Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu đề xuất chế độ sấy vầu dạng thanh trong lo sấy tự động để sản xuất tăm hương xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp cho phép tơi bày tỏ lịng cảm
ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Huy Đại đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Chế biến lâm
sản đã nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới các thầy, cơ giáo thuộc Trung tâm
thí nghiệm – thực hành khoa Chế biến lâm sản, trường Đại học Lâm Nghiệp
cùng các cơ sở sản xuất tại xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội đã cung cấp
thơng tin, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện chun đề tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người
đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức cịn hạn chế, kinh
nghiệm chưa có, thời gian có hạn nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu
xót nhất định. Vậy tơi kính mong các thầy, cơ giáo và các bạn đóng góp ý
kiến để bài khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 31 tháng 05 năm 2013.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Thụy


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................... 1
Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
1.1. Tình hình sấy tre nứa và nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre nứa trên thế giới. ...4
1.2. Tình hình sấy tre nứa và nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre nứa ở Việt Nam. ...8
1.3. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 10
1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 10


1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 10
1.6. Nội dung của đề tài ......................................................................................................... 10
1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 11
Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 12
2.1. Đặc điểm nguyên liệu vầu.............................................................................................. 12
2.1.1 Đặc điểm về cấu tạo...................................................................................................... 13
2.1.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất tăm hương ................................................................. 14
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu sấy .......................................... 16
2.1.4. Yêu cầu chất lượng của sản phẩm ............................................................................. 17
2.2. Đặc điểm công nghệ sấy ................................................................................................ 18
2.2.1. Các phương pháp sấy .................................................................................................. 18
2.2.2. Lựa chọn phương pháp sấy ........................................................................................ 19
2.2.3. Lò sấy Helios ................................................................................................................ 21
2.3. Điều khiển quá trình sấy................................................................................................. 23
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên liệu vầu dạng thanh sau sấy .................... 23
Chương III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 24
3.1. Thực nghiệm sấy vầu...................................................................................................... 24
3.1.1. Vật liệu và thiết bị ........................................................................................................ 24
3.1.2. Các bươc tiến hành ...................................................................................................... 24
3.1.3. Sự biến đổi về nhiệt độ (T), độ ẩm thanh vầu (MC), độ ẩm mơi trường sấy
(EMC) trong q trình sấy vầu ............................................................................................. 30


3.2. Kiểm tra chất lượng vầu sau sấy. .................................................................................. 34
3.2.1. Xác định độ ẩm cuối cùng của vầu sau sấy. ............................................................. 34
3.2.2. Kiểm tra sự co rút, màu sắc và khuyết tật vầu thanh sau sấy. ................................ 36
3.3. Đề xuất chế độ sấy vầu dạng thanh sản xuất tăm hương xuất khẩu……..38
Chương IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 42
4.1. Kết luận............................................................................................................................. 42
4.2. Khuyến nghị..................................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

L

Chiều dài (mm)

W

Chiều rộng (mm)

H

Chiều cao (mm)

t

Chiều dày (mm)

T

Nhiệt độ môi trường sấy (oC)

EMC


Độ ẩm thăng bằng môi trường sấy (%)

MC

Độ ẩm vầu (%)

MCd

Độ ẩm ban đầu của vầu (%)

MCc

Độ ẩm cuối của vầu (%)


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.2a. Cách xếp đống vầu dạng thanh trước và sau sấy. ........................................ 15
Hình 2.2.2a. Mơ hình điều khiển tự động quá trình sấy bằng bộ điều khiển Helios. .... 19
Hình 2.2.2b. Mơ hình tự động điều khiển quá trình sấy bằng PLC. ................................ 19
Hình 2.2.2c. Sự biến đổi độ ẩm theo thời gian trong quá trình sấy. ................................. 20
Hình 2.2.2d. Sự biến đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá tình sấy................................ 20
Hình 2.2.2e. Sự biến đổi độ ẩm thăng bằng của môi trường sấy theo thời gian trong quá
tình sấy. .................................................................................................................................... 21
Hình 2.2.3. Đầu đo EMC được làm từ màng xenlulơ tinh khiết...................................... 23
Hình 3.1.2a. Tạo series mẫu và xác định các vị trí đo kích thước.................................... 25
Hình 3.1.2b. Thiết bị đo độ ẩm bằng tay. ............................................................................ 26
Hình 3.1.2c. Cách xếp đống vầu dạng thanh khi sấy thí nghiệm. .................................... 29
Hình 3.1.2d Cách xác định chiều dày lớp vầu xếp lị. ....................................................... 29
Hình 3.1.3a. Đồ thị thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. ..................................... 31

Hình 3.1.3b. Đồ thị thể hiện sự thay đổi độ ẩm thăng bằng của môi trường sấy theo
thời gian. ........................................................................................................................31
Hình 3.1.3c. Đồ thị thể hiện sự thay đổi độ ẩm của vầu sấy theo thời gian. ................... 31
Hình 3.2.1a. Xác định độ ẩm cuối của thanh vầu bằng thiết bị đo độ ẩm cầm tay. ....... 34
Hình 3.2.1b. Kiểm tra sự đồng đều về độ ẩm cuối của thanh vầu. .................................. 35
Hình 3.2.2a. Màu sắc vầu thanh trước sấy……………………………………….....36
Hình 3.2.2b. Màu sắc vầu thanh sau sấy ............................................................................. 37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nứa, vầu, luồng…là những cây cùng họ với cây tre. Do đó xin được gọi
chung là tre nứa, là những lâm sản ngồi gỗ có trữ lượng lớn. Trên thế giới có
khoảng 14 triệu ha rừng với trên 1200 loài tre nứa,phân bố chủ yếu ở vùng
Nam và Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những trung tâm phân bố tre
nứa của thế giới, với gần 800.000 ha rừng tre nứa thuần loại, hơn 700.000 ha
rừng tre nứa hỗn giao và hơn 2000 tỉ cây tre nứa phân tán theo các vùng như:
Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Miền Trung…
Trong sản xuất chế biến lâm sản hiện nay, nguồn nguyên liệu đưa vào
sản xuất không chỉ là nguyên liệu gỗ mà cịn sử dụng cả ngun liệu ngồi gỗ.
Trong đó tre nứa là nguyên liệu được ưu tiên đầu tư thứ 2 sau nguyên liệu gỗ.
Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện cũng đang được ngành lâm nghiệp nói chung
và chế biến lâm sản nói riêng quan tâm, đầu tư cho việc nghiên cứu, gây trồng
và khai thác sử dụng khơng chỉ bởi giá trị kinh tế mà cịn bởi cả giá trị văn
hóa xã hội mà nó mang lại.
Tre nứa với những ưu điểm nổi trội của mình như: Trữ lượng lớn, sinh
trưởng nhanh, dễ canh tác ngay cả trên đất hoang hóa, đất bạc màu, độ tuổi
thành thục công nghệ ngắn, cường độ cao, dễ ra công…Tre nứa đã gắn bó với
đời sống người Việt Nam từ bao đời, với các sản phẩm như: đũa, tăm, ghế,
chõng…Ngày nay với khoa học cơng nghệ tiến bộ thì tre nứa càng có nhiều

cơ hội để khẳng định vị thế của mình so với gỗ cũng như các vật liệu khác,
với các sản phẩm mang tính thẩm mĩ cao, giá trị xuất khẩu mang tính kinh tế
lớn như: tăm hương xuất khẩu, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, hay các loại
ván cốp pha, ván sàn tre…Ngoài ra trong chế biến thực phẩm, măng tre là sản
phẩm được sử dụng từ lâu đời như măng: trúc, mai, giang, nứa, hay vầu…là
món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam từ thành thị đến nơng thơn. Đó
có thể là măng khơ và cũng có thể là măng tươi. Măng tre khơng chỉ được
dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng và
1


với số lượng ngày càng tăng. Có thể nói các sản phẩm từ tre nứa là rất phong
phú và đa dạng.
Theo “ Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 2020” của Việt Nam thì đến năm 2020, lâm sản ngồi gỗ trở thành một phân
ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt được một số chỉ tiêu: giá trị sản xuất
lâm sản ngoài gỗ chiếm trên 20% trong giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị
xuất khẩu tăng bình quân 10-15%, đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm
(bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ); thu hút 1,5 triệu lao động nông thôn miền
núi vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ; thu nhập từ lâm
sản ngoài gỗ chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nơng thơn miền núi.
Trong đó ưu tiên cho các loại nguyên liệu là tre nứa, song mây…
Như vậy, tre nứa là nhóm cây có sợi quan trọng bậc nhất. Trong kế
hoạch hành động Lâm sản ngồi gỗ của Bộ Nơng nghiệp và PTNT soạn thảo
cũng coi việc phát triển tre nứa là một trong những mục tiêu trọng tâm của
Lâm sản ngoài gỗ trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu tre nứa hiệu quả không phải
là lĩnh vực nhỏ. Với sự đa dạng về sản phẩm mang tính kinh tế, văn hóa xã
hội thì việc nghiên cứu để sử dụng nguồn nguyên liệu tre nứa có hiệu quả
càng cần phải được chú trọng nhiều hơn. Các sản phẩm phải có chất lượng
cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Cũng như đối với gỗ, tất

cả các sản phẩm từ tre nứa muốn có được chất lượng tốt thì tiêu chí đầu đó là
phải ổn định được kích thước tức là cần phải ổn định được độ ẩm trong tre
nứa trong thời gian gia công và thời gian sử dụng. Từ xa xưa nhân dân ta đã
biết dùng biện pháp hong phơi để xử lý ẩm cho nguyên liệu tre nứa. Ngày nay
với khoa học kĩ thuật phát triển ngồi biện pháp hong phơi thì việc sử dụng lị
sấy để sấy cho nguyên liệu đạt độ ẩm phù hợp là một bước tiến lớn.
Hiện nay, trong thực tế cũng có nhiều nghiên cứu nói về nguyên liệu tre
nứa. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra một quy trình sấy tre nứa dạng
thanh cụ thể. Một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức khảo sát đánh giá. Trong
2


khi đó thiết lập được một quy trình sấy tre nứa đang là một nhu cầu hết sức
bức bách. Thực trạng sản xuất của các làng nghề sản xuất tăm hương từ
nguyên liệu vầu đã nói lên sự bức bách đó. Ngun liệu vầu tươi trước khi
đưa vào gia cơng chế biến được các cơ sở làm khô chủ yếu là hong phơi tự
nhiên, điều này đã và đang gây ra rất nhiều hạn chế như: Kéo dài thời gian
sản xuất, trong khi chất lượng nguyên liệu lại kém, tốn diện tích kho bãi,
ngồi ra cịn gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường...Yêu cầu được đăt
ra là phải nghiên cứu,đưa ra những giải pháp phù hợp, giúp các làng nghề giải
quyết, khắc phục những hạn chế trên.
Dựa vào thực trạng sản xuất của làng nghề và xu hướng phát triển của
ngành chế biến lâm sản ngoài gỗ. Được sự nhất chí của khoa Chế biến lâm
sản – trường Đại học Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS
Vũ Huy Đại. Tôi được giao nhiệm vụ thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp:“Nghiên cứu đề xuất chế độ sấy vầu dạng thanh trong lò sấy tự
động để sản xuất tăm hương xuất khẩu”.

3



Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phát triển lâm nghiệp truyền thống trước đây chỉ chú trọng đến gỗ mà ít
chú trọng đến lâm sản ngoài gỗ. Ngày nay, với sự đầu tư cho nghiên cứu con
người đã nhận thức được sự quan trọng và lợi ích mà lâm sản ngồi gỗ mang
lại. Ở đó tre nứa là ngun liệu hàng đầu cho sản xuất. Do đó theo mơ hình
phát triển lâm nghiệp cộng đồng, hiện nay con người không chỉ tập trung vào
sản xuất gỗ mà còn rất quan tâm đến các sản phẩm ngồi gỗ.
1.1. Tình hình sấy tre nứa và nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre
nứa trên thế giới.
Có lẽ tác phẩm đầu tiên nghiên cứu tre nứa trên thế giới là của tác giả Munro
được xuất bản vào năm 1868 với tựa đề: “Nghiên cứu về Bambusaceae”. Sau đó
tác phẩm của tác giả Gamble viết về: “Các loài tre trúc ở Ấn Độ” được xuất bản
vào năm 1896. Trong tác phẩm này, tác giả đã mơ tả khá chi tiết về đặc điểm
hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số loài tre ở Pakisttan,
Srilanca, Myanma, Malaysia và Indonnesia.
Với diện tích lớn (khoảng 14 triệu ha rừng tre nứa phân bố trên thế
giới,chủ yếu phân bố ở vùng Nam và Đơng Nam Á), tre nứa đã đóng vai trò
quan trọng chỉ đứng sau gỗ với nghành lâm nghiệp ở các nước Châu Á, đặc
biệt là các nước Đơng Nam Á. Trên thế giới có hơn nửa dân số liên quan đến
sử dụng, quản lý và phát triển tre nứa. Đến nay nhiều nước Châu Á đã nghiên
cứu gây trồng và phát triển rừng tre nứa thành những vùng cung cấp nguyên
liệu cho chế biến thực phẩm (chủ yếu là măng) và công nghiệp.
Trung Quốc là một nước có số lồi tre nứa nhiều nhất với khoảng 500
lồi. Hiện nay Trung Quốc là nước có nghành cơng nghiệp chế biến tre hàng
đầu thế giới với rất nhiều chủng loại sản phẩm được chế biến từ tre theo quy
mô công nghiệp. Nghành công nghiệp chế biến tre đã thực sự mang lại hiệu
quả kinh tế và xã hội cho nhiều vùng nông thôn miền núi của Trung Quốc.
Các sản phẩm từ chế biến tre công nghiệp ở đây chủ yếu là ván sàn tre, cốp

4


pha tre, than tre…Trong lĩnh vực nghiên cứu tre nứa, Trung Quốc là nước
đứng đầu về các đề tài và các kết quả ứng dụng vào sản xuất:
Năm 1996 nhiều tác giả của Trung tâm nghiên cưu kỹ thuật tre Trung
Quốc đã nghiên cứu tạo ván kết hợp tre – gỗ xẻ để tạo ra ván sàn, đạt tiêu
chuẩn ván sàn cao cấp.
Năm 1997 nhiều tác giả của Trường Đại học Nam Ninh đã tiến hành nghiên
cứu tạo ván kết hợp tre – gỗ làm sàn conttener…có sức chịu mài mòn cao.
Năm 1999 nhiều tác giả của Trung tâm nghiên cứu trúc ở Triết Giang,
Trung Quốc đã nghiên cứu tạo ván cốp pha tre chun sử dụng cho các cơng
trình sây dựng cầu đường. Thời gian sử dụng gấp trên 2 lần so với ván cốp
pha gỗ dán.
Từ năm 2001 – 2005 nhiều tác giả của Trung tâm nghiên cứu trúc ở Triết
Giang. Trung Quốc đã nghiên cứu tạo các sản phẩm mộc gia dụng và trang trí
nội thất từ tre. Đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu cacbon hóa tre tạo ra
dạng sản phẩm mới giá trị từ tre.
Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia đã sử dụng
tiềm năng tre nứa để phát triền kinh tế xã hội và các nghành công nghiệp sử
dụng tre nứa:
Trồng và sử dụng tre nứa ở Peninsualar, Malaysia. Tác giả: A.razako.,
Walter và Noniri H. 1995. Giới thiệu nhiều loài tre nứa trồng ở khu vực
peninsualar và chế biến nguyên liệu tre nứa.
Hiện trạng phát triển tre nứa và song mây ở Indonesia. Tác giả Seodarto
Kartodihardjo. Phục hồi đất lâm nghiệp Indonesia. Tài liệu này giới thiệu
nhiều loài tre nứa được đưa vào sử dụng và phát triển ở Indonesia.
Nghiên cứu và phát triển tre nứa ở Thái Lan. Tác giả Rungnapar
Pattanavipool, Cục lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan. Tài liệu này giới thiệu nhiều
nghiên cứu và nhiều loài tre nứa được đưa vào sử dụng ở Thái Lan.


5


Báo cáo quốc gia về tre nứa và song mây ở Philippine. Tác giả merlyn
N.Rivera. Phòng nghiên cứu hệ thống và phát triển tre nứa phục vụ đời sống
kinh tế, xã hội.
Các nghiên cứu liên quan về tre nói chung chủ yếu tập trung phát triển
bền vững nguồn tài nguyên tre góp phần bảo vệ mơi trường sống tồn cầu.
Cho đến nay các kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng
chủ yếu là các kết quả nghiên cứu về phân loại tre, về nhân giống và kỹ thuật
gây trồng. Về công nghiệp chế biến tre thành các sản phẩm thủ công mĩ nghệ,
các vật dụng sinh hoạt trong gia đình ở các nước Châu Á và Đông Nam Á;
các sản phẩm nội thất, ngoại thất và cơng trình dân dụng khác đã và đang rất
phát triển ở Trung Quốc. Chính ngành này đã tiêu thụ một lượng lớn nguyên
liệu tre và thu hút lượng lao động phổ thông đáng kể tại các vùng nông thô
miền núi ở các nước đang phát triển. Các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực
này chủ yếu tập chung vào việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến
gỗ, cải tiến thiết bị và công nghệ áp dụng trong công nghiệp chế biến nguyên
liệu tre. Các sản phẩm tre ép khối, ván sàn tre 3 lớp, cốp pha tre, các thành
tựu trong bảo quản tre đều xuất phát từ ứng dụng thiết bị, công nghệ chế biến
cơ – nhiệt – hóa của ngành chế biến gỗ.
Nhờ áp dụng các cơng nghệ, thiết bị tiên tiến, nguyên liệu tre đã được
chế biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, thay thế gỗ để sản xuất ra các
sản phẩm nội thất như bàn ghế, cầu thang, sàn nhà. Cũng như trong công
nghiệp chế biến gỗ, công đoạn sấy nguyên liệu tre nứa cũng được xác định là
một khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình chế biến tre nứa; nhưng vì tre
là ngun liệu ít bị cong vênh, nứt, biến dạng hơn so với gỗ trong và sau quá
trình sấy nên hầu hết các cơ sở chế biến tre ở các nước đều áp dụng các thiết
bị và công nghệ sấy gỗ nhưng có điều chỉnh chế độ sấy để phù hợp hơn cho

nguyên liệu tre.
Hầu hết nguyên liệu tre đưa vào sấy đều ở dạng nan thanh ngoại trừ công
nghệ sấy EDS (Ecology Diversity Synergy) do kĩ sư Sachio Ishii giám đốc

6


phịng thí nghiệm EDS tại Nhật Bản phát minh. Theo cơng nghệ này tre được
để ngun cây đưa vào lị sấy ở nhiệt độ cao (từ 70oC – 200oC theo các quy
trình riêng khác nhau tùy thuộc điều kiện đầu vào và yêu cầu sản phẩm đầu ra
của nguyên liệu) ở nhiệt độ này một số thành phần cấu tạo cảu tre, gỗ như
xenlulo, hemixenlulo và lignhin bị phân giải thành các phân tử thấp; khi nhiệt
độ sấy giảm đi, các thành phần nêu trên được sắp xếp lại vì thế sản phẩm tre
sau khi sấy có tính chất cơ học cao hơn so với công nghệ sấy thông thường,
tre sau sấy EDS có màu nâu nhạt. Một số ưu điểm nổi bật của lò sấy EDS so
với các kiểu lò sấy khác là: sử dụng nhiên liệu là phế thải chế biến gỗ, tre;
một đặc tính cơ học của nguyên liệu sau sấy được cải thiện; thời gian sấy
ngắn (5 ngày cho một mẻ sấy có dung tích lị là 60 m3). Tuy nhiên giá thành
chế tạo lò quá cao, đầu tư ban đầu lớn so với các doanh nghiệp Việt Nam; giá
năm 2007 được công bố là 2 triệu USD cho lò 60 m3 và khoảng 700 000 USD
cho lị có dung tích 20 m3.
Nhận xét: Qua nghiên cứu và thực tế sản xuất tre nứa ở các nước đều
khẳng định sấy tre nứa có thể nói là công đoạn quan trọng số một nhằm nâng
cao chất lượng nguyên liệu, đáp ứng các yêu cầu nguyên liệu trong quá trình
chế biến và là một giải pháp bảo quản, nâng cao độ bền tự nhiên của nguyên
liệu tre và sản phẩm tre.
Thiết bị và cơng nghệ sấy gỗ hồn tồn có thể cải tiến để áp dụng cho
cơng đoạn sấy tre.
Việc ứng dụng kiểu thiết bị nào, công nghệ nào còn tùy thuộc vào yêu
cầu nguyên liệu sau sấy; quy mô sản xuất, khả năng đầu tư ở mỗi nước, mỗi

doanh nghiệp.
Vấn đề sản xuất tăm hương cũng được nhiều nước quan tâm (Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,…) tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra được
quy trình sấy vầu dạng thanh cụ thể cho sản xuất. Hầu hết các nước khi làm khô
vầu để đưa vào sản xuất tăm hương đều sử dụng biện pháp hong phơi tự nhiên,
sấy thủ cơng bằng lị sấy hơi đốt và dựa vào kinh nghiệm là chính. Điều này dẫn
đến thời gian sản xuất dài, chất lượng sản phẩm không cao…
7


1.2. Tình hình sấy tre nứa và nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ tre
nứa ở Việt Nam.
Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng phương pháp hong phơi để
làm khô tre nứa. Sau ngày đất nước giải phóng thiết bị sấy mới bắt đầu xuất
hiện ở Việt Nam qua con đường nhập ngoại. Song song với thiết bị nhập
ngoại từ năm 1990 thiết bị sấy tự chế tạo trong nước cũng từ từ phát triển đỉnh
cao vào năm 1991 – 1992. Thiết bị ngoại nhập chủ yếu ở hai dạng lò sấy hơi
nước và lò sấy ngưng tụ ẩm bằng thiết bị làm lạnh. Vỏ bằng kim loại. Đi đôi
với thiết bị sấy, chế độ sấy ở Việt Nam được nâng lên rất nhiều. Do nhu cầu
sử dụng lâm sản ngoài gỗ ngày càng được gia tăng đặc biệt là tre nứa thì việc
sấy tre nứa là rất quan trọng và cần thiết.
Trong số các loài cây lâm sản ngoài gỗ, tre, nứa, vầu…là những cây
quen thuộc, có trữ lượng lớn, sản lượng khai thác hàng năm lớn hơn rất nhiều
so với các loại lâm sản khác. Việt Nam có 216 lồi thuộc 25 chi tre trúc khác
nhau, phân bố tự nhiên trên cả nước (Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005). Với diện
tích rừng tre nứa ước tính trên 1 563 253 ha, trong đó có 799 130 ha rừng tre
nứa tự nhiên thuần loại, 682 642 ha rừng tre nứa tự nhiên hỗn giao và 81 484
ha rừng tre nứa trồng (Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn. 2007).
Được xác định là một trong các loài cây lâm sản có giá trị cả về mặt kinh
tế và văn hóa xã hội. Trong thời gian qua đã có nhiều các chương trình dự án

hợp tác quốc tế, các đề tài nghiên cứu quan tâm đến việc sản xuât và sử dụng
bền vững nguồn nguyên liệu tre nứa ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu chủ
yếu tập chung vào các vận đề: Phân loại, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, một số
nghiê cứu về bảo quản, phòng chống mối mọt,… Ngồi ra cịn các nghiên cứu
về chế biến sử dụng nguyên liệu tre, nứa còn rất hạn chế so với thế giới. Một
số không nhiều các nghiên cứu về chế biến tre cơng nghiệp:
TS.Hồng Thị Thanh Hương (2001) đã thực hiện đề tài (Luận văn
TSKH): “Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván tre gỗ kết hợp”. Đề tài đã xác

8


định được cơ sở khoa học và công nghệ tạo ván ghép thanh, ván dăm tre gỗ
kết hợp.
Nguyễn Trọng Kiên, Phạm Văn Chương (2009). Trong khuôn khổ đề tài
“Nghiên cứu tạo vật liệu composite từ tre – gỗ dùng trong xây dựng và đồ mộc”
đã nghiên cứu sử dụng vật liệu tre, cót mộc, gỗ để tạo các sản phẩm: Ván 3 lớp
tre – gỗ - lớp ván mỏng và ván 3 lớp tr – MDF – lớp giấy cân bằng; nghiên cứu
khảo nghiệm và xây dựng quy trình tạo ván cốp pha, ván sàn tre – gỗ.
Tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, một số năm gần đây đã có
một số sinh viên khoa Chế Biến Lâm Sản tiến hành làm luận văn tốt nghiệp
tập trung vào nghiên cứu bảo quản tre luồng như:
Luận văn tốt nghiệp của Trịnh Ngọc Tuấn (2008) với đề tài “Khảo sát
đánh giá tình hình bảo quản tre, nứa tại cơng ty TNHH Thành Cơng – Thanh
Hóa”. Luận văn nói lên được cơng tác sấy tre, nứa cũng là một phương pháp
không thể thiếu để bảo quản tre, nứa làm tăng chất lượng, tăng thời gian sử
dụng sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Văn Đơng (2009) với đề tài “Xây dựng
quy trình quản lý kỹ thuật tre nguyên liệu tại công ty TNHH Tiến Động”.
Luận văn khẳng định tầm quan trọng của viêc sấy tre,nứa nguyên liệu. Trong

quá trình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào thì cơng đoạn sấy ln được đánh giá
cao. Vì cơng đoạn sấy sẽ giúp giảm thiểu chi phí mà lại làm tăng chất lượng
sản phẩm, giúp sản phẩm đẹp hơn và bền hơn.
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Văn Lanh (2011) với đề tài “Nghiên
cứu CNS nguyên liệu tre dạng ống làm đồ thủ công mỹ nghệ”. Luận văn đưa
ra được quy trinh sấy tre, luồng dạng ống để làm đồ thủ công mỹ nghệ, chất
lượng sản phẩm sau sấy tuy còn một số khuyết tật như nổ ống, nứt đầu nhưng
với tỷ lệ thấp có thể chấp nhận được.
Ở Việt Nam vấn đề sấy tre, nứa chưa được các làng nghề, các cơ sở chế
biến quan tâm nhiều. Nguyên liệu tre, nứa dạng thanh sau sấy thường dùng
cho sản xuất ván công nghiệp, đồ thủ cơng mĩ nghệ là chính. Trong sản xuất
9


tăm hương xuất khẩu, các cơ sở sản xuất chủ yếu là hong phơi tự nhiên. Ở
một số làng nghề sản xuất tăm hương để làm khơ ngun liệu ngồi biện pháp
hong phơi tự nhiên, nhiều cơ sở đã đề cập đến việc sử dụng lò sấy. Tuy nhiên
các lò sấy ở đây chủ yếu 100% là thủ công và ở dạng hơi đốt. Với cách này
thì nguyên liệu vầu sau sấy không được đảm bảo, hay xuất hiện khuyết tật
như nứt nẻ, móp méo, màu sắc vàu thường bị loang lổ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như mất đi tính thẩm mỹ của nó.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của chế độ sấy đến thời gian sấy và chất lượng
thanh vầu sau sấy là nguyên liệu sản xuất tăm hương xuất khẩu.
- Đề xuất chế độ sấy vầu dạng thanh phù hợp trong lò sấy tự động.
1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Cây vầu hay cây vầu đắng (tên khoa học là Indosasa Amabilis) được
khai thác ở tỉnh Thanh Hóa.
Cây vầu được cắt ngắn theo chiều dài các lóng rồi bổ (pha) thành các
thanh có kích thước sau:

Chiều dài: (700 – 900) mm, chiều rộng: (10 – 20) mm, chiều dày: (3 – 6) mm.
1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Sử dụng lò sấy tự động Helios, dung tích 1 m3 tại Trung tâm thí nghiệm – thực
hành khoa Chế biến lâm sản.
- Nghiên cứu quy trình sấy nứa,vấu trong lò sấy tự động Helios để sản
xuất tăm hương xuất khẩu có chất lượng cao,có tính kinh tế.Từ đó có thể áp
dụng trong q trình sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
1.6. Nội dung của đề tài
- Thực nghiệm sấy vầu dạng thanh trong lò sấy tự động theo 03 chế độ sấy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến thời gian sấy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng thanh vầu sau sấy.
- Đề xuất chế độ sấy vầu dạng thanh sản xuất tăm hương xuất khẩu.
10


1.7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: qua khảo sát thực tế tại làng nghề thuộc
xã Quảng Phú Cầu – Ứng Hòa - Hà Nội.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và kế thừa giữa lý thuyết và thực tế,
tư duy logic.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành sấy vầu ở 3 chế độ để quan sát,
tìm hiểu, đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ sấy đến thời gian sấy và chất
lượng thanh vầu sau sấy. Phần thực nghiệm được mô tả cụ thể ở mục 3.1 của
chương III.

11


Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Đặc điểm nguyên liệu vầu
Vầu hay vầu đắng (tên khoa học là Indosasa Amabilis) thuộc phân họ tre
(Bambusoidae), họ cỏ (Poaceae). Trên thế giới phân họ tre có khoảng 1200
lồi, 70 chi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số lồi
phân bố ở vùng ơn đới. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tre nứa thường mọc
thành rừng thuần loài hay hỗn giao với cây gỗ. Tổng diện tích tre nứa (cả
rừng thuần lồi và rừng hỗn giao) trên thế giới ước tính khoảng 20 triệu ha.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thành phần lồi phong phú và diện tích
tre luồng lớn nhất thế giới. Vầu thường mọc tản, thân cao 15 m đến 17 m (có
cây lên tới 20 m), đường kính cây trưởng thành từ 10 cm đến 12 cm, lóng vầu
dài khoảng 50 cm đến 100 cm (có cây lóng dài hơn 100 cm).
Năm 1923, trong cuốn “ Thực vật trí tổng qt của Đơng Dương”, đã
thống kê tre nứa tồn Đơng Dương có 13 chi, 67 lồi; ở Việt Nam có 12 chi,
57 loài.
Sau hơn nửa thế kỷ, trong cuốn cây cỏ Việt Nam in lần thứ nhất đã thống
kê có 19 chi, 96 lồi, và cũng trong cuốn sách đó được xuất bản lần thứ 2 năm
1999, tác giả đã bổ sung số chi và loài của Việt Nam là 24 chi và 121 lồi.
Gần đây chúng ta có nhập một số loài tre nứa để trồng lấy măng và nhiều lồi
tre nứa có hình thái đẹp để trồng làm cảnh nên số loài tre nứa ở Việt Nam đã
được bổ sung nhiều.
Theo thống kê mới nhất của ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương năm
2001, tổng diện tích rừng tre nứa của Việt Nam là 1.489.068 ha, với tổng trữ
lượng là 8.400.767.000 cây, trong đó 1.415.552 ha rừng tre nứa tự nhiên với
trữ lượng 8.304.693.000 cây và 73.516 ha rừng tre nứa trồng với trữ lượng
96.074.000 cây.

12


2.1.1 Đặc điểm về cấu tạo

Vầu là họ của tre nên có cấu tạo tương tự như tre. Cả thân được chia làm
3 bộ phận chính : thân ngầm, thân chính và cành lá.
Thân có dạng hình trịn, được chia thành nhiều lóng, có độ dài khác nhau,
thường thì phần giữa là dài nhất, phần gốc thường ngắn hơn và dày nhất, lóng
rỗng, phần tiếp giáp giữa các lóng là mắt. Thân tre do thành tre tạo nên, độ dày
của thành tỷ lệ giảm dần theo độ cao của thân cây. Theo độ tuổi của cây thì bề
dày của thành tăng dần về phía bên trong.
Khơng giống như đa số các loại gỗ, vầu là ngun liệu khơng có cấu tạo
tia, các thanh vầu sấy được cắt ngắn theo chiều dài các lóng. Các lóng có cấu
tạo rỗng phía trong, phần thành của lóng được chia thành 3 bộ phận chính:
- Biểu bì: là lớp ngồi cùng của thành tre, bề mặt trơn bóng có chứa
nhiều diệp lục nên cây có mầu xanh, nhưng khi cây già đi thì lại chuyển sang
màu vàng do ánh nắng và quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra nên gây ra
sự thay đổi này, lớp biểu bì rất cứng và giịn là lớp áo bảo vệ cho thân cây
tránh thoát ẩm, ngăn sinh vật phá hoại từ bên ngồi vào. Do đó sẽ cản trở q
trình thốt ẩm ra ngồi trong q trình sấy.
- Phần thịt: bao gồm nhiều bó mạch và tổ chức mơ mềm phần thịt tre có
thể chia thành 2 phần là: cật và ruột cật.
+ Phần cật là phần tiếp xúc lớp biểu bì, các bó mạch, xếp khít và cứng
chắc với nhau nên tạo cho thân có một độ vững chắc rất cao, nhất là theo
chiều dọc thân cây.
+ Phần ruột có kích thước bó mạch lớn hơn gấp 2 đến 3 lần bó mạch
phần cật. Hai phần libe và gỗ tách rời nhau, mật độ rất thưa, chủ yêu là do mô
mềm nên phần này xốp và nhẹ. Do đó q trình thốt ẩm trong q trình sấy
là rất dễ dàng.
- Màng lụa : là lớp trong cùng, tiếp giáp với khoảng trống của lóng,
màng lụa mỏng có màu trắng bó mạch của nó có hai phần libe và gỗ, libe ở
13



ngồi và gỗ bên trong. Giữa libe và gỗ khơng có tầng phát sinh do vậy thân
cây khơng lớn lên về đường kính, màng lụa khơng có nước cũng như các loại
dịch thể thấm qua, vì vậy nó gây khó khăn cho q trình thốt ẩm trong q
trình sấy.
2.1.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất tăm hương
Sản xuất tăm hương là một nghề truyền thống. Ở Việt Nam cũng có
nhiều nơi đã và đang sản xuất sản phẩm này. Trong đó có những làng nghề
được xem như là cái nơi của nghề sản xuất tăm hương như: làng nghề Cao
Thôn (xã Bảo Khê, thị xã Hưng Yên), làng nghề ở xã Quảng Phú Cầu, Ứng
Hòa, Hà Nội,…
Do đặc điểm của vầu là kích thước nhỏ, khó khăn cho gia cơng chế
biến, tạo ra kích thước sản phẩm lớn hơn kích thước của nguyên liệu ban đầu
sẽ mất rất nhiều công đoạn và thời gian, tiêu tốn lượng nguyên liệu rất lớn cho
1 sản phẩm, hơn thế nữa vầu còn rất dễ bị nấm mốc, mối mọt, ... phá hại ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Với phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu một phần rất nhỏ trong
công nghệ sản xuất tre đó là sấy vầu dạng thanh và tạo sản phẩm từ nguyên
liệu vầu dạng thanh.
* Nguyên liệu trước sấy
- Sơ chế nguyên liệu vầu cho công đoạn sấy:
Cây vầu được
thu gom, tập kết

Sấy

Làm
sạch

Cắt
ngắn


Phân
loại

Xếp
đống


thành bó

Bổ, pha
thanh

+ Cây vầu được thu gom, tập kết sau khi chặt hạ.
+ Làm sạch là công đoạn chặt ngọn, các nhánh vầu cịn sót lại khi chặt hạ.
+ Cắt ngắn: trong sản xuất tăm hương người ta cắt ngắn vầu dạng ống
không phải theo chiều dài sản phẩm mà người ta cắt theo chiều dài lóng vầu.
14


+ Phân loại: đây là khâu giúp các khâu sau này thuận lợi hơn. Thường thì
phân loại theo chiều dài lóng vầu.
+ Bổ, pha thanh: Hiện nay, cơng đoạn pha thanh được làm hồn tồn thủ
cơng nên độ đồng đều về chiều rộng thanh chưa được cao. Theo quá trình
khảo sát tại địa phương thì thanh vầu được pha có chiều rộng khoảng từ (8 –
16) mm.
+ Bó thành bó: vầu sau khi pha thanh được bó lại thành các bó đường kính
khoảng từ (100 – 150) mm. Mục đích là để thuận lợi cho cơng tác xếp đống,
ngồi ra nếu hong phơi tự nhiên vầu cũng sẽ khô nhanh hơn.
+ Xếp đống:


Hình 2.1.2a. Cách xếp đống vầu dạng thanh trước và sau sấy.

Hình 2.1.2b. Cách xếp đống trong quá trình sấy.

15


+ Công đoạn sấy vầu: Sấy là công đoạn quan trọng trong quá trình sản
xuất. Sấy vầu dạng thanh nhằm mục đích làm giảm độ ẩm cho nguyên liệu đạt
độ ẩm phù hợp cho sản xuất tăm hương, phòng tránh tác động của nấm mốc
phá hại.
Trong sản xuất tăm hương hiện nay thì loại lị sấy chủ yếu được sử dụng
là lị sấy hơi đốt trực tiếp, dung tích khoảng (20 – 30) tấn vầu tươi. Với loại lò
sấy này thì sản phẩm vầu sau sấy thường cho chất lượng khơng được cao:
thanh vầu dễ bị cong vênh, móp méo, màu sắc không đẹp…
Với đề tài này chúng tôi sử dụng lò sấy tự động Helios hệ điều hành 2
cấp với dung tích lị là 1 m3.
* Gia cơng chế biến nguyên liệu vầu dạng thanh sau sấy
Sau khi sấy xong, nguyên liệu vầu dạng thanh được đem đi gia công chế
biến theo các khâu sau:
Thanh vầu
sau sấy

Pha nan

Chuốt nan

Chà sát


Phân loại

Đóng gói
xuất xưởng

Lăn bột

Tẩm màu

Cắt ngắn

h
ư
ơ nguyên liệu sấy
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
n
* Loại nguyên liệu
g

Loại nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quản lý nguyên liệu ban

đầu. Đối với các loại vầu được khai thác từ các rừng khác nhau hay ở các điều
kiện sinh trưởng khác nhau thì độ đồng đều về chiều dài lóng, độ dày mỏng
của vầu cũng có sự chênh lệch nhiều.

16


Độ tuổi khai thác của vầu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, giá
thành. Nếu tuổi của vầu quá non dẫn đến khi qua công đoạn sấy tre sẽ móp méo,

nứt ảnh hưởng tới chất lượng sấy vầu cũng như chất lượng sản phẩm sau này.
* Độ ẩm của nguyên liệu
Độ ẩm của nguyên liệu rất quan trọng. Ở vầu, độ ẩm lớn là một trong các
yếu tố làm cho vầu dễ bị nấm mốc phá hoại. Độ ẩm của vầu càng lớn thì vầu
càng dễ bị nấm mốc phá hại. Thực tế cho thấy vầu có thể bị nấm mốc tấn
công ngay khi mới chặt hạ… Do vậy trong quá trình thu mua tiếp nhận
nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu cần phải quan tâm đến độ ẩm của
nguyên liệu.
Đối với công đoạn sấy, nếu độ ẩm vầu càng cao thì thời gian sấy càng
dài, tốn năng lượng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng…
* Thời điểm khai thác nguyên liệu
Thời điểm khai thác nguyên liệu là một yếu tố khách quan vô cùng quan
trọng ảnh hưởng tới quy trình quản lý nguyên liệu đầu vào. Theo kinh nghiệm
thì mùa chặt hạ vầu là vào mùa vầu không sinh trưởng hoặc sinh trưởng
chậm do vậy làm giảm được hàm lượng các chất dinh dưỡng, tinh bột,
nước… đây là các yếu tố làm cho vầu dễ bị tấn công và ảnh hưởng tới công
tác bảo quản tre tại cơ sở sản xuất. Khi độ ẩm môi trường cao nguyên liệu rất
dễ bị nấm mốc tấn công làm ảnh hưởng tới chất lượng nan, giảm tỷ lệ lợi
dụng nan và ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Thời
điểm khai thác nguyên liệu còn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất của
công ty. Theo luật nhà nước Việt Nam sẽ cấm khai thác tre vào mùa măng
(tháng 7-10 dương) do vậy doanh nghiệp cần phải có lượng thu mua dự trữ
nhất định để đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
2.1.4. Yêu cầu chất lượng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Chất lượng sản phẩm
chịu ảnh hưởng rất nhiều của chất lượng nguyên liệu: kích thước nguyên liệu,
nấm mốc ở nguyên liệu, … Khi nguyên liệu bị mốc sẽ làm ảnh hưởng tới mảu
17



sắc của sản phẩm, làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Với các mặt hàng
mây tre thì yêu cầu về nấm mốc, mọt là rất cao, không cho phép nguyên liệu
bị mốc do vậy để tránh, làm giảm mốc cho sản phẩm thì cần phải quản lý chặt
chẽ ngay từ khâu nguyên liệu ban đầu.
Đối với sản phẩm tăm hương thì yêu cầu phải đạt được các tiêu chí về độ
ẩm ngun liệu, kích thước, độ thon trịn, mịn, có màu sáng đẹp, có độ dẻo
cần thiết.
2.2. Đặc điểm cơng nghệ sấy
Sấy vầu là q trình làm khơ vầu nhờ q trình thốt ẩm để đạt đến độ
ẩm yêu cầu.
Mục đích của sấy vầu là làm giảm độ ẩm của vầu sao cho phù hợp với
môi trường sử dụng và yêu cầu công nghệ gia công. Nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, tránh hiện tượng cong vênh, nứt nẻ, co móp và hạn chế xâm
nhập và phát triển của sinh vật.
2.2.1. Các phương pháp sấy
Theo giáo trình Cơng nghệ sấy lâm sản, tác giả TS. Vũ Huy Đại, trường Đại
học Lâm Nghiệp – 2011 thì có một số phương pháp sấy như sau:
* Hong phơi tự nhiên.
* Sấy cưỡng bức.
- Sấy bằng hơi nước.
- Sấy bằng hơi đốt.
* Sấy quy chuẩn.
* Sấy ngưng tụ ẩm.
* Sấy bằng năng lượng mặt trời.
* Sấy cao tần.
* Sấy chân không.
* Sấy nhiệt độ cao.
Ngồi ra cịn một số phương pháp sấy khác như: sấy trong chất lỏng, sấy
li tâm.
18



2.2.2. Lựa chọn phương pháp sấy
Việc lựa chọn phương pháp sấy là một việc làm khá phức tạp vì nó địi
hỏi người cán bộ thiết kế có một trình độ tổng hợp, vừa phân tích tốt vừa có
quan điểm kỹ thuật, am hiểu được các q trình gia cơng, am hiểu về nguyên
liệu sấy, có quan điểm kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa hai mặt kinh tế và kỹ
thuật. Trong đề tài này, do điều kiện trang thiết bị thí nghiệm, tơi lựa chọn
phương pháp sấy trong lị sấy Helios tại phịng thực hành - thí nghiệm của
Khoa Chế biến Lâm sản, trường Đại học Lâm Nghiệp.

H
ìn
h
2
.a
M
ơ
đ
u

ikh
n

tự

q
g
rìsấ
á

yb
n

đ
iề
u
kh

H
lo
e
.s

Hình 2.2.2b. Mơ hình tự động điều khiển q trình sấy bằng PLC.
19


Hiện nay trong thực tế sản xuất đã và đang sử dụng rộng rãi phần mềm
điều khiển Helios của Ý.
Nguyên tắc chung của diễn biến quá trình sấy là nhiệt độ (T) và dốc sấy
(U) sẽ tăng dần theo thời gian. Còn EMC và MC giảm dần theo thời gian.
Dưới dây là các hình vẽ đặc trưng biểu diễn sự thay đổi T, EMC và EM theo
thời gian.

MC

Thời gian ( )

Hình 2.2.2c. Sự biến đổi độ ẩm theo thời gian trong quá trình sấy.
Nhiệt độ (T)


Thời gian ( )

Hình 2.2.2d. Sự biến đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá tình sấy.

20


×