Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.34 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

THỰC TRẠNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ

CÁC

YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN THANH XUÂN,

KIM GIANG,

THÀNH PHỐ HÀ

NỘI NĂM 2017

Giảng viên hướng dẫn

: Hà Minh Trang

Nhóm thực hiện

: Vũ Thị Thanh Thủy – A27969
Bạch Thị Hằng

– A27519

Trần Lan Anh

– A27259



Nguyễn Thị Hiếu

– A26667

Bùi Ánh Ngọc

– A27183

Hà Nội - 2018


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, lầ những người sẽ nắm giữ vận mệnh của quốc
gia và là người quyết định đưa đất nước lên cao, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Nói đến lứa tuổi tiểu học, chúng ta không thể không nhắc đến “thời điểm vàng” của sự tăng
trưởng và phát triển. Đó là giai đoạn quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này
cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người
được cải thiện, cũng như sự xuất hiện của nhiều phương tiện kỹ thuật đã dẫn đến lối sống lười
vận động. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tật cho con người. Một trong
những căn bệnh nguy hiểm mà các nhà nghiên cứu đã lên tiếng đó là thừa – béo phì. Béo phì
được WHO (Tổ chức y tế thế giới) coi là một thách thức của thiên niên kỉ mới và là một trong
tứ chứng nan y của loài người (HIV, ung thư, béo phì, ma túy).
Theo ước tính của WHO năm 2013, trên toàn cầu có hơn 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị
TCBP. Béo phì ở trẻ em có liên quan đến một cơ hội cao hơn của bệnh béo phì, chết sớm và tàn
tật ở tuổi trưởng thành. Ngoài việc tăng rủi ro trong tương lai, trẻ em béo phì phải đối mặt với
khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, nếu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 32% (2000)
xuống 29,6% (2008) thì béo phì lại đang có xu hướng tăng rõ rệt; tại thời điểm hiện tại, tỉ lệ

TCBP chiếm khoảng trên 10% dân số, trong khi năm 1960 tỉ lệ này chỉ khoảng 1%. Tỉ lệ béo
phì ở học sinh tiểu học tại nội thành cao hơn nhiều so với ngoại thành (12,7% so với 3,7%).
Riêng tuổi học đường trong giai đoạn 2002-2004, tỉ lệ TCBP của học sinh cấp 1 là 9,4%, học
sinh cấp 2 là 6,1% và học sinh cấp 3 là 4,8%.
Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội. Là vùng đất địa linh nhân
kiệt, tụ khí anh hoa, quận Thanh Xuân trở thành một trong những trung tâm, cái nôi hội tụ tinh
hoa văn hóa. Theo định hướng phát triểu của Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Thanh Xuân
thuộc khu vực phát triển của thành phố. Với vị trí đó Quận Thanh Xuân có điều kiện thuận lợi
thu hút các nguần lực để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của quận nói riêng và của Thủ Đô
Hà Nội nói chung. Do là những yếu tố thuận lợi để Quận Thanh Xuân phát triểu mạnh và bền
vững về kinh tế - xã hội khiến đời sống của nhân dân được nâng cấp. Vì vậy, tỉ lệ trẻ em TCBP
tại quận có thể tăng lên cao. Trong khi đó tại Quận Thanh Xuân chưa có chương trình cụ thể
nào thực hiện cải thiện tỷ lệ TCBP của học sinh tiểu học.
1


Trường tiểu học Kim Giang là trường tiểu học thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội. Những năm gần đây trường thường xuyên quan tâm đến sức khỏe hoc sinh. Hàng năm,
trường luôn tổ trước khám sức khỏe định kỳ cho các em học sinh cũng như tham gia đầy đủ các
hoạt động của ngành giáo dục cũng như bộ y tế trong các trương trình chăm sóc sức khỏe học
đường. Tuy vậy, học sinh trường tiểu học Phú Thượng vẫn tiềm nguy cơ mắc bênh TCBP. Vậy
thực trạng TCBP của học sinh Phú Thượng ra sao? Có những nguyên nhân, yếu tố nào liên
quan đến béo phì ở đây? Có giải pháp nào giúp tỉ lệ TCBP cho học sinh trường tiểu học Kim
Giang?
Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe học sinh tiểu học nói riêng và mối nguy
hiểm của TCBP nói chung, chúng tôi đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG THỪA CÂN – BÉO
PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG
TIỂU HỌC KIM GIANG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017”
để làm đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu




Mô tả thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh Trường tiểu học Kim Giang, thành phố Hà
Nội năm 2017.
Xác định một số yếu tố liên quan tới thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình
thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn thừa cân là
tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có so với chiều cao”
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì – thừa cân
Theo nguyên lí điều hòa năng lượng của cơ thể, cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ
trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hoa cho lao động
và các hoạt động khác của cơ thể. Có thể hiểu theo công thức sau:
Năng lượng tích lũy = năng lượng cung cấp – năng lượng tiêu hao
Khi có sự mất cân bằng năng lượng sẽ xảy ra một trong hai khuynh hướng: tăng cân
(năng lượng cung cấp lớn hơn năng lượng tiêu hao) hoặc sụt cân (năng lượng cung cấp nhỏ hơn
năng lượng tiêu hao). Do đó người béo phì cần hạn chế bớt thức ăn giàu năng lượng như chất
béo, chất ngọt và cần tăng hoạt động thể lực để tăng cường sử dụng năng lượng, không ăn quá
mức cần thiết.


Sự hấp thu năng lượng

Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống mà có thể được chuyển hóa bên trong

cơ thể. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, tính trên mỗi đơn vị trọng lượng thức ăn,
carbonhydrate và protein là ít nhất. Năng lượng của chất xơ được ước tính vào khoảng 6,3
KJ/g, chất béo: 37KJ/g, rượu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g. Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng
lượng đều cho thấy người béo phì thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy, sự hấp thu chất
béo liên quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em. Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản ứng
chuyển hóa bù trừ dẫn đến sự tích lũy mỡ nhiều hơn nữa. Hoạt động tĩnh tại tạo nên nhu cầu
năng lượng thấp ở trẻ em. Hơn thế nữa hoạt động cơ bắp thấp làm giảm sự oxy hóa chất béo
thuận lợi cho việc tích lỹ mỡ.


Sự tiêu hao năng lượng

Sự tiêu hao năng lượng là yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng lượng gồm 3
phần chính:
 Năng lượng dành cho chuyển háo cơ bản
 Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệt
 Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực
3


Tùy theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng người mà các
thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác nhau, những người có mức
hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng của tỷ lệ béo phì.
3. Phân loại béo phì
Phân loại béo phì theo sinh bệnh học



Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh) là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học
rõ ràng.

Béo phì bệnh lí (béo phì nội sinh): là béo phì do các bệnh lí liên quan đến béo phì.

Béo phì do nguyên nhân nội tiết









Béo phì do suy giáp trạng: thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô, táo bón
và chậm phát triển thần kinh.
Béo phì do cường vỏ thượng thận: có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng
thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và
thân, kèm theo tăng huyết áp.
Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân
khác, béo phì chủ yếu ở thân và chậm lớn.
Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì.
Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều,
thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
Béo phì trong thiểu năng sinh dục.
Béo phì do các bệnh về não: do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não,
phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian,
ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát lên thường kèm theo béo phì.

4. Tình hình thừa cân và béo phì trên thế giới và tại Việt Nam
4.1. Trên thế giới
Số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy năm 2008 trên thế giới có hơn 1,4 tỷ từ

20 tuổi trở lên TCBP, trong đó có hơn 500 triệu là béo phì. Tính đến năm 2011, hơn 40 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Từng được coi là một vấn đề của các quốc gia có thu nhập cao,
TCBP đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, đặc biệt là ở đô thị. Ở
các nước đang phát triển có nền kinh tế mới nổi (theo phân loại của Ngân hàng Thế giới là
nước thấp và thu nhập trung bình) tỷ lệ tăng của bệnh béo phì ở trẻ em thừa cân và luôn cao
hơn so với các nước phát triển hơn 30%. Hơn 30 triệu trẻ em thừa cân đang sống ở các nước
đang phát triển và 10 triệu ở các nước phát triển.

4


Ở pháp, tỉ lệ học sinh tiểu học thừa cân béo phì năm 1980 là 5% thì đến năm 2000 đã là
16% tức là tăng lên 3 lần trong khoảng 10 năm. Hiện nay, chứng béo phì đã là xu hướng dễ
phát triển nhất đối với trẻ nhỏ và thanh niên không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia phát triển
khác. Theo Hiệp Hội Béo phì Mỹ, khoảng 15% thanh niên (12- 19 tuổi) và trẻ em (6 – 11 tuổi)
bị béo phì tại nước này, có hơn 300.000 ca tử vong mỗi năm do nguyên nhân beó phì tại nước
này. Tổng số tiền phải chi cho béo phì hàng năm ước chừng khoảng một trăm triệu đô la Mỹ. Ở
Anh, khoảng 27% trẻ em được chuẩn đoán mắc bệnh bé phì. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra
là do lười vận động. Đa số những đứa trẻ béo phì do lười vận động. Đa số những đứa trẻ lười
vận động cũng có bố mẹ lười vận động.
Điều đáng lo ngại là sự gia tăng tỉ lệ TCBP hàng năm ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn
cầu là 10%. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về TCBP của trẻ em
ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TCBP( 35 triệu trẻ
em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị
thừa cân. Tỉ lệ TCBP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2 % năm 1990 lên 6,7% vào năm
2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1 % tương đương với khoảng 60
triệu trẻ em bị TCBP. Tỷ lệ TCBP của trẻ em bị TCBP. Tỉ lệ béo phì ở các nước phát triển cao
gấp 2 lần các nước đang phát triển.
4.2. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ TCBP ở trẻ em tại các thành phố tiêu biểu theo

vùng miền: miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam là khá cao. Năm 2004 tỉ lệ TCBP
của học sinh sinh viên nội thành thành phố Buôn Ma Thuột. Là 10,4%. Năm 2007, điều tra xác
định tỉ lệ TCBP ở học sinh tiểu học thành phố Huế của trường Đại học Y Dược Huế cho thấy tỷ
lệ này là 8%.
Điều tra ở lứa tuổi học sinh tiểu học tại Hà Nội năm 2008 cho thấy tỉ lệ TCBP của học
sinh nội thành cao hơn so với học sinh ngoại thành, và tỉ lệ TCBP chung ở học sinh tiểu học là
11%. Nghiên cứu này cũng đã cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 – 10 tuổi thì tỉ lệ
cao nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%)

5


20
15
10
5
0

Biểu đồ 1. Tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học theo các quận huyện tại Hà Nội, năm 2008
5. Yếu tố nguy cơ của bệnh thừa cân béo phì ở tuổi học đường
Nguyên nhân cơ bản của TCBP là một sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo thu
vào và lượng calo tiêu hao, trên toàn cầu đã có một sự gia tăng việc thu nhận các loại thực
phẩm giàu năng lượng có nhiều chất béo và giảm hoạt động do tính chất ngày càng ít vận động.
Thay đổi mo hình ngày ăn uống và thể lực thường là kết quả của sự thay đổi môi trường và xã
hội liên quan đến sự phát triển và thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông
nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và
giáo dục.
5.1. Yếu tố gia đình
Một số nghiên cứu cho thấy TCBP có yếu tố gia đình. Kết quả nghiên cứu trong nước cho
thấy tiền sử gia đình có béo phì là yếu tố nổi bật trong các yếu tố nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Nghiên cứu của Luo J và cộng sự trên 210 trẻ béo phì ở Trung Quốc cho thấy những gia đình
có bố hoặc mẹ béo phì thì khả năng con béo phì cao gấp 3,7 lần so với gia đình không có bố mẹ
béo phì, nếu cả bố mẹ cùng béo phì thì nguy cơ này tăng gấp 5 lần so với gia đình mà bố mẹ
không béo.
Sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng TCBP của
trẻ cũng như tâm sinh lý phát triển của trẻ.
5.2. Khẩu phần, thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu
hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn
của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân
mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu
6


năng lượng. Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa
mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới
dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi
dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều
chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới
gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo.
Tại Việt Nam, yếu tố nguy cơ quan trọng trong TCBP ở trẻ là thói quen ăn uống. Theo
nghiên cửa của Phùng Đức Nhật về tình trạng thừa cân béo phì của trẻ em mẫu giáo tại thành
phố Hồ Chí Minh cho rằng thói quen ăn nhanh, háu ăn có liên quan với tình trạng TCBP trẻ
mẫu giáo. Khác với người lớn có ý thức kiểm soát thói quen ăn uống và lượng thức ăn, trẻ em
thường ăn theo thói quen, sở thích và nhu cầu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trẻ háu ăn có
nguy cơ thừa cân gấp 5,3 lần so với trẻ không có thói quen này. Trẻ ăn nhanh có nguy cơ thừa
cân gấp 2,8 lần so với trẻ không có thói quen này. Điều này phù hợp với kết quả của nhiều
nghiên cứu khác.
Ngày nay, do nền kinh tế thị trường phát triển cùng với việc toàn cầu hóa, các sản phẩm

thực phẩm không còn khu trú tại địa phương mà mang tính toàn cầu, con người có thể ăn các
thực phẩm khác nhau trên khắp các nơi trên thế giới. Mặt khác sự giao thoa văn hóa ẩm thực
giũa các vùng miền và trên thế giới đã thay đổi thói quen ăn uống của người Việt Nam. Theo
báo cáo của WHO, thức ăn nhanh đã du nhập vào nước ta và dần được dùng rộng rãi và trở
thành trào lưu ở mọi lứa tuổi. Các loại thực phẩm ăn nhanh này cung cấp nhiều năng lượng
nhưng không cân đối về thành phần bữa ăn. Những bữa ăn này phù hợp với lối sông công
nghiệp khi thời gian cho bữa ăn ngắn, bữa ăn cung cấp nhiều năng lượng nhưng ăn thường
xuyên dễ gây thừa cân béo phì.
Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa
nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích ăn các món ăn xào rán cũng
là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
5.3. Hoạt động thể dục thể thao
Những trẻ em béo phì thường ít vận động hơn những trẻ em cùng lứa tuổi, chúng dường
như kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ khi gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể
thao. Việc tập luyện bắt đầu từ nhỏ, nếu đi kèm với dinh dưỡng thích hợp se tạo ra lợi ích sức
khỏe tốt nhất, tập luyện lúc nhỏ còn ngăn chặn được béo phì đặc biệt trong giai đoạn trẻ phát
triển nhanh. Những trẻ béo phì thường ít hoạt động hơn nhưng trẻ cùng lứa tuổi, chúng dường
7


như kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể
thao.
Khi nhận định tình hình gia tăng quá nhanh của dịch TCBP trên thế giới hiện nay, các nhà
dịch tễ học nhận định rằng xu hướng gia tăng tỉ lệ TCBP trong cộng đồng chủ yếu là do chế độ
ăn giàu năng lượng và giảm hoạt động thể chất.
5.4. Hậu quả của việc béo phì
Thừa cân và béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người bơi TCBP
là yêu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây. Trọng lượng dư thừa ở bất kỳ lứa tuổi nào đều
không tốt cho sức khỏe đặc biệt ở trẻ em. TCBP sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tẻ. Béo phì
ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn.

Tại hội nghị khoa học quốc tế Hội Y tế Công cộng lần thứ IV, viện dinh dưỡng đã khuyến
cáo: “béo phì đang gia tăng trên các học sinh tại thành phố lớn. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh
tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư,...
Nhiều tại liệu cho biết TCBP làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như huyết áp
cao, đột quỵ, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2.

8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu


Học sinh lớp 4 đến 5 trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

2. Thời gian nghiên cứu


Thời gian: 01/06/2016 – 01/12/2017

3. Địa điểm nghiên cứu


Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích kết hợp với nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu định tính.

a, Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính tỷ lệ dùng trong nghiên cứu cắt ngang
Trong đó:






n là cỡ mẫu tối thiểu (số học sinh lớp 4 và 5 cần điều tra)
z: Hệ số giới hạn tin cậy. Với độ tin cậy 95% => Z=1,96
p = 0,074 (7,4% tỷ lệ TCBP của học sinh nữ tại Hà Nội theo kết quả nghiên cứu)
d: Sai số chấp nhận được: lấy mức 5%, d=0,05
Cỡ mẫu tính được sẽ là 106 học sinh. Lấy sai số và tỉ lệ bỏ cuộc 10% thì cỡ mẫu sẽ là
117 học sinh. Cỡ mẫu trong nghiên cứu này được làm tròn là 120 học sinh.

b, Chọn mẫu




Tiêu chí chọn mẫu: học sinh nữ thuộc khối 4 và 5 được chọn ngẫu nhiên sao cho đủ cỡ
mẫu để tiến hành nghiên cứu. Số lượng phỏng vấn sâu học sinh bị béo phì được tính
toán dựa trên kết quả thu được từ lượt cân đo (sử dụng phương pháp nhân trắc).
Tiêu chuẩn loại trừ: Các đối tượng không sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu, đối tượng
gặp vấn đề về sức khỏe, đối tượng nghỉ học.

Bước 1
9









Lập danh sách toàn bộ các em từ 9-10 tuổi đang theo học tại các lớp 4 và 5 thuộc trường
tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)
Tại mỗi khối lớp 4 và 5 chọn ngẫu nhiên 4 lớp trong mỗi khối. Mỗi lớp chọn ngẫu nhiên
15 học sinh nữ. Như vậy, mỗi khối có chọn ra 60 em học sinh được chọn nhẫu nhiên
tương ứng với 2 nhóm tuổi là 9 và 10 tuổi.
Tiến hành đo chiều cao, cân nặng của các em học sinh nữ tại phòng y tế của nhà trường.
Tính toán chỉ số BMI, lập danh sách các em học sinh nữ từ 9 – 10 tuổi bị TCBP

Bước 2


Tiến hành phỏng vấn 120 em học sinh đã được đo chiều cao, cân nặng tại lớp học của
đối tượng nghiên cứu bằng cách cho các em tự làm bộ câu hỏi tự điền đã được xây dựng.

Bước 3




Tiến hành phỏng vấn gián tiếp với bảng hỏi tự điền dành cho những em học sinh đã
được lập danh sách tại bước 1.
Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp nhân trắc


Đo chiều cao








Đo chiều cao đứng bằng thước đi kèm với cân RGZ-120 (độ chính xác 0, 5cm).
Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 145,3 cm.
Kỹ thuật đo:
Học sinh bỏ giày, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Chân đứng chữ V
chụm lại một góc 60 độ.
Học sinh cần giữ mắt nhìn thẳng théo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thẳng hai
bên mình.
Người đo cần phải đảm bảo 4 điểm chạm lên bề mặt thước: chẩm, lưng, mông, gót chân.
Khi tiến hành đo chiều cao phải kéo thước từ trên xuống dần và khi thước áp sát đỉnh
đầu thì ấn nhẹ để làm xẹp tóc nhìn vào thước rồi đọc và ghi lại kết quả.

Đo cân nặng







Đặt cân ở nơi bằng phẳng, không đặt trên thảm hoặc chiếu.

Không đặt cân ở nơi: có độ ẩm cao, nơi nước có thể bắn vào, không đặt cân trực tiếp
dưới ánh nắng, dưới điều hòa không khí hoặc gần lửa.
Thời gian thực hiện cân đo là mùa đông, địa điểm cân là nơi khuất gió, ấm, trẻ chỉ mặc
quần áo mỏng.
Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bổ đều
hai chân.
Kết quả cân được ghi với 1 số lẻ.
Phỏng vấn gián tiếp và phỏng vấn trực tiếp học sinh
10




Sử dụng bộ công cụ bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để tiến hành phát vấn/phỏng vấn
trực tiếp, mỗi em học sinh sẽ trả lời bảng hỏi một cách độc lập, riêng biệt và không trao
đổi phần bài làm với nhau.

Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân – béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên đánh giá tình trạng TCBP ở trẻ em nên dựa vào
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BIM) theo tuổi và giới. BMI được tính theo công thức
sau:
BMI = Cân nặng/(Chiều cao)2 (kg/m2)
Phương pháp được sử dụng là phương pháp của Tổ chức Lực lượng đặc nhiệm quốc tế
chống béo phì (IOTF). Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ 6 – 10 tuổi được đánh giá dựa trên
BMI theo tuổi và giới được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1. BMI TCBP theo tuổi và giới tính theo tiêu chuẩn của IOTF
BIM thừa cân

Tuổi


BIM béo phì

Nam
Nữ
Nam
Nữ
6
17,6
17,3
19,8
19,7
6,5
17,7
17,5
20,2
20,1
7
17,9
17,8
20,6
20,5
7,5
18,2
18,0
21,1
21,0
8
18,4
18,3
21,6

21,6
8,5
18,8
18,7
22,2
22,2
9
19,1
19,1
22,8
22,8
9,5
19,5
19,5
23,4
23,5
10
19,8
19,9
24,0
24,1
10,5
20,2
20,3
24,6
24,8
Vậy trong nghiên cứu này, tiêu chuẩn để đánh giấ bị thừa cân là BIM >=19,1 (kg/m 2), tiêu
chuẩn để đánh giá bị béo phì là BIM >=22,8 (kg/m2).
5. Sai số và cách khắc phục
5.1. Sai số

Sai số do nội dung câu hỏi, số lượng câu hỏi nhiều, khó, đáp án trùng lặp, không rõ ràng.
Sai số do cán bộ y tế thiếu chuyên môn trong cân, đo.
5.2. Khắc phục sai số


Tập huấn điều tra viên
11







Thử nghiệm bộ công cụ trước khi tiến hành điều tra để có thể thiết kế bộ câu hỏi có nội
dung đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời.
Tiến hành điều tra thử và điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp.
Tăng cỡ mẫu để dự phòng cho các phiếu trả lời không đạt.

12



×