Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về chính uỷ, chính trị viên ý nghĩa đối với việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ chính trị viên trong quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 25 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên. Ý nghĩa đối với việc
xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ chính trị viên trong quân đội hiện
nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người cha thân
yêu của các lực lượng vũ trang Việt Nam, Người đã sáng lập, xây dựng, giáo
dục và rèn luyện quân đội ta trở thành lực lượng chiến đấu trung thành của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, thực sự là công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ
Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ lợi ích chính
đáng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và
chiến đấu của quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chính trị. Đội ngũ cán bộ chính trị
trong quân đội đã hình thành, phát triển và phát huy vai trị to lớn của mình
trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho qn đội ln
lớn mạnh, hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân
giao cho. Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành của quân đội đã khẳng định
và chứng minh vai trị nổi bật của những người chủ trì cơng tác đảng, cơng tác
chính trị trong qn đội, hình ảnh người chính trị viên “Bộ đội Cụ Hồ” qua
các cuộc kháng chiến đã khắc sâu, in đậm trong tư tưởng tình cảm của bộ đội
và nhân dân ta, trở thành những giá trị tốt đẹp mà hôm nay và mãi mãi về sau
sẽ ln được trân trọng và phát huy. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về cán bộ chính trị, đặc biệt là những luận điểm về chính trị viên, khơng
những có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn
làm cơ sở cho việc quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51/NQTW ngày 20/7/2005 của Bộ chính trị về việc tiếp tục hồn thiện cơ chế lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ
chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó, vận dụng
vào xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội giai đoạn hiện
nay.


2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên trong quân đội


1- Cơ sở nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ
chính uỷ, chính trị viên.
Việc xác định đúng nguồn gốc nói chung, cơ sở lý luận – tư tưởng nói
riêng đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ chính uỷ, chính trị viên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở,
điều kiện giúp chúng ta hiểu rõ bản chất, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đồng
thời thấy được sự phát triển sáng tạo của Người trong tiếp thu, kế thừa các học
thuyết, tư tưởng khác. Nghiên cứu nguồn gốc nói chung, cơ sở lý luận tư tưởng
nói riêng đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
đội ngũ chính uỷ, chính trị viên có thể khái quát trên những điểm sau:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính
trị viên là kết quả của q trình nghiên cứu và vận dụng đúng đắn sáng tạo lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên được xuất phát từ lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. V.I.Lênin chỉ ra những nguyên lý xây dựng
quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản cần đặc biệt chăm lo xây dựng bản chất
giai cấp công nhân; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội; thiết lập mối quan hệ máu thịt với nhân dân, thấm nhuần chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vơ sản chân chính; tiến hành tích cực, thường
xun có hiệu quả hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị; chăm lo xây
dựng và phát huy tốt vai trị của hệ thống cán bộ chính trị trong qn đội.
Trong cuộc nội chiến và chiến tranh cách mạng chống lại sự can thiệp
của các nước đế quốc ở nước Nga Xô Viết non trẻ, V.I.Lênin đã khẳng định:
“ở đâu mà cơng tác chính trị trong qn đội, cơng tác của các chính uỷ làm
được chu đáo nhất, thì ở đó nói chung, trong đó chun gia qn sự ít thấy có
khuynh hướng phản bội hơn cả, ở đấy có rất ít cơ hội cho họ thực hiện ý định
của họ, ở đấy khơng thể có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ
gìn được trật tự tốt hơn và tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đấy thu được



3
nhiều thắng lợi hơn” (V.I.Lênin toàn tập . tập 39, Nxb Tiến bộ M, 1979, trang
66).
Trong xây dựng quân đội kiểu mới, V.I.Lênin nhấn mạnh: trong khi
chăm lo xây dựng sức mạnh toàn diện cho quân đội để quân đội thực sự trung
thành và phục vụ lợi ích giai cấp vô sản, chúng ta cần hết sức chăm lo, củng
cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho qn đội, coi đó là vấn đề
sống cịn của qn đội cách mạng, là một trong những nguyên tắc hết sức cơ
bản trong xây dựng quân đội kiểu mới. Khi đề cập đến vai trị của nhân tố
chính trị tinh thần, V.I.Lênin chỉ rõ: rốt cuộc mọi thắng bại trên chiến trường
đều tuỳ thuộc vào tâm trạng của người lính đang đổ máu trên chiến trường
Tư tưởng về chính uỷ, chính trị viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn bắt
nguồn từ thực tế vai trị vị trí của chính uỷ của Hồng quân Liên Xô trong cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa
phát xít. Khi đề cập đến vai trị của chính uỷ V.I.Lênin khẳng định: khơng có
những chính uỷ, chúng ta sẽ khơng có những hồng qn và thực tiễn tại Gadu- lô- xê- cô- nô, mặt trận Mátxcơva năm 1942, 28 chiến sĩ Xô Viết đã chiến
đấu đến giọt máu cuối cùng chống lại cuộc tiến công của phát xít Đức với một
tiểu đồn súng máy và 50 xe tăng. Chính trị viên Cơlơsơcơp nói với các chiến
sĩ của mình: nước Nga rộng lớn nhưng chúng ta khơng có chỗ để rút lui, sau
lưng chúng ta là Mátxcơva. Câu nói đó đã kích lệ các chiến sĩ chiến đấu dũng
cảm, phần lớn hy sinh chỉ còn lại 6 người và sau này chính Gơrinh đã thú
nhận: trước chiến tranh tất cả tiềm lực quân sự của Liên Xơ, Đức đã nắm
được hết, chỉ có điều khơng nắm được là con người chiến sĩ Hồng quân.
Cùng với nắm vững tư tưởng V.I.Lênin vận dụng sáng tạo có phê phán
những kinh nghiệm của Hồng quân Liên Xô và giải phóng quân Trung Quốc
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
huy cao độ, tồn diện sức mạnh cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong lực
lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, từ đó Người xây dựng nên hình ảnh
người chính uỷ, chính trị viên của quân đội nhân dân Việt Nam. Người cán bộ



4
chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa có phẩm chất chung của người đảng
viên cộng sản trong thời đại mới, vừa có đức tính tốt đẹp thực sự tiêu biểu
trong cốt cách của con người phương Đông. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói
chung thì các dân tộc phương Đơng đều có tình cảm, và đối với họ một tấm
gương sáng cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tun truyền” (Hồ Chí
Minh tồn tập, tập 1, Nxb CTQG, H, 2002, tr.262). Trong mối quan hệ giữa
cán bộ chính trị với chiến sĩ khơng chỉ có tình đồn kết của những người cùng
giai cấp, mà cịn có nghĩa tình sâu nặng như những người thân thiết trong một
gia đình, người cán bộ chính trị được coi như người chị, người anh, người bạn
của đội viên. Về cách thức xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính
trị của qn đội nói riêng, Người ln nhắc nhở phải “khéo đánh giá”, “khéo
tuyển chọn”, “khéo huấn luyện”, “khéo cất nhắc”, “khéo sắp xếp”, “khéo
dùng tài năng”... Tư tưởng về chính uỷ, chính trị viên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cịn bắt nguồn từ vị trí, vai trị của chính trị viên đối với sinh mệnh
chính trị của quân đội, đối với việc xây dựng bản chất giai cấp cơng nhân, lập
trường chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trong
quân đội. Nói về vị trí vai trị chính trị viên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “tư cách
người chính trị viên có ảnh hưởng rất lớn đến bộ độ. Người chính trị viên tốt
thì bộ đội ở đấy tốt, người chính trị viên khơng làm trịn nhiệm vụ thì bộ đội
ấy khơng tốt” (Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang, Nxb QĐND, H, 1976,
trang 60).
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị
viên cịn là kết quả của q rình nghiên cứu, tiếp thu và phát triển những giá
trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước,
lòng nhân ái Việt Nam.
Người cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng chỉ là hiện
thân của chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà còn là biểu tượng cho trí tuệ,
lương tâm, danh dự của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Những phẩm

chất đức tính tiêu biểu cho tâm hồn khí phách của dân tộc Việt Nam trong


5
chiến đấu, lao động và học tập được quy tụ ở người chính uỷ, chính trị viên:
“chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc” (tập 5. tr393). Yêu
nước, thương dân và “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội” là động lực tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy
nghĩ và hành động của người cán bộ chính trị trong quân đội cách mạng. Nền
tảng của chủ nghĩa nhân văn, giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta là sự
hồ đồng, hồ mục với lịng yêu thương và tinh thần đoàn kết rất cao. Kế thừa
những giá trị đó, Hồ Chí Minh căn dặn chính uỷ, chính trị viên phải “là linh
hồn” của đơn vị, là hạt nhân đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Người nhắc
nhở cán bộ chính trị phải sâu sát, gắn bó với bộ đội, “đối với binh sĩ, thì từ lời
ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức
chăm nom”. Hồ Chí Minh ln đề cao những tinh hoa văn hố của dân tộc đã
được kết đọng trong tư tưởng lớn, nổi bật là tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi rất coi trọng xây dựng mối quan hệ nội bộ trong qn đội “tướng
sĩ một lịng phụ tử, hồ nước sơng chén rượu ngọt ngào”. Trong “Thư gửi Hội
nghị chính trị viên” Hồ Chí Minh ân cần chỉ bảo: “Đối với bộ đội, chính trị
viên phải thân thiết như một người chị, cơng bình như một người anh, hiểu
biết như một người bạn”. Kế thừa tư tưởng “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền
cũng là dân” của Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh dành tình cảm cao quý và niềm
tin yêu sâu sắc với nhân dân, Người viết: “Trong bầu trời khơng gì q bằng
nhân dân, trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân” và Người căn dặn chính trị viên: “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của
bộ đội. Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân yêu bộ đội. Phải làm sao cho
bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu” (tập 5 trang. 392, 393)
Thứ ba, quá trình hình thành, phát triển những quan điểm về xây dựng
đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, đội ngũ chính uỷ, chính trị viên của

qn đội nói riêng, Hồ Chí Minh ln có thái độ đúng đắn và phương pháp
khoa học trong nghiên cứu các trào lưu tư tưởng từ nhiều ngọn nguồn khác
nhau của nhân loại và tiếp thu những nhân tố giá trị ở các tư tưởng đó.


6
Khi nghiên cứu, đánh giá những mặt tích cực trong tư tưởng Khổng Tử,
Hồ Chí Minh viết: “Khổng Tử sống ở thời Chiến quốc. Đạo đức của ông, học
vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và
hậu thế phải cảm phục” (Hồ Chí Minh tồn tập, tập 2, trang 452). Hồ Chí
Minh tìm thấy trong mơ hình lý tưởng theo tư tưởng Khổng – Mạnh chứa
đựng những nhân tố hợp lý, tiêu biểu cho cốt cánh phương đông, theo quan
điểm Khổng – Mạnh có nhân, có trí, có dũng giúp cho người qn tử đạt được
phong thái ung dung tự tại, không ham tiền tài địa vị. Tiếp thu tinh thần trên,
khi bàn về đạo đức người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh nói: người cách
mạng phải khiêm tốn, khoan hồ, lượng thứ, can đảm khi sa cơ, bình tĩnh khi
thắng thế, không ham giầu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Để
thực hiện điều nhân, trí, dũng theo Khổng Tử người quân tử phải nghiêm khắc
với bản thân mình để tuân theo điều lễ. Hồ Chí Minh khái quát nhân cách
người cán bộ cách mạng ở hai mặt “đức”, “tài” và cũng ln địi hỏi người
cán bộ phải ln tu dưỡng rèn luyện đạo đức ở mọi lúc mọi nơi. Hồ Chí Minh
cịn nghiên cứu tư tưởng của phật giáo và Người yêu cầu người chính uỷ,
chính trị viên cũng là người có lịng nhân ái cao cả. Tuy nhiên, những tư
tưởng trong các tôn giáo chỉ khuyên con người làm điều thiện nhưng chưa chỉ
ra phương hướng đấu tranh chống cái ác; hướng con người lên thiên đường
nhưng lại lờ đi những lo toan, vất vả của con người trong thực tại; xem con
người là trung tâm nhưng lại đề cao thần thánh, tuyệt đối hố vai trị của cá
nhân. Chính uỷ, chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là người giàu lịng
nhân ái, bao dung, nhân từ, độ lượng, nhưng đó là sự khoan dung có ngun
tắc theo hướng tích cực, cùng với mọi người đấu tranh khơng mệt mỏi vì tự

do, bình đẳng thực sự và hạnh phúc trọn vẹn của nhân dân, mà trước hết là
của người lao động. Không chỉ nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa văn hố phương
Đơng, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu, tiếp thu những tư tưởng về nhân đạo,
nhân quyền, dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái trong các trào lưu triết học và
văn học nghệ thuật phương Tây, để từ đó hình thành mẫu người chính trị viên


7
của quân đội nhân dân Việt Nam: biết quan tâm đến công việc trong thực tế
hàng ngày, thẳng thắn, trung thực trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; có
ý thức tổ chức kỷ luật cao, tơn trọng cơng bằng lẽ phải, thưởng phạt nghiêm
minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh khun cán bộ chính trị: “Thấy việc phải thì
làm, thấy việc phải thì nói. Khơng sợ người ta phê bình mình, mà phê bình
người khác cũng ln ln đúng đắn”, “Khen thưởng người tốt, trừng phạt
người xấu cũng là trách nhiệm của chính trị viên” (Hồ Chí Minh tồn tập, tập
5, tr.392)
Như vậy, cơ sở nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị
viên bắt nguồn từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, từ kinh nghiệm hoạt động
cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong quân đội và từ vai trò lãnh đạo của
Đảng được thể hiện qua nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối
với quân đội nhân dân Việt Nam, đây chính là nguồn gốc cơ bản quyết định
đến bản chất giai cấp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chủ nghĩa
Mác - Lênin, truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa nhân loại không tác
động riêng rẽ mà tác động trong mối liên hệ biện chứng, thơng qua sự thâu
hố, tiếp biến rất sáng tạo của Hồ Chí Minh trước địi hỏi của thực tiễn đấu
tranh cách mạng ở Việt Nam, nhằm xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội
nhân dân vững mạnh về chính trị, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
mà Đảng và nhân dân giao phó
Thực tiễn trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành của quân đội
ta, kể từ ngày đầu thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, cũng

như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và qua công cuộc xây
dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay đã chứng minh vị trí vai trị hết sức quan trọng
và to lớn của chính uỷ, chính trị viên, cùng với đội ngũ cán bộ chính trị với
nhiệm vụ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong qn đội, đã xây
dựng được sự đồn kết thống nhất bảo đảm nền tảng chính trị tinh thần vững
chắc cho bộ đội càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh, đã động viên
kích lệ tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ, chiến đấu hy sinh anh dũng góp


8
phần làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến thần kỳ chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sự thắng lợi đó, khơng thể khơng nói đến vai
trị người chính uỷ, chính trị viên.
2. Những hệ thống quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
chính trị viên trong quân đội .
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên hàm chứa rất nhiều
vấn đề sâu sắc, cơ đọng. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề đó khơng chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, nhất là trong bối cảnh
quốc tế và yêu cầu sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay:
a/ Đội ngũ chính uỷ, chính trị viên là một bộ phận cán bộ chính trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là những cán bộ, đảng viên tiêu biểu được tổ
chức lựa chọn làm đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy trong các đơn
vị vũ trang cách mạng.
Ngay từ những năm 1930 - 1940 khi ra đời những đội du kích tự vệ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
trong những tổ chức mầm mống của lực lượng vũ trang cách mạng. Trong
“Nghị quyết đội tự vệ”, Đảng đã chủ trương “đem những đảng viên và đoàn
viên cương quyết nhất vào tự vệ và các cấp bộ chỉ huy của tự vệ” để luôn giữ
vững “quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực” và mỗi
trung đội, đại đội bên cạnh người chánh đội trưởng, phó đội trưởng có một đại

biểu của Đảng chỉ huy. Trong cuốn “Chiến thuật du kích”, Hồ Chí Minh viết
năm 1947 dùng làm tài liệu huấn luyện cho các đội du kích cách mạng, Người
viết: “về mặt chính trị cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đồn
thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm” (Hồ Chí
Minh Tồn tập, tập 3, tr.472). Trong cao trào cách mạng chuẩn bị cho tổng
khởi nghĩa từ các đội du kích đến đội Việt nam tuyên truyền giải phóng qn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị trực tiếp, bên cạnh người đội trưởng bao giờ
người chính trị uỷ viên cũng giữ một vị trí khơng thể thiếu, đảm nhiệm trọng
trách giữ vững bản chất cách mạng của toàn đội trước những thử thách gian


9
khổ hy sinh quyết liệt đấu tranh sống mãi giành đất giành dân với kẻ thù. Để
gấp rút chuẩn bị lực lượng vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền, Nghị quyết
trung ương 8 (5/1941) xác định trong các trung đội, đại đội, liên tiểu tổ du
kích đều có đội trưởng, phó đội trưởng và chính trị chỉ đạo viên hoặc uỷ viên
chính trị để lo “phương diện của đội”.
Từ đó đến nay, ở các đơn vị trong lực lượng vũ trang cách mạng bên
cạnh người chỉ huy quân sự bao giờ cũng có người cán bộ chính trị – người
tiêu biểu cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng; được tổ chức đảng lựa
chọn và giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chủ yếu trước Đảng về bản chất cách
mạng của phân đội vũ trang mà mình được phân cơng đảm nhiệm. Theo Hồ
Chí Minh đội ngũ này là một bộ phận cán bộ chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thực sự tiêu biểu cho ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng, vững
vàng trên lập trường giai cấp công nhân, thâu suốt và kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Là
đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy, hơn ai hết, họ là người giữ nghiêm
kỷ luật của Đảng, nắm vững và thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, thực
sự tiêu biểu cho sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng và trong tồn đơn
vị.

Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của chính
trị viên, người cán bộ đảng trong các phân đội vũ trang cách mạng, người đại
biểu trung thành của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Đây là vấn đề cơ bản để phân biệt với những người lãnh đạo, chỉ huy
của quân đội phong kiến, tư sản. Sự ra đời phát triển đội ngũ chính trị viên
gắn liền với vai trị lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhằm bảo
đảm cho các đơn vị thực sự chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, không ngừng giữ
vững và phát huy bản chất của giai cấp cơng nhân góp phần bảo đảm cho lực
lượng vũ trang, Quân đội nhân dân xứng đáng là công cụ vũ trang sắc bén của
Đảng, Nhà nước, là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân


10
dân. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ khi Đảng, Nhà nước
phân công, đánh thắng mọi kẻ thù trong mọi tình huống .
b/Đội ngũ chính uỷ, chính trị viên là những người chủ trì về chính trị ở
các đơn vị vũ trang cách mạng, đồng thời có chức năng nhiệm vụ quan trọng,
giải quyết các mối quan hệ chính trị – xã hội trong nội bộ, với nhân dân và
với quân địch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định chính uỷ, chính trị viên được xác
định là cán bộ lãnh đạo, là người chủ trì về chính trị, người chịu trách nhiệm
chủ yếu chăm lo cơ sở chính trị, tinh thần, chăm lo xây dựng tổ chức đảng,
quán triệt sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của đơn vị, đồng thời là
thành viên của bộ máy chỉ huy, quản lý, điều hành duy trì kỷ luật, kiểm tra
đôn đốc mọi hoạt động của đơn vị.
Tuy nhiên, chính uỷ, chính trị viên phải tham gia công tác chỉ huy,
quản lý chủ yếu và trước hết với tư cách là cán bộ của Đảng chủ trì về hoạt
động cơng tác đảng, cơng tác chính trị ở các đơn vị trong quân đội. Trên
cương vị của mình chính uỷ, chính trị viên phải hướng mọi hoạt động của đơn

vị đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm cho mọi người, mọi tổ
chức trong đơn vị khơng ngừng trưởng thành vững mạnh, đủ sức hồn thành
mọi nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Về phạm vi lãnh đạo, quản lý của đội
ngũ chính uỷ, chính trị viên tuy được xác định ở các đơn vị trong qn đội,
nhưng vai trị nhiệm vụ của họ khơng chỉ thu hẹp giải quyết trong mối quan
hệ nội bộ mà có chức năng nhiệm vụ quan trọng giải quyết mối quan hệ với
nhân dân và với quân địch. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng
3/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “vơ luận ở cấp bậc nào, chính trị viên
cũng có ba nhiệm vụ chính: Đối với bộ đội, đối với nhân dân, đối với quân
địch.” (tập 5, trang 392) Đối với bộ đội: chính trị viên phải săn sóc ln ln
đến sinh hoạt vật chất của họ, ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến
đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc đến nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá, phát
triển văn hố và đường lối chính trị trong bộ đội, chính trị viên cần phải biết


11
rõ và báo cáo cho cấp trên biết rõ số lượng và chất lượng của bộ đội mình.
Khen thưởng người tốt, chừng phạt người xấu cũng là trách nhiệm của chính
trị viên. Đối với nhân dân: nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội, chính
trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội. Muốn như thế phải
đốc thúc bộ đội siêng giúp dân, hăng hái đánh giặc. Đối với quân địch, gồm
cả binh lính Pháp cùng những người ngoại quốc và người Việt Nam trong
quân đội Pháp, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo thiết thực
để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta.
Trên đây là những lời chỉ dẫn đầy xúc tích có ý nghĩa sâu sắc về thái độ
cơng tác của chính trị viên đối với con người, đối với bộ đội, đối với nhân dân
và đối với binh lính địch. Giải quyết đúng đắn chính xác mối quan hệ xã hội
sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để chiến đấu và chiến thắng. Sự khái quát đó
khơng chỉ khẳng định vị trí xã hội của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên mà cịn
là cơ sở khoa học đúng đắn để hiểu rõ và phân định đúng đắn chức năng

nhiệm vụ của họ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Nhất là hiện nay
chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy
gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt
Nam.
c/ Đội ngũ chính uỷ, chính trị viên khơng chỉ là người lãnh đạo, quản lý
chỉ huy mà còn là người anh, người chị, người bạn của đội viên.
Đối với chính uỷ, chính trị viên Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi phải có
năng lực cơng tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời phải trong sáng
về đạo đức, mẫu mực về phương pháp tác phong công tác. Đây là tiêu chuẩn
hàng đầu của chính trị viên. Bác chỉ rõ: chính trị viên là người có năng lực
đồn kết cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong đơn vị thành một khối thống nhất,
có quan hệ gần gũi thân thiết dân chủ đối với quần chúng, dân chủ tập thể sâu
sát. Bác dạy: “trời sinh ra con người ai cũng có ngũ quan để làm việc cho
Đảng, cho nhân dân, mắt phải siêng năng nhìn sát thực tế, quan sát kỹ tình


12
hình; Mũi phải siêng ngửi những vấn đề mới mẻ; tai phải siêng nghe ý kiến
anh em bạn bè, đồng chí cấp dưới, cịn phải nghe cả địch nữa để dễ bề đối
phó; chân phải đi sát quần chúng, đi sát bộ đội” (bài nói chuyên của Bác Hồ
tại trường võ bị Trần Quốc Tuấn 5/1946). Người ví cán bộ như “đầu óc”, đội
viên như “chân tay” trong một cơ thể thống nhất. Hồ Chí Minh dạy rằng: “cán
bộ khơng có đội viên, lãnh tụ khơng có quần chúng thì khơng làm gì được”,
cán bộ dù ở cương vị nào “cũng chỉ là người đặt kế hoạch và điều kiển đánh
trận. Lúc ra trận việc đặt mìn phá lơ cốt đều do tay anh em đội viên làm” do
vậy “cán bộ có thân đội viên như chân tay thì đội viên mới thân cán bộ như
ruột thịt” (tập 6 trang 109)
Như vậy, người chính trị viên khơng chỉ là người lãnh đạo, quản lý, chỉ
huy mà còn là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Nói đến người

anh, người chị, người bạn ở đây Hồ Chí Minh muốn nói đến phương pháp tác
phong cơng tác của chính trị viên. Chính vì vậy mà Người đặc biệt quan tâm
xây dựng mối quan hệ đoàn kết gần gũi giữa cán bộ, chiến sĩ. Bằng sự hiểu
biết sâu sắc và trên cơ sở thực tiễn phong phú trong tổ chức chỉ đạo xây dựng
quân đội. Người phát hiện ra rằng ở một đất nước vốn là thuộc địa, nửa phong
kiến thói quen lạc hậu và tư tưởng gia trưởng còn ảnh hưởng nặng nề, nhất là
trong môi trường quân sự, càng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, chuyên quyền độc
đoán, quân phiệt ở đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Vì thế, Người
thường xun nhắc nhở cán bộ chính trị: đối với bộ đội, chính trị viên phải
thân thiết như một người chị, cơng bình như một người anh, hiểu biết như một
người bạn. Phong cách ứng xử của cán bộ chính trị với chiến sĩ khơng chỉ thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao mà còn biểu lộ thái độ tình cảm chân tình cởi
mở như những người thân thiết trong gia đình cách mạng. Bác dùng hình ảnh
rất dễ hiểu phù hợp với truyền thống, tập quán của dân tộc Việt Nam để giải
quyết mối quan hệ cán bộ - chiến sĩ, đó là mối quan hệ tình nghĩa “máu chảy
ruột mềm” mối quan hệ giữa cán bộ - chiến sĩ như chân tay ruột thịt đó là sự
thân thiết là tình cảm của người chính trị viên với chiến sĩ. Nhưng trong giải


13
quyết các cơng việc phải cơng bình, Bác chỉ rõ đối với bộ đội chính trị viên
phải thân thiết, cơng bình hiểu biết khen thưởng người tốt, xử phạt người xấu,
nhưng kỷ luật phải được thi hành từ trên đến dưới, trên dưới đều phải giữ gìn
kỷ luật. Trong kỷ luật phải chú ý thưởng phạt cho công minh, chớ vì nể ai mà
thưởng, ghét ai mà phạt ai …thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ. Bác cịn
chỉ rõ chính trị viên phải là người biết rộng, hiểu biết như một người bạn, do
đó phải gần gũi chiến sĩ, sâu sát cấp dưới, phải hiểu và nắm tâm tư nguyện
vọng của bộ đội, ln săn sóc đến mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của bộ
đội. Bác còn căn dặn: “từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tư lệnh trở xuống phải
săn sóc đời sống tinh thần của đội viên, phải xem xét đội viên ăn uống như

thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm
cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ áo mặc cán bộ khơng được
kêu mình rét, bộ đội khơng đủ chỗ ở cán bộ khơng được kêu mình mệt thì mới
là dân chủ, là đồn kết, là tất thắng” (Hồ Chí Minh về đấu tranh vũ trang và
lực lưọng vũ trang nhân dân Nxb QĐND, H, 1970, trang 224).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ: Người chính trị viên ngồi việc cùng
với người chỉ huy luôn quan tâm đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần của bộ
đội, bởi vì đặc điểm hoạt động của chính trị viên là hoạt động lãnh đạo, làm
công tác đối với con người, tác động xây dựng nhân cách từng con người và
từng tập thể qn nhân, do đó người chính trị viên phải hiểu và nắm chắc tình
hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, thật
thà trung thực đánh giá và báo cáo với cấp trên về số lượng và chất lượng của
bộ đội mình. Phương pháp không phải bằng mệnh lệnh mà chủ yếu là giáo
dục thuyết phục, phân rõ phải trái, cái đúng cái sai, cái tốt, cái xấu đúng như
lời căn dặn của Người: đối với bộ đội chính trị viên phải thân thiết như người
chị, cơng bình như người anh, hiểu biết như người bạn.
d/ Chính uỷ, chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc, đồng thời
phải biết giáo dục chỉ đạo dìu dắt mọi người hành động đúng đắn


14
Trong thư gửi “Hội nghị chính trị viên” tháng 3/1948 Bác chỉ rõ chính
trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc thật sự kiên định vững vàng về mục
tiêu lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân
dân, chủ động đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc, có ý thức
tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần ham học cầu tiến bộ, gương mẫu về đạo đức
lối sống. Bên cạnh đó chính trị viên phải có năng lực tồn diện đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo, chỉ huy chỉ đạo mọi mặt ở đơn vị cơ sở. Trong tổ chức phải mẫu
mực về phương pháp tác phong cơng tác, lời nói phải đi đôi với việc làm.
Người chỉ rõ: để làm kiểu mẫu người chính trị viên nhất thiết phải có phẩm

chất tổng hợp đạo đức và năng lực. Trước hết phải có phong cách đạo đức của
người đảng viên cộng sản, phải có năng lực thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả
và chất lượng. Bác yêu cầu: chính trị viên phải vừa có đức, vừa có tài, vừa có
tâm, thực sự là tấm gương cho mọi người noi theo, luôn giữ được uy tín với
tập thể, đơn vị và lãnh đạo các cấp, Bác khẳng định: “dù ở cương vị nào các
đồng chí cần phải gương mẫu ln xứng đáng là người đầy tớ tận tuỵ của
nhân dân” (Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang, Nxb QĐND, H, 1975,
trang 342).
Trong cuốn sách chính trị viên Hồ Chí Minh xác định: “chính trị viên là
linh hồn của đội, chính trị viên phải bảo đảm cho mỗi quân nhân cách mạng
đi đúng con đường chính trị của đồn thể, chính trị viên phải nhúng tay vào
mọi việc để do đó mà dìu dắt người khác, người chính trị viên phải là người
có năng lực lãnh đạo, năng lực này phải đủ mọi mặt bao gồm quân sự, chính
trị năng lực về tuyên truyền tổ chức xếp đặt kế hoạch, năng lực giải quyết
những vấn đề cấp bách, cũng như vấn đề sinh hoạt hàng ngày về chính trị hay
về vật chất”(xem cuốn sách của chính trị viên- TL nghiên cứu hội tân văn hố
thuận hố xb 1945).
Hồ Chí Minh chỉ rõ: để làm kiểu mẫu, chính trị viên phải nêu gương,
phải gương mẫu trong mọi hồn cảnh chiến đấu, khó khăn gian khổ thiếu
thốn, đồng thời Bác cũng chỉ ra: chính trị viên khơng những chỉ làm kiểu mẫu


15
mà cịn phải biết giáo dục, chỉ đạo, dìu dắt tổ chức mọi người hành động đúng
đắn. Khi đến thăm trường chính trị trung cấp quân đội, Bác căn dặn mọi
người tự mình cần, kiệm, liêm, chính chưa đủ mà phải biết tuyên truyền giáo
dục tổ chức cho bộ đội thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính. Bác nói: “Nếu cả
ngày các chú chỉ hùng hục làm việc của mình khơng dạy cho bộ đội chăm chỉ
học tập chính trị, qn sự để giết được nhiều giặc khơng khuyến khích và
giúp đỡ nhân dân tăng gia sản suất phục vụ tiền tuyến cũng chưa thực hiện

được chữ cần” (Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang Nxb QĐND, H,
1975, trang 185). Bác còn nhấn mạnh: trong việc giáo dục quân nhân, sự
gương mẫu cá nhân của chính trị viên có ý nghĩa hết sức to lớn. Người chính
trị viên nếu gây ra sự nghi ngờ dù là nhỏ bé về tư cách đạo đức của mình đối
với đơn vị, thì đồng chí đó dù có kiến thức chính trị và quân sự cao bao nhiêu,
tài năng tổ chức xuất chúng bao nhiêu vẫn khơng thể có uy tín và khó có thể
đạt được hiệu quả tốt trong cơng việc.
Tóm lại: Những quan điểm về chính uỷ, chính trị viên của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đến nay vẫn cịn ngun giá trị cả về phương diện lý luận và thực
tiễn, là cơ sở khoa học soi sáng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính
trị, nhất là đội ngũ chính uỷ, chính trị viên của quân đội ta trước đây, hiện nay
và mai sau. Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên
khơng chỉ đặt nền móng dẫn đến sự ra đời của đội ngũ cán bộ chính trị mà nó
cịn chỉ đạo xun suốt quá trình xây dựng bảo đảm cho sự phát triển nhanh
chóng vững chắc của hệ thống cán bộ chính trị trong quân đội, kể cả trong
điều kiện khó khăn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh cách mạng. Mỗi thành
tựu cũng như hạn chế về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội đều
gắn liền với nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị và sự vận dụng
có đúng đắn sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đội ngũ chính
uỷ, chính trị viên.
II/ Phương hướng yêu cầu, giải pháp xây dựng bồi dưỡng đội ngũ
chính uỷ, chính trị viên trong quân đội giai đoạn hiện nay


16
1/ Tính tất yếu phải xây dựng bồi dưõng đội ngũ chính uỷ, chính trị
viên trong giai đoạn hiện nay.
Trong tình hình hiện nay xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính
trị viên trong quân đội là vấn đề hết sức cần thiết và là vấn đề thu hút sự quan
tâm của cả hệ thống lãnh đạo chỉ huy các cấp. Do đó, việc xây dựng, bồi

dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội hiện nay là hết sức
khách quan bởi nó được bắt nguồn từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới. V.I.Lênin là người đặt nền
móng cho việc tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong quân đội kiểu
mới của giai cấp cơng nhân, Người coi cơng tác đảng, cơng tác chính trị là
một bộ phận cấu thành có tính tất yếu của sự nghiệp xây dựng quân đội, là vũ
khí mạnh mẽ của Đảng Cộng sản trong việc nâng cao khả năng chiến đấu và
sẵn sàng chiến đấu của quân đội để tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị
tất yếu phải xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị nói chung và đội ngũ chính uỷ,
chính trị viên nói riêng.
Việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong giai
đoạn hiện nay nó cịn bắt nguồn từ những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh bao
giờ cũng coi “chính trị là một động lực to lớn”, trong sự nghiệp xây dựng và
chiến đấu của lực lượng vũ trang, bởi vì theo Người: Qn sự mà khơng có
chính trị như cây khơng có gốc vơ dụng lại có hại.
Mặt khác, xây dựng bồi dưõng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên cịn bắt
nguồn từ vị trí vai trị cơng tác đảng, cơng tác chính trị nói chung và vị trí vai
trị của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên nói riêng. Cơng tác đảng, cơng tác
chính trị là bộ phận rất quan trọng của hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với quân đội nhân dân Việt Nam, là một mặt công tác cơ bản
của hoạt động lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội, là công tác xây dựng
quân đội về chính trị và quán triệt sự lãnh đạo chính trị của Đảng trong mọi
mặt hoạt động của Đảng trong quân đội. Để tiến hành công tác đảng, công tác


17
chính trị phải có đội ngũ chính uỷ, chính trị viên đảm nhiệm tiến hành hoạt
động công tác đảng, công tác chính trị. Đội ngũ cán bộ chính trị trong qn
đội có vai trị rất quan trọng trong tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị,
nhằm xây dựng đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ

chức, bảo đảm cho quân đội trung thành vô hạn với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
với nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao
cho. Từ vị trí vai trị đó cho nên việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ,
chính trị viên trong quân đội giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan và hết
sức cần thiết.
Trong tình hình hiện nay, việc tiếp tục xây dựng, bồi dưõng đội ngũ
chính uỷ, chính trị viên cịn xuất phát từ u cầu nhiệm vụ, phương hướng
xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: Bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội và nền văn hố, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp
đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Về phương hướng xây dựng quân đội
Đảng ta xác định: “xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, trong đó xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về
chính trị là quan trọng hàng đầu” (Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đõ
Mười tại đại hội dại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ VI 6/5/1996).
Xây dựng quân đội về chính trị là nhằm nâng cao chất lượng chính trị,
nhất là bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ luôn kiên định vững vàng trước
mọi yếu tố tác động và khó khăn thử thách. Do vậy, phải xây dựng, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chính trị là tất yếu, là địi hỏi khách quan để tiến hành cơng tác
đảng, cơng tác chính trị trong qn đội.
Đồng thời, việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên
cịn xuất phát từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của quân đội ta
trong hơn 60 năm qua. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ln chăm lo xây


18
dựng đội ngũ cán bộ chính trị, do đó đội ngũ cán bộ chính trị đã hồn thành
tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, đã xây dựng sự vững vàng kiên định về

lập trường tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, xây dựng tinh thần
đoàn kết thống nhất, vượt qua khó khăn gian khổ, tin tưởng tuyệt đối với
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, cán bộ chiến sĩ trong quân đội đã sát
cánh cùng nhân dân cả nước đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó địi hỏi phải tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng
nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ chính trị trong tình hình hiện
nay là hết sức cần thiết.
Trong sự biến đổi của tình hình hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đang âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biến hồ bình" nhằm
phi chính trị hố qn đội, làm xa rời mục tiêu phương hướng chính trị của
cán bộ chiến sĩ trong qn đội. Tình hình đó càng đòi hỏi hơn bao giờ hết
phải xây dựng cho được đội ngũ chính uỷ, chính trị viên có đủ phẩm chất và
năng lực tiến hành tốt công tác đảng, công tác chính trị nhằm đánh bại âm
mưu thủ đoạn của địch.
Hiện nay đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội, nét nổi bật là:
Hầu hết kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu, lý tưởng xã hội
chủ nghĩa, giữ vững và tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, có trách nhiệm
cao với nhiệm vụ được giao, giữ vững được phẩm chất đạo đức, trình độ trí
tuệ của đội ngũ cán bộ chính trị có bước phát triển.
Tuy nhiên đội ngũ chính uỷ, chính trị viên ở đơn vị cơ sở hiện nay còn
nhiều bất cập, ở cấp phân đội chưa được qua rèn luyện thử thách nhiều, chưa
thật chú ý rèn luyện phương pháp tác phong cụ thể, tỉ mỉ, giải quyết các mối
quan hệ còn nhiều yếu kém, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo cịn nhiều hạn
chế. Nhìn chung phẩm chất cách mạng và năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ
chính trị hiện nay chưa phát triển kịp yêu cầu của nhiệm vụ chức trách, chưa


19

tương xứng với vai trò nòng cốt trong xây dựng Qn đội về chính trị. Trình
độ tư duy lý luận, biết nhận diện và đấu tranh phê phán những quan điểm
khuynh hướng sai trái lệch lạc còn hạn chế, khả năng giáo dục thuyết phục
vận động quần chúng yếu. Chính vì vậy chúng ta phải đi sâu nghiên cứu và
vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đầy đủ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên cho phù hợp
với tình hình hiện nay là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Trong báo cáo chính
trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Tiếp tục đổi mới công
tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu đạo đức, trong sạch về lối sống,
có trí tuệ kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, có cơ
chế và chính sách phát hiện tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng
người có tài” (Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX-Nxb CTQG,H 2001,tr 141)
2-Yêu cầu xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong
Quân đội giai đoạn hiện nay.
Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội
giai đoạn hiện nay, trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, dựa trên sự
giác ngộ sâu sắc về thế giới quan, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, có kinh
nghiệm đấu tranh chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và
nhân dân, có lập trường chính trị vững vàng trong mọi tình huống.
Chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội phải là người tiên phong cả về
lý luận và thực tiễn hành động trong đấu tranh vì lợi ích cách mạng, có ý chí
chiến đấu cao, kiên trì dũng cảm vượt qua mọi khó khăn thử thách. Đồng thời
phải biết thuyết phục vận động tập hợp quần chúng là tấm gương sáng về đạo
đức tác phong. Đây chính là cái gốc của người cách mạng.
Chính uỷ, chính trị viên trong Qn đội cịn phải là người có năng lực
đoàn kết cán bộ đảng viên chiến sĩ trong đơn vị thành một khối thống nhất, có
quan hệ gần gũi thân thiết dân chủ với quần chúng. Mặt khác lại phải có trình



20
độ tri thức hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, am
hiểu về quân sự hậu cần kỹ thuật. Đây chính là cơ sở để công tác tư tưởng tổ
chức giáo dục thực sự đi vào cuộc sống. Và đó cũng chính là yêu cầu xây
dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên Quân đội giai đọan hiện nay.
3- Một số biện pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng, bồi
dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội giai đoạn hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, để xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ,
chính trị viên có phẩm chất, năng lực, có phương pháp tác phong công tác
khoa học, cụ thể, tỉ mỉ, sâu sát, dân chủ cần thực hiện tốt một số biện pháp
sau:
Một là, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị
về tiếp tục hồn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người
chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội. Đây là biện
pháp hàng đầu, có ý nghĩa pháp lý và nguyên tắc về xây dựng và phát huy vai
trị người chính uỷ, chính trị viên, bảo đảm cho Đảng lãnh đạo tuyệt đối trực
tiếp về mọi mặt đối với Quân đội. Trong đó, quan trọng hàng đầu là quy định
và thực hiện tốt hơn nữa chức năng, chức trách phạm vi quyền hạn của tổ
chức lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và hệ thống bộ máy hoạt động cơng tác đảng,
cơng tác chính trị. Cần phải cụ thể hoá hơn nữa nguyên tắc tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách, nhất là trong công tác cán bộ, trong các quyết định về kinh
tế, tài chính, trong chỉ huy quản lý hành chính.
Hai là, cùng với thực hiện nghiêm Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, cần
phải hồn thiện hệ thống chức danh của cán bộ chính trị trong Quân đội cho
phù hợp với yêu cầu mới. Đây vừa là hoàn thiện và phát huy cơ chế lãnh đạo
của Đảng, vừa là một điều kiện để tạo ra động lực mạnh mẽ, trực tiếp cho sự
phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực và hiệu quả cơng tác của người
chính uỷ, chính trị viên. Thực tiễn xây dựng quân đội cho thấy: Chức danh
chính uỷ chính trị viên là phù hợp với tổ chức quân sự vô sản và phát triển

đúng hướng. Hơn nữa về bản chất: Chế độ chính uỷ, chính trị viên khơng hề



×