Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại 2 trường thuộc huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

ĐÀO THỊ LAN HƢƠNG

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI 2 TRƢỜNG TIỂU HỌC THUỘC
HUYỆN/THÀNH PHỐ TỈNH SƠN LA, NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG

THÁI BÌNH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

ĐÀO THỊ LAN HƢƠNG

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI 2 TRƢỜNG THUỘC
HUYỆN/THÀNH PHỐ TỈNH SƠN LA NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG
Mã số: 8.72.04.01



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phan Hƣớng Dƣơng
2. TS. Phan Ngọc Quang

THÁI BÌNH – 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái
Bình, Phịng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Y tế công cộng và Bộ mơn
dinh dưỡng - An tồn thực phẩm đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tơi những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập ở trường, đồng thời tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu Trường Đại
học Tây Bắc, Phòng Đào tạo, Phịng Tổ chức – Hành chính, Phịng Kế tốn
tổng hợp, Khoa Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Khoa Khoa học sức khỏe,
Bộ mơn Hóa học đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình cơng tác, tham
gia học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô
giáo, các bậc phụ huynh học sinh của trường tiểu học Chiềng Lề (Thành phố
Sơn La) và trường TH - THCS Thơm Mịn (huyện Thuận Châu) đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Phan
Hướng Dương, Tiến sĩ Phan Ngọc Quang, Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Thị
Dung, những người Thầy đáng kính ln dành thời gian và cơng sức để động
viên, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lịng biết ơn tới gia đình của tơi cùng bạn bè,

đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học
tập và hồn thành bản luận văn này.
Tác giả

Đào Thị Lan Hƣơng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, luận văn chưa
được ai cơng bố trong bất kỳ chương trình nào khác.
Tác giả

Đào Thị Lan Hƣơng


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

CN


Cân nặng

CC

Chiều cao

BAZ

BMI for age z-score (chỉ số z-score BMI theo tuổi)

HAZ

Height-for-age z-score (chỉ số z-score chiều cao theo tuổi)

TP
SDD

Thành phố
Suy dinh dưỡng

SL

Số lượng

OR

odds ratio

CI95%


95% Confidence Interval

TCBP

Thừa cân, béo phì

THA

Tăng huyết áp

TC

Thừa cân

BP

Béo phì

ĐTĐ

Đái tháo đường


iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng

trưởng ở học sinh tiểu học ...........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm tăng trưởng ở học sinh tiểu học ........................................................3
1.1.3. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh tiểu học .4
1.2. Tổng quan về thừa cân, béo phì ...........................................................................4
1.2.1. Khái niệm thừa cân và béo phì ..........................................................................4
1.2.2. Cách xác định và phân loại tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em .......................5
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của thừa cân, béo phì .................................6
1.2.4. Hậu quả của thừa cân và béo phì ......................................................................7
1.2.5. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam ................................11
1.2.6. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ...............................................16
1.2.7. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì ..........................................20
1.3. Một số thơng tin về tỉnh Sơn La.........................................................................21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................24
2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24
2.3.1. Thành phố Sơn La ...........................................................................................24
2.3.2. Huyện Thuận Châu .........................................................................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................27
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................27
2.4.3. Chỉ số và biến số nghiên cứu ..........................................................................29
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá ......................................................31
2.5. Phương pháp tổ chức nghiên cứu .......................................................................34


v

2.5.1. Tổ chức nhóm nghiên cứu ...............................................................................34
2.5.2. Các bước thu thập thơng tin: ...........................................................................34

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................34
2.7. Các biện pháp khống chế sai số .........................................................................34
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................36
3.1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại 2 trường thuộc 2
huyện/thành phố tỉnh Sơn La năm 2020. ..................................................................36
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại địa bàn
nghiên cứu. ................................................................................................................46
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................54
4.1. Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học trên địa bàn nghiên cứu...............54
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ tiểu học tại địa bàn nghiên
cứu .............................................................................................................................59
4.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố giới tính với thừa cân, béo phì ..............................59
4.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với thừa cân, béo phì ..............................60
4.2.3. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì..........................66
4.2.4. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và thừa cân, béo phì của trẻ ................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
1. Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại 2 trường thuộc 2 huyện/thành
phố tỉnh Sơn La, năm 2020 .......................................................................................71
2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại 2 trường
thuộc 2 huyện/thành phố tỉnh Sơn La năm 2020 ......................................................71
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................73
1. Đối với gia đình: ...................................................................................................73
2. Đối với nhà trường ................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo cân nặng/chiều cao
(CN/CC) ............................................................................................................ 5
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu theo giới địa bàn nghiên
cứu (n=875) ..................................................................................................... 36
Bảng 3.2. Giá trị trung bình cân nặng (kg) của đối tượng theo tuổi (n=875) . 37
Bảng 3.3. Giá trị trung bình chiều cao (cm) của đối tượng theo tuổi (n=875) 37
Bảng 3.4. Giá trị trung bình chỉ số HAZ (chiều cao theo tuổi) của đối tượng
theo giới, tuổi và địa bàn nghiên cứu (n=875) ................................................ 38
Bảng 3.5. Giá trị trung bình chỉ số BAZ (BMI theo tuổi) của đối tượng theo
giới, tuổi và địa bàn nghiên cứu (n=875) ........................................................ 38
Bảng 3.6. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ số Z-score BMI
theo tuổi theo giới tính (BAZ) (n=875) .......................................................... 39
Bảng 3.7. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ số Z-score BMI
theo tuổi theo địa bàn (n=875) ........................................................................ 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì theo tuổi (n=875) ................................. 40
Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì theo dân tộc (n=875)............................ 41
Bảng 3.10. Một số thói quen ăn uống của trẻ (n=875) ................................... 41
Bảng 3.11. Số lượng bữa chính/ngày và tỷ lệ trẻ ăn thêm bữa phụ (n=875) .. 42
Bảng 3.12. Tỷ lệ trẻ hay ăn quà, uống sữa có đường (n=875)........................ 42
Bảng 3.14. Nhóm thực phẩm trẻ thường thích ăn nhiều (n=875) ................... 43
Bảng 3.15. Tỷ lệ trẻ thường hay ra ngoài chơi và làm việc giúp đỡ gia đình
(n=875) ............................................................................................................ 44
Bảng 3.16. Tần xuất tham gia thường xuyên ( ≥ 3 lần/tuần) các hoạt động của
trẻ trong 1 tuần bình thường (n=875) ............................................................. 45


vii

Bảng 3.17. Khoảng cách từ nhà đến trường và phương tiện trẻ đến trường

(n=875) ............................................................................................................ 46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với giới tính và địa bàn
nghiên cứu (n=875) ......................................................................................... 46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với đặc điểm dân tộc và gia
đình có người béo phì(n=875) ......................................................................... 47
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với cân nặng sơ sinh của trẻ
và số con trong gia đình (n=875) .................................................................... 47
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với chi phí trung bình cho
thực phẩm/tháng và thói quen mua đồ ăn cho trẻ ngay sau khi tan học (n=875)
......................................................................................................................... 48
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thói quen ăn uống của trẻ
và số bữa chính trong ngày (n=875)................................................................48
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với ăn bữa phụ và ăn quà vặt
của trẻ (n=875) ................................................................................................ 49
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thời gian bữa ăn cuối
trong ngày và sự sẵn có đồ ăn trong gia đình của trẻ (n=875) ........................ 49
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với sở thích ăn thực phẩm
xào rán và thịt chân giò, thịt mỡ của trẻ (n=875) ............................................ 50
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với sở thích ăn đồ ăn nhanh
và bánh kẹo ngọt (n=875) ............................................................................... 51
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với sở thích ăn kem và uống
sữa có đường (n=875) ..................................................................................... 51
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thói quen xem tivi, chơi
điện tử của trẻ (n=875) .................................................................................... 52
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thói quen thích vận động
và làm việc giúp đỡ gia đình của trẻ (n=875) ................................................. 52


viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Sơ đồ chọn mẫu.........................................................................................29
Biểu đồ: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi...........................................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt các
nước đang phát triển, cũng như tại Việt nam. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế
giới xem thừa cân, béo phì là một dịch bệnh và kêu gọi các nước có hành
động nhanh chóng đối phó nạn dịch này [1]. Đó là do quá trình đơ thị hóa
nhanh chóng, lối sống ít vận động và tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng. Tỷ
lệ béo phì trên tồn thế giới đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1975 [2].
Số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì (5¬19 tuổi) gia tăng hơn mười lần
trong bốn thập kỷ qua, từ 11 triệu vào năm 1975 lên 124 triệu vào năm 2016
[3]. Với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng nhanh trên toàn cầu:
30,3 triệu (4,9%) vào năm 2000 lên 38,3 triệu (5,6%) năm 2019 [4].
Ở Việt Nam, số người thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng, đặc
biệt ở các đô thị [5]. Sau 10 năm (2000-2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì đã tăng
gấp 3 lần ở người trưởng thành, gấp 9 lần ở trẻ dưới 5 tuổi (từ 0,68% tăng lên
5,6%) [6].
Khảo sát tại một số thành phố lớn của Việt Nam đều cho thấy tỉ lệ thừa
cân, béo phì ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học đều ở mức
khá cao và có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra năm 2014-2015, tỷ
lệ trẻ béo phì ở Thành phố Hồ Chí Minh trên 50%, cịn khu vực nội thành Hà
Nội khoảng 41% [7]. Tỷ lệ học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại Hà Nội năm
2017 là 41,7 %; năm 2018 đã tăng lên 44,7% [8].
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em ở cả thời điểm hiện tại
và tương lai. Nó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo,

dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động,
thiếu linh hoạt và cơ đơn vì khơng có bạn. Béo phì ở trẻ em làm ngừng tăng
trưởng sớm, có thể tiếp tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và


2

người trưởng thành [9]. Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như:
Thối hóa khớp, đau thắt lưng, rối loạn tiêu hóa,...Trẻ thừa cân, béo phì có thể
khơng có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy
cơ mắc các bệnh mạn tính khơng lây như các bệnh tim mạch, đái tháo đường,
gan nhiễm mỡ,... [10].
Giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh
dưỡng cần thiết cho phát triển về thể chất ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do
đó, nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết.
Sơn La là một trong những tỉnh nghèo thuộc khu vực miền núi Tây Bắc.
Tại đây tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn tương đối cao so với cả nước.
Gần đây, ở các khu vực thành thị của tỉnh, điều kiện kinh tế tăng lên, trẻ em
được gia đình bồi bổ q mức nhanh chóng tích lũy lượng mỡ, dẫn tới tình
trạng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi tiểu học đang có sự gia tăng. Hiện nay, đã
có nhiều nghiên cứu về thừa cân, béo phì tại các thành phố khác, nhưng ở Sơn
La vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ tình hình
thực tế trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh
tiểu học tại 2 trường thuộc huyện/thành phố tỉnh Sơn La năm 2020” với 2
mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại 2 trường thuộc
huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La năm 2020.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu
học tại địa bàn nghiên cứu.



3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tăng trƣởng và sự ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đến quá
trình tăng trƣởng ở học sinh tiểu học
1.1.2. Đặc điểm tăng trưởng ở học sinh tiểu học
Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển,
quá trình lớn lên là chỉ sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước do sự tăng
sinh và phì đại của tế bào, q trình phát triển là sự biệt hóa về hình thái và sự
trưởng thành, hoàn thiện về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
Có hai chỉ số đánh giá về tăng trưởng (nhóm các chỉ số về nhân trắc như cân
nặng, chiều cao, chu vi các vịng, tuổi xương; nhóm các chỉ số trưởng thành
như lơng mu, vú, tuổi xuất hiện kinh nguyệt hoặc xuất tinh lần đầu) [11].
Trong dinh dưỡng, đánh giá tăng trưởng ở học sinh tiểu học thường tập trung
vào 2 chỉ số chính đó là cân nặng và chiều cao [12].
Học sinh tiểu học trải qua hai cột mốc quan trọng của q trình tăng
trưởng và phát triển, đó là giai đoạn tiền dậy thì và vị thành niên. Đặc điểm
nổi bật nhất của thời kỳ này là có sự tác động của hormone tăng trưởng,
hormone này kích thích tăng chiều dài ở xương. Hàm lượng hormone này
tăng lên ở tuổi tiền dậy thì và bên cạnh vai trị kích thích tăng trưởng cịn có
tác dụng điều chỉnh chuyển hóa Protein, Lipid và Glucid. Tăng cường hoạt
động thể lực sẽ kích thích tổng hợp yếu tố tăng trưởng IGF - 1 có vai trị đối
với tăng trưởng. Do đó, đây là thời điểm vàng để đẩy tốc độ tăng trưởng đạt
được ngưỡng tối ưu nhất, và quan trọng hơn nữa, theo các nhà nhân trắc học
và dinh dưỡng học đây cũng là giai đoạn để “tăng trưởng bù” đối với những
trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao ở thời gian trước, đặc biệt là những
trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thời kỳ thơ ấu [13].



4

1.1.3. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh
tiểu học
Dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng của trẻ ngay từ
khi trẻ cịn trong bào thai, thậm chí một số nghiên cứu cho rằng tình trạng
dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng tới cân nặng và
chiều dài sơ sinh của trẻ [12]. Thiếu ăn hay thừa ăn (thừa về số lượng, thiếu
về chất lượng) đều có thể gây bệnh, một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý là
cần thiết để con người sống khỏe mạnh [5]. Vì vậy, dinh dưỡng của một người
cần được quan tâm ngay từ khi mang thai đến khi trưởng thành, đặc biệt trong
giai đoạn 1000 ngày vàng (từ khi mang thai đến khi trẻ được 2 tuổi), đây là cơ
hội vàng để tác động vào tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao của trẻ,
giai đoạn này chính là cửa sổ cơ hội để phịng ngừa các bệnh mạn tính không lây
liên quan đến dinh dưỡng như SDD, thừa cân, béo phì (TCBP), rối loạn chuyển
hóa đường/mỡ, các bệnh tim mạch, huyết áp... [5]. Học sinh tiểu học là giai đoạn
chuẩn bị cho quá trình dậy thì - một trong những cơ hội để trẻ tăng tốc về tăng
trưởng, đặc biệt là tăng trưởng về chiều cao. Do đó, giai đoạn này trẻ không chỉ
cần được cung cấp dinh dưỡng cân đối, hợp lý như như Protein, Glucid, Lipid để
đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng mà còn cần cung cấp đầy đủ, cân đối các
vitamin và chất khoáng; nếu cung cấp thiếu, không cân đối, không hợp lý sẽ ảnh
hưởng đến q trình dậy thì, đồng thời khơng phát triển được chiều cao tối đa,
gây tình trạng SDD thể thấp còi; ngược lại nếu cung cấp thừa sẽ gây ra tình trạng
TCBP và các bệnh lý kèm theo [12].
1.2. Tổng quan về thừa cân, béo phì
1.2.1. Khái niệm thừa cân và béo phì
Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế
giới đưa ra định nghĩa về thừa cân, béo phì như sau:
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.



5

Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể
làm suy giảm sức khỏe [2].
1.2.2. Cách xác định và phân loại tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em
Chỉ số khối cơ thể viết tắt là BMI (Body Mass Index). Chỉ số được tính
theo công thức:
BMI = Cân nặng (kg)/ [chiều cao (m)]2
BMI được sử dụng để xác định tình trạng TCBP. Tuy nhiên, vì trẻ em
đang trong giai đoạn phát triển nên tuổi, chiều cao, cân nặng và giới tính của
trẻ phải được đưa vào cùng chỉ số BMI mới có thể đánh giá chính xác tình
trạng TCBP. Các đường cong tăng trưởng BMI này được xây dựng dựa trên
các mẫu đại diện cho từng quốc gia và dân tộc trên thế giới gọi là chuẩn tăng
trưởng. Từ khi chuẩn tăng trưởng của WHO được áp dụng, tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ em được đánh giá dựa vào Z-Score của các chỉ số: cân nặng theo
tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và BMI theo tuổi [14].
1.2.2.1. Xác định tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng thừa cân béo phì của trẻ dưới 5
tuổi được tính theo chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC):
Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng „nên có‟ so với chiều cao
(CC/CN > + 2 Z- scores) so với quần thể tham chiếu. Nếu vượt quá +2SD là
thừa cân, nếu vượt quá +3SD là béo phì.
Bảng 1.1. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ theo cân nặng/chiều
cao (CN/CC)
Chỉ số Z-score
Đánh giá
< -3 SD
Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng

< -2 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Trẻ bình thường

> +2 SD

Trẻ thừa cân

> +3SD

Trẻ béo phì


6

Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá quần thể, tuy nhiên nếu đánh giá cho cá nhân
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên sử dụng thêm biện pháp đo dự trữ mỡ hay
đo lớp mỡ dưới da ở hai vị trí cơ tam đầu và dưới xương bả vai để tăng độ chính
xác. Hay nói một cách khác, để đánh giá béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi cần phối hợp cả
chỉ tiêu (CC/CN > + 2 Z- scores) so với quần thể tham chiếu và bề dày lớp mỡ
dưới da cơ tam đầu, gốc dưới xương bả vai > 90 bách phân vị (percentile).
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo tuổi và giới để
theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
1.2.2.2. Xác định tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 5-9 tuổi
Đối với trẻ 5 – 9 tuổi, chưa có thang phân loại riêng để đánh giá tình trạng
thừa cân, béo phì. Nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước lấy ngưỡng cân nặng

theo chiều cao (CC/CN > + 2 Z- scores) so với quần thể tham khảo của WHO
2016 để phân loại thừa cân, béo phì của trẻ (tương tự như trẻ < 5 tuổi).
1.2.2.3. Xác định tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ vị thành niên 10-19 tuổi
Từ năm 1995, theo quy ước của WHO, đối với trẻ vị thành niên, chỉ số khối
cơ thể BMI theo percentile theo từng tuổi và giới được sử dụng để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng (WHO 1995):
+ 85 ≤ BMI < 95 percentile: thừa cân
+ BMI ≥ 95 percentile: Béo phì
+ hoặc béo phì khi BMI ≥ 85 percentile, cộng với bề dày lớp mỡ dưới
da cơ tam đầu và dưới xương bả vai ≥ 90 percentile.
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của thừa cân, béo phì
Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng
lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao.
Khi năng lượng do thức ăn cung cấp = năng lượng tiêu hao do lao động và các
hoạt động khác thì cơ thể giữ được cân nặng ổn định và phát triển bình thường.


7

Còn khi năng lượng do thức ăn cung cấp > năng lượng tiêu hao do lao động
và các hoạt động khác thì năng lượng sẽ bị dư thừa, tích tụ lại, sinh ra thừa cân,
béo phì.
Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu
hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Người ta nhận thấy
60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh đó cịn
có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thơng qua vai trị điều tiết của hệ
thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến
giáp trạng và tuyến tụy.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển hóa thành
chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà

ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Các hành vi ăn uống có
liên quan tới thừa cân, béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu phần ăn quá dư
thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn đề bú sữa mẹ
hoàn toàn. Các yếu tố chất dinh dưỡng được nghiên cứu bao gồm chất béo, các
loại carbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế như đường), chỉ số
đường huyết của thực phẩm và chất xơ.
1.2.4. Hậu quả của thừa cân và béo phì
TCBP có ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng sức khỏe, tâm lý và kinh tế,
các chi phí y tế bình qn theo đầu người của một người BP cao hơn so với
một người cân nặng bình thường khoảng 42%, vượt xa chi phí y tế cho những
người hút thuốc lá và uống rượu cộng lại [15]. TCBP được xếp hạng là nguy
cơ tử vong thứ năm trên tồn cầu.
1.2.4.1. Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm
a. Tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch
THA, đột quỵ và các bệnh tim mạch tăng ở người BP [16]. Một số cơ
chế liên quan đến sự phát triển của THA, đột quỵ và bệnh tim mạch, các


8

adipokine tiền viêm và tiền huyết khối có thể góp phần làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, tăng thể tích mạch máu, sức cản động mạch lớn hơn và
giải phóng angiotensinogen từ các tế bào mỡ mở rộng có thể góp phần làm
THA [17].
Nghiên cứu của Phạm Vĩnh An, Cao Thị Thu Hương ở 3586 trẻ 11-15
tuổi tại 2 trường trung học cơ sở Đống Đa và Phương Mai, quận Đống Đa, Hà
Nội, năm 2014 cho thấy 14,5% trẻ thừa cân béo phì bị tăng huyết áp [18]
b. Viêm xương khớp mạn tính và bệnh Gout
BP có nguy cơ bị đau lưng, bệnh viêm khớp mạn tính và bệnh Gout.
Trong đó viêm xương khớp phổ biến hơn ở những người BP. Điều này có thể

liên quan đến cả khớp chịu trọng lượng và không chịu trọng lượng, cho thấy
rằng sinh lý bệnh phải liên quan đến cả khối lượng cơ thể tăng adipokine lưu
thông, các yếu tố gây viêm hoặc các cơ chế sinh lý bệnh khác [19].
c. Ung thư
BP dự đoán sự phát triển của một số dạng ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ.
Sản xuất estrogen bởi mô mỡ và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và vú liên
quan đã được biết đến. Ở phụ nữ sau mãn kinh, mơ mỡ là nguồn chính của các
hợp chất oestrogen vì buồng trứng khơng cịn sản xuất oestrogen. Ngoài ra, các
yếu tố tăng trưởng được tạo ra bởi mô mỡ như yếu tố tăng trưởng nguyên bào
sợi-21 (FGF21), yếu tố tăng trưởng thần kinh, biến đổi yếu tố tăng trưởng và yếu
tố tăng trưởng nội mô mạch máu, cũng như insulin, cũng có thể tham gia vào sự
phát triển của các tế bào cuối cùng trở thành ác tính đóng góp một thành phần
khác vào nguy cơ mắc các dạng ung thư đa dạng ở người BP [20].
1.2.4.2. Thừa cân, béo phì và các bệnh rối loạn nội tiết chuyển hóa
a. Đái tháo đường (ĐTĐ)
Có mối liên quan chặt chẽ giữa BP và bệnh ĐTĐ không phụ thuộc
Insulin. Nguy cơ ĐTĐ không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng


9

và giảm đi khi cân nặng giảm. Một nghiên cứu cho thấy, nếu một người tăng
từ 5-8kg thì nguy cơ ĐTĐ tuýp 2 tăng gấp 2 lần so với người khơng tăng cân,
khi tăng 20kg thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 tăng gấp 4 lần. Các nguy cơ
đó tiếp tục tăng lên khi BP ở thời kỳ trẻ em và thiếu niên, tăng cân liên tục,
hoặc béo bụng.
BP là một trong những yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ tuýp 2 [21]. Sự phát
triển của bệnh ĐTĐ tuýp 2 phụ thuộc vào những thay đổi ở một hoặc cả hai
biến số chính (độ nhạy insulin và bài tiết insulin).
b. Rối loạn chuyển hóa Lipid máu

BP có liên quan với rối loạn chuyển hóa Lipid máu bao gồm tăng
Trilycerid, tăng Cholesterol và Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C).
Khi các acid béo không được sử dụng sẽ tập hợp ở mô mỡ. Tại các mô mỡ
này, các acid béo kết nối tạo thành Triglycerid, khi lượng Triglycerid quá
nhiều sẽ tràn vào máu gây Triglycerid máu cao. Khi tập thể dục, các
Triglycerid phân hủy thành các acid béo vào máu và đi đến cơ thể để đốt cháy
tạo năng lượng, quá trình đốt cháy này sẽ làm giảm lượng Triglycerid ở mô
mỡ và trong máu.
Nghiên cứu của Đào Thị Dừa ở 199 bệnh nhân thừa cân - béo phì khám
và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6 - 2007 ñến tháng 10 –
2009 cho thấy tỷ lệ gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân thừa cân và béo phì là
79,40%, trong đó gan nhiễm mỡ độ I là 24,62%, độ II là 37,69%, độ III là
17,08%; Nhóm gan nhiễm mỡ độ I có 20,41% rối loạn glucose máu đói,
65,30% tăng HA, 83,67% béo bụng, 69,39% tăng cholesterol, 59,18% tăng
triglycerid, 40,82% tăng LDL và 24,49% giảm HDL; nhóm gam nhiễm mở độ
II có 37,33% rối loạn glucose máu đói và 9,33% ĐTĐ tuýp 2, 81,33% tăng
HA, 96,00% béo bụng, 73,33% tăng cholesterol, 82,67% tăng triglycerid,
61,33% tăng LDL và 50,67% giảm HDL; nhóm gan nhiễm mỡ độ III có


10

50,00% rối loạn glucose máu đói và 29,41% ĐTĐ tuýp 2, 100% tăng HA,
100% béo bụng, 100% tăng cholesterol, 100% tăng triglycerid, 82,35% tăng
LDL và 75,53% giảm HDL [22].
c. Hội chứng chuyển hóa
Các biến chứng và bệnh tật kết hợp với béo phì rất phong phú và đa
dạng quy tụ thành “hội chứng chuyển hóa”.
BP làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do BP làm tăng nguy cơ
THA, tăng Triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp

Glucose. BP ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc kèm theo bệnh BP và các bệnh mạn
tính khơng lây dẫn đến hội chứng chuyển hóa ở người trưởng thành.
d. Rối loạn các hormone nội tiết ảnh hưởng tới chức năng sinh sản,
dậy thì sớm
Trẻ nữ bị TCBP có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sớm, giảm
khả năng sinh sản khi trưởng thành, thường hay có biểu hiện dậy thì sớm [23].
1.2.4.3. Thừa cân, béo phì và chất lượng cuộc sống
Trẻ TCBP thường bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cô độc, thậm
chí có những biểu hiện tiêu cực như coi thường bản thân.. Thừa cân, béo phì
ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em ở cả thời điểm hiện tại và tương lai. Nó ảnh
hưởng đến tâm lý của trẻ, dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, dẫn đến chán chường,
không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cơ
đơn vì khơng có bạn. Béo phì ở trẻ em làm ngừng tăng trưởng sớm, có thể tiếp
tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành [24].
Ở một số cá nhân bị ảnh hưởng, các yếu tố tâm lý, bao gồm căng thẳng
và tự ti đối với trọng lượng cơ thể, góp phần vào việc thực hiện các hành vi
làm tăng khả năng tăng cân.
Người bị BP thường không cảm thấy thoải mái, kém lanh lợi trong cuộc
sống, năng suất lao động kém hơn người bình thường: Người BP thường có


11

cảm giác bực bội khó chịu vào mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ
thống cách nhiệt. Người BP cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi toàn thân,
nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Người BP làm
việc chóng mệt nhất là ở mơi trường nóng. Mặt khác, do khối lượng cơ thể cao
nên để hồn thành một cơng việc trong lao động, người BP nhiều công sức
hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường.
1.2.5. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam

1.2.5.1. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới
Ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, tình trạng thừa cân và béo phì
đang gia tăng trong những thập kỷ qua, không những ở trẻ em mà cả ở người
lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển.
* Thực trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên)
Trên toàn thế giới, từ năm 1975 đến năm 2016, tỷ lệ béo phì tăng gần
gấp ba lần. Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) bị
thừa cân (tương đương 39% dân số); hơn 650 triệu người bị béo phì (tương
đương 13% dân số) [2].
* Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi
Thế giới đã chứng kiến sự gia tăng hơn mười lần số trẻ em và thanh thiếu
niên béo phì từ 5-19 tuổi trong bốn thập kỷ qua, từ 11 triệu vào năm 1975 lên
124 triệu vào năm 2016. Trong năm 2016, gần 340 triệu trẻ em và thanh thiếu
niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì trên tồn cầu, tương đương cứ 5 trẻ
thì có 1 trẻ bị thừa cân, béo phì (chiếm 18,4% số trẻ) [3].
Theo thống kê, từ 1975 đến 2016 các nước thu nhập cao có tỷ lệ trẻ em
và thanh thiếu niên từ 5 ¬19 tuổi mắc thừa cân, béo phì cao nhất và đang tăng
nhanh hơn nhiều so với các nước có thu thập thấp và trung bình [3].
Ở cấp quốc gia riêng lẻ, tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ
5¬19 tuổi ở một số nước có thu thập thấp và trung bình đã đạt mức cao đáng


12

báo động vào năm 2016: Ai Cập 17,6%, Haiti 10,9%. Điều này trái ngược
hồn tồn với tình hình ở một số quốc gia có thu nhập cao với tỷ lệ lưu hành
tương đối thấp, Nhật Bản chỉ có 3,3% [3].
Sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi trong
các nước có thu thập thấp và trung bình đã xảy ra cùng lúc với các vấn đề thiếu
dinh dưỡng vẫn chưa được giải quyết. Trẻ sơ sinh và trẻ em ở các quốc gia này

dễ bị tổn thương về dinh dưỡng trước khi sinh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không đủ so
với các quốc gia khác. Sau đó, họ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sự tăng
trưởng chậm chạp và thừa cân do tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng
giàu năng lượng [3].
Từ năm 1975-2016,ở hầu hết các khu vực của WHO, tỷ lệ béo phì ở trẻ
em trai và trẻ em gái từ 5-19 tuổi đã tăng lên rất nhanh. Khu vực Châu Phi
(AFR) mặc dù là nơi có tỉ lệ trẻ béo phì thuộc nhóm thấp nhất toàn cầu nhưng
tỷ lệ này tăng lên đáng kể từ năm 1975 đến 2016. Năm 2016, khu vực này có
tỷ lệ trẻ em gái béo phì (3,5%) cao hơn so với trẻ em trai béo phì (2,1%). Khu
vực châu Mỹ (AMR) ln có tỉ lệ trẻ ở độ tuổi 5 đến 19 bị béo phì cao nhất,
liên tục tăng ở cả trẻ nam và nữ. Năm 2016, khu vực này tiếp tục có tỷ lệ mắc
cao nhất, cứ khoảng 6 bé trai thì có 1 bé béo phì (16,0%) và 8 bé gái thì có 1
bé béo phì (12,8%). Trong những năm gần đây, tỉ lệ trẻ ở độ tuổi 5 đến 19 bị
béo phì ở khu vực Đơng Nam Á (SEAR) cũng có xu hướng tăng, trong đó tỉ lệ
trẻ nam béo phì cao hơn nữ. Khu vực Châu Âu (EUR) có tỉ lệ trẻ bị béo phì
tăng liên tục, khơng có dấu hiệu dừng lại và tỉ lệ trẻ nam béo phì cũng cao
hơn nữ. Khu vực Đơng Địa Trung Hải (EMR) của WHO là nơi có tỷ lệ trẻ em
gái và trẻ em trai bị béo phì tiếp tục tăng tương tự nhau (năm 2016 tỉ lệ trẻ em
gái và trẻ em trai bị béo phì lần lượt tương ứng là 8,1% và 8,3%). Khu vực
Tây Thái Bình Dương của WHO có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất năm 1975,


13

nhưng gần đây đã có sự gia tăng rất mạnh, và năm 2016 tỷ lệ béo phì ở bé trai
là cao thứ hai với 13,1% [3].
Tại Argentina, nghiên cứu 1.588 trẻ từ 10 – 11 tuổi tại 80 trường công lập
của tỉnh Buenos Aires (Argentina) năm 2005 cho thấy tỷ lệ thừa cân, bao gồm cả
béo phì, cho tồn bộ mẫu là 35,5, 27,9 và 27,9%, tùy thuộc vào tham chiếu được
sử dụng [24]. Nghiên cứu tại Thụy Điển 3.636 trẻ từ 7 – 9 tuổi cho thấy tỷ lệ

thừa cân là 15,6% bao gồm 2,6% béo phì [25]. Alice Goisis và cộng sự nghiên
cứu 9.384 trẻ 11 tuổi ở Anh tỉ lệ thừa cân, béo phì là 26% [26].
Khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực phải đối mặt với
gánh nặng kép về dinh dưỡng [27], trong khi tỉ lệ SDD vẫn cịn cao thì tỉ lệ
TCBP tiếp tục gia tăng, đặc biệt trẻ em trong độ tuổi đi học ở các nước
ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan,
Philippin, Việt Nam) thì tỉ lệ TCBP là 9,9%; trong đó nam (11,5%) nhiều hơn
nữ (8,3%), Brunei có tỉ lệ TCBP cao nhất (36,1%), tiếp theo là Malaysia
(23,7%), thấp nhất là Myanmar (3,4%) và Campuchia (3,7%) [28].
* Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dƣới 5 tuổi
Hiện nay, thừa cân là mối quan tâm ở hầu hết các khu vực trên thế giới.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn khơng ngừng gia tăng, hầu
như khơng có tiến triển nào để ngăn chặn thừa cân trong gần 20 năm. Theo
tiểu vùng WHO, ngoại trừ khu vực Châu Âu, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân,
béo phì tăng ở tất cả các khu vực: ở Châu Phi là 5,1 triệu trẻ vào năm 2000,
tăng lên 5,3 triệu vào năm 2019; ở Châu Mỹ là 5,2 triệu trẻ vào năm 2000 và
tăng lên 5,3 triệu trẻ vào năm 2019; ở Đông Nam Á là 4,4 triệu trẻ vào năm
2000 và tăng lên 5,0 triệu trẻ vào năm 2019; ở Đông Địa Trung Hải là 4,0
triệu trẻ vào năm 2000 và tăng lên 4,9 triệu trẻ vào năm 2019; ở Tây Thái
Bình Dương là 7,0 triệu trẻ vào năm 2000 và tăng lên 7,4 triệu trẻ vào năm
2019 [4].


14

Theo tiểu vùng Liên Hợp Quốc, cũng ngoại trừ khu vực Châu Âu, tỉ lệ
trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì tăng ở tất cả các khu vực: ở Châu Phi là 6,5
triệu trẻ vào năm 2000, tăng lên 9,3 triệu vào năm 2019; ở Châu Á là 14,4
triệu trẻ vào năm 2000 và tăng lên 17,2 triệu trẻ vào năm 2019; ở Châu Mỹ La
Tinh và vùng Caribe là 3,8 triệu trẻ vào năm 2000 và tăng lên 17,2 triệu trẻ

vào năm 2019 [4].
Năm 2019, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì tồn cầu là 5,6% (38,3
triệu). Gần một nửa số trẻ em thừa cân ở độ tuổi này (45%) sống ở châu Á.
Một phần tư (24%) sống ở châu Phi. Châu Âu là khu vực duy nhất khơng có
ước tính thừa cân. Khu vực xếp vào nhóm có tỉ lệ thừa cân rất thấp là phía
Tây Châu Phi với 1,9%. Khu vực xếp vào nhóm có tỉ lệ thừa cân thấp là: Nam
Á chiếm 2,5%, phía Đơng Châu Phi với 3,7%. Khu vực xếp vào nhóm có tỉ lệ
thừa cân trung bình là: Trung Á là 6,2%, Đông Á là 6,3%, Đông Nam Á là
7,5%, Tây Á là 8,4%, vùng ở giữa Châu Phi với 5,1%, Nam Mỹ với 7,9%,
Trung Mỹ với 6,9%, Bắc Mỹ với 8,9%, Caribean với 7,0%. Khu vực xếp vào
nhóm có tỉ lệ thừa cân cao là: Bắc Phi là 11,3%, Nam Phi là 12,7%. %. Khu
vực xếp vào nhóm có tỉ lệ thừa cân rất cao là Australia và New Zealand với
20,7%. Cũng trong năm 2019, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì sống ở nước có thu
nhập trên trung bình là 41%, ở nước có thu nhập dưới trung bình là 37%,
nước thu nhập cao là 13% và nước thu nhập thấp là 8% [4].
1.2.5.2. Tình hình thừa cân, béo phì ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đang trong thời kỳ chịu gánh
nặng kép về dinh dưỡng, tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi vẫn cịn cao và số
người thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các đơ thị [5].
Sau 10 năm (2000-2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì đã tăng gấp 3 lần ở người
trưởng thành, gấp 9 lần ở trẻ dưới 5 tuổi (từ 0,68% tăng lên 5,6%) [7]. Tỉ lệ
người trưởng thành Việt Nam bị thừa cân, béo phì tăng 6,6% năm 2005 lên


15

15,6% năm 2015 [29].
Khảo sát tại một số thành phố lớn của Việt Nam cho thấy tỉ lệ thừa cân,
béo phì ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học đều ở mức cao.
Tại các khu vực thành thị thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ thừa cân

và béo phì ở học sinh từ 11 đến 14 tuổi năm 2010 lần lượt là 17,8% và 3,2%
[30]. Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự trên 11072 trẻ lứa tuổi
học đường ở TP Hồ Chí Minh năm 2014 là 41,4% [31].
Tại Hà Nội, tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ 36-59 tháng năm 2015 là 15,2%
[32]; của người trưởng thành năm 2016 là 14,88% [33]; của học sinh tiểu học
năm 2017 là 41,7%, năm 2018 đã tăng lên 44,7% [34]; của học sinh từ 11- 17
tuổi năm 2016 là 16,27% [35]; ở học sinh lớp 5, 9 và 12 năm 2017 là 18,26%
[36]. Nghiên cứu mới của Đỗ Nam Khánh và cộng sự cho thấy tỷ lệ trẻ mầm
non thừa cân, béo phì ở huyện Đơng Anh năm 2019 chiếm 8,23% [37].
Hải Phịng cũng có tốc độ gia tăng thừa cân, béo phì rất cao, tỉ lệ này tại
hai trường trung học cơ sở quận Ngô Quyền năm 2015 là 9,6% [38], tại hai
trường trung học cơ sở quận Lê Chân năm 2016 là 17,8% [39].
Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn
Văn Cừ, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 9 năm 2018 đến tháng
5 năm 2019 là 14,5% [40].
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Xuân và các cộng sự, tỷ lệ thừa cân, béo
phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016 là 27,3% [41].
Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại thành phố Hải Dương
năm 2015 là 15,1% [42].
Ở trẻ em, tỷ lệ và tốc độ gia tăng thừa cân, béo phì cũng khác nhau giữa
các vùng, đặc biệt là các thành phố lớn, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tổng điều tra toàn quốc năm 2010, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 5–19 tuổi tại
khu vực Đồng bằng sông Hồng là 9,0%, Miền trung là 13,4%, Đông Nam Bộ
là 23,3% [7].


×