Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nhân cách người lãnh đạo – quản lý bộ đội ý nghĩa trong xây dựng mô hình nhân cách người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.3 KB, 20 trang )

Nhân cách người lãnh đạo – quản lý bộ đội. Ý nghĩa trong
xây dựng mơ hình nhân cách người chính uỷ, chính trị viên
trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu tâm lý học lãnh đạo – quản lý chúng ta thấy:
con người luôn là đối tượng trung tâm của lãnh đạo - quản lý xã
hội nói chung và lãnh đạo - quản lý bộ đội nói riêng. Đặc biệt là
trong điều kiện hiện nay, vai trò con người tăng lên trong các hệ
thống lãnh đạo - quản lý xã hội và lãnh đạo - quản lý bộ đội. Có
được điều này là do:
Con người là lực lượng sản xuất của xã hội ln ln giữ một
vị trí có ý nghĩa quyết định trong tiến trình phát triển của xã hội.
Học thuyết Mác – Lênin về con người đã chứng minh cho chúng ta
rõ sức mạnh và khả năng vơ tận của con người, đồng thời khẳng
định chính con người là chủ nhân của các giá trị sáng tạo về vật
chất, tinh thần của loài người từ xưa cho đến nay. Thực tiễn đã
chứng minh, nơi nào, chỗ nào xử lý con người tốt, biết chăm lo tới
cuộc sống của con người, nơi đó phát huy tốt nhất cơng tác lãnh
đạo - quản lý xã hội nói chung, lãnh đạo – quản lý bộ đội nói
riêng.
Vấn đề con người ngày càng trở nên quan trọng, giữ vị trí to
lớn trong mọi mối quan hệ, trong các khâu khác nhau của hệ
thống lãnh đạo - quản lý. Con người muốn phát huy hết được tiềm
năng to lớn của mình thì phải được quản lý, lãnh đạo tốt. Việc
nghiên cứu tâm lý học lãnh đạo – quản lý sẽ giúp các nhà lãnh
đạo- quản lý nói chung, các sỹ quan chỉ huy các cấp của Quân đội
ta nói riêng biết cách tác động có hiệu quả tới con người, đó là
các cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền, hướng họ vào việc thực hiện tốt
nhất các nhiệm vụ được giao phó.
1



Để công tác lãnh đạo – quản lý đạt hiệu quả cao nhất, các
nhà lãnh đạo – quản lý cần phải nắm vững và thực hiện nhiều
vấn đề tâm lý như tâm lý ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết
định trong hoạt động lãnh đạo – quản lý; các vấn đề tâm lý trong
lãnh đạo – quản lý con người dưới quyền; các vấn đề tâm lý trong
lãnh đạo – quản lý các tập thể v.v. Một trong những vấn đề hết
sức quan trọng đó chính là vấn đề nhân cách người lãnh đạo –
quản lý con người mà trong quân đội chính là nhân cách người
lãnh đạo – quản lý bộ đội.
Hoạt động lãnh đạo – quản lý là một hoạt động vốn phức tạp
đòi hỏi chủ thể của nó(người lãnh đạo – quản lý, người chỉ huy)
muốn lãnh đạo – quản lý đơn vị thành công phải có uy tín và rộng
hơn phải có đầy đủ những phẩm chất nhân cách cần thiết của
người lãnh đạo – quản lý.
Theo tâm lý học quân sự: “Uy tín là một hiện tượng tâm lý –
xã hội hình thành trên cơ sở những phẩm chất, năng lực và các
giá trị xã hội của cá nhân( hay tổ chức xã hội) có sức cảm hố
lớn, thu hút, lơi kéo người khác, được mọi người thừa nhận, tin
tưởng, tuân theo”1.
Như vậy, uy tín là một hiện tượng xã hội lịch sử phản ánh mối
quan hệ người – người trong cộng đồng. Các chuẩn mực đánh giá
về uy tín phụ thuộc vào thế giới quan của các giai tầng xã hội
khác nhau.
Tâm lý học Mácxít khẳng định uy tín của một người nào đó
phải là uy tín thực do chính người đó tạo ra bằng phẩm chất, năng
lực của bản thân và được quần chúng thừa nhận.
Người lãnh đạo – quản lý bộ đội muốn thực hiện tốt chức trách
thì phải có uy tín. Uy tín của người lãnh – quản lý bộ đội là uy tín
Tâm lý học quân sự, Nguyễn Ngọc Phú( chủ biên) Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1998, tr 385.

1

2


của người chỉ huy, người chủ trì đơn vị hình thành trên cơ sở
những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của người chỉ huy
có sức cảm hóa lớn, thu hút, lơi kéo cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền,
được quần chúng đơn vị thừa nhận, tin tưởng tuân theo. Uy tín
của người lãnh đạo – quản lý là yếu tố quan trọng trong việc lãnh
đạo tập thể có hiệu quả. Bởi thế, trong mọi hoạt động của mình,
người lãnh đạo – quản lý phải biết chăm lo xây dựng uy tín của
bản thân, dựa trên khả năng, trình độ chun mơn vững chắc của
mình, mức độ vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, và tác
phong, phong cách lãnh đạo có hiệu qủa, được quần chúng chấp
nhận, ủng hộ.
Căn cứ vào tính chất đích thực của uy tín, người ta thường
phân chia uy tín ra làm hai loại: Uy tín thực và uy tín giả.
Uy tín thực là loại uy tín được hình thành dựa trên những
phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội đích thực của cá
nhân( hay tổ chức xã hội) gây nên sức cảm hóa thực, thu hút, lơi
cuốn người khác vào ảnh hưởng của mình.
Uy tín giả là loại uy tín được xây dựng khơng dựa trên những
phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội đích thực của cá
nhân(hay tổ chức xã hội) mà lại được chủ thể tạo nên bằng các
thủ thuật khác nhau để lừa dối, mê hoặc quần chúng, nhằm
chiếm được sự ủng hộ của quần chúng và người khác, tạo thế có
lợi cho bản thân mình mà thực ra mình khơng đáng có ở mức độ
như vậy.
Có 3 nhóm nhân tố tạo thành uy tín của nhà lãnh đạo – quản

lý bộ đội.
Đối với nhóm các nhân tố thuộc về chủ thể: Nhà lãnh đạo –
quản lý muốn có uy tín, trước tiên phải có những phẩm chất tối
thiểu nào đó để quần chúng tín nhiệm. Phẩm chất giữ vai trị hàng
đầu chính là phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức. Người lãnh
3


đạo – quản lý có được phẩm chất này sẽ gây được lòng tin cho
cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền. Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo
đức của người chỉ huy được thể hiện rõ trong hoạt động lãnh đạo –
quản lý, trong các mối quan hệ tiếp xúc chính thức và khơng
chính thức, trong lối sống, cách sống hàng ngày của người chỉ
huy. Tiếp đó, chính là năng lực chun mơn nghiệp vụ qn sự.
Đó là năng lực nghiệp vụ quân sự chung với tư cách là người chỉ
huy( khả năng dự báo, thiết kế kế hoạch, ra quyết định thực hiện,
điều hành…). Nếu là cán bộ chính trị, phải có thêm năng lực thực
hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Nếu là cán bộ hậu cần, kỹ
thuật phải có thêm năng lực lãnh đạo – quản lý, chỉ huy hậu cần,
kỹ thuật…Ngồi ra, cịn có các phẩm chất nhân cách đặc trưng
của người lãnh đạo – quản lý như tính mẫn cảm; quan tâm lo lắng
đến cấp dưới; quảng giao; khả năng thu phục người khác; khă
năng tổ chức điều hành cơng việc…
Nhóm nhân tố thuộc về khách thể, tức là các nhân tố thuộc
đối tượng của lãnh đạo – quản lý. Thuộc vào nhóm này có: trình
độ nhận thức chính trị – tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ và của tập
thể; truyền thống xây dựng chiến đấu của đơn vị; bầu khơng khí
tâm lý tích cực lành mạnh trong tập thể; uy tín của tập thể chỉ
huy…
Nhóm nhân tố thứ 3 chính là nhóm các nhân tố tích cực thuộc

mơi trường xã hội. Thuộc vào nhóm các nhân tố này, có: trình độ
nhận thức chính trị – tư tưởng của nhân dân khu vực đóng qn;
định hướng giá trị xã hội chung của tồn xã hội và của riêng khu
vực đơn vị đứng chân; sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo – quản
lý( cơ quan giúp việc lãnh đạo – quản lý); sự quan tâm giúp đỡ
ủng hộ của chính quyền, đồn thể, quần chúng nhân dân trong
địa bàn đóng quân.
4


Uy tín của người chính uỷ, chính trị viên là tổng hợp những
thành tố phẩm chất, năng lực, đức, tài của người chính uỷ, chính
trị viên được biểu hiện bằng cống hiến, ảnh hưởng của họ đối với
xó hội, với cộng đồng, tập thể nơi người chính uỷ, chính trị viên đó
sống và làm việc. Uy tớn của cá nhân người chính uỷ, chính trị
viên bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với uy tớn của tổ
chức đảng, cơ quan, đơn vị mà người chính uỷ, chính trị viên đó
hoạt động, trong tồn bộ uy tín của Đảng. Uy tín của Đảng, của tổ
chức tạo cơ sở, tơn lờn uy tớn của từng cỏ nhõn chính uỷ, chính trị
viên và uy tớn của từng chính uỷ, chính trị viờn lại làm tăng thêm
uy tín của Đảng, của tổ chức.
Đối với Đảng ta, sự vĩ đại của Đảng, lũng tin của nhõn dõn
đối với Đảng không chỉ do sự lónh đạo tài tỡnh, sỏng suốt của
Đảng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xó hội, mà cũn được tạo nên bởi sự phấn
đấu hy sinh không tiếc xương máu và những phẩm chất cao đẹp
trong sáng của lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên. Lũng tin của
nhõn dõn đối với Đảng là sự phản ánh chân thực uy tín của Đảng
đối với nhân dân. Uy tín của từng cán bộ, đảng viên được đo bằng

lũng tin của cấp trờn và quần chỳng nhõn dân. Hay nói cách khác,
uy tín của cán bộ, đảng viên phải được thừa nhận trong lũng quần
chỳng nhõn dõn. Chủ tịch Hồ Chớ Minh từng khẳng định: “Quần
chỳng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng
dẫn nhân dân mỡnh phải làm mực thước cho người ta bắt
chước”2.
Uy tín của người chính uỷ, chính trị viên là do chính người
chính uỷ, chính trị viên đó tạo nên bằng sự nỗ lực phấn đấu luyện
đức, rèn tài, những hành động hữu ích cụ thể. Uy tín đó khơng thể
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 5, Tr 552.

5


chỉ được tạo nên bởi bằng cấp, chức vụ. Trỡnh độ năng lực, phẩm
chất chính trị, đạo đức của người chính uỷ, chính trị viên khơng
tương xứng với cương vị công tác thỡ cú thể dẫn đến hậu quả xấu.
Hiện nay, một số cán bộ, đảng viên được đề bạt, sắp xếp ở
những vị trí trọng trách, nhưng uy tín thật sự của người cán bộ,
đảng viên đó chưa ngang tầm với nhiệm vụ. “Một bộ phận không
nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức cũn nhiều yếu kộm, bất cập về
trỡnh độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa
tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một số không
ớt cỏn bộ thoỏi húa về phẩm chất, chạy theo sự cỏm dỗ về vật
chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sỏch nhiễu, tham
nhũng… ảnh hưởng rất xấu tới uy tín của Đảng, Nhà nước, nhân
dân chê trách, gây cản trở lớn cho sự phát triển đất nước”3. Trong
những trường hợp ấy, cấp dưới, quần chúng chấp hành mệnh

lệnh, chịu sự chỉ huy của cán bộ đó khơng phải vỡ cỏ nhõn người
cán bộ ấy mà là vỡ lợi ớch chung của cỏch mạng. “Đó là sự phục
tùng Chính phủ và đồn thể chứ khơng phải phục tùng cá nhân
ai”4. Người cán bộ ấy không được quần chúng nhân dân tin, phục,
ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta.
Con đường chân chính và đúng đắn để nâng cao uy tín của
mỗi cán bộ, đảng viên là sự tự rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của
họ. Đồng thời các cấp ủy đảng cần tạo những điều kiện cần thiết
để cán bộ, đảng viên cống hiến, bộc lộ phẩm chất, tài năng của
mỡnh. Sự quan tõm của tổ chức và sự phấn đấu của mỗi cá nhân
quan hệ chặt chẽ, tác động với nhau. Tổ chức bồi dưỡng và sử
dụng đúng người, đúng việc chẳng những giúp cho người cán bộ,
đảng viên phát huy tốt phẩm chất, năng lực của mỡnh, mà cũn
làm cho cụng việc của tổ chức được trôi chảy, hiệu quả hơn, mọi
3
4

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng, tháng 7/2000, Tr 106.
Hồ chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 6, tr 68.

6


người được làm việc trong bầu khơng khí dân chủ và đồn kết
hơn, do đó uy tín của tổ chức được nâng cao hơn. Ngược lại, sự
phấn đấu của mỗi người khơng chỉ giúp cho bản thân người đó có
uy tín trong tổ chức, mà cũn gúp phần nõng cao uy tớn cho tổ
chức ấy.
Trên cơ sở phân tích trên, có thể đưa ra một số biện pháp
nhằm góp phần củng cố, nâng cao uy tín của người cán bộ, đảng

viên trong tỡnh hỡnh hiện nay.
Thứ nhất, phải tớch cực, kiờn trỡ thực hiện chiến lược cán bộ
đó được Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) thơng qua. Trong đó
thực hiện đồng bộ từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và
những chính sách bảo đảm lợi ích vật chất, động viên tinh thần
đối với từng loại cán bộ. Cán bộ là gốc của công việc, công việc
không thể thành cơng nếu khơng có đội ngũ cán bộ tốt. Mỗi loại
cơng việc phải có một loại cán bộ tương ứng, công việc nào thỡ
cỏn bộ ấy, dựng cỏn bộ như “dùng mộc”.
Thứ hai, bổ sung và hoàn thiện các loại quy chế, văn bản
pháp quy đó cú, xõy dựng mới cỏc loại quy chế xỏc định chức
trách và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ. Trên thực tế, trong công
tác cán bộ của chúng ta cũn thiếu những quy chế cần thiết về vấn
đề này. Tạo môi trường thuận lợi, những điều kiện vật chất, tinh
thần cần thiết để cho từng cán bộ có thể cống hiến nhiều nhất
cho xó hội, bộc lộ phẩm chất năng lực của mỡnh, trờn cơ sở đó
mới có thể đánh giá đúng uy tín thật sự của từng cán bộ cụ thể.
Dự thảo Báo cỏo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa
VIII) trỡnh Đại hội IX viết: “Đổi mới việc đánh giá, bồi dưỡng, lựa
chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng cả
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và hoạt
động thực tiễn của cán bộ, lấy hiệu quả công tác làm thước đo
chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm, theo
7


một quy trỡnh chặt chẽ và dựa vào nhõn dõn giới thiệu, gúp ý và
giỏm sỏt cỏn bộ”5.
Thứ ba, thực hiện một cách thường xuyên việc kiểm tra về uy
tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên bằng cách lấy ý kiến đóng góp

của cán bộ cấp dưới, của quần chúng nhân dân một cách chân
thực về từng cán bộ. Quần chúng bao giờ cũng là tai mắt khách
quan. Đương nhiên việc lấy ý kiến quần chỳng phải thật sự dõn
chủ và trung thực. Mọi biểu hiện gũ ộp một cỏch cú chủ đích trong
vấn đề này đều là sự bóp méo hiện thực, phủ nhận tính khách
quan. Trên cơ sở kiểm tra về uy tín của cán bộ, đảng viên, có
phương hướng, biện pháp để cho từng cán bộ, đảng viên tu
dưỡng, rèn luyện được tốt hơn. Nhờ đó, uy tín được nâng lên.
Trong điều kiện hiện nay, trước địi hỏi của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quân đội nhân Việt Nam cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại thì những địi hỏi
về phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo – quản lý lại hết sức
đa dạng. Trước hết, người lãnh đạo – quản lý phải có phẩm chất
chính trị – tư tưởng - đạo đức cao đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới
của Đảng trong phạm vi công việc và chức trách được giao phó.
Đây là phẩm chất cần có trước tiên đối với những người làm công
tác lãnh đạo – quản lý, chỉ huy, lãnh đạo. Người lãnh đạo phải có
tính Đảng cao, có lập trường tư tưởng vững vàng, ln biểu hiện
sự nhất trí, tin tưởng và kiên định với mọi đường lối chủ trương
chính sách của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Người lãnh đạo – quản lý ở cương vị này phải là người thể
hiện trách nhiệm chính trị cao trước Đảng và nhân dân, mẫu mực
về đạo đức, lối sống để cán bộ, chiến sỹ dưới quyền noi theo. Đề
cập đến vấn đề cán bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần
5

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng, tháng 7-2000, tr 106.

8



thứ X khẳng định: “ Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên
phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức
tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; kiên định lập
trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của
Đảng; năng động, sáng tạo, vững vàng trước mọi khó khăn, thử
thách”6.
Người lãnh đạo – quản lý bộ đội phải thơng thạo chun mơn
nghiệp vụ qn sự mà mình phụ trách. Có tính khoa học trong
lãnh đạo, tác phong cụ thể, tỉ mỉ, thận trọng khi ra quyết định.
Biểu hiện cụ thể đó chính là việc xác định mục tiêu, nội dung
lãnh đạo, quản lý phù hợp với nhiệm vụ cấp trên giao và tình hình
thực tiễn của đơn vị. Là người có tính khoa học trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp
trên, khoa học trong sử dụng các hình thức, phương pháp, phương
tiện lãnh đạo. Đồng thời, người lãnh đạo – quản lý có tính khoa
học phải là người am hiểu rộng rãi những kiến thức chuyên ngành,
liên ngành, hiểu sâu sắc chun mơn nghiệp vụ mà mình đang
đảm nhiệm.
Người lãnh đạo - quản lý bộ đội phải có tính địi hỏi cao, tính
nhất qn, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán trong lãnh đạo – quản
lý. Đây là một phẩm chất quan trọng của các cán bộ làm nhiệm
vụ lãnh đạo – quản lý. Người lãnh đạo – quản lý là người chủ động
tìm tịi, dám nghĩ, dám hành động nhằm đem lại kết quả nhiều
hơn, tốt hơn cho cơng việc do mình phụ trách, quyết đốn, dám
chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp dưới về các quyết định của
mình trong điều hành các cơng việc của người lãnh đạo – quản lý.
Một phẩm chất quan trọng khác đối với người lãnh đạo –
quản lý là tính tập thể và phong cách dân chủ trong lãnh đạo –

quản lý. Có được phẩm chất này, nhà lãnh đạo – quản lý bộ đội dễ
6

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr 132, 133.

9


tránh được sai lầm trong khi ra quyết định, đồng thời giúp cho
việc củng cố uy tín của chính họ một cách thuận lợi.
Lãnh đạo – quản lý là một nghệ thuật, vì vậy tất yếu địi hỏi ở
nhà lãnh đạo –quản lý phải có nghệ thuật lãnh đạo – quản lý giỏi.
Đó chính là nghệ thuật thu phục con người, thu hút con người, tập
hợp con người với nhau, biến các con người riêng lẻ thành một
khối thống nhất bằng chính uy tín, trình độ, năng lực của mình.
Một phẩm chất nữa cần có trong nhân cách của người lãnh
đạo – quản lý là phải có tác phong và quan điểm quần chúng, hết
lịng đồn kết mọi người vì tập thể, vì sự nghiệp chung. Đó chính
là đức tính khiêm tốn, giản dị, lịch thiệp tế nhị trong hành vi giao
tiếp. Đồng thời, người lãnh đạo – quản lý phải biết tôn trọng cấp
dưới, biết học hỏi cấp dưới, tìm cách khơi dậy óc sáng tạo của cấp
dưới, ln

sâu sát cấp dưới, có thái độ thực sự quan tâm bồi

dưỡng cấp dưới. Người lãnh đạo –quản lý nào làm tốt điều này sẽ
dễ dàng thu phục quần chúng về phía lãnh đạo, chỉ huy.
Sau nhiều năm thực hiện chế độ một người chỉ huy theo nghị
quyết 07 và nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, ngày 20/7/2005, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết 51/NQ/TW: “Về việc tiếp tục

hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người
chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam”. Nghị quyết đã khẳng định: “ở mỗi
cấp có chính uỷ (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị
đảm nhiệm cơng tác đảng, cơng tác chính trị của đơn vị” 7. Đồng
thời: trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung công tác
đảng, công tác chính trị theo chức trách nhiệm vụ, tham gia xây
dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị.
Như vậy, người cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên trong
Tổng cục Chính trị, tài liệu học tập quán triệt Nghị quyết 51, Bộ Chính trị, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX, Nxb QĐND, H, 2005, tr.11.
7

10


qn đội phải chịu trách nhiệm tồn bộ về cơng tác đảng, cơng
tác chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng đối với quân đội và đơn vị, bảo đảm cho quân đội ln
vững mạnh về chính trị, khơng ngừng nâng cao kỉ luật, trình độ và
khả năng sẵn sàng chiến đấu, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Là cán bộ của Đảng, Nhà nước và quân đội, hoạt động lãnh
đạo – quản lý con người trong lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực quân sự,
nhân cách của người chính uỷ, chính trị viên trong giai đoạn hiện
nay khơng những cần có những phẩm chất nhân cách của người
lãnh đạo – quản lý nói chung mà cần phải có những nhân cách
mang nét đặc thù. Điều đó được xuất phát từ đặc trưng hoạt động
của người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Những đặc
trưng đó được thể hiện:

Một là, hoạt động của người chính uỷ, chính trị viên là hoạt
động của người cán bộ Đảng trong quân đội, do vậy hoạt động
của người chính uỷ, chính trị viên có một ý nghĩa hết sức quan
trọng. Họ có ảnh hưởng rất lớn và chịu trách nhiệm chính trị trước
đơn vị. Họ phải hướng mọi nỗ lực của mình tổ chức thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của quân đội. Người chính uỷ,
chính trị viên phải giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, tính
nhân dân, phương hướng, mục tiêu chính trị của quân đội. Đặc
biệt, trong tình hình hiện nay để chống lại các quan điểm, tư
tưởng thù địch, thì người chính uỷ, chính trị viên phải bảo vệ và
giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người chính uỷ, chính trị viên cũng là người tổ chức thiết kế, thi
cơng tồn bộ tiến trình công tác tư tưởng trong đơn vị.
Hai là, giáo dục thuyết phục là phương thức hoạt động chủ
yếu của người chính uỷ, chính trị viên. Người chính uỷ, chính trị
viên dựa vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng để định
11


hướng cho hoạt động của đơn vị; giáo dục, thuyết phục để hình
thành niềm tin cho mọi người, cho mọi cán bộ, chiến sỹ thuộc
quyền. Trong việc giáo dục, thuyết phục cấp dưới thì tấm gương
của người chính uỷ, chính trị viên đóng vai trị quan trọng.
Ba là, là thành phần của bộ máy chỉ huy, quản lý, hoạt động
của người chính uỷ, chính trị viên cũng là hoạt động của người chỉ
huy, quản lý bộ đội. Vừa lãnh đạo, vừa quản lý đơn vị, vì vậy
người chính uỷ, chính trị viên phải phối hợp công tác với người chỉ
huy cùng cấp trong đơn vị về mọi mặt để thực hiện nhiệm vụ.
Người chính uỷ, chính trị viên có trách nhiệm tham gia quản lý,
chỉ huy đơn vị và phải có kiến thức, kỹ năng về quản lý, chỉ huy.

Để có thể hồn thành tốt chức trách nhiệm vụ nặng nề đó,
địi hỏi người cán bộ chính trị, chính uỷ và chính trị viên phải có
phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác tương
xứng. Dựa vào phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo – quản
lý, có thể khái qt mơ hình nhân cách của người chính uỷ, chính
trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam trên một số nét cơ bản
như sau:
Một là, kiên định, vững vàng, nhạy bén, sắc sảo về chính trị,
tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kiên quyết đấu tranh
với những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động, phản khoa học
của các thế lực thù địch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sẵn sàng nhận và hồn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao phó. Biểu hiện ở phẩm chất nhân
cách này là lập trường tư tưởng của người chính uỷ, chính trị viên
phải kiên định, vững vàng hơn bất kỳ quân nhân khác trong đơn
vị, là linh hồn của toàn đơn vị trong mọi hoàn cảnh, trước những
12


bước ngoặt của cách mạng, trước những biến đổi của tình hình,
trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Mặt khác, phải có một
nhãn quan chính trị sáng suốt nhạy cảm trong xem xét, xử lý các
vấn đề trong và ngồi qn đội. Kiên định đường lối chính trị,
qn sự của Đảng trong xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đặc biệt phải kiên định trong khúc quanh của lịch sử, mọi
biến động của xã hội. Chính uỷ, chính trị viên phải biết quán triệt,
vận dụng và cụ thể hóa, bổ sung, phát triển quan điểm, đường lối
của Đảng vào thực tiễn đơn vị. Phải biết tìm ra các khâu trọng yếu

nhất để giải quyết, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, dự kiến
các tình huống để chủ động đối phó.
Có thể nói, bản lĩnh của người chính uỷ, chính trị viên có ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình chung của đơn vị, có ý nghĩa tiên
quyết đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam, thực tiễn sự trưởng thành và chiến đấu,
chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ điều
đó.
Quân đội nhân dân Việt Nam, buổi đầu với ba mươi tư chiến
sĩ và biết bao khó khăn gian khổ, lại phải đương đầu với những kẻ
thù xâm lược hùng mạnh nhất thế giới, song đã cùng với toàn
Đảng, toàn dân kiên quyết đứng lên chiến đấu chống quân xâm
lược, lập nên biết bao kỳ tích, viết tiếp những trang sử vàng son
chói lọi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Với mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giành độc lập, tự do và thống nhất tổ quốc, đưa cả nước tiến lên
chủ nghiã xã hội, lớp lớp những thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội
ta đã nối tiếp nhau ra trận, không ngại hy sinh, không tiếc máu
xương để có được nền độc lập, tự do và hồ bình hơm nay. Trong
những hy sinh cao cả đó, có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán
bộ chính trị, chính uỷ và chính trị viên của Quân đội ta. Biết bao
13


thế hệ chính uỷ, chính trị viên của Quân đội ta đã có mặt trên
khắp các chiến trường, lăn lộn trong từng trận đánh, cùng với cấp
uỷ và cán bộ chỉ huy các cấp lãnh đạo, chỉ huy, động viên khích lệ
tồn đơn vị quyết tâm chiến đấu để giành thắng lợi cuối cùng.
Hiện nay, đất nước ta đã hoà bình, non sơng đã thu về một
mối, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh nhiều thời cơ và thuận lợi,
chúng ta cũng đang phải đối phó với rất nhiều thách thức và nguy
cơ. Những tác động của toàn cầu hoá về kinh tế, ảnh hưởng của
mặt trái cơ chế thị trường, của hội nhập, mở cửa và giao lưu quốc
tế… đang từng ngày, từng giờ len lỏi, thâm nhập vào thực thể xã
hội và Quân đội ta. Đặc biệt, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch đang ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam. Bằng chiến
lược: “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ, với những âm mưu và
thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc và xảo quyệt, chúng đang
muốn làm thay đổi hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh ở nước ta; xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản
đối với toàn dân tộc; làm chia rẽ mối đại đoàn kết toàn dân, chia
rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa quân đội với nhân
dân, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Qn đội
ta, địi thực hiện “ phi chính trị hoá” quân đội… Về thực chất,
chúng muốn làm thay đổi, xoá bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của nước ta, muốn đưa nước ta đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa.
Đây thực sự là một cuộc đấu tranh hết sức gay go, quyết liệt,
phức tạp, lâu dài và gian khổ, nó địi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ
trong quân đội ta, mà trước hết là đội ngũ chính uỷ, chính trị viên
phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, kiên quyết đấu
tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động,
phản khoa học, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
14


tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hồn cảnh mới. Luôn luôn chủ
động, sắc sảo, nhạy bén trong xử lý các tình huống, nhanh chóng
phát hiện và tiếp cận bản chất của thực tiễn tình hình. Phải ln

mài sắc tư duy, phải thực sự là thành trì về tư tưởng của đơn vị,
kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ nhân dân, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
mà cấp trên giao phó.
Hai là, có năng lực trình độ chun mơn giỏi, có kiến thức
tồn diện trên mọi lĩnh vực, năng lực tổ chức thực tiễn tốt, dám
nói, dám làm đến cùng, biết làm, có khả năng quán triệt nghị
quyết và biết biến nó thành hiện thực.
Người chính uỷ, chính trị viên khơng những phải có bản lĩnh
chính trị vững vàng mà cịn phải có năng lực trình độ tồn diện,
trên mọi lĩnh vực, cả bề rộng và chiều sâu, mà trước hết là năng
lực về chính trị và quân sự. Với tư cách là người “chủ trì về chính
trị” nó địi hỏi người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội phải
nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước; điều lệnh, điều lệ, chế độ,
qui định của quân đội và đơn vị, các mệnh lệnh, chỉ thị và nghị
quyết của các cấp. Có như vậy, họ mới có thể quán triệt, giáo dục
và xây dựng bản chất giai cấp cơng nhân cho tồn thể cán bộ,
chiến sĩ của đơn vị mình; làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, thực sự giữ vai trị thống
trị trong đời sống chính trị - tinh thần của mỗi cán bộ, chiến sĩ;
bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối
với quân đội. Mục đích cuối cùng là làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ
tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng
nhận và hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
15


Đặc biệt, là người chịu trách nhiệm chính về cơng tác đảng,
cơng tác chính trị (CTĐ, CTCT) ở đơn vị, người chính uỷ, chính trị

viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu khi
tiến hành CTĐ, CTCT ( như mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách
thức, thứ tự các bước và biện pháp tiến hành). Nếu không nắm
vững hoặc nắm không chắc những nguyên tắc khi tiến hành CTĐ,
CTCT người chính uỷ, chính trị viên sẽ lúng túng, bị động, tự mình
đánh mất vai trị và khơng thể hồn thành nhiệm vụ được giao.
Hơn nữa, để có thể hồn thành được trọng trách của mình, địi
hỏi người chính uỷ, chính trị viên phải có kiến thức rộng trên
nhiều lĩnh vực, cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hố, xã hội… Là
người chính uỷ, chính trị viên, họ khơng những có kiến thức chính
trị vững vàng, mà cịn phải có kiến thức về qn sự, phải có năng
lực chỉ huy, quản lý giỏi, đây là yếu tố cơ bản để tăng cường hiệu
lực, hiệu quả và uy tín đối với đơn vị. Những kiến thức và hiểu biết
về văn hoá, xã hội, kinh tế, về khoa học xã hội và nhân văn và
khoa học tự nhiên là rất cần thiết để nâng cao trình độ và khả
năng xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, người
chính uỷ, chính trị viên khơng chỉ là nhà quản lý, mà họ còn là nhà
lãnh đạo, nhà giáo dục, nhà sư phạm, vì vậy địi hỏi họ phải có
những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học, giáo dục học quân sự để
có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những diễn biến tâm lý, tư
tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị để kịp thời điều chỉnh,
định hướng và giải quyết cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất.
Người chính uỷ, chính trị viên phải là người giỏi về công tác tổ
chức thực tiễn, dám nói, dám làm đến cùng, biết làm, để biến
nghị quyết thành hành động thực tiễn cụ thể của đơn vị. Đây là
một tiêu chí rất cơ bản, nó địi hỏi người chính uỷ, chính trị viên
phải phối hợp với người chỉ huy các cấp và cấp uỷ cấp mình, chỉ
16



đạo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững
mạnh toàn diện ngang tầm nhiệm vụ. Đảm bảo cho đơn vị luôn
luôn sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
huấn luyện, học tập, cơng tác và lao động sản xuất. Dám nói,
dám làm đến cùng, biết làm là một đòi hỏi rất cao đối với mỗi
người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Họ phải là những
người đi tiên phong trong việc ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ, cái
mới; phê phán, đấu tranh với những cái sai, cái tiêu cực lạc hậu
trong xã hội, quân đội, mà trước hết là ở ngay chính đơn vị mình;
dám làm đến cùng, có phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, trên cơ
sở giữ vững nguyên tắc, quan điểm; biết quán triệt mệnh lệnh, chỉ
thị, nghị quyết của các cấp vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình
và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Ba là, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có lối
sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, cầu tiến bộ,
không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của con
người mới xã hội chủ nghĩa, thực sự là hạt nhân đoàn kết trong
đơn vị và quân đội.
Phẩm chất đạo đức của người chính uỷ, chính trị viên có tác
động và ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Nếu khơng có đạo đức cách mạng, khơng có phẩm chất chính trị
tốt, thối hố, biến chất, họ sẽ làm mất uy tín của Đảng, của quân
đội, làm suy yếu hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy, làm giảm lòng tin của
cán bộ, chiến sĩ đối với Đảng và quân đội. Trong điều kiện hiện
nay, trước những biến động phức tạp của tình hình, đặc biệt là
những cám dỗ vật chất tầm thường, sự chống phá thâm độc và
xảo quyệt của kẻ thù, địi hỏi người chính uỷ, chính trị viên lại
càng phải là tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Nó
địi hỏi người chính uỷ, chính trị viên phải luôn giữ vững phẩm

chất, đạo đức của người quân nhân cách mạng, vượt qua những
17


toan tính cá nhân, những cám dỗ tầm thường, ln gương mẫu,
sẵn sàng nhận khó khăn gian khổ về mình, sẵn sàng hy sinh, dám
đồng cam cộng khổ với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mình.
Người chính uỷ, chính trị viên phải có lối sống trung thực,
khiêm tốn, giản dị, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình
cao, có ý thức đồn kết tương thân tương ái, thực sự là hạt nhân
đoàn kết trong toàn đơn vị. Người chính uỷ, chính trị viên phải là
người: thân thiết như người chị, cơng bình như người anh và hiểu
biết như bạn như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Có thể nói, uy
tín của người chính uỷ, chính trị viên đối với đơn vị cao hay thấp,
có một phần đóng góp rất quan trọng của sự gương mẫu về phẩm
chất, đạo đức, lối sống; nó là yếu tố cơ bản giúp họ có thể hồn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bốn là, có phương pháp, tác phong công tác tốt, phương pháp
làm việc khoa học, cách mạng; tích cực, chủ động, sáng tạo, hoạt
động nhiệt tình, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và kỷ luật cao.
Người chính uỷ, chính trị viên phải có phương pháp làm việc
khoa học, cách mạng, tác phong làm việc cụ thể, sâu sát, tỉ mỉ.
Trong mọi cơng việc, địi hỏi người chính uỷ, chính trị viên phải
ln có kế hoạch cụ thể trên cơ sở đã điều tra, nghiên cứu nắm
vững tình hình, nắm chắc những nhân tố sẽ tác động, ảnh hưởng
đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, khả năng hồn thành
nhiệm vụ của chính đơn vị mình. Qúa trình xây dựng và thực hiện
kế hoạch phải biết phân chia giai đoạn, dự kiến được những tình
huống có thể xảy ra, tập trung trí tuệ và sức lực để lãnh đạo, chỉ
đạo dứt điểm từng nhiệm vụ, đặc biệt là những nhiệm vụ trọng

tâm, trọng điểm; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ, tổng kết,
rút ra bài học kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch cho phù hợp với thực tiễn tình hình.
18


Kết hợp chặt chẽ các phương pháp, biện pháp, biết phát huy
sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị để
tạo nên sức mạnh tối đa, hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
đơn vị. Tác phong của người chính uỷ, chính trị viên phải chan
hoà, sâu sát, gần gũi với mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, thấu
hiểu, thông cảm, chân thành lắng nghe các ý kiến, kể cả các ý
kiến phê bình của mọi người, sẵn sàng nhận khuyết điểm và tích
cực sửa chữa với tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ. Có tình u thương
con người, có lịng tin vào con người thông qua hành vi, hành
động hàng ngày. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của
cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền. Không những nhạy cảm, sáng suốt
nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ mà còn nắm
chắc diễn biến, chiều hướng phát triển tư tưởng cán bộ, chiến sỹ
để từ đó kịp thời đề ra cách thức, biện pháp nhằm giáo dục, động
viên, thuyết phục họ. Quán triệt tốt phương pháp khách quan,
toàn diện, lịch sử- cụ thể, phát triển, gắn với thực tiễn trong xem
xét, đánh giá và giải quyết mọi vấn đề xảy ra liên quan đến bản
thân và đơn vị. Tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong giải
quyết các nhiệm vụ, phải lấy chất lượng và hiệu quả công việc
làm thước đo để đánh giá bản thân cũng như đánh giá, sắp xếp và
bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của đơn vị. Giải
quyết tốt các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị như : quan hệ
giữa cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa chính uỷ, chính trị viên
với người chỉ huy, giữa các đơn vị với nhau, giữa tập thể và cá

nhân, giữa quân đội với nhân dân… Quan tâm, chăm lo, thường
xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ở đơn vị, quán triệt
và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị.
Tóm lại, trước những u cầu địi hỏi cao của tình hình hiện
nay, trước yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam mạnh
toàn diện mà trước hết là vững mạnh về chính trị, địi hỏi người
19


chính uỷ, chính trị viên phải khơng ngừng tự hồn thiện nhân cách
của mình trên mọi mặt cơng tác. Nó cũng địi hỏi người chính uỷ,
chính trị viên phải khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm
chất, đaọ đức, lối sống và cả về năng lực, phương pháp, tác phong
công tác để họ thực sự là người cán bộ vừa có đức vừa có tài, vừa
“Hồng” vừa “Chuyên”, thực sự là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận
tư tưởng, lý luận, là thành trì về tư tưởng của đơn vị và quân đội.

20



×