Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lựa chọn đồ dùng và đồ chơi như thế nào cho phù hợp với trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.95 KB, 2 trang )

Lựa chọn đồ dùng và đồ chơi như thế nào cho phù hợp với trẻ khuyết
tật? Cần chú ý những yếu tố gì?
Khi mua hay làm đồ dùng dạy học phải đảm bảo độ bền trong sử dụng.
Để giữ cho sạch và bền hầu hết các đồ dùng hai chiều có thể và nên được ép
plastic. Mơi trường của các trường mầm non có thể dễ làm hỏng đồ dùng đặc
biệt là những đồ thường xuyên có người sử dụng. Ngay cả những đồ dùng dạy
học được thiết kế đặc biệt cho giáo viên chẳng hạn như chương trình dạy học,
thiết bị dạy học, sách tham khảo và các chủ đề thích hợp rất dễ bị hỏng trong
thời gian ngắn.
- Hầu hết các đồ dùng dạy học tốt có giá thành rất cao nên người ta
khuyến khích giáo viên nên sưu tầm đồ dùng dạy học do chính họ tự làm ra.
Như vậy khơng chỉ tiết kiệm được chi phí mà giáo viên cịn có được một bộ
sưu tập đồ dùng dạy học phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Nhiều giáo
viên thấy đồ dùng tự làm cũng có những giá trị nhất định, họ cảm thấy tự hào
về sự góp phần của mình. Khái niệm "niềm tự hào cá nhân" và "sự đầu tư cá
nhân" cũng có thể được dùng với cha mẹ và học sinh. Đầu tư vào thiết kế mơi
trường lớp học có thể là cách lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ và kích thích
sự chú ý của trẻ.
- Trước khi mua bất kỳ đồ dùng nào chẳng hạn như một bộ chương
trình dạy học, giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật nên kiểm tra nguồn gốc
và tác dụng thực sự của đồ dùng đó. Bất kỳ thơng tin nào thu được cũng đều
có ích và nó sẽ giúp ta lựa chọn xem đồ dùng nào phù hợp với nhóm trẻ nào,
mức độ phù hợp cả về lứa tuổi lẫn khả năng đều có liên quan chặt chẽ với
nhau khi làm việc với trẻ chậm phát triển. Đồ dùng dù đã qua kiểm nghiệm
trong nhiều nhóm trẻ nhưng lại khơng có trẻ khuyết tật sẽ có thể khơng phù
hợp với nhóm trẻ cùng độ tuổi nhưng lại bị khuyết tật và chậm phát triển.
Một số điểm cần lưu ý về đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng dạy học được thiết kế tập trung chủ yếu để phục vụ
giáo viên và chương trình dạy học. Khi mua hay làm đồ dùng dạy học giáo
viên phải xem xét đồ dùng ấy sẽ được sử dụng như thế nào về các mặt: thời
gian, chương trình dạy học, nhu cầu cụ thể của học sinh và tác dụng kích


thích. Một số đồ dùng sẽ có tác dụng đối với giáo viên nhưng những đồ dùng
khác sẽ có thể có nhiều tác dụng với học sinh. Khi muốn sử dụng đồ dùng dạy
học ta cần xem xét đồ dùng ấy có vị trí như thế nào trong một chương trình


giáo dục; nó được ứng dụng như thế nào vào việc dạy kỹ năng cho trẻ; ta sẽ
dạy kỹ năng theo trật tự nào; ta nên điều chỉnh chúng như thế nào để khi học
sinh là những người khuyết tật vận động hay khiếm khuyết giác quan; làm thế
nào để đánh giá tác dụng của nó nói chung và trong từng bài học nói riêng.
Cần tổ chức sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để cho tiện sử dụng và có
hiệu quả đối với học sinh.
- Một lưu ý cuối cùng là phải tìm hiểu xem được những dạy học có vị
trí gì trong mơi trường cơ học và kế hoạch của trường mầm non. Nhiều lớp
mầm non dạy trẻ khuyết tật có kế hoạch hoạt động cho từng ngày mặc dù họ
rất thiếu nơi để cất giữ đồ dùng. Bất kỳ đồ dùng mới nào khi đưa vào lớp học
đều cần được đánh giá xem nó ảnh hưởng như thế nào về khía cạnh khơng
gian và thời gian.



×