CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Chương 1: MỞ ĐẦU
GV: TS. Lê Hiến Chương
Sinh viên: Đỗ Trung Hiếu, K69 Chất lượng cao, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm
Hà Nội
I. Lí do nghiên cứu
- Dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội, các cuộc cải cách xã hội thực chất là những
điều chỉnh về kiến trúc thượng tầng và quan hệ sản xuất, nhằm thích ứng với u cầu, địi
hỏi mới của cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, bản thân nó ln phản ánh
một cách sinh động, tồn diện về những hình thái và chế độ kinh tế xã hội cụ thể trong
những giai đoạn lịch sử nhất định - vốn là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của sử học.
- Các cuộc cải cách là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống những chính sách quản
lí đất nước mả các vương triều - chính quyền tiến hành mỗi khi thực tiễn đặt ra, có tác
động lớn đối với tiến trình lịch sử và chiều hướng phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Chính vì vậy, thơng qua việc nghiên cứu có hệ thống về bối cảnh, nội dung và kết quả
của các cuộc cải cách, có thể hiểu biết tồn diện và chun sâu về lịch sử dân tộc trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Các cuộc cải cách trong lịch sử có thể thành cơng hoặc thất bại, có hệ quả tích
cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của vương triều, của quốc gia, dân tộc và tiến trình
lịch sử nói chung. Việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học và khách quan đối với
những cuộc cải cách trong quá khứ sẽ giúp rút ra những cuộc cải cách trong quá khứ sẽ
giúp rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu; giúp ích cho q trình xây dựng, quản lí
quốc gia trong hiện tại.
II. Quan điểm và phương pháp luận tiếp cận, nghiên cứu
- Nguyên tắc chung của sử học:
+ Khách quan
+ Trung thực
+ Trung tính
+ Tiến bộ
+ Tồn diện
+ Cụ thể
- Tránh sự thể hiện quá mức của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa địa phương, ít nhất
là về ngơn ngữ, diễn đạt.
- Có sự nhìn nhận đa chiều và tránh định kiến.
- Phân biện sử liệu sơ cấp (primary sources - tạo ra ở thời điểm diễn ra sự kiện,
hiện tượng nghiên cứu) và sử liệu thứ cấp (secondary sources - ra đời sau khi diễn ra sự
kiện, hiện tượng nghiên cứu, thường là sách, báo, nghiêng về nghiên cứu, phân tích, đánh
giá sự kiện, hiện tượng lịch sử).
- Phân biệt các nguồn sử liệu: truyền miện (oral), chữ viết (writing), hiện vật
(artifact), hình ảnh (image), đa phương tiện (multimedia).
- Phân biệt hiện thực lịch sử (historical fact) và nhận thức lịch sử (historical
cognition).
- Phân biệt phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong trình bày, diễn giải
lịch sử (historical interpretation).
- Chú ý tính rộng lớn, tính phức tạp, tính tương đối, tính dễ biến đổi, tính “nhạy
cảm” của nhận thức lịch sử và tri thức khoa học lịch sử.
- Chú ý đến tính liên ngành của khoa học lịch sử:
+ Gồm nhiều lĩnh vực bổ trợ khác (khảo cổ học, cổ tiền học, niên đại học…)
+ Sử dụng kiến thức và phương pháp của nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, văn
học, kinh tế, xã hội học, nhân học… Trong đó kiến thức địa lí và văn học rất quan trọng.
III. Một số khái niệm cơ bản
1. Cải cách (reform)
- Theo nghĩa công cuộc: hệ thống chính sách và biện pháp mà tầng lớp cầm quyền
thực hiện trong một giai đoạn nhất định nhằm giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế trong
quá trình phát triển của quốc gia, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới của thực tiễn xã
hội, trên cơ sở đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn
tại của thể chế chính trị.
- Theo nghĩa phong trào: một phong trào xã hội có mục đích tạo ra những biến đổi
từng bước, hoặc những biến đổi trong những lĩnh vực cụ thể của xã hội hơn là những
thay đổi đột ngột hoặc có tính nền tảng.
Như vậy, cần hiểu:
- Cải cách với tính chất là cơng cuộc, phong trào thường có tính hệ thống chứ
không đơn thuần là một hay một vài biện pháp riêng lẻ.
+ Tính hệ thống ở đây có thể nhìn nhận theo chiều ngang (được tiến hành đồng
thời trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa) hoặc theo chiều dọc (chỉ cải cách
một lĩnh vực cụ thể trong lĩnh vực đời sống xã hội nhưng tiến hành toàn diện trên tất cả
các mặt của lĩnh vực đó, ví dụ như cải cách hệ thống hành chính, sẽ tiến hành cải cách từ
cấp trung ương trung gian cơ sở, từ cách thức tuyển chọn nhân sự đến mơ hình
quản lí, cơ chế hoạt động, điều hành).
+ Như vậy, một cuộc cải cách chỉ thực sự đúng nghĩa khi nó có tính hệ thống trong
q trình thực hiện. Cịn nếu khơng thì đó chỉ là những điều chỉnh với tính chất là một
hoặc một vài biện pháp nhằm thích ứng với nhu cầu hoặc sự phát triển của xã hội chứ
không phải là một công cuộc đúng nghĩa.
- Cải cách thường được biểu hiện bằng đường lối và biện pháp:
+ Đường lối trong cải cách bao gồm: tư tưởng, lí luận, chính sách, chiến lược,
mục tiêu… Đường lối cải cách thường được thể hiện bằng các chính sách hoặc qua thái
độ của tầng lớp cầm quyền. Chẳng hạn chính sách khuyến khích thương nghiệp, tơn sùng
Nho học, hạn chế Phật giáo…
+ Biện pháp trong cải cách là những hành động triển khai, thi hành trong thực tiễn
nhằm cụ thể hóa đường lối. Chẳng hạn: giảm thuế đối với các hoạt động buôn bán, mở
cửa đối với thương nhân nước ngoài; lập trường học, tăng cường in ấn và phát hành các
loại sách Tứ thư, Ngũ kinh, bắt các sư tăng chưa đến tuổi quy định phải hoàn tục, cấm
xây dựng chùa mới…
- Cải cách xã hội đúng nghĩa chỉ có thể do giai cấp cầm quyền, tầng lớp thống trị
tiến hành.
- Nếu đối tượng khác (quần chúng nhân dân hoặc một tầng lớp nào đó trong xã
hội) tìm cách thực hiện thì nó sẽ chuyển sang một hình thái, khái niệm khác: các cuộc
vận động hoặc các cuộc đấu tranh chính trị, xã hội. (Ví dụ: cuộc vận động Duy tân ỏ Việt
Nam đầu thế kỉ XX, hoặc cuộc vận động cải cách tôn giáo của Luther…).
- Cải cách là một phạm trù lịch sử (chỉ xuất hiện trong những bối cảnh nhất định
và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, có sự hình thành, phát triển và suy
vong, thời gian đó có thể chỉ trong một vài tháng hoặc kéo dài tới một vài thập kỉ, nhưng
bao giờ cũng chỉ diễn ra và kết thúc trong giai đoạn cụ thể). Nếu những biện pháp cải
cách được tiến hành thường xuyên từ chính quyền này sang chính quyền khác, từ triều
đại này sang triều đại khác thì nên hiểu đó là sự vận động đổi mới trong quá trình phát
triển tự thân của xã hội chứ không phải là những cuộc cải cách.
- Hai loại hình bối cảnh và hai loại hình cải cách:
+ Các cuộc cải cách thường được tiến hành trước một trong hai bối cảnh sau: Thứ
nhất, xã hội đã rơi vào khủng hoảng hoặc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng; Thứ
hai, một hoặc một vài lĩnh vực trong mơ hình quản lí xã hội bộc lộ những mâu thuẫn hoặc
hạn chế, làm cản trở sự phát triển của đất nước.
+ Hai hình thức bối cảnh đó sẽ quy định hai loại hình cải cách: Bối cảnh thứ nhất
thường dẫn tới những cuộc cải cách toàn diện và triệt để; Bối cảnh thứ hai thường dẫn
đến những cuộc cải cách ở một hay một vài lĩnh vực nhất định.
- Cũng do bối cảnh như đã đề cập, những cuộc cải cách toàn diện và triệt để
thường nhằm một mục tiêu kép hay gồm 2 bước: Thứ nhất, nhằm giải quyết những mâu
thuẫn, hạn chế trong q trình quản lí quốc gia để xã hội vượt qua khủng hoảng hoặc
nguy cơ khủng hoảng. Thứ hai, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới với
những thành tựu lớn hơn (cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ
XV; công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập do Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tiến
hành từ những năm 80 của thế kỉ XX).
Trong khi đó, những cuộc cải cách thuộc loại hình thứ hai chỉ nhằm mục tiêu thứ
hai như đã nói: đưa đất nước bước vào một giai đoạn mới với những thành tựu lớn hơn
(công cuộc cải cách, đổi mới của nhà Lý thế kỉ XI, hoặc cuộc cải cách của vua Lê Thánh
Tông thế kỉ XV).
- Các cuộc cải cách đều phải đảm bảo một nguyên tắc cơ bản: không làm ảnh
hưởng đến sự tồn tại của thể chế chính trị đương thời. Điều này do một đặc điểm cơ bản
của cải cách quy định: do giai cấp thống trị hoặc tầng lớp cầm quyền tiến hành. Mặc dù
bản thân các cuộc cải cách có thể làm thay đổi ít nhiều tính chất của nền chính trị đó. Đây
chính là đặc điểm mang tính bản chất nhất của các cuộc cải cách trong so sánh với một
cuộc cách mạng.
2. Đổi mới (Renovate: làm mới lại, làm hồi phục lại, cải tiến lại)
- Sự thay đổi tồn diện của xã hội trong q trình phát triển theo hướng tích cực,
tiến bộ. Thơng thường đổi mới được hiểu là hiện trạng của xã hội trong so sánh với giai
đoạn trước đó, đồng thời là chiều hướng phát triển của xã hội đó. Do đó, đổi mới thường
được nhìn nhận là một quá trình tự thân của xã hội do những tác động nào đó mang lại.
- Chẳng hạn như do các cuộc cải cách, sau các cuộc cách mạng hay do sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, sự phát triển tự thân của nền kinh tế, chứ không phải là một công
cuộc gồm hệ thống những chính sách và biện pháp thực tiễn như các cuộc cải cách.
- Nói cách khác, cải cách là biện pháp, đổi mới là kết quả. Do vậy, không nên
nhầm lẫn công cuộc cải cách (biện pháp) với quá trình đổi mới (hiện trạng). Cùng vì lí do
đó, khái niệm công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay nên hiểu đúng là công cuộc cải
cách, mở cửa và hội nhập, và q trình đó đang đưa lại kết quả: đất nước, xã hội, con
người được đổi mới.
3. Cách mạng (revolution)
- Hoạt động có tính lịch sử của quần chúng nhân dân nhằm xóa bỏ ách áp bức của
giai cấp thống trị cũ và phương thức sản xuất cũ, xây dựng một chế độ mới gắn liền với
phương thức sản xuất mới.
- Như vậy, về hình thức, biện pháp và mục đích, cách mạng khác với cải cách ở 3
phương diện cơ bản:
+ Cách mạng là do quần chúng nhân dân tiến hành bằng bạo lực (dưới lên), còn
cải cách do giai cấp thống trị tiến hành.
+ Cách mạng xóa bỏ giai cấp thống trị cũ, cịn cải cách giữ nguyên sự thống trị đó.
+ Cách mạng thay đổi toàn bộ trật tự, bản chất của xã hội cũ, còn cải cách chỉ
nhằm loại bỏ những yếu tố lạc hậu trong mơ hình xã hội mà nó đang có mà thôi.
- Chính vì vậy, về tính chất, nếu cách mạng là triệt để thì cải cách có tính cải
lương, nếu cách mạng gắn với bạo lực thì cải cách có tính ơn hịa, nếu cách mạng gắn với
cái mới hồn tồn về hình thái và trật tự xã hội trên cơ sở xóa bỏ hẳn cái cũ thì cải cách
vừa tạo ra những yếu tố mới nhưng không làm mất hẳn cái cũ.
- Bên cạnh đó, cải cách mà cách mạng cũng có mối liên hệ lịch sử với nhau. Cải
cách và cách mạng dưới góc độ lịch sử là mối quan hệ giữa quá trình tiệm tiến và bước
nhảy vọt của xã hội. Khi không thể cải cách nữa sẽ là cách mạng, sau cách mạng lại tiếp
tục cải cách.
4. Cải tạo (improve, transform, re-educate)
Có thể hiểu theo các nghĩa:
- Sửa đổi, thay đổi tình trạng, sự vật (cải tạo căn hộ, cải tạo chung cư cũ…)
- Thay đổi về chế độ kinh tế, điều chỉnh lại chức năng, tính chất của một hoặc
nhiều thành phần kinh tế của chế độ cũ, nhằm làm cho nó phù hợp với xu thế phát triển
của chế độ kinh tế đương thời. Ví dụ: ở Việt Nam có cơng cuộc cải tạo quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ 1954 - 1960, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam từ
1975.
- Giam giữ để cải tạo, điều chỉnh nhân cách, hành vi, tư tưởng, cưỡng chế để giáo
dục lại người có nhân cách, phong cách lệch chuẩn xã hội.
5. Cải tổ (reform, reorganize, reshuffle)
- Thường được hiểu theo nghĩa là cải cách một tổ chức, nhất là cải cách, thay đổi
về nhân sự trong tổ chức đó, do vậy thường có khái niệm “cải tổ nội các” (cabinet
reshuffle).
- Khái niệm cải tổ còn được dùng để chỉ q trình cải cách ở Liên Xơ cuối những
năm 80 của thế kỉ trước. Tuy vậy, từ dịch này không chính xác lắm, vì Gorbacheb đưa ra
chương trình perestroika (nghĩa đen: cấu trúc lại, restructuring) nhằm cải cách kinh tế.
Các khái niệm lí thuyết - chính trị cơ bản của perestroika được đưa ra trong Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ 4/1985, sau đó được phát triển và cụ thể
hóa trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Liên Xô tại các Đại hội 27, 28. Ở Việt Nam,
cụm từ “chương trình perestroika” được dịch thành “chương trình cải tổ”.
IV. Một số vấn đề lí luận
1. Cải cách xã hội là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự tiến bộ
của quốc gia, dân tộc, nhân loại
- Trong lịch sử, có 3 yếu tố - hiện tượng có tác động lớn nhất, rõ rệt nhất đối với
tiến trình và chiều hướng phát triển của các quốc gia, dân tộc cũng như toàn thế giới:
+ Những cải tiến, phát minh về kĩ thuật, khoa học, công nghệ, tri thức làm thay đổi
cách thức tác động giữa con người đối với thế giới tự nhiên và từ đó làm thay đổi phương
thức sinh sống của con người.
+ Các cuộc cách mạng xã hội do quần chúng tiến hành, lật đổ giai cấp thống trị và
quan hệ sản xuất đã lỗi thời, mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển, xây dựng
một hình thái kinh tế - xã hội mới trên cơ sở một phương thức sản xuất mới, tạo ra một sự
nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Các cuộc cải cách xã hội và những hoạt động cải cách xã hội.
Bên cạnh đó là các yếu tố khác như chính trị, cạnh tranh giữa các quốc gia, biến
đổi khí hậu…
- Các cuộc cải cách xã hội thường tác động tới tiến trình phát triển của các quốc
gia, dân tộc cũng như trên phạm vi thế giới theo hướng sau:
+ Nếu thành cơng: sẽ đưa quốc gia thốt khỏi khủng hoảng xã hội, giải phóng sức
sản xuất xã hội và năng lực sáng tạo của con người, mở ra một thời kì phát triển mới mà
khơng cần cách mạng xã hội; củng cố sức mạnh và kéo dài thời gian cầm quyền của giai
cấp thống trị. Đồng thời, có thể tác động tích cực đến sự phát triển của các quốc gia, khu
vực khác.
+ Nếu thất bại: sẽ làm cho xã hội tiếp tục lâm vào khủng hoảng trầm trọng, dẫn
đến sự sụp đổ của chế độ hoặc rơi vào ách ngoại bang, mặt khác có thể tạo ra những hệ
quả tiêu cực tới các quốc gia, khu vực khác.
Những cuộc cải cách ở một quốc gia cụ thể dù thành công hay thất bại thường để
lại những bài học, kinh nghiệm quý báu cho những quốc gia tiến hành cải cách sau đó.
Trong nhiều trường hợp, sự thành công của một quốc gia tiên phong trong công cuộc cải
cách đã trở thành mẫu hình cho nhiều quốc gia khác tiếp thu, cải biến, tạo ra một tác
động dây chuyền tích cực trên một khu vực địa - chính trị rộng lớn.
2. Trong lịch sử nhân loại cũng như lịch sử từng quốc gia, dân tộc, các cuộc cải cách
là một hiện tượng có tính tất yếu
- Về mặt lí luận, bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng bao gồm sự cấu thành và
tác động của hai mặt: kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất. Trong đó, sự thống nhất và phù hợp giữa hai yếu tố này là yếu tố có vai
trị quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội.
Từng quốc gia dân tộc đều lựa chọn cho mình qua từng giai đoạn lịch sử những
hình thức tổ chức xã hội nhất định, là kết quả của những hành động có ý thức. Nhưng gắn
liền với hình thức tổ chức xã hội đó là một kết cấu nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người: hình thái kinh tế - xã hội.
Trong kết cấu đó, theo ngun lí chung, cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất (thực
tiễn) có vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và quan hệ sản xuất (mơ hình),
khi thực tiễn biến đổi thì mơ hình cũng phải từng bước biến đổi thích ứng.
Ngược lại, kiến trúc thượng tầng và quan hệ sản xuất cũng có sự tác động mạnh
mẽ đối với cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất, biểu hiện ở chỗ có thể kích thích, tạo điều
kiện cho sự phát triển của thực tiễn xã hội (trong trường hợp mơ hình phù hợp, tiến bộ),
và ngược lại, có thể kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng, lực lượng sản xuất (trong
trường hợp mô hình lạc hậu).
- Về cơ bản, thực tiễn xã hội bao giờ cũng có sự biến đổi nhanh hơn so với mơ
hình xã hội (tính động và tính trễ). Từ đó sự phát triển sẽ đưa đến ba khả năng:
+ Thứ nhất: mơ hình xã hội cũng phải được chủ động điều chỉnh (có ý thức) để
phù hợp với thực tiễn xã hội mới, trong trường hợp này trạng thái xã hội sẽ có sự phát
triển mới tiến bộ hơn nhưng không gây ra sự đứt gãy về chế độ.
+ Thứ hai: mơ hình xã hội cũ khơng được thay đổi nhưng cũng không thể bị phủ
định, trong trường hợp này tất yếu xã hội sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và
kéo dài, sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến khả năng thứ ba.
+ Thứ ba: mô hình xã hội cũ sẽ bị phủ định, đánh đổ, trên cơ sở đó, một mơ hình
xã hội mới được thiết lập. Trong trường hợp này, một hình thái kinh tế xã hội mới, hay
một chế độ mới sẽ xuất hiện.
Thông thường, khả năng thứ nhất thường diễn ra với tần suất cao hơn nhiều lần so
với khả năng thứ hai, thứ ba, xuất phát từ khả năng thích ứng linh hoạt tự thân của các
thực thể xã hội trong q trình tồn tại của nó cũng như nhu cầu ổn định xã hội của chính
giai cấp thống trị và cả giai cấp bị trị.
Từ ngun lí đó, áp dụng vào thực tiễn, ở mỗi thời đại, trong quá trình trị nước,
tầng lớp lãnh đạo luôn đứng trước một nhiệm vụ - đồng thời cũng là thách thức có tính
chất sống cịn: dự đốn hoặc nhìn thấy những bất cập trong mơ hình xã hội, những nhu
cầu mới của thực tiễn xã hội, từ đó chủ động đề ra những chính sách điều chỉnh phù hợp,
nếu khơng muốn mơ hình xã hội mà họ là chủ nhân trở thành yếu tố cản trở sự phát triển,
tức là trở thành đối tượng của các cuộc đấu tranh phản kháng, cách mạng.
Nói cách khác, cải cách xã hội là một loại hình hoạt động có tính chất quy luật, tất
yếu trong lịch sử phát triển của nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước,
tức là xã hội được tổ chức một cách có ý thức.
3. Cải cách là một hiện tượng có tính phổ biến trong lịch sử nhân loại
- Tự điều chỉnh và chủ động điều chỉnh mơ hình xã hội để thích ứng với thực tiễn
xã hội là một hoạt động vừa mang tính bản năng, vừa có ý thức của con người từ khi
bước vào thời kì lịch sử, có văn minh, có tổ chức. Và các cuộc cải cách cũng vừa mang
tính tất yếu vừa mang tính phổ biến, biểu hiện:
+ Về mặt thế giới, để có thể tồn tại, hầu hết các nhà nước/ quốc gia trong tiến trình
lịch sử từ thời kì cổ đại - nay đều trải qua nhiều lần cải cách với quy mô, mức độ và lĩnh
vực khác nhau. Đặc biệt là trong thời kì cận - hiện đại, khi thực tiễn xã hội có sự biến đổi
nhanh chóng, khi mối quan hệ giao lưu - cạnh tranh và sự tương tác - phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia ngày càng lớn thì yêu cầu cải cách lại đặt ra thường xuyên hơn và cao
hơn.
+ Về mặt khơng gian, các cuộc cải cách thường có tính lan tỏa trong từng khu vực
địa - chính trị cụ thể và cả trên phạm vi thế giới. Nói một cách khác, cuộc cải cách cụ thể
ở quốc gia này thường là kết quả từ việc học tập, cải biến bài học phát triển của một quốc
gia khác, đồng thời lại là mơ hình cải cách cho một nước thứ ba, thứ tư…
Điều này biểu hiện rất rõ trong lịch sử các quốc gia ở Trung Quốc thời kì cổ đại,
trong lịch sử Việt Nam thời kì trung đại, quá trình học tập con đường Nhật Bản của các
nước Đơng Á và Đơng Nam Á thời kì cận đại hay giữa các nước châu Âu trong thời kì
trung đại, cận - hiện đại.
Tính chất này cũng thể hiện giữa các địa phương, trong những lĩnh vực cải cách cụ
thể: cải cách bộ máy tổ chức nhà nước, cải cách quân đội, cải cách thuế khóa… giữa các
quốc gia láng giềng thời cổ - trung đại hay cải cách giáo dục, cải cách hệ thống ngân
hàng, cải cách nền hành chính… giữa các quốc gia cùng đường lối phát triển hoặc ý thức
hệ trong thời kì cận - hiện đại.
Tính phổ biến của các cuộc cải cách còn thể hiện ở chỗ: những cuộc cải cách tiến
hành có quy mơ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (cuộc cải cách lớn và toàn
diện) thường xuất hiện sau nhiều năm, gắn liền với các cuộc khủng hoảng hoặc khi nguy
cơ khủng hoảng manh nha, nhưng ở từng quốc gia lại có thể diễn ra những cuộc cải cách
thường xuyên trong từng lĩnh vực cụ thể mỗi khi lĩnh vực đó đặt ra yêu cầu cải cách, đổi
mới bộ máy hành chính, quân sự, luật pháp, chế độ thuế khóa, giáo dục…
4. Các cuộc cải cách do giai cấp thống trị tiến hành nhưng quần chúng nhân dân và
thực tiễn khách quan lại đóng vai trị quyết định sự thành công hoặc thất bại
- Là một loại hoạt động lịch sử phổ biến, nhưng khác với những phát minh khoa
học, các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng là hành động của các tầng lớp nhân dân,
các cuộc cải cách bao giờ cũng diễn ra dưới tư tưởng, đường lối, chính sách và biện pháp
của giai cấp thống trị hoặc tầng lớp cầm quyền.
- Điều này do bản chất của cải cách quy định: là những biện pháp nhằm điều chỉnh
một hoặc nhiều mặt của mơ hình xã hội, mà mơ hình xã hội bao giờ cũng là sản phẩm
được tạo ra theo ý muốn của giai cấp thống trị, phục vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp
thống trị.
- Chính vì vậy, giai cấp thống trị có quyền và trách nhiệm đề xướng, lãnh đạo thực
hiện cải cách nhằm khắc phục những hạn chế trong mô hình xã hội mà mình đã tạo ra
hoặc do tầng lớp thống trị trước đó để lại. Trong một số trường hợp, những kiến nghị về
đường lối, nội dung, chính sách cải cách có thể xuất hiện từ một số cá nhân không nằm
trong giai cấp thống trị, nhưng người quyết định thực hiện cuối cùng vẫn là giai cấp
thống trị.
- Vai trò của giai cấp thống trị trong các cuộc cải cách thể hiện:
+ Dự báo và đưa ra những khuyết tật trong mơ hình xã hội, nhà nước đưa đến
khủng hoảng xã hội.
+ Đề ra mục tiêu, lô trình (mức độ và thời hạn), vạch ra đường lối (ở tầm chiến
lược, vĩ mơ) để giải quyết - thốt khỏi những khuyết tật, trì trệ đó.
+ Triển khai các chính sách cụ thể (ở cấp vĩ mơ) để cụ thể hóa mục tiêu đó.
+ Theo dõi, điều chỉnh những phát sinh trong quá trình cải cách.
+ Tổng kết, đánh giá quá trình cải cách.
+ Củng cố và phát huy những thành quả của công cuộc cải cách.
Đại diện cho giai cấp thống trị đề xướng, lãnh đạo cải cách có thể là một cá nhân
(đa số trường hợp của những thể chế cải cách) hoặc một tập thể (trong trường hợp của thể
chế cộng hòa). Nhưng thường, ở từng quốc gia, mỗi cuộc cải cách thường gắn với một
nhân vật lịch sử nhất định, thường được coi là kiến trúc sư trưởng - linh hồn của công
cuộc cải cách đó. Sự thành cơng hay thất bại, sự phù hợp hay không phù hợp của cuộc cải
cách phụ thuộc khá lớn vào khả năng và quyền lực của nhân vật đó.
Mặc dù khơng phải là đối tượng đề xướng và lãnh đạo, nhưng quần chúng lại là
người quyết định sự thành bại của cải cách. Thể hiện ở chỗ: nếu các cuộc cải cách phù
hợp với nguyện vọng của quần chúng sẽ nhanh chóng được hưởng ứng, hiện thực hóa.
Ngược lại, sẽ gặp phải sự phản kháng và khơng có tác động trong thực tế. Bên cạnh đó,
quần chúng cịn đóng vai trị là yếu tố gây áp lực thúc đẩy tiến hành cải cách, đẩy nhanh
hoặc giảm bớt tiến độ cải cách, tìm ra hoặc đề xuất những kiến nghị có giá trị trong thực
tiễn…
Trong bộ phận quần chúng, tầng lớp trí thức trong xã hội có vai trị rất lớn, kiến
nghị và đi tiên phong trong các cuộc cải cách.
Ngoài ra, sự thành bại của các cuộc cải cách còn do nhiều yếu tố khác như bối
cảnh, quy luật khách quan của hiện tượng xã hội quy định. Khi cải cách diễn ra ở bối
cảnh thuận lợi, phù hợp với quy luật của thực tiễn khách quan trong sự phát triển xã hội
thì khả năng thành cơng là rất lớn, và ngược lại.
Một cuộc cải cách không bao giờ có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả giai cấp,
tầng lớp trong xã hội. Thông thường, khi nó đưa đến lợi ích cho một nhóm xã hội nào đấy
thì cũng đụng chạm hay tước đoạt lợi ích của nhóm khác, điều này đưa đến hiện tượng là
đứng trước và trong các cuộc cải cách, trong nội bộ giai cấp thống trị cũng như trong xã
hội thường chia làm hai bộ phận: bảo thủ và cấp tiến, gắn liền với nó là thái độ: phản đối,
ủng hộ.
Và như vậy, khi đề xướng một cuộc cải cách thì cũng có nghĩa là bắt đầu của một
cuộc đấu tranh xã hội. Và thông thường, kết quả của cuộc đấu tranh này bao giờ cũng có
tính tất yếu: cái mới chiến thắng, dù sớm hay muộn.
5. Các cuộc cải cách trong lịch sử thường diễn ra trên ba lĩnh vực, chủ yếu và trước
hết là kinh tế và chính trị, sau đó là văn hóa
Chương 2: CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ NHÀ HỒ
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1. Trước năm 1954
- Cuộc cải cách đã được đề cập đến trong các tác phẩm chính sử của nhà nước
phong kiến, sách thơng sử của tư nhân hoặc các tác phẩm chuyên khảo. Chưa đi vào
nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu cuộc cải cách, mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét về hành
động cướp ngôi và một số biện pháp mới của Hồ Q Ly.
- Thế kỉ XV, trong Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi đã nhận xét rất cô đọng về
những chính sách của Hồ Quý Ly và nguyên nhân mất nước năm 1407: “Vừa rồi, nhân
họ Hồ… Bọn gian tà cịn bán nước cầu vinh.” (Cướp ngơi + làm mất nước)
- Đại Việt sử kí tồn thư và Khâm định Việt sử thơng giám cương mục, với quan
điểm tơn phị chính thống, coi nhà Hồ là “ngụy triều”. Mặc dù có đánh giá một số mặt
tích cực, nhưng quan điểm chủ yếu là phê phán, chê bai, kết tội. Ngô Sĩ Liên: “Hồ Quý
Ly muốn cướp ngôi nhà Trần và mượn việc ấy để thu phục lịng người mà thơi”, hoặc gọi
Hồ Quý Ly là kẻ “loạn thần tặc tử”.
- Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” cũng đánh giá cao Hồ Quý Ly về mặt
tài năng, nhưng lên án nặng nề nhân vật này tội làm mất nước: “Xem cơng việc của Hồ
Q Ly làm thì khơng phải một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh
tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau) thì dẫu giặc Minh
có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại
được cải tiếng thơm để lại nghìn thu, nhưng vì cái lịng tham xui khiến, hễ đã có thế lực
là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thốn đoạt,
và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên
lịng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cho con họ Hồ thua chạy, bị bắt,
phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người! Nhưng đây là cái tội làm hại riêng một họ
Hồ mà thơi, cịn cái tội làm mất nước Nam, thì ai gánh vác cho Quý Ly?”
2. Giai đoạn sau 1954 - 1961
- Đây là chủ đề khiến diễn đàn sử học mácxít miền Bắc thực sự “lên cơn sốt” với
những cuộc tranh luận trực tiếp liên tục trên các tạp chí, chủ yếu là tạp chí “Nghiên cứu
lịch sử”. Bắt đầu từ 1955, tạp chí “Văn sử địa” đã có bài viết liên quan đến chủ đề này,
tập trung từ 1960 - 1961.
- Các bài viết đã tập trung nghiên cứu, đánh giá có tính tổng quan cũng như từng
lĩnh vực, biện pháp cải cách, do đây không phải vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị nên các
nhà sử học thoải mái tranh luận, khơng phân thắng bại. Cuối 1961, tạp chí “Nghiên cứu
lịch sử” quyết định tạm kết thúc cuộc tranh luận, không đăng bài nữa.
- Hai luồng ý kiến, quan điểm trái ngược nhau:
+ Một bên đánh giá rất cao cá nhân Hồ Quý Ly cũng như cuộc cải cách của ông.
Tiêu biểu như Trần Văn Giàu, Minh Tranh cho Hồ Quý Ly là một nhà chính trị lỗi lạc,
đại biểu cho sự canh tân đất nước, đại diện cho một tầng lớp mới trong xã hội là thương
nhân hay phong kiến - nhà buôn, những cải cách của ông là tiến bộ, đáp ứng yêu cầu cấp
bách của thực tế lịch sử, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển. Về nguyên nhân thất bại,
do tiến hành trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thù trong giặc ngồi.
+ Bên cịn lại phê phán gay gắt, tiêu biểu như Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan
Quang: cải cách phản tiến bộ không xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,
cải cách nhằm mục đích đàn áp và làm suy yếu thế lực của quý tộc Trần, tập trung quyền
lực vào tay mình, gây rối loạn xã hội. Coi sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh là hệ
quả tất yếu của những chính sách kinh tế, xã hội sai lầm trước đó.
+ Một số ý kiến khác vừa khẳng định mặt tích cực vừa nêu ra tiêu cực, vừa đề cao
vừa có phê phán nhưng nhẹ nhàng. Tiêu biểu như Văn Tân: cải cách của Hồ Quý Ly
không triệt để, chưa có tác dụng lớn, chưa đem lại lợi ích thiết thực cho những tầng lớp
cần cải cách.
- Nhược điểm của thời kì này là các nhà sử học đã thiên về cảm tính, hơi sa đà vào
quan điểm luận (thiên về nhận xét, đánh giá, bình luận lịch sử) chứ chưa đi sâu vào phân
tích tồn diện, khách quan, biện chứng bối cảnh xã hội Đại Việt đương thời cũng như
từng biện pháp cụ thể. Ví dụ, khi phân tích về hạn điền, có người cho là phản động vì kìm
hãm xu thế phát triển của lịch sử (hạn chế tư hữu)… mà khơng có quan điểm cụ thể về
chế độ quân chủ Việt Nam.
3. Giai đoạn từ 1962 - nay
Sau năm 1961, khơng khí tranh luận lắng xuống, những bài viết về Hồ Quý Ly
cũng ít xuất hiện hơn. Đến tháng 10/1990, nhằm rút ra kinh nghiệm, bài học phục vu cho
cơng cuộc Đổi mới, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử” phát động một đợt nghiên cứu, đánh giá
mới về cải cách của Hồ Quý Ly. Các cuộc tranh luận lại bùng phát với những ý kiến khác
nhau.
Ý kiến của các nhà nghiên cứu thuộc Ban Lịch sử tỉnh Thanh Hóa cũng góp phần
nhận thức chính xác, sâu sắc hơn về chủ đề này. Tuy vậy, cuộc chiến tranh luận kéo dài
ngót 2 năm cũng khơng ngã ngũ, không phân thắng bại. Cuối cùng, tháng 12/1991, các
bên đưa nhau về Thanh Hóa với hội thảo “Hồ Quý Ly và nhà Hồ” do Ban nghiên cứu và
biên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Tại Hội thảo này, phần lớn đều đi đến nhận định:
- Đây là cuộc cải cách toàn diện nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam, Hồ Quý Ly
là một chính khách táo bạo.
- Các biện pháp cải cách trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục đều có tính chất tiến bộ
(đề cao chữ Nơm, tốn pháp, mở rộng trường học đến các phủ, châu, đặt chức giáo thụ
trơng coi, trích ruộng đất để làm học điền).
- Những biện pháp cải cách cũng quân tâm đến lực lượng quân đội, quốc phòng,
chuẩn bị và sẵn sàng kháng chiến, thất bại là do đường lối sai lầm.
- Có những hạn chế, tiêu cực trong cải cách: hạn điền, hạn nô, tiền giấy…
Đến đây, thái độ phê phán gay gắt cũng như đánh giá quá cao đã khơng cịn nữa,
chuyển hết sang loại ý kiến thứ 3.
Điểm mới ở đây là các nhà sử học đã bớt “nóng đầu” hơn khi bảo vệ quan điểm
của mình, và cách nhìn nhận cũng tỉnh táo hơn, điềm đạm hơn. Những ý kiến phê phán
như trước đây vẫn cịn, nhưng khơng cịn gay gắt như trước, những ý kiến khen ngợi
cũng kiệm lời hơn, khơng cịn đề cao quá mức, đồng thời những ý kiến trung dung, có
khen có chê ngày càng phổ biến.
Gắn liền với việc nghiên cứu cải cách là việc đánh giá cá nhân con người Hồ Q
Ly, có người cho đây là “nhà chính trị lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam” (Văn Tân), người
“có nhân cách anh hùng, quyết tâm đánh giặc đến cùng” (Phan Huy Lê), “nhân vật khổng
lồ” (Hồng Khơi), có người cho rằng đây chỉ là một nhân vật “giàu tham vọng chứ khơng
có tài năng” (Nguyễn Hồng Phong).
Đề tài cải cách Hồ Quý Ly cũng có sự tham gia của một số nhà sử học nước ngoài,
tiêu biểu là cuốn “Việt Nam, Hồ Quý Ly và nhà Minh” của nhà sử học Mĩ White More
(1985), cuốn “Nước Việt Nam phong kiến cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV” của nhà sử học
Nga Maslov (1989), bài viết “Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và tính chất của nó”
của Song Jeong Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ Pusan (1998). Những ý kiến này đều
đánh giá khá cao Hồ Q Ly và cơng cuộc cải cách.
II. Bối cảnh
1. Chính trị
a. Những rối loạn về ngôi vua và nội bộ vương triều
Từ thời Trần Dụ Tông (1341 - 1369), những năm đầu còn cố gắng, từ những năm
50 trở đi, sau khi vua cha là Thượng hồng Minh Tơng mất, bắt đầu ăn chơi sa đọa. “vua
tính rất thơng tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều
phục. Đời Thiệu Phong chính sự tốt đẹp, từ năm Đại Trị về sau (từ năm 1358, khi
Thượng hồng Minh Tơng mất), chơi bời q độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó.”
Đánh bạc (gọi nhà giàu vào cung đánh bạc, có tiếng bạc đặt 300 quan tiền, 3 tiếng
thì đã gần 1000 quan rồi), thích uống rượu (gọi quan lại vào cung uống rượu, người uống
nhiều được tăng phẩm hàm), hoang dâm, xây lâu đài hồ ao nguy nga tráng lệ, thích rong
chơi (từng đi chơi nhà đại thần ở Hưng Yên, gần sáng mị về bị cướp mất ấn, kiếm), có
thể do khơng có con nên buồn. Khi cịn nhỏ, ban đêm đi chơi ở Hồ Tây, chết đuối, vớt
được ở lỗ cống đơm cá, được cứu sống. Đây là thời kì diễn ra sự kiện Chu Văn An dâng
sớ đòi chém 7 nịnh thần.
Giữa năm 1369 mất, trước khi mất theo lời xui của Thái hậu Hiến Từ đưa Dương
Nhật Lễ lên ngôi, gây ra nhiều tai vạ. Dương Nhật Lễ hàng ngày chỉ thích ăn chơi, hát
xướng, dâm dật, có ý đồ giết hại họ Trần, muốn đổi sang họ Dương. Triều đình nhà Trần
vất vả nửa năm mới đánh dẹp được.
Cuối năm 1369, Trần Nghệ Tông - người có cơng đầu trong việc dẹp loạn Dương
Nhật Lễ - lên ngơi, khơng quyết đốn, tin dùng và phong chức tước mở đường cho Hồ
Quý Ly, người có 2 người cô Minh Tông lấy làm vợ, quyền lực dần thuộc về tay họ
ngoại.
Năm 1373, Nghệ Tông nhường ngôi cho Duệ Tơng, lui về làm Thượng hồng.
Duệ Tơng là người khơng đến nỗi kém, nhưng vì mắc lời xui của loạn thần, năm 1377
đích thân đem quân đi đánh Chiêm Thành, chết trận ở thành Đồ Bàn. Sau đó Nghệ Tông
lập phế đế lên thay.
Trần Phế Đế lên ngôi vua lúc 16 tuổi, lúc này Nghệ Tông vẫn làm Thượng hoàng
nhưng quyền lực đã hoàn toàn thuộc về Hồ Quý Ly. Phế Đế bàn với Thái úy Trần Ngạc
mưu giết Hồ Quý Ly nhưng bại lộ. Năm 1388, Hồ Quý Ly ép Nghệ Tông phế truất Phế
Đế và bắt thắt cổ chết. Sau đó, Thuận Tơng lên làm vua nhưng số phần nhà Trần lúc này
đã không cứu được nữa. Năm 1398, Thuận Tông bị phế, Thiếu Đế lên thay.
b. Sự suy thoái của quý tộc Trần
Say sưa với vinh quang của 3 lần kháng chiến chống Nguyên - Mơng tồn thắng,
lại sở hữu những tài sản lớn, đặc biệt là chế độ điền trang, thái ấp và sở hữu nơ tì số
lượng lớn. Từ thế kỉ XIV, tầng lớp q tộc Trần cịn khơng giữ được kỉ cương nữa, lao
vào ăn chơi, hưởng thụ, làm trái phép nước.
Tiêu biểu như Trần Khánh Dư (“tướng là chim ưng, quân dân là vịt”), Trần Nhật
Duật (trong nhà không ngày nào không mở cuộc hát xướng), Trần Khắc Chung (ngồi trên
giường 2-3 ngày đêm liên tục để đánh bạc, chỉ húp cháo cầm hơi), Hồ Tơng Thốc khi làm
quan bịn rút của dân, Nghi Tơng bắt tội, nói: “Một con chịu ơn vua, cả nhà ăn lộc trời”,
vua đành tha cho. Mơ hình chính trị qn chủ q tộc và nền kinh tế điền trang thái ấp đã
hết xung lực sau nhiều thế kỉ phát triển.
c. Sự bất mãn của giới trí thức quan lại Nho học với tầng lớp quý tộc Trần và mơ hình
qn chủ q tộc
Do nhu cầu quản lí đất nước, từ nửa đầu thế kỉ XIV, nhà Trần buộc phải mở cửa
triều đình cho tầng lớp trí thức Nho học đã đi qua khoa cử, bộ phận này tuy chưa chiếm
đa số nhưng ngày càng đông và tạo ra sự mâu thuẫn về chính trị và hệ tư tưởng giữa hai
bộ phận quý tộc và quan lại. Trong đó, tầng lớp trí thức Nho học có học, có tài và có tâm
huyết với quốc gia vẫn không được trọng dụng (Nguyễn Ứng Long đỗ Bảng nhãn nhưng
khơng dùng vì xuất thân từ hàn vi).
Chính vì vậy, bộ phận trí thức Nho học tôn sùng Nho học ra sức kêu gọi cải cách
chế độ theo mơ hình Minh - Trung Quốc (quan liêu). Đến nỗi vua Trần Minh Tông đã
chê trách Lê Quát, Phạm Sư Mạnh khi đòi thay đổi chế độ phép tắc: “Nhà nước đã có
phép tắc riêng, Nam Bắc khác nhau, nếu nghe kế tìm đường tiến thân của bọn học trị mặt
trắng thì sinh loạn ngay”.
Nghệ Tơng sau khi lên ngôi cũng phải kêu lên: “triều trước dựng nước, có luật
pháp, chế độ riêng, khơng theo quy chế của nhà Tống, là vì nam bắc nước nào làm chủ
nước đó, khơng phải bắt chước nhau, khoảng năm Đại Trị, bọn học trị mặt trắng được
dùng, khơng hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo
tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc… thực không kể xiết”.
Về sau này, nhà Trần có mở rộng cửa hơn cho quan lại ở các địa phương, nhưng
lại khơng kiểm sốt chặt chẽ, nạn mua quan bán tước tùy tiện (nộp thuế, dâng thóc gạo
cũng được ban tước). Tầng lớp quan lại ngày càng phình to ra và trở thành gánh nặng cho
xã hội. Trần Nhân Tơng nói với Minh Tơng: “Một nước bé bằng bàn tay mà phong quan
tước nhiều thế”.
Năm 1371, Nghệ Tơng “ra lệnh” cho những người có chức tước phải khai báo để
làm sổ sách, “nhưng dân gian giả dối q lắm, lấy khơng làm có rất nhiều”.
Cùng với sự phát triển tự thân của nền giáo dục khoa cử, Nho giáo ngày càng thâm
nhập vào đời sống chính trị, tư tưởng, ngày càng có nhiều người ra sức bài xích Phật
giáo, cổ vũ cho Nho giáo, địi đưa Nho giáo thành ý thức hệ tư tưởng chính thống và duy
nhất cho xã hội (tiêu biểu như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán
Siêu…). Tuy vậy, do chính sách của nhà nước như đặc thù về mơ hình chính trị của nhà
Trần, ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống nhân dân còn rất hạn chế.
“Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông
trống lâu đài chiếm đến nửa phần dân cư, đạo Phật hưng thịnh rất dễ mà được rất mực tôn
sùng. Ta thuở trẻ đọc sách, để tâm khảo sát xưa nay, cũng hiểu rõ sơ đạo của thánh nhân
(tức Nho giáo) để giáo hóa dân chúng mà rốt cuộc vẫn chưa được một người tin theo. Ra
thường dạo chơi sông núi, vết chân trên khắp nửa thiên hạ, đi tìm những “học cung”,
“văn miếu” mà chưa hề thấy một ngơi nào. Đó là điều vơ cùng hổ thẹn với bọn tín đồ
Phật”. (Lê Quát, văn bia chùa Thiệu Phúc, Bắc Giang).
Trong khi Nho giáo đang tìm cách để có chỗ đứng trong đời sống - xã hội, Phật
giáo đến thế kỉ XIV sau thời kì cực thịnh lại bộc lộ những hạn chế không nhỏ: việc xây
dựng chùa tháp quá nhiều làm hao tổn của cỉa, công sức của xã hội, nhà chùa biến thái
chức năng tôn giáo, trở thành những thể chế kinh tế xã hội nằm ngồi sự kiểm sốt của
nhà nước, có nhiều ruộng đất, nơ tì, là nơi ẩn nấp của những kẻ lười lao động chân tay
hoặc mất ruộng đất, sư sãi thực chất là địa chủ trá hình.
Nói cách khác, trong cuộc khủng hoảng của xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV
có cả những mâu thuẫn xung đột giữa Phật giáo với Nho giáo.
d. Các cuộc tấn công của Chiêm Thành
Liên tục từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành với vai trò của Chế Bồng Nga đã
vươn lên thế thượng phong với Đại Việt, gây tai họa cho quân dân nhà Trần trong nhiều
năm:
- Năm 1346, Chiêm Thành khơng cống nạp, triều đình phải cho người sang phải,
cùng năm đó Ai Lao vào cướp biên giới.
- Năm 1353, Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu.
- Năm 1366, Chiêm cướp biên giới.
- Năm 1368, Chiêm sai sứ sang địi đất Hóa Châu.
- Năm 1371, Chiêm vào Thăng Long, đốt trụi cung điện, nhà cửa, sổ sách, thư
tịch, cướp bóc của cải, con gái, vua chạy trốn, “nước nhà từ đó sinh ra nhiều chuyện”.
- Năm 1376, Chiêm vào cướp Hóa Châu. Cuối năm đó Duệ Tông thân chinh cầm
12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, đầu năm vào đến Đồ Bàn bị hại.
- Cuối năm 1377, Chiêm vào cướp kinh sư.
- Năm 1378, Chiêm vào cướp Nghệ An rồi ra đánh Thăng Long, bắt người cướp
của rồi rút về.
- Năm 1380, Chiêm lại ra cướp Thanh Hóa.
- Năm 1382, Chiêm vào cướp Thanh Hóa.
- Năm 1383, Chiêm lại đánh ra Thăng Long.
Sức mạnh, sức đề kháng của Đại Việt lúc này ở mức thấp nhất.
- Năm 1389, Chiêm vào cướp Thanh Hóa, Hồ Quý Ly đưa quân đi đối phó, thua
to, 60 tướng lĩnh bị giết.
Tình trạng này đến năm 1390 mới kết thúc với việc Trần Khát Chân tiêu diệt được
Chế Bồng Nga. Trong lịch sử, chưa bao giờ người Chăm gây khốn đốn cho Đại Việt như
lúc này.
e. Mối đe dọa và nguy cơ ngoại xâm từ phía Minh
Từ năm 1368, sau khi thành lập, nhà Minh đã lộ rõ ý đồ bành trướng liên tục,
mượn đủ cớ để đòi vĩnh, gây khó khăn và “nắn gân” nhà Trần, liên tục yêu cầu cống nộp
lương thực, sư sãi, voi ngựa để phục vụ cho các chiến dịch quân sự ở Vân Nam, nguy cơ
ngoại xâm từ phương Bắc đã đến gần.
2. Kinh tế - xã hội
a. Tình trạng mất mùa, đói kém và thiên tai
Do những biến động xấu về chính trị như đã nói, kinh tế nơng nghiệp khơng được
quan tâm. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV trở về sau liên tục mất mùa, đói kém ở tất cả
các địa phương. Bên cạnh đó, thiên tai diễn ra liên tục với quy mơ lớn: hầu như năm nào
cũng có hạn hán, lũ lụt, vỡ đê, bệnh dịch mùa màng, động đất…
Nhà Trần liên tục phải có những biện pháp khẩn cấp, nhằm cứu đói cho dân nhưng
khơng giải quyết được tận gốc.
Trong lịch sử, hiếm có giai đoạn nào nhiều thiên tai như giai đoạn đặc biệt này:
“Ruộng đồng ngàn dặm đỏ như cháy, dân quê than vãn trồng vào đầu, lưới chài quan lại
còn vơ vét, máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”.
b. Sự suy thối của mơ hình điền trang, thái ấp và chế độ nơ tì
Mơ hình và nền kinh tế điền trang, thái ấp vốn có vai trị tích cực trong giai đoạn
đầu nhà Trần, đến lúc này bộc lộ những hạn chế rất lớn: tích tụ tư liệu sản xuất, nhưng
không kèm theo sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa mà ngược lại.
Quý tộc Trần ra sức bóc lột, nơ tì hóa nơng dân tự do, nhiều người có tới hàng
nghìn gia nơ, cùng với hàng trăm mẫu ruộng đất, nắm trong tay một tài sản lớn, nhà nước
khơng kiểm sốt được, mặc dù đã có ý định hạn chế (từng ban phép cắt chân bãi bồi và
kiểm kê tài sản nhưng đến năm 1371 phải bỏ).
Chế độ điền trang, thái ấp, nơ tì ngày càng tạo ra mâu thuẫn rất lớn giữa quý tộc
Trần với làng xã và nơ tì, đặc biệt khi nơ tì ngày càng trở nên đơng đảo khơng phải do sự
phát triển kinh tế mà do sự phá sản của người nông dân.
c. Những biến đổi xấu trong chế độ ruộng đất
Tình trạng quý tộc, quan lại, cường hào ở các địa phương tìm cách mua bán, bao
chiếm tước đoạt ruộng đất của dân nghèo làm ruộng tư ngày càng phổ biến, tình trạng
ruộng tư lấn át ruộng cơng cùng tình trạng tích tụ sở hữu tư nhân quy mô lớn về ruộng
đất là điều tất yếu về mặt xu thế, nhưng cũng đưa đến tình trạng nơng dân mất ruộng đất,
bị nơ tì hóa hoặc bị bóc lột nặng nề, phải xiêu tán, nền kinh tế tiểu nông của người nông
dân và cơ sở kinh tế của của nhà nước bị đe dọa nghiêm trọng.
Tình trạng ẩn lậu ruộng đất ở các làng xã ngày càng phổ biến, do tư nhân ẩn lậu để
khỏi đóng thuế, do làng xã ẩn lậu để đánh thuế và chỉ dùng vào việc riêng, dẫn đến việc
nguồn thuế của nhà nước cũng bị ảnh hưởng.
d. Các cuộc khởi nghĩa của dân nghèo và nơ tì
Từ khoảng những năm 40 của thế kỉ XIV, khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục ở
các vùng miền. Trong sử sách, những sự kiện này được ghi lại dưới các cụm từ “giặc
cướp”, “làm phản”. Từ năm 1343-1389, trong hơn 40 năm, hầu như năm nào cũng có tình
trạng cướp bóc, nổi loạn từ kinh đơ đến các địa phương khiến triều đình phải vất vả đánh
dẹp.
Năm 1343: hạn hán, mất mùa, đói kém, dân nghèo kẻ làm trộm cướp, nhất là gia
nô các vương hầu. Trong đó, lớn nhất và tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở
Hải Dương và các vùng lân cận từ năm 1344 - 1360 (1344, 1357), thu hút hàng vạn dân
nghèo và nơ tì tham gia.
Năm 1354 là cuộc khởi nghĩa của Tề, một người tự xưng là cháu ngoại Hưng Đạo
Vương, tập hợp những gia nô bỏ trốn, nổi dậy đánh phá ở Lạng Giang, Nam Sách.
Năm 1360: các gia nô nhà Trần phần nhiều trốn đi làm giặc cướp.
Năm 1379: đói to, Nguyễn Bồ xưng vương khởi nghĩa ở Bắc Giang, ở Thanh Hóa
có khởi nghĩa của Nguyễn Thanh.
Năm 1390: cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, đánh chiếm
Thăng Long 3 ngày, đuổi Trần Nghệ Tông và Thuận Tông chạy về Bắc Giang.
Năm 1399, tháng 8, Nguyễn Nhữ Cát trốn vào núi làm giả tiền giấy tiêu dùng, gặp
lúc Thuận Tông bị giết, Khát Chân bị chém, mới chiêu dụ dân lành được hơn vạn người,
hoạt động ở các xứ Lập Thạch, Sông Đáy, Lịch Sơn, Sông Đà, Tản Viên, cướp bóc bừa
bãi, các châu huyện khơng sao chiếm lại được (làm loạn).
Sau khi Hồ Quý Ly nắm quyền chi phối nhà Trần, tình trạng hỗn loạn từng bước
chấm dứt. Năm 1392, đặt các quan cửa sông và tuần thủ ở các xứ để xét bắt trộm cướp,
Phan Phu Tiên viết: “nhà Trần từ sau khi Dụ Tông hoang dâm phóng túng, lại thêm
Chiêm Thành xâm lược, quấy rối thì giặc cướp rất nhiều. Chúng cướp của bắt người giữa
ban ngày, pháp luật không thể ngăn cấm được. Hồ Quý Ly nắm quyền cai trọ, tìm cách
lùng bắt mới hạn chế được phần nào”.
Như vậy, cuộc khủng hoảng của Vương triều Trần và xã hội Đại Việt là một cuộc
khủng hoảng toàn diện, trầm trọng và kéo dài, nhà Trần đã hồn tồn bất lực, hơn nửa
thế kỉ có tới 7 ơng vua nhưng khơng xoay chuyển được tình thế.
Đây không chỉ là khủng hoảng của một vương triều mà là khủng hoảng của một
mơ hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Đại Việt đã đi theo nhiều thế kỉ, nói cách
khác là khủng hoảng trong mơ hình phát triển của chế độ quân chủ Đại Việt sau hơn 400
năm - “khủng hoảng kép”: khủng hoảng vương triều, khủng hoảng mơ hình qn chủ
q tộc mà vương triều đi theo.
Đại Việt rơi vào tình trạng “nội cảm ngoại thương”: trong lên cơn sốt - khủng
hoảng, ngoài bị đánh.
Đại Việt thời Lý - Trần trong nhiều thế kỉ được xây dựng theo một mơ hình
chung: bên trên là một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền nặng tính quý tộc,
nắm quyền sở hữu tối cao trên danh nghĩa về ruộng đất và thần dân, bên dưới là cộng
đồng làng xã vẫn giữ được tính tự trị khá cao. Trung gian là một bộ phận quý tộc, tăng lữ
và các thủ lĩnh địa phương với quyền lực và tài sản khá lớn (điền trang, thái ấp). Mối
quan hệ tay ba này về cơ bản là tốt đẹp, hài hịa, thể hiện ở tính chất thân dân của nhà
nước, ở sự thuần phục tự nguyện của các làng xã, sự trung thành của các quý tộc vương
tôn và thủ lĩnh địa phương, bệ đỡ cho quan hệ đó là sự tồn tại phổ biến của ruộng đất
công làng xã, bởi sự thuần nhất tương đối của một xã hội thuần nơng phân hóa chưa sâu
sắc. Mối quan hệ tốt đẹp đó cịn có chất men xúc tác là sự hứng khởi của cả dân tộc trong
những thế kỉ đầu tiên sau khi giành được độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc, sau những
chiến thắng ngoại xâm vang dội, được cột chặt thêm bởi sợi dây tâm linh Phật giáo.
Dần dần, những biến đổi trong lòng hệ thống này đã làm cho nó trở nên biến dạng.
Chế độ quân chủ q tộc và nền chun chính dịng họ một thời hữu dụng trong việc bảo
vệ nhà Trần và trong kháng chiến giờ đây đang ngày càng bộc lộ hạn chế của nó khi cánh
cửa cho người tài và tầng lớp trí thức nói chung là q hẹp so với nhu cầu thực tế. Quyền
lực quá lớn của các thủ lĩnh địa phương trước đây là chỗ dựa của nhà Trần thì giờ đây
ngày càng đe dọa đến sự thống nhất quốc gia và khả năng tập quyền của nhà nước trung
ương.
Nhà nước thời Trần đứng giữa mâu thuẫn lớn: chính quyền trung ương muốn tiếp
tục duy trì nền chun chính dịng họ, nhưng nhu cầu quản lí đất nước giờ đây khơng thể
thiếu vai trị của giới quan lại quan liêu; triều đình muốn nắm chặt ruộng đất trên phạm vi
cả nước, tiếp tục duy trì ruộng đất cơng trên quy mơ lớn, mặt khác khơng có cách nào
khác lại phải tiếp tục cho phép ruộng tư, nhất là sở hữu tư nhân lớn của quý tộc tồn tại để
đảm bảo chính sách về mặt xã hội, lấy chỗ dựa cho triều đình.
Mặt khác, nhà nước ngày càng nhận ra những tai hại mà sự phổ biến của ruộng tư,
đặc biệt là ruộng đất tư trên quy mô lớn đưa đến: nguy cơ li tâm về mặt chính trị, ảnh
hưởng đến sức mạnh của triều đình và sự thống nhất quốc gia do sự khuynh loát của các
lãnh chúa có nhiều điền sản, nhân vật lực, tình trạng nơ tì hóa người nơng dân làng xã
khiến nhà nước mất dân đinh, giảm khả năng quản lí thần dân, tình trạng ẩn lậu ruộng đất
cả công và tư ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu thuế, chưa kể đến những hệ quả xã hội
rất xấu do sự bất mãn của nơng dân làng xã, nơ tì.
Về cơ bản, Đại Việt thời cuối Trần có 3 mâu thuẫn chính:
- Mâu thuẫn giữa xu thế của thời đại là cho phép tư hữu hóa ruộng đất phổ biến,
tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển với nhu cầu duy trì ruộng đất công và củng
cố quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà nước nhằm đảm bảo sức mạnh tập quyền.
- Mâu thuẫn giữa thể chế quân chủ quý tộc hiện thời và xu hướng quan liêu.
- Mâu thuẫn giữa việc duy trì nhà nước thân dân với nhu cầu xây dựng một nhà
nước pháp quyền, giữa đường lối thân dân với chính sách pháp trị.
Những mâu thuẫn đó được thể hiện cụ thể ở các cuộc đấu tranh xã hội: giữa quý
tộc Trần và trí thức quan lại Nho học, giữa chủ điền trang thái ấp với các làng xã và nơ tì,
giữa các thế lực Phật giáo và Nho giáo, giữa triều đình và các thế lực địa phương.
Nhưng các cuộc đấu tranh này đã không giải quyết được mâu thuẫn, rốt cuộc đưa
đến khủng hoảng trầm trọng và kéo dài về kinh tế, xã hội. Nhà Trần nhiều đời vua bất
lực, vì nếu giải quyết triệt để sẽ đụng chạm rất mạnh đến quyền lợi của chính nhà Trần,
khơng khác gì đặt nhà Trần vào thế tự chặt chân tay, tự đập bể niêu cơm. Vấn đề đặt ra là
phải có bàn tay sắt để can thiệp, làm lại.
Nhiệm vụ của cuộc cải cách: - Thoát khỏi khủng hoảng (trước mắt)
- Tạo dựng mơ hình mới phù hợp có tính bền vững (lâu
dài).
- Giữ vững được độc lập dân tộc (sống còn).
III. Hồ Quý Ly
1. Nguồn gốc và con đường tiến thân
Hồ Quý Ly tên tự là Lý Nguyên, tự suy tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết
Giang, đời Hậu Hán thời Ngũ Quý (thế kỉ X) sang làm thái thú Diễn Châu. Sau đó làm
nhà ở Hương Bảo Đột Châu này, rồi là trại chủ. Đến đời Lý có người lấy cơng chúa
Nguyệt Đích, sinh ra cơng chúa Nguyệt Đoan, đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến
hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con ni Tun úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ của
mình, Quý Ly là cháu 4 đời của Huấn.
Đời Trần Nghệ Tông, từ chức Chi hậu Tử cục chánh chưởng thăng lên Khu mật
đại sứ, lên Tiểu tư khơng, tiến phong Đồng Bình chương sự, liên tiếp gia phong tới Phụ
chính Thái sư nhiếp chính, Đại vương, Quốc tể chương hồng, rồi thay ngơi nhà Trần.
“Tháng 5 (1371) lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm Khu mật viện đại sứ. Hai
chị em của bà cô Quý Ly, Minh Tông đều lấy làm cung nhân. Một bà sinh ra vua Nghệ
Tơng, đó là bà Minh Từ, một bà sinh ra Duệ Tơng, đó là bà Đơn Từ. Cho nên khi vua
mới lên ngơi rất tín nhiệm Quý Ly, lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh
gả cho ông ta.”
“Mùa thua, tháng 8, sai Lê Quý Ly đi Nghệ An để chiêu tập dân chúng, vỗ yên nơi
biên giới”.
“Tháng 9, gia phong Lê Quý Ly làm Trung tuyên quốc thượng hầu”.
“Đầu năm 1375, lấy Khu mật viện đại sư Lê Quý Ly làm Tham mưu quân sự”.
Năm 1397, tiến cử Nguyễn Đa Phương (con của thầy học cũ) làm Tướng quân, cử
Phạm Cự Luận (một người giỏi bày mưu tính kế) làm Quyền đơ sự.
Năm 1380, có cơng đánh đuổi qn Chiêm ở Thanh Hóa, sau trận đó được cử giữ
chức Nguyên nhung hành Hải Tây đô thống chế (phụ trách từ Thanh Hóa Thuận Hóa).
Năm 1382, Lê Quý Ly cùng Nguyễn Đa Phương thắng lợi trong việc đánh đuổi
quân Chiêm vào cướp Thanh Hóa.