Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

ỨNG xử của NGƯỜI TIÊU DÙNG về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ðối với THỊT lợn TRÊN địa bàn HUYỆN CHƯƠNG mỹ, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT MAM



NGUYỄN NGỌC LINH NGA


ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM ðỐI VỚI THỊT LỢN TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
TP. HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

GV HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG





HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề ñược bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ





Nguyễn Ngọc Linh Nga

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngoài Học viện.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã hết lòng giúp
ñỡ và truyền ñạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại Học viện.

ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
PGS.TS.Phạm Văn Hùng, giảng viên Bộ môn Phân tích ñịnh lượng, Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã tận tình hướng
dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện ñề tài.
Qua ñây tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng kinh tế huyện Chương Mỹ,
trạm Thú Y huyện Chương Mỹ và trung tâm y tế dự phòng huyện Chương Mỹ
ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñể tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè ñã
ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Nguyễn Ngọc Linh Nga





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng v
Danh mục biểu ñồ vi

Danh mục hình hộp vii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG ðỐI VỚI VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số lý luận về nhận thức, ứng xử 5
2.1.2 Lý luận về vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn 9
2.1.3 Khái niệm ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn 12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP
ñối với thịt lợn 13
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến ứng xử của người tiêu dùng ñối với
VSATTP thịt lợn 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới 21
2.2.2 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam 23
PHẦN III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 27

3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Phương pháp ñiều tra chọn mẫu 40
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 40
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 42
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Tổng quan VSATTP ñối với thịt lợn trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ 45
4.1.1 Tình hình chung về VSATTP trên ñịa bàn huyện 45
4.1.2 Các hình thức phòng, chống VSATTP trên ñịa bàn huyện 48
4.2 Thực trạng ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn 50
4.2.1 Thực trạng nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP ñối với
thịt lợn 50
4.2.2 Thực trạng ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP trong sản
phẩm thịt lợn 69
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến ứng xử của người tiêu dùng về vệ sinh
an toàn thực phẩm liên quan ñến thịt lợn trên ñịa bàn huyện
Chương Mỹ – thành phố Hà Nội. 87
4.3.1 Ảnh hưởng của thu nhập ñến ứng xử của người tiêu dùng về vấn
ñề VSATTP 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

4.3.2 Ảnh hưởng của trình ñộ văn hóa ñến nhận thức của người tiêu
dùng về vấn ñề vệ sinh ATTP 89
4.3.3 Ảnh hưởng của ñộ tuổi ñến ứng xử của người tiêu dùng về vấn
ñề vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn. 92
4.3.4 Ảnh hưởng của hoạt ñộng tuyên truyền, tập huấn ñến ứng xử của

người tiêu dùng về vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan
ñến thịt lợn. 94
4.4 Giải pháp nâng cao ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối
với thịt lợn 96
4.4.1 Căn cứ ñưa ra giải pháp pháp 96
4.4.2 Một số giải pháp nâng cao ứng xử của người tiêu dùng về
VSATTP trong sản phẩm thịt lợn 98
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
5.1 Kết luận 102
5.2 Khuyến nghị 104
5.2.1 Về phía cơ quan quản lý 104
5.2.2 Về phía sản xuất: 105
5.2.3 Về phía người tiêu dùng 106
5.2.4 Về phía cơ quan truyền thông, hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 109


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

2.1 Yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa của thịt lợn tươi 10
2.2 Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá 10
2.3 Chỉ tiêu dư lượng các kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc thú y và
ký sinh trùng của thịt lợn ñược quy ñịnh 11

2.4 Ngộ ñộc thực phẩm ở một số nước 21
3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Chương Mỹ 32
3.2 Tình hình dân số và lao ñộng của huyện trong 3 năm 35
3.3 Kết quả sản xuất của huyện trong giai ñoạn 2011 – 2013 39
4.1 Công tác tuyên truyền giáo dục trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ 49
4.2 Người tiêu dùng nhận biết về một số loại bệnh trên thịt lợn 54
4.3 Nhận biết của người tiêu dùng về các loại bệnh trên thịt lợn 59
4.4 Phân loại nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP liên quan
ñến thịt lợn 66
4.5 Nhận biết của người tiêu dùng về thịt có sử dụng chất kích thích,
tăng trưởng 70
4.6 Ứng xử khi lựa chọn nguồn cung thịt lợn của người tiêu dùng 75
4.7 Ứng xử của người tiêu dùng khi sơ chế sản phẩm thịt lợn 78
4.8 Lựa chọn phương thức ñi chợ của người tiêu dùng 80
4.9 Cách bảo quản thịt lợn của người tiêu dùng trước khi chế biến 81
4.10 Thực trạng người tiêu dùng bị ngộ ñộc thực phẩm 85
4.11 Ảnh hưởng của trình ñộ người tiêu dùng ñến ứng xử của người
tiêu dùng 91
4.12 Ảnh hưởng của ñộ tuổi ñến ứng xử của người tiêu dùng 93
4.13 Ảnh hưởng của việc tham gia tập huấn ñến ứng xử của người
tiêu dùng. 95


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT TÊN BIỂU ðỒ TRANG


4.1 Người tiêu dùng lựa chọn thịt có dấu kiểm dịch 52
4.2 Nhận thức của người tiêu dùng về thịt lợn ñảm bảo VSATTP 53
4.3 Nhóm hộ thường xuyên sử dụng thịt lợn 60
4.4 Nhóm hộ biết về triệu chứng ngộ ñộc thực phẩm 61
4.5 Nhận biết của người tiêu dùng về cách sơ cứu khi bị NðTP 64
4.6 ðánh giá nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP liên quan
ñến thịt lợn 68
4.7 Ứng xử của người tiêu dùng khi biết về thịt có sử dụng thuốc
kháng sinh 71
4.8 Nhận thức của người tiêu dùng về thịt lợn ñã qua kiểm dịch 73
4.9 Ứng xử của người tiêu dùng khi có dịch bệnh xảy ra 83
4.10 Ảnh hưởng của thu nhập ñến ứng xử của người tiêu dùng 88


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC HÌNH HỘP

STT TÊN HỘP TRANG

4.1 Ý kiến của người tiêu dùng khi mua thịt lợn 72
4.2. Ứng xử của người tiêu dùng khi lựa chọn thịt lợn 74
4.3 Ứng xử của người tiêu dùng khi mua thịt của người quen 76
4.4 Ý kiến của người tiêu dùng khi bị ngộ ñộc thực phẩm 86
4.5 Ứng xử của người tiêu dùng khi bị ngộ ñộc thực phẩm 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1


PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Thịt lợn là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của
người Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn hàng ngày ngày càng tăng cao cả
về số lượng và chất lượng.
ðồng thời với việc gia tăng về sản lượng và chất lượng ñể cung cấp
theo nhu cầu thị trường, nghề chăn nuôi lợn thịt ở nước ta hiện nay ñã bộc lộ
những hậu quả rất bất cập, trong ñó bất cập lớn nhất là tình trạng mất an toàn
về chất lượng sản phẩm thịt lợn, gây ảnh hưởng xấu ñến sức khỏe của con
người. Tình trạng bị ngộ ñộc thực phẩm do ăn phải thịt lợn còn tồn dư chất
kháng sinh, thịt lợn siêu nạc,…xảy ra thường xuyên trong những năm gần ñây
và có xu hướng ngày càng gia tăng, gây lo ngại cho toàn xã hội. Việc ứng
dụng một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hóa học, công nghệ
sinh học cũng như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn
lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy
tiện. Từ ñó ñã ñể lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn
nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng ñến sức khỏe người dân.
Do vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ñối với thịt lợn là vấn ñề
có tầm quan trọng ñặc biệt trong xã hội hiện nay, ñược tiếp cận với thực phẩm
an toàn ñang trở thành quyền cơ bản ñối với mỗi con người. Thực phẩm an
toàn ñóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc
sống và chất lượng giống nòi. Ngộ ñộc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm
gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi
người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc
sức khoẻ. Nước ta hiện nay hàng năm có tối thiểu 1,5 triệu người bị mắc bệnh
truyền nhiễm qua thực phẩm, chi phí cho các thiệt hại tới trên 100 tỷ ñồng
(Cục Quản lý chất lượng VSATTP, Bộ Y tế, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2

Hà Nội một trong những thành phố lớn, với tổng số dân cư lên tới gần 7
triệu người. Với mức ñộ tiêu thụ thịt lợn trên ñịa bàn thành phố Hà Nội tương
ñối cao, nhưng vấn ñề an toàn vệ sinh thực phẩm ñối với thịt lợn tại Hà Nội
ñang là một trong những vấn ñề bức thiết hiện nay. Theo kết quả ñiều tra của
Chi cục Thú y Thành phố Hà Nội năm 2013, trong 1500 mẫu thịt lợn lấy tại
TPHN có 30% mẫu dương tính với chất clenbuterol, lượng hóa chất này tồn
dư 100% trong cơ thể ñộng vật, 60% tồn lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu
chín. clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, tăng ñộ nạc trong thân thịt chất
này và những chất cùng nhóm ñã bị cấm sử dụng từ năm 2002.
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành có ñiều kiện ñịa hình ñồng bằng
nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có các tuyến giao thông huyết mạch
nối hai vùng kinh tế Tây Bắc Bộ và ðông Bắc Bộ. Chính sách phát triển nông
nghiệp của huyện ngành chăn nuôi vẫn ñang ñược ưu tiên phát triển, trong ñó
chăn nuôi lợn ñược coi là vật nuôi chủ lực, ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, sử
dụng bất hợp pháp các loại hóa chất ñã bị nghiêm cấm sử dụng,… của người
dân dẫn ñến tình trạng mất VSATTP ñối với thịt lợn, gây ảnh hưởng ñến sức
khỏe người tiêu dùng. ðể phòng tránh các vấn ñề VSATTP, người tiêu dùng
hơn ai hết phải tự bảo vệ mình bằng cách nâng cao khả năng nhận thức và
ứng xử về VSATTP trong sản phẩm thịt lợn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ñó chúng tôi lựa chọn ñề tài nghiên cứu
“Ứng xử của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn
trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng ứng xử của người tiêu dùng trong vấn ñề vệ sinh
an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn, từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm nâng cao


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

nhận thức và tăng cường ứng xử của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực
phẩm ñối với thịt lợn trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống các vấn ñề lý luận và thực tiễn về vệ sinh an toàn thực phẩm
ñối với thịt lợn, ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn;
- ðánh giá thực trạng nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng ñến vệ
sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến ứng xử của người dân về
VSATTP ñối với thịt lợn trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ – Hà Nội.
- ðề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng xử trong
phòng và chống các vấn ñề liên quan ñến VSATTP ñối với thịt lợn của người
tiêu dùng trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn là gì?
- Người tiêu dùng hiểu như thế nào về chất VSATTP trong thịt lợn?
- Với hiểu biết của mình thì người tiêu dùng có ứng xử như thế nào về
VSATTP ñối với thịt lợn?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến ứng xử của người tiêu dùng trong
vấn ñề VSATTP ñối với thịt lợn? Ảnh hưởng như thế nào?
- Giải pháp nào cần thiết cho việc hoàn thiện khả năng ứng xử của
người tiêu dùng về VSATTP ñối với sản phẩm thịt lợn trên ñịa bàn huyện
Chương Mỹ - Hà Nội?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu trên các lĩnh vực về ứng xử của người tiêu
dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn. ðặc biệt ñề tài xem xét
khía cạnh ứng xử của người tiêu dùng trong việc phản ứng và xử lý khi phát

hiện các vấn ñề liên quan ñến VSATTP trong thịt lợn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

ðề tài nghiên cứu trực tiếp người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm thịt lợn
trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: ðề tài xem xét các khía cạnh về ứng xử của người
tiêu dùng trong VSATTP ñối với thịt lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
- Phạm vi không gian: ðề tài tiến hành trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ
– Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu thứ cấp ñược thu thập trước và
trong thời gian ñề tài ñược tiến hành từ tháng 1/2012 – 6/2014. Với số liệu sơ
cấp, số liệu ñược thu thập từ tháng 12/2013 – 4/2014 và các giải pháp ñược sử
dụng trong các năm tiếp theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ðỐI VỚI VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về nhận thức, ứng xử
2.1.1.1 Quan niệm về nhận thức
Theo quan ñiểm triết học Mác-Lênin, nhận thức ñược ñịnh nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, có tính tích cực, năng ñộng, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Theo "Từ ñiển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện
chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ ñó
con người tư duy và không ngừng tiến ñến gần khách thể.
Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó ñược bắt ñầu từ việc xem xét
hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn.
Theo ñó, nhận thức không phải là một quá trình thuần tuý trừu tượng hay
thuần tuý cụ thể. Nó là sự phản ánh vào ý thức những hoạt ñộng thực tiễn của
con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng. Vượt ra ngoài giới hạn của hoạt
ñộng thực tiễn sẽ không có quá trình nhận thức.
Theo trường phái dựa trên quan ñiểm của Benjamin Samuel Bloom
(Lorin Anderson, năm 1999)
Năm 1956, Nhà tâm lý, giáo dục Benjamin Samuel Bloom (Bloom) dựa
trên việc ñánh giá khả năng nhận thức của người học, ông chia nhận thức
thành 6 cấp ñộ. ðến năm 1999, Tiến sĩ Lorin Anderson cùng các cộng sự ñã
xuất bản phiên bản mới ñược cập nhật về Phân loại tư duy của Bloom

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6


- Biết hay còn gọi là nhận biết là mức ñộ ñầu tiên của quá trình nhận
thức, là cội nguồn của nhận thức. Biết còn bao hàm cả việc ghi nhớ các
thông tin, nhớ ñược ngày tháng, nơi chốn, nắm ñược chủ ñề và các ý chính
hay nói cách khác có thể chỉ ra ñược sự vật trong các hoàn cảnh khác nhau.
ðể ñánh giá mức ñộ này Bloom cũng ñưa ra một số gợi ý câu hỏi: liệt kê,
ñịnh nghĩa, mô tả, xác ñịnh…
- Hiểu là khả năng diễn ñạt lại vấn ñề bằng ngôn ngữ của riêng mình,
nó bao hàm khả năng nhận biết và ghi nhớ. Hiểu bao hàm cả khả năng suy
luận và phán ñoán hay nói cách khác ở mức ñộ này con người có thể giải
thích ñược vấn ñề, suy luận ñược nguyên nhân cũng như dự báo ñược kết quả.

Những kỹ năng cụ thể cho quá trình này bao gồm diễn giải, mô tả, phân loại,
so sánh, tóm tắt, suy luận, giải thích….
- Vận dụng là năng sử dụng các thông tin trong các tình huống mới.
Vận dụng không chỉ bao hàm trong nó sự hiểu, biết mà nó còn ñòi hỏi mức ñộ
tư duy liên tưởng nhất ñịnh, tức là phải sử dụng ñược thông tin trong các hoàn
cảnh tình huống mới. Hay nói cách khác, vận dụng là sử dụng kiến thức kĩ
năng vào việc giải quyết các vấn ñề ñặt ra.
- Phân tích là việc chia nhỏ thông tin, kiến thức thành nhiều phần và tư
duy ñể tìm ra mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể.
- ðánh giá là mức ñộ thể hiện kỹ năng phán xét dựa trên các tiêu chí và
các chuẩn.

Biết

Hiểu

Vận dụng

Phân tích

ðánh giá

Sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

- Sáng tạo là tìm ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết
những yếu tố cấu thành của một cấu trúc mới.
Nhìn chung: nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con

người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một
ñứa trẻ sơ sinh. Nhờ có nhận thức mà con người mới có thể cải tạo ñược thế
giới xung quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại ñược chính bản thân
mình, phục vụ ñược nhu cầu của chính mình, hay nói 1 cách với mỗi nhận thức
khác nhau con người sẽ lựa chọn ứng xử khác nhau trong mọi tình huống.
2.1.1.2 Lý luận về ứng xử
Nguyễn Khắc Viện cho rằng ứng xử ñược hiểu là chỉ mọi phản ứng của
ñộng vật khi một yếu tố nào ñó trong môi trường kích thích, các yếu tố bên
ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng
xử ñể kích thích có ñịnh hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh
(Nguyễn khắc Viện, 1991).
Theo hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang trong cuốn tâm lý học ứng xử
ñã ñưa ra khái niệm về ứng xử, ñó chính là sự phản ứng của con người ñối với
sự tác ñộng của người khác ñến mình trong một tình huống cụ thể nhất ñịnh.
Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ ñộng giao tiếp mà chủ ñộng trong phản
ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái ñộ, hành vi, cử chỉ, cách nói
năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm
ñạt kết quả giao tiếp nhất ñịnh (Lê Thị Bừng và Hải Vang, 1997).
Theo Nguyễn Văn Bộ, Những phản ứng ñáp lại ñối với tự nhiên theo
cách này hay cách khác có thể coi là ứng xử (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
Cũng theo Nguyễn Văn Bộ, Ứng xử ở người tồn tại một số yếu tố gắn
bó với nhau thứ nhất, chủ thể ứng xử luôn luôn có ý thức về việc mình làm
trên cơ sở của những kinh nghiệm ñã có. Nói một cách khác, chủ thể cảm
thấy, nhận thấy, hiểu mình ñang ñứng trước tình huống nào ñể tổ chức hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

ñộng ñáp lại tình huống ñó. Thứ hai là tính xuất ngoại của chủ thể, nghĩa là
trong ứng xử, những suy nghĩ của chủ thể luôn ñược biểu thị ra bên ngoài

(hành ñộng, cử chỉ, ngôn ngữ, sắc thái tình cảm.v.v ) ñối tác và những người
xung quanh có thể quan sát, nhận biết ñược. Thứ ba là ứng xử ñược diễn ra
trong những không gian và thời gian xác ñịnh, môi trường ứng xử rất ña dạng,
phong phú, trong ñó tồn tại những con người, những vật thể, cảnh quan gần
gũi với chủ thể. Trong ñời sống cá nhân, một hoạt ñộng ứng xử nào ñó ñược
cá nhân thực hiện thường xuyên ñối với những tình huống cùng loại, khi ñó ta
nói ở cá nhân ấy có một tập quán cá nhân. Tương tự như vậy về cách tạo lập,
nếu nhiều cá nhân trong một xã hội thường xuyên lặp lại ứng xử một cách
tương ñối như nhau và diễn ra trong một thời gian dài của lịch sử, khi ñó ta có
một tập quán xã hội. Và cũng như vậy, nếu tại nhiều thời ñiểm của lịch sử, ở
nhiều xã hội khác nhau, một tập quán xã hội ñược lặp ñi lặp lại tương ñối như
nhau, ta có một phong tục xã hội.
Tóm lại, ứng xử của con người chỉ xảy ra khi bị tác ñộng và khi bị tác
ñộng mỗi người khác nhau sẽ có những quyết ñịnh hành ñộng khác nhau,
nhưng những quyết ñịnh ñó cũng bị ảnh hưởng bởi không gian ngữ cảnh nhất
ñịnh. Nói như vậy ứng xử có thay ñổi nếu cùng người ñó, sự việc ñó nhưng ở
những ngữ cảnh khác nhau.
Ứng xử có thể ñược tạo ra hay thay ñổi bằng cách học tập. Con người
học ñược cách ứng xử qua tác ñộng qua lại với môi trường. Tác ñộng qua lại
này dẫn ñến thưởng hay phạt, vui hay buồn, hạnh phúc hay ñau khổ. Những
hậu quả này có thể làm thay ñổi các quyết ñịnh của của con người.
ðỗ Văn Viện, (2006) ñã ñưa ra nội dung của một ứng xử (hay ra quyết
ñịnh) là nhằm trả lời các câu hỏi: Phải làm gì? Làm thế nào? Ai làm? Khi nào
làm? Làm trong bao lâu? Làm ở ñâu? ðiều kiện vật chất ñể làm gì? Ai sẽ cản
trở quyết ñịnh và cách xử lý? Khó khăn nào sẽ xảy ra và cách khắc phục như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

thế nào? Triển vọng của việc thực hiện quyết ñịnh? Tổ chức kiểm tra và tổng

kết việc thực hiện quyết ñịnh ñó như thế nào? Hậu quả của việc ra quyết
ñịnh? Quyết ñịnh nào trước ñó cần phải hủy bỏ?
2.1.2 Lý luận về vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với thịt lợn
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
ñã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm,
thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng,
cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ ñộc thực phẩm,
bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm
gây hại trực tiếp ñến sức khỏe, tính mạng con người.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các ñiều kiện và các biện pháp cần thiết
ñể ñảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của mỗi con
người. (Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)
* ðiều kiện chung về bảo ñảm an toàn ñối với thực phẩm
- ðáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy ñịnh về giới
hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú
y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có
thể gây hại ñến sức khỏe, tính mạng con người.
- Bảo ñảm truy xuất ñược nguồn gốc theo quy ñịnh của Luật này.
- Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền ñối với
thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ ñộng vật theo quy ñịnh của pháp luật về
thú y.
- Theo TCVN 7046 năm 2002, quy ñịnh kỹ thuật của thịt lợn tươi phải
ñáp ứng những yêu cầu sau ñây về mặt VSATTP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Bảng 2.1 Yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa của thịt lợn tươi

Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Trạng thái
- Bề mặt khô, sạch, không dính lông và tạp chất lạ;
- Mặt cắt mịn;
- Có ñộ ñàn hồi, ấn ngón tay vào thịt không ñể lại dấu ấn
trên bề mặt thịt khi bỏ tay ra;
- Tuỷ bám chặt vào thành ống tủy (nếu có).
2. Màu sắc Màu ñặc trưng của sản phẩm
3. Mùi ðặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ
4. Nước luộc thịt

Thơm, trong, váng mỡ to
(Nguồn: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)

Bảng 2.2 Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. ðộ pH 5,5 - 6,2
2. Phản ứng ñịnh tính dihydro sulphua (H
2
S) âm tính
3. Hàm lượng amoniac, mg/100 g, không lớn hơn 35
4. ðộ trong của nước luộc thịt khi phản ứng với
ñồng sunfat (CuSO
4
)
cho phép hơi ñục
(Nguồn: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


Bảng 2.3 Chỉ tiêu dư lượng các kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc thú y và ký
sinh trùng của thịt lợn ñược quy ñịnh
Dư lượng các kim loại nặng
Gi
ới hạn tối ña
(mg/kg)
1. Chì (Pb) 0,5
2. Cadimi (Cd) 0,05
3. Thuỷ ngân (Hg) 0,03

Chỉ tiêu vi sinh vật
Gi
ới hạn tối ña
(mg/kg)
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1
g sản phẩm
10
6

2. E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
2

3. Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm
0
4. B. cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm
10
2

5. Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản

phẩm
10
2

6. Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 g
sản phẩm
10
7. Clostridium botulinum, số vi khuẩn trong 1 g sản
phẩm
0

Dư lượng thuốc thú y
Giới hạn tối ña
(mg/kg)
1. Họ tetraxyclin 0,1
2. Họ cloramphenicol không phát hiện
Chỉ tiêu ký sinh trùng Giới hạn cho phép
1. Gạo bò, gạo lợn (Cysticercus csuitsae;
Cysticercus bovis )
không cho phép

2. Giun xoắn (Trichinella spiralis)

(Nguồn: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

2.1.3 Khái niệm ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn
Cùng với nhịp ñộ tăng trưởng của nền kinh tế và vấn ñề gia tăng thu

nhập của người tiêu dùng, vấn ñề sức khỏe con người, sức khỏe cộng ñồng
ngày càng trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Do ñó, nhu cầu
sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng tăng nhanh trong cả thị trường trong
nước ñặc biệt với thị trường nước ngoài. Vấn ñề an toàn thực phẩm ngày
càng ñược quan tâm, sản phẩm ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có tiêu
chuẩn, có nhãn mác ngày càng ñược lựa chọn. Tuy nhiên hiện nay, tình
trạng lạm dụng quá mực thuốc kháng sinh, thuốc thú y hay các sản phẩm
tăng trọng ñối với thịt lợn của người tiêu dùng trong chăn nuôi lợn nhằm
ñạt lợi nhuận cao ñang diễn ra một cách phổ biến. ðiều này ảnh hưởng rất
lớn ñến vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi vậy cần phải nâng cao nhận thức và
ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn, trước hết chúng ta
cần phải làm rõ khái niệm nhận thức, ứng xử của người tiêu dùng về
VSATTP trong sản phẩm thịt lợn.
Nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP trong sản phẩm thịt lợn là
hiểu biết của người tiêu dùng về những quy ñịnh, quy chuẩn về thịt lợn nhằm
ñảm bảo VSATTP, hay những tác hại, tác ñộng tiêu cực của tình trạng ngộ
ñộc thực phẩm gây ra khi mất vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng
trong quá trình tiêu thụ thịt lợn.
Ứng xử của người tiêu dùng ñối với vệ sinh an toàn thực phẩm trong
thịt lợn là những hành vi, hành ñộng của họ thể hiện trong việc lựa chọn, sử
dụng sản phẩm thịt lợn và ứng xử sau khi phát hiện mất VSATTP. So với
nhận thức thì ứng xử có ý nghĩa thực tế là cách mà họ vận dụng những kiến
thức, nhận thức họ có ñược. Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức mà không áp dụng
nhận thức ñó vào thực tế thì các vấn ñề liên quan ñến vệ sinh an toàn thực
phẩm sẽ không ñược thiểu. Trong ñề tài tập trung nghiên cứu ứng xử của
người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn, khi chọn mua thịt lợn, chế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13


biến thịt lợn và khi gặp các vấn ñề liên quan ñến VSATTP trong sản phẩm
thịt lợn.(ðặng Tuyết Trinh,2012)
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng về VSATTP ñối
với thịt lợn
2.1.4.1 Hiểu biết của người tiêu dùng về VSATTP ñối với thịt lợn
Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu ñời sống con người
cũng cao hơn, trong ñó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan
trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn ñề ñáng lo ngại; như việc
hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử
dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ ñó ñã ñể lại tồn
dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm
trọng ñến sức khỏe người tiêu dùng.(Ngô Thị Hồng Liên, 2010)
a, Hiểu biết của người tiêu dùng về VSATTP
Hiện nay, công tác bảo ñảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó
khăn, thách thức. Tình trạng ngộ ñộc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng ñồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở
nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia ñình nên việc kiểm soát an toàn
vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù Việt Nam ñã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo
ñảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an
toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và ñầu tư
kinh phí và chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của thực tiễn.
Một số vấn ñề trong mất vệ sinh ATTP gây ra cho sức khỏe con người là
rất khó nhìn thấy và thường chưa biểu hiện thành bệnh ngay ở con người. Vậy
nên, ở góc ñộ người tiêu dùng, người tiêu dùng cần có những hiểu biết ñúng về
vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước tiên cần phải hiểu VSATTP là gì? Nguyên
nhân gây nên ngộ ñộc thực phẩm hay nguyên nhân nào dẫn ñến mất vệ sinh
ATTP? Phương pháp lựa chọn thực phẩm an toàn như thế nào? Ứng xử ra sao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14

khi gặp tình huống ngộ ñộc thực phẩm? Những kiến thức này người tiêu dùng còn
rất mơ hồ, ña số họ ñều cho rằng VSATTP là vấn ñề mà nhà nước, các ban ngành
cần quản lý và quan tâm mà họ không tự trang bị cho mình những kiến thức tối
thiểu về VSATTP nhằm tự ñảm bảo cho sức khỏe của mình. ðây là một trong
những nhận thức hoàn toàn sai lầm của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay.
Người tiêu dùng có thể không nhận thấy tình trạng mất vệ sinh ATTP
nhưng họ lại là người có rủi ro cao, do trong cuộc sống hàng ngày con người
luôn phải sử dụng thực phẩm, tình trạng ngộ ñộc thực phẩm hay những vấn ñề
liên quan ñến VSATTP xảy ra khi con người tiêu dùng phải những loại thực
phẩm không ñảm bảo vệ sinh an toàn
b, Hiểu biết về nguyên nhân gây mất vệ sinh ATTP
Tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ñang là một trong những vấn
ñề nhức nhối của xã hội ngày nay. Mặc dù luật an toàn thực phẩm có hiệu lực
hơn hai năm, nhưng bất chấp việc có luật, bất chấp nỗ lực của cơ quan chức
năng, thực phẩm “bẩn” vẫn tồn tại khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy
nhằm giảm thiểu tình trạng ngộ ñộc thực phẩm người tiêu dùng cần phải hiểu
nguyên nhân nào dẫn ñến mất vệ sinh an toàn thực phẩm? Từ ñó ñưa ra những
ứng xử hợp lý khi gặp phải trường hợp ngộ ñộc thực phẩm.
Nguyên nhân gây nên mất vệ sinh ATTP ñối với thịt lợn bao gồm 3
nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất: Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm hoặc ñã quá hạn sử
dụng. (Th.S Ngô Thị Hồng Liên, 2010) ðể ñáp ứng nhu cầu của người chăn
nuôi trong việc thúc ñẩy tăng trưởng và tăng lượng nạc cho ñộng vật nuôi, các
nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm ñã sử dụng kích thích tố tăng trưởng,
hormone tăng trọng ngày càng phổ biến. ðáng kể ñến là các hóa chất thuộc
nhóm Pheethanolamine như: clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine
… Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này và
những chất cùng nhóm ñã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, các nhà


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

sản xuất vẫn sử dụng bất hợp pháp các hóa chất này trộn vào thức ăn chăn
nuôi. Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng sinh trôi nổi trên thị trường có ñặc
ñiểm rẻ tiền, hiệu lực mạnh, bao bì ghi bằng tiếng nước ngoài nên người sử
dụng không ñọc ñược công thức, hướng dẫn sử dụng và quy ñịnh sử dụng
thuốc. ðiều này giải thích vì sao nhiều loại thuốc cấm vẫn ñược người tiêu
dùng sử dụng.
Thứ hai: Tồn dư thuốc kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn vượt quá
ngưỡng cho phép. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức ñộ cao nhất ñịnh sẽ
gây ñộc cho người sử dụng. Do thức ăn chăn nuôi thường bị nhiễm khuẩn sẽ
gây bệnh cho gia súc gia cầm, nên các nhà sản xuất thức ăn ñã dùng thuốc
kháng sinh trộn vào nhằm hạn chế mật ñộ vi khuẩn có trong thức ăn, kích
thích sự phát triển của vật nuôi. Mặt khác, người dân vì muốn kích thích tăng
trưởng nhanh cho lợn thịt nên ñã tăng liều lượng thuốc kháng sinh và số lần
tiêm rất cao. Bên cạnh ñó trong phòng trị bệnh gia súc người chăn nuôi sử
dụng kháng sinh cũng rất bừa bãi (dùng với liều cao và dùng liên tục ).
Thứ ba: Do quá trình bảo quản, chế biến, thu mua của người sản xuất
hoặc người bán. Do chạy theo lợi nhuận và hiệu quả kinh tế nên ý thức của
người sản xuất chưa cao, thị trường tràn lan những thực phẩm kém chất
lượng, tthịt lợn nhiễm ñộc. Giờ không chỉ vào mỗi dịp cuối năm cận Tết, mà
quanh năm, thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc ñược bày bán tràn lan sau
khi ñược “phù phép” tinh vi bằng các loại hóa chất (dù không biết chính xác
tên nhưng ai cũng biết là ñộc hại) khiến người tiêu dùng dù thông minh ñến
ñâu cũng phải ngậm ngùi “khuất mắt trông coi”, ñành phải “liều mạng” mỗi
khi ăn uống. Không chỉ vậy hiện tại Công an Hà Nội cứ vài ngày lại phát
hiện, thu giữ trên ñường vận chuyển hàng tấn nội tạng, thịt lợn, chưa qua sơ
chế, ñóng vào các thùng xốp, ướp bằng dung dịch hoá chất chống phân

hủy.(Hải Nhật, 2012)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

2.1.4.2 Ứng xử của người tiêu dùng trong lựa chọn nguồn cung, cách thức
lựa chọn thịt lợn
Việt Nam là nước có truyền thống văn hóa lâu ñời, người Hà Nội gắn
bó với phương thức phân phối cổ truyền ñi chợ khi mua sắm. Tuy nhiên,
phương thức phân phối hiện ñại bao gồm siêu thị, các trung tâm thương mại
ñang ngày càng ñược nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn. Thời gian gần ñây,
người tiêu dùng Việt Nam ñã chuyển dần từ phương thức ñi chợ sang phương
thức mua sắm tại siêu thị, các chợ lớn và trung tâm thương mại. Cuộc sống
hiện ñại bận rộn, người tiêu dùng ngày càng thiếu thời gian dành cho việc
mua sắm. Họ thường mua với số lượng tăng lên và tần suất ít ñi. Theo ý kiến
của người tiêu dùng ñi siêu thị có lợi thế hơn rất nhiều. Người tiêu dùng thành
thị chọn siêu thị vì sự tiện lợi, sạch sẽ, mát mẻ, mua ñược nhiều hàng hóa mà
không lo trả giá. Người tiêu dùng Hà Nội có xu hướng mua thịt lợn tại các
siêu thị vì họ cho rằng nguồn cung cấp ở ñây ñược kiểm dịch và ñáng tin cậy.
Hơn thế nữa, siêu thị không chỉ là nơi mua sắm hàng hóa mà còn là ñịa ñiểm
giải trí cho cả gia ñình.
Người tiêu dùng lựa chọn nguồn gốc thịt lợn rõ ràng hay thịt có kiểm
dịch, những ñịa chỉ tin cậy hay mua theo mức ñộ thuận tiện, người nhà tự
chăn nuôi…Người tiêu dùng nên chọn mua những thực phẩm ñã qua kiểm
nghiệm và có dấu của các cơ quan chức năng ñã duyệt hoặc tại những ñịa
ñiểm tin cậy ñể giảm thiểu vấn ñề mất VSATTP ñối với thịt lợn. Tuy nhiên,
nếu không thể mua thịt ở các ñia ñiểm ñáng tin cậy người tiêu dùng có thể lựa
chọn những sản phẩm an toàn thông qua hình thức thịt lợn nhằm tránh những
rủi ro ñáng tiếc. Khi người tiêu dùng có ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm

sẽ góp phần hạn chế những vấn ñề về VSATTP trên thị trường, từ ñó giảm
thiểu những rủi ro trong ngộ ñộc thực phẩm cho chính người tiêu dùng.
- Nơi mua thịt lợn: Người tiêu dùng cần mua thịt tại các cơ sở cung cấp
thịt an toàn, uy tín, có kiểm dịch rõ ràng. Các ñịa chỉ mua thịt thông thường là

×