Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường tại huyện lục yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG THỊ THỦY DIÊM

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ
TRONG QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THỊ HOA

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020


Người cam đoan

Hoàng Thị Thủy Diêm


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Xin được bầy tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Đặng
Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạoUBND Huyện Lục n, Phịng
Tài ngun và Mơi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phịng nơng nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Lục yên; Lãnh đạo UBND thị trấn Yên thế,
UBND xã Vĩnh Lạc, UBND xã Khai Trung, các Ban, Ngành, Đoàn thể
cùng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin được cảm ơn sâu sắc tới Hội phụ nữ các cấp, lãnh đạo các thôn
thuộc thị trấn Yên Thế, xã Vĩnh Lạc, xã Khai Trung, cùng toàn thể bà
con nhân dân đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi thực hiện tốt nghiên
cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thủy Diêm



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ............................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm và hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
mơi trường .................................................................................................. 8
1.1.3. Vai trị của phụ nữ trong trong quản lý vệ sinh môi trường ........... 12
1.1.4. Nội dung nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
môi trường ................................................................................................ 14
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường ......................................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường .......19
1.2.1. Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường của một số địa phương ................................................... 19
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường tại huyện Lục
Yên tỉnh Yên Bái........................................................................................ 21
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ............................. 23
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên .................................................................... 23
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội............................................................ 27



iv
2.1.3. Đặc điểm về môi trường tại huyện Lục Yên ................................... 33
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ................... 36
2.2. Giới thiệu chung về phụ nữ huyện Lục yên.......................................... 39
2.2.1. Sơ lược về phụ nữ huyện Lục Yên .................................................. 39
2.2.2. Một số kết quả đạt được qua các năm ............................................ 40
2.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Hội phụ nữ huyện Lục Yên.......................... 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................ 41
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 42
2.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................. 43
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 46
3.1. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường của huyện Lục Yên .. 46
3.1.1. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực bảo vệ môi trường ........................... 46
3.1.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước, hương ước về
bảo vệ môi trường ..................................................................................... 47
3.1.3. Các hoạt động bảo vệ môi trường .................................................. 48
3.2. Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường 49
3.2.1. Sự tham gia của phụ nữ trong việc thành lập các tổ tự quản về quản
lý vệ sinh môi trường ................................................................................ 49
3.2.2. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý
thức vệ sinh môi trườngcho người dân..................................................... 54
3.2.3. Sự tham gia của phụ nữ trong phân loại, thu gom và xử lý rác thải .....59
3.2.4. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm ..68
3.2.5. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác cải tạo cảnh quan ............ 70
3.2.6. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi .......71
3.2.7. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác kiểm tra, giám sát............ 73

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
môi trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái............................................... 75


v
3.3.1. Yếu tố khách quan........................................................................... 75
3.3.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 80
3.4. Nhận xét chung về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi
trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................... 85
3.4.1. Kết quả đạt được............................................................................. 85
3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 86
3.5. Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi
trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................... 86
3.5.1. Giải pháp đổi mới nội dung, phương thứctuyên truyền, vận động 87
3.5.2. Giải pháp về đào tạo cán bộ, hội viên phụ nữ ............................... 88
3.5.3.Giải pháp về vốn .............................................................................. 89
3.5.4.Giải pháp thành lập các tổ tự quản, tổ thu gom rác thải ................ 90
3.5.5. Giải pháp trong công tác khen thưởng, xử lý vi phạm ................... 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QLMT

Quản lý môi trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

QLVSMT

Quản lý vệ sinh môi trường

SLĐT

Số liệu điều tra


CC

Cơ cấu

VSMT

Vệ sinh môi trường

CLB

Câu lạc bộ


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã/thị trấn
(tính đến 31/12/2019).................................................................................................26
Bảng 2.2: Dân sốhuyện Lục Yên giai đoạn 2017-2019 .......................................28
Bảng 2.3: Lao độngcó việc làm huyện Lục Yên năm 2019 ................................28
Bảng 2.4: Lao động khơng có việc làm tạihuyện Lục n năm 2019 ..............29
Bảng 2.5: Kết quả phát triển kinh tế huyện Lục Yên ...........................................32
Bảng 2.6: Dung lượng mẫu điều tra ........................................................................42
Bảng 3.1: Sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường ............51
Bảng 3.2: Số lượng cán bộ hội viên nữ tại huyện Lục Yên giai đoạn 2017 - 2019 .....53
Bảng 3.3: Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền ........................55
Bảng 3.4: Nội dung tuyên truyền quản lý môi trường nông thôn ......................57
Bảng 3.5: Ý Kiến đánh giá về công tác tuyên truyền ..........................................58
Bảng 3.6: Sự tham gia của phụ nữ trong phân loại rác thải sinh hoạt ..............59
Bảng 3.7: Sự tham gia của phụ nữ trong thu gom rác thảisinh hoạt .................60

Bảng 3.8: Sự tham gia của phụ nữ trong xử lý rác thải sinh hoạt......................61
Bảng 3.9: Đánh giá của lãnh đạo, Ban chỉ đạo về sự tham gia của phụ nữ
trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ...................................................................63
Bảng 3.10: Sự tham gia của phụ nữ trong thu gom rác thải nông nghiệp ........64
Bảng 3.11: Sự tham gia của phụ nữ trong xử lý rác thải từ nông nghiệp........66
Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ địa phương vềsự tham gia của phụ nữ trong
thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp .......................................................................68
Bảng 3.13: Sự tham gia của phụ nữ trong công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm ....68
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của phụ nữ trong
vệ sinh đường làng ngõ xóm ....................................................................................69
Bảng 3.15: Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan môi trường .....70
Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ địa phương về mức độ tham gia của phụ nữ
trong di dời chuồng trại chăn nuôi...........................................................................73


viii
Bảng 3.17: Nghề của phụ nữ ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý vệ sinh môi trường .......................................................................................78
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến sự tham gia củaphụ nữ về
quản lý vệ sinh môi trường .......................................................................................79
Bảng 3.19: Thời gian lao động của phụ nữ tham gia vệ sinh môi trường ........81
Bảng 3.20: Nhận thức của phụ nữ về vấn đề môi trường....................................81
Bảng 3.21: Nhận thức của phụ nữ trong việc phân loạirác thải sinh hoạt .......82
Bảng 3.22: Sự hiểu biết của phụ nữ về kiến thức mơi trường ............................83
Bảng 3.23: Tìm hiểu thơng tin về môi trường qua các nguồn ............................84


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các mức độ tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh ................. 8

mơi trường ......................................................................................................... 8
Sơ đồ 1.2.Các hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường ...... 10
Hình 2.1. Bản đồ Huyện Lục Yên ................................................................... 23
Hình 2.2: Trung tâm huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........................................ 24
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Phụ nữ huyện Lục yên ........................................ 41
Hộp 3.1. Ý kiến của phụ nữ về công tác thu gom rác thải sinh hoạt .............. 60
Hộp 3.2. Ý kiến của phụ nữ về công tác xử lý rác thải sinh hoạt ................... 62
Hộp 3.3. Ý kiến của Lãnh đạo địa phương về sự tham gia của phụ nữ trong di
dời chuồng trại chăn nuôi ................................................................................ 72
Hộp 3.4. Ý kiến của phụ nữ về công tác tham gia di dời................................ 73


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ơ nhiễm mơi trường hiện nay đang là vấn đề nóng được tồn xã hội
quan tâm. Khơng chỉ ở các thành phố mà ở nơng thơn tình trạng rác thải nhiều
nơi chưa được thu gom, xử lý đang là một trong những nguy cơ lớn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Huyện Lục n là một huyện miền núi nằm ở phía đơng bắc tỉnh Yên
Bái có 23 xã, 1 thị trấn. Tại huyện lượng rác thải sinh hoạt, rác thải từ sản
xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực y tế, giáo dục…
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến mơi trường, đời sống của nhân dân. Đi cùng với
đó, nhiều hộ gia đình, tuyến đường, ngõ xóm chưa được chỉnh trang, sạch đẹp
đã ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan. Với gần 50% dân số của huyện là
phụ nữ, đây là lực lượng đông đảo trong công tác vệ sinh môi trường.
Phụ nữ vừa là đối tượng gây nguy cơ ơ nhiễm, vừa là đối tượng có thể
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua Hội LHPN các cấp đã
triển khai đồng bộ nhiều mơ hình thiết thực nhằm xây dựng môi trường xanh
– sạch – đẹp và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên và nhân

dân.Số lượng hội viên qua các năm đều tăng, thể hiện sự tham gia đông đảo
của lực lượng này trong tất cả các hoạt động. Phụ nữ là lực lượng đơng đảo
và chủ lực, do đó đề tài “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” là cấp thiết và mang tính
thực tiễn cao nhằm phát huy vai trị phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí
hậu, gìn giữ gìn vệ sinh mơi trường vì sự phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để từ đó đề xuất một số giải


2
pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường
cho huyện Lục Yên đến năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ
trong quản lý vệ sinh môi trường
- Phân tích sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường tại
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến sự tham
gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường
nông thôn đối với chất thải rắn.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017-2019.
- Số liệu sơ cấp thực thu thập trong năm 2020.
- Giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường.


3
- Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh môi trường tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Giải pháp đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý vệ sinh môi trường tại huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái.
5. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý vệ sinh môi trường
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



4
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ
TRONG QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
* Khái niệm về sự tham gia
Theo Tạ Quỳnh Hoa (2006) thì sự tham gia là một q trình mà Chính
phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt
động chung để cung cấp dịch vụ đô thịcho tất cả các cộng đồng.
Như vậy: Sự tham gia là một q trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động vào quá trình đánh giá, quy hoạch, thực hiện, quản lý sử
dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Yếu tố
quan trọng nhất của sự tham gia là đảm bảo đảm cho những người chịu ảnh
hưởng được tham gia vào quyền quyết định một công việc hay một dự án nào đó.
Để tiến hành được việc quy hoạch cải tạo với sự tham gia của cộng
đồng, yếu tố cần thiết hàng đầu đó là sự nỗ lực tham gia của người dân .
Người dân phải thể hiện tính tự chủ tối đa và nỗ lực để cải thiện điều kiện
sống và mơi trường nơi họ đang ở. Ngồi ra, cần tồn tại các nguồn lực của
cộng đồng: tiền, sức lao động, kiến thức, kỹ năng, sự lãnh đạo, hệ thống tổ
chức xã hội trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự trợ giúp về kỹ
thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ hoặc các tổ chức nào đó để khuyến
khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính tự lực của cộng đồng (Tạ
Quỳnh Hoa, 2006).
Theo dịch giả Nguyễn Ngọc Hợi (2003) cho rằng sự tham gia là một
quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu
vào năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như
khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá trình này hướng tới sự tăng cường
năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những



5
hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện,
phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triển của người dân
(Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Theo Vũ Thị Huyền Trang (2009) thì những năm 1970 thì các khái niệm
như “sự tham gia” hay “tăng cường quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến
cải thiện hiệu quả tính bền vững của các biện pháp thúc đẩy sự phát triển. Tuy
vậy khơng có một định nghĩa duy nhất về “sự tham gia” để có thể áp dụng cho
tất cả các chương trình hay dự án phát triển, việc diễn giải bản chất cũng như
quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của mỗi tổ chức.
Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho
bất kì mục tiêu nào và khơng đượcbỏ qua và đã đưa ra khung phân tích để
giám sát vai trị của tham gia trong các dự án và chương trình phát triển. Họ
thấy có 4 lĩnh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởng lợi,
(4) Đánh giá (Vũ Thị Huyền Trang, 2009)..
Trong khi đó, Vũ Thị Huyền Trang (2009) nhận thấy dự án có 3 pha và
5 hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực
hiện (thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích có mục
tiêu tham gia và khung phân có mục tiêu dự án, nhưng chúng tương hợp để
phù hợp với thực tế (Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Như vậy, với phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia phụ nữ
trong trong quản lý vệ sinh môi trường nông thôn cũng mang đầy đủ những
nội dung và tính chất của sự tham gia. Trong nghiên cứu này, sự tham gia của
phụ nữ được hiểu là sự tham gia của tổ chức và của cả các hội viên trong tổ chức
đó vào các hoạt động trong công tác quản lý vệ sinh môi trường nông thôn.
- Phụ nữ
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc

được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử


6
dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
khơng xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này (Khuyết danh, Bách khoa toàn thư mở, 2015).
Cịn theo Lưu Bình Nhưỡng (2010) thì phụ nữ là người ln gắn với
gia đình, con cái từ lâu, phụ nữ được trao cho “thiên chức” là mang thai, sinh
con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên, trong thực tế và xét về tiềm năng thì
vấn đề con cái khơng chỉ có vậy. Người phụ nữ ln gần gũi với con, là chỗ
dựa tinh thần cho con, là người chăm sóc con từ khi cịn thơ bé đến khi trưởng
thành. Người phụ nữ ln thể hiện đức tính đảm đang, chăm lo cho gia đình.
Thường là từ khi lấy chồng, người phụ nữ bắt đầu thay đổi và tập trung vào
gia đình - tổ ấm của mình dường như đây là “thiên chức” thứ hai của người
phụ nữ “bảo mẫu” của gia đình.
Phụ nữ có đời sống khá phong phú. Người phụ nữ luôn luôn nhạy cảm
trước những vấn đề của cuộc sống. Họ thường tìm cách chia sẻ với những
người thân thiết, những người xung quanh. Sự ước vọng vươn lên trong cuộc
sống và làm những điều lớn lao hoặc có ý nghĩa đối với bản thân, với gia đình
là điều khá thường trực đối với họ (Lưu Bình Nhưỡng, 2010).
- Mơi trường
Đã có nhiều định nghĩa về môi trường với ý nghĩa khái quát hoặc thiên
về một lĩnh vực chuyên biệt khi nghiên cứu về các yếu tố mơi trường(đất,
nước, khơng khí…)sự tương tác giữa các quần thể sống khác nhau…
Tuy nhiên có một định nghĩa được nhiều người sử dụng nhất là định
nghĩa về “môi trường sống của con người” do tổ chức UNEP đưa ra vào năm
1980: “Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh
tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một

cá nhân, một quần thể hoặc những cộng đồng người”.
- Quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích
của chủ thể quản lý mơi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành


7
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi
trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được
mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện
hành. Như vậy, quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia (Hồng Anh, 2010).
- Môi trường nông thôn
Môi trường nông thôn được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự
nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở,
vườn tược, ruộng đồng, đường giao thơng…), các phương tiện máy móc phục vụ
sản xuất nơng nghiệp, trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân
nông nghiệp với những sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố
trên được quan hệ với nhau bằng dây truyền thực phẩm và dịng năng lượng.
Ngồi hoạt động sản xuất cịn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập qn,
tình cảm của làng xóm của người nơng dân” (Ngơ Thị Phụng, 2007).
- Quản lý vệ sinh môi trường nông thôn
Quản lý vệ sinh mơi trường nơng thơn chính là: tổng hợp các biện
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, con người cùng với xã hội thích
hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội ở một vùng miền nào đó.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý vệ sinh mơi trường nơng
thơn bao gồm:
+ Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh

trong hoạt động sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của
một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển
bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài ngun
thiên nhiên, khơng tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất luợng môi trường sống,
nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.


8
+ Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và
các vùng lãnh thổ. Các cơng cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư (Bộ tài nguyên môi trường, 1994).
1.1.2. Đặc điểm và hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
môi trường
1.1.2.1. Đặc điểm sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường
Quản lý vệ sinh môi trường được thực hiện thông qua tăng cường năng
lực, sự hiểu biết cho phụ nữ và cộng đồng để họ “tham gia” thực sự vào các hoạt
động quản lý vệ sinh môi trường nơng thơn. Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức,
mức độ hiểu biết, văn hố, điều kiện kinh tế, địa hình của từng vùng miền khác
nhau, mức độ tham gia của phụ nữ vào quản lý vệ sinh môi trường ở các cấp độ
cũng khác nhau. Các mức độ tham gia của phụ nữ có thể được chia thành 5 cấp độ
khác nhau tăng lên theo chiều của hình tháp thể hiện chất lượng sự thamgiacủa
phụ nữ trong quản lý vệ sinh môi trường (thể hiện ở sơ đồ 1.1).
Tự nguyện
và chủ động
Thao định hướng từ
bên ngoài
Theo nghĩa vụ hay bắt buộc

Cung cấp thông tin


Thụ động
Sơ đồ 1.1. Các mức độ tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
môi trường
Nguồn: Phụ nữ huyện Lục Yên (2019)


9
- Tham gia thụ động: Phụ nữ tham gia vào các hoạt động quản lý vệ
sinh môi trường một cách thụ động, bảo gì làm đấy, khơng có sự sáng tạo,
khơng nói lên ý kiến của mình, khơng tham dự vào quá trình họp bàn, ra
quyết định, xây dựng kế hoạch;
- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Tham gia thông qua việc
trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu, trả lời những câu hỏi của
hàng xóm, người thân, bạn bè. Phụ nữ khơng tham dự vào q trình phân tích
và sử dụng thơng tin;
- Tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc: thơng qua việc đóng góp ngày
cơnglao động, tiền hay một số nguồn lực khác. Phụ nữ cho rằng đây là nghĩa
vụ họ phải đóng góp để thực hiện cơng tác vệ sinh môi trường. Các hoạt động
thường được phụ nữ tham gia do các tổ chức quần chúng, cán bộ định hướng
và hướng dẫn thực hiện;
- Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: Phụ nữ tự nguyện tham gia
vào các tổ, nhóm do dự án hoặc các cá nhân khởi lập. Các tổ nhóm này được
bên ngồi hỗ trợ và người dân, phụ nữ tự chịu trách nhiệm trong việc thực
hiện và ra quyết định;
- Tự nguyện: Phụ nữ tự tham gia các hoạt động quản lý vệ sinh môi
trường trong việc phát động phong trào, tự xây dựng kế hoạch, bàn bạc, đưa
ra quyết định thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động mà khơng
có sự định hướng từ bên ngồi.
1.1.2.2. Các hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh mơi trường.

Theo Đức Hiếu (2015) thì sự tham gia của phụ nữ vào việc quản lý vệ
sinh môi trường được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của
việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng
đồng làm chủ. Khi tham gia vào q trình quản lý vệ sinh mơi trường với sự
hỗ trợ của Nhà nước, phụ nữ tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng
bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý vệ sinh môi trường nhằm


10
tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngồi. Khi xem xét q trình
tham gia của phụ nữ trong các hoạt động quản lý vệ sinh môi trường nơng
thơn, các hình thức tham gia của phụ nữ ở đây được thể hiện: Phụ nữ biết, phụ
nữ bàn, phụ nữ đóng góp, phụ nữ làm, phụ nữ kiểm tra, phụ nữ quản lý và dân
hưởng lợi được thể hiện trong hình dưới đây:

Mọi người cùng hưởng

Phụ nữ quản lý

Phụ nữ kiểm tra

Phụ nữ làm

Phụ nữ đóng góp

Phụ nữ bàn

Phụ nữ biết

PHỤ NỮ


Sơ đồ 1.2.Các hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý
môi trường
Nguồn: Phụ nữ huyện Lục Yên(2019)
- Phụ nữ biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của phụ nữ về
những kiến thức cơ bản có thể đóng góp vào q trình quản lý vệ sinh mơi
trường ở nơng thơn. Phụ nữ có sự hiểu biết nhất định trong quá trình khảo sát
thiết kế các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng môi trường nông thôn. Mặt
khác, phụ nữ hiểu được cách thức hoạt động của các mơ hình, dự án, hình
thức tham gia, đóng góp, tổ chức của các hoạt động quản lý vệ sinh mơi
trường nhờ đó có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của
q trình xây dựng cơng trình, dự án và cơng tác tuyên truyền vận động người
dân. Phụ nữ nắm được thông tin đầy đủ về các hoạt động mà họ tham gia như:


11
mục đích và hình thức thực hiện, quy mơ địa bàn, các u cầu đóng góp từ cơng
đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi;
- Phụ nữ bàn: Ở đây gồm sự tham gia ý kiến, thảo luận của Hội phụ nữ
liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, kế hoạch vệ sinh môi trường, các
giải pháp thực hiện.Các hoạt động của phụ nữ trên địa bàn như: bàn luận đề
xuất giải pháp về quản lý vệ sinh môi trường, xây dựng các cơng trình nhằm
mục đích bảo vệ mơi trường cơng cộng, các giải pháp thiết kế cơng trình,
phương thức bảo vệ, sử dụng cơng trình hiệu quả, bàn luận đưa ra các mức
đóng góp cho việc xây dựng cơng trình cơng cộng,… đảm bảo mọi lợi ích
chính đáng của cộng đồng được hưởng;
- Phụ nữ đóng góp:Ở đây khơng chỉ đóng góp về mặt vật chất, tiền bạc
mà cịn cả về tinh thần, trách nhiệm, tính tự giác, sức lao động, khả năng tuyên
truyền vận động tạo sự lan tỏa về vệ sinh mơi trường trong tồn cộng đồng.
- Phụ nữ làm: là sự tham gia lao động trực tiếp từ phụ nữ vào các hoạt

động quản lý vệ sinh môi trường nông thôn như: phụ nữ tham gia quét dọn
đường làng ngõ xóm, phụ nữ đầu tư xây dựng hố rác cơng cộng và gia đình,
phụ nữ thực hiện quản lý và sử dụng các cơng trình. Phụ nữ trực tiếp tham gia
vào việc lập kế hoạch, thi công, quản lý, tu sửa các cơng trình từ đó tạo cơ hội
cho phụ nữ có việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
- Phụ nữ kiểm tra: có nghĩa là thơng qua các chương trình, hoạt động
đều có sự giám sát và đánh giá của phụ nữ, người dân, để đảm bảo việc thực
hiện các hoạt động được diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng phát huy
quy chế dân chủ cơ sở. Sự kiểm tra có tác động tích cực trực tiếp đến chất
lượng cơng trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà
nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành cơng trình.
- Phụ nữ quản lý: Các hoạt động và cơng trình cần được quản lý để
đảm bảo hoạt động và thực hiện có hiệu quả. Cần lập ra một tổ chịu trách
nhiệm quản lý việc sử dụng, bảo dưỡng và duy trì cơng trình nhằm phát huy
tối đa hiệu quả trong việc sử dụng cơng trình.


12
- Mọi người cùng hưởng lợi: chính là lợi ích mà các hoạt động mang
lại, như thu nhập tăng thêm của của việc thu gom rác thải, dọn vệ sinh đường
làng ngõ xóm, mơi trường sạch sẽ, trong lành,…
1.1.3. Vai trò của phụ nữ trong trong quản lý vệ sinh mơi trường
Sự tham gia của phụ nữ có vai trị gì trong cơng tác quản lý mơi trường.
Đây là một câu hỏi mà các nhà quản lý về môi trường cần suy ngẫm để nâng
cao vai trò của phụ nữ trong QLMT. Vì những tính chất có sức mạnh nổi bật
khi có sự tham gia của phụ nữ là: tính đồn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì
quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân,
sự tuyên truyền, vận động hiệu quả); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản
địa (đây là một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ
này qua thế hệ khác, tạo ra sức sống của phụ nữ trong q trình sản xuất và

bảo vệ cuộc sống); lịng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương
gắn với tình yêu dân tộc, yêu gia đình, chăm no đời sống gia đình đó cũng
chính là cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh phụ nữ. Hiện nay công tác BVMT
đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một mơi trường sống
trong lành và an tồn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật
chất sung túc. Nói cách khác, cơng tác BVMT đang phải đối mặt với các mẫu
thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về mơi trường giữa các nhóm người
khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản
thân một con người. Để quản lý mơi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa
vào các cộng đồng mà trong đó có sự tham gia của phụ nữ trong công tác
quản lý môi trường. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể
thống nhất, hài hồ và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ
chức trong việc chăm sóc mơi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc
sống. BVMT ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng
rất bức bách và gắn liền với lợi ích của phụ nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào
BVMT là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, BVMT


13
ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở)
thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng.
Sự tham gia của phụ nữ vào BVMT không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho
sự nghiệp BVMT, mà cịn là lực lượng giám sát mơi trường nhanh và hiệu
quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô nhiễm
môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.
Trong xã hội, phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi
trường bởi họ khơng chỉ trục trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, mơi trường
trong sinh hoạt hàng ngày mà cịn là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các chất ô nhiễm trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Sức khỏe của
phụ nữ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức

khỏe của thai nhi, gia đình. Trong gia đình phụ nữ vừa là người nội trợ chính
chăm lo chất lượng của từng bữa ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp
sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình, đồng thời là người có vai trị quan trọng về
sự hình thành ý thức và tính cách của thế hệ tương lai trong việc bảo vệ môi
trường. Phụ nữ là một trong những tác nhân gây ơ nhiễm và suy thối môi
trường nhưng đồng thời cũng là người chịu tác động nặng nề nhất bởi sự ơ
nhiễm mơi trường.
Trong đó thay mặt cho tầng lớp phụ nữ là Hội LHPN Việt Nam là tổ
chức chính trị - xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ. Hội có chức năng
vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ - với hơn một nửa dân số Việt Namthực hiện chủ trương của Đảng và tham gia quản lý Nhà nước. Trong những
năm qua, nhận thức vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong việc thực hiện
Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 11/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010, định hướng năm 2020.
Dựa vào sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường có
nhiều lợi ích đối với cộng đồng để cải thiện mơi trường. Đó là các mơ hình


14
BVMT có thể tạo ra cơ hội mới về việc làm, huy động các nguồn lực và kỹ
năng chưa được sử dụng của phụ nữ cho việc thực hiện các sáng kiến và sự đa
dạng về nếp sống; nhiều mô hình BVMT dựa vào sự tham gia của phụ nữ
trong cơng tác quản lý mơi trường có chi phí thấp, song lại có hiệu quả cao về
sử dụng con người.
Phụ nữ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong gia đình và xã hội.
Ngồi cơng việc gia đình, phụ nữ còn tham gia các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Phụ nữ vừa là người sử dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết hàng
ngày các vấn đề về rác thải, nước sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, làng
xóm, thôn bản, ruộng đồng... Phụ nữ cũng là người gánh chịu hậu quả từ ô
nhiễm môi trường đầu tiên; đồng thời cũng là người tham gia vào việc quản lý

các vấn đề môi trường cơ bản, hưởng lợi từ việc quản lý các vấn đề môi
trường trên địa bàn dân cư. Việc huy động sự tham gia của phụ nữ trong bảo
vệ mơi trường là hết sức quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài đối với công
tác bảo vệ mơi trường.
Với vai trị hết sức quan trọng của phụ nữ trong công tác QLMT như
vậy. Hội LHPN Trung ương tới cơ sở là thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư,
xã, phường cần tập hợp các hội viên phụ nữ đẩy mạnh phong trào Phụ nữ
tham gia bảo vệ môi trường để đạt hiệu quả cao từ Trung ương tới địa phương
thông qua sự vận động, tuyên truyền, tham gia, giám sát, giáo dục tại cộng
đồng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và tăng cường sự tham gia của phụ
nữ trong QLMT nông thôn để bảo vệ môi trường.
1.1.4. Nội dung nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh
môi trường
1.1.4.1.Sự tham gia của phụ nữ trong việc thành lập các tổ tự quản vềquản lý
vệ sinh môi trường
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động quản lý vệ sinh môi trường, các chi
hội thành lập các tổ tự quản dựa trên sự hướng dẫn, quản lý của các cấp hội


15
cấp trên nhằm thực hiện các hoạt động một cách khoa học và có hiệu quả các
hoạt động vệ sinh môi trường,…(Hội phụ nữ huyện Lục Yên 2019)
1.1.4.2.Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức
vệ sinh môi trường cho người dân
Phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, phát huy vai trị phụ nữ tự quản, hình thành ý thức chủ động về bảo vệ
môi trường, vận động sâu rộng về quản lý vệ sinh môi trường trong hệ thống
tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm
năng, sáng tạo của phụ nữ, động viên, khuyến khích phụ nữ chủ động, tích
cực tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường.

Thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phối hợp với các ban,
ngành liên quan của huyện và địa phương mình, xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, hội viên,
vềcác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà
nước, của địa phương về quản lý vệ sinh môi trường, trên cơ sở nâng cao
nhận biết, ý thức của phụ nữ trong công tác quản lý vệ sinh môi trường. Thực
hiện tun truyền sâu rộng, động viên, có những chính sách khuyến khích phụ
nữ tích cực tham gia, đóng góp cơng sức, tiền của,…vào công tác quản lý vệ
sinh môi trường cùng chung tay xây dựng làng quê yên bình, sạch đẹp.
Tổ chức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện
thông tin đại chúng về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các
mơ hình, điển hình tiên tiến về quản lý môi trường, kịp thời động viên và
khuyến khích việc học tập các mơ hình, điển hình tiên tiến với phong trào
“Phụ nữ với phong trào 5 không 3 sạch” (Hội phụ nữ Lục Yên, 2019).
1.1.4.3. Sự tham gia của phụ nữ trong việc thực hiện các hoạt động thu gom,
phân loại, xử lý chất thải
Phụ nữ tích cực vận động, huy động các cán bộ, hội viên, và mọi người
dân tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý vệ sinh môi trường bằng các


×