người để
những ưu và nhược điểm đó được phát huy đúng cách, đúng hoàn cảnh.
1.2. Ưu điểm
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu giao thoa văn hóa và giao
tiếp ngày càng tăng khiến đặc trưng giao tiếp vừa cởi mở, vừa rụt rè mang lại
nhiều ưu điểm. Đầu tiên, trong đời sống xã hội, sự cởi mở trong giao tiếp chính
là cây cầu kết nối tình cảm giữa cá nhân, làm khăng khít thêm các mối quan hệ.
Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối tượng giao tiếp, rút ngắn

khoảng cách giữa người với người, đặc biệt là những người mới quen, từ đó dễ
dàng tạo mối quan hệ hữu hảo với các nước khác. Không những vậy, thái độ cởi
mở trong giao tiếp với người ngoại quốc còn giúp tăng khả năng ngoại ngữ và
sự tự tin khi giao tiếp của người Việt, đặc biệt là với các bạn trẻ. Từ đó, xây
dựng được hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam: tự tin, bản lĩnh, ham học hỏi, hiếu
khách... Sự cởi mở không chỉ đem lại lợi ích về mặt đời sống xã hội mà cịn
trong cả lĩnh vực kinh tế, chính trị. Từ xa xưa, lối sống cởi mở, hòa đồng của
người Việt đã khiến chính sách đối ngoại giữ ổn định, hịa bình với các nước
được ủng hộ và áp dụng, từ đó tạo điều kiện mở rộng ngoại giao và hội nhập
kinh tế thế giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Hơn nữa, nó cịn góp
phần gìn giữ, bảo vệ an ninh biên giới, lãnh thổ trong nước cũng như tránh các
xung đột khơng đáng có liên quan đến chủ quyền và an ninh khu vực. Một ví dụ
tiêu biểu là việc tranh chấp biển Đơng, nhờ chính sách ngoại giao hịa bình, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, Việt Nam ta đã nhận được sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế để có thể bảo vệ chủ quyền, lợi ích hợp pháp và biên giới
nước nhà.


lOMoARcPSD|278 270 34

1.3. Nhược điểm
Cùng với đó, tính rụt rè trong giao tiếp của người Việt khiến chủ thể giao
tiếp khơng q sỗ sàng, vồ vập mà có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu về đối
phương hơn. Đơi khi, nét rụt rè, e thẹn lại được nhận xét là một trong những nét
duyên dáng, cuốn hút, bí ẩn của người Việt, đặc biệt là người con gái Việt Nam.
Tuy nhiên, đặc tính vừa cởi mở vừa rụt rè của người Việt vẫn đem lại một
số hạn chế nhất định. Thực tế là sự rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp có thể tạo
nên cảm giác khơng thoải mái, mất hứng thú cho người đối diện, vì thế việc xây
dựng một mối quan hệ đối với nhiều người Việt có thể cần thời gian, từ đó gây
ra khơng ít khó khăn cho người Việt trong việc hồ nhập, giao lưu với bạn bè

quốc tế. Hơn thế nữa, quá rụt rè có thể khiến người Việt đánh mất nhiều cơ hội
trong học tập, đặc biệt khi ở trong môi trường nước ngồi cũng như cơng việc
nếu khơng dám mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình.

2. Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
2.1. Đặc điểm
Bên cạnh đó, nền văn minh lúa nước với đặc điểm trọng tình trọng nghĩa
đã dẫn người Việt tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm quy tắc ứng xử.
Trong cuộc sống người Việt có lý có tình, nhưng vẫn nghiêng về tình hơn, ví
như câu tục ngữ này là:
“u nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”.
Nếu như trong tổng thể người Việt Nam lấy sự hài hịa âm dương làm ngun lý
chủ đạo, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên
về tình hơn bởi “một cái lý khơng bằng một tý cái tình”. Chỉ cần người mà họ
yêu quý, họ sẽ luôn thân thiện, vui vẻ khi họ gặp gỡ. Cịn với người mà họ cảm
thấy khơng ưa, khơng thích; mạnh hơn là ghét thì ngay lập tức thái độ tỏ ra trong
giao tiếp sẽ được chuyển đổi thành khó chịu, khơng thoải mái; thậm chí là
khơng quan tâm. Trong thực tế, người Việt Nam coi trọng “cái tình” hơn cả, bất
đắc dĩ lắm mới dùng “cái lý” để giải quyết những mâu thuẫn. “Cái tình” sẽ làm
cho người gần người hơn. Xử sự với nhau bằng “cái tình” là rất đẹp, để rồi “một
trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, để không phải hối hận về sau. Người ta
thường nói “tình làng nghĩa xóm” lúc “tắt lửa tối đèn” là để nhấn mạnh “cái


lOMoARcPSD|278 270 34

tình”, chứ ít ai đưa “cái lý” ra làm thước đo con người. Đặc trưng này một phần
thể hiện được bản chất thẳng thắn, bộc trực chất phác của người Việt Nam. Với
những yếu tố độc đáo trên đã tăng thêm sự phong phú trong văn hóa giao tiếp

của người Việt.
Bên cạnh đó, nguyên tắc ứng xử của người Việt còn được ảnh hưởng trực
tiếp từ nền văn hố nơng nghiệp. Con người nơng nghiệp ưa chuộng sự hòa
thuận, tương trợ, quan tâm đến những người xung quanh. Từ đó, hàng xóm sống
cố định lâu dài với nhau tạo nên một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình
nghĩa làm đầu. Từ quan hệ láng giềng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”,
nên người Việt có truyền thống đồn kết, gắn bó u thương xóm làng. Đây
cũng là cơ sở của tâm lý hiếu hòa, chuộng sự bình đẳng, đề cao cộng đồng, vì
thế người Việt Nam ln nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời.
2.2. Ưu điểm
Áp dụng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, lối sống này có
tác dụng tích cực tạo nên sức mạnh cộng đồng, nếp sống chan hồ, cởi mở, giàu
tính nhân văn của người Việt. Vì vậy, người Việt dễ dàng lấy được thiện cảm của
bạn bè quốc tế, được thể hiện ở việc du học sinh nước ngồi ln giữ tình cảm
và sự thân thiện, hiếu khách với người bản địa, dễ dàng hịa nhập vào mơi
trường đa văn hóa, đa quốc gia. Thậm chí du khách nước ngồi sang Việt Nam
cũng hết sức khen ngợi sự hiếu khách của dân ta, như du khách Canada Matthew Pike đã chia sẻ: “Khi người nước ngoài phạm lỗi, người Việt Nam dễ
dàng tha thứ. Tất cả những lỗi nhỏ đều được bỏ qua ở Việt Nam” Trong chính
trị, chính vì trọng tình cảm nên Việt Nam đã xây dựng được những mối quan hệ
hữu nghị lâu dài với nhiều nước trên thế giới nói chung và trong khu vực nói
riêng, đặc biệt có thể kể đến Lào hay Cuba. Không chỉ đồng hành trong những
tháng năm chiến tranh gian khổ, Cuba còn kể vai, sát cánh với Việt Nam trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đối phó những hành động bao vây
cô lập, cấm vận, chống phá Việt Nam sau ngày chiến thắng.
2.3. Nhược điểm
Tuy nhiên, vì quá trọng tình cảm, người Việt dễ bị lợi dụng để trục lợi cho
những kẻ đóng giả ăn xin ở các địa điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh


lOMoARcPSD|278 270 34


nổi tiếng ở Việt Nam, góp phần khiến vấn nạn đóng giả ăn xin trở nên phổ biến
hơn. Dù những năm trước, nạn ăn xin mới chỉ gây ảnh hưởng tới mỹ quan của
các mùa lễ hội, nhưng đến nay vấn nạn này đã để lại ấn tượng xấu cho ngành du
lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, việc trọng tình nghĩa sẽ khiến con người trở nên cả
nể, vì tình nghĩa nên khơng muốn làm mất lịng nhau, phải nhận thiệt thịi về
mình. Đơi khi người Việt chúng ta khơng dám nói “khơng”, nhằm từ chối sự
nhờ vả hay yêu cầu đề nghị, dẫn đến sự nể nang, không công bằng trong đối
nhân xử thế hay trong công việc. Khơng lí trí, khơng cơng tư phân minh trong
cơng việc là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến vấn nạn “con ông
cháu cha” trong xã hội. Vậy nên việc “coi trọng tình cảm hơn mọi thứ” là cơ sở
khiến người Việt Nam đưa ra những quyết định theo cảm tính, khiến khả năng
thành cơng là ít chắc chắn hơn, từ đó gây cản trở người Việt Nam thành công
trong môi trường hội nhập quốc tế.

3. Trọng danh dự
3.1. Đặc điểm
Tính cộng đồng cịn khiến người Việt có đặc điểm là trọng danh dự, cũng
vì đặc điểm này mà người Việt rất sợ dư luận và thường sống theo dư luận.
Danh dự được hiểu là sự tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức nào
đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Danh dự cũng chính là yếu tố quan
trọng để khẳng định vai trị và uy tín của một cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Người có danh dự sẽ được đánh giá cao bởi họ là người có phẩm chất đạo đức
tốt, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc nên làm và không nên
làm. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét trong các câu ca dao, tục ngữ từ ngàn
đời xưa: “Tốt danh hơn lành áo”; “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Trâu chết
để da, người ta chết để tiếng”. Chính vì q coi trọng danh dự nên người Việt
Nam mắc bệnh sĩ diện. Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ ngơi
thứ nơi đình trung và tục chia phần. Đàn ơng và những nhân vật có chức quyền
trong làng sẽ được xếp ngồi mâm trên, còn phụ nữ và trẻ em chỉ được ngồi mâm

dưới. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng sáng tác vở bi hài kịch “Bệnh sĩ”.
Trong tác phẩm đó, tác giả đã giễu cợt, phê phán một trong những biểu hiện khá
phổ biến trong cách ứng xử của dân gian ta. “Người Việt Nam coi trọng cái


lOMoARcPSD|278 270 34

tiếng hơn bất cứ thứ gì”. Đó là tính huênh hoang, tỏ vẻ hơn đời, phách lối...
trong cuộc sống của một bộ phận trong xã hội. Dù đã có tuổi đời hơn 20 năm
nhưng nội dung đấy vẫn cịn vẹn ngun giá trị: chuyện ngày xưa ấy hóa ra bây
giờ vẫn cịn, mà thậm chí cịn nhiều hơn. Tính sĩ diện cũng biểu hiện rõ ràng
trong việc“tốt khoe xấu che” - nghĩa là cố che những khiếm khuyết của mình để
lấy oai với thiên hạ. Trong cuộc sống ngày nay, có những người vì để tạo vỏ bọc
hào nhống cho bản thân mà học địi theo lối sống xa hoa của người khác. Hay
cũng có những người vì để chạy theo cái mác “con nhà người ta” mà ép mình
vào quy chuẩn chung của xã hội. Rõ ràng, thói sĩ diện buộc người ta phải sống
và hành động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình.
3.2. Ưu điểm
Trong một mức độ nào đó thì thái độ trọng danh dự vẫn phát huy được tính tích
cực của nó là giúp chủ thể khẳng định được vị thế bản thân, thêm tự tin vào
chính mình từ đó thể hiện được một lối văn hóa giao tiếp lành mạnh, thiết thực
gây thiện cảm với đối tượng tiếp nhận đồng thời phát huy những đặc trưng tốt
đẹp của người Việt Nam ra thế giới. Đặc trưng này đặt ra tiêu chuẩn về hành xử
đối với từng cá nhân trong xã hội, nhất là trong lời ăn tiếng nói, góp phần ngăn
chặn, đẩy lùi hành vi khơng phù hợp, có thể gây ảnh hưởng đến uy tín, bộ mặt
quốc gia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu về tầm quan trọng
của việc giữ gìn danh dự: “Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải
biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành
vi tham nhũng, tiêu cực”. Trong công cuộc đối ngoại, Việt Nam cũng luôn coi
trọng việc giữ gìn danh dự, uy tín của tổ quốc trong mắt bạn bè trên tồn thế giới

thơng qua các sự kiện quốc tế, điều này thể hiện trong quy trình chuẩn bị hết sức
chỉn chu cùng kết quả diễn ra thành công như dự kiến. Là một trong những quốc
gia đang phát triển ở châu Á và dần tiến bước vươn ra quốc tế, người Việt vẫn
luôn được các nước tôn trọng, đặt niềm tin và giữ mối quan hệ ngoại giao tốt
đẹp.
3.3. Nhược điểm
Tuy nhiên, đối với bản thân chủ thể giao tiếp khi quá trọng danh dự sẽ dễ đánh
mất bản thân, khơng được là chính mình bởi họ luôn phải gồng gánh sức nặng


lOMoARcPSD|278 270 34

của cái danh dự trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Điều này khiến người Việt không
dám thể hiện cái tôi rõ nét, không dám sống thật với bản chất con người mà phải
lựa theo tập thể, từ đó dẫn đến thiếu sự đột phá, sáng tạo. Việc trọng danh dự
quá mức của người Việt Nam chính là điểm khác biệt lớn với đặc điểm văn hoá
giao tiếp của người nước ngoài đặc biệt là người phương Tây , nó gây nên
khoảng cách cho chúng ta trong các cuộc trị chuyện, hội thoại, đàm phán từ đó
hạn chế khả năng phát triển năng lực của số đông người Việt. Hơn thế nữa, nếu
việc trọng danh dự được hiểu sai và thực hiện một cách thái quá thì sẽ tạo ra
những tiêu cực liên quan đến bệnh sĩ diện. Bệnh sĩ diện sẽ dẫn đến cơ chế tin
đồn, biến dư luận trở thành thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng nhằm duy
trì sự ổn định của làng xã nói riêng và làng xã nói chung.

4. Giữ ý trong giao tiếp --> Thiếu tính quyết đốn
4.1. Đặc điểm
Cuối cùng, người Việt Nam có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”,
chính vì thế sự tế nhị là một trong những quy luật trong giao tiếp của người Việt.
Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vịng vo tam quốc”, không
bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Đi sâu vào tìm

hiểu về vấn đề này, ta khơng chỉ thấy sự ưa tế nhị, ý tứ thể hiện ở cách mở đầu
khi giao tiếp, mà còn qua nhiều phương thức khác.
Sử dụng những câu hỏi thay cho lời chào, “chào” đi liền với “hỏi”: Với
cách thức này, người hỏi không cần nhận được câu trả lời, và người nghe cũng
trả lời một cách hiển nhiên. Ví dụ như khi đến nhà một người nào đó, thay vì
“Chào bác”, “Cháu chào cơ”, “Con chào mẹ”, thì người Việt sẽ thường hỏi
“Bác/Cơ/Mẹ đang làm gì thế?” dù có thể đã biết đối tượng giao tiếp đang làm
gì. Người được hỏi cũng coi đó như một lời chào và tự nhiên đáp lại “Tôi
đang…” . Ngồi ra, người hỏi có quan sát đối tượng giao tiếp đang làm gì và hỏi
đối tượng giao tiếp như “Bác/Cơ/Mẹ đang …. đấy à?”, và hồn tồn hài lịng với
dạng câu trả lời kiểu như: “Vâng, tơi đang…”.
Sử dụng những từ ngữ, câu nói mang tính ẩn dụ, nói giảm nói tránh để
bộc lộ ẩn ý sâu trong lời nói hoặc để tránh mất lịng đối tượng giao tiếp. Ví dụ:


lOMoARcPSD|278 270 34

“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Khi giữ ý trong giao tiếp, chúng ta có thời gian để suy nghĩ về điều mình
định nói “Ăn có nhai, nói có nghĩ” hay “Người khơn ăn nói nửa chừng, để cho
người dại nửa mừng nửa lo”, tránh phát ngôn phải những nội dung nhạy cảm
hay những vấn đề gây tranh cãi. Điều này cũng có điểm tương đồng với người
Nhật bởi họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít
sẽ tốt hơn nói q nhiều, nên quan tâm đến hành động hơn là lời nói. Trong một
buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta
nói ra là quyết định sau cùng. Để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt
Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp
của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lý trọng sự hịa thuận khiến người Việt Nam ln chủ trương nhường nhịn:

“Một điều nhịn chín điều lành”; “Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sơi nhỏ lửa
có đời nào khê.” Nó cũng tạo thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng,
chính điều này khiến người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đốn.
Sự thiếu quyết đốn cũng xuất phát từ thói quen ni dạy con cái của người Việt
Nam. Tại nhiều gia đình, ranh giới giữa điều đúng và điều sai vô cùng rạch rịi
và những sai lầm khơng được phép xảy ra. Từ đó hình thành tư duy sợ sai nên
khơng dám làm, ngại nói sai nên khơng dám nói và dẫn đến các đặc điểm thiếu
quyết đốn trong giao tiếp vì q e dè, sợ sệt. Vì vậy, trong kinh doanh, người
Việt thường không lựa chọn phương án kinh doanh mạo hiểm mà thiên về
phương án an tồn dù khơng đem lại lợi nhuận cao.
4.2. Ưu điểm
Trong quá trình hội nhập quốc tế, người Việt Nam với sự tinh tế, ý nhị
trong từng lời nói, cử chỉ đã tạo sự thoải mái cho người đối diện cũng như sự
hòa nhã trong cuộc giao tiếp. Sự cẩn thận này có thể giúp người Việt tránh được
những rắc rối khơng đáng có trong việc giao tiếp, từ đó giữ được mối quan hệ
tốt, thuận lợi trong cơng việc. Tâm lý ưa hồ thuận này đã xuất hiện từ thời xa
xưa, có thể thấy trong các cuộc chiến, chúng ta ln chủ động cầu hồ với giặc,
tha cho tàn dư của giặc quay về nước. Ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi


lOMoARcPSD|278 270 34

chính sách đối ngoại là tránh đối đầu với các cường quốc, đồng thời cải thiện
quan hệ với nhiều đối tác khác. Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung
Quốc, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, sâu rộng,
có hiệu quả. Tuy nhiên, về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông, Việt
Nam vẫn đảm bảo thực thi pháp luật dựa trên luật pháp quốc tế, thỏa thuận về
những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển đối với Trung Quốc, nỗ
lực xử lý thỏa đáng, kiểm sốt tốt bất đồng, giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn
định trên biển. Có thể nói Việt Nam vừa hợp tác phát triển với Trung Quốc

nhưng cũng đảm bảo các vấn đề về chủ quyền đất nước. Ngoài ra, trong giao
tiếp hàng ngày, thói quen chào hỏi sẽ giúp đưa đẩy bầu khơng khí, dần phá bỏ đi
sự ngại ngùng trong giao tiếp và tiếp cận đối phương một cách nhẹ nhàng, lịch
sự hơn. Thực tế, ta còn có thể chào nhau phát đi tín hiệu gặp nhau bằng những
hành động “phi lời” như nhìn nhau mỉm cười, gật đầu, bắt tay... Gặp nhau, chia
tay nhau cũng cần nói với nhau một lời. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là
như thế. (PGS.TS Trương Thị Nhàn - giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ học,
Trường ĐH Khoa học Huế)
4.3. Nhược điểm
Tuy nhiên, tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt luôn chủ trương nhường
nhịn dẫn tới việc hay chịu thiệt thịi trong đời sống cơng việc, xã hội, đặc biệt
trong mơi trường cạnh tranh. Từ đó, họ dễ để vuột mất cơ hội dù chăm chỉ, tài
giỏi. Trong vài trường hợp thậm chí có thể bị đánh giá là nhu nhược, khơng có
chí tiến thủ, là cơ hội cho kẻ xấu lấn lướt, lợi dụng và là cơ sở cho sự thiếu quyết
đoán trong giao tiếp của người Việt. Đây cũng là lý do khiến cho các doanh
nghiệp Việt Nam chưa tạo nên được bước đột phá trên thị trường thế giới trong
bối cảnh tồn cầu hóa. Lấy ví dụ về vấn đề này, tại hội nghị “Việt Nam - trải
nghiệm trọn vẹn” tổ chức tại Quảng Ninh tháng Ba năm 2022, PGS.TS Trần
Đình Thiên cho rằng: “Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia phủ
vắc xin rộng nhất nên xứng đáng là đất nước an toàn nhất. Nhưng bản thân
chúng ta vẫn rụt rè, dò dẫm, chưa thực sự quyết chiến trong việc mở cửa. Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có lộ trình rõ ràng, chủ động hơn để tuyên bố
với thế giới, Việt Nam là điểm đến an toàn, sẵn sàng để tiếp đón du khách” Ơng
bày tỏ quan điểm rằng nếu Việt Nam quyết đốn và chủ động trong cơng cuộc


lOMoARcPSD|278 270 34

mở cửa đón khách nước ngồi khi thế giới vẫn đang ngại ngùng, lúng túng, đó
sẽ là cơ hội để ngành Du lịch và Hàng không Việt Nam khôi phục, nâng cao vị

thế trên bản đồ thế giới.

III. NGHỆ THUẬT NGƠN TỪ
1. Mang tính ước lệ cao
Ví dụ như trong ca dao ngày xưa, ông cha ta đã sử dụng thủ pháp ước lệ,
tượng trưng để hỏi thăm, tán tỉnh nhau:
“ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Hai câu ca dao đầu là lời của mận dành cho đào, tác giả dân gian mượn
hình ảnh của hai quả này để biểu tượng cho chàng trai và cơ gái trong tình u
từ đó thấy được 19 việc người Việt ta rất giữ ý tứ, lịch sự, tinh tế dù là trong
giao tiếp hay cao dao dân ca.
2. Tính so sánh và tương phản cao (câu đối ứng)
Tính so sánh xuất hiện khi đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên
điểm tương đồng của chúng nhằm giúp ta dễ hình dung, liên tưởng đến những gì
đã được diễn tả. Tính so sánh được thể hiện rõ ở trong văn học dân gian Việt
Nam - loại hình gần gũi nhất với đời sống văn hóa của người dân Việt Nam ta để
gợi sự mường tượng về một khung cảnh, tính chất của sự việc hiện tượng.
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
Tính tương phản (câu đối ứng) thể hiện ở những câu nói, câu văn mang
nghĩa trái ngược, đối lập nhằm làm nổi bật tính chất của sự vật, hiện tượng.
“O du kích nhỏ giương cao súng


lOMoARcPSD|278 270 34

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.
3. Giàu tính nhịp điệu và tiết tấu (chất thi ca)
Tính nhịp điệu ở đây được hiểu giống như nhịp điệu trong thi ca nó là kết
quả của sự sáng tạo các thanh điệu, vần điệu trong tiếng Việt với sự lên xuống
trầm bổng như những nốt nhạc được chơi bởi các nhạc cụ trong các bài hát.
Giống như tiếng Thái, nhờ vào các thanh điệu đặc biệt như thanh cao, thanh
thấp, thanh bằng, thanh luyến lên, luyến xuống mà ngôn ngữ này đã trở thành
một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ
nghe và lôi cuốn. Tuy nhiên, khi so sánh với Trung Quốc thì tính nhịp điệu của
tiếng Trung lại khơng thể hiện mạnh mẽ như tiếng Việt khi tiếng Việt có tới 6
thanh điệu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, không dấu) cịn tiếng Trung chỉ có 4
thanh điệu (được quy theo số đếm), điều này cũng ảnh hưởng đến sự trầm bổng
của ngơn ngữ. Chính thanh điệu khác nhau cũng ảnh hưởng đến luật bằng trắc
và tiết tấu trong thi ca, tạo nên tính nhịp điệu riêng biệt của tiếng Việt. Tính tiết
tấu được thể hiện bởi sự ngắt nghỉ trong câu, sự phân bố các dấu câu, cách ngắt
nhịp tùy theo sắc thái cần biểu đạt.
“Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”
(Trích “Ngậm Ngùi”-Huy Cận)
Dù tiếng Pháp thông dụng với năm dấu của từ (dấu sắc, dấu huyền, dấu
cédille, dấu hai chấm trên, dấu mũ), nhưng hầu hết các dấu từ này đều phục vụ
chính cho mục đích biến điệu phát âm, không tạo cảm giác linh hoạt với nhiều
tiết tấu như tiếng Việt và cũng không thể hiện các sắc thái rõ ràng như tiếng
Việt.


lOMoARcPSD|278 270 34


4. Giàu tính biểu cảm (ảnh hưởng của nền văn hóa trọng tình)
“Sóng” - Xn Quỳnh:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta u nhau
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được”
Xn Quỳnh đã sử dụng các từ ngữ mang hàm ý, ngụ ý để bày tỏ tình
cảm của mình dành cho đối phương. Trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của
người Việt Nam vẫn hay sử dụng các cụm từ mang tính hàm ý, ngụ ý, nghĩa
bóng để thay cho việc sử dụng các từ ngữ mang nghĩa đen từ đó khéo léo thể
hiện cảm xúc của mình.
5. Linh hoạt và mềm dẻo (ảnh hưởng của nền văn hóa sơng nước và văn
hóa giao tiếp)
Tính linh hoạt trong ngơn ngữ ảnh hưởng bởi văn hóa giao tiếp của người
Việt, người việt có những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp như :vừa cởi mở lại
vừa rụt rè, vừa, có thể thay đổi tùy theo hồn cảnh khác nhau. Ví dụ như từ
“ấy” trong tiếng Việt thay đổi linh hoạt trong từng trường hợp. Chỉ người, vật,
hoặc thời điểm được nhắc tới, biết tới: “Nhớ mang cuốn sách ấy nhé”, “anh
ấy”, “thời ấy” hay từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được
nhắc tới: “Điều ấy ư, thôi khỏi phải nhắc lại làm gì” Tính mềm dẻo của tiếng
Việt ảnh hưởng bởi nền văn hóa sơng nước khi người Việt sử dụng rất nhiều
danh từ, động từ, tính từ lấy cảm hứng từ sông nước để gợi cảm giác uyển
chuyển, mềm mại như dịng nước trong văn hóa sơng nước đã ăn sâu vào đời
sống văn hóa của nhân dân Việt Nam.
“Một kiếp lênh đênh”



lOMoARcPSD|278 270 34

“Bập bềnh trong những điệu nhạc”
“Trôi nổi giữa dịng đời”
Việc sử dụng những từ ngữ này khơng chỉ khiến câu văn trở nên mềm mại
hơn, tăng tính gợi hình gợi cảm mà cịn khiến cách giao tiếp của người Việt tinh
tế hơn dù đơi khi sẽ vơ tình bị vòng vo dài dòng.
IV, ĐÁNH GIÁ & GIẢI PHÁP
Giống như tất cả những ngôn ngữ và phong cách giao tiếp trong quá khứ,
thì trong hiện tại và tương lai, văn hóa giao tiếp của người Việt nói riêng và của
tất cả các quốc gia nói chung vẫn ln thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Để có thể
minh họa cụ thể cho sự thay đổi đó, chúng ta khơng phải tìm đâu xa mà có thể
nhìn vào chính thế hệ trẻ ngày nay - thế hệ mà trước mắt và thậm chí trong
tương lai xa sẽ chi phối cách thức giao tiếp và quyết định những đặc trưng,


lOMoARcPSD|278 270 34

những nét nổi bật mà thế giới sẽ thấy được từ văn hóa giao tiếp và ngơn ngữ
Việt Nam. Một sự thay đổi tích cực đầu tiên mà gần như ai cũng có thể thấy
được đó chính là: giới trẻ đang cố gắng làm mờ đi sự khuôn mẫu trong đặc trưng
văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt Nam. Trong môi trường năng
động, đa chiều, đa văn hóa của thế kỉ mới, người trẻ ngày nay đang ngày càng
tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại, tranh biện, được tiếp xúc rất nhiều
những phong thái giao tiếp khác nhau. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và cơng nghệ trong thời đại 4.0 đã giúp cho giới trẻ có cơ hội thể hiện
tính năng động, nhạy bén trong tiếp thu cái mới. Vì vậy, chúng ta đang dần thấu
hiểu hơn sự khác biệt về cách mỗi người truyền đạt suy nghĩ, thái độ của mình,

và chúng ta học được cách khơng chỉ chấp nhận sự khác biệt ấy mà còn biết
phối hợp hài hịa để tạo nên một mơi trường cộng tác, giao lưu hiệu quả, công
bằng và đa dạng
Từ xu hướng tương tác của giới trẻ hiện đại, ta có thể dự đốn được xu
hướng chính sách của quốc gia với vị trí là một thành viên hội nhập thế giới.
Trong tương lai, những đặc trưng về văn hóa giao tiếp vẫn sẽ đóng vai trị nền
tảng để định hướng cho cách ứng xử, phát ngôn, ... của người Việt trong tất cả
các lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ tồn cầu hóa mạnh mẽ, phong cách
giao tiếp của chúng ta sẽ gây ấn tượng như thế nào với các quốc gia khác trên
thế giới sẽ là một bước quan trọng trong việc xác lập vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Xu hướng vừa cởi mở vừa từ tốn, coi trọng sự hòa thuận từ lâu
đã giúp tạo được hình ảnh người Việt Nam u hịa bình, ln chủ trương đàm
phán để giải quyết mâu thuẫn. Mặt khác, khi đối mặt với một tương lai phải
cạnh tranh gay gắt về vấn đề giữ vững chủ quyền, bảo vệ mơi trường, lợi ích
kinh tế và bản sắc văn hóa, thì người Việt lại càng phải tiếp tục chú trọng đẩy
lên trước sự quyết đoán, thái độ tự tin. Mỗi con người Việt Nam cần phải ý thức
vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa giao tiếp của quốc gia,
có trách nhiệm xây dựng hình ảnh con người Việt Nam lịch sự, nhân văn, đáp
ứng được với sự phát triển của xã hội và bản thân cũng sẽ là những cơng dân có
ích trong xã hội đó. Đó là những giải pháp để khắc phục hạn chế vốn có và phát
huy những điểm mạnh tiềm năng, khẳng định vị trí của người Việt trong mắt bạn
bè quốc tế.


lOMoARcPSD|278 270 34

KẾT LUẬN
Với lịch sử trải qua hơn 2000 năm văn hiến thì khơng thể phủ nhận được
tính đa dạng và phong phú trong văn hóa giao tiếp của người dân Việt Nam. Tuy
nhiên những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt khơng chỉ có mặt

tích cực mà vẫn mang trong mình những hạn chế nhất định. Trên thực tế, một bộ
phận sinh người trẻ còn đang xem nhẹ kỹ năng trong văn hóa giao tiếp. Họ chưa
ý thức được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp trong cuộc sống xung quanh
cũng như cho rằng bây giờ chỉ cần chú tâm vào học hành cho thật tốt khơng cần
đối nội, đối ngoại thì sao phải tìm hiểu học văn hóa giao tiếp. Vậy nên việc giáo
dục văn hóa giao tiếp khơng nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn
phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội. Gia đình có vai trị rất lớn trong
việc hình thành văn hóa giao tiếp 23 cho con cháu ngay từ khi còn nhỏ (đi chào,
về hỏi, gọi dạ, bảo vâng…). Bài học ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển
thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo để
mọi người đều có thể nắm được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, hiểu rõ cả
mặt ưu và nhược điểm trong giao tiếp, qua đó biết cách điều chỉnh, cải thiện.
Trong xu thế hội nhập hiện nay giới trẻ nói chung và sinh viên Học Viện
Ngoại Giao nói riêng cần cố gắng phát huy những mặt tích cực của những đặc
trưng đó và linh hoạt hơn trong giao tiếp để hạn chế những khuyết điểm. Bên
cạnh đó, ta cũng có thể bổ sung, học hỏi những lối ứng xử, giao tiếp của những
nền văn hóa khác mà vẫn phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Và để làm tốt điều đó, mỗi sinh viên cần khơng ngừng học tập, trau dồi và bồi
dưỡng bản thân, có như vậy chúng ta mới xây dựng được một môi trường giao
tiếp năng động sáng tạo linh hoạt phù hợp với thời đại mà vẫn khơng phá bỏ,
qn đi bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam.


lOMoARcPSD|278 270 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, T.S Phạm Thái Việt. Đại cương về văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa Thơng tin
2, G.S Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc Việt Nam. NXB Thành phố Hồ Chí
Minh
3, Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt

/>4, 6 đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
/>5, />6, Vượt qua trầm cảm khi du học
/>7, Lê Thi (2015) Văn hóa ứng xử của người Việt Nam ngày nay



×