Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện chương mỹ, tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.18 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------

PHÙNG VĂN MINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Số
liệu, kết quả thể hiện trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chƣa đƣợc ai tổng hợp, công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Tác giả luận văn

Phùng Văn Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tổng hợp số liệu và thực hiện Luận
văn tốt nghiệp tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo, cá
nhân, cơ quan và các tổ chức. Tơi xin đƣợc bầy tỏ lịng cảm ơn trân thành và
sâu sắc nhất tới tất cả các cơ quan, tổ chức, thầy cô giáo các cá nhân đã quan
tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi hồn thành Luận văn này.
Trƣớc hết tơi xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Thao, ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn tơi trong cả q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp, các thầy,
các cô trong Khoa Kinh tế và QTKD đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi
về tất cả các mặt trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huyện
Chƣơng Mỹ, Chi cục Thống kê, Văn phòng HĐND & UBND huyện, UBND
các xã và các cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp có liên quan đã giúp đỡ tận
tình, tạo điều kiện để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã góp ý, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tác giả

Phùng Văn Minh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN .................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về TTCN nông thôn ....................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm cơ bản của phát triển TTCN nông
thôn .............................................................................................................. 4
1.1.2. Vai trị của phát triển tiểu thủ cơng nghiệp nông thôn ................... 16
1.1.3. Nội dung phát triển TTCN nông thôn ............................................. 17
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCN nông thôn ............... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển TTCN nông thôn ................................. 29
1.2.1. Thực trạng phát triển TTCN ở Việt Nam ........................................ 29
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển TTCN ở một số địa phương ...................... 31
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển TTCN của Chương Mỹ .......... 36
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƢƠNG MỸ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 37
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chƣơng Mỹ........................................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 39
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến phát triển tiểu
thủ công nghiệp nông thôn của huyện ...................................................... 42
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 43



iv

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 43
2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu .................................................................... 44
2.2.3. Phân tích số liệu.............................................................................. 44
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong luận văn ...................................... 45
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 46
3.1. Tình hình chung về phát triển TTCN nông thôn trên địa bàn huyện
Chƣơng Mỹ ............................................................................................... 46
3.1.1. Ngành nghề TTCN nông thôn trên địa bàn huyện .......................... 46
3.1.2. Quy mô, tốc độ phát triển TTCN nông thôn trên địa bàn huyện .... 49
3.1.3. Chất lượng phát triển TTCN ........................................................... 52
3.1.4. Quy mô và cơ cấu lao động TTCN nông thôn ................................ 53
3.2. Thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ qua số
liệu điều tra, nghiên cứu ............................................................................ 56
3.2.1. Đất đai cho phát triển TTCN .......................................................... 56
3.2.2. Tình hình lao động TTCN ............................................................... 57
3.2.3. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra............................... 60
3.2.4. Tình hình vốn cho sản xuất TTNC của các cơ sở điều tra.............. 61
3.2.5. Kết quả sản xuất của các cơ sở điều tra ......................................... 63
3.2.6. Những khó khăn của các cơ sở TTCN ............................................ 63
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển TTCN trên địa bàn huyện .... 64
3.3.1. Nhân tố khách quan ........................................................................ 65
3.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................ 65
3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN trên địa bàn huyện
Chƣơng Mỹ ............................................................................................... 67
3.4.1. Hạn chế ........................................................................................... 67
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 70

3.5. Giải pháp phát triển TTCN trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ ............. 71


v

3.5.1. Các mục tiêu phát triển TTCN trong thời gian tới ......................... 71
3.5.2. Quan điểm phát triển TTCN của huyện Chương Mỹ ...................... 71
3.5.3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN trên địa bàn huyện .... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ, từ viết tắt
CNH – HĐH
CN-TTCN

Chữ viết đầy đủ
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNNT


Công nghiệp nông thôn

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LNTT

Làng nghề truyền thống

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNNT

Ngành nghề nông thôn


NNTT

Ngành nghề truyền thống

NNTTCN

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCN

Thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện .............................................................. 41
Bảng 3.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và ngành
công nghiệp................................................................................................................... 50
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất TTCN theo giá so sánh qua các năm ............................. 52
Bảng 3.3. Lao động sản xuất TTCN phân theo thành phần kinh tế và ngành công
nghiệp ............................................................................................................................ 54
Bảng 3.4. Đất đai cho TTCN ở các cơ sở điều tra .................................................... 57
Bảng 3.5. Quy mô lao động tại các hộ điều tra ......................................................... 58
Bảng 3.6. Chất lƣợng lao động của các hộ điều tra .................................................. 59
Bảng 3.7. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra ......................................... 61
Bảng 3.8. Vốn cho phát triển TTCN của các cơ sở điều tra .................................... 62
Bảng 3.9. Kết quả sản xuất bình quân của một cơ sở điều tra ................................. 63
Bảng 3.10. Khó khăn đối với TTCN ở nhóm hộ điều tra......................................... 64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiểu, thủ công nghiệp nông thôn là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản
xuất vật chất, một bộ phận của ngành công nghiệp nơng thơn, gắn bó mật thiết
với sản xuất nơng nghiệp và nền kinh tế - xã hội ở nông thôn, tồn tại khách
quan trong các phƣơng thức sản xuất của xã hội; với nhiều thành phần kinh tế
tham gia, có quy mơ sản xuất nhỏ, sử dụng cơng cụ lao động thủ cơng, cơng

cụ nửa cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công cụ cơ khí và
máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở nơng thơn để sản xuất ra sản phẩm
hàng hóa cho xã hội.
Phát triển các nghề TTCN là góp phần phát triển cơng nghiệp nơng
thơn trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Phát triển các nghề TTCN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo ra
sản phẩm phục vụ xã hội và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp và nông thôn. Phát triển các nghề TTCN giúp nâng tỷ trọng công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông
thôn. Đồng thời với thúc đẩy phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề
sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và các nghề dịch vụ... Do vậy, phát triển các nghề TTCN sẽ góp phần
tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn.
Chƣơng Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây
nam thủ đô Hà Nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40
km, huyện Chƣơng Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau


2

huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Nền kinh tế của huyện đang từng bƣớc
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm,
điểm cơng nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động nhƣ: KCN Phú
Nghĩa, Nam Tiến Xuân; Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút
hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tới đầu tƣ mang lại nguồn thu
lớn cho địa phƣơng, giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động,

cũng nhƣ một số khu đô thị sinh thái đang đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ Lộc
Ninh Singashine (Chúc Sơn), khu đơ thị Làng Thời Đại (Xn Mai)...
Tồn huyện có 483 doanh nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất cá thể
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đang hoạt động thu hút
và tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động có thu nhập ổn định. Hầu hết
các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có doanh thu tăng khá so cùng kỳ, tuy
nhiên giá đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao nên lợi
nhuận của doanh nghiệp đạt thấp, nhất là đối với doanh nghiệp mới thành lập
và có vốn đầu tƣ ít. Tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh
doanh TTCN vẫn còn nhiều khó khăn, chƣa có nhiều mặt hàng sản phẩm có
quy mơ lớn, mang tính bền vững và chƣa có nhiều cơ sở sản xuất TTCN của
huyện tham gia vào chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Giải
pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, TP. Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn
trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN nông
thôn.
- Đánh giá thực trạng phát triển TTCN nông thôn triên đia bàn huyện.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển TTCN nông thôn trên
địa bàn huyện.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN nông thôn
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển TTCN nông
thôn trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng các hoạt động sản
xuất, các yếu tố nguồn lực, các yếu tố ảnh hƣởng, những thuận lợi, khó khăn...
trong q trình phát triển TTCN trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, đề ra một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN của huyện trong thời gian tới.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện trên phạm vi huyện
Chƣơng Mỹ, TP, Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài đƣợc thu thập trong giai
đoạn 2016-2018; số liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua điều tra đến tháng 1/2019.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN nông thôn.
- Thực trạng phát triển TTCN nông thôn triên đia bàn huyện.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển TTCN nông thôn trên địa bàn huyện.
- Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN nông thôn trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về TTCN nông thôn
1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm cơ bản của phát triển TTCN nông thôn

1.1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm TTCN
- Tiểu thủ công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản xuất
cơng nghiệp,TTCN đƣợc coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ thuộc với
cơng nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất thì TTCN
chính là hình thức phát triển sơ khai của cơng nghiệp.
Nói cách khác, TTCN bao gồm toàn bộ cơ sở sản xuất có quy mơ nhỏ,
đƣợc tiến hành bằng các kỹ thuật thủ cơng kết hợp với máy móc, cơ khí,
chun sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống đƣợc
tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị.
- Thủ công nghiệp: Về mặt sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát
triển của cơng cụ lao động từ thơ sơ bằng tay đến nữa cơ khí kết hợp máy móc
hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hóa. Về mặt
quan hệ sản xuất, đó là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phƣờng hội, tới quan
hệ chủ xƣởng và nhân công làm thuê.
- Tiểu công nghiệp: Tiểu công nghiệp chỉ những đơn vị sản xuất công
nghiệp với quy mô nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ cơng nghiệp khó tách biệt với
nhau, tiểu cơng nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công nghiệp
trong điều kiện phát triển công nghiệp ngày nay.
b. Khái niệm về phát triển
Theo tác giả Raman Weitz cho rằng: Phát triển là một quá trình liên tục
làm thay đổi mức sống của con ngƣời và phân phối công bằng những thành
quả tăng trƣởng trong xã hội.


5

Ngân hàng thế giới đã đƣa ra khái niệm phát triển với nghĩa rộng lớn
hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị
của con ngƣời, đó là: Phát triển là sự tăng trƣởng cộng thêm các thay đổi cơ

bản trong cơ cấu của nền kinh tế. Sự tăng lớn của sản phẩm quốc dân do
ngành cơng nghiệp tạo ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc một quốc
gia trong q trình tạo thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển. Phát
triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do
về chính trị và các quyền tự do công dân, cũng cố niềm tin trong cuộc sống
của con ngƣời, trong mối quan hệ với Nhà nƣớc [3].
Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển là tạo điều kiện cho con ngƣời
sinh sống bất cứ nơi nào đều thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có mức
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lƣợng cuộc sống, có trình độ
học vấn cao, đƣợc hƣởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều
kiện cho một mơi trƣờng sống lành mạnh, đƣợc hƣởng các quyền cơ bản của
con ngƣời và đƣợc đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực.
Mặc dù có sự khác nhau trong quan niệm về phát triển, nhƣng các ý
kiến đều thống nhất rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất,
phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con ngƣời.
Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do kinh doanh của mọi ngƣời dân.
Phát triển với nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng và
liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội, về chính trị, về các
quyền tự do cơng dân của con ngƣời.
Phát triển thể hiện ở phát triển chiều sâu và chiều rộng. Phát triển chiều
sâu phản ánh về sự thay đổi về chất lƣợng của ngành sản xuất và của nền kinh
tế và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ của xã hội.


6

Phát triển theo chiều rộng là việc tăng về quy mô, số lƣợng, đa dạng hiện
tƣợng kinh tế xã hội. Sự phát triển đƣợc đánh giá không những chỉ bằng GNP

và GDP tính bình qn trên đầu ngƣời dân và còn bằng một số chỉ tiêu khác
phản ánh sự tiến bộ của xã hội nhƣ cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe
cộng đồng, tình trạng dinh dƣỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã
hội, bảo vệ môi trƣờng [3].
Vào nữa cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, loài ngƣời đã phải đƣơng đầu
với những thử thách lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp mơi trƣờng.
Trong q trình đó, quan niệm mới về phát triển đã đƣợc đặt ra, do phát triển bền
vững là sự phát triển đạt đến những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng của thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững khơng chỉ là sản xuất ít đi
mà sản xuất khác đi, sản xuất đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn lực tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
c. Khái niệm phát triển TTCN
Ở Việt Nam, trong chính cƣơng của Đảng lao động (1951) lần đầu tiên
nói đến thuật ngữ cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ban đầu thuật ngữ này là
cơng dụng, mặc dù các văn bản chính thức của Nhà nƣớc chỉ dùng chung một
thuật ngữ “thủ công nghiệp” nhƣng đều hiểu rằng nó bao hàm cả cơng nghiệp
và TTCN, nhiều ngành nghề trƣớc đây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng các
công cụ thô sơ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con ngƣời
đã biết sử dụng máy móc vào nhiều khâu, cơng đoạn trong sản xuất thủ cơng
nghiệp. Chính vì vậy, mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ
“thủ công nghiệp” mà dù thuật ngữ “tiểu cổng công nghiệp”[4].
Có quan niệm cho rằng, ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp là ngành sản
xuất chủ yếu phụ thuộc vào đôi tay khéo léo của con ngƣời, các sản phẩm thủ
công đƣợc sản xuất theo tính chất phƣờng hội, mang bản sắc truyền thống và


7

có những bí quyết cơng nghệ riêng của từng nghề, từng vùng. Quan niệm này

mang tính cổ điển. Trong điều kiện hiện nay do trình độ khoa học kỹ thuật
phát triển nhanh chóng, trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật; cơ khí hóa, điện khí hóa, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Việc đƣa máy móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN là tất yếu, một số
công đoạn sản xuất đƣợc đƣa máy móc thiết bị vào thay cho lao động thủ
cơng để nâng cao năng suất lao động. Vì vậy những ngành sản xuất có tính
chất nhƣ trên đƣợc gọi là sản xuất tiểu thủ công nghiệp [4].
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) cũng đã đề
nghị thay thế khái niệm nghề thủ công bằng khái niệm công nghiệp truyền
thống. Nhƣ vậy, đã chứng tỏ rằng ngành nghề TTCN cũng là mối quan tâm
của nhiều tổ chức. Phát triển ngành nghề TTCN là một hƣớng đi cơ bản góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thêm nữa, nghề thủ công là nơi gặp gỡ của
nghệ thuật và kỹ thuật. Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Mac Milan
Conbany đã viết: “Thủ công nghiệp vừa là một cách thức sản xuất có tính
cơng nghiệp vừa là một hoạt động có tính chất mỹ thuật”. Nhƣ vậy, ngành
nghề TTCN còn là một trong những nơi lƣu trữ và thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc một cách đầy đủ và tinh tế nhất.
Theo các nhà khoa học và các chun gia của bộ Nơng nghiệp và
PTNT trong q trình nghiên cứu, khảo sát ngành nghề nông thôn theo quy
mô toàn quốc năm 1997 đã đƣa ra một khái niệm khá đầy đủ về ngành nghề
nông thôn nhƣ sau: “Ngành nghề truyền thống là những hoạt động kinh tế phi
nông nghiệp bao gồm TTCN, các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống, có
quy mơ vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế nhƣ hộ gia đình, hộ sản xuất
(gọi chung là hộ), các tổ chức kinh tế HTX, DNTN, Công ty TNHH… (gọi
chung là cơ sở sản xuất). Các tổ chức hộ và cơ sở này với mức độ khác nhau
đều gắn kết mật thiết với nông thơn và có sử dụng nguồn lực của nơng thơn


8


(đất đai, lao động, nguyên liệu và các nguồn lực khác) và có ảnh hƣởng lớn
đến q trình phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn”. Sản xuất TTCN đó là
những ngành sản xuất bằng tay và bằng cơng cụ thơ sơ, hoặc cải tiến có từ lâu
đời gắn với các làng nghề hoặc các hộ làng nghề tạo ra những mặt hàng tiêu
dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
d. Khái niệm tiểu thủ công nghiệp nông thôn
Ngành nghề TTCN nông thôn ở Việt Nam thƣờng đƣợc phát triển trong
các thôn, làng xã và đƣợc gọi là làng nghề. Làng nghề ở nơng thơn Việt Nam
có bề dày lịch sử lâu đời, nhƣng nhìn chung thì quy mơ sản xuất nhỏ, lao
động thủ công là chủ yếu và lực lƣợng lao động trong làng nghề thƣờng mang
tính chất gia đình, không đƣợc đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha
truyền con nối.
Nhƣ vậy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nơng thơn gắn với các làng
nghề trong q trình cùng tồn tại và phát triển, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
là một bộ phận của ngành nghề nông thôn. Những vấn đê về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân đều có thể đƣợc phản ánh trong mối quan hệ này.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống là những ngành nghề phi
nông nghiệp phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập quan
trọng của ngƣời dân làng nghề, là ngành nghề TTCN có từ thời thuộc pháp còn
tồn tại đến nay, kể cả những nghề đƣợc cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại
để hỗ trợ sản xuất nhƣng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới là những ngành nghề phi nơng
nghiệp mới đƣợc hình thành do phát triển từ các ngành nghề truyền thống
hoặc tiếp thu những nghề mới để đáp ứng các nhu cầu của xã hội phát sinh.
1.1.1.2. Phân loại
- Phân loại ngành nghề TTCN. Dựa vào ngun vật liệu hoặc quy trình
cơng nghệ có thể phân thành:


9


+ Nghề đan: Đan mây, song, tre, nứa, giang, lá, cỏ, cói...
+ Nghề sắt thép: Cán thép, đúc phơi, sản xuất sản phẩm sắt thép…
+ Nghề dệt: Dệt vải, thổ cẩm, sợi, lanh, chiếu cói, thảm đay, thảm len...
+ Nghề chạm khắc: Chạm khắc trên gỗ, sừng, đá...
+ Nghề gốm, sứ, thủy tinh...
+ Nghề sơn: Sơn mài, sơn thiếp vàng...
+ Nghề kim hoàn: Chạm vàng, bạc, đồng...
+ Nghề đồng: Đúc đồng, gị đồng...
+ Nghề da, giả da...
Ngồi ra cịn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định ngành
nghề TTCN nơng thơn. Phân theo nhóm nhƣ sau:
- Nhóm ý kiến cho rằng công nghiệp (CN)-TTCN nông thôn là bộ phận
của nền cơng nghiệp nhƣng đóng trên địa bàn nơng thơn: Cơng nghiệp nơng
thơn hay cịn gọi là cơng nghiệp nơng thơn ở trình độ thấp là một bộ phận của
hệ thống cơng nghiệp mà trong đó q trình lao động chủ yếu dựa vào lao
động chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu
tạo ra sản phẩm.
- Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nơng thơn là những cơng nghiệp đóng
trên địa bàn nông thôn, phục vụ cho nông thôn và do địa phƣơng quản lý.
- Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nơng thơn là cơng nghiệp phục vụ
cho nơng thơn, nó có thể đóng cả ở địa bàn nơng thơn và thành thị.
- Nhóm ý kiến xác định CN-TTCN nơng thơn là một bộ phận quan
trọng của công nghiệp cả nƣớc đƣợc phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở
sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ cùng với TCN thuộc nhiều thành phần kinh
tế, có hình thức tổ chức và trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó
chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nơng thơn.
Ngày nay, trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, ngành nghề TCN



10

không đơn thuần chỉ là lao động kinh nghiệm, sử dụng sự khéo léo của đôi
bàn tay, với những công cụ thủ cơng truyền thống, mà đã có sự đan xen giữa
thủ cơng truyền thống và thủ cơng có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa
công nghệ cổ truyền với công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm
vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại, đáp ứng đƣợc nhu
cầu tiêu dùng đa dạng của dân cƣ. (Ví dụ: trƣớc kia chỉ cƣa gỗ, đục gỗ bằng
tay và công cụ thủ công, nhƣng nay đã dùng cƣa máy, đục máy; hoặc trƣớc
kia nung sành, sứ bằng than, nay đã sử dụng lò tuy nen...)[6]
Ngành nghề TTCN nông thôn ở Việt Nam thƣờng đƣợc phát triển trong
các thôn, làng xã và đƣơc gọi là làng nghề. LNTT ở nơng thơn Việt Nam có
bề dày lịch sử lâu đời, nhƣng nhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động
thủ công là chủ yếu và lực lƣợng lao động trong làng nghề thƣờng mang tính
chất gia đình, khơng đƣợc đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha
truyền con nối.
Ở Việt Nam trong chính cƣơng của Đảng lao động Việt Nam lần đầu
tiên nói đến thuật ngữ cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp ban đầu thuật ngữ này là
công dụng, măc dù các văn bản chính thức của Nhà nƣớc chỉ dùng chung một
thuật ngữ “thủ cơng nghiệp” nhƣng đều hiểu rằng nó bao hàm cả công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề trƣớc đây chủ yếu làm bằng tay, sử
dụng các công cụ thô sơ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
con ngƣời đã biết sử dụng máy móc thiết bị vào nhiều khâu, cơng đoạn trong
sản xuất thủ cơng nghiệp, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến
nên bỏ thuật ngữ “ thủ công nghiệp” mà dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp”.
Nhƣ vậy, ngành nghề TTCN nông thôn luôn gắn với các làng nghề, nghề
truyền thống trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Những vấn đề về nông
nghiệp, nông thôn, nơng dân đều có thể đƣợc phản ánh trong mối quan hệ này.
1.1.1.3. Đặc điểm



11

a. Đặc điểm của sản phẩm
Trƣớc hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành nghề TTCN nông
thôn là sản phẩm hàng hố, sản phẩm cơng nghiệp đƣợc sản xuất hàng loạt
nhƣng sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại đƣợc sản xuất đơn lẻ,
thậm chí là độc nhất vô nhị. Những nét hoa văn tinh tế luôn đƣợc cải tiến,
thêm thắt, uốn lƣợn tỷ mỉ nhƣ sự thách đố máy móc để sản xuất ra sản phẩm
này. Hơn nữa những sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại luôn
đƣợc tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy cịn mang
theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm. Những sản phẩm
ở mỗi nơi, mỗi làng nghề lại nổi tiếng với những nét độc đáo riêng. Gốm Phù
Lãng nổi tiếng với màu gốm da lƣơn, sản phẩm của Bát Tràng nổi tiếng với
màu men lam độc đáo… rồi cả những tên sản phẩm gắn liền tên làng nón Phú
Cam, làng lụa Vạn Phúc, làng Gốm Thổ Hà, làng tranh Đông Hồ, làng Thêu
Ninh Hải.
Sản phẩm của ngành nghề TTCN nơng thơn chủ yếu là sản phẩm hàng
hố, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm tƣ liệu
sản xuất. Hàng hố thƣờng vƣợt ra khỏi những lợi ích kinh tế thơng thƣờng,
nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm truyền
thống là sự kết tinh của ý tƣởng, tâm trí của những ngƣời thợ sản xuất tài hoa
qua nhiều thế hệ. Những nghệ nhân đã thổi hồn cho những sản phẩm độc đáo
của mình, tạo nên những sản phẩm tuyệt mỹ, thiêng liêng mà gần gũi, nhỏ bé
mà uy nghi, dí dỏm mà chân thực, tinh sảo mà tinh tế, sâu thẳm mà chân quê.
Cuộc sống của ngƣời dân việt đã đƣợc ngƣng đọng lại ở nhiều tác phẩm vô
giá ấy. Cái hồn của sản phẩm làm tăng thêm vẻ thanh tao của nghệ thuật,
hƣớng tới cái thiện và sự yêu mến cuộc sống thanh bình [5].
b. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động



12

Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho
từng hộ gia đình, sự hình thành một nghề mới ở làng thƣờng theo quy luật là
từ một hộ gia đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng
trong dòng tộc, chủ yếu là phƣơng thức truyền nghề trực tiếp. Một khi hoạt
động của nghề này (trƣớc đây đƣợc coi là nghề phụ bởi lẽ những nghề TTCN
thƣờng đứng thứ hai sau nghề nơng), mang lại lợi ích cao thì muốn hay khơng
muốn các hộ khác ở làng thông qua mối quan hệ ruột thịt, láng giềng, họ cùng
học cho đƣợc nghề đó để nâng cao đời sống gia đình. Khi số hộ trong làng
làm nghề ngày một nhiều thì nghề đó trở thành mối quan tâm của cả dân làng.
Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có nhiều cơng đoạn phù hợp với các lứa
tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng đƣợc nhiều loại lao động trên
địa bàn nông thôn. Lao động sản xuất tại các ngành nghề TTCN nông thơn
đƣợc tổ chức giống nhƣ các xƣởng sản xuất, có tính chất chun mơn hố cao
trong từng cơng đoạn sản xuất sản phẩm. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có
con mắt nhìn nhận tồn diện, trí tƣởng tƣợng phong phú trong việc chế tác sản
phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao
động khác trong quá trình sản xuất.
Ngành nghề TTCN sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu, lao động làm
việc tại các hộ gia đình là chủ yếu. Lao động chia ra làm 2 loại; lao động gia
đình và lao động đi thuê. Quy mô lao động nhỏ, số lao động bình qn của 1
hộ có khoảng 3 - 4 lao động thƣờng xuyên và 2 -3 lao động thời vụ, ở một cơ
sở sản xuất thì bình quân có 10 -20 lao động thƣờng xuyên và 10 -12 lao động
thời vụ. Lao động phần lớn có trình độ văn hố thấp và khơng đƣợc đào tạo, ở
các cơ sở sản xuất chiếm khoảng 40%, còn ở hộ khoảng 70%.
Có những sản phẩm của ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật, do
đó địi hỏi ngƣời lao động phải là những nghệ nhân, những ngƣời thợ lành
nghề có trình độ tay nghề cao nhƣ: chọn nguyên liệu, thiết kế, đục đẽo các



13

hoa văn, hoạ tiết của sản phẩm…Ngƣợc lại, có những công việc chỉ đơn giản
nhƣ khuân vác, vận chuyển…lại không cần những thợ có tay nghề cao. Có
những khâu cơng việc của nghề chỉ cần học theo cách truyền nghề, nhƣng các
khâu hoạ, marrketing... thì phải qua trƣờng lớp, khố đào tạo mới có hiểu biết
một cách bài bản.
Lao động trong các ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là lao động
thủ công. Lực lƣợng lao động đƣợc phân ra thành các loại khác nhau. Căn cứ
theo trình độ tay nghề và công việc mà ngƣời ta phân lao động ra thành các
loại: Nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ thông và lao
động tận dụng.
Nhƣ vậy, lao động trong các ngành nghề TTCN là những lao động vừa
chuyên vừa không chuyên, là những lao động vừa có trình độ tay nghề cao,
nhƣng đồng thời cũng phổ biến những lao động có hoa tay, tỷ mỉ, say sƣa
sáng tạo và yêu nghề. Việc phát triển ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao
động dƣ thừa và nhàn rỗi trong nông thôn.
c. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ
Nhà xƣởng sản xuất của ngành nghề TTCN nông thơn nhìn chung cịn
rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu theo hƣớng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ,
thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi.
Công cụ phần lớn là thủ cơng và có sự khác biệt lớn giữa các có sở sản xuất;
các cơng ty và các hộ sản xuất.
Ngày nay, cơng cụ sản xuất TTCN có phần đƣợc cải tiến, máy móc
thiết bị đƣợc sử dụng vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đối với những
nét văn hoa tinh tế vẫn sử dụng công cụ thủ công là chủ yếu. Theo số liệu báo
cáo chung của Bộ NN&PTNT và của một số nhà nghiên cứu về NNNT và
NNT nông thôn cho thấy sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công

chiếm đến 73% số hộ, mức độ cơ khí hố cịn thấp, mới chỉ đạt 37 - 40%


14

nhƣng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86% trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản
xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ cơng nghiệp thành thị.
Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào
sản xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động
khỏi những khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô
nhiễm môi trƣờng. Việc cải tiến công nghệ sản xuất cần phải đƣợc nghiên cứu
thận trọng và kỹ lƣỡng bởi nó ln gắn liền với tính truyền thống mà khơng
thể phổ biến rộng rãi và có thể gây ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ con ngƣời.
d. Vốn và mối quan hệ tín dụng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển các hộ rất cần vốn,
do đó phƣờng, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm TTCN cần phải trao đổi
nên hình thành các chợ làng, giao lƣu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự,
phú quý sinh lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tơn vinh tổ nghề, lập nhà thờ
tổ, thực hiện các hình thức sinh hoạt tập thể nhƣ: giỗ tổ, thi tài, nhân những
cuộc này bàn về những vấn đề cấp bách của làng nghề nhƣ hợp tác sản xuất,
cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, tìm thị trƣờng tiêu thụ, huy động vốn …
Xác định nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức
cần thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tƣ cho phát triển TTCN
nơng thơn cịn thiếu, đầu tƣ nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tƣ
tƣơng đối lớn (hàng tỷ đồng) chủ yếu là ở các doanh nghiệp, các công ty. Đây
là những cơ sở có nhu cầu trang bị mới thiết bị và mở rộng quy mơ sản xuất.
Quan hệ tính dụng tại các ngành nghề đƣợc thể hiện ở mức độ vay vốn
của các cơ sở sản xuất. Nhìn chung thì tỷ lệ đƣợc vay vốn của các cơ sở sản
xuất ngành nghề cịn ít. Mức vay ở các cơ sở sản xuất quốc doanh thƣờng cao
hơn ở các cơ sở tƣ nhân và các hộ gia đình.

e. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất TTCN nông thôn chủ yếu đƣợc lấy


15

tại địa phƣơng và các địa phƣơng khác trong nƣớc, đó là các sản phẩm của
ngành nơng nghiệp, lâm sản, khai khoáng. Một phần nhỏ nguồn nguyên liệu
đƣợc nhập từ nƣớc ngoài, chủ yếu phục vụ cho việc cải tiến mẫu mã sản
phẩm, hồn thiện sản phẩm. Do q trình khai thác cho sản xuất ngày càng
nhiều lại khơng có biện pháp bảo tồn và tái tạo nên nguồn nguyên liệu ngày
càng khan hiếm và cạn kiệt, nơi cung cấp nguyên liệu ngày càng xa nơi sản
xuất, đặc biệt các nguyên liệu quý hiếm, các tài nguyên không tái sinh ngày
càng trở nên cạn kiệt nhƣ các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ đối với
sản xuất của một số làng nghề. Sự khai thác không hợp lý, bất hợp pháp các
nguyên liệu quý đã làm cho giá cả các nguyên liệu này không ổn định, sản
xuất kém chủ động, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh
không cao.
g. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm của TTCN chủ yếu đƣợc tiêu thụ trong nƣớc, có đến trên
75% sản phẩm của ngành nghề đƣợc tiêu thụ ở trong nƣớc. Số sản phẩm cịn
lại tham gia xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Sản phẩm của ngành nghề TTCN nhìn chung cịn đơn điệu, chất lƣợng chƣa
cao, kiểu dáng, mẫu mã bao bì chƣa phong phú, chƣa theo kịp với sự phát
triển của đời sống xã hội trong nƣớc đặc biệt là chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu
tiêu dùng của ngƣời nƣớc ngoài.
Ngƣời tiêu dùng sản phẩm này thì ln tìm tịi, khám phá những nét
tinh hoa, nét văn hoá độc đáo đƣợc thể hiện ở trên mỗi sản phẩm. Do sản
phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ
sản xuất ngắn nên khi sản phẩm bị ứ đọng không bán đƣợc sẽ có tác động

ngay đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân làm nghề. Hơn nữa, sản phẩm
của ngành nghề này luôn bị hiện tƣợng ép cấp, ép giá của tƣ thƣơng gây thiệt
thòi cho ngƣời sản xuất. Một điểm khác nữa đối với sản phẩm của ngành nghề


16

TTCN nông thôn là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng và mang tính mỹ
thuật cao, vì vậy việc nắm bắt đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và đáp ứng
đƣợc những thay đổi thị hiếu của ngƣời tiêu dùng sẽ là vấn đề hết sức cần
thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2. Vai trị của phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn
- Phát triển ngành nghề TTCN nơng thơn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho
đất nƣớc không chỉ ở chỗ tận dụng đƣợc nguyên liệu tại chỗ mà còn giải
quyết việc làm tại chỗ cho lao động nơng thơn.
- Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao
động và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
Hiện nay, ở nƣớc ta có một lực lƣợng lao động dồi dào trong đó tỷ
trọng lao động ở khu vực nơng thôn chiếm phần lớn. Nhƣng một lực lƣợng
không nhỏ lao động nơng thơn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất
nghiệp), do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn
đề bức xúc ở nƣớc ta hiện nay.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn là một chủ
trƣơng đúng nhằm thu hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề,
tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ.
- Theo kết quả điều tra ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thơn thì ngành nghề TTCN đã thu hút
hàng triệu lao động nông thôn, cho mức thu nhập cao và ổn định...Vì vậy phát
triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp nơng thơn là một hƣớng đi đúng trong

q trình phát triển.
TTCN và làng nghề là một bộ phận của ngành công nghiệp, có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ vị trí nhƣ vậy nên TTCN nơng thơn
có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nông thôn.


17

- TTCN và làng nghề phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự CNH HĐH nông nghiệp, nông thơn thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông
nhàn và dƣ thừa ở nông thôn, tạo thu nhập thƣờng xuyên và ổn định cho
ngƣời lao động [5].
1.1.3. Nội dung phát triển TTCN nông thôn
1.1.3.1. Phát triển TTCN nông thôn bao gồm cả quy mô và trình độ
a. Phát triển về quy mơ
Thứ nhất, phát triển về quy mơ đầu tiên phải kể đến đó là quy mơ sản
xuất, quy mơ sản xuất có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở sản xuất về vốn,
lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh… Phát triển quy mơ chính là làm cho
các yếu tố này của từng hộ lớn lên, phù hợp hơn. Quy mô hộ hợp lý là sự đầu
tƣ hợp lý về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu
thị trƣờng, đem lại lợi nhuận cho hộ.
Việc đa dạng hóa các sản phẩm của làng nghề sản xuất TTCN. Trƣớc
đây, làng nghề chủ yếu sản xuất gốm sứ, mây tre đan hoặc đóng các loại bàn
ghế, giƣờng tủ, cánh cửa và đƣợc tiêu thụ trong phạm vi hẹp. Tuy nhiên đời
sống con ngƣời ngày càng phát triển, việc cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các
loại sản phẩm, nâng cao chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng là việc hết
sức quan trọng.
Một làng nghề sản xuất TTCN thƣờng bao gồm nhiều hộ, nhiều cơ sở sản
xuất kinh doanh. Do vậy số lƣợng hộ cá thể và các hình thức hợp tác ngày càng

nhiều chứng tỏ làng nghề ngày càng phát triển. Ngồi ra, quy mơ làng nghề cần
đƣợc xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, cơ cấu về trình độ cơng nghệ phù
hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ trong nƣớc và thế
giới. Sản phẩm của làng nghề đó đƣợc phải kiểm chứng thơng qua cạnh tranh
trên thị trƣờng, tạo uy tín thƣơng hiệu đối với ngƣời tiêu dùng...


×