Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thiết kế kỹ thuật kệ tủ ti vi thông minh cho không gian phòng khách hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT TẠI
CÔNG TY TNHH FAMI
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Lê Ngọc Phước

Sinh viên thực hiện

: Trịnh Phú Cường

MSV

: 1651010757

Lớp

: K61 - CBLS



Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện bài khóa luận tốt
nghiệp nàycho phép em được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đếnquý
thầy cô Viện Công nghiệp Gỗ những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho
em suốt trong thời gian học tập vừa qua.
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Lê Ngọc Phước đã
tận tình giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa
luận.
Cũng nhân dịp này cho phép em xin bày tỏ lịng biết ơn đến Cơng ty
TNHH FAMI đã tạo cơ hội thuận lợi cho em được thực hiện làm bài khóa luận
tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè cũng như lòng biết ơn đến gia đình
đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt tinh thần và vật chất trong suốt quá trình đi học
cũng như thời gian đi làm khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Trịnh Phú Cường

1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 4
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 6
1.1. Những vấn đề chung về tình hình nghiên cứu. .......................................... 6
1.1.1. Các giải pháp chung nâng cao chất lượng sản phẩm. ............................. 6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Đại học Lâm nghiệp về vấn đề chất lượng sản
phẩm đồ nội thất. ............................................................................................. 10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 10
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 10
1.3.1. Đối tượng: ............................................................................................. 10
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11
1.4 Nội dung nghiên cứu. ................................................................................ 11
1.4.1 Tìm hiểu lý thuyết. ................................................................................. 11
1.4.2. Tìm hiểu về địa điểm thực tập............................................................... 11
1.4.3. Tìm hiểu về nguyên liệu, sản phẩm và máy móc thiết bị nơi thực tập. 11
1.4.4. Tìm hiểu qui trình sản x́t của cơng ty. ............................................... 11
1.4.5. Khảo sát đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. .. 11
1.4.6. Đề suất giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm. .. 11
1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 11
Chương 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 12
2.1. Khái niệm về sản phẩm mộc. ................................................................... 12
2.2. Các yếu tố và yêu cầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mộc ........... 13
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ................................. 13
2.2.2.Yêu cầu chất lượng của sản phẩm.......................................................... 15
2.3. Qui trình sản xuất ..................................................................................... 17
2.3.1 Khái niệm quy trình sản xuất đồ gỗ ....................................................... 17
2



2.3.2 đặc điểm của quy trình sản xuất đồ gỗ ................................................... 17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
3.1. Tìm hiểu về địa điểm thực tập.................................................................. 19
3.1.1. Thông tin doanh nghiệp ........................................................................ 19
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cơng ty ........................................... 20
3.2 Tìm hiểu về ngun liệu, sản phẩm và máy móc, thiết bị. ....................... 20
3.2.1. Tìm hiểu về nguyên liệu........................................................................ 20
3.2.2. Tìm hiểu về sản phẩm ........................................................................... 24
3.2.3. Tìm hiểu về máy móc thiết bị ............................................................... 26
3.4 Khảo sát tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của từng công đoạn
......................................................................................................................... 32
3.4.1 Nguyên liệu ............................................................................................ 32
3.4.2. Cơng đoạn định hình ............................................................................. 36
3.5. Đề śt giải pháp kĩ thuật ......................................................................... 40

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục và thông số kĩ thuật máy móc thiết bị tại xưởng số 2 nhà
máy sản xuất đồ gỗ nội thất............................................................................. 27
Bẳng 3.2 Lỗi kỹ thuật và nguyên nhân cảu nguyên liệu sản xuất................... 32
Bảng 3.3: Lỗi kỹ thuật và nguyên nguyên nhân trong công đoạn tạo phôi .... 32
Bảng 3.4: Lỗi kỹ thuật và ngun nhân trong cơng đoạn tạo hình. ................ 36
Bảng 3.5: Thống kê lỗi và giải pháp khắc phục .............................................. 40

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh sản phẩm gỗ dùng trong quân dụng ................................. 12

Hình 2.2 Hình ảnh sản phẩm gỗ sử dụng trong cơng nghiệp .......................... 13
Hình 2.3 Hình ảnh gỗ sử dụng làm dụng cụ âm nhạc và sàn gỗ ..................... 13
Hình 31 Nhà máy sản xuất FAMI ................................................................... 19
Hình 3.2 Cốt ván MDF.................................................................................... 22
Hình 3.3 Nguyên liệu ván MDF của cơng ty FAMI ....................................... 22
Hình 3.4 Ngun liệu ván MDF của cơng ty FAMI ....................................... 23
Hình 3.5 Nguyên liệu dán cạnh của công ty FAMI ....................................... 23
Hình 3.6 sản phẩm nội thất văn phòng FAMI. ............................................... 24
Hình 3.7 sản phẩm nội thất gia đình FAMI. .................................................. 24
Hình 3.8 sản phẩm nội thất phòng họp FAMI. ............................................... 25
Hình 3.9 Kết cấu vít cam, chốt và keo ............................................................ 26
Hình 3.10 khớp nối nhơm (Nguồn: Cơng ty Fami)......................................... 26

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng sự phát triển của xã hội, công nghệ sản xuất đồ nội thất càng tiến
bộ, chiếm một vị trí quan trọng trong nước cũng như thế giới, vì đồ gỗ nội thất
đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và lao động của con
người.
Chất lượng sản phẩm là một trong những vấn đề đã và đang được xã hội
quan tâm, tuy nhiên đó chỉ là sự cố gắng trong mức độ nào đó rất hạn chế, việc
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tìm ra sai sót khuyết
điểm, nguyên nhân và cách khắc phục vẫn chưa được các doanh nghiệp, xí
nghiệp quan tâm cao. Do đó việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản
phẩm là một vấn đề cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.
Nhấn mạnh tại sao cần phải nâng cao chất lượng cho sản phẩm của công
ty.
Để giải quyết vấn đề trên, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ

giá thành sản phẩm được sự nhất trí của Viện Công Nghiệp Gỗ và Nội Thất, tôi
được phân công nghiên cứu đề tài:
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Công
ty TNHH FAMI.

5


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về tình hình nghiên cứu.
1.1.1. Các giải pháp chung nâng cao chất lượng sản phẩm.
a.Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta có một điểm yếu cơ bản đó là trang
thiết bị máy móc lạc hậu, hư hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ
cao. Điều này đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, làm giảm năng suất lao
động cũng như chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó, các mặt hàng sản
phẩm sản xuất tại Việt Nam rất khó tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Hơn nữa, nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật mà hàng hoá được sản xuất
với hàm lượng kỹ thuật cao do các nước ngồi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam có tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng nên nhu cầu của họ ngày
càng theo hướng chất lượng cao và hiện đại hơn. Có thể nói, sự tiến bộ khoa
học kỹ thuật ngày nay đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh
tế. Hơn lúc nào hết, quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
mang tính quan trọng và cấp bách. Mặt khác, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn là
chất xúc tác quan trọng trong quá trình đổi mới vươn lên của doanh nghiệp về
chất lượng. Đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu này vào sản xuất chính là
quá trình đẩy lùi và triệt tiêu cách thức sản xuất cũ lạc hậu, tuỳ tiện buông thả
tạo nên một phong trào và phong cách sản xuất mới có tư duy năng động, sáng
tạo. Bên cạnh đó, phát huy được hết khả năng và năng lực của từng người trong
sản xuất. Đây chính là giải pháp căn bản nhưng đặc biệt quan trọng và cần thiết

có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm hàng hoá, quyết định sự cạnh
tranh tồn tại, phát triển doanh nghiệp, góp phần không nhỏ trong việc đổi mới
toàn bộ nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với sự
phát triển chung của thế giới.
“Sản phẩm hàng hoá là kết quả của sự tác động của con người vào đối
tượng lao động thông qua các công cụ lao động”. Việc ứng dụng rộng rãi khoa
6


học kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ...
trực tiếp tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm có chất
lượng cao, hiện đại phù hợp với xu thế tiêu dùng. Đây là một hướng đi hiệu quả
nhất và cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh.
Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau:
+ Thứ nhất: Doanh nghiệp cần tập trung huy động vốn tự có hoặc vốn
vay để từng bước mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm : hệ thống dây
chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng.
Khi áp dụng cách này, doanh nghiệp cần phải xem xét cẩn thận khi chọn
mua các loại máy móc công nghệ để tránh mua phải những máy móc cũ, tiêu
tốn nhiều nhiên - nguyên liệu... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý mối
quan hệ về vốn - công nghệ - tiêu thụ.
+ Thứ hai: Trong điều kiện hạn chế về vốn, các doanh nghiệp có thể tập
trung cải tiến chất lượng theo hướng động viên, khuyến khích người lao động
cả về vật chất lẫn tinh thần để họ khơng ngừng tìm tòi, học hỏi phát huy nội lực
đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa máy
móc thiết bị, quản lý kỹ thuật để có thể sử dụng máy móc thiết bị được lâu dài.
+ Thứ ba: Doanh nghiệp cần có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi
dưỡng trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài. Đảm bảo điều kiện cho cán bộ
khoa học chuyên tâm vào việc nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học để

đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho sản xuất, tạo sự gắn kết giữa
khoa học và đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh.
b. Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất.
Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công
tác chất lượng. Lao động được phân cơng cụ thể, có trách nhiệm và năng lực
thì chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngược lại.

7


Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến
công nghệ sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người cơng
nhân phải có trình độ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới. Mặt khác,
doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, giúp
họ hiểu được vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo cần đề ra
những tiêu chuẩn cụ thể. Các công nhân phải thoả mãn được những yêu cầu
của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khoẻ. Để
khơng ngừng nâng cao về tri thức, trình độ nghề nghiệp doanh nghiệp nên tuyển
chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dưỡng, đào tạo
nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề... theo một phạm
vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất. Ngoài ra,
doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn
những người giỏi nhất làm gương sáng trong lao động và học tập từ đó phát
động phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt
điều này không những chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng
suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở
rộng thị trường.
c. Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật.

Đội ngũ cán bộ quản lý là bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp. Vì vậy,
họ phải là những người đi đầu trong các hoạt động, các phong trào hướng dẫn
người lao động hiểu rõ từng việc làm cụ thể. Ban giám đốc phải nhận thức rõ
nhiệm vụ của mình trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó
đề ra đường lối chiến lược, từng bước dìu dắt doanh nghiệp vươn lên.
Bộ máy quản lý là yếu tố chủ yếu của quá trình kiểm tra, kiểm soát. Bộ
máy quản lý tốt là bộ máy phải dựa vào lao động quản lý có kinh nghiệm, có
năng lực và có trách nhiệm cao với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý phải biết cách huy động khả năng của công nhân vào quá trình
cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác khoa học kỹ thuật trong quá

8


trình sản x́t nhằm nâng cao kỹ năng cơng nghệ, trình độ quản lý và trình độ
sản xuất. Hơn nữa, cán bộ quản lý cần đi sâu tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng
của từng công nhân để cố gắng đáp ứng đầy đủ càng tốt nhưng cũng phải có
chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Bộ máy quản lý phải làm cho mọi thành viên
trong doanh nghiệp hiểu được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm
vụ chung của mọi phòng ban cũng như của tất cả các thành viên trong doanh
nghiệp.
d. Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến
đâu cũng khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của người tiêu dùng. Chính vì
vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong
muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được. Để thực hiện
tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân
khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác
nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình,
chu đáo hơn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảm
nhiệm vai trò nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh
tranh... để cung cấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối. Công việc
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo và khuếch trương sản phẩm.
Đây là một trong những phòng ban tuy chỉ mới được coi trọng trong những
năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việc giải quyết tốt vấn
đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
e. Các chính sách của Nhà nước.
Nhà nước cần có các chương trình đào tạo và giáo dục cung cấp kiến
thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà
nước nên có nhiều văn bản chỉ thị về phương hướng biện pháp, chính sách nâng
cao chất lượng sản phẩm.
Nhà nước có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia,
các hội chợ, triển lãm các mặt hàng có chất lượng cao và trao giải thưởng cho
9


các mặt hàng đạt chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp nhất. Nhà nước cũng có
những chính sách cấm nhập lậu và có các biện pháp cứng rắn đối với những cơ
sở sản xuất hàng giả. Nhờ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải sản
xuất các mặt hàng có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và
quốc tế.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Đại học Lâm nghiệp về vấn đề chất lượng
sản phẩm đồ nội thất.
Nhưng vài năm gần đây một số sinh viên khoa Chế Biến Lâm Sản đã tiến
hành nghiên cứu và đã đánh giá chất lượng sẩn phẩm chủ yếu qua kiểm tra và
đo đạt trên sản phẩm. Đã có một số luận văn của sinh viên của trường nghiên
cứu về nội dung này như :
Nguyễn Thị Ngọc, (2002), Đã nghiên cứu: Xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng khẩu tạo sản phẩm khi xẻ ván sàn ở khâu xẻ phá bằng cưa vòng
đứng tại cơng ty bao bì - x́t khẩu Hà Nội. Đề tài khá rõ ràng đã chỉ ra được
hình thức hệ thống về cách quản lý chất lượng nhưng đề tài chỉ chỉ dừng lại ở
việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở khâu xẻ phá với các công đoạn
chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị máy móc thiết bị , lập bản đồ xẻ, xẻ phá.
Nguyễn Thuyết, (2004), Đã nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất
hượng mối liên kết mộng trong sản phẩm mộc trạm khác truyền thống. Đề tài
có đánh giá riêng, chỉ ra được đặc tính và mặt hạn chế về liên kết trong sản xuất
sản phẩm mộc trạm chuyền thống nhưng đề tài mới khảo sát nghiên cứu đối với
các sản phẩm mộc gia dụng, các loại nguyên liệu được sử dụng chủ yếu ở cơ sở
sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích đánh giá được ưu nhược điểm về chất lượng sản phẩm nội
thất của công ty FAMI từ đó đề suất dược giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạn chế khuyết tật.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
- Các giải pháp kĩ thuật nhằm thay đổi chất lượng sản phẩm.
10


- Các sản phẩm nội thất tại Công ty FAMI
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ khảo sát đánh giá và đề xuất cho dây chuyền số 2, phân xưởng
sản xuất đồ nội địa.
- Sản phẩm là:Các loại sản phẩm sản xuất từ ván nhân tạo ván MDF, MDF
phủ melanin và ván MFC
- Chỉ đề xuất giải pháp kĩ thuật cho từng công đoạn, luận văn không đề xuất
giải pháp tổng thể.

1.4 Nội dung nghiên cứu.
1.4.1 Tìm hiểu lý thuyết.
- Khái niệm về sản phẩm mộc.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Quy trình sản xuất.
1.4.2. Tìm hiểu về địa điểm thực tập.
1.4.3. Tìm hiểu về nguyên liệu, sản phẩm và máy móc thiết bị nơi thực tập.
1.4.4.Tìm hiểu qui trình sản xuất của cơng ty.
1.4.5. Khảo sát đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
1.4.6. Đề suất giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xây dựng cơ sở lý thuyết; phân tích ưu
nhược điểm và đề xuất giải pháp.
- Phương pháp kế thừa tài liệu: Xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu thực hiện nội dung: Tìm
hiểu về địa điểm thực tập và khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất
- Phương pháp phân tích đánh giá, so sánh thực hiện nội dung: Phân tích đánh
giá chung
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xây dựng giải pháp kĩ thuật

11


Chương 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm về sản phẩm mộc.
Sản phẩm mộc để chỉ các vật dụng, thiết bị được sản xuất từ gỗ hay vật
liệu gỗ được bố trí, trang trí bên trong một khơng gian nội thất như căn nhà, căn
phòng hay cả tòa nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của
con người trong công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận

tiện cho cơng việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản...có thể kể đến một số hàng
nội thất như ghế ngồi, bàn, giường, tủ đựng áo quần, tủ sách,....
Đồ nội thất từ gỗ là những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ. Gỗ có được
những điểm như cường độ cao, có khả năng tái sinh, vân thớ và màu sắc đẹp,…,
đồng thời nó cũng là một loại vật liệu có tác dụng trong bảo vệ môi trường và
được con người rất yêu thích, vì thế mà gỗ được ứng dụng rất rộng rãi. Chủng
loại của sản phẩm mộc có rất nhiều, nhưng phần này chỉ đề cập chủ yếu đến
các đối tượng như: đồ gia dụng, kết cấu gỗ trong kiến trúc, gỗ trong sản xuất
tàu thuyền,…
Phạm vi sử dụng của sản phẩm mộc cũng rất rộng rãi:
Trong quân dụng: chủ yếu được sử dụng làm báng súng, cán lựu đạn, mơ
hình máy móc, thuyền cứu hộ,…

Hình 2.1 Hình ảnh sản phẩm gỗ dùng trong quân dụng
Trong công nghiệp: chủ yếu được sử dụng trong sản xuất tàu thuyền đánh
cá; sử dụng làm thoi dệt, ống cuộn tơ trong công nghiệp dệt; hộp bao bì (như
hộp bao bì dùng trong quân dụng, hộp đựng chè, hộp đựng thực phẩm, hộp

12


đựng các sản phẩm công nghiệp,…), dùng trong sản xuất thùng xe (ơ tơ khách,
ơ tơ hàng, tàu hoả).

Hình 2.2 Hình ảnh sản phẩm gỗ sử dụng trong cơng nghiệp
Trong dân dụng: đồ gia dụng, ván sàn, bút chì, ghế ngồi, gỗ điêu khắc, con
dấu, đồ chơi, tranh vẽ, đèn lồng, quạt gấp, tủ kính, dụng cụ âm nhạc, đồ nơng
cụ,…

Hình 2.3 Hình ảnh gỗ sử dụng làm dụng cụ âm nhạc và sàn gỗ

Trong sản xuất đồ thể thao: chủ yếu có các thiết bị thể thao bằng gỗ (như
thuyền đua, bàn bóng bàn, vợt bóng bàn, gậy đánh gol, xà đơn, xà kép,…
Trong kiến trúc: chủ yếu có cửa chính, cửa sổ, hành lang, hiện nay sử dụng
gỗ trong trang trí nội thất đang rất phát triển.
2.2. Các yếu tố và yêu cầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mộc
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà chúng ta cần
phải quan tâm như: Ngun liệu, kỹ thuật, máy móc thiết bị, cơng cụ , công
nghệ, yếu tố chức năng quản lý, con người , môi trường.

13


Nguyên liệu: Như chúng ta đã biết, nguyên liệu là yếu tố đầu tiên ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi nguyên
liệu cũng có những chỉ tiêu khác nhau. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của nó đến
gia công sản phẩm, đến chất lượng sản phẩm, quy trình cơng nghệ và tỉ lệ thành
khí sản phẩm, Vì thế phải kiểm tra để loại bỏ và có những giải pháp khắc phục
Độ ẩm nguyên liệu : Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trị số độ ẩm phải được xác định
một cách cụ thể tùy thuộc từng điều kiện công nghệ.
Khuyết tật: Khuyết tật tăng dẫn đến chất lượng sản phẩm sẽ giảm, tăng
lượng phế liệu, khả năng tạo ra những sản phẩm chính giảm
Dung sai kích thước: sự sai khác cho phép do nhân tố ngẫu nhiên tác động
Yếu tố con người: Là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất
lượng sản phẩm, Nhóm yếu tố con người bao gồm : cán bộ lãnh đạo các cấp,
cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Trong một cơng ty
hay một xí nghiệp đặc biệt là trong ngành CBLS thì cơng nhân đóng vai trò
quan trọng trong sản x́t là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến chất
lượng sản phẩm. Được thể hiện ở các mặt:

Trình độ chun mơn và ý thức kỷ luật, tinh thần lao động hiệp tác của
đội ngũ lao động tác động trực tiếp đến khả năng có thẻ tự mình sáng tạo ra sản
phẩm, kỹ thuật cơng nghệ với chất lượng ngày càng tốt hơn khơng?
Có thể làm chủ được công nghệ ngoại nhập để sản xuất ra sản phẩm với
chất lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay khơng?
Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí
kinh doanh chấp nhận được hay không?
Yếu tố tổ chức quản lý: Đây là nhân tố tác động trực tiếp, liên tục đến
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói dù có đầy đủ các nhân tố
trên nhưng nhà quản lý, đặc biệt là quản lý sản xuất không tốt sẽ dẫn đến làm
giảm hiệu lực của cả ba nhân tố đã nêu trên, làm gián đoạn sản xuất, giảm chất
lượng nguyên vật liệu và làm giảm thấp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
14


Yếu tố môi trường : Mặc dù môi trường không ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, Khi môi trường bị ơ nhiễm trong q trình sản x́t như
: bụi , tiếng ồn và các chất hóa học,… nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần
của người lao động và người dân xung quanh. Máy móc thiết bị nó có thể làm
hư hỏng, sai lệch trong q trình sản xuất. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
Máy móc thiết bị : Nếu nguyên liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất
và chất lượng sản phẩm thì yếu tố cơng nghệ kỹ thuật, thiết bị lại có tầm quan
trọng đặc biệt có tác dụng quyết định hình thành chất lượng sản phẩm.
- Nếu khơng chỉnh lý chính xác, các bộ phận gá lắp khơng đảm bảo kích
thước thì chất lượng kém.
- Máy móc thiết bị càng rung thì mạch xẻ càng lớn, mùn cưa tăng.
- Mức độ tiên tiến ( đời máy ) cũ, mức độ gia công giảm, tốn nguyên liệu
rất lớn, chất lượng sản phẩm khơng cao.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì cần phải thường xuyên bảo dưỡng,

kiểm tra máy móc thiết bị, các thông số của máy để luôn đảm bảo độ chính xác
cao nhất tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
2.2.2.Yêu cầu chất lượng của sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Theo quan điểm
của các nhà sản xuất thì: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản
phẩm với một tập hớp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.
Chất lượng sản phẩm thơng qua các u cầu sau để đáng giá chính xác : yêu
cầu về chức năng, công dụng, yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, yêu cầu về độ bền vững, yêu cầu thẩm mỹ, về giá cả, thời gian giao hang
và dịch vụ sau bán hàng.
- Yêu cầu kỹ thuật : Sản phẩm nói chung và sản phẩm mộc nói riêng, yêu
cầu kỹ thuật là một yêu cầu bắt buộc đối với một sản phẩm. Yêu cầu này do
người thiết kế, do phía khách hang đưa ra và do nhà sản xuất thực hiện. Khi

15


gia cơng các chi tiết phải đảm bảo độ chính xác trong lắp lẫn. Nếu mà gia công
kém chất lượng thì khó có thể lắp lẫn các chi tết lại với nhau.
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm : Được đánh giá qua chất lượng bề
mặt ( hay nói cách khác là thẩm mỹ bề mặt hình thức ). Chất lượng bề mặt sản
phẩm phải đồng đều, chất lượng gia cơng trang trí tốt, màu sắc hài hịa, làm tơn
tính độc đáo của sản phẩm.
- Phải có mẫu chuẩn so sánh với bề mặt gia công.
- Bề mặt phải có độ nhẵn cao, không được quá mấp mô hay lồi lõm. Độ
mấp mô bé tức là độ nhẵn cao, bề mặt có độ nhẵn càng cao thì càng nâng cao
giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
+ Bề mặt không xước.
+ Khuyết tật : Chất lượng bề mặt của sản phẩm bị ảnh hưởng do trải qua
các quá trình gia cơng .

- u cầu về độ chính xác gia cơng : Nó nói lên mức độ phù hợp về kích
thước, hình dáng hay vị trí được gia cơng so với yêu cầu theo danh nghĩa được
ghi trên bản vẽ.
- Yêu cầu về thẩm mỹ : Một sản phẩm đẹp luôn được nhiều người sử
dụng và yêu thích. Mẫu mã cũng như cấu trúc phải đa dạng và hài hòa. Từ đó
mới có thể nâng cao được giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
- Màu sắc thích hợp thì có thể đem lại một cảnh quan tuyệt vời cho từng
mục đích sử dụng. Màu sắc hài hòa làm tơn tính độc đáo của sản phẩm.
- Độ bóng : chính là thể hiện mức độ nhẵn trơn bề mặt mà nó được quyết
định bởi độ nhấp nhơ trên bề mặt, độ bóng càng cao thì giá trị thẩm mỹ của sản
phẩm càng lớn.
- Độ nhẵn : bề mặt sản phẩm phản ánh mức độ nhấp nhô trên bề mặt
được gia công.
- Các yêu cầu chất lượng nguyên vật liệu, phụ kiện, bán thành phẩm, cho
sản phẩm của khách hàng được xây dựng trên cơ sở:
1. Tiêu chuẩn quốc tế về nguyên liệu.
16


2. Tiêu chuẩn Việt Nam về nguyên vật liệu.
3. Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật tổng quát của khách hàng.
4. Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm của khách hàng .
5. Những yêu cầu khác thông qua các văn bản, biên bản cuộc họp, thơng tin chính
thức (e-mail, fax, thư) phải được hai bên thỏa thuận và ghi nhớ.
6. Những yêu cầu sửa đổi, thay đổi phải được hai bên thỏa thuận, ghi nhớ và
xác nhận chấp nhận.
2.3. Qui trình sản xuất
2.3.1 Khái niệm quy trình sản xuất đồ gỗ
Là phương phát hình thành các bộ phận sản xuất, sắp xếp bố chí khơng
gia xây dựng mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận sản xuất nhằm kết hợp một

cách hợp lý các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Quy trình sản x́t nói chung là quy trình con người tác động vào gỗ để
biến chúng thành sản phẩm phục vụ đời sống & tinh thần. Là một q trình
hồn chỉnh trong đó kết quả là tạo ra sản phẩm cần thiết để bán ra trên thị
trường.
Quy trình sản x́t đồ gỗ được tính từ giai đoạn tạo phơ đến giai đoạn
sản x́t hồn thiện hoặc từ phôi đến bán thành phẩm hoặc từ bán thành phẩm
đến sản phẩm hồn thiện. Bước cơng việc là đơn vị cơ sở của quy trình sản xuất
được thực hiện trên nơi làm việc bởi một hay một nhóm cơng nhân sử đụng
một loại máy móc thiết bị trên một đối tượng nhất định.
Quy trình lao động gồm 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động vào lao
động của con người .
2.3.2 đặc điểm của quy trình sản xuất đồ gỗ
a) Ưu điểm:
đơn giản hóa đối tượng ( nhiệm vụ ) phức tạp.
Dễ tăng năng suất và quy mơ sản x́t .
Tăng cường an tồn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.

17


Tăng sự thỏa mãn và góp phần xây dựng lịng tự hòa của lực lượng lao
động.
Khả năng cải tiến liên tục để tăng năng xuất và chất lượng.
Có thể phổ thơng hóa u cầu chun mơn khi tuyển dụng.
Dễ tổ chức hoặc gắn kết thành dây chuyền hoạt động, dây chuyền sản xuất.
Dễ kiểm tra, giám sát và đánh giá.
Dễ ứng phó khi khủng hoảng nhân sự.
Giảmthiểu lãng phí của ( phương phát thử và sai ), phòng ngừa các rủi ro.
Dễ bảo mật.

b) Nhược điểm của quy trình sản xuất đồ gỗ:
Tuy nhiên theo IOS 9001 là một tiêu chẩn quốc tế về quản lý chất lượng
áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần
kinh tế và mọi hình thức hoạt dộng kinh doanh. Tiêu chuẩn IOS 9001 là tiêu
chuẩn trung tâm của cảu bộ tiêu chuẩn IOS 9000.
IOS 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng.
IOS 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu .
IOS 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – hướng đẫn cải tiến .

18


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tìm hiểu về địa điểm thực tập
3.1.1. Thơng tin doanh nghiệp

Hình 31 Nhà máy sản xuất FAMI
“ Nguồn: Công ty FAMI (2019)”
- Tên công ty: Công ty TNHH FAMIUA.
- Tên thương hiệu: LUFA.
- Địa chỉ văn phòng: tầng 9 tòa nhà LOTUS, số 2, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà
Nội
- Địa chỉ nhà máy sản x́t: Cơng ty có trụ sở tại khu cơng nghiệp phố nối A
thuộc địa phận Xã Vĩnh Khúc, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.
- Nhân sự: Cơ cấu nhân sự :

19


3.1.2. Q trình hình thành và phát triển cơng ty

- Công ty được thành lập năm 2004.
- Năm 2006 công ty TNHH Fami thành lập với tiền thân là công ty Dunai
Hàn Quốc .
Với chủ yếu các mặt hàng sản xuất xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
- Năm 2008-2009 mở rộng thị trường trong nới với hệ thống đại lý và
nhà phân phối khắp cả nước.
- Năm 2010 hoàn thành xây dựng nhà máy và đổi mới toàn bộ dây chuyền
công nghệ trong nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm 2012 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào
hoạt động
- Năm 2015 đổi tên thương hiệu thành LUFA và phát triển cho tới nay.
3.2 Tìm hiểu về ngun liệu, sản phẩm và máy móc, thiết bị.
3.2.1. Tìm hiểu về nguyên liệu.
Nguyên liệu ván MDF(Medium Density Fiberboard),
MFC(Melamine Face Chipboard) phủ Laminate, Melamine. Nguyên liệu ván
công nghiệp đều được nhập dạng tấm và được công ty lựa chọn loại chất
lượng kỹ, chủ yếu là các ván công nghiệp thông dụng dễ gia công.
Ván phủ Melamine
20


- Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong
phú được ép lên bề mặt gỗ ván dăm hoặc MDF.
- Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ
Melamine 1 mặt và 2 mặt.
- Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Các độ dày khác là tùy vào đặt
hàng, có thể làm MFC 1 mặt, ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn khác :
1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm.
-Ưu điểm: Dễ thi cơng, sử dụng cho các cơng trình đơn giản, kích
thước bề mặt gỗ lớn.

- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất
sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
- Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng.
Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, sử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ
yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.
Ván phủ Laminate
- Cấu tạo: Là ván MDF, ván dăm có bề mặt được phủ nhựa tổng hợp
tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều.
- Tính chất: Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal),
Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công
nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại.
- Độ dày thông dụng: 0.5-1mm tùy từng loại(có thể phân biệt laminate
và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ
dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Lớp bề mặt Laminate của công ty Fami có độ dày tiêu
chuẩn là 0.75mm.

21


Hình 3.2Cốt ván MDF
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên
dụng và ép gia cường theo qui cách.
- Tính chất: Ít co rút, khối lượng riêng đạt 0,6-0,7 gam/cm3. Bề mặt
có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây.
- Độ dày thông dụng:12mm, 15mm, 7mm, 18mm, 20mm, 25mm

Hình 3.3 Ngun liệu ván MDF của cơng ty FAMI
Cốt ván MFC
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền thành dăm, trộn với keo
chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.


22


- Tính chất: Ít co rút, bề mặt có độ phẳng mịn không cao. Loại chịu ẩm
thường có lõi màu xanh.
- Độ dày thơng dụng: 18mm, 25mm

Hình 3.4 Ngun liệu ván MDF của công ty FAMI
Vật liệu dán cạnh
- Được tạo cừ các hạt nhựa ABS nhập khẩu từ Thái Lan và Hàn Quốc
với nhiều loại màu sắc phù hợp với màu sắc bề mặt vật liệu.

Hình 3.5 Nguyên liệu dán cạnh của công ty FAMI

23


3.2.2. Tìm hiểu về sản phẩm
Sản phẩm của cơng ty được chia thành:
- Nội thất văn phòng: Nội thất lãnh đạo, nội thất trưởng phòng, bàn làm việc,
nội thất phòng họp, bàn ghê tủ văn phòng, nội thất phòng họp, vách ngăn.

Hình 3.6 sản phẩm nội thất văn phịng FAMI.
- Nội thất gia đình: Bao gồm nội thất phịng ngủ, phịng bếp, phịng khác, biệt
thự bàn ăn.

Hình 3.7 sản phẩm nội thất gia đình FAMI.
24



×