Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đề Cương Ôn Tập Môn Tbdh Khoa Học Xã Hội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.59 KB, 29 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TBDH KHOA HỌC XÃ HỘI
Câu 1: Trình bày vai trị của thiết bị dạy học đối với các mơn KHXH ở trường phổ
thơng? Lấy ví dụ minh họa
Thiết bị dạy học đóng vai trị rất quan trọng hỗ trợ tích cực cho q trình dạy và
học. Khi có đầy đủ thiết bị dạy học tốt , đạt tiêu chuẩn để hỗ trợ thì chúng ta mới có thể tổ
chức được q trình dạy và học đạt được hiệu quả cao, kích thích được tư duy người học,
huy động đợc người học tham gia thực sự vào q trình này , kich thích được sự tìm tòi
ham học hỏi của người học.
Thiết bị dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng
trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái
niệm, định luật… hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết phục vụ mục
đích dạy học và giáo dục.
Nếu xét về phương tiện nhận thức thì thiết bị dạy học vừa là “trực quan sinh động”,
vừa là “phương tiện” để nhận thức và đơi khi cịn là “đối tượng” chứa nội dung cần nhận
thức. Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác
quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
- Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua
sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe; 83% qua nhìn.
- Tỉ lệ kiến thức nhớ được khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua
những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì
mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được.
Người ta cũng tổng kết: tôi nghe - tôi quên, tôi nhìn - tơi nhớ, tơi làm - tơi hiểu
Qua những số liệu trên chúng ta thấy rằng, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần
phải thông qua quá trình nghe - nhìn và thực hành. Muốn vậy, chúng ta cần phải có
phương tiện dạy học( thiết bị dạy học) để tác động và hỗ trợ. Thiết bị dạy học đóng vai trị
quan trọng trong q trình dạy và học ở tất cả các mơn học trong đó có các môn Khoa học
xã hội( Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân).
- Thiết bị dạy học giúp giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn,
chính xác và trực quan. Ví dụ như khi dạy tiết 1 Ngữ văn 6 về tác phẩm “ Thạch Sanh”
giáo viên có thể sử dụng Tranh minh họa “ Thạch Sanh” cho hs có thể hình dung được
nhân vật chính của tác phẩm, về hình dáng, tính cách. Kết hợp với bài giảng của gv hs


hiểu biết được về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt
kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Năm được nội dung Truyện thể hiện ước
mơ, niềm tin về đạo đức, cơng lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, u hịa bình của nhân dân
ta. 
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc khơng quan sát, tiếp cận được. Ví dụ
như khi học môn Lịch sử về các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử , giáo viên cho học sinh
xem đoạn phim thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc và về
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, qua đó học sinh có thể hình dung được diễn biến và
nội dung cuộc khởi nghĩa.
- Thiết bị dạy học chính là yếu tố ảnh hưởng nhất đến nội dung và việc đổi mới phương
pháp dạy học. Thay vì sử dụng phương pháp dạy học cũ là đọc - viết thì việc sử dụng thiết
bị dạy học nó giúp giáo viên rút ngắn được thời gian giảng dạy mà vẫn đảm bảo học sinh
lĩnh hội đủ nội dung học tập. Ví dụ như khi dạy bài : Bảo tồn di sản văn hóa VN. Gv sử
dụng các thước phim tài liệu Video/clip về bảo tồn di sản văn hóa thơng qua máy chiếu và
máy tính. Khi xem những bức ảnh này học sinh sẽ hình dung được:


một số di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam (Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng
Long, thành nhà Hồ) và các di sản văn hóa phi vật thể thế giới ở Việt Nam (Nhã nhạc cung
đình, ca trù, quan họ) được UNESCO công nhận. Đồng thời cũng thể hiện những việc cần
làm (tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di sản) và những việc không nên làm trong bảo tồn các di sản
(viết, vẽ lên bia đá, hái hoa, dẫm đạp vào vườn hoa để chụp ảnh.
- Thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học người học tự khai thác và tiếp nhận tri thức một
cách trực quan sinh động dưới sự hướng dẫn của người dạy. Ví dụ khi dạy bài về Các hoạt
động cộng đồng trong môn GDCD khi giáo viên cho học sinh xem phim video thể hiện về
hs tham gia các hoạt động cộng đồng qua đó học sinh có thể làm việc theo nhóm để thảo
luận, tự phân tích nhận biết nhận biết được một số hành vi tích cực/chưa tích cực tham gia
các hoạt động cộng đồng như- Tham gia gói bánh chưng cùng các bạn trong lớp làm quà
tặng các bạn có hồn cảnh khó khăn. Các bạn trong chi đội tổ chức đi thăm hỏi gia đình
thương binh liệt sĩ nhân ngày 27-2.

Ngồi những thiết bị đã có giáo viên còn làm thêm các thiết bị cần thiết phục vụ cho
từng bài dạy, sưu tầm tranh ảnh địa lý, những thông tin để cập nhật trong mỗi bài dạy làm
cho bài dạy thêm sinh động thêm hấp dẫn đặc biệt là trong q trình sử dụng TBDH GV
ln cho học sinh được làm việc trực tiếp với các TBDH hướng dẫn các em khai thác kiến
thức từ các thiết bị dạy học.
Sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã đem lại hiệu quả nó đã góp phần đổi mới
phương pháp dạy học. Học sinh vừa có kiến thức rèn luyện được kỹ năng, chủ động tích
cực lĩnh hội kiến thức. Đào tạo Hs trở thành người lao động, sáng tạo. Có khả năng thu
nhận, xử lí thơng tin, sớm có khả năng hịa nhập, thích nghi xã hội đương đại. Đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2: Từ ví dụ cụ thể, hãy trình bày cách sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ?
* Cách sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ:
Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ giáo khoa giúp cho HS tiếp cận với nội dung
khoa học một cách cụ thể, rõ ràng, kich thích hoạt động của học sinh, giúp cho họ tiếp thu
kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. Nội dung của bản đồ, lược đồ lịch sử rất phong
phú, đa dạng, phản ánh những sự kiện kịch sử thế giới và dân tộc qua các thời kì .Khi
hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh
những kĩ năng sau:
- Kĩ năng hiểu hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ
- Kĩ năng vẽ lược đồ
- Kĩ năng tường thuật, miêu tả
- Kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ, lược thuật, miêu tả trên bản đồ, lược đồ
- Kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử
Các bước tiến hành khai thác nội dung bản đồ, lược đồ:
Việc khai thác nội dung bản đồ, lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học
tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để các em tự khám phá nội dung bản đồ. Việc
tổ chức cho học sinh làm việc với tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ có thể tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh



Bước 2: Yêu cầu học sinh làm việc với tranh ảnh( định hướng, chú ý cho học sinh, hướng
dẫn học sinh quan sát, ra câu hỏi cho học sinh làm việc, học sinh biết họ phải làm gì? Làm
thế nào? Cần rút ra nhận xét gì?)
Bước 3: Học sinh trình bày được nội dung kiến thức khai thác được từ tranh, ảnh, bản đồ,
lược đồ( theoo hệ thống câu hỏi cơ định hướng)
Bước 4: GV và HS tổng kết.
* Ví dụ: Nội dung bài học: Bài 25 - tiết 53: Phong trào Tây Sơn- Khởi nghĩa nông dân
Tây Sơn.
Bước 1: Giáo viên chuẩn PTDH gồm:
- Lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn
- Tư liệu và tranh ảnh về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn ở Qui Nhơn.
Bước 2: - Giáo viên chọn vị trí treo 2 lược đồ ở vị trí phù hợp để tất cả học sinh đều
quan sát rõ (treo trên bảng vào 1/3 góc phải của bảng).
- Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ bằng cách quan sát màu sắc hình ảnh , chú
thích trên lược đồ, nội dung bài học và đặt ra hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy cho biết 3 anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa thời gian nào? Căn
cứ xây dựng ở đâu?
Câu 2: Dùng lược đồ để chỉ ra: Nghĩa quân đã có những chuẩn bị gì?
Lực lượng tham gia chủ yếu là ai?
Địa bàn hoạt động chủ yếu ở đâu?
Bước 3: Học sinh khai thác lược đồ theo định hướng của giáo viên và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Mùa xuân năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn
lữ xây dựng căn cứ vùng tay sơn thượng đạo( nay thuộc an khe- gia lai). Khi lực lượng
mạnh nghĩa quân đánh xuống tây sơn hạ đạo lập căn cứ ở kiên mỹ- tây sơn- bình định và
sau đó tiến xuống đồng bằng.
Câu 2: Nghĩa quân đã xây dựng thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân
Lực lượng tham gia là nơng dân nghèo, dân tộc ít người, thợ thủ cơng
Với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoas nợ, xóa thuế cho dân
Bước 4: Giáo viên và học sinh tổng kết bài học.

 Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quân chúng nhân dân ở những nơi mà quân
Tây Sơn đặt chân đến
- Khởi nghĩa ngay từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân
- Có bộ chỉ huy nghĩa qn tài giỏi, khơng chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong
việc thu phục các tầng lớp sĩ phu
Ý nghĩa của thắng lợi của quân Tây Sơn: Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở
Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngồi đã tạo ra
những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả
nước
Câu 3: Hãy trình bày mục tiêu mơn Ngữ văn ở trường phổ thông?
* Mục tiêu môn Ngữ văn ở trường phổ thông


Mục tiêu là cái đích phải đạt để thực hiện một nhiệm vụ. Trong giáo dục mục tiêu
được hiểu là cái đích phải đạt được nhiệm vụ đào tạo con người trong một thời gian, trong
mỗi lĩnh vực học tập. Mục tiêu giáo dục còn được hiểu là kết quả cần đạt được ở người
học.
Mục tiêu chỉ rõ cho học sinh cái mà cha mẹ, xã hội, nhà trường đang chờ đợi cho
HS, nó giúp HS định hướng được kết quả cuối cùng HS cần phải đạt tới để thoàn thành
nhiệm vụ học tập. Mục tiêu định hướng cho giáo dục lưa chọn và tập trung vào các kiến
thức và kỹ năng trọng tâm khi thiết kế các kế hoạch bài học. Mục tiêu cũng giúp GV lựa
chọn PPDH thích hợp với từng nội dung để hình thành và phát triển được nhiều năng lực
trong một nội dung dạy học cụ thể.
Không làm rõ mục tiêu môn học sẽ không thể thiết kế được nội dung chương trình
mơn học và do đó cũng sẽ khơng thể biên soạn được SGK và xác định phương pháp giảng
dạy. Nói một cách nơm na, khơng xác định được dạy để làm gì thì cũng sẽ khơng biết dạy
cái gì và dạy như thế nào.
Nội dung chương trình SGK Ngữ văn ở trường phổ thông đề cập tới những nội dung
sau: Ở trường trường THCS đề cập tới các thể loại như: Truyện tiểu thuyết, thơ, ca dao,
tục ngữ, truyện thơ nơm, kí, tản văn, kịch chèo, văn nghị luận, văn bản thông tin; Ở trường

THPT bao gồm các thể loại: truyện, tiểu thuyết, thơ, truyện thơ, phú, văn tế. Với những
nội dung như vậy thì mục tiêu của mơn Ngữ văn ở trường phổ thơng có 3 mục tiêu chính
như sau:
Thứ nhất, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho học
sinh, rèn luyện cho trẻ em kỹ năng đọc hiểu và viết đúng tiếng Việt, khả năng diễn đạt –
cả viết và nói – những điều mình muốn thể hiện. Dạy Văn phải bắt đầu bằng dạy Tiếng và
dạy Tiếng phải đi từ dạy đọc hiểu những văn bản dễ đến những văn bản khó, từ viết đúng
đến viết hay, làm sao cho học sinh hết THCS phải đảm bảo khơng cịn viết sai chính tả, sai
câu, diễn đạt thiếu mạch lạc, rồi tiến dần lên, thông qua kết hợp với học tác phẩm văn
chương, thấy được cái hay cái đẹp của tiếng Việt, biết diễn tả những điều phức tạp hơn
trong tình cảm và suy nghĩ của mình, có khả năng giao tiếp, hịa nhập với thế giới xung
quanh. Trong dạy Tiếng cần chú ý rèn luyện kỹ năng cả viết và nói, cho học sinh tiếp xúc
với nhiều loại văn bản khác nhau, không chỉ tác phẩm văn chương mà bao gồm cả các
văn bản lịch sử, xã hội…v..v.. đồng thời tránh nhồi nhét các kiến thức về ngôn ngữ học,
dẫn đến tình trạng học sinh khơng tiếp thu được và chán học.
Thứ hai, bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh là hình thành ở
trẻ em một kiểu cảm nhận đặc thù về thế giới, một cách nhìn về sự vật và con người thấm
nhuần cảm xúc, đầy chất tưởng tượng, bay bổng, huyễn hoặc. Dạy Văn chủ yếu không
phải là dạy lịch sử văn học, dạy ghi nhớ về tác giả, tác phẩm, dạy về cách cấu tạo và phân
tích tác phẩm, mà là khơi dậy những rung động thẩm mỹ, hình thành thói quen về cách
tiếp cận với thế giới nghệ thuật khơng có thực do nhà văn tạo ra, từ đó phát triển ở trẻ em
khả năng tưởng tượng, khả năng nhập vai, khả năng sống trong một thế giới khác, một
cuộc đời khác, một sự sống khác dù đó là con người hay con vật, cây cỏ. Hình thành năng
lực thẩm mỹ là sứ mạng đặc thù của môn Văn, trước hết là của việc dạy văn chương
Thứ ba, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh. Tác phẩm văn
chương là kết quả của sự sáng tạo đặc sắc, chứa đựng các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Văn
gắn với chữ, chữ gẵn với nghĩa, tác phẩm văn mang nhiều giá trị, nội dung ý nghĩa khác
nhau, vô cùng phong phú. Thông qua việc giảng dạy tác phẩm, người giáo viên có thể khơi
dậy ở học sinh tình u đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lý tưởng cũng như những
hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.



Mơn Văn là một trong hai mơn chính ở trường phổ thơng. Đổi mới dạy Văn có vị trí
quan trọng trong đổi mới Chương trình và SGK cũng như đối với  việc nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường nói chung.
Câu 4: Lấy ví dụ cách sử dụng TBDH trong một bài học cụ thể môn Giáo dục công
dân ở trường phổ thông?
Khi dạy bài 3: Siêng năng , kiên trì( GDCD:6)
Bước 1: Giáo viên chuẩn PTDH gồm:
- Bộ tranh về sự siêng năng kiên trì :
+ Một người đang siêng năng làm việc, đối nghịch là 1 người lười nhác nhưng mơ tưởng
đến cuộc sống tốt đẹp;
+Hình ảnh Bác Hồ đang ngồi làm việc trên máy chữ hoặc đang viết
+ Tranh ảnh trong sách giáo khoa
Bước 2: - Giáo viên chọn vị trí treo 2 tranh ở vị trí phù hợp để tất cả học sinh đều quan
sát rõ (treo trên bảng vào 1/3 góc phải của bảng).
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và đặt ra hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện
siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh treo trên bảng và tranh trong sgk?
Câu 2: Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc
sống mà em biết?
Bước 3: Học sinh quan sát tìm hiểu tranh theo lời giảng của giáo viên và trả lời câu hỏi.
Câu 1: 2 bức tranh treo trên bảng thể hiện sự siêng năng kiên trì là: một người đang siêng
năng làm việc và hình ảnh Bác Hồ đang chắm chỉ ngồi làm việc trên máy chữ
Tranh trong sgk thể hiện sự siêng năng kiên trì là: các bạn chăm chỉ làm bt, nấu cơm chăm
em giúp bố mẹ, tranh thủ đi chăn trâu và học bài
Tranh chưa thể hiện sự siêng năng chăm chỉ là: một người lười nhác nhưng mơ tưởng đến
cuộc sống tốt đẹp, 1 bạn không tưới nước cho cây nên cây bị héo.
Câu 2: Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em
biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lịng khi gặp

bài tốn khó...
Bước 4: Giáo viên và học sinh tổng kết bài học.
Ý nghĩa bài học:  Siêng năng, kiên trì giúp con người thành cơng trong học tập, trong cơng
việc và cuộc sống.
- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

Câu 5: Cách phân loại theo loại hình các TBDH các mơn khoa học xã hội ở trường
phổ thơng có ưu điểm gì? Theo cách phân loại này, các TBDH các mơn KHXH bao
gồm những loại nào?


Việc phân loại theo loại hình các TBDH các mơn khoa học xã hội ở trường phổ
thông giúp chúng ta tránh được hiện tượng trùng lắp về TBDH giữa các mơn trong q
trình tìm hiểu và nghiên cứu, sử dụng các thiết bị đó. Từ đó giúp ta có cách bảo quản, quản
lí, bảo dưỡng thiết bị một cách khoa học
Cách phân loại theo loại hình các TBDH các mơn khoa học xã hội ở trường phổ
thơng có một số ưu điểm sau:
- Tìm kiếm và sử dụng một cách nhanh chóng, thuận tiện;
- Bảo quản, chăm sóc TBDH dễ dàng;
- Quản lý, sắp xếp thiết bị khoa học, đảm bảo tiết kiệm diện tích kho, giá lưu giữ
thiết bị.
- Thuận lợi cho việc kiểm kê, sửa chữa, bảo dưỡng, thanh lý hoặc bổ sung, thay thế thiết
bị mới.
Dựa vào đặc tính kỹ thuật, có thể thấy hệ thống dạy học tối thiểu của các môn
KHXH (Văn- Sử - Giáo dục công dân) chủ yếu tập trung vào các loại hình sau:
1) Tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ giáo khoa: Là một loại hình nghệ thuật mơ tả đối
tượng khách quan bằng thơng tin hình tượng nhằm tác động vào thị giác của học sinh.
Gồm hai loại: Tranh ảnh minh họa và ảnh chân dung được vẽ bởi họa sĩ xong tranh cũng
có thể được chụp lại bằng máy ảnh.
Ảnh thường được chụp bằng máy ảnh.

Lược đồ được vẽ có tính chất mơ phỏng hiện thực hoặc mơ phỏng hiện tượng sự vật
đã trở thành quá khứ
2) Băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm:
Băng đĩa ghi âm là loại hình thiết bị dạy học ghi các tín hiệu âm thanh trên băng từ
tính và được phát lại qua máy ghi âm catsetle hoặc máy vi tính.
Băng đĩa ghi hình là băng từ tính ghi lại đồng thời các tín hiệu hình ảnh và âm
thanh các sự vật, hiện tượng… bằng máy quay (camera) và được phát lại bằng đầu máy
video.
Phần mềm dạy học là phương tiện mang chương trình được lập sẵn để ra lệnh cho máy
vi tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phơng pháp dạy học theo các mục tiêu đã định.
Phim: Là TP điện ảnh được chuyển thể từ một kịch bản văn học, tác phẩm văn học
hoặc một sự kiện lịch sử, một vấn đề xã hội.
3) Mơ hình, mẫu vật
Mẫu vật có thể là vật thật, có thể là mẫu vật có được do phục chế theo nguyên bản
bằng các phương tiện khoa học cơng nghệ đảm bảo.
Mơ hình giáo khoa là loại TBDH mơ phỏng theo hình dáng, cấu tạo, hoạt động và
bản chất của sự vật, đồ vật hiện tượng nhằm phục vụ cho viêc dạy và học. Mô hình giáo
khoa có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định so với vật gốc để phù hợp với
phương pháp dạy học.
4) Bảng biểu, sơ đồ: Biểu bảng, sơ sồ là vật mang thông tin, giá chứa thơng tin, là
TBDH có tính truyền thơng đơn giản, nó chứa đựng các hình vẽ, dịng chữ, biểu đồ,…
5) Dụng cụ
Dụng cụ là những thiết bị dùng để phục vụ cho việc thực hành phục chế, chế tạo
hoặc sử dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy giúp cho việc giảng dạy hiệu quả hơn.
Dụng cụ còn được chia thành:
+ Dụng cụ dùng chung, công cộng: bảng phấn, giấy, bút, bàn học, bàn thí nghiệm,
thước kẻ, máy tính cầm tay…
+ Dụng cụ cá nhân : bảng hs, vở, thước kẻ, máy tính cầm tay, com pa, bút viết...



Câu 6: Hãy cho biết cách bảo quản mơ hình mẫu vật?
Đối với mơ hình, mẫu vật
Mẫu vật có thể là vật thật, có thể là mẫu vật có được do phục chế theo nguyên bản
bằng các phương tiện khoa học công nghệ đảm bảo.
Mẫu vật dùng trong dạy học giúp cho HS hiểu biết về hàng loạt những sự vật có
cùng một kiểu (mẫu kim loại, mẫu thêu, mẫu loại vải, mẫu các loại phân bón, mẫu vật
khảo cổ…).
Mơ hình giáo khoa là loại TBDH mơ phỏng theo hình dáng, cấu tạo, hoạt động và
bản chất của sự vật, đồ vật hiện tượng nhằm phục vụ cho viêc dạy và học. Mơ hình giáo
khoa có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định so với vật gốc để phù hợp với
phương pháp dạy học.
Vậy chúng ta có những các bảo quản sau:
- Một số thiết bị khác chủng loại được chế tạo khá thuận lợi cho việc bảo quản: hiện
vật, mơ hình, mẫu khống sản và quặng … đều được đóng thành hộp, thành bộ. Nên ở
đây, việc sắp xếp các thiết bị dạy học này chỉ cần ở các vị trí hợp lí và thường xun làm
sạch là việc làm cần thiết.
- Mơ hình có thể được tháo lắp thành từng bộ phận, việc tháo lắp này phải theo
nguyên tắc tháo sau, lắp trước và tháo trước lắp sau.Tháo lắp nhẹ nhàng, đúng trình tự.
- Đối với các mơ hình thường được chế tạo bằng gỗ, bìa… dễ gãy, cần được sắp xếp
riêng, bảo quản trong các hộp, tránh va chạm với các thiết bị khác.
- Các mơ hình được làm từ các vật liệu dễ thấm nước, hút ẩm, cần được để nơi khơ
thống, chống ẩm mốc.
- Bảo quản mơ hình, mẫu vật trong một phịng nhiệt độ phịng trung bình mát từ 8
– 28 độ. Khơng Bảo quản mơ hình, mẫu vật, nơi nhiệt q mức có thể ảnh hưởng đến mơ
hình mẫu vật, Khơ ẩm thấp hoặc một chỗ gác nóng. Các ngun vật liệu mơ hình theo
thời gian, cho thấy dấu hiệu của sự lão hóa . Nước sơn có thể nhạt hoặc mờ nứt, các nhựa
có thể bị đổi màu hoặc bụi bẩn.
- Các mơ hình cũng cần thường xuyên được lau chùi chống bụi bẩn, lau bằng khăn khô,
mềm, nhẹ nhàng để không bị trầy xước, biến dạng. Sau khi lau chùi sạch sẽ rồi các bạn có
thể dùng wax dưỡng để cho lớp sơn bóng hơn, đồng thời làm cho lớp sơn cũng được bảo

quản tốt hơn.
Câu 7: Hãy trình bày cách bảo quản, bảo dưỡng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ? Lấy ví
dụ minh họa
Đối với tranh ảnh, bản đồ, lược đồ.
Dựa trên thống kê theo Danh mục thiết bị trường học tối thiểu và sự phân loại thiết
bị dạy học môn Văn – Sử - GDCD ta thấy thiết bị dạy học chủ yếu là tranh, ảnh, bản đồ,
biểu đồ, lược đồ và đều có đặc tính kỹ thuật: in trên giấy couché, sau đó được cán mờ hoặc
cán bóng, kích thước có khác nhau song phổ biến là 790mmx540mm. Việc bảo quản và sử
dụng thiết bị do vậy sẽ cần lưu ý các điểm sau:
Tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ là những TBDH sử dụng nhiều lần. Đặc biệt cần đảm
bảo độ chính xác về màu sắc và hình dáng. Tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ là những thiết bị
dạy học được sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp, đặc biệt đối với các mơn như
Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, GDCD...Tranh ảnh có thể được ép plástic hoặc bao bằng túi
nilón để tránh ẩm mốc. Sắp xếp phẳng, không để gãy, nhàu nát hoặc rách mép. Nếu không


có điều kiện ép plástic, tranh ảnh thường được dán băng dính 4 mép. Khơng được để ánh
nắng Mặt Trời chiếu vào tranh ảnh.
Số lượng bản đồ, lược đồ tương đối nhiều, do đó trong q trình sắp xếp cần phân
biệt rõ ràng theo từng mơn, từng khối. Có thể sắp xếp theo tiến trình dạy học để việc lấy ra
sử dụng thuận lợi, không mất thời gian và dễ quản lí. Rất hạn chế cuộn các thiết bị này.
Thơng thường, các loại tranh ảnh, bản đồ, lược dồ được đóng 2 nẹp trên dưới, có dây treo
và được bảo quản bằng cách đóng giá, treo chúng ở nơi khơ ráo, thống gió, khơng được
cho ánh nắng Mặt Trời chiếu trực tiếp.
Đối với bản đồ, lược đồ được in trên giấy nhựa , khi mở và gấp bản đồ, lược đồ cần
theo thứ tự các nếp gấp đã có sẵn một cách nhẹ nhàng, xếp vào trong túi nilón và không
đặt các vật nặng khác lên trên.
Nên bảo quản tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ bằng cách đóng giá và treo chúng ở nơi
khơ ráo, thống gió.
Viền mép các thiết bị dạy học này bằng băng keo trong suốt, khổ 50 mm. Làm việc

này sẽ giúp cho thiết bị dạy học không chỉ bền hơn, tránh bị rách trong quá trình sử dụng
mà cịn làm thiết bị dạy học dễ phẳng hơn khi treo trên bảng.
Nẹp thiết bị: Cách phổ biến và hiệu quả hiện nay là dùng nẹp nhựa có khuy để buộc
dây.
Hiện nay, ở các trường đã được trang bị bảng từ tính do đó có thể bảo quản thiết bị
dạy học trong những cặp lớn. Cách bảo quản này có ưu điểm là tốn ít diện tích trong
phòng đồ dùng dạy học và phân loại thiết bị dạy học đến từng môn được phân chia rõ ràng
bằng nhãn bên ngồi. Nhưng cách phân loại này có nhược điểm là khi sử dụng phải có
bảng từ tính và các khuy từ tính, mà các thiết bị phụ trợ này chưa phổ biến; mặt khác nếu
từ tính ở bảng và khuy yếu đi theo thời gian sẽ không đủ sức giữ được thiết bị dạy học khi
đang sử dụng.
Đối với bản đồ, lược đồ được in trên giấy nhựa, khi mở và gấp bản đồ, lược đồ cần
phải theo thứ tự các nếp gấp đã có sẵn một cách nhẹ nhàng, xếp vào trong túi nilon và
không đặt các vật nặng lên.
- Trong phòng đồ dùng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, thiết bị dạy học
các môn KHXH sẽ chỉ được sử dụng một phần diện tích và khơng gian nhất định nào đó,
thậm chí là không thuận lợi. Người làm công tác thiết bị trong điều kiện như vậy vẫn tiến
hành việc bảo quản và phân loại để phục vụ cho việc dạy học. Cách làm phổ biến hiện nay
là dùng các giá treo có đính các khuy treo. Đồng thời với việc treo các thiết bị dạy học này
là công tác phân loại bằng nhãn dán.
- Việc phân loại thiết bị dạy học sẽ không phải làm một lần và từ đầu mà sẽ tiến
hành thường xuyên và đi từ đơn giản đến phức tạp bởi thiết bị sẽ được kiểm tra, bổ sung
theo định kỳ. Đây cũng là một phần của sự thể hiện tính chuyên nghiệp, trách nhiệm với
nghề của nhân viên thiết bị trường học.
- Việc bảo dưỡng TBDH là việc làm thường xuyên và nên được thực hiện ngay. Tránh để
dồn công việc sẽ dẫn đến nhàm chán. TBHD các mơn KHXH nói riêng và các mơn học
khác nói chung là sự tích tụ của tất cả các kiến thức mà HS cần nắm trong học tập. Nên
việc bảo quản TBDH là việc vô cùng quan trọng.
* ở trường THCS Quảng Tâm đồ dùng TB của môn KHXH gồm Các tranh ảnh, banr đồ,
lược đồ và các video clip, phim tư liệu

Việc bảo quản bảo dưỡng được thực hiện như sau.: Tranh, bản đồ lược đồ đều được dán
băg dính 4 mép và có nẹp ở 2 bên trên và dưới, Sau đó được treo trên giá chia theo mơn


và theo lớp để thuận tiện cho việc sử dụng của cb tb và gv. Mỗi giá đều có dán nhãn

môn, khối lớp để tiện cho việc sử dụng. Giá khơng để sát gần bờ tường vì dễ
gây ẩm mốc tranh. Hàng tuần hàng tháng có kế hoạch lau chùi bụi bẩn và
kiểm tra xem tranh nào bị bong rách hay có vẫn đề gì sẽ sửa lại kịp thời. Hàng
năm phun thuốc chống côn trùng 12 lần vào đầu và cuối năm học để chống
mối mọt, chuột gián và cơn trùng trú ẩn trong phịng.
Đối với video clip, phim tư liệu :Đây là TBDH dễ bị hỏng xước nên được để
ở trên tủ kính là nơi khơ ráo, thống mát; tránh va chạm. NHắc gv và hs khi
sử dụng khơng cầm vào lịng đĩa, dễ làm xước đĩa ; dùng xong phải cho vào
bao bì, túi hay hhộp đựng.
+ Các băng đĩa cần dán nhãn và sắp xếp ngăn nắp theo thứ tự để tiện sử dụng.
+ Thường xuyên lau chùi sạch sẽ.

Câu 8: Với tư cách là một cán bộ phụ trách TBDH trong trường học. Hãy đánh giá
về vai trị của cơng tác kiểm kê, thanh lý, mua sắm TBDH?
- Vai trị của cơng tác kiểm kê thanh lý mua sắm thiết bị dạy học giúp cho chúng ta phân
loại phân loại thiết bị để biết được các thiết bị, vật liệu, hóa chất nào bị hỏng. Cái nào đã
hết thời hạn sử dụng thì thanh lý và những thứ đã hư hỏng thì hủy bỏ cịn những thứ q
hạn sử dụng thì có kế hoạch mua sắm bổ sung
Ví dụ: Trong q trình sử dụng tranh ảnh hay các thiết bị đều có thể hỏng hóc hoặ gặp
các vẫn đề về sử dụng hoặc qua thời gian. Tranh ảnh được làm bằng giấy trong quá trình
sử dụng một đến hai năm chất liệu bằng giấy sẽ rất dễ bị hỏng chúng ta sẽ kiểm kê những
tranh ảnh nào nó bị hỏng thì thanh lý và lập kế hoạch để bổ sung kịp thời cho năm học
mới. Thiết bị đồ dùng cũng vậy.
- Thông qua việc kiểm kê, so sánh số lượng TBDH thực tế với số lượng trong sổ thiết bị

để phát hiện số TBDH mất, hỏng hoặc GV mượn chưa thu hồi để có biện pháp xử lý.
- Thông qua việc kiểm kê, thanh lý mua sắm thì nhà trường sẽ có sự bổ sung kịp thời danh
mục thiết bị dạy học để đảm bảo cho tiến độ năm học mới.
Công tác kiểm kê, thanh lý, mua sắm TBDH có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ
trợ nhau nhằm tăng cường, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH .
1- Vai trị của mua sắm TBDH
Cơng tác mua sắm thiết bị dạy học: Là việc đầu tư kinh phí để mua mới hoặc thay
thế những thiết bị dạy học đã bị hư hại, thất thoát do những nguyên nhân khác nhau. Vai
trò của mua sắm TBDH thể hiện:
- Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT;
- Bổ sung, thay thế cho những thiết bị đã bị thiếu hụt, mất mát do nhiều nguyên
nhân khác nhau đảm bảo và phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng.
- Làm cho hệ thống TBDH gia tăng về số lượng, phong phú hơn hình thức, cập
nhật, hiện đại và thu hút hơn đáp ứng một cách đầy đủ hơn, chất lượng cao hơn.
2- Vai trò của công tác kiểm kê TBDH
Kiểm kê thiết bị dạy học (TBDH) là việc kiểm tra, đối chiếu trực tiếp, tại chỗ vào
một thời điểm nhất định giữa thực tế và danh mục được ghi trên sổ sách đối với các TBDH
hiện có để đảm bảo sự tồn tại của nó trong kho.


- Kiểm kê giúp nắm được hiện trạng toàn bộ kho thiết bị trong một giai đoạn nhất
định. Phát hiện sự thừa, thiếu, hư hỏng, của TBDH, xác định nguyên nhân để từ đó có kế
hoạch, phương án, biện pháp củng cố và hoàn thiện kịp thời.
- Kết hợp các biện pháp khác như làm công tác vệ sinh kho, diệt côn trùng và xử lý
các tác nhân gây hư hại thiết bị nhằm bảo quản kho thiết bị một cách an tồn, hiệu quả.
3- Vai trị cuả cơng tác thanh lý TBDH
Thanh lý TBDH là việc loại bỏ những TBDH đã cũ, hư hỏng, lỗi thời, khơng cịn
giá trị sử dụng nữa.
Vai trị của cơng tác thanh lý TBDH thể hiện ở chỗ:
- Nâng cao chất lượng TBDH, nắm rõ hơn về hiện trạng và thế mạnh của kho thiết

bị mà mình đang phụ trách giúp việc quản lý, phục vụ TBDH hiệu quả hơn.
- Tiết kiệm thời gian, khơng gian cho việc bố trí, sắp xếp, bảo quản TBDH;
Như vậy, công tác kiểm kê, thanh lý và mua sắm thiết bị có vai trị vơ cùng lớn, đây làm
nhiệm vụ hết sức cần thiết và cần phải tiến hành định kỳ để phát huy những thế mạnh có
được đồng thời tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục nhằm phục vụ công tác đào
tạo một cách hữu hiệu nhất.
Câu 9: Hãy trình bày mục tiêu mơn Lịch sử ở trường phổ thông?
Mục tiêu môn Lịch sử ở trường phổ thông
* Cấp trung học cơ sở: Ở chương trình cấp THCS mơn lịch sử được tích hợp với
địa lý. Ở đấy chỉ nói riêng về mơn lịch sử. Ở cấp trung học cơ sở lịch sử là môn học có vai
trị quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các
năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, tạo tiền đề
học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động,
trở thành những cơng dân có ích.
Lịch sử là mơn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các
nội dung giáo dục lịch sử và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến
thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hố, khoa học, tơn giáo,... Các mạch kiến thức lịch
sử được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngồi ra, mơn học có thêm
một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...
Mơn Lịch sử cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử
trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử thế giới, quốc gia và địa phương;
các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự
tương tác giữa xã hội lồi người với mơi trường tự nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng
các công cụ của khoa học lịch sử, để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp
phần cùng các mơn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự
hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá
nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những

điều đã học vào thực tế.
* Cấp trung học phổ thông: Lịch sử là mơn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được
lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thơng.
Mơn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử,
thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Mơn Lịch sử


giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền
thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học
lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá
trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lịng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát
triển những phẩm chất của cơng dân Việt Nam, cơng dân tồn cầu trong xu thế phát triển
của thời đại.
Mơn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư
duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch
sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của
sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình u đối với lịch sử, văn hố dân
tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như:
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, cơng
nghiệp văn hố, thơng tin truyền thơng,...
Chương trình mơn Lịch sử hệ thống hố, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn
giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi
thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á
và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng
những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Chương trình mơn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng
lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân
tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hố nhân

loại, các phẩm chất, năng lực của người cơng dân Việt Nam, cơng dân tồn cầu phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm
của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành
nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Câu 10: Lấy ví dụ cách sử dụng TBDH trong một bài học cụ thể môn Lịch sử ở
trường phổ thông?
: Nội dung bài học: Bài 25 - tiết 53: Phong trào Tây Sơn- Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
Bước 1: Giáo viên chuẩn PTDH gồm:
- Lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn
- Tư liệu và tranh ảnh về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn ở Qui Nhơn.
Bước 2: - Giáo viên chọn vị trí treo 2 lược đồ ở vị trí phù hợp để tất cả học sinh đều
quan sát rõ (treo trên bảng vào 1/3 góc phải của bảng).
- Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ bằng cách đặt ra hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy cho biết 3 anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa thời gian nào? Căn
cứ xây dựng ở đâu?
Câu 2: Dùng lược đồ để chỉ ra: Nghĩa qn đã có những chuẩn bị gì?
Lực lượng tham gia chủ yếu là ai?
Địa bàn hoạt động chủ yếu ở đâu?
Bước 3: Học sinh khai thác lược đồ theo định hướng của giáo viên và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Mùa xuân năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn
lữ xây dựng căn cứ vùng tay sơn thượng đạo( nay thuộc an khe- gia lai). Khi lực lượng


mạnh nghĩa quân đánh xuống tây sơn hạ đạo lập căn cứ ở kiên mỹ- tây sơn- bình định và
sau đó tiến xuống đồng bằng.
Câu 2: Nghĩa quân đã xây dựng thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân
Lực lượng tham gia là nơng dân nghèo, dân tộc ít người, thợ thủ công
Với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoas nợ, xóa thuế cho dân
Bước 4: Giáo viên và học sinh tổng kết bài học.
 Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quân chúng nhân dân ở những nơi mà quân

Tây Sơn đặt chân đến
- Khởi nghĩa ngay từ lúc nổ ra đã hợp với lịng dân
- Có bộ chỉ huy nghĩa qn tài giỏi, khơng chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà cịn giỏi trong
việc thu phục các tầng lớp sĩ phu
Ý nghĩa của thắng lợi của quân Tây Sơn: Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở
Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo ra
những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả
nước
Câu 11: Anh chị có nhận xét như thế nào về ngun tắc sử dụng mơ hình, mẫu vật.
Nêu cách sử dụng mơ hình?
Khái niệm
Mẫu vật dùng trong vật thật có thể là vật thật, có thể là mẫu vật có được do phục
chế theo nguyên bản bằng các phương tiện khoa học công nghệ đảm bảo.
Mẫu vật dùng trong dạy học giúp cho HS hiểu biết về hàng loạt những sự vật có
cùng một kiểu (mẫu kim loại, mẫu thêu, mẫu loại vải, mẫu các loại phân bona, mẫu vật
khảo cổ…).
Mơ hình giáo khoa là loại TBDH mơ phỏng theo hình dáng, cấu tạo, hoạt động và
bản chất của sự vật, đồ vật hiện tượng nhằm phục vụ cho viêc dạy và học. Mơ hình giáo
khoa có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định so với vật gốc để phù hợp với
phương pháp dạy học.
Sử dụng mơ hình, mẫu vật
Mơ hình có thể sử dụng để mô tả các đối tượng theo không gian 3 chiều hoặc theo
không gian 2 chiều.
Thường sử dụng kỹ thuật không gian 3 chiều nhằm mô tả các mẫu vật, các mơ hình
mơ tả các vật thât.
Thường sử dụng các kỹ thuật không gian hai chiều nhằm mô tả những đối tượng
không cần chiều sâu như tranh vẽ, bản vẽ mặt cắt bổ dọc, bổ ngang.
Các loại mô hình đơn giản có thể do GV tự làm hoặc được sản xuất tại các cơ sở sản
xuất công nghiệp.
* Ngun tắc sử dụng mơ hình, mẫu vật: Khi sử dụng cần để ở vị trí HS cả lớp

nhìn rõ, đưa ra đúng lúc tránh bày sẵn HS sẽ chú ý đến mơ hình mà khơng chú ý đến hoạt
động khác của cả lớp, Khi sử dụng các TBDH nói chung và các mơ hình nói riêng cần
phải hợp lý. Sử dụng mơ hình kết hợp với các phương pháp dạy học khác như giảng giải,
đặt câu hỏi, quan sát,…
 - Giáo viên cần chú trọng hơn việc phát triển ở học sinh các kỹ năng đọc phân tích
tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật cùng với vốn kiến thức học sinh đã có, có thể tìm ra kiến thức


chứa đựng theo yêu cầu bài học. Việc hình thành những kỹ năng này có các mức độ từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để tìm ra đặc điểm đối tượng cần tìm hiểu cũng
như mối quan hệ giữa chúng.Từ đó rút ra điều mà tranh ảnh, mơ hình và mẫu vật truyền tải
trực tiếp và đơi khi cần phải suy luận.
- Trong dạy học sinh học ở THCS thì nhóm phương pháp trực quan đi từ con đường
tìm tịi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo.Vì nó phù
hợp với đặc điểm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này, đồng thời thể hiện sự đặc thù của bộ
môn, nhất là khi kinh nghiệm sống của các em cịn ít, vốn hiểu biết cịn nghèo nàn các
biểu tượng tích lũy cịn hạn chế, các em cịn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực
nghiệm….thì việc xây dựng khái niệm đòi hỏi phải dùng các phương tiện trực quan làm
điểm tựa. Các phương pháp này phát huy tính tích cực, tính chủ động sáng tạo, học sinh tự
dành lấy kiến thức dứới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, kiến thức được thu nhận sẽ
trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu sâu hơn và vững hơn còn gây hứng
thú đối với các em trong nhận thức mà hứng thú là yếu tố tâm lý ban đầu có tác dụng tích
cực đối với q trình nhận thức. Các phương tiện trực quan được giáo viên thường sử
dụng khi giảng giải về kiến thức hình thái, giải phẩu…
* Cách sử dụng mơ hình:
Việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy sẽ giúp cho học sinh được tự
mình quan sát, thực hành, thí nghiệm. Tự mình phân tích đối tượng, thu thập thơng tin
theo u cầu của từng bài và vận dụng các thao tác tư duy để so sánh, phân tích, nhận xét,
khái qt hố, trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng tìm ra các đặc điểm chung, đặc điểm
riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng. Do đó đã kích thích được tính tích cực, chủ động

trong tư duy của học sinh khi lĩnh hội tri thức mới. Để sử dụng hiệu quả mơ hình, mẫu vật,
giáo viên cần phải biết về cách sử dụng như thế nào. Vậy cách sử dụng mơ hình gồm có 3
bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu tên mơ hình, nêu rõ mục tiêu của việc quan sát mơ hình tĩnh,
thao tác đối với mơ hình tháo lắp được, nêu yêu cầu đối với HS (nêu câu hỏi để HS làm
việc).
Bước 2: Khai thác nội dung mơ hình,, GV u cầu HS quan sát, mơ tả mơ hình tĩnh,
thao tác với mơ hình tháo lắp được (có hệ thống câu hỏi định hướng cho HS mô tả theo ý
đồ của GV). Sau đó, GV nhấn mạnh vào nội dung chính trên mơ hình qua câu hỏi tập
trung sự chú ý của HS.
Bước 3: Rút ra kết luận từ việc quan sát, thao tác trên mơ hình của HS.
Câu 12: Nêu căn cứ để lập kế hoạch sử dụng, quản lý thiết bi dạy học các môn
KHXH?
- Căn cứ trên các VB chỉ đạo của nhà nước, của bộ GD&ĐT, của sở GS&ĐT các địa
phương như:
Thông tư số 19 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về danh mục dạy học tối thiểu cấp THCS.
QD số 37 năm 2008 về việc sử dụng phịng bộ mơn
Thơng tư số 37 năm 2021 về danh mục tối thiếu TBDH cho chương trình cấp tiểu học
Thơng tư 39/2021/TT-BGDĐT Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ
thông
Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ
thông Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về danh mục các TBDH cho trình THPT
Cơng văn 1356 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc mua sắm TBDH


- Căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ năm học, tình hình thực tiễn của nhà trường, trường, giáo
viên bộ môn và nhân viên thiết bị trường học xây dựng kế hoạch hoạt động cho công tác
thiết bị dạy học trong năm học của môn học.
Bản kế hoạch phải tuân thủ các phần: Căn cứ, đặc điểm tình hình, nhiệm vụ, chỉ tiêu

trọng tâm; nhiệm vụ cụ thể và giải pháp thực hiện.
Câu 13: Lấy ví dụ cách sử dụng TBDH trong một bài học cụ thể môn Ngữ văn ở
trường phổ thông
: Nội dung bài học: Bài 6 - tiết 73: Thánh Gióng
Bước 1: Giáo viên chuẩn PTDH gồm:
- Video về lế hội làng gióng
- Bộ tranh về cốt truyện Thánh Gióng
Bước 2: - Gv mở video “ lễ hội làng gióng” cho hs xem . Sau đó Giáo viên chọn vị trí treo
tranh ở vị trí phù hợp để tất cả học sinh đều quan sát rõ (treo trên bảng vào 1/3 góc
phải của bảng).
- Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức của video và tranh bằng cách đặt ra hệ
thống câu hỏi sau:
Câu 1: xem video và cho biết đang nhắc đến vị anh hùng nào? Nêu cảm nhận của
em về vị ahnh hùng sau khi xem?
Câu 2: Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng (bình thường/ khác thường)?
- Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
Câu 3: Nêu cảm nhận của em vè các chi tiết: Tiếng nói đầu tiên là xin đánh giặc?
Gióng địi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt? Bà con góp gạo ni Gióng
Câu 4: Tìm và liệt kê các chi tiết kì ảo về Gióng đánh tan giặc và bay về trời ? Từ
“chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì? Chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì?
Bước 3: Học sinh quan sát tranh và xem video theo định hướng của giáo viên và trả lời
câu hỏi.
Câu 1: Lễ hội trên video là tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc: Thánh Gióng.
Câu 2: Sự ra đời của Thánh Gióng
- Sự bình thường:
Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.
- Sự khác thường:
+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.
+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé ....
+ lên ba vẫn khơng biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi
- người anh hùng của nhân dân.
Câu 3: + Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn... Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu
nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ.Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng.


=> Chi tiết kì ảo, Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ
nhưng khi đất nước gặp nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước.
+Vũ khí lợi hại
 Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó cịn là thành tựu văn hố, kĩ thuật thời
Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống
và chống giặc.
+ Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh tồn dân.
Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng
đồng, toàn dân chung sức, đồng lịng đánh giặc. Đó là tinh thần đồn kết dân tộc
Câu 4: các chi tiết ảo:
+Chú bé ươn vai trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt.
- Sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.
- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác. ->Đó
là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hố của nhân dân.
+Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc.
Gióng khơng chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thơ sơ, bằng cỏ
cây, hoa lá của đất nước
+ Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt bỏ lại và bay về trời.
- Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh.
- Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hố Thánh Gióng.
Bước 4: Giáo viên và học sinh tổng kết bài học.
Rút ra ý nghĩa của bâì học: Tác giả dân gian ca ngợi phẩm chất của Thánh Gióng như có
lịng u nước, có ý chí, quyết tâm, có sức mạnh, trong sáng, vơ tư. Nhấn mạnh sự ra đời
thần kì, chiến cơng phi thường và hóa thân bất tử của người anh hùng .

- Ca ngợi tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân và gửi gắm ước mơ về người anh
hùng cứu nước
Câu 14: Căn cứ thông tư số 14/2020/ TT- BGDĐT quy định về phịng học bộ mơn của
cơ sở giáo dục phổ thơng. Hãy xây dựng nội quy phịng học bộ mơn áp dụng cho cơ
sở giáo dục mình đang công tác.
Theo điểm 1 - điều 2 của thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020
thì phịng học bộ mơn là phịng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học
chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo
dục. Phịng học bộ mơn ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục, là
điều kiện quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục. Hình thành và phát
triển cho học sinh về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học; đáp
ứng yêu cầu thí nghiệm , thực hành của chương trình mơn học. Nâng cao hiệu quả sử dụng
thiết bị dạy, kĩ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh.
Theo thơng tư số 14/2020/TT-BGDĐT thì ở trường tiểu học có các phịng học bộ
môn sau: Khoa học - Công nghệ( sử dụng cho các môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học,
Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng. Mỗi phịng học bộ
mơn phải có nội quy phù hợp. Được treo ở nơi thuận tiện cho việc theo dõi và thực hiện
cho giáo viên và học sinh. Trong phịng có thiết bị cứu hỏa hoặc các thiết bị cứu hỏa được
bố trí gần các phịng học bộ mơn. Đảm bảo trật tự, vệ sinh, sạch sẽ phòng thiết bị/ phòng


học bộ mơn. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện định kì bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì để
thiết bị luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ dạy học. Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê,
thanh lí định kì, đột xuất theo quy định.
ỦY BAN NHÂN DÂN TP THANH HĨA
TRƯỜNG THCS QUẢNG TÂM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


           

NỘI QUY PHÒNG TIN HỌC

 
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1: Phịng cơng nghệ hoạt động theo lịch đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Tất cả cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh chỉ được phép sử dụng phòng máy theo lịch ấn định hoặc khi
có sự cho phép của Hiệu trưởng.
Điều 2: Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình mở máy và tắt máy, tuân thủ những qui định
chung về việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường.
Điều 3: Khi sử dụng bảng tương tác thơng minh và máy tính, nếu phát hiện các sự cố về
kỹ thuật như: Không mở máy (bảng tương tác thông minh) được, đang dùng máy bị hư  ... phải
báo ngay cho giáo viên phụ trách phòng máy.
Điều 4: Sau khi sử dụng xong, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vệ sinh phịng cơng
nghệ, báo cáo tình trạng máy và thiết bị cho giáo viên phụ trách. Tắt tất cả các thiết bị điện, đóng
các cửa sổ, kéo rèm che; xếp bàn, ghế ngồi gọn gàng.
Điều 5: Những ai vi phạm nội quy này sẽ không được phép sử dụng phịng máy có thời
hạn hoặc chịu hình thức kỷ luật cao hơn tùy theo mức độ vi phạm. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài
sản ngoài việc bị kỷ luật phải bồi thường giá trị gấp 02 lần.  
 

II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
Điều 1: Đăng ký dạy tại phịng cơng nghệ với cán bộ phụ trách phòng trước 1 tuần để sắp
xếp phòng. Cập nhật đủ thơng tin vào sổ đăng ký phịng TIN HỌC
Điều 2: Nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện nội quy phòng tin học
           Là người cuối cùng dời khỏi phòng. Kiểm tra lại việc đóng và cài then các cửa ra vào, cửa
sổ, hệ thống điện tồn bộ phịng máy trước khi rời phịng.
Điều 3: Giáo viên chỉ sử dụng phịng tin học vào mục đích dạy học, làm chuyên đề và các
công việc do Hiệu trưởng phân công.

 
III. ĐỐI VỚI HỌC SINH:
Điều 1: Học sinh vào phòng học phải đeo bảng tên và tên học sinh trùng với tên giáo viên
bộ môn đã đăng ký với cán bộ phụ trách phòng. Ngồi đúng vị trí theo hướng dẫn của giáo viên bộ
mơn,  khơng nói chuyện, đi lại trong phòng gây mất trật tự. Nghiêm cấm mọi hành vi xả rác bừa
bãi ra phịng. Khơng mang vật dễ cháy, nổ vào phịng máy.
Điều 2: Khi sử dụng máy tính phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghiêm cấm
dùng những vật nhọn, vật cứng viết lên máy tính
Điều 3: Khơng được tự ý mở máy tính. Khơng được tự ý di dời những đồ dùng trong
phòng tin học. Nghiêm cấm mọi hành vi chen lấn, xô đẩy nhau khi được giáo viên gọi lên bảng
làm bài. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định.
 
                                              HIỆU TRƯỞNG
Lê Ngọc Thành


Câu 15: Hãy trình bày cách sử dụng băng đĩa ghi âm, ghi hình?
Sử dụng băng đĩa ghi âm: Khi sử dụng cần phải qua các bước:
Chuẩn bị: Căn cứ nội dung của bài mà lựa chọn nội dung trong băng cho phù hợp cả
về nội dung và thời gian sử dụng cho hợp lý. Kiểm tra chất lượng băng xem có đảm bảo
hay khơng: xem có bị bụi mốc khơng; nếu có thì vệ sinh bằng vải mềm. Nghiên cứu kỹ
bản hướng dẫn sử dụng, xem băng trước (nghe trước để chọn nội dung và thời gian); tập
sử dụng: nghe, tua đi, tua lại ghi nhớ (đánh dấu) đoạn băng cần sử dụng.
Sử dụng: Điều chỉnh âm thanh cho vừa đủ nghe (đối với HS ngồi cuối lớp) sử dụng
theo tiến trình kế hoạch của bài học; sử dụng băng đĩa ghi âm kết hợp với các phương
pháp khác: diễn giải, câu hỏi và các loại thiết bị khác như tranh ảnh, bản đồ. Sau khi sử
dụng: Phải tua băng về vị trí ban đầu, cất vào vỏ đựng băng đĩa, lâu nhẹ đĩa, băng ghi âm
bằng vải mềm.
Sử dụng băng đĩa ghi hình: Băng đĩa ghi hình cung cấp đầy đủ những thông tin
về đối tượng cần nghiên cứu. Sử dụng băng đĩa ghi hình mang tính trưc quan cao và rất

hấp dẫn đối với HS bởi những hình ảnh dộng của nó. Nhờ có TBDH này mà có thể làm
chậm đi q trình biến đỏi nhanh và làm nhanh quá trình biến đổi chậm.
Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng băng đĩa hình. Kiểm tra chất lượng băng
đĩa. Máy quay máy vi tính, kiểm tra sự an toàn của máy. Thử máy và điều chỉnh những kỹ
thuật hỗ trợ nếu thấy cần thiết.
Lập kế hoạch sử dụng băng đĩa hình: Sử dụng với mục đích gì , nội dung nào trong
băng đĩa, vào lúc nào và trong thời gian bao lâu.
Có thể kết hợp xem băng đĩa hình và thảo luận về nội dung trong sách giao khoa và trong
băng hình.
Câu 16: Hãy nêu các nội dung của công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và
phịng học bộ mơn?
1. Lập kế hoạch sử dụng, quản lý thiết bị dạy học
* Cơ sở lập kế hoạch:
- Căn cứ trên các VB chỉ đạo của nhà nước, của bộ GD&ĐT, của sở GS&ĐT các
địa phương như:
Thông tư số 19 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về danh mục dạy học tối thiểu cấp
THCS.
QD số 37 năm 2008 về việc sử dụng phịng bộ mơn
Thơng tư số 37 năm 2021 về danh mục tối thiếu TBDH cho chương trình cấp tiểu
học
Thơng tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về danh mục các TBDH cho trình THPT
Cơng văn 1356 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc mua sắm TBDH
- Căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ năm học, tình hình thực tiễn của nhà trường, trường,
giáo viên bộ môn và nhân viên thiết bị trường học xây dựng kế hoạch hoạt động cho công
tác thiết bị dạy học trong năm học của môn học
- Kế hoạch phải thể hiện được hoạt động quản lý và sử dụng TBDH trong năn học.
Ngay từ đầu năm học nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng TBDH.
Kế hoạch phải được xây dựng từ tổ bộ môn. Căn cứ vào kế hoạch năm học đã được thống



nhất trong hội nghị cán bộ, viên chức của trườn g; căn cứ vào khung phân phối chương
trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các tổ chuyên môn tiết, từng bài, từng chương
cụ thể. Trong kế hoạch này tổ chuyên môn phải nêu được :
+ Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào, bài nào, chương nào.
+ Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (thiết bị hiện có của trường hay tự làm).
+ Những kiến nghị, đề xuất với trường.
Dựa vào kế hoạch của từng tổ chun mơn nhà trường sẽ có kế hoạch chung về việc
sử dụng TBDH cho toàn trường.
2. Quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và phòng học bộ môn
* Phân loại thiết bị để quản lý
Từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoạch để nhân viên TBDH kết hợp các tổ bộ
môn, nghiệm thu và phân loại TBDH: thiết bị dạ y học của từng bộ mơn, thiết bị dùng
chung, bàn ghế thí nghiệm…, sau đó sắp xếp khoa hoc, ngăn nắp. Việc sắp xếp phân loại
này giúp nhân viên thiết bị dễ quản lý, giáo viên sử dụng TBDH trong giờ dạy của mình
cũng dễ tìm, mỗi phịng thực hành sẽ do một giáo viên bộ mơn đó quản lý.
Việc quản lý, sắp xếp hợp lý khoa học trong phòng thiết bị là một công việc rất cần
thiết. Thiết bị dạy học được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng đúng theo quy định cho từng môn
từng khối lớp, giúp cho công tác quản lý và quá trình cho mượn thiết bị được dễ dàng
thuận tiện khơng làm mất thời gian trong q trình mượn và trả thiết bị.
Nhờ việc sắp xếp thiết bị ngăn nắp dễ tìm đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
và nhân viên thiết bị trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học được nhanh hơn, hiệu quả hơn.
* Xây dựng nội quy sử dụng TBDH và phòng bộ mơn
- Mỗi phịng học bộ mơn phải có nội quy phù hợp. Được treo ở nơi thuận tiện cho
việc theo dõi và thực hiện cho giáo viên và học sinh.
- Trong phịng có thiết bị cứu hỏa hoặc các thiết bị cứu hỏa được bố trí gần các
phịng học bộ mơn
- Đảm bảo trật tự, vệ sinh, sạch sẽ phịng thiết bị/ phịng học bộ mơn.
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện định kì bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì dể thiết bị
ln ln trong tư thế sẵn sàng phục vụ dạy học.

- Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê, thanh lí định kì, đột xuất theo quy định.
- Thiết bị, dụng cụ, phòng thiết bị/ phòng học bộ mơn phải được quản lí chặt chẽ.
Bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sử dụng thuận tiện và lâu bền. Hằng ngày, viên chức
làm công tác TBDH phải có kế hoạch bảo quản thiết bị, máy móc, dụng cụ, phòng chống
ẩm mốc, han rỉ, hư hỏng.
- Cán bộ TBDH, GV và HS phải nghiêm túc thực hiện nội quy
- Khi các thiết bị dạy học có những hư hỏng bất thường, CB TBDH cần lập biên bản
báo cáo và đề xuất hướng sửa chữa, khắc phục ngay để kịp thời phục vụ dạy học.
- Sau mỗi tiết, mỗi buổi sử dụng phịng phịng học bộ mơn, GV phải ghi vào sổ bàn
giao và xác nhận về tình trạng thiết bị, máy móc, dụng cụ của phịng học.
- Theo dõi định kỳ, kiểm kê định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Phịng thiết bị/ bộ mơn cần có sổ quản lí theo dõi về vật tư, thiết bị, dụng cụ... Sổ
này như sổ quản lí tài sản thơng thường.
* Lập sổ theo dõi:
Để quản lý TBDH hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ theo dõi.
3. Công tác kiểm kê, thanh lý, mua sắm


-  Các trường cần căn cứ vào BGDĐT và tình hình thực tế của đơn vị để có kế
hoạch sửa chữa, tự làm và mua sắm bổ sung hàng năm, đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối
thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Hàng năm, Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên thiết bị, phối hợp cùng tổ chuyên môn
tiến hành kiểm kê, rà soát với Danh mục các tiết thực hành, các tiết có thí nghiệm (Theo
mẫu), để lập danh sách các thiết bị, vật liệu, hóa chất bị hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc
thiếu, cần mua sắm hoặc sửa chữa bổ sung.
- Mục đích, ý nghĩa của kiêm kê tài liệu
Kiểm kê tài liệu là một công việc cần thiết cần được thực hiện theo định kỳ đối với
từng cơ quan Thư viện - Thông tin.
Kiểm kê tài liệu giúp cán bộ lãnh đạo quản lý Thư viện - Thông tin biết được hiện
trạng về số lượng, chất lượng tài liệu của Thư viện - Thông tin đó. Để từ đó có kế hoạch

để hồn thiện và phát triển tài liệu, có cơ sở để đối chiếu với hệ thống mục lục của cơ quan
Thư viện - Thơng tin.
Qua kiểm kê cịn biết được thực trạng vốn tài liệu còn thiếu bao nhiêu so với sổ
đăng ký, tình trạng sử dụng và bảo quản tài liệu để từ đó có kế hoạch tu sửa, bảo quản.
- Căn cứ vào các tư liệu qua kết quả kiểm kê, CBTB cùng với Tổ trưởng, Nhóm
trưởng bộ mơn lập danh sách danh mục các thiết bị, dụng cụ, hóa chất thanh lí, hủy bỏ
những thứ đã hư hỏng, hoặc quá hạn sử dụng.
- Các tư liệu sau kiểm kê cần được lưu giữ vào sổ riêng
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện thực tế của nhà trường, Ban giám hiệu tổ chức
giám sát, kiểm tra việc kiểm kê, thanh lý cũng như mua sắm, tự làm đồ dùng, thiết bị dạy
học về số lượng, chất lượng, tiến độ và công tác tập huấn, bảo quản, sử dụng đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học; hàng năm tổ chức kiểm kê vào tháng 5 và xây dựng kế hoạch bổ
sung, sửa chữa thiết bị, đồ dùng dạy học cho năm sau.
Câu 17: Dựa vào đặc điểm của băng, đĩa. Hãy trình bày cách bảo quản thiết bị dạy
học băng, đĩa.
- Băng đĩa được coi là những TBDH hiện đại nên cần được bảo quản một cách thận
trọng. Băng đĩa dùng xong cần được cất trong hộp có chất chống ẩm. Nếu khơng có chất
chống ẩm thì cất chúng trong lớp vỏ nhựa, hoặc bao ni lon.
- Khi lau chùi, sử dụng khăn mềm (chổi chuyên dụng) lau nhẹ tay đảm bảo sạch bụi
mà không bị trầy xước. Các băng địa cũng cần được sắp xếp gọn gàng, không đặt các vật
khác lên trên, để ở nơi khơ thống, tránh ánh nắng trực tiếp
Khi thiết bị dạy học được sử dụng, người nhân viên làm công tác thiết bị trường học
cần làm những việc sau:
- Lập sổ mượn trả. Sổ này được lập linh hoạt tuỳ theo điều kiện của từng trường,
tùng bộ môn. Sổ này giúp cho việc bảo quản thiết bị dạy học, bảo vệ tài sản của nhà
trường và thể hiện tần suất sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và từ đó có thể tham
mưu các vấn đề liên quan đến chất lượng giảng dạy.
- Khi các thiết bị được trả lại, nhân viên thiết bị trường học cần đưa lại vị trí phân
loại của nó. Đây là việc đơn giản nhưng lại hay bị qn lãng vì vậy đơi khi nó làm phức

tạp thêm cơng việc của nhân viên thí nghiệm.
Bảo dưỡng các thiết bị dạy học là việc làm thường xuyên và nên thực hiện ngay. Công
việc này không tốn nhiều thời gian và cơng sức nhưng nếu để tích lại sẽ thành công việc
nhàm chán và thiết bị dạy học nhiều nguy cơ bị xoá sổ.


Câu 18: Hãy trình bày mục tiêu mơn Giáo dục công dân ở trường phổ thông?
Mục tiêu môn GDCD ở trường phổ thông
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp
trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thơng) giữ vai trị
chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công
dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, mơn Giáo dục cơng
dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa
người cơng dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc
và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
hội nhập quốc tế.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt
buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh
tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê
hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học
tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định
của pháp luật.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn
học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung
chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa
tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung
học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng
sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công
dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục

chính trị, Giáo dục cơng dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng
thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đềhọc tập. Các chuyên đề này nhằm
tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Chương trình mơn Giáo dục cơng dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh
các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng
lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát
triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của cá nhânvà yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hố và cách mạng
cơng nghiệp mới.
Mục tiêu cấp trung học cơ sở
a) Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá
trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, q hương, dân tộc;
tơn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao
động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.
b) Giúp học sinh có tri thức phổ thơng, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế,
pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và
nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức,
pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển
bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh,



×