Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài thuyết minh: Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 32 trang )

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
.
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Xin kính chào Quý khách!
Vậy là chúng ta đang đứng trước Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong
những di tích nổi tiếng nhất Hà Nội, nơi chứa đựng biết bao giá trị văn hoá,
lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày hôm nay, thật vinh dự và
tự hào cho hướng dẫn viên khi được hướng dẫn quý khách tham quan di tích
này, bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của một hướng dẫn viên thực hiện trách
nhiệm của Công ty Du lịch giao phó cho hướng dẫn viên mà còn là một
niềm tự hào, một quyền lợi khi hướng dẫn viên được cùng với các bạn tìm
hiểu đôi nét về nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có
truyền thống văn hoá phát triển đã hàng nghìn năm nay.
Hướng dẫn viên thật sự mong muốn rằng, qua chuyến tham quan hôm
nay, tất cả quý khách sẽ có thêm những hiểu biết về truyền thống hiếu học,
văn hiến, về một công trình kiến trúc đẹp và tiêu biểu của Việt Nam, và qua
đó hy vọng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bạn về dân tộc của chúng ta.
Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc thăm quan của mình.
Kính thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước Văn Miếu Quốc Tử
Giám và bên cạnh chúng ta đây là tấm bia Hạ Mã, đối diện qua tứ trụ kia
quý khách có thể thấy một tấm bia tương tự. Trên mặt bia, chúng ta có thể
thấy chỉ khắc rất sâu hai chữ lớn là Hạ Mã. Đây là hai chữ nói tắt của cụm từ
“Khuynh cái Hạ Mã” nghĩa là nghiêng lọng xuống ngựa. Hai tấm bia này là
lằn mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt Văn Miếu xưa kia dù có là bậc
công hầu, khanh tướng, vua quan hay dân thường, dù võng lọng, ngựa xe thì
khi qua Văn Miếu đều phải xuống ngựa, rời võng nghiêng lọng mà đi bộ chí
ít là từ tấm bia “Hạ Mã” này đến tấm bia “Hạ Mã” kia, cúi đầu kính cẩn,
trang nghiêm khi đi qua tứ trụ nghi môn, rồi mới được lên xe, ngựa, võng,
1
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
lọng mà tiếp tục cuộc hành trình. Thế đủ biết Văn Miếu xưa có vị trí tôn


nghiêm đến chừng nào.
Và xa xưa trước mặt quý khách kia, một hồ nước nhỏ, trên có chiếc gò
xinh xắn rợp bóng cây xanh, hồ mới được cải tạo gần đây, nhỏ hẹp nhưng
chắc chắn một ngày không xa nữa, khi những rặng cây kia lớn lên cùng với
lòng hồ được tư sửa, chắc chắn đó sẽ là một khuôn viên xanh xinh xắn giữa
lòng thủ đô, tôn thêm vẻ uy nghi của Văn Miếu. Tuy bây giờ chỉ còn là một
hồ nước nhỏ, nhưng xưa kia đó là một hồ rất lớn, gọi là Văn Hồ. Thủa ban
đầu dựng Văn Miếu, nhà vua đã chọn dải đất phía Bắc một chiếc hồ lớn,
được tạo nên bới nhiều hồ nối thông nhau, gọi là Thái hồ. Về phía Nam hồ
nổi lên một gò đất cao và to, theo sau có 5 gò nhỏ, vì vậy người ta gọi tên
dãy gò ấy là Bắc Đẩu Sơn. Chúng ta biết rằng, người xưa khi xây dựng các
công trình kiến trúc đều căn cứ vào thuật phong thuỷ. Văn Miếu Quốc Tử
Giám cũng vậy, khi xây dựng người ta đã chọn văn hồ làm minh đường, dãy
gò Bắc Đẩu Sơn làm tiền án, còn hậu chẩm là đoạn tường thành Thăng Long
mà nay là đường phố Nguyễn Thái Học với các kiến trúc kiểu biệt thự do
Pháp phá huỷ tường thành và xây dựng từ năm 1884. Như vậy, Văn Miếu
của chúng ta đã được các nhà phong thuỷ am tường địa lý khi xưa lựa chọn
rất kỹ càng khi xây dựng. Tổng thể kiến trúc công trình được quay về hướng
Nam theo quan niệm phương Đông xưa: “Thánh Nhân nam diện nhi thích
thiện hạ” (Bậc Thánh Nhân ngoảnh mặt về phương Nam nghe thiên hạ tâu
bày). Đó là hướng của bậc thánh nhân, một danh hiệu cao quý dùng để chỉ
những bậc tiền bối của đạo Nho như Không Tử, Mạnh Tử… Hướng Nam
con là hướng của hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương, trong văn
chương luôn có lửa để thiêu đốt những điều ngu tối trong mỗi con người và
toàn xã hội. Và bởi vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngôi đền của văn
chương, ngôi đền của Nho học, ngôi đền Của văn hiến Việt Nam ngàn đời
được đặt vào một vị trí đắc địa, có tiến án, cơ minh đường, có hậu chẩm, như
2
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
là đặt vào nơi phát triển bền vững, nói lên khát vọng bền vững và phát triển

đến muôn đời của nền văn hiến dân tộc Việt Nam.
Hồ Văn hôm nay có diện tích 12.297 m
2
, giữa hồ là Gò Kim Châu, trên
gò xưa dựng Phán Thuỷ Đình, là nơi diễn ra các buổi bình văn, thơ của nho
sĩ kinh thành Thăng Long xưa… “Phán thuỷ đường” này do Yêm Quận
Công Phạm Công Trứ dựng năm 1662 để làm nơi ngâm vịnh thơ văn, ông
cho khắc 10 bài thơ vịnh cảnh đẹp của hồ văn lên bia đá, đặt trong đình nhà
“Phán thuỷ đường” cùng với các kiến trúc khác trên gò này không còn, chỉ
còn tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp sửa sang Văn Miếu
do Hoàng Giáp, Bố Chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, ghi lại công cuộc tu
sửa tấm bia “Hoàn văn hồ bi” do các chí sĩ Hà Nội dựng năm 1942 ghi lại
việc hồ văn được trao trả lại cho Văn Miếu quản lý. Mặt sau bia có bài dịch
bằng chữ quốc ngữ của Nhà sử học Trần Trọng Kim, Đốc học Hà Nội đương
thời.
Hồ văn xưa kia rộng lớn, soi bóng tứ trụ, không chỉ mang giá trị cảnh
đẹp du ngoạn mà con mang ý nghĩa triết học tâm linh, bởi kiến trúc phương
Đông xưa luôn theo lối “Thượng gia hạ trì” (trên nhà, dưới ao), mà theo
quan niệm cổ Phương Đông xưa, ao dưới nước, mà nước là nguồn mạch của
sự sống. Như văn chương là nguồn mạch giáo hoá. Mang trong mình bao giá
trị như vậy, nhưng Hồ văn hôm nay đã bị thu nhỏ trong một hình gần tròng
và chia cắt với bố cục toàn cảnh của Văn Miếu bới một con đường đặt từ
thời Pháp thuộc, vạch ra do thiếu hiểu biết và coi thường những công trình
văn hoá dân tộc.
Với sự quan tâm và nỗi lực của các cơ quan chức năng, chắc chắn chỉ
trong thời gian ngắn nữa, hồ Văn sẽ được trả lại vẻ đẹp và giá trị vốn có của
nó, góp phần tôn lên vẻ đẹp của toàn thể quần Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Xin kính mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc thăm quan, và trước mặt
quý khách là bốn trụ được xây bằng gạch, vôi vữa được gọi là tứ trụ nghi
3

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
môn, hay còn gọi là trụ biểu. Trong các kiến trúc, di tích của người Việt, tứ
trụ nghi môn hay trụ biểu luôn được xây phái trước công trình để tạo ra một
dấu ấn nhằm định vị cho di tích tồn tại phía sau nó. Kiếu kiến trúc trụ biểu
như chúng ta thấy ở đây là kiểu kiến trúc thuần việt, thường thấy ở cổng
chùa hay Miếu, đình làng của người Việt Bắc Bộ. Nó có tên là Trụ biểu lồng
đèn, hình lập phương, gồm có 4 phần: phần đế thường không trang trí, có
các đường chỉ gờ giật khúc, phần thân thường được viết các câu đối nói lên
sự tích của di tích, ca ngợi cảnh đẹp hay công trạng của vị thánh thần được
thờ. Phần lồng đèn xưa kia để trống, thắp đèn vào ban đêm cho sáng, về sau
bít kín và đắp nổi hình cây, cổ, tứ linh, phần đầu trụ bao giờ cũng là các con
vật tứ linh, nhất là phượng chụm đuôi hoặc nghê, sấu.
Ở tứ trụ Văn Miếu này, chúng ta có thể thấy trên đỉnh hai trụ giữa, xây
cao hơn cả hình hai con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là
hai con vật linh thiêng, có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Bởi vậy,
nó được tạc hình trên đỉnh tứ trụ nghi môn với mục đích trông giữ, coi sóc,
giám sát tư cách của những người ra vào Văn Miếu, bảo vệ cho sự tôn
nghiêm với đền đài của văn chương. Hai đỉnh hai trụ ngoài thấp hơn đắp nổi
4 con chim phượng xoè cách chắp đuôi vào nhau vô cùng đẹp mắt. Cũng
theo quan niệm xưa thì Phượng là linh vật thuộc tầng trên, với ý nghĩa đầu
đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng cả bầu trời, lông là cây cỏ,
cánh chở gió, đuôi là tinh tú, chân là đất. Bởi vậy, Phượng hoàng là loài
chim linh vật tượng trưng cho vũ trụ, cho trời đất với tư cách vận chuyển cả
bầu trời, mỗi khi chim phượng hoàng bay là cả vũ trụ đang chuyển động. Và
vì thế, hình ảnh bốn con chim phượng chắp đuôi vào nhau trên đỉnh nghi
môn Văn Miếu tượng trưng cho bốn phương đất trời, tức là cả vũ trụ, trời đất
đều hội tụ nơi đây, làm nên linh khí muôn đời còn mãi.
Một điều nữa, kính thưa quý khách, xung quanh tứ trụ đắp nổi nhiều câu
đối chữ Hán, tiêu biểu như câu này:
4

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
“ĐôngTâyNam, Bắc do tư đạo
Công, Khanh, Phu, Sĩ xuất thử đồ”
Dịch là: Bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đều cùng đạo này (đạo
Nho). Các bậc công, khanh, phu, sĩ cùng đều xuất thân từ đường này mà ra
cả.
Câu đối nói lên tầm ảnh hưởng rộng khắp và vai trò của đạo Nho, cũng
như thể hiện rằng nơi đây từng là nơi đào tạo nho học lớn nhất đất nước.
Với những ý nghĩa như vậy, hai tấm bia Hạ Mã cùng với bốn cây cột tứ
trụ nghi môn đã trải qua hàng trăm năm binh lửa chiến tranh và thiên tai,
mặc cho thời gian và thiên nhiên phủ lên mình lớp màu cũ kỹ của thời gian,
vẫn đứng sừng sững, trang nghiêm trước Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi đền
đài hương khói của văn hiến nước nhà, như là sự biểu tượng của sự bền
vững, trường tồn của nền văn hiến dân tộc dù trải qua biết bao biến cố lớn
lao của lịch sử thăng trầm, để lại cho con cháu hôm nay một dấu ấn để ghi
nhớ và tiếp nối.
Kính thưa quý khách, chúng ta vừa tham quan xong khu bên ngoài của
Văn Miếu Quốc Tử Giám, hy vọng rằng mỗi quý khách đã cảm nhận được
một chút gì đó về nền văn hoá của đất nước Việt Nam. Và bây giờ, trước khi
bước vào tham quan khu nội tự mà bắt đầu là Văn Miếu Môn phía trước mặt
quý khách, hướng dẫn viên xin có đôi lời khái quát về lịch sử ra đời cũng
như quá trình phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.
Kính thưa quý khách, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội mà chúng ta
tham quan hôm nay, bắt đầu được xây dựng năm 1070 đời Vua Lý Thánh
Tông. Chúng ta biết rằng: Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010, Lý Thái Tổ
quyết định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La và đổi tên là
Thành Thăng Long, có vị trí trung tâm đất nước, giao thông thuỷ bộ thuận
lợi. Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung
điện, đền chùa và thành luỹ bảo vệ. Từ đó Thăng Lòng với hình ảnh “Rồng
5

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
bay lên” đẹp đẽ và kiêu hãnh tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc,
trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm vạn vật, trái tim của tổ quốc Việt
Nam.
Sau khi xây dựng được vương triều thi hành các chính sách đối nội và
đối ngoại hợp lý và tích cực, nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi
cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành
chính. Trước đây tầng lớp có học trong xã hội hầu như chỉ có các nhà sư.
Nhà lý trong khi xây dựng bộ máy cầm quyền đã nhận ra vai trò của nho
giáo, một vũ khí phục vụ đắc lực cho chính thể trung ương tập quyền, củng
cố chế độ đẳng cấp và giáo dục lòng trung thành với nhà vua. Đó là động lực
dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng được sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép lại
trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (thế kỷ 15).
“Năm CanhTuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông.
Mùa thu Tháng Tám dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và
Tứ phối Mã Tượng thất thập nhị Hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng Thái Tử đến
học ở đây”.
Như vậy, Văn Miếu ngay từ ngày xây dựng đã mang hai chức năng: Là
nơi thờ cúng các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng
của một trường học một chức năng mà các Văn Miếu ở các nước phương
Đông khác không có. Người học trò đầu tiên là Thái Tử Lý Càn Đức, con
trai vua Lý Thánh Tông và Nguyễn Phi ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm
1072 lên ngôi trở thành Vua Lý Nhân Tông, vị vua thứ ba của triều Lý. Năm
1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài, gọi là khoa thi Minh
kinh Bác học, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, được bổ làm thầy dạy học cho
vua. Qua năm sau, tháng 4 mùa hạ năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu
Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, làm nơi
học tập của con cái tầng lớp quan lại quý tộc của triều đình.
6
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

Sang triều Trần, việc học hành thi cử ngày càng thịnh đạt, văn Nguyễn
Phong thứ 3 (1253) vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc học Viện.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng, trang hoàng, đạt đến thời đại
phát triển rực rỡ nhất dưới thời Hậu Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh
Tông, một ông học rộng, đọc nhiều, văn trị, võ công đều có. Năm Quý Mão
niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483), vua ra sắc chỉ đại trùng tu Văn Miếu
Quốc Tử Giám. Qua năm sau, năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15
(1484) vừa gặp kỳ thi hội, nhà vua xuống chỉ dựng bia đá tại Văn Miếu,
khắc tên những tiến sĩ đỗ đạt từ khoa thi đầu tiên của triều Lê năm 1442 đến
khoa thi năm 1484, tất cả gần mười tấm, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp
này của các triều đại tiếp theo ông.
Sau đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn được tu sửa rất nhiều lần vào các
năm 1511 đời Vua Lê Tương Dực, năm 1537 (Vua Mạc Đăng Doanh, năm
1662 đời Lê Thần Tông…
Trải qua bao biến cố của chiến tranh, biến loạn đời Lê – Trịnh, Văn
Miếu bị hư hại nặng nề. Sau khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền vào đầu
thế kỷ 19, Văn Miếu Thăng Long lại một lần nữa được sửa sang, nhưng chỉ
còn đóng vai trò là Văn Miếu của Trấn Bắc Thành, sau đổi là Văn Miếu Hà
Nội, còn Quốc Tử Giám thì đổi làm học đường của phủ Hoài Đức do nhà
Nguyễn khi chuyển kinh đô vào Phú Xuân – Huế đã xây dựng Văn Thánh và
Quốc Tử Giám tại Huế như là cơ sở đào tạo của cả nước. Di tích Văn Miếu
mà chúng ta thấy hôm nay phần lớn là kiến trúc thời Nguyễn Như Văn Miếu
Môn trước mặt quý khách kia, hay khúc Văn Các được Tổng trấn Bắc thành
Nguyễn Văn Thành dựng năm 1805, hay phần lớn các tấm hoành phi, câu
đối trong Văn Miếu này…
Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Hà Nội, Văn Miếu bị tàn phá nặng nề.
Thái Hồ và vùng đất xung quanh Văn Miếu bị lấn chiếm biến thành khu dân
cư, Văn Miếu thì bị biến thành tường bắn của quân đội Pháp, rồi thành nơi
7
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

chứa các bệnh nhân dịch hạch khi dịch bùng phát vào năm 1093 tại Hà Nội,
khiến cho khu đền đài của văn chương bị uế tạp đến nỗi chính quyền thực
dân Pháp có quyết định di dời Văn Miếu đi chỗ khác để xây một bệnh viện
tại đây. May sao, nhờ lòng nhiệt thành vận động của các bậc văn thân sĩ phu
yêu nước đương thời mà Văn Miếu mới được giữ lại như là chứng tích của
một thời vàng son.
Ngày nhân dân ta thực sự làm chủ thành phố của mình, năm 1954 đến
nay Văn Miếu Quốc Tử Giám mới lại được quan tâm đúng mức và liên tục
được tu sửa, đặc biệt là đợt đại trùng tu năm 1995 – 2000 nhân dịp kỷ niệm
990 năm Thăng Lòng – Hà Nội đã trả lại cho Văn Miếu Quốc Tử Giám vẻ
uy nghi, trang nghiêm và lộng lẫy khi xưa, tôn vinh hình ảnh Văn Miếu như
là một biểu tượng của văn học, tạo ra một bầu không khí cảm hứng và suy tư
trí tuệ không bao giờ vơi cạn.
Kính thưa quý khách!
Và bây giờ, chúng ta hãy cùng tham quan công trình đầu tiên của Văn
Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, công trình đang hiện diện trước mặt quý khách
Văn Miếu Môn. Văn Miếu Môn là chiếc cổng ngoài cùng của Văn Miếu,
xưa kia nó được làm bằng gỗ, là một toà lầu, trên có 3 chữ đại tự là “Thái
Học Môn” được xây dựng từ năm 1511. Sang thời Nguyễn Tam quan chính
của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội được xây dựng lại bằng chất liệu
gạch, vôi vữa và đặt biển tên là Văn Miếu Môn. Quý khách có thể thấy,
khiến trúc Văn Miếu Môn là một kiến trúc thuần việt, một tam quan lớn xây
hai, ba cửa. Cửa giữa to cao. Tầng trên đề ba chữ “Văn Miếu Môn” đắp sành
sứ, một đặc điểm của nghệ thuật trang trí, kiến trúc thời Nguyễn, nhìn bề
mặt hình vuông, tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, do đó xung
quanh thừa ra một hàng hiên rộng bốn mặt có lan can, phía bên ngoài tầng
dưới chỉ mở một cửa cuốn, hai canh bằng gỗ lim mở vào trong và cửa hình
bán nguyệt chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt và hai cửa nhỏ bên trái,
8
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

bên phải phía trong là lối bậc lên tầng hai tam quan. Bản thân tầng hai đã là
một tam quan mở ba cửa cuốn không có cánh cửa. Tầng trên làm tám mái.
Bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên ở bốn góc, bờ nóc đắp nổi lưỡng long
triều nguyệt, một hình ảnh xuất hiện khá nhiều trong Văn Miếu Quốc Tử
Giám thể hiện sự cân bằng âm dương.
Kiến trúc này của Văn Miếu Môn có nhiều nét độc đáo đáng lưu ý khi
nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam cuối thế kỷ 19, một kiến trúc hai cổng hai
tầng lầu phổ biến với các cổng thành, cổng làng, chùa miếu… với tầng hai
như một vọng lâu canh gác và quan sát.
Ngày trước cổng Văn Miếu Môn, quý khách có quan sát đôi rồng đá thời
Lê cách điệu thành hình mây, gọi là long vân, ví như người có học, như rồng
ẩn trong mây vậy. Phía bên trái theo chiều quý khách, chúng ta thấy đắp nổi
cảnh “Long ngự tụ hội”: cá vàng rồng ẩn hiện trong mây ví như cảnh thanh
vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt. Bên phải là cảnh “Mãnh hổ hạ sơn”:
giữa cảnh núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp một con hổ hùng dũng
xuống núi, ví như các bậc thức giả, học hành thành đạt khí thế bước vào đời
để thi thố tài năng kinh bang tế thế của mình.
Hai mặt cổng tam quan như quý khách thấy đều đắp nổi đôi câu đối chữ
Hán.
Câu thứ nhất: Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc
tín tư văn nguyễn hữu dụng.
- Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh
huấn vĩnh tương đồn
Dịch là: Nước lớn không thay đổi nền giáo hoá, không biến đổi phong
tục, mà tôn sùng đạo nho và tin tưởng tư văn vốn có ích.
Nhà nho phải thông hiểu kinh sách, phải thức thời, không nên câu nệ, cố
chấp người nghĩ rằng lời giáo huấn của thành hiền mãi mãi được đề cao.
9
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
Câu đối từ thế kỷ 19 này đã nói lên những tư tưởng vượt tầm thời đại.

Với cái nhìn của những người sống giữa thế kỷ 21 hôm nay thì việc giữ gìn
bản sắc dân tộc, nền văn hiến ngàn đời, rồi những người có học phải biết
thời cuộc và phải hành động theo yêu cầu của hoàn cảnh và thời cuộc, là
những suy nghĩ bình thường và mặc nhiên được công nhận. Nhưng với
những nhà Nho sống dưới triều Nguyễn, một triều đại đề cao nho học đến
mức khắt khe để củng cố vương quyền rập khuôn Đại Thanh một cách vô
cùng máy móc, nhà nho thì hẹp hòi và bảo thủ giữ nếp cũ giữa cuồn cuộn
biến chuyển của thế giới thì những tư tưởng nêu ra trong câu đối này mới
đáng suy nghĩ làm sao, thật “thức thời” thay vậy!
Hay như câu thứ hai: - Sĩ phu báo đáp vị hà tai, triều đình tuyển tựu
chiên, quốc gia sùng thượng chi ý.
- Thế đạo duy trì thị thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tuy, thanh danh văn vật
sở đô.
Dịch là: Bậc sĩ phu phải báo đáp như thế nào ân tuyển chọn của triều
đình, ý tôn sùng của quốc gia.
- Thế đạo phải được duy trì như thế đấy, phải thấy nơi này là lễ, nhạc, y,
quan, là nơi tập trung thanh danh văn vật.
Vâng thưa quý khách, hai bên cổng Văn Miếu Môn, chúng ta còn thấy
hai cổng nhỏ hơn là “Tả môn” và “hữu môn”. Hai cổng tuy nhỏ nhưng cũng
xây làm hai phần, tắm mái nóc nom tựa kiến trúc 2 tầng. Hai cửa này khi
xưa là nơi đóng mở ra vào hàng ngày của các nho sĩ trường Giám. Còn cửa
Văn Miếu Môn thì đóng quanh năm, chỉ mở cho vua qua mỗi khi ghé thăm
Văn Miếu hoặc mở cho người chủ tế dịp tế lễ quan trọng trong năm.
Chạy qua cổng chính Văn Miếu Môn là con đường “Nhất chính đạo”, là
con đường lát gạch Bát Tràng chạy thẳng từ Tứ Trụ nghi môn, qua các cổng
chính tạo thành một trục xuyên suốt khu kiến trúc tạo nên kiểu dáng đối
xứng tuyệt đối, một kiểu mặt bằng quen thuộc quán xuyến hầu hết các đồ án
10
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
kiến trúc thời cổ đại. Con đường này khi xưa cũng chỉ dành cho bậc vua

chúa và người chủ tế qua lại trong các dịp tế lễ trọng đại. Còn lại nho sinh
thì đi lại trên hai con đường đối xứng bên cạnh xuyên qua các cổng phụ.
Kính thưa quý khách, như vậy là chúng ta vừa bước chân qua Văn Miếu
Môn để vào khu vực thứ nhất của khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà
Nội. Tại sao lại nói như vậy, xin thưa bởi Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
ngày nay có tổng diện tích là 54.331m
2
bao gồm: hồ văn, vườn Giám và khu
nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Quốc Tử Giám ở phía Nam
Thành Thăng Long xưa, mà phía Nam thì thuộc hành hoả, mà hành hoả là
hành của văn chương theo quan niệm âm dương ngũ hành xưa. Văn Miếu
Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám, Tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ
Xương, thời Pháp thuộc là làng Thịnh Hào, Tổng Yên Hạ tỉnh Hà Đông, này
thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu nội tự của Văn Miếu Quốc Tử Giám như các quý khách đang thấy
được bao quanh bởi một khung tường gạch vồ có chiều dài hơn 300m, rộng
70m chạy theo hướng Bắc – Nam. Khu nội tự tôn nghiêm này được chia
thành 5 lớp không gian khác nhau: mỗi lớp được giới hạn bởi các tường
gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên.
Các nhà nho xưa khi hoạch định kiến trúc chia Văn Miếu Quốc Tử Giám
thành 5 khu là ứng với ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tương sinh tương
khắc mà sinh ra vạn vật trong vũ trụ. Hơn nữa thấy Văn Miếu Quốc Tử
Giám hướng mặt về phía Nam là hướng dương nóng ấm và mát mẻ. Quay
lưng lại hướng Bắc là hướng âm. Bên trái âm hợp với bên tây dương. Như
vậy là đủ cả âm dương, ngũ hành tạo nên sự ổn định, vững chắc, trường tồn
của Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền đài của văn chương, của nền văn hiến
nước nhà.
Vâng và bây giờ xin mới quý khách chúng ta cùng chiêm ngưỡng mặt
sau của Văn Miếu Môn. Nếu như mặt trước mà quý khách đã xem qua vừa
11

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
rồi mang nhiều ý nghĩa tư tưởng thì mặt sau này lại có nhiều chi tiết mang ý
nghĩa biểu tượng. Quý khách có thể thấy trên cao kia là hình con dơi đắp
nổi, biểu tượng cho hành phúc bởi trong tiếng Trung Quốc, con dơi đọc
đồng âm với chữ Phúc, do đó đắp nổi hình dơi thể hiện ước mong tạo phúc
cho xã hội của các bậc danh sĩ. Bên cạnh đó là 5 bức tượng nhỏ, cũng đắp
bằng vôi vữa, người ta cho rằng đó là tượng Khổng Tử và Tứ phối, bốn
người học trò xuất sắc nhất của ông. Tượng của các ngài được đắp ở đây để
các nho sinh mỗi khi bước qua Văn Miếu Môn ra ngoài cuộc đời, đều được
chiêm bái các vị Tiên Thánh, tiên sư của đạo Nho, để luôn khắc nghi lời dạy
của các ngài, thì hành đạo học giúp ích cho đời. Cũng có người cho rằng 5
bức tượng nhỏ đó là 5 vị tướng nhà trời bảo vệ Văn Miếu.
Còn bên dưới này, hai bên lối đi là đôi rồng đá thời Nguyễn, mang đặc
trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn là: Toàn bố cục nhỏ, rồng thì
mảnh mai, đao nhọn sắc, cuốn xoắn cuộn tròn.
Từ đó có thể thấy, Văn Miếu Môn không chỉ mang nhiều ý nghĩa biểu
trưng mà còn mang giá trị kiến trúc và điêu khắc cao khi nghiên cứu kiến
trúc cổ Việt Nam thời Nguyễn.
Xin mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc hành trình. Chúng ta đang ở
phần thứ nhất của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Trước mặt chúng ta là
cổng đại trung môn. Khu vực thứ nhất này được gọi là khu vực thứ nhất này
được gọi là khu nhập đạo, nơi đi dạo hàng ngày của các nho sinh trường
Giám. Hai bên “Đại Trung môn” có hai cửa nhỏ, bên trái là “Thành Đức
Môn”. Bên phải là “Đạt Tài Môn”. Bức tường ngang nối 3 cửa vươn dài ra
hai bên đến tường vây tạo thành một khung gần vuông có tường vây khép
kín. Hai chiếc hồ chữ nhật nhỏ nằm dài theo chiều dọc có tường vây ngát
hoa súng, cùng cây xanh, bóng mát, nước trong, cảnh trí gây nên cảm giác
tĩnh mịch, thanh tịnh của nơi “văn vật sở đô”.
12
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

Cổng Đại trung Môn gồm 3 gian, xây trên nền gạch cao, ngói lợp là ngói
mũi hài hay còn gọi là ngói di, cổng có hai vì kèo, hai hàng cột hiên trước và
sau, giữa là hàng cột chống nóc, các cột đều sơn son rực rỡ, kiến trúc thuần
Việt khá đơn giản. Tên cổng đại trung được rút ý từ sách “Trung Dung” một
trong “tứ thư” của Nho giáo do Tử Tư soạn. Do đó, Trung là chính giữa,
không lệch bên nào, “Dung” là bình thường không thái quá hay bất cập.
Trung Dung là cái sự cân bằng, chỉ người quân tử mới giữ được đạo Trung
Dung.
Còn hai cổng Thành Đức và Đạt Tài mang ý nghĩa giáo dục, đào tạo con
người nho học vừa có đức vừa có tài. Đó cũng là hai trong năm phương pháp
đào tạo con người theo quan điểm của á Thành Mạch Tử là: Dạy cho thành
được đức dạy cho đạt được tài, ở đây là bà nói các bậc người thiên tư thuần
hậu, nhờ người quân tử dạy bảo mới thành được đức, biết tận dụng và phát
huy hết tài năng trời phú cho mà thành tài. Tài và Đức, hai phẩm chất của
một người có học được Nho giáo đề ra từ xưa đến nay vẫn còn nguyên giá
trị.
Xin mời quý khách chúng ta hãy cùng nhìn lên mái của Đại Trung Môn,
quý khách có thể thấy đôi cá chép đang chầu quanh một bầu rượu. Bầu rượu
là bình cảm hứng của văn chương, của các bậc túc nho, thi nhân xưa nay.
Bình đó còn là bình hồ lô chứa đựng các khí thiêng trời đất, tinh hoa của tri
thức nhân loại. Còn đôi cá chép, biểu trưng cho những nho sinh đi thi khi
xưa, liên quan đến một truyền thuyết nổi tiếng: Cá hoá rồng hay cá chép
vượt vũ môn. Người ta kể lại rằng, trên dòng sông Hoàng Hà, con sông mẹ
của người Trung Hoa, có một thác nước chảy siết vô cùng, nơi đó là vũ Môn
– Cửa Vũ, cửa bay lên. Hàng năm, những con cá chép sống lâu trăm tuổi từ
khắp nơi trên trần gian đều tìm đến đây, cố sức tung minh vượt qua vũ môn.
Con nào nhảy qua được một lúc 3 đợt khác nhau thì lập tức có tiếng sấm rền
vang và con cá đó được hoá kiếp biến thành rồng tức thì và bay lên trời. Do
13
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

vậy, vũ môn để chỉ trốn trường thi, còn thí sinh được ví như những con cá
chép muốn hoá mình thành con rồng linh thiêng quyền uy, muốn đỗ đạt hiển
hách thì phải chăm chỉ luyện rèn, dùi mài kinh sử ròng rã, nắm vững trí tuệ
của mình thì mới có thể vượt qua những kỳ thi khắc nghiệt, đạt được danh
vọng, như những con cá chép vượt được vũ môn hoá rồng bay lên vậy.
Phải chăng hình tượng cá chép vượt vũ môn được đặt ở đây, ở nơi trung
gian giữa cõi đời thường và chốn thâm nghiêm của văn chương để nhắc nhở
mỗi người nho sinh trường Giám, hay cho mỗi chúng ta, muốn đỗ đạt hiển
hách, muốn được vinh quang, muốn ra giúp đời thì cần phải lao tâm học
hành, cần đạt được tài, thành được đức vậy.
Kính thưa quý khách, đi qua Đại Trung Môn, vẫn theo con đường nhất
chính đạo này chúng ta đã cào khu thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Trước mắt quý khách chính là Khuê Văn Các, biểu tượng văn hoá cao đẹp
của Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm văn hiến. Hai bên của quý khách
giống như trong khu thứ nhất, là hai hồ nước nhỏ hình chữ nhật chạy dài
theo tường bao phía ngoài. Như vậy, quý khách có thể thấy khu nội tự của
Văn Miếu Quốc Tử Giám có bốn chiếc hồ nhỏ này, cộng với giếng Thiên
Quang trong kia là 5 hồ, hay “ngũ hồ”, tên một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung
Quốc, nguồn cảm hứng của các bậc văn nhân xưa nay. Năm khu hồ còn ứng
với ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, đồng thời còn gắn với yếu tố phong
thuỷ khi xây dựng các công trình kiến trúc cổ là “Thượng trí hạ trí” trên nhà
dưới ao, đã có ao là phải có vườn, cây cỏ. Ao có nước, nước là thuỷ – nguồn
gốc đầu tiên của sự sống. Theo luật tương sinh của ngũ hành kinh dịch thì
thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ. Thế
là hài hoà cả âm dương, ngũ hành, đem lại cho Văn Miếu Quốc Tử Giám khí
thiêng bền vững muôn đời.
Vâng, và bây giờ chúng ta đang đứng trước khê Văn Các. Quý khách có
thể nhận thấy Khuê Văn Các là một toà lầu có hai tầng: tầng dưới là 4 trụ
14
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

gạch to lớn, bề thế và để trống không, biểu trưng cho âm, cho mặt đất. Tầng
trên là một kiến trúc gỗ hai tầng mái lợp ngói ống, vươn lên cao thanh thoát,
sơn màu đỏ, vàng rực rỡ, tượng trưng cho trời, cho yếu tố dượng. Như vậy
cả toà Gác đã mang đầy đủ yếu tố âm dương, hội tụ cả đất trời, hài hoà trong
vũ trụ như ước vọng một nền văn hiến phát triển mãi mãi. Khuê Văn Các có
tám mái, tượng của bát quái, lại có thêm một nóc ở trên là 9, số cửu tri, cực
dương.
Bốn mặt tường của tầng trên là các hoa văn bằng gỗ lớn, mỗi mặt có một
cửa tròn, có những thanh gỗ chống được tiện cách điệu toả ra bốn phía.
Kính thưa quý khách, các cửa sổ tròn trong khung gỗ vuông nói lên quan
niệm trời tròn đất vuông, cửa sổ tròn với các thanh đỡ như một ngôi sao
đang toả sáng rực rỡ, chiếu rọi những tia sáng khoẻ khoắn xuống nhân gian.
Làm gỗ có chứa một khoảng để bắc thang lên xuống, bốn cạnh có diềm
gỗ chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can con tiện, như biểu trưng cho sự
giới hạn trong cuộc đời mỗi người, phân chia, khu biệt các hạng người khác
nhau, các lan can con tiện chỉ bao bốn góc mà không khớp vào nhau, như là
sự gián đoạn, khu biệt các loại học trò khi tiếp thu tư tưởng nho giáo, tiếp
thu học vấn. Trong số họ, có người học một biết mười, có người hiểu nhiều,
có người hiểu ít, lại có người không tiếp thu được gì, nhưng tất cả họ vẫn
nằm trong ánh sáng của sao Khuê.
Gác này mang tên “Khuê Văn” – Vẻ đẹp của Sao Khuê, theo cách lý giải
truyền thống về thiên văn thì Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao
(bởi vậy Lê Thánh Tông mới lập một hội thơ văn gồm 28 người đặt tên là
“Tao đàn Nhị thập Bát Tú”, ở đầu Bạch Hồ phương Tây có 16 ngôi, sắp xếp
khúc khuỷu giống hình chữ Văn. Trong sách “Hiếu kinh có ghi “Khuê chủ
văn chương”. Về sau người ta coi sao Khuê biến hoá thành vị thần đứng chủ
văn chương. Gác lấy tên của Sao Khuê thể hiện ý chí vươn lên đỉnh cao trí
tuệ của con người Việt Nam.
15
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

Bên cạnh dòng chữ Đại tự “Khuê Văn Các”, quý khách chúng ta có thể
nhìn thấy một hàng dọc chữ nhỏ, là “Gia Long tứ niên xuân” cho biết Gác
này được làm vào năm Gia Long thứ bốn (1805). Gác được xây dựng bởi
tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành trong đợt ông chỉnh trang lại
Văn Miếu Quốc Tử Giám thành Văn Miếu của Bắc Thành sau khi Quốc Tử
Giám được di chuyển vào Huế cùng với việc dời đô của Vua Nguyễn Gia
Long.
Có thể nói Gác Khuê Văn không chỉ mang nhiều ý nghĩa tâm linh, triết
học mà nó còn là một kiệt tác kiến trúc, thể hiện những nét đặc sắc, riêng
biệt. Sáng tạo của kiến trúc triều Nguyễn. Tuy rằng quy mô của nó khá nhỏ
bé. Có thể nói, kiến trúc của Khuê Văn Các, cũng như các kiến trúc khác
thời Nguyễn khá giản dị nhưng xinh xắn và tao nhã. Đặc biệt ở đây cách
thức kiến thức cổ điển với các bẩy nhô ra đã bị thay thế bằng các con sơn
đua ra hai, ba lớp từ thân cột một cách nhẹ nhàng và nằm ngang, lớp dưới đỡ
lớp trên, để cuối cùng đỡ tàu, đưa mái đua ra chân cột. Người ta gọi thức
kiến trúc như thế này là “con sơn giả thủ” (Con sơn giả cánh tay đỡ mái) hay
“chồng sơn”. Đây là một sáng tạo độc đáo của kiến trúc thời Nguyễn mà
Khuê Văn Các còn bảo lưu được hầu như nguyên vẹn.
Gác Khuê Văn không những chỉ xinh xắn, tao nhã mà còn được đặt giữa
những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh in
bóng gác rung tinh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó. Khuê Văn Các xứng
đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử
Giám Hà Nội.
Hai bên của Khuê Văn Các là hai cổng nhỏ có tên là Bí Văn (ở bên trái)
và Súc Văn (bên phải) tức là văn chương trau chuốt, sáng sủa và hàm ý, súc
tích có sức truyền cảm thuyết phục con người.
Đó là yêu cầu, mục đích của các nho sinh xưa khi làm bài văn chương.
Nó cũng nói lên rằng, xưa kia, nơi vị trí của Gác Khuê Văn là chốn bình văn
16
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

của các nho sinh trường Giám và sĩ từ khắp mọi nơi trong kinh thành theo
Phạm Đinh Hổ, chép trong vũ trung tuỳ bút PTK 18) thì: theo lệ định sẵn, cứ
mỗi tháng, trước ngày mùng một và ngày rằm thì nhà Quốc học mở cuộc
bình văn. Các bài văn được đem ra bình là các bài tập định kỳ của các nho
sinh trường Giám và sĩ tử các nơi về kinh chờ ngày thi Hội. Các kỳ binh văn
này tổ chức rất long trọng có thể mời các quan chức cao cấp trong triều và
các nhà khoa bảng đến dự, không khí trang nghiêm và giàu tính nghệ thuật.
Một không gian, một hoạt động đầy tính văn hoá của cha ông ta, phải không
quý khách, ngày hôm nay, thử hỏi còn bao nhiêu hoạt động như vậy.
Xin mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc tham quan. Vừa qua khu thứ
hai, bây giờ chúng ta đang trong khu thứ ba của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hà Nội, còn gọi là khu vườn bia hay bia đình. Chính giữa khu này, chúng ta
có thể thấy một hồ nước hình vuông có tên Thiền Quang Tỉnh (giống ánh
sáng trời), Thiên Quang - ánh sáng từ trời, cái tên được đặt cho hồ nước này
như ý muốn thu nhận mọi tinh tuý của vũ trụ, tinh hoa của đất trời, rồi như
mặt gương phản chiếu, phản xạ những tinh hoa đó lên con người, làm cho
con người thu nhận được cái tinh tuý của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao
phẩm chất, tô đẹp tính nhân văn. Ước chi chúng ta, hướng dẫn viên và tất cả
quý khách cùng chung hưởng được phần nào những tinh hoa đó, những ánh
sáng tinh tuý từ trời.
Kính thưa quý khách! Không phải ngẫu nhiên Thiên Quang Tỉnh lại có
hình vuông và nằm cạnh Khuê Văn Các, đó là cả một sự biểu trưng mang ý
nghĩa tâm linh và triết học Đông phương sâu sắc. Giếng hình vuông, làn
nước trong xanh tượng trưng cho đất, cho yếu tố âm, lại soi bóng Khuê Văn
Các có gác tròn, sơn son rực rỡ, tượng cho trời, cho yếu tố dương. Giếng sâu
thăm thẩm, là thái âm, nhưng phản chiếu ánh mặt trời là thiếu âm. Gác Khuê
Văn vươn cao là thái dương nhưng lại soi bóng xuống mặt giếng là thiếu
dương. Vậy đó, cả đất trời, âm dương, cả lưỡng nghi, tứ tượng đều hội tụ nơi
17
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

này, như điều muốn nói của các bậc túc nho xưa: Nơi đây, nơi đền đài của
văn chương là tụ hội của tinh hoa trời đất, nơi lưu giữ khí thiêng để rồi toả
sáng cho muôn đời.
Giếng Thiên Quang tuy nhỏ, nhưng quanh năm đầy nước, mặt nước
bằng phẳng như tấm gương soi bóng Khuê Văn, những tấm bia đá trầm mặc
và bóng dáng những cây cổ thụ trăm tuổi làm cho cảnh sắc càng trở nên
thâm trầm, trang nghiêm mà đẹp mắt. Hai bên Tả hữu hành lang của Giếng,
các cụ xưa đã mở hai cửa xây bậc để xuống giếng. Tương truyền lấy nước
giếng này mà mài mực thì viết chữ sẽ đẹp, thi cử sẽ đỗ đạt. Bởi vậy, chắc
hẳn xưa kia nơi đây đã từng lưu dấu bao chàng sĩ tử đến xin nước mài mực.
Kính thưa quý khách, những hiện vật quý giá nhất của khu di tích này
chính là 82 tấm bia tiến sĩ mà chúng ta đang thấy ở đây. Đó là chứng tích
của truyền thống hiếu học và vinh danh những con người đỗ đạt, có tri thức
của dân tộc Việt Nam. 82 tấm bia này được phân làm hai khu, mỗi khu 41
bia đối xứng qua giếng Thiên Quang. Các bia đá này đều được đặt trên lưng
các con rùa đá ngổng cổ, 4 chân xoè ra. Kính thưa quý khách!
Dân gian ta có câu:
“Thươngthay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia”
Câu ca dao này đã cho ta thấy hình ảnh quen thuộc của con rùa trong
đời sống của người Việt Nam. Ít có tấm bia đá cổ nào được dựng ngay trên
nền đất mà thường được đặt trên lưng rùa. Hàng thế kỷ nay tại đây, 82 chú
rùa vẫn nhẫn nại đội bia đá trên lưng.
Trong vũ trụ quan của người Á Đông, Rùa được xem là biểu tượng của
vũ trụ, mai rùa tượng trưng cho bầu trời, còn bụng rùa tượng trưng cho mặt
đất. Trong sự đối đãi này mà phát sinh, phát triển, phần nào đồng nhất với sự
trường tồn và hạnh phúc. Bia được đặt trên lưng rùa nhằm khẳng định sự
trường tồn của trí tuệ, tinh hoa của dân tộc, biểu trưng cho sự giữ gìn thành
18
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

tích của các nhân tài đời trước làm tấm gương cho muôn đời sau, thể hiện
truyền thống hiếu học, trọng người tài của dân tộc Việt Nam.
Hai toà bia đình được xây dựng vào năm 86 xây trên nền cao, bốn mặt
bỏ trống. Xưa kia, xuân thu nhị kỳ, khi trong điện thánh tế lễ khổng tử thì ở
đây cũng sắm sửa lễ vật tế lễ các vị tiên nho mà quý danh được khắc trên bia
đá dựng nơi cửa hiền tài. Hiện nay hai đình kia là nơi đựng 2 tấm bia của hai
khoa thi đầu tiên của triều Lê là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448.
Còn lại 80 tấm bia đá được sắp xếp không theo thứ tự thời gian, triều đại,
hoặc kích thước lớn nhỏ mà đan xen lẫn nhau. Nhà che bia lúc đầu đã có và
được tu sửa nhiều lần, đến cuối thế kỷ 18 thì bị tàn phá hết. Đến năm 1994
mới dựng lại được. Cũng chính tại nơi này, vào cuối thế kỷ 18, sau khi quân
Mãn Thanh chay thục mạng khỏi kinh thành Thăng Long, vua Chiêu Thống
đốt cung điện chúa Trịnh mười ngày chưa tắt lửa, dân chúng làng Văn
Chương quanh Văn Miếu, cám cảnh trước cảnh các tấm bia hoang tàn, trơ
gan cùng mưa gió đã làm tờ trình dâng lên Vua Quang Trung xin được trùng
tu lại Văn Miếu nhà Vua đã ngự phê bằng hai câu thơ Nôm mà hôm nay
nhiều người còn thuộc:
“Mai sau xây lại nước nhà
Bia nghè dựng lại trên toà muôn gian”
Vị vua khởi đầu cho việc dựng bia tiến sĩ là vua Lê Thánh Tông một vị
Hoàng Đế được coi là minh quân số một trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Các triều đại tiếp theo của triều Lê, Mạc cũng tiếp tục dựng bia ghi danh các
vị tiến sĩ đỗ đạt với mục đích nhằm biểu dương nho sĩ hiển đạt, khuyến
khích việc học trong nước, khẳng định vai trò và giá trị của nhân tài, răn dạy
kẻ sĩ về trách nhiệm đạo lý, khuyến khích điều lành, ngăn ngừa điều ác.
Trong tấm bia đầu tiên dựng năm 1484 viết về khoa thi năm 1442, Thân
Nhân Trung đã ghi lại câu nói, mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao,
19
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi đi xuống. Vì vậy các bậc thánh đế minh
vương chẳng ai là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như
thế cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng?
Câu nói đã khẳng định vai trò vị trí của nhân tà, của tầng lớp người có
tài năng đối với đất nước, đồng thời cũng đề cập đến vấn đề đãi ngộ, tạo
điều kiện cho học cống hiến cho đất nước. Đó là những vấn đề mà đến thời
đại ngày nay vẫn đang còn có tính thời sự cấp thiết, thế mới hay tầm nhìn
của các cụ xa đến chừng nào.Về chủ trương, bia được dựng sau mỗi kỳ thi
nhưng không mấy khi được làm ngay. Từ năm 1442 đến năm 1787 dưới
Triều Lê đã tổ chức 124 khoa thi, Triều Mạc tổ chức 21 khoa thi, nhưng hiện
nay ở Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ lưu giữ 82 bia được chi thành một khu
Đông – Tây. Các bia này được làm tập trung vào ba đợt là:
Đợt 1: Năm 1484 dựng 10 bia cho các khoa thi từ 1442 – 1484
Đợt 2: Năm 1653 dựng 25 bia cho các khoa thi từ 1554 – 1652
Đợt 3: Năm 1717 dựng 21 bia cho các khoa từ 1656 – 1712.
Còn lại 26 tấm bia dựng ngay sau các khoa thi.
Như vậy có rất nhiều khoa thi không được dựng bia, hoặc có dựng bia
những đã mất. Gần đây khi nạo vét cải tạo giếng Thiên Quang đã phát hiện
thêm 2 con rùa đá đã mất bia.
82 Tấm bia đá, được làm bằng đá xanh (Thanh Thạch) lấy từ núi An
Thạch, Đông Sơn, Thanh Hoá, ghi danh 1307 vị đỗ đại khoa của 82 khoa thi
từ năm 1442 đến năm 1779, là những di vật giá trị bậc nhất của di tích Văn
Miếu Quốc Tử Giám niềm tự hào của nền văn hoá - giáo dục dân tộc đã tạo
nên và lưu giữ được một pho sử đá có giá trị về nhiều mặt. Qua đó, chúng ta
hôm nay có thể thấy được quan điểm về giáo dục thời phong kiến, không khí
học hành thi cử, tên học của các bậc danh nho và các địa phương dòng họ có
truyền thống khoa bảng. Người đầu tiên được khắc tên lên bia đá là Trạng
20
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

Nguyên Nguyễn Trực, quê Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây, đỗ trạng nguyên
khoa thi năm 1442 đời vua Lê Thái Tông. Vị tiến sĩ cuối cùng có tên trên bia
đá là tiến sĩ Phan Huy Ôn, quê Nghệ An, đỗ tiến sĩ khoa thi năm 1779. Qua
văn bia, ta còn tìm thấy tên tuổi của những nhân vật lịch sử lừng lẫy trong
lịch sử dân tộc Việt Nam như Nhà sử học Ngô Sĩ Liên, quê Chức Sơn,
Chương Mỹ, Hà Tây, tiến sĩ năm 1442, người đã soạn bộ “Đại Việt sử ký
toàn thư” gồm 15 tập, bộ sử học lớn nhất thời phong kiến, rồi nhà Bác học
Lê Quý Đôn, Bảng khoa thi 1752, bộ óc vĩ đại của lịch sử phong kiến Việt
Nam, tác giả của các công trình nổi tiếng như: Vân đài loại ngữ, kiến văn
tiểu lục, phủ biên tạp lục, Đại việt thông sử…
Hay như Ngô Thì Nhậm, một thành viên của dòng họ Ngô Thì lừng lẫy
ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội, tiến sĩ khoa 1775, nhà chính trị, ngoại giao lỗi
lạc của triều đại Tây Sơn, rồi đến Nguyễn Nghiễm, cha đẻ đại thi hào
Nguyễn Du, sau làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám rồi đến chức tể tướng đầu
triều…
Những pho sử đá này còn ghi lại bao dòng họ làng quê khoa bảng của
như vùng kinh Bắc có đến 430 vị đỗ đại khoa, trong đó có 15 quan trạng
nguyên, làng Mộ Trạch – Hải Dương có đến 30 tiến sĩ. Hay như dòng họ
làng giáp Thân Nhân Trung ở Bắc Giang mấy đời liền con cháu đỗ đại
khoa…Những quê hương đó, những dòng họ đó đã làm sáng danh truyền
thống hiếu học của dân tộc.
Quý khách có thể nhận thấy rằng 82 tấm bia tiến sĩ ở đây là 82 phong
cách điêu khắc khác nhau, nhưng có thể chia làm ba loại theo thời gian, đó
là: những tấm bia cổ nhất làm vào thế kỷ 15 từ đời Hồng Đức (1484) đến
(1536) gồm 14 chiếc, trám bia bằng, ít nhô cao, mỏng, thấp. Trám bia có
hình hoa lá, mây trăng, không có hình rồng, ảnh hưởng của Phật giáo rõ nét
nhất là có trang trí hoa sen và hình bánh xe pháp luân điều này cũng đáng
ngạc nhiên bởi thời kỳ này vai trò của Nho giáo là độc tôn. Con rùa đầu hình
21
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

chim, mắt có lông mày, mồm như mỏ chim, đầu ngẩng cao, đôi khi có răng,
tai trơn, chân rụt lại.
Những tấm bia dựng vào thế kỷ 17, gần 25 tấm dựng năm 1653, trên bia
xuất hiện bát bảo là những biểu tượng của Đạo giáo, bia có hình rồng chầu
mặt nguyệt, kích cỡ bia to cao, hoa văn phong phú, có hình động vật, rùa có
mặt tròn, chân rụt, cổ bự. Hoa văn trang trí tinh xảo, đẹp nhất trong số các
bia tại Văn Miếu. Đề tài trang trí mở rộng, các nghệ sĩ không bị gò bó trong
những hình ảnh có tính mô phạm mà rất bay bổng.
Loại thứ ba những bia dựng vào thế kỷ 18. Bia tuy cao to, nhưng hình
ảnh trang trí khô cứng, bó hẹp trong những chủ đề quá quen thuộc, ít giá trị
nghệ thuật nhất so với những loại khác tại Văn Miếu.
Như vậy chúng ta có thể thấy, 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu, không
những chỉ có giá trị to lớn về lịch sử, mà chúng còn là những hiện vật vô
cùng quý giá về nền nghệ thuật điêu khắc nước nhà.
Thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước cửa Đại Thành môn, hai cửa
nhà phía bên trái phải là Ngọc Chấn Môn và Kim Thành Môn. Bước qua cửa
này là đoàn chúng ta sẽ đến với khu thứ bốn của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Ba chữ Nho trên cổng có nghĩa là Đại Thành Môn đọc từ phải sang trái, hai
hàng chữ nhỏ khắc đọc là: “Lý Thánh Tông Thần Vũ Nhị Niên Canh Tuất
Thu Bát Nguyệt Phụng Kiến” nghĩa là tháng tám mùa thu năm Canh Tuất
niên hiệu Thần Vũ năm thứ hai đời Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu
(1070). Bên trái là “Đồng Khánh Tam Niên Mởu Tý Trọng Đông Đại Tu” có
nghĩa là Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3 đại tu.
Bức Hoành Sơn là sản phẩm của năm 1888 dương lịch chứng minh lần tư
sửa lớn của Vua Đồng Khánh nhà Nguyễn.
Cửa Đại Thành mang ý nghĩa là cửa của sự thành đạt lớn lao. “Đại
Thành” được lấy từ câu nói của Mạnh Tử khi đánh giá về Khổng Tử:
“Khổng Tử là tập Đại Thành” Khổng Tử người thành đạt, tập hợp học vấn,
22
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

đức tốt của các bậc thánh hiền. Quý khách đang đi trên khu vực thứ tư của
Văn Miếu, dãy nhà ngói múi hầu lớn ở trước đoàn ta là nhà Đại Bái Đường,
nơi mà xưa kia các bậc tế tửu, tư nghiệp cũng như người đứng đầu triều đình
tới hành tế, dâng rượu để khai thi, tạ ơn hoặc vào các ngày sóc, vọng. Hai
dãy nhà phía bên trái và bên phải quý khách gọi là tả vu và hữu vu, như quí
khách đang thấy, nơi đây đang dùng làm nơi trưng bày và bán các đồ lưu
niệm, nhưng trong quá khứ hai hãy nhà này được dùng để thờ bái vị của
Thất Thập Nhị Hiền.
Xin mời quý khách bước vào nhà Đại Bái Đường. Toàn bộ kiến trúc của
toà Đại Bái Đường mà chúng ta đang đứng mang phong cách thời Hậu Lê,
tức là đơn giản trong điêu khắc không quá cầu kỳ trong trang trí, ngói lợp
theo kiểu vẩy rồng cong nhẹ. Tay có đôi rồng chầu mặt nguyệt, gắn mảnh đồ
sứ men màu trên đỉnh bờ nóc là được làm vào thời Nguyễn. Toà nhà Đại Bái
Đường này gồm có 9 gian với 4 cột chống mái, hai gian đầu hồi mặt trước,
mặt sau là cửa gỗ chắn song con tiện, phía dưới là những bức phù điêu gỗ
thời Lê khắc nổi hình bay cao rất đẹp. Toàn bộ cột gỗ tàu trên mái được sơn
son thiếp vàng hai cột phía sau lưng quý khách (2 cột giữa) được trang trí
mới là vào năm 1994, 1995.
Như hướng dẫn viên đã nói đây là nơi tổ chức các nghi thức tế, lễ, nên
chính giữa Toà nhà Đại Bái Đường này có đặt một hương án lớn như quý
khách đang thấy để thờ vọng Khổng Tử và các bậc tiên hiền. Mời quý khách
nhìn lên 4 chữ nho lớn phía trên đọc từ phải qua trái là: “Vạn Thể Sư Biểu”
bức hoành phi này được làm vào năm 1888 trong lần tu sửa Văn Miếu, với ý
ca ngợi Đức Khổng Tử – ngài là một người thầy của môn đời. Xin mời đoàn
ta hướng mắt về bức Đại Tự phía Đông có khắc 4 chữ “Cổ Kim Nhật
Nguyệt” với ý nghĩa tài đức của người thầy cùng đạo học tại Văn Miếu này
như ánh sáng muôn thuở của vũ trụ soi chiếu, dẫn đường chỉ lối để người
học trò đến với công thành danh toại. Để tu thân, tề gia trị quốc bình thiên
23
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B

hạ. Trong nhà Bái Đường này còn rất nhiều bức đại tự khác, với ý nghĩa ca
ngợi công đức của Khổng Tử và tên các tập sách lớn của ngài.
Đôi hạc mà quý khách vẫn gặp trong các đình chùa của nước ta, nay lại
được thấy ở đây, vơi dôi hạc dáng cao, chân trúc, miệng ngậm ngọc đứng
trên lưng hai con rùa, biểu thị sự hài hoà của trời đất khi úng khi cạn. Chắc
chắn quý khách đã được nghe truyền thuyết về đôi bạn: rùa và hạc rất thân
nhau, rùa sống dưới nước, mang tính âm, hạc sống trên cạn bay lên cao
tượng trưng cho dương. Tương truyền khi trời làm mưa lũ ngập lụt. Hạc
không thể đứng mãi dưới nước, nên Rùa đã giúp bạn mình vượt biển cả đến
nơi khô ráo, ngược lại, khi trời hạn hán, hạc lại đưa Rùa đến nơi có nước.
Chính vì thế trang trí rùa, hạc… cổ nhân muốn tôn vinh tình bạn với sự
thiêng liêng trong tháng ngày dùi mài kinh sử. Gian cuối của đại bái đường
phía bên phải quý khách có treo của Trung hồng chung Bích Ung (cùng đại
tự Kim Cổ nhật nguyệt) là của tư nghiệp Quốc Tử Giám Xuân quận công
Nguyễn Nghiễm – thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du làm năm 1768 và
chiếc khánh đá phía đầu hầu bên trái có hai chữ “Thọ xương”, mặt bên kia
chép lại công dụng của loại nhạc khí này.
Chắc hẳn từ khi đặt chân vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám quý khách đã
nghe nhiều đến cụm từ: Tế Tửu và Tư Nghiệp, đó là chức vụ gì? Vâng Tế
Tửu và Tư Nghiệp là hai người đứng đầu của Văn Miếu, lo việc quản lý, tổ
chức hành lễ và giáo dục tại Văn Miếu. Hai tước hiệu này giống như hiệu
trưởng và hiệu phó tại các trường học ngày nay. Tuy nhiên qua thời gian, có
khi Tế Tửu và Tư Nghiệp đều được hiểu là một. Người đảm nhiệm hai tước
hiệu này là những người có đức, tài được kính trọng, có uy tín trong trường
Giám, được vua căn cứ vào học vị mà bổ nhiệm. Và khi đảm nhiệm tước vị
này, vào ngày sóc, vọng phải làm lễ dâng rượu lên Đức Khổng Tử, nên gọi
là Tế Tửu.
24
Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B
Xin mời đoàn ta tiếp tục thăm quan toà thượng điện. Chúng ta đang

đứng trong toà thượng điện, một trong những vị trí thiêng của di tích này và
nó gắn với cụm từ Văn Miếu: nơi thờ Khổng Tử cùng các vị tiên hiền.
Thượng điện hay còn gọi là Đại Thành Điện gồm 9 gian, xây tường kín 3
mặt, kiến trúc cổ chồng rường kẻ suốt, cửa bức bàn thượng song hạ bản
đóng kín 7 gian giữa. Toàn bộ toà Đại Thành này chạy song song với toà đại
bái mà đoàn ta vừa tham quan tạo thành kiến trúc chữ nhị, nó mang phong
cách nghệ thuật thời Lê với 7 gian đơn giản, không trạm trổ cầu kỳ, đầu dao
mũi cong lợp ngói mũi hài. Kiến trúc kín, ít ánh sáng tạo nên vẻ thâm
nghiêm, cổ kính của thượng điện.
Thưa quý khách pho tượng lớn ngồi với hai tay đan vào nhau ở trước
ngực là Khổng Tử. Phái sau của tượng có một ngai nhỏ, trong đó có đặt bài
vị với dòng chữ Hán: Đại thành chí thánh tiên sư thần vị – Khổng Tử.
Tượng tạc ngài ngồi trong, thế tay khoan thai của người thầy đang lắng nghe
người dưới mình trình bày, tâu bẩm một vấn đề gì đó.
Bốn tượng ngồi xung quanh là tứ thánh, 4 vị học trò xuất sắc nhất của
Khổng Tử. Phía bên trái của quý khách từ ngoài vào là Á thánh Mạnh Tử,
Tông thánh Tăng Tử, hai vị phái bên phải là: Thuật thánh – Tử Tư và Phục
thánh Nhan Tử. Phía xa về hai bên là bài vị của 10 vị hiền triết, những người
học trò xuất sắc của nho giáo, có công phát triển nho giáo.
Ta có cảm giá như đang dự một buổi giảng đạo của Đại Thành chí thánh
Khổng Tử với các học trò của mình: tượng của ngài tĩnh mà động, mà sâu
lắng. Khổng Tử ngài sinh vào năm 551 và mất vào năm 497 TCN. Tên là
Khâu, tự là Trọng Ni, sinh tại ấp Trâu, Khúc phụ – nước Lỗ, nay thuộc tỉnh
Sơn Đông Trung Quốc.
Ngài là người thông minh, ôn hoà, ham học từ nhỏ, chưa đến năm 30
tuổi đã nổi danh học vấn, học trò xa gần tới theo học ngày một đông.
25

×