Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng tống xá đến môi trường xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ
ĐÚC ĐỒNG TỐNG XÁ ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ
YÊN XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH”

HÀ NỘI - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ
ĐÚC ĐỒNG TỐNG XÁ ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ
YÊN XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH”

Người thực hiện

: ĐINH THỊ THÚY HÀ

Lớp


: KHMTA

Khóa

: 61

Ngành

: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Ngày 25 tháng 07

năm 2021

BẢN GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi:

- Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường
- Bộ môn: ………Công Nghệ Môi Trường………………..
Tên tôi là: ……Đinh Thị Thúy Hà……………………………Mã SV: 611844
Sinh viên ngành: Khoa học mơi trường

Lớp: K61-KHMTA……
Khóa: …61………………..
Đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp tại Tiểu ban 03 ngày 22. tháng …07…. năm 2021
Tên đề tài: …Đánh giá ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng Tống Xá đến môi trường
tại Xã Yên Xá, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định………..
Người hướng dẫn:……ThS. Nguyễn Thị Thu Hà ……………………………
Tiểu ban chấm luận tốt nghiệp yêu cầu tơi chỉnh sửa trước khi nộp khóa luận
tốt nghiệp các nội dung sau:
STT
Nội dung yêu cầu
Nội dung giải trình (*)
Tại trang
chỉnh sửa
1
Tại sao nghiên cứu quan Hoạt động sản xuất có nguy cơ ảnh
10
tâm đến đơng vật thủy hưởng đến mơi trường đất, nước,
sinh?
khơng khí. Ảnh hưởng trực tiếp đến
thực vật, động vật thủy sinh và sức
khỏe con người
2
Phổ màu lấy mẫu biểu Biểu thị ký hiệu lấy mẫu đất, nước mặt
17-20
thị như thế nào?
và nước thải
3
Cơ sở pháp lý?
Thông tư 31:2016/TT-BTNMT
21

25-26
Làng nghề có ngành Làng nghề chủ yếu sản xuất đúc cơ
4
khí,khơng có ngành nghề khác
nghề khác?
5
6
Ghi chú: Sinh viên cần nêu rõ các nội dung bảo lưu và các nội dung chỉnh sửa
trong cột tích dấu (*)
Tơi đã chỉnh sửa và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp theo đúng u cầu của
Tiểu ban. Vậy tơi kính mong thầy/cơ hướng dẫn xác nhận cho tơi để tơi có cơ sở
nộp khóa luận tốt nghiệp theo quy định của Học viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Đinh Thị Thúy Hà


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực,
phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được những lời động viên, sự hướng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, cán bộ trong bộ
môn Công nghệ môi trường đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Phịng Thí
nghiệm bộ mơn nói riêng, cũng như các thầy cô trong khoa Tài nguyên và Môi
trường nói chung tạo điều kiện tốt nhất để tơi thực hiện tốt khóa luận của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Yên Xá cùng các chủ cơ sở
làng nghề đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi thực hiện khóa luận.
Với sự biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Thị Thu Hà đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, truyền đạt cho tôi
rất nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc để hồn thành khóa luận này. Tơi cũng
chân thành cảm ơn bạn Hồng Văn Linh, bạn Đỗ Thị Hạnh đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, do có những hạn chế về kiến thức, điều kiện nghiên cứu,
trình độ lí luận và kĩ năng làm việc thực tiễn; vì vậy khóa luận vẫn cịn rất
nhiều điểm thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy cơ
để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021
Người thực hiện

Đinh Thị Thúy Hà

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Hiện trạng phát triển làng nghề .................................................................. 3
1.2. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến môi trường....................... 5
1.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải từ làng nghề tái chế kim loại .................. 5
1.2.2. Ảnh hưởng của làng nghề đến môi trường xung quanh.......................... 9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiện cứu ................................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 16
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 17
2.4.3. Phương pháp quan trắc môi trường....................................................... 17
2.4.4. Phương pháp đánh giá ........................................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 22
3.1. Hiện trạng phát triển làng nghề đúc đồng Tống Xá ................................. 22
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội làng nghề Tống Xá ......................... 22
ii


3.1.2. Hiện trạng sản xuất làng nghề Tống Xá................................................ 25
3.2. Ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng Tống Xá đến môi trường ............... 33
3.2.1. Ảnh hưởng của làng nghề đến môi trường nước .................................. 33
3.2.2. Ảnh hưởng của làng nghề đến môi trường đất...................................... 36
3.2.3. Nguy cơ ảnh hưởng của làng nghề đến hệ sinh thái ............................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49
1. Kết luận ....................................................................................................... 49
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................

PHỤ LỤC ............................................................................................................

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Xu thế phát triển của các làng nghề Việt Nam ................................. 5
Bảng 1.2: Đặc trưng chất thải của một số làng nghề tái chế phế liệu ............... 6
Bảng 1.3: Chất lượng nước thải làng nghề Tống Xá năm 2016 ....................... 8
Bảng 1.4: Chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của làng nghề Tống Xá năm
2016 ................................................................................................................. 12
Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu đánh giá ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng
Tống Xá ........................................................................................................... 18
Bảng 2.2: Tóm tắt các phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu ..... 20
Bảng 3.1: Hiện trạng sản xuất, kinh doanh của làng nghề Tống Xá .............. 26
Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho tái chế 1 tấn đồng ........ 30
Bảng 3.3: Hiện trạng quản lý chất thải trên địa bàn xã Yên Xá ..................... 31
Bảng 3.4: Chất lượng nước thải làng nghề tái chế đồng Tống Xá.................. 34
Bảng 3.5: Chất lượng nước mặt làng nghề đúc đồng Tống Xá ...................... 36
Bảng 3.6: Một số thông số cơ bản của đất khu vực nghiên cứu ..................... 37
Bảng 3.7: Danh mục các loài thực vật xuất hiện trên địa bàn nghiên cứu ..... 40
Bảng 3.8: Hệ số tích lũy kim loại trong sinh khối trên mặt đất của các loài
thực vật ............................................................................................................ 46

iv


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất ................ 3
Hình 1.2: Các quá trình di chuyển của kim loại nặng từ nước thải ra mơi
trường .............................................................................................................. 10
Hình 1.3: Hàm lượng chì tổng số và chì dễ tiêu trong đất chịu ảnh hưởng bởi
làng nghề Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên ....................................................... 11
Hình 1.4: Ảnh hưởng của kim loại đồng trên thực vật ................................... 14
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại làng nghề Tống Xá, xã Yên Xá ................. 19
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tái chế kim loại đồng tại làng nghề Tống Xá ........ 28
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải làng nghề tái chế đồng
Tống Xá ........................................................................................................... 32
Hình 3.3: Hàm lượng Cu tổng số trong đất khu vực chịu ảnh hưởng bởi làng
nghề ................................................................................................................. 38
Hình 3.4: Thành phần các họ thực vật bản địa xuất hiện trên địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................... 39
Hình 3.5: Số lượng loài xuất hiện tại khu vực nghiên cứu ............................. 42
Hình 3.6: Độ đa dạng bình quân khu hệ thực vật khu vực nghiên cứu .......... 44

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

BCF

Hệ số tích lũy sinh học

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường


BYT

Bộ y tế

CEC

Dung tích trao đổi hấp phụ cation

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Oxy hịa tan

EC

Độ dẫn điện

KLN

Kim loại nặng

OC


Cacbon hữu cơ

QCVN

Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TP

Thành phố

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đánh giá ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng Tống Xá đến môi trường
đất, nước, thực vật xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định được thực hiện
thông qua điều tra, quan trắc môi trường và ước tính ảnh hưởng. Kết quả cho
thấy: nước thải đầu năm 2021 do giảm sản lượng không bị ô nhiễm bởi Cu

nhưng vượt QCVN 40:2011/BTNMT về TSS, nước mặt có hàm lượng Cu cao
gấp 2 lần tại điểm tiếp nhận nước thải so với nước mặt trước đó, mặc dù
khơng vượt QCVN 08:2015/BTNMT. Mẫu đất tiếp nhận CTR làng nghề vượt
QCVN 03-MT 2015/BTNMT 1,18 lần về Cu tổng số. Hàm lượng Cu trong
thực vật cao đến 7,8 lần so với trong đất, hầu hết các lồi được đánh giá đều
khơng đảm bảo quy định về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nam Định là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề ở Việt Nam,
hiện nay, tồn tỉnh có 58 làng nghề và được chia thành các nhóm ngành nghề
sản xuất chính bao gồm: sản xuất cơ khí, mạ, sản xuất chế biến lương thực,
thực phẩm, thủ công mỹ nghệ.....(UBND Tỉnh Nam Định) Tỉnh Nam Định
trong những năm gần đây với việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra môi trường thuận lợi cho những
doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, đặc biệt là các cơ sở vừa và nhỏ,
các hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề. Cùng với sự giàu lên nhanh
chóng là nạn ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan.
Làng nghề đúc đồng Tống Xá là làng nghề truyền thống nổi tiếng thuộc
xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định được phê duyệt theo quyết định số
52/2018 NĐ- CP của UBND tỉnh. Sản phẩm của làng nghề phong phú đa
dạng và góp phần tạo ra một lượng hàng hóa, giải quyết cơng ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người dân. Hầu hết, các cơ sở sản xuất của làng nghề đều
sản xuất với quy mô nhỏ, thiết bị phục vụ sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều
nhiên liệu thô, lao động phổ thông không được đào tạo đầy đủ về chuyên môn
và nước thải sau khi sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức rõ thực

trạng trên, trong những năm gần đây huyện Ý Yên đã có những chiến lược,
chính sách bảo vệ mơi trường, giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất
đúc đồng như tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường, các tác hại nguy hiểm từ nhiễm độc kim loại nặng cho người dân, cán
bộ xã, huyện và tỉnh. Tuy nhiên những hộ sản xuất nhỏ, lẻ sản xuất tự do vẫn
xảy ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường đất nông
nghiệp, thảm thực vật và nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương,

1


hơn thế nữa biện pháp thích ứng của người dân chưa rõ ràng (UBND xã Yên
Xá, 2021). Trước tình hình đó tơi thực hiện khóa luận với đề tài “Đánh giá
ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng Tống Xá đến môi trường tại xã Yên
Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá
được hiện trạng môi trường đất, nước, thực vật tại làng nghề đúc đồng tại xã
Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi
trường tại làng nghề.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hoạt động của làng nghề đúc đồng Tống Xã, xã
Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Xác định ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng Tống Xã đến mơi trường
xung quanh từ đó cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng từ làng nghề tới môi trường.

2


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng phát triển làng nghề
Nước ta có khoảng 2.009 làng nghề và làng có nghề, trong đó số làng

nghề truyền thống được cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính
phủ là 1.134 làng nghề, 875 làng nghề truyền thống (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2020). Các làng nghề và sản phẩm của làng nghề đã tạo nên bản sắc
cho nền kinh tế nói chung ở nước ta.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố về địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ
phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử nên sự phân bố và
phát triển của các làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều.
Theo Tổng cục môi trường (2008), đa số làng nghề phân bố tập trung chủ yếu
tại khu vực đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); miền Trung (chiếm
khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%).

Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)

3


Căn cứ vào kết quả điều tra làng nghề trên cả nước, có thể thấy hoạt
động của các làng nghề ở nước ta có thể phân chia thành 6 nhóm ngành sản
xuất chính như sau: (1) Ươm tơ, dệt vải và may đồ da; (2) Chế biến lương
thực thực phẩm, dược liệu; (3) Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại,…); (4)
Thủ công mỹ nghệ, thêu ren; (5) Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá;
(6) Nhóm ngành nghề khác (hình 1.1). Cách phân loại này giúp đánh giá ảnh
hưởng của làng nghề đến mơi trường, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề,
mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên liệu, quy trình sản
xuất khác nhau. Do đó, dạng chất thải cũng khác nhau, vì vậy sẽ có những tác
động khác nhau đến môi trường (Đặng Kim Chi, 2005).
Trong số các làng nghề hiện nay, loại hình làng nghề thủ cơng mỹ nghệ
chiếm 39% lớn nhất trong cả nước; chế biến lương thực, thục phẩm, chăn nuôi
giết mổ chiếm 20%; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da chiếm 17%; vật liệu xây

dựng và khai thác đá chiếm 5%; nghề khác chiếm 15% (hình 1.1). Làng nghề
tái chế phế liệu chiếm 4% dù số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô
và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng…).
Ngồi ra các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu
là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại làng nghề này.
Các làng nghề truyền thống hình thành và phát triển với lịch sử vài trăm
năm có thể kể đến như làng Giấy Yên Thái có cách đây hơn 800 năm, Làng
Kim hồn Định Cơng có cách đơn 1400 năm và Làng Dệt lụa Vạn Phúc thì đã
có hơn 1700 năm, Làng nghề đúc đồng Tống Xá có cách đây hơn 900 năm...
làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm
Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non
Nước (TP. Đà Nẵng). Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong và ngoài
nước thay đổi do đó mà những làng nghề phù hợp với thị trường có xu thế phát

4


triển mạnh, cịn những làng nghề khơng thích ứng có khả năng bị suy thối
hoặc duy trì khơng phát triển (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Xu thế phát triển của các làng nghề Việt Nam
Dệt

Chế biến lương

Tái

Thủ

Vật liệu


nhuộm,

thực, thực

chế

công

xây dựng

ươm tơ,

phẩm, chăn

phế

mỹ

khai thác

thuộc da

nuôi, giết mổ

liệu

nghệ

đá


Đồng bằng Sông Hồng

2

1

2

2

-1

Đông Bắc

1

1

0

0

0

Tây Bắc

1

1


0

0

0

Bắc Trung Bộ

1

2

1

1

1

Nam Trung Bộ

2

2

1

1

1


Tây Nguyên

1

0

0

0

1

Đông Nam Bộ

1

1

1

1

-1

Đồng Bằng Sông Cửu Long

1

1


1

1

-1

Khu vực

Ghi chú:

-1 : suy thối 0: khơng phát triển

1: phát triển 2: phát triển mạnh

(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)
1.2. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến môi trường
1.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải từ làng nghề tái chế kim loại
Với nguyên liệu có chứa kim loại chủ yếu từ các sản phẩm cơ khí, sản
phẩm điện cũ hỏng, quá trình sản xuất của làng nghề tái chế kim loại hầu hết
dựa vào công nghệ nhiệt để thu hồi phần kim loại cần thiết ra khỏi phế thải.
Do đó, các yếu tố ảnh hưởng từ làng nghề tái chế kim loại là:
Chất thải rắn: Các chất thải rắn từ lò đúc (xỉ than, kim loại) gây ảnh
hưởng tới nguồn nước ngầm. Hoạt động của nghề đúc đồng thải ra một lượng
lớn chất thải rắn mà chủ yếu là tro, xỉ từ than cháy và từ kim loại nóng cháy.
Lượng chất thải rắn của làng nghề tái chế kim loại có thành phần phức
tạp, khó phân hủy bao gồm bavia, bụi kim loại, rỉ sắt. Do đó, môi trường đất
chịu nhiều tác động của các chất độc hại. Ví dụ, các nguồn thải đổ bừa bãi của

5



các bãi kim loại tái chế phế sắt thải dùng làm ngun liệu nấu phơi, lị xo, ống
bơ, vỏ thùng sơn, hộp hóa chất, máy móc cũ, sắt gỉ… cịn dính đầy nhựa, sơn,
dầu mỡ lâu dần thấm vào đất (Đặng Đức Huy, 2016). Quá trình di chuyển của
các chất ô nhiễm trong chất thải rắn vào đất hoặc hệ sinh thái chậm hơn so với
trong nước thải, tuy nhiên do tải lượng xả thải lớn, mức độ tập trung chất thải
cao, nếu như giải pháp quản lý không phù hợp chúng đem lại các nguy cơ rất
lớn cho môi trường.
Bảng 1.2: Đặc trưng chất thải của một số làng nghề tái chế phế liệu
Làng nghề
Tái chế chì

Tái chế
nhựa

Tái chế giấy

Khí thải

Nước thải

Chất thải rắn

Lượng CTR

HC, bụi,

Pb, COD, độ


Vỏ ắc quy hỏng, rỉ

4,0 – 4,5 kg phế

COCL, HCN

màu

sắt, sắt vụn, đất

thải/ bình ắc quy

CO, SO2, NO2,

COD, BOD,

H2S, NH3,

SS, dầu mỡ, độ

THC, bụi

màu, colifrom

CO, SO2, NO2,
H2S, NH3, bụi

COD, BOD,
SS, dầu mỡ, độ
màu, colifrom


Tái chế kim

CO, SO2, NO2,

Độ màu, dầu,

loại

Pb, Zn, bụi

Fe, Cr, CN

Nhựa phế liệu,
nhãn mác, băng

8,0 – 11,2 kg/tấn

ghim, các tạp

phế liệu nhựa

chất,…
Phế liệu giấy, bao

3,5 – 6,0 kg/tấn

gói

phế liệu giấy


Rỉ sắt, vụn sắt, đất,
bùn mạ, mạt kim
loại

11,5 – 13,2
kg/tấn phế liệu

(Nguyễn Thị Kim Thái và Lương Thị Mai Hương, 2011)
Qua bảng trên cho thấy các làng nghề tái chế đều thải ra ngồi mơi
trường dưới các dạng khí thải, nước thải, chất thải rắn. Các làng nghề tái chế
này đã thải ra ngồi mơi trường các loại chất thải chung như: bụi, CO, SO2,
NO2, COD, BOD, độ màu, dầu mỡ… Ngoài ra, làng nghề tái chế nhựa thải ra
ngoài môi trường chất thải chứa coliform; làng nghề tái chế giấy chất thải
chứa dầu mỡ, độ màu, coliform; làng nghề tái chế kim loại chất thải chứa kim
loại nặng, độ màu, dầu mỡ. Lượng phế thải rắn/đơn vị phế liệu tái chế ở mỗi

6


làng nghề là khác nhau. Tái chế chì lượng phế thải rắn/đơn vị phế liệu tái chế
là 4,0 – 4,5 kg phế thải/bình ắc quy; tái chế nhựa là 8,0 – 11,2 kg/tấn phế liệu
nhựa; tái chế giấy là 3,5 – 6,0 kg/tấn phế liệu giấy; tái chế kim loại là 11,5 –
13,2 kg/tấn phế liệu là làng nghề có lượng phế thải rắn/đơn vị phế liệu tái chế
cao nhất so với 3 loại làng nghề cịn lại, do đó sự ảnh hưởng đến môi trường
làng nghề cũng như môi trường khu vực xung quanh là rất lớn.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để sản xuất ra 1 sản phẩm nặng 1
tấn đồng cần sử dụng 800kg than và thải ra 110kg xỉ than sau một q trình
đến hồn thiện sản phẩm. Ví dụ, làng nghề tái chế chì Đơng Mai tinh chế chì
từ ắc quy phế liệu có 200 hộ tham gia sản xuất, 25 lị nấu chì, tiêu thụ 16 – 18

tấn ắc quy hỏng/ngày, thu 8 - 10 tấn chì, thải 500kg bụi chì và từ 7 – 8 tấn vỏ
ắc quy và axit H2SO4. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh, mỗi ngày các làng nghề tái chế của xã Châu Khê thải ra khoảng 40
-50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2600 -2700m3 nước, 255 – 260 tấn khí chủ yếu là
CO2 và khoảng 6 tấn bụi. Bên cạnh đó, q trình phân loại ngun liệu cũng
thải ra một lượng đáng kể sắt và vụn kim loại. Lượng chất thải rắn thải bỏ bừa
bãi, không được quản lý đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường làm ô nhiễm
môi trường đất và môi trường nước mặt và thực vật.
Nước thải sản xuất: Nước dùng trong hoạt động đúc đồng gồm: nước
làm mát, nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. Nước thải từ làng nghề có chưa bụi
kim loại, bụi silicat, bụi sắt, dầu mỡ. Nước thải quá trình tẩy rửa và mạ kim
loại chưa hóa chất (axit, xút, kim loại như: Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+..) gây ô
nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Cơng việc dập rửa, đánh bóng kim loại
thải ra nguồn nước thải độc hại: NaOH, H2SO4, dầu mỡ, muối, làm ảnh hưởng
đến môi trường, gây chết lúa và cá, ô nhiễm nước mặt. Theo kết quả quan trắc
môi trường nước thải làng nghề của Huyện Ý Yên cho thấy: Mơi trường nước
đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm, hàm lượng Cu có trong nước thải sản xuất vượt
quá TCCP từ 4,8 lần đến 9,6 lần. Và hàm lượng Fe vượt quá 1,68 lần so với

7


TCCP. Nguồn nước này khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường
nước trầm trọng. Ảnh hưởng đến thực vật tự nhiên, con người sinh sống trong
làng nghề.
Bảng 1.3: Chất lượng nước thải làng nghề Tống Xá năm 2016
Nhiệt

Mẫu


độ (0C)

pH

Độ đục
(NTU)

COD (mg/l)

BOD5

TSS

Cu

Fe

(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)

M1

24,6

6

89,95

96

6,2


0,42

9,6

1,75

M2

24,6

5,5

42,39

96

21,8

0,71

12,8

8,4

M3

24,7

6


0

48

46,8

0,25

70400

-

M4

24,5

6,7

30,99

48

18,6

0,68

19,2

1,1


M5

24,5

5,5

285,6

96

9

0,46

16

4,68

QCVN

40

5,5-9

-

150

50


100

2

5

(Nguồn: UBND Huyện Ý Yên, 2016)
Ghi chú:

QCVN 40:2011/BTNMT đối với nước thải công nghiệp cột B
M1-M5 là các mẫu nước thải được lấy từ 05 cơ sở sản xuất lớn.

Khí thải do kim loại nóng chảy gây ảnh hưởng đến người lao động trực
tiếp và những người dân sống xung quanh đó. Người hít vào các khí độc có
thể bị ung thư phổi, lao phổi, rối loạn thần kinh, thị lực giảm… Do đó, bên
cạnh khí thải, tiếng ồn phát sinh ra từ máy móc, thiết bị sản xuất cũng là một
yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường xung quanh làng
nghề.
Bụi đồng chiếm đa số do hầu hết các hộ đúc ở đây đều đúc đồng, bụi
đồng thường vào cơ thể qua đường hơ hấp nó xâm nhập vào phế quản và các
tế bào đi vào máu. Nếu người làm việc thường xuyên tiếp xúc với bụi đồng có
thể bị mắc chứng ung thư phổi do bụi đồng gây ra. Bụi đồng gây ra các bệnh
nhiễm trùng da rất khó chữa, làm cho da bị khô, trứng cá, viêm da. Hơn nữa
bụi đồng có kích thước to, nhọn, có cạnh sắc dễ gây niêm mạc dạ dày, rối
loạn tiêu hóa và nó có thể gây tích lũy trong gan (Nguyễn Thị Vui, 2016).

8



Ngoài ra, tiếng ồn cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe công nhân, làm
giảm năng suất lao động và dễ gây ra tai nạn lao động. Tiếng ồn thường xuất
hiện khi sử dụng các máy móc cho cơng đoạn làm nguội như mơn, tiện, mài,
đánh bóng, đặc biệt ở giai đoạn nấu kim loại thì cường độ tiếng ồn rất lớn.
Khi tiếng ồn quá giới hạn cho phép có thể gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi,
ức chế tiêu hóa, rối loạn chức năng hệ tim mạch và có thể tác động đến thần
kinh gây ra trạng thái mệt mỏi mãn tính. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày
với cường độ quá giới hạn cho phép thì sẽ gây ra bệnh “điếc nghề nghiệp”.
1.2.2. Ảnh hưởng của làng nghề đến môi trường xung quanh
Với các nguồn phát sinh chất thải rắn, lỏng, khí chứa kim loại nặng dư
thừa từ hoạt động sản xuất của làng nghề, kim loại đi vào hệ sinh thái sẽ gây
ra những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hệ sinh thái. Cụ thể, hoạt động
sản xuất của làng nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, thực
vật. đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn, chăn nuôi và con người.
Nước sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn cịn trong máy móc như các hóa
chất, muối acid, muối kim loại, cyanua, các kim loại như thủy ngân, kẽm, sắt,
crom, niken… dầu mỡ công nghiệp, chất rắn lơ lửng. Đặng Đức Huy (2016)
xác xác định được nước thải từ q trình tẩy rửa và mạ kim loại có hàm lượng
kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại khá cao, đặc biệt là các kim loại
nặng. Quá trình mạ bạc tạo ra muối Hg, cyanua, oxit kim loại và các tạp chất
khác. Các chất ô nhiễm dạng ion kim loại hòa tan trong nước dễ dàng đi vào
hệ sinh thái thủy sinh và hệ sinh thái đất, cũng như sinh vật do tính linh động
của nó.
Trong khi đó, đối với mơi trường đất và sinh vật, tính linh động của
kim loại nặng khi đi vào trong môi trường quyết định trạng thái tồn tại của
chúng trong đất, khả năng di chuyển vào trong chuỗi thức ăn, nước ngầm.
Thực vật gần khu vực sản xuất tái chế kim loại như các loại rau ăn lá, rau củ,
quả... có thể tích lũy hàm lượng lớn KLN (Bùi Thanh Hải, 2017). Gây ảnh

9



hưởng trực tiếp đến vật nuôi và gián tiếp đến con người, nếu sử dụng các loại
thực vật hay vật nuôi ăn các loại thực vật này trong một thời gian dài.

Hình 1.2: Các quá trình di chuyển của kim loại nặng từ nước thải ra
môi trường
(Nguồn: Đặng Đức Huy, 2016)
Sự phát triển của sản xuất cơng nghiệp đang đóng vai trị quan trọng và
tích cực đối với việc phát triển kinh tế xã hội hiện nay của địa phương. Tại
các hộ sản xuất, mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, cơng nghệ, thiết bị đơn giản
lạc hậu, quy trình sản xuất thủ công dựa vào lao động phổ thông đồng thời ý
thức bảo vệ mơi trường của người dân cịn hạn chế thiết bị thiếu đồng bộ, nên
ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động.
Vũ Thị Thùy Dương (2008) đánh giá hàm lượng kim loại nặng (As, Cd,
Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì Văn Mơn (n
Phong Bắc Ninh ) thấy hàm lượng As tổng số không vượt quá TCCP. Hàm
lượng Cd tổng số 9/23 mẫu đất phân tích vượt quá TCCP (31,13%). Hàm
lượng Cu tổng số có 8/23 mẫu đất vượt quá TCCP (34,78%)

10


Nồng độ chì trung bình đo được trong nước thải tại các cơ sở tái chế
kim loại ở Văn Môn ở mức 4,64 mg/l, cao hơn 9 lần TCCP và 100% số cơ sở
đều có nồng độ chì trong nước thải cao hơn TCCP. Nồng độ này dao động
khoảng từ 2,2 mg/l đến 6,6 mg/l, cao hơn rất nhiều so với nồng độchì trong
nước thải đo được tại làng nghề như Chỉ Đạo- Bắc Ninh với nồng độ trung
bình 0,35 mg/l, làng nghề Phước Kiều – Quảng Nam với nồng độ trung bình
0,44mg/l (Đặng Thị Kim Chi và cộng sự, 2005)


Hình 1.3: Hàm lượng chì tổng số và chì dễ tiêu trong đất chịu ảnh hưởng
bởi làng nghề Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên
(Nguồn: Bùi Thanh Hải, 2017)
Ghi chú: I-VII là các mẫu đất xa dần so với khu sản xuất tập trung
Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Hải (2017), hàm lượng chì trong đất
nơng nghiệp tại khu vực tái chế chì ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên như sau: hàm lượng chì trong đất tại khu vực I và II là hai khu vực nhận
thải trực tiếp từ làng nghề rất cao lần lượt là 1153,21mg/kg đất khô và
1159,15mg/kg đất khô, vượt quy chuẩn cho phép về giới hạn chì trong đất
nơng nghiệp. Riêng hàm lượng chì dễ tiêu, mặc dù có giá trị nhỏ hơn nhiều so
với lượng chì tổng số nhưng nó cũng vượt tới hơn 9 lần so với QCVN 03MT: 2015/ BTNMT. Các khu vực VI-VII (cách vị trí nhận thải trực tiếp từ
làng nghề khoảng 600m trở đi) có hàm lượng chì tổng số và linh động xấp xỉ
nhau và thấp hơn QCVN.

11


Hà Thị Liên (2012) báo cáo tình trạng ơ nhiễm sắt trong nước thải tại
các làng nghề ở bắc Ninh cho thấy, một số làng nghề có mức độ ơ nhiễm sắt
trong nước thải thấp hơn so với Văn Môn như làng nghề Phong Khê có mức
độ ơ nhiễm sắt ở mức trung bình, vượt TCCP 2,3 lần; làng nghề Đại Lâm có
mức độ ơ nhiễm sắt vượt TCCP từ 1,7 đến 3,3 lần. Kết quả tương tự do Đỗ
Thanh Hiền (2015) tiến hành tại làng nghề Đại Bái cho thấy chất lượng nước
tại các vị trí lấy mẫu hầu hết đều có các thơng số về nồng độ kim loại nặng
vượt TCCP, tuy nhiên mức độ ô nhiễm thấp hơn so với tại làng nghề Văn
Môn. Tại Đại Bái, hàm lượng chì cao hơn QCVN gần 1,9 lần, hàm lượng
đồng cao hơn 2,3 lần, hàm lượng kẽm cao hơn 2,6 lần…
Bảng 1.4: Chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của làng nghề Tống Xá
năm 2016

Mẫu

Nhiệt
độ (0C)

pH

Độ đục

COD

BOD5

TSS

Cu

Fe

(NTU)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


M1

23,5

6,7

13,69

48

7,6

0,41

12,8

1,21

M2

23,4

6,8

13,42

48

5,2


0,58

22,4

0,78

M3

23,3

6,7

14,84

48

10,4

0,92

16

0,44

M4

23,4

7,2


14,42

48

15

0,73

9,6

0,23

M5

23,4

6,5

13,4

96

14,6

0,94

3,2

2,6


M6

23,4

7,0

33,01

96

3,2

1,09

11,2

0,97

QCVN

-

5,5-9

-

30

15


50

0,5

1,5

(Nguồn: UBND Huyện Ý Yên,2016)
Ghi chú:

QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với nước mặt (cột B1)
M1-M6 là các mẫu nước mặt ao, mương nhận nước thải làng nghề

Cụ thể hơn, kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực làng nghề của
Huyện Ý Yên cho thấy: Năm 2016, các chỉ số về môi trường trong nước đều
vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT). Hàm lượng COD trong
nước mặt vượt quá TCCP lên tới 3,2 lần. Hàm lượng Cu có trog nước mặt
vượt quá TCCP từ 6,4 đến 44,8 lần. Hàm lượng Fe vượt quá 1,73 lần so với

12


TCCP. Có thể thấy năm 2016, hoạt động sản xuất đúc của làng nghề tăng cao,
hệ thống xử lý nước chưa được lắp đặt, chảy tràn lan nên chất lượng môi
trường nước mặt tại làng nghề chịu ảnh hưởng lớn
Chương trình quan trắc mơi trường định kỳ của tỉnh Nam Định tại khu
vực làng nghề Tống Xá giai đoạn 2016-2020 cho thấy hàm lượng bụi tổng số
khá cao vào khoảng 150-270 µg/m3, tuy nhiên khơng vượt q QCVN
05:2013/BTNMT là 300 µg/m3. Do trong chương trình quan trắc khơng thực
hiện đối với bụi kim loại và chỉ thực hiện đánh giá 2-4 lần/năm nên không thể

đánh giá hết khả năng ảnh hưởng của vấn đề này đối với môi trường xung
quanh. Tuy nhiên, không thể loại trừ ảnh hưởng của các kim loại nặng trong
môi trường được phát tán từ không khí, ảnh hưởng gián tiếp đến nước mặt,
đất nơng nghiệp và các loài sinh vật sống trong khu vực.
Đồng là một trong những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
với số lượng rất nhỏ. Phạm vi bình thường trong môi trường phát triển là
0,05-0,5 ppm, trong khi ở hầu hết các mơ, phạm vi bình thường là từ 3-10
ppm (ProMix, 2021). Mặc dù sự thiếu hụt hoặc nhiễm độc đồng hiếm khi xảy
ra, nhưng tốt nhất là nên tránh q mức vì cả hai đều có thể có tác động tiêu
cực đến sự phát triển và chất lượng của cây trồng. Chức năng của đồng Đồng
kích hoạt một số enzym trong thực vật có liên quan đến quá trình tổng hợp
lignin và nó rất cần thiết trong một số hệ thống enzym. Đồng cũng cần thiết
trong quá trình quang hợp, cần thiết cho q trình hơ hấp của thực vật và hỗ
trợ thực vật chuyển hóa carbohydrate và protein. Đồng cũng giúp tăng cường
hương vị và màu sắc của rau và màu sắc của hoa.
Do đó, sự thiếu hụt Đồng sẽ biểu hiện sớm trên lá non, khác nhau tùy
thuộc vào cây trồng. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu là co rút, úa vàng
cả lá hoặc các gân của lá non, có thể hình thành các đốm nhỏ hoại tử, đặc biệt
là ở mép lá. Khi các triệu chứng tiến triển, các lá mới nhất có kích thước nhỏ
hơn, mất đi độ bóng và trong một số trường hợp, lá có thể bị héo. Cây thường

13


có ngoại hình nhỏ, chiều dài thân giữa các lá ngắn lại (hình 1.4 – trái). Thừa
kali, phốt pho hoặc các vi chất dinh dưỡng khác có thể gián tiếp gây ra thiếu
đồng. Ngoài ra, nếu độ pH của đất trồng cao, điều này có thể gây ra sự thiếu
hụt đồng vì nó ít có sẵn để cây hấp thụ.

Hình 1.4: Ảnh hưởng của kim loại đồng trên thực vật

(Nguồn: ProMix, 2021)
Ngược lại độc tính của Cu khi dư thừa trong đất trồng có thể là hạn chế
sự phát triển của rễ bằng cách đốt cháy các ngọn rễ và do đó gây ra sự phát
triển dư thừa của rễ bên. Hàm lượng đồng cao có thể cạnh tranh với sự hấp
thụ sắt của thực vật và đôi khi là molypden hoặc kẽm. Sự phát triển mới ban
đầu có thể xanh hơn bình thường, sau đó biểu hiện các triệu chứng của thiếu
sắt hoặc có thể là thiếu vi chất dinh dưỡng khác làm lá mất diệp lục (hình 1.4
– phải). Nếu khơng được khắc phục, độc tính của đồng có thể làm giảm sự
phân nhánh và cuối cùng là sự suy giảm của cây sau đó. Ngồi ra, một số loại
thuốc diệt nấm có thành phần hoạt chất là đồng, vì vậy điều cần thiết là phải
rửa sạch tán lá trước khi kiểm tra mơ. Các loại đậu có xu hướng là những cây
nhạy cảm nhất với độc tính của đồng.
Bên cạnh những tác động cấp tính như trên trên thực vật, hầu hết các
kim loại nặng đều tích lũy trong thực vật với nồng độ cao hơn trong đất hoặc
trong dung môi trồng cây.

14


Nguyễn Thị Trang (2018) thực hiện đánh giá mức độ tích lũy kim loại
nặng trong thực vật bản địa tại làng nghề Đông Mai xã Chỉ Đạo huyện Văn
Lâm, Hưng Yên cho thấy hàm lượng chì trong đất vượt quy chuẩn cho phép
về giới hạn chì trong đất nơng nghiệp lên tới 17 lần. Nồng độ chì trong thực
vật rất cao 1200 mg/kg tương đương hệ số tích lũy hàng chục lần.
Nguyễn Ngân Hà và cộng sự (2016) đã khảo sát một số tính chất lý hóa
học của đất và hàm lượng nitrat, kim loại nặng trong đất, rau ở vùng trồng rau
phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất
ở đây có các tính chất lý hóa học khá phù hợp cho việc trồng rau. Tất cả các
mẫu đất nghiên cứu không bị ô nhiễm Cu, Pb, Cd, nhưng chúng đều bị ô
nhiễm As dạng tổng số với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép khoảng 1,14 –

2,86 lần. Đối chiếu với tiêu chuẩn 99/2008/QĐ-BNN thì rau cải cúc và cải
ngồng bị ơ nhiễm Pb với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép là 10,68 và 16,23
lần. Đối chiếu với tiêu chuẩn của FAO/WHO 1993 thì rau diếp, cải cúc bị
nhiễm Cd với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép là 1,6 và 2,45 lần; rau xà
lách, ngải cứu bị nhiễm As với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép lần lượt 3,4
và 4,2 lần.

15


×