Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Những kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong kháng chiến chống mỹ cứu nước ý nghĩa đối với công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.81 KB, 31 trang )

Những kinh nghiệm cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Ý nghĩa đối với cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong
qn đội ta hiện nay
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng
hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam.
Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đảng ta đã kết hợp nhuần nhuyễn và thành
công chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và truyền thống
tinh hoa đánh giặc của dân tộc. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra đường chính trị, quân
sự, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng, chỉ đạo tiến hành chiến tranh rất
tài tình, sắc bén. Đảng ln ln chăm lo xây dựng, rèn luyện quân đội ta về mọi
mặt, từ việc xác định mục tiêu chiến đấu, cơ cấu tổ chức, cơ chế lãnh đạo, chế độ
công tác Đảng, công tác chính trị đến thực hành nghệ thuật quân sự cách mạng...
Tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị là vấn đề có tính ngun tắc trong
cơng cuộc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng; nhằm bảo đảm
cho quân đội luôn luôn trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng của Đảng;
nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp
để chiến thắng kẻ thù.
Thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy: Sức
mạnh về chính trị - tinh thần là mặt ưu thế tuyệt đối của ta so với địch; đó là
kết quả của quá trình giáo dục, rèn luyện bộ đội thường xuyên, lâu dài, làm
cho mỗi cán bộ, chiến sỹ quán triệt sâu sắc đường lối, nhiệm vụ cách mạng,
nhiệm vụ quân đội...từ đó nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng ý chí quyết
tâm chiến đấu để hồn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho chúng ta nhiều
bài học kinh nghiệm về cơng tác đảng, cơng tác chính trị q báu, có ý nghĩa
và giá trị vô cùng to lớn. Đây là thành công của công tác xây dựng Đảng
trong quân đội, nhằm giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về


2


mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng
như trong tình hình hiện nay.
Nội dung
1. Những bài học kinh nghiệm cơng tác đảng, cơng tác chính trị
thời kỳ chống Mỹ.
Bài học thứ nhất: Quán triệt đường lối chính trị của Đảng, xây dựng
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Bài học thành công tập chung chủ yếu ở công tác giáo dục chính trị,
lãnh đạo tư tưởng của Đảng đối với qn đội ta. Đó cũng chính là xuất phát từ
nguyên tắc lãnh đạo, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đảng lãnh
đạo là nhân tố quyết định đến sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội. Xuất
phát từ chức năng cơ bản của công tác đảng, cơng tác chính trị là qn triệt,
động viên và tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội thực hiện thắng lợi,
đường lối nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng. Thực tiễn, kẻ thù cũng tìm
mọi cách cướp đi ưu thế về chính trị - tinh thần của Quân đội ta với mọi âm
mưu, thủ đoạn nham hiểm, đặc biệt là thủ đoạn dùng chiến tranh tâm lý.
Quán triệt đường lối chính trị của Đảng là cơ sở để tiếp thu đường lối
quân sự và xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu, hướng mọi hoạt động của các
cấp, các đơn vị vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tăng cường
sự nhất trí về chính trị, củng cố vững chắc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Trong Báo cáo của Bộ Chính
trị, do đồng chí Võ Ngun Giáp trình bày tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12
(mở rộng) có ghi: “Nhiệm vụ cơ bản của cơng tác đảng, cơng tác chính trị là
qn triệt sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin nin và đường lối chính sách của Đảng để giáo dục bộ đội, nâng cao
giác ngộ chính trị của mọi người trong tồn qn, do đó mà củng cố sự đồn
kết trong và ngồi qn đội, củng cố và nâng cao ý chí chiến đấu, bảo đảm
cho quân ta thắng lợi trong chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ.



3
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị là mạch sống của quân đội ta, bất cứ
lúc nào cũng không được giảm yếu. Từ trước đến nay, công tác đảng, công
tác chính trị đã phát được tác dụng to lớn của nó và có một truyền thống vẻ
vang trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của quân đội nhân dân”1.
Ngày 7 tháng 9 năm 1954 trong Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng có ghi: “ Quân đội nhân dân ta là trụ cột chủ yếu
nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hồ bình cho nên tăng ccường qn đội nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ
và toàn thể nhân dân ta”2; “ Phải giáo dục cho tồn thể cán bộ chiến sỹ nhận
rõ tình hình mới, chính sách mới, nhận rõ việc thực hiện đình chiến, củng cố
hồ bình là nhiệm vụ lớn lao và vẻ vang của quân đội nhân dân. Phải khắc
phục những hưh xấu do đình chiến gây nên, như hồ bình rồi tê liệt, nhớ nhà
xin nghỉ hưởng lạc, cầu an … đồng thời phải nâng cao trình độ giác ngộ giai
cấp tăng cường đoàn kết, chỉnh đốn tổ chức, tăng cường kỷ luật và làm cho
nội bộ trong sạch. Cần phải xác định rõ tư tưởng Quân đội nhân dân Việt
Nam luôn luôn là một đội quân chiến đấu anh dũng”3.
Nội dung của bài học thể hiện trên các vấn đề: Quán triệt đường lối
chính trị của Đảng, trước hết là quán triệt quan điểm tư tưởng, những nội
dung cơ bản của đường lối chính trị – quân sự nhằm nâng cao giác ngộ cho
toàn quân. Biểu hiện: Tập trung quán triệt các Nghị quyết khoá II và III của
Đảng, bao gồm Nghị quyết Trung ương 6 về xác định kẻ thù; Nghị quyết Bộ
Chính trị tháng 9/1954 về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của
Đảng; Nghị quyết Trung ương 15 tháng 1/1959 về con đường cách mạng
miền Nam; Đường lối Đại hội III năm 1960… Đường lối chung: Nghị quyết
Trung ương 11, 12 năm 1965 về đánh giá kẻ thù xác định quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ; Nghị quyết Trung ương 18 tháng 1/1970 về kiên trì đẩy mạnh
Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐNDVN, Nxb QĐND, Tập 2, H 1995, Tr 50.
2 Sđd, tr 10, 11.
3 Sđd, tr 9.

1

2
3


4
cuộc kháng chiến; Nghị quyết Trung ương 21 tháng 10/1973 về con đường
giải quyết chiến tranh ở miền Nam. Quá trình giáo dục, qn triệt cơng tác
đảng, cơng tác chính trị đã chú trọng các quan điểm tư tưởng và những nội
dung cơ bản trong đường lối nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, bồi dưỡng xây
dựng lập trường chính trị cho tồn qn. Chính vì thế, đã nâng cao được giác
ngộ chính trị, xây dựng được ý trí quyết tâm, động viên toàn thể cán bộ, chiến
sỹ sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội, củng cố sự nhất trí về tinh thần cho tồn qn.
Giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cơ sở tiếp thu sâu sắc
đường lối của Đảng và củng cố vững chắc niềm tin. Biểu hiện: Trong suốt
cuộc kháng chiến công tác đảng, cơng tác chính trị đã quan tâm giáo dục nâng
cao giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê nin, trước hết cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Cán bộ, đảng viên đã biết xem xét, đánh giá tình hình, chủ động khắc
phục khó khăn , lãnh đạo chỉ huy đơn vị chiến đấu dành thắng lợi, củng cố
quyết tâm cho bộ đội giữ vững niềm tin.
Tiến hành công tác tư tưởng và công tác tổ chức một cách tập trung ở
các thời điểm quan trọng, các bước ngoặt của cách mạng, cả khi khó khăn
cũng như khi thuận lợi, thắng lợi lớn và phải chủ động dự kiến các tình
huống. Biểu hiện: Quân đội ta đã vượt qua thời kỳ rất khó khăn phức tạp, nhất
là trong những năm 65 – 68. Công tác tư tưởng và công tác tổ chức đã tích
cực, chủ động chuẩn bị trước cho bộ đội tinh thần, tư tưởng vượt qua khó
khăn cao nhất, đặc biệt vào năm 65 Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam.
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị đã phối hợp với các tổ chức trong hệ thống

chuyên chính vơ sản dựa trên cơ sở ý chí của tồn Đảng, tồn dân để xây
dựng ý chí chiến đấu cho quân đội. Biểu hiện: Quân đội đóng quân ở đâu
cũng được cấp uỷ, chính quyền, đồn thể địa phương động viên giúp đỡ bộ
đội chiến đấu. Công tác hậu phương quân đội được cấp uỷ, chính quyền và
nhân dân địa phương quan tâm chu đáo, động viên thanh niên tòng quân lên
đường nhập ngũ với khẩu hiệu: “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến


5
thắng”. Ngược lại, các chiến thắng của quân đội đã kịp thời làm nức lòng
đồng bào cả nước. Chúng ta đã chủ động liên tục tấn công chiến tranh tâm lý
của địch. Thực tế, quân đội Mỹ dùng bộ máy, phương tiện đồ sộ để thực hiện
chiến tranh tâm lý, nhưng đều bị thất bại bởi hoạt động công tác đảng, cơng
tác chính trị đã làm vơ hiệu hố các thủ đoạn và phương tiện chiến tranh tâm
lý của địch. Tỷ lệ nhiễm :“nọc độc” của địch rất thấp, trận địa tư tưởng được
tăng cường. Công tác tư tưởng cũng đã phê phán và khắc phục có hiệu quả
các biểu hiện sai trái, thiếu cảnh giác cách mạng, mơ hồ giai cấp, lỏng lẻo ý
chí chiến đấu và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa. Trong giai đoạn này bắt đầu đưa
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào chương trình học tại trường và
tại chức cho đội ngũ cán bộ. Do đó trình độ giác ngộ chính trị của cán bộ
quân đội được nâng lên một bước rõ rệt.
Như vậy, công tác tư tưởng trong giai đoạn này đã có nhiều cố gắng
đáp ứng sự chuyển biến của giai đoạn cách mạng, bước phát triển mới của
tình hình và nhiệm vụ quân đội. Đã làm cho bộ đội nhận rõ kẻ thù dân tộc và
kẻ thù giai cấp, nâng cáo ý chí chiến đấu và giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Sức
chiến đấu của quân đội được nâng lên một bước rõ rệt về chất. Tuy nhiên
cơng tác tư tưởng cịn hạn chế là việc giáo dục cho bộ đội về nhiệm vụ cách
mạng miền Nam chưa thật sâu sắc.
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị phải phối hợp với các tổ chức trong
hệ thống chuyên chính vơ sản, dựa trên cơ sở ý chí của tồn Đảng, tồn dân

để xây dựng ý chí chiến đấu của quân đội.
Từ bài học trên, chúng ta có thể rút ra: Việc giáo dục, quán triệt đường
lối của Đảng bao giờ cũng làm cơ sở để xây dựng, củng cố quyết tâm chiến
đấu. Đặc biệt hiện nay cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng cịn hết
sức gay go, phức tạp do đó cần phải nâng cao chất lượng nghiên cứu quán
triệt học tập đường lối nghị quyết của Đảng, học tập lý luận chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới nội dung, phương pháp tiến hành công


6
tác tư tưởng, công tác tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng
quân đội về chính trị.
Bài học thứ 2: Phân tích rõ kẻ thù, đánh giá đúng so sách lực lượng
địch, ta.
Đánh giá đúng là cơ sở xác định quyết tâm với tinh thần biết địch, biết
ta trăm trận, trăm thắng. Đảng ta đã chỉ ra rất sớm kẻ thù kẻ thù chủ yếu của
nhân dân ta là đế quốc Mỹ.
Nội dung bài học: công tác đảng, cơng tác chính trị đã làm cho tồn
qn nhận rõ kẻ thù và có lịng căm thù giặc sâu sắc, đánh giá đúng so sánh
lực lượng địch, ta; xây dựng quyết tâm, lòng tin, dám đánh và quyết đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược. Biểu hiện: công tác đảng, công tác chính trị đã phân
tích sâu sắc bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân mới, làm cho cán bộ,
chiến sỹ phân biệt được chiêu bài giả hiệu “ độc lập” của chế độ Sài Gòn.
Giáo dục cho lực lượng vũ trang nhân dân nắm vững đối tượng tác chiến, thấu
suốt quan điểm “ Đế quốc Mỹ giàu nhưng không mạnh”, làm rõ những chỗ
yếu cơ bản cua Mỹ, củng cố lòng tin ta nhất định thắng: “ Đế quốc Mỹ đang
thất bại và sẽ hoàn toàn thất bại. Nhân dân ta đang ỏ thế tiến công và nhất
ddinhdd giành được thắng lợi vẻ vang. Nhưng kẻ địch còn nhiều âm mưu độc
ác, cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta cịn nhiều gian khổ khó khăn. vì
vậy, chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và ý chí khí chiến đấu,

chớ chủ quan khinh địch. Khó khăn khơng nản chí, thắng lợi khơng kiêu
căng”4; Ngày 15 – 17 tháng 7 năm 1954 Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của
Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá II) Chỉ rõ: “ Đế quốc Mỹ là một trở
lực chính ngăn cản việc lập lại hồ bình ở Đông Dương. Chúng đang ráo riết
xúc tiến việc thành lập khối xâm lược Đông Nam á , dùng Đông Dương làm
bàn đạp để mở rộng chiến tranh xâm lược, chúng cố giữ tình hình quốc tế
căng thẳng để lợi dụng bán vũ khí kiếm lời, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, uy
hiếp hồ bình thế giới. Vì vậy, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu
4

Sđd, tr 215.


7
chuộng hồ bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của
nhân dân Đơng dương. Về phương châm, sách lược đấu tranh của ta trong
giai đoạn mới là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến
Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện
hoà bình ở Đơng Dương, phá tan âm mu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng
chiến tranh Đông Dương, củng cố hồ bình và thực hiện thống nhất, hồn
thành độc lập và thực hiện dân chủ trong toàn quốc” 5. Làm rõ vị trí, ý nghĩa
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, vì vậy đã thống nhất được nhận
thức hành động tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt. Nắm vững quan điểm
tổng hợp và biện chứng để xem xét, đánh giá đúng so sánh lực lượng địch, ta,
đánh giá thống nhất giữa chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Chính vì vậy,
cơng tác đảng, cơng tác chính trị thời kỳ này đã làm cho tồn qn nhận rõ kẻ
thù. Trong tình hình hiện nay, đặc biệt trước âm mưu thủ đoạn của đế quốc
Mỹ đòi hỏi chúng ta phải đánh giá đúng không nhầm lẫn giữa đối tượng và
đối tác, bám sát đường lối quan điểm tư tưởng của Đảng.
Bài học thứ 3: Quán triệt đường lối quân sự của Đảng, phát động

quần chúng sáng tạo cách đánh, vừa chiến đấu vừa xây dựng, vừa phát
triển lực lượng.
Đường lối quân sự là một bộ phận của đường lối cách mạng của Đảng,
gắn bó hữu cơ với đường lối chính trị. Đường lối chính trị và quân sự của
Đảng là kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng vũ trang, cho các lĩnh vực
công tác của quân đội. Nội dung của bài học: Giáo dục, quán triệt những quan
điểm cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng, xây dựng tư tưởng quân sự
cho toàn quân. Giáo dục cho bộ đội nắm vững các mục tiêu chiến lược, nhiệm
vụ của quân đội, của từng chiến trường, của từng quân binh chủng và từng
đơn vị trong các giai đoạn của chiến tranh. Nghị quyết Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 12 tháng 12/1965 xác định: “Phương châm chiến lược chung là:
cần hạn chế cuộc chiến tranh xâm lược của địch và thắng địch trong cuộc
5

Sđd, tr 7.


8
chiến tranh hạn chế đó, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, đẩy cho chúng
ngày càng bị sa lầy và thất bại nghiêm trọng, thì ta nhất định có thể giành
thắng lợi quyết định ở miền nam. Trên cơ sở, phương châm đánh lâu dài, dựa
vào sức mình là chính, ta cần phải cố gắng cao độ tập trung lực lượng của cả
hai miền để tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian
tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam”6.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến, phát huy dân chủ quân sự, sáng
tạo cách đánh, vừa chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển lực lượng, vừa hoàn
thiện phương thức tác chiến.
Bài học thứ 4: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội vững
mạnh, trong sạch có sức chiến đấu cao và trình độ lãnh đạo về mọi mặt
làm cơ sở để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.

Đây là bài học thành công của công tác xây dựng Đảng trong quân đội
bảo đảm giữ vững tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, đồng
thời cũng xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội nhân dân
Việt nam. Biểu hiện:
Đảng lãnh đạo quân đội thông qua hệ thống tổ chức đảng trong quân
đội. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng được thể hiện
bằng việc xác định phương hướng, nội dung xây dựng Đảng. Xuất phát từ
thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ yêu cầu phát triển của quân đội, đặc
biệt những đơn vị mới càng đòi hỏi tổ chức đảng phải được kiện toàn để lãnh
đạo đơn vị. Mặt khác, tổn thất, hy sinh lớn trong chiến tranh cũng cần phải
kịp thời kiện tổ chức đảng, bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Nội
dung của bài học thể hiện: Xây dựng Đảng bộ Quân đội bao giờ cũng phải
xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Không ngừng nâng cao sức chiến
đấu và trình đọ lãnh đạo về mọi mặt ngang tầm nhiệm vụ. Đó là, thường
xuyên có nhiều nội dung, biện pháp để xây dựng, tổ chức đảng trong sạch
vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Mở nhiều cuộc vận động xây
6

Sđd, tr 220.


9
dựng Đảng, rèn luyện đảng viên. Mở nhiều lớp bồi dưỡng, nhiều hội nghị trao
đổi kinh nghiệm cho các đảng uỷ viên, các bí thư chi bộ và mở lớp huấn luyện
cho đảng viên mới. Công tác phát triển đảng ln được chú trọng. Xây dựng
Đảng vững mạnh về chính trị là là vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây
dựng Đảng và bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu bảo đảm cho việc
xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức có phương pháp và nội dung lãnh đạo
đúng đắn. Ra sức xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, kết hợp chặt chẽ
công tác tư tưởng và công tác tổ chức, phát huy sức mạnh đồng bộ của tư

tưởng và tổ chức để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Ra sức xây dựng Đảng
về tổ chức, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, thường xuyên kiện toàn đảng uỷ các cấp, củng cố chế độ chỉ huy, phát
huy hiệu lực cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
Qua kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để xây
dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội trong sạch vững mạnh, có sức
chiến đấu cao, có năng lực lãnh đạo toàn diện...cần quán triệt tốt một số nội
dung:
Xây dựng Đảng bộ Quân đội bao giờ cũng phải xây dựng cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức; khơng ngừng nâng cao sức chiến đấu và trình độ
lãnh đạo về mọi mặt ngang tầm nhiệm vụ.
Đây là bài học quan trọng về xây dựng Đảng, đó là, xây dựng Đảng
phải xuất phát từ yêu cầu của đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của
Đảng, thường xuyên chăm lo xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ có trong sạch vững mạnh thì đường
lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới được quán
triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả, mới có khả năng tập hợp lực
lượng để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung,
thống nhất về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt nam, Quân đội phải tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, luôn


10
ln hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Với
chức năng cơ bản là chiến đấu thắng lợi để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và làm trịn nhiệm vụ Quốc tế; Vì vậy,
nhiệm vụ chính trị cơ bản hàng đầu của quân đội là sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu thắng lợi. Do đó, xây dựng Đảng bộ Quân đội phải xuất phát đầy đủ
từ yêu cầu thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị và quân sự của

Đảng, làm tròn chức năng cơ bản của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong
công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Quân đội đã thường xuyên chăm lo xây
dựng các tổ chức đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cơng
tác xây dựng Đảng luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của điều lệ Đảng,
vận dụng sát thực tiễn, đặc điểm, nhiệm vụ quân đội, luôn lấy kết quả lãnh
đạo nhiệm vụ chiến đấu làm cơ sở để đánh giá công tác xây dựng Đảng.
Trong xây dựng Đảng đã coi trọng xây dựng tất cả các mặt, nhưng trước hết
là xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị.
Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị là vấn đề cơ bản nhất trong
cơng tác xây dựng Đảng, và bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
bảo đảm cho việc xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức có phương hướng và
nội dung đúng.
Xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị phải căn cứ vào
nguyên lý xây dựng Đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối nhiệm vụ
chính trị, quân sự của Đảng; những nguyên tắc xây dựng Đảng, xây dựng
quân đội cách mạng để xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội vững
mạnh, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối
nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng.
Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị là nâng cao trình
độ lãnh đạo chính trị của các tổ chức đảng. Đảng lãnh đạo mọi mặt, nhưng
quan trọng nhất là lãnh đạo chính trị, định hướng chính trị đúng cho mọi hoạt
động của quân đội. Đảng đã xác định rõ thái độ và nhiệm vụ chính trị của
Quân đội ta là phải đứng vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân, tích


11
cực tham gia cải cách ruộng đất, giữ vững những thắng lợi đã giành được,
đồng thời khắc phục những khuyết điểm sai lầm trong cải cách ruộng đất, góp
phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, góp phần củng cố nền chun
chính vơ sản, thực hiện đường lối của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị. Nhờ có định hướng chính trị
đúng đắn của Đảng trong suốt quá trình xây dựng và chiến đấu mà quân đội ta
luôn vững vàng về mọi mặt, không ngừng lớn mạnh và chiến thắng. Qua kinh
nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho thấy: Lúc thuận lợi cũng
như lúc khó khăn, các cấp uỷ đảng và cơ quan chính trị phải xác định rõ nội
dung chính trị mà các tổ chức đảng phải nắm vững để lãnh đạo trong từng
thời kỳ, từng thời gian, những lúc có nhiều nhiệm vụ khác nhau, phải làm rõ
nhiệm vụ chính trị trong lúc tình hình phức tạp, tích cực đề phịng và ngăn
ngừa những hiện tượng sai trái. Phải nắm vững những nguyên tắc để tránh xa
vào những việc cụ thể mà chệch phương hướng, phải nhạy bén, nắm bắt và xử
lý kịp thời những vấn đề mới phát hiện để có định hướng đúng thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ.
Ra sức xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, kết hợp chặt chẽ công
tác tư tưởng và công tác tổ chức, phát huy đồng bộ sức mạnh của tư tưởng và
tổ chức để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Trong thời gian này cơng tác tư tưởng đã góp phần làm cho cán bộ,
chiến sĩ nhận rõ kẻ thù, nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của chúng, để từ đó xây
dựng ý chí quyết tâm, dám đánh và quyết đánh Mỹ; tinh thần chiến đấu của
quân đội trước hết dựa vào sự giác ngộ chính trị, trình độ hiểu biết Chủ nghĩa
Mác - Lênin và quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng,
phát huy truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc; tinh thần chiến đấu của
quân đội còn dựa vào sự vững chắc của hậu phương, của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, của phong trào cách mạng bền vững của nhân dân miền
Nam.


12
Ra sức xây dựng Đảng về tổ chức, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, thường xuyên kiện toàn đảng uỷ các cấp,
củng cố chế độ chỉ huy, phát huy hiệu lực của công tác đảng, cơng tác chính

trị.
Xây dựng Đảng về tổ chức là xây dựng hệ thống tổ chức lãnh đạo của
Đảng ở các cấp từ Quân uỷ Trung ương đến các đơn vị cơ sở, làm cho các tổ
chức đảng thực sự trong sạch vững mạnh, có số lượng phù hợp, chất lượng
cao, có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ lãnh đạo toàn diện. Chấp
hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, bảo đảm cho các
tổ chức đảng thực sự là hạt nhân đoàn kết, hạt nhân lãnh đạo trong đơn vị;
phát huy được sức mạnh của tập thể để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được
giao; Đó là vấn đề cơ bản nhất về mặt tổ chức để tăng cường sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp, tập trung thống nhất về mọi mặt của Đảng đối với quân
đội. Kết quả xây dựng Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã
khẳng định:
- Một là : Để xây dựng tổ chức đảng vững mạnh, nhằm giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, vấn đề cơ bản nhất là phải
tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ; lãnh đạo tập thể đi đôi với
cá nhân phụ trách, phát huy trách nhiệm cá nhân của người chỉ huy và người
phụ trách cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
- Hai là: Tăng cường sự đồn kết nhất trí, giữ vững kỷ luật tự giác và
nghiêm minh là một biểu hiện tập trung sức mạnh chiến đấu của các tổ chức
đảng.
- Ba là: Nắm vững xây dựng tổ chức cơ sở đảng, bồi dưỡng xây dựng
đội ngũ đảng viên và đào tạo rèn luyện cán bộ là khâu then chốt.
- Bốn là: Ra sức xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, phát
huy đầy đủ chức năng của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, trước hết là tổ
chức đoàn thanh niên ở đại đội và tổ chức cơng đồn ở xí nghiệp.


13
Bài học thứ 5: Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu chiến
tranh.

Đây cũng là một bài học thành công của Đảng ta thời kỳ chống Mỹ. Từ chỗ,
Đảng thấy rõ vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ
cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Cán bộ là người tổ
chức thực hiện, biến đường lối của Đảng thành hiện thực, đồng thời xuất phát
từ thực tế của cuộc kháng chiến địi hỏi. Trong khi đó, chiến tranh ngày càng
mở rộng và ác liệt, lượng cán bộ tổn thất là rất lớn. Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, Đảng ta đã bố trí và sử dụng một đội ngũ cán bộ lớn, chính vì thế
đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội. Đảng đã tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng trong
từng giai đoạn cách mạng. Thời bình chuẩn bị cho thời chiến đảm bảo đánh
thắng kẻ thù, đó là yêu cầu cao nhất của công tác cán bộ. Căn cứ vào Nghị
quyết Trung ương 12 tháng 3/1957 Quân uỷ Trung ương đã có Nghị quyết và
kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ. Hầu hết cán bộ trưởng thành trong chống
Pháp đều lần lượt được cử đến các trường học tập, nhờ đó trình độ của cán bộ
được nâng lên. Sau khi có Nghị quyết 15, tháng 1/ 1959 cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam có bước phát triển mới, yêu cầu đưa vào miền Nam ngày
càng nhiều cán bộ. Năm 1959 đưa từng bộ phận cán bộ; năm 1960 đưa từng
bộ tư lệnh quân khu, các khung trung đoàn, sư đoàn; năm 1963-1964 đưa
hàng trung đoàn, sư đoàn đủ quân số. ở miền Bắc, nhiều sư đoàn bộ binh các
quân chủng được xây dựng lớn, nhất là Phịng khơng, Khơng quân. Từ năm
1962 đến năm 1972, khi cả nước có chiến tranh, công tác cán bộ đã chuyển
hướng theo thời chiến. Cụ thể, lấy bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày kèm cặp trong
thực tế chiến đấu và công tác để phát triển đội ngũ cán bộ là chủ yếu, mở rộng
quyền và trách nhiệm bồi dưỡng cán bộ cho các quân khu và sư đoàn, thực
hiện động viên sỹ quan dự bị, điều động cán bộ ở các nhà trường, chuyển từ
đào tạo tương đối cơ bản có hệ thống dài ngày sang bồi cấp tốc rút gọn nội
dung theo tinh thần: làm gì học lấy, ở cấp nào học cấp ấy: “ Phải lấy nhiệm


14

vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công tác trung tâm quan trọng bậc nhất;
phải ra sức nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng trên cơ sở đó hết sức nâng
cao trình độ quân sự, trình độ lãnh đạo chính trị, trình độ khoa học kỹ thuật
và nghiệp vụ chun mơn. Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ một cách cơ
bản, toàn diện và tương đối hệ thống, nhưng phải có trọng điểm cho phù hợp
với tình hình, nhiệm vụ và từng loại cán bộ; Phải ra sức đào tạo cán bộ mới
đồng thời phải hết sức bồi dưỡng giữ gìn cán bộ cũ; phải rất chú trọng đào
tạo bồi dưỡng cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc ít người và cán bộ dân
quân du kích. Ra sức củng cố và mở rộng đội ngũ cán bộ dự bị; phải rất tích
cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ làm công tác
giảng dạy, cán bộ nghiên cứu; dùng nhiều hình thức, phương pháp đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, kết hợp với việc đào tạo, rèn luyện từ thực tế chiến đấu,
công tác với học tập, bồi dưỡng tại trường và tại chức; trong khi xây dựng
đội ngũ cán bộ phải nắm vững đường lối giai cấp của Đảng và bảo đảm thật
trong sạch về chính trị ”7. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về nhiệm vụ
quân sự trên chiến trường miền nam cũng xác định: “Công tác cán bộ: bồi
dưỡng năng lực lãnh đạo và chỉ huy của cán bộ, bảo đảm cán bộ nắm chắc
đơn vị và hoàn thành nhiệm vụ trong mọi hồn cảnh khó khăn. Nám vững
khâu chính là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ kỹ thuật và cán bộ
chủ trì các cấp...Mạnh dạn đưa những cán bộ có đạo đức, có năng lực lên
phụ trachl những cương vị mới. Chuẩn bị nguồn cán bộ dự trữ, đảm bảo đủ
yêu cầu phát triển lực lượng và kịp thời bổ sung cho các đơn vị chiến đấu”8.
Từ năm 1973 trở đi đào tạo tương đối cơ bản có hệ thống dài ngày, tuy
nhiên lúc đầu chuẩn bị cán bộ miền Nam chưa sát, chưa dự kiến đầy đủ sự
phát triển của chiến tranh nên có lúc thiếu cán bộ, nhất là cán bộ binh chủng
tên lửa, cao xạ, cán bộ vận tải chiến lược… Công tác cán bộ đã nắm vững và
chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, phương hướng giai cấp, tiêu chuẩn, công
7

8


Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐNDVN, Nxb QĐND, Tập 2, H 1995, Tr. 11.
Sđd, tr 229.


15
tác chính sách của đảng vận dụng đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn cách
mạng. Đã nắm vững khâu trung tâm là đào tạo, bồi dưỡng không ngừng nâng
cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ và thường xuyên củng cố các nhà
trường quân sự. Đồng thời cũng từ đó, xác định nhiều biện pháp, hình thức
phong phú trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng
uỷ và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp trong công tác cán bộ. Chấp hành
nghiêm túc, chặt chẽ xây dựng nề nếp, chế độ, thống nhất. Như vậy công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội bao giờ cũng là khâu then chốt trong xây
dựng Đảng. Hiện nay chúng ta cần quán triệt và cụ thể hố cơng tác cán bộ
của đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước vào xây dựng
đội ngũ cán bộ quân đội.
Bài học thứ 6: Thực hiện quân dân một ý chí, ra sức xây dựng và
phát huy sức mạnh của hậu phương để đánh thắng giặc Mỹ.
Hậu phương vững chắc là một trong những nhân tố thường xuyên quyết
định thắng lợi của cuộc chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là
hậu phương lớn, đồng thời có các căn cứ tại chỗ trên các chiến trường miền
Nam. Quân đội ta đã phát huy trách nhiệm, góp phần tích cực vào việc xây
dựng hậu phương, nhất là đối với công tác quân sự địa phương.
Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để xây dựng
và phát huy cao độ sức mạnh của hậu phương cần nắm vững những vấn đề
sau:
Làm cho các lực lượng vũ trang nhận thức sâu sắc vai trò của hậu
phương lớn miền Bắc, góp phần động viên tồn dân phát huy tính ưu việt của

chế độ xã hội chủ nghĩa và tiềm năng to lớn của hậu phương, để nâng cao sức
mạnh chiến đấu của quân đội và tăng cường lực lượng cho tiền tuyến. Đồng
thời góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền
Bắc xã hội chủ nghĩa.


16
Nâng cao hiệu lực cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong cơng tác qn
sự địa phương góp phần tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương
đối với việc thực hiện đường lối, nhiệm vụ quân sự của Đảng, phát huy đầy
đủ nhân tố hậu phương trong chiến tranh.
Nắm vững nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải nối liền hậu phương
với tiền tuyến là một nhiệm vụ chiến lược của toàn đảng, toàn quân, toàn dân
và cũng là một mặt trận chiến đấu quyết liệt trong cuộc chiến tranh; cơng tác
đảng, cơng tác chính trị phải tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược
này.
Trên cơ sở quán triệt đường lối và phương pháp tiến hành chiến tranh
cách mạng ở miền nam, động viên và tổ chức các lực lượng vũ trang vừa
chiến đấu vừa tích cực góp phần xây dựng, phát triển căn cứ hậu phương tị
chỗ của các chiến trường trên cả ba vùng chiến lược, tăng cường đoàn kết
quân dân, thực hiện qn dân một ý chí. Chính vì vậy Nghị quyết của Quân
uỷ Trung ương về tình hình nhiệm vụ trong gia đoạn mới đã xác định: “Muốn
làm tốt công tác vận động nhân dân, trước hết phải coi trọng giáo dục và
quán triệt tình hình mới và nhiệm vụ mới, có kế hoạch giáo dục cho cán bộ và
chiến sỹ, đảng viên và đoàn viên, chú trọng các lực lượng vũ trang ở ở vùng
tranh chấp và vùng địch tạm chiếm, bộ đội địa phương và dân quân du
kích( kể cả du kích và tự vệ mật). Cần làm cho cán bộ và chiến sỹ ta hiểu thấu
tầm quan trọng của việc vận động quần chúng, giành dân, giành quyền làm
chủ lại phải nắm vững chính sách, biết cách làm công tác tuyên truyền, huấn
luyện, tổ chức.v.v. biết tiến hành các cơng tác đó đến tận cơ sở, cùng địa

phương thực hiện có kết quả nhiệm vụ tranh thủ nhân dân”9.
Bài học thứ 7:Nâng cao tinh thần quốc tế vô sản chân chính, đồn
kết liên minh chiến đấu với qn, dân Lào và Căm Pu Chia anh em.
Đảng ta đặt sự nghiệp cách mạng Việt nam trong sự nghiệp cách mạng
thế giới, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước trên bán đảo Đông
9

Sđd, tr 370, 371.


17
Dương. Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt với nhân dân Lào và Căm pu
chia anh em là một thành công lớn của đường lối quốc tế của Đảng, một biểu
tượng tốt đẹp của của việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần yêu nước
chân chính, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, giữa nhiệm vụ dân tộc và
nhiệm vụ quốc tế. Nhiệm vụ quốc tế là một nhiệm vụ chính trị rất lớn lao lâu
dài của quân đội, là vấn đề thuộc bản chất giai cấp và nguyên tắc chính trị
trong xây dựng quân đội cách mạng.
Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,để xây dựng
và phát huy tinh thần quốc tế vô sản chân chính cần nắm vững những vấn đề
sau:
Thường xuyên quán triệt đường lối quan điểm quốc tế của Đảng, nâng
cao lịng u nước chân chính và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, kết hợp
chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế: “Xét tất cả các mặt nói trên,
chúng ta khẳng định đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hồn tồn
giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân
chủ, đồng thời giúp Lào và Căm Pu Chia hồn thành sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Ngồi thời cơ này, khơng có thời cơ nào khác. nếu để chậm mươi,
mười lăm năm nữa, bọn nguỵ gượng dậy được, các thế lực xâm lược được
phục hồi, bọn bành trướng mạnh lên thì tình hình sẽ phức tạp vơ cùng”10.

Hiểu rõ đặc điểm, tình hình và đường lối chủ trương của bạn, vận dụng
kinh nghiệm của ta một cách sáng tạo vào thực tiễn của bạn.
Ra sức xây dựng lực lượng ta vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ liên minh chiến đấu ngày càng phát triển.
Trên đây là những kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng Đảng bộ quân đội
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là sự kế thừa, phát triển kinh
nghiệm xây dựng Đảng trong kháng chiến chống Pháp, là kết quả thực hiện
nghiêm túc những quy định của Điều lệ Đảng và sự vận dụng đúng đắn, sáng
tạo đường lối, phương châm, nguyên tắc xây dựng Đảng phù hợp với thực
10

Sđd, tr 392.


18
tiễn chiến đấu của quân đội trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là kinh nghiệm
vừa chiến đấu, vừa xây dựng Đảng, là sự thành công trong việc xây dựng hệ
thống tổ chức lãnh đạo trong các lực lượng vũ trang của Đảng ta. Bảo đảm
cho các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang đủ sức lãnh đạo đơn vị
hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
2. ý nghĩa đối với cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong Quân
đội ta hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, mau
lẹ. Chủ nghĩa Đế quốc, đứng đầu là Đế quốc Mỹ, với bản chất hiếu chiến,
xâm lược, đã và đang lợi dụng chiêu bài “chống khủng bố” ngang nhiên can
thiệp trắng trợn vào các quốc gia, dân tộc có chủ quyền theo ý đồ của Mỹ.
Đồng thời bằng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc hòng đe doạ, đè bẹp phong
trào cách mạng thế giới, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa cịn lại, trong đó
chúng coi Việt Nam là một trọng điểm, quân đội ta là trọng tâm chống phá,
chúng đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hồ bình”, “Bạo loạn lật đổ” với

nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, núp dưới chiêu bài “Dân chủ”, “Nhân
quyền”, “Dân tộc”, “Tôn giáo”...để kích động phá hoại khối đại đồn kết
tồn dân, phá hoại công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta và nhân dân ta.
Đối với Quân đội ta, kẻ thù đang tìm mọi cách để “phi chính trị hố” qn
đội, hòng tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định hai
nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: Xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó Đảng ta đã chủ trương “Đẩy
mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp phát triển”11, trong xu
thế hồ bình, hợp tác cùng phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
ĐCS Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB Toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hồ Chí Minh, H 2001,
tr 24.
11


19
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những
năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Trước sự tác động mạnh
mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cơng nghệ, cùng với q trình tồn
cầu hố kinh tế và sự chống phá của kẻ thù, đặc biệt là chiến tranh hiện đại, sử
dụng vũ khí cơng nghệ cao...càng làm cho tình hình diễn biến phức tạp, chứa
đựng nhiều yếu tố có thể gây mất ổn định khó lường. Bên cạnh những thời cơ,
vận hội mới, cách mạng nước ta đang đứng trước những nguy cơ và thách
thức mới.
Đứng trước đặc điểm tình hình như vậy, nhiệm vụ của quân đội có
bước phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng,

Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an
ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ
cương, an tồn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa,
đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để
bị động, bất ngờ”12. Nội dung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc rất rộng, ở mọi khía
cạnh, góc độ có bước phát triển mới. Bất cứ hành động nào đe doạ đến an
ninh và lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam đều bị chúng ta phản đối, đấu tranh
chống lại, dù hành động đó diễn ra bên trong hay bên ngoài lãnh thổ chúng ta.
Trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn dân ta,
của cả hệ thống chính trị, trong đó qn đội là lực lượng nòng cốt.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, quân đội phải không ngừng nâng
cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp, trong đó lấy xây dựng quân đội về chính trị
làm cơ sở. Về phương hướng xây dựng quân đội thời gian tới, Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại. Nâng
cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thực sự là lực
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội, 2006, tr 108,109.
12


20
lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy yêu mến”.13
Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta nhằm bảo đảm cho quân đội xứng đáng là lực lượng chính trị tin
cậy của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Để hồn thành tốt
nhiệm vụ đó địi hỏi cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong qn đội cần phải
tiến hành tốt công tác tư tưởng và công tác tổ chức góp phần xây dựng qn
đội vững mạnh tồn diện, có sức chiến đấu cao...đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

cách mạng trong giai đoạn mới.
Đối với công tác tư tưởng: Xuất phát từ phương hướng xây dựng quân
đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, yêu cầu xây dựng
quân đội trước hết phải làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ đều có sự thống nhất cao
về mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ; thật sự tinh nhuệ về mặt chính trị, đủ sức đập
tan mọi luận điệu tuyên truyền phản động của kẻ thù nhằm thực hiện “Phi chính
trị hố qn đội”. Do đó, phải làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng
cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng cường bản
chất giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ
quốc, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng. Nhận thức rõ nhiệm
vụ chính trị trong thời kỳ mới, nhất là sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, làm kinh
tế - quốc phòng, giữ vững trật tự an tồn xã hội, phịng chống và khắc phục hậu
quả thiên tai, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng “Thế trận lịng dân”,
góp phần xây dựng nền quốc phịng tồn dân ngày càng vững mạnh. Từng bước đổi mới, hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật, đồng thời nâng cao tri thức
hiện đại cho cán bộ, chiến sĩ.
Quân đội phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, dự kiến chính
xác các tình huống có thể xảy ra, tổ chức chỉ huy các lực lượng vũ trang sẵn
13

Sđd, tr 110, 111.



×