Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiến trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng việt nam của đảng thời kì 1930 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.75 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Lời mở đầu
Cách mạng Tháng Tám là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của
toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp đấu tranh mà trực tiếp là
phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945. Trong q trình đó , Đảng đã xây
dựng được một lực lượng chính trị hung hậu; từng bước lực lượng vũ trang nhân
dân, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc , có chỗ đứng chân ngày càng vững
chắc trong căn cứ địa cách mạng , giữ vai trò nòng cốt , xung kích , hỗ trợ choa
quân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đảng Cộng sản Đơng Dương là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách
mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn , dày dặn kinh
nghiệm đấu tranh, bắt rễ sau trong quần chúng , đoàn kết và thống nhất , quyết
tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền . Sự lãnh đạo của Đảng
là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo , lần đầu tiên giành thắng lợi ở một
nước thuộc địa . Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam
đã đập tan xiềng xích nơ lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thập kỉ ttrên đát
nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ qn chủ chun chế ngót nghìn năm ,
lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước do nhân dân lao động
làm chủ. Nhân dân Việt Nam từ than phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự
do, người làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành
nước độc lập và tự do. Đảng cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật
khơng hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Với
thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, “ chẳng những giai cấp lao động mà nhân
dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức
nơi khác cũng có thể tự hào rằng : lần này là lân đầu tiên trong lịch sử cách

1



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lành
đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền tồn quốc ”.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt
trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam , mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử
dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do.
”Tiến trình nhận thức và phát triển đường lối Cách mạng Việt Nam của
Đảng thời kì 1930 -19 45” đóng vai trị quan trọng trong thắng lợi Cách mạng
Tháng Tám ,và là nền tảng đường lối phát triển của Đảng trở thành đầu tàu lãnh
đạo nhân dân giành thắng lợi ở hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ.

2


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nội dung
I- CAO TRÀO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1- Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh
Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong những nǎm 1930-1931 tuân
theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Đế quốc Pháp
trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên vai giai cấp công nhân, nhân
dân lao động Pháp và các thuộc địa của Pháp. Đối với nước ta vào những nǎm
1924-1929, đế quốc Pháp tǎng cường đầu tư, khai thác và bóc lột. Nên kinh tế
Việt Nam vốn đã kiệt quệ do chính sách bóc lột thậm tệ của thực dân Pháp, nay
lại càng kiệt quệ. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta đều bị đe doạ, trong đó

cơng nhân và nơng dân chịu nhiều tai hoạ nhất.
Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến,
làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, Đảng chủ trương phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng".
Nhiệm vụ của Đảng là "phải lấy những sự nhu yếu hàng ngày làm bước
đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng... để dự bị họ
về phía võ trang bạo động sau này"
Theo phương hướng đấu tranh đó, phong trào cơng nơng được dấy lên từ
cuối nǎm 1929 đến nǎm 1930. Tiếp theo cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền
Phú Riềng (Nam Bộ) tháng 2-1930, cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy
sợi Nam Định kéo dài ba tuần lễ, từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 16 tháng 4 do
Tỉnh uỷ Nam Định và Đảng uỷ nhà máy tổ chức. Ngay sau đó ngày 19 tháng 4,
400 cơng nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ, thành phố Vinh đình cơng địi tǎng
lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài những cuộc đấu tranh của cơng
nhân, cịn có những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao

3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

động khác như: cuộc biểu tình của nơng dân Hà Nam, Thái Bình, đòi giảm sưu
thuế nổ ra trong tháng 4-1930.
Những cuộc đấu tranh lớn nói trên của cơng nhân và nơng dân là những
"pháo hiệu" mở đầu cao trào cách mạng mới ở Việt Nam, chứng tỏ vai trò dẫn
đầu cao trào là giai cấp công nhân và tiếp theo là giai cấp nông dân.
Trên cơ sở phong trào công nông bước đầu phát triển và thắng lợi, Đảng
kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm cho cơng
nhân, giảm sưu, hỗn thuế cho nơng dân để thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế lao

động 15-1930.
Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 là một bước ngoặt đánh dấu phong trào đấu
tranh của quần chúng phát triển thành cao trào cách mạng. Ngày đó, từ thành thị
đến nơng thơn ở nhiều nơi trong cả nước treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức
mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đã
kết hợp với khẩu hiệu chính trị. Nhiều cuộc bãi cơng, biểu tình đã liên tiếp nổ ra
từ các xí nghiệp công nghiệp ở thành thị đến các vùng nông thôn ở nhiều tỉnh
trong cả nước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cuộc bãi công của công nhân
các nhà máy với các cuộc biểu tình của nơng dân ở làng xã, sự đồn kết đấu
tranh giữa cơng nhân và nơng dân làm cho đế quốc Pháp lúng túng, bị động, lo
sợ.
Tháng 9-1930, cao trào tiếp tục phát triển lên đỉnh cao. Những khẩu hiệu
chính trị được kết hợp chặt chẽ với các yêu sách về kinh tế trong hàng loạt các
cuộc đấu tranh ở khắp cả nước.
Ở Nghệ An, Hà Tĩnh từ cuối tháng 8 đến đâu tháng 9-1930 là thời kỳ "đấu
tranh kịch liệt", diễn ra nhiều cuộc đấu tranh quy mơ huyện và liên huyện với
hàng nghìn, hàng vạn dân chúng tham gia. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu như
cuộc biểu tình của 3.000 nơng dân huyện Nam Đàn ngày 30-8, của 20.000 nông
dân Thanh Chương ngày 1-9, của 3.000 nông dân huyện Can Lộc ngày 7-9, của
8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9-1930. Phần lớn những cuộc biểu
tình này là những cuộc đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ. Quần chúng phá
4


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

huyện đường, đốt giấy tờ, phá nhà giam, phá xiềng gơng, giải phóng những
người bị bắt. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, bọn thực dân,
phong kiến hoảng sợ, nhiều tên tri huyện, lý trưởng nộp lại ấn tín hoặc chạy
trốn, nhiều nơi chính quyền địch tan rã. Trong tình hình đó, Xơ viết Nghệ Tĩnh,

một hình thức chính quyền đâu tiên của công nông trong lịch sử cách mạng Việt
Nam xuất hiện.
Xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thực hiện được liên minh
công nông là một thành tích nổi bật của Đảng ta trong cao trào cách mạng 19301931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thực tế lịch sử cho thấy, trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết
Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng Phi thường và sức mạnh
to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp
đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng, gắn nhiệm vụ chống đế
quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất
cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.
Nhưng nếu chỉ, thấy lực lượng cách mạng có hai giai cấp cơng nhân và
nơng dân thì sẽ dẫn đến cơ độc, hẹp hòi, hạn chế việc mở rộng lực lượng cách
mạng. Trong chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh Đông Dương ra ngày 1811-1930, Thường vụ Trung ương Đảng đã phân tích, chỉ rõ tính "biệt phái" của
phong trào, thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng để lơi cuốn các tầng
lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, địa chủ có đầu óc ốn ghét đế quốc Pháp,
mong muốn quốc gia độc lập. Đó là nhận thức mới, cách nhìn mới, đánh giá
đúng các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc của Đảng. Chỉ có như vậy mới tập hợp
được lực lượng của cả dân tộc. Vì "Cách mạng tư sản dân quyền ở Đơng Dương
mà khơng tổ chức được tồn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì
cuộc cách mạng cũng khó thành cơng".
Đội qn chính trị quần chúng có tính quyết định là công nông, nhưng
muốn đánh đổ kẻ thù lớn mạnh, đạt tới thắng lợi nhanh nhất và giảm bớt tổn thất
5


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

cho cách mạng, đội qn chính trị ấy khơng thể chỉ có cơng nông, mà phải bao
gồm hết thảy các giai cấp và tầng lớp có khả nǎng chống đế quốc và phong kiến.

2. Cao trào vận động dân chủ 1938-1939
Vào cuối nǎm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ thoái trào.
Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với
nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cơ quan trung ương, các xứ uỷ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ
quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng
của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như khơng có đường ra.
Cách mạng đứng trước thử thách lớn.
Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của nhân dân ta và lịng
trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã
nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận
động dân chủ 1936-1939.
Cách mạng Việt Nam những nǎm 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh thế
giới có những diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ của một
cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần. Nhân loại đứng bên bờ vực của thảm
hoạ chiến tranh.
Chủ nghĩa phát xít là kẻ thù xấu xa, tàn bạo nhất của nhân dân thế giới.
Trước tình hình ấy, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII đã họp tại Mátxcơva
(7-1935), tham gia Đại hội có 65 đồn đại biểu của các Đảng cộng sản trên thế
giới. Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đơng Dương có các đồng chí Lê Hơng
Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồng Vǎn Nọn do đồng chí Lê Hơng Phong
làm trưởng đồn. Đồng chí Hồ Chí Minh, lúc này đang học tập và nghiên cứu tại
trường Quốc tế Lênin ở Mátxcơva cũng được mời dự. Đại hội xác định kẻ thù
trước mắt của giai cấp cơng nhân, nhân dân thế giới là chủ nghĩa phátxít, nhiệm
vụ đấu tranh trước mắt là chống phátxít, chống chiến tranh, địi dân chủ, gìn giữ
hồ bình. Đại hội quyết định thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi trên thế giới
chống chủ nghĩa phátxít, địi tự do, dân chủ và hồ bình. ở Pháp, vào đầu nǎm
6



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1936, Mặt trận nhân dân Pháp và Chính phủ phái tả phải ra sắc lệnh ân xá chính
trị phạm ở Đơng Dương, thành lập uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa ở Bắc Phi
và Đơng Dương, có một số thay đổi về chế độ lao động đối với công nhân.
Vận dụng nghị quyết Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII, phân tích tình
hình thế giới, trong nước, Đảng xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân
Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng, mục tiêu
đấu tranh trước mắt là chống bọn phản động thuộc địa, chống phátxít và chiến
tranh, địi tự do, dân chủ, cơm áo, hồ bình. Mục tiêu đó khơng chỉ thống nhất
với mục tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới, tranh thủ được sự đồng tình ủng
hộ quốc tế, mà còn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta, có
sức cổ vũ và tập hợp lực lượng một cách rộng lớn, thu hút được hết thảy các giai
cấp, tầng lớp tham gia phong trào dân chủ bằng nhiều hình thức phong phú, sát
hợp.
Mặt trận dân chủ, một hình thức mặt trận thích hợp nhất lúc đó đã thay
thế Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế.
Thành phần tham gia Mặt trận dân chủ rộng hơn Mật trận phản đế. Mặt
trận dân chủ khơng chỉ có các lực lượng tiên tiến, kiên quyết chống đế quốc mà
gồm cả những thành phần chỉ có u cầu cải cách, khơng chỉ có quần chúng cơ
bản là cơng nhân, nơng dân mà cịn có cả những tầng lớp tư sản, địa chủ, các
đảng phái cải lương ít nhiều tiến bộ, các thủ lĩnh dân tộc, tôn giáo đấu tranh cho
dân chủ, tự do cơm áo, hoà bình.
Mặt trận khơng chỉ bao gồm những người tán thành dân chủ thuộc ba
nước Đơng Dương, mà cịn thu hút cả những ngoại kiều như Hoa kiều, Pháp
kiều tán thành mục tiêu này. Để tập hợp đồng đảo quần chúng, trong chính sách
mặt trận, Đảng coi trọng liên minh các tầng lớp, giai cấp cơ bản, vừa thực hiện
liên minh các tầng lớp, giai cấp cơ bản, vừa thực hiện liên minh với các tầng lớp
trên, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
Các nghị quyết của Đảng thời kỳ này vạch rõ tình hình mới địi hỏi Đảng

phải có đường lối chính trị mới và có phương pháp hoạt động mới. Phương pháp
7


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

phải rất linh hoạt nhằm đoàn kết đồng đảo quần chúng trong một mặt trận thống
nhất chống phản động thuộc địa, chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân
chủ.
Đảng chủ trương chuyển hình thức hoạt động bí mật, khơng hợp pháp
sang các hình thức cơng khai, hợp pháp và nửa cơng khai, hợp pháp, nhằm tập
hợp và hướng dẫn đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, qua đó giáo
dục, phát triển lực lượng cách mạng.
Các cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp đã diễn ra sôi
nổi ở cả ba nước Đông Dương nhất là ba xứ Nam, Trung, Bắc thuộc Việt Nam.
Đó là phong trào Đơng Dương đại hội, phong trào đấu tranh địi quyền dân sinh,
dân chủ, phong trào báo chí, truyền bá quốc ngữ, đấu tranh nghị trường, những
cuộc mít tinh nhân ngày quốc tế lao động 1-5, những cuộc đón tiếp Gơđa và
Brêviê, các "vị quan to của nhà nước bảo hộ Pháp". Nhứng cuộc đấu tranh đó đã
thu hút được hàng nghìn, hàng vạn quần chúng. Đảng và quần chúng trưởng
thành nhanh chóng qua thực tiễn đấu tranh, đồng thời càng thấy rõ sức mạnh to
lớn của nhân dân cùng những kinh nghiệm giác ngộ, tổ chức quần chúng thành
những lực lượng cách mạng tự giác.
Thực tiễn thời kỳ 1936-1939, Đảng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa
mục tiêu với các hình thức tổ chức đấu tranh.
Hình thức tổ chức đấu tranh phải phục tùng mục tiêu đấu tranh, phải huy
động được nhiều lực lượng tham gia đấu tranh bằng nhiều hình thức thích hợp.
Đảng đặt vấn đề phải biết tranh thủ những điều kiện hợp pháp, không ảo
tưởng về con đường hợp pháp giành chính quyền, mà chính là để mở rộng việc
giáo dục và tập hợp quần chúng, phát triển rộng rãi ảnh hưởng của cách mạng.

Từ những hội ái hữu, nghiệp đồn, đưa nguyện vọng địi mở Đại hội Đơng
Dương, đón phái đồn điều tra, truyền bá quốc ngữ, hoạt động báo chí đến việc
lợi dụng Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt, yêu cầu cải cách hương chính v.v.,
Đảng và quần chúng đã sáng tạo ra hàng loạt hình thức hoạt động, tổ chức và

8


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

đấu tranh vô cùng phong phú, linh hoạt, từ thấp đến cao. Chỉ trong một thời gian
ngắn đã tập hợp được đội quân chính trị quần chúng rộng lớn.
Động viên hàng triệu quần chúng vào mặt trận đấu tranh, bao gồm công
nhân, nông dân, trí thức, thợ thủ cơng, những người bn bán nhỏ mà hình thành
đội qn chính trị qn chúng rộng lớn, thực sự là bước phát triển mới trong xây
dựng lực lượng cách mạng, là một trong những thành quả nổi bật trong cao trào
cách mạng 1936-1939.
Trong cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất (1930-1931) lực lượng đấu tranh
chủ yếu là cơng - nơng, thì trong cuộc tổng diễn tập tân thứ hai (1936-1939)
ngồi cơng - nơng là nịng cốt cịn có đồng đảo các tâng lớp, giai cấp tập hợp
trong Mặt trận dân chủ.
Trên cơ sở phong trào quần chúng rộng rãi, nịng cốt là khối liên minh
cơng - nơng đã hình thành trên thực tế từ cao trào 1930-1931, Đảng xây dựng
Mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là bước tiến mới trong nhận thức và chỉ đạo
thực tiễn của Đảng về xây dựng lực lượng cách mạng.
3. Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945
Tình hình thế giới vào những nǎm 1939-1945, nổi bật là cuộc Chiến tranh
thế giới tân thứ hai bùng nổ, chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các
nước. Chiến tranh gây tổn thất, đau thương cho nhân dân, đồng thời đẩy nhanh
q trình "cách mạng hố quần chúng". Đảng cách mạng của giai cấp vơ sản

nhân cơ hội đó tập hợp lực lượng, đẩy nhanh quá trình phát triển phong trào
cách mạng tiến lên từng bước vững chắc.
Chính phủ phản động Pháp là một trong những bên gây ra chiến tranh. Sau
khi tham chiến, chúng thi hành chính sách phátxít, giải tán Đảng cộng sản và các
tổ chức dân chủ tiến bộ ở nước Pháp cũng như các thuộc địa của Pháp. Tại Đơng
Dương, chúng thi hành chính sách cai trị thời chiến trên tất cả các mặt đời sống
xã hội, ra lệnh tổng động viên, bắt lính, bắt phu, tǎng cường áp bức, bót lột.
Nhận rõ những biến động to lớn của tình hình thế giới và trong nước, tiền
đề của cách mạng thế giới và cách mạng Đông Dương, Đảng ta quyết định
9


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân
tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc cao hơn nhiệm vụ chống
phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân, coi nhiệm vụ trung tâm của cách
mạng là chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đảng ta hiểu rằng, thắng lợi của cách mạng không tự đến mà phải chủ
động chuẩn bị giành lấy và giữ vững. Muốn vậy phải có lực lượng, có sức mạnh
tồn dân đồn kết.
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời chủ
trương đoàn kết hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu,
nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tơn giáo và xu hướng chính trị nhằm
đấu tranh giải phóng dân tộc.
Mặt trận Việt Minh ra đời đã thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân
dân. Từ cuối nǎm 1941 đến đâu nǎm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông
dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, đội tự vệ cứu quốc đã
được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và các thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, Mặt trận Việt Minh thực sự đã đánh thức được tinh thần dân

tộc xưa nay trong nhân dân.
Đặt vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, đòi hỏi
Đảng ta phải xây dựng lực lượng về mọi mặt, vừa có lực lượng chính trị, vừa có
lực lượng vũ trang.
Tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy hình thức đấu tranh vũ trang
lên khi cần thiết, kết hợp xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang,
chú ý xây dựng, bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, ở cả nông thôn và
thành thị là nội dung mới về xây dựng lực lượng cách mạng của thời kỳ 19391945.
Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng đồng thời là quá trình phát triển
cao trào đánh Pháp đuổi Nhật. Mặt khác, qua đấu tranh, lực lượng không ngừng
lớn

mạnh.

10


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Trong hai nǎm 1943-1944, thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ trung ương
Đảng tháng 2-1943, hầu hết các đảng bộ địa phương vùng động bằng Bắc Bộ,
sau những đợt chống khủng bố, đã đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố các đồn
thể Việt Minh ở nơng thơn và thành thị.
ở Hà Nội, tổ chức Việt Minh được phát triển mạnh trong nhiều nhà máy,
trường học. ở các tỉnh đồng bằng và ven biển miền Trung, nhiều tổ chức cơ sở
của Đảng và Việt Minh đã đi vào quần chúng công nhân, nông dân, dân nghèo,
đồng thời phát triển vào các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức ở thành thị.
ở Nam Bộ, cùng với sự phục hồi một số cơ sở công hội, tổ chức Việt Minh
được xây dựng ở Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh và một số tỉnh khác. Hoạt động
của các đội tuyên truyền xung phong và vũ trang ở nhiều thành phố, thị xã đã

gây thanh thế cho Việt Minh, thúc đẩy việc phát triển các đoàn thể cứu quốc.
ở vùng rừng núi và trung du Bắc Bộ, có những dấu hiệu của cao trào cách mạng.
ở Cao Bằng, hệ thống Việt Minh được xây dựng khắp các cơ sở trong tỉnh. Đội
tự vệ vũ trang và du kích được thành lập ở các xã, các huyện. Các lớp huấn
luyện chính trị, quân sự mở ra liên tiếp. Phong trào chuẩn bị khởi nghĩa sục sơi
trong tồn tỉnh. Khơng khí chuẩn bị khởi nghĩa dâng lên mạnh mẽ ở Lạng Sơn,
Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Yên, Việt Trì.
Trong khi đó mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng phát triển gay gắt. Đúng
như dự đoán của Đảng, đêm 9-3-1945, Nhật đã nổ súng đánh Pháp cùng một lúc
trên toàn cõi Đông Dương.
Ngay đềm 9-3-1945, giữa lúc Nhật nổ súng đánh Pháp, Hội nghị mở rộng
của Ban thường vụ trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
do đồng chí Trường - Chinh chủ trì. Hội nghị quyết định phát động một cao trào
kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Giữa lúc ấy, nạn đói ở các tỉnh miền Bắc diễn ra rất nghiêm trọng. Chính sách
11


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

vơ vét, bóc lột của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã làm cho hơn hai triệu dân
ta chết đói. Trước tình hình đó, Đảng nêu khẩu hiệu: "Phá kho thóc, giải quyết
nạn đói" Chủ trương đó của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của
quần chúng, đã dấy lên một cao tràn đấu tranh rộng lớn ở nông thôn Bắc Bộ.
Cao trào kháng Nhật cứu nước càng dâng lên mạnh mẽ khi được tin thắng lợi
của Hồng quân Liên Xơ và phátxít Nhật đầu hàng vơ điều kiện.
Trong tình hình vơ cùng khẩn cấp, Hội nghị tồn quốc của Đảng họp từ
ngày 13 đến ngày 15-8-l.945, tiếp sau đó ngày 16-8-1945 Đại hội quốc dân họp
tại Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa.

Nhân dân cả nước, triệu người như một đã nhất tế đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền từ tay phátxít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vịng 12 ngày,
từ ngày 14 đến ngày 25-8-1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong cả
nước.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi "chẳng những giai cấp lao động và nhân dân
Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi
khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của
các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách
mạng thành cơng, đã nắm chính quyền tồn quốc.
Cách mạng Tháng Tám nổ ra và thắng lợi là kết quả hợp thành của các
nhân tố chủ quan và khách quan, trong và ngoài nước. Nhưng quyết định trực
tiếp, trước hết là các nhân tố chủ quan bên trong. Đó là sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng và tinh thần quật khởi mạnh mẽ của toàn dân ta.
Trong suốt 15 nǎm, kể từ khi ra đời đến Cách mạng Tháng Tám 1945, qua
ba cao trào, Đảng ta đã kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt. Nhờ
có lực lượng tồn dân đồn kết được xây dựng rộng khắp, có tổ chức chặt chẽ
nên cách mạng Tháng Tám đã diễn ra nhanh, ít đổ máu và thắng lợi vẻ vang.
II- KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
12


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1. Từng thời kỳ, Đảng định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thề sát đúng đề
tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng
Từ khi ra đời, Đảng đã xác định trong Cương lĩnh của mình con đường
phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam: trước làm cách mạng dân tộc dân
chủ, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, hai nhiệm vụ chống đế quốc
và chống phong kiến được kết hợp một cách khǎng khít, nhằm thực hiện mục

tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Phương hướng và mục tiêu cơ bản đó đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng thiết
tha nhất của tồn dân tộc, trước hết là cơng nhân, nông dân và nhân dân lao
động. Đường lối chiến lược đúng là ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp lực lượng.
Nhưng cách mạng muốn thắng lợi, muốn đạt tới mục tiêu chiến lược phải có sự
chỉ đạo chiến lược đúng.
Kinh nghiệm cho thấy, đề ra mục tiêu chiến lược và kiên định mục tiêu
chiến lược đó đã khó, thì việc đề ra mục tiêu trước mắt sát hợp với từng thời kỳ,
kết hợp đúng đắn mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài cịn khó khǎn, phức
tạp hơn. ở đây, có thể phạm sai lầm "hữu khuynh" hoặc "tả khuynh". Nóng vội,
chủ quan hay do dự, bảo thủ cũng dễ bị tổn thất. Phải kết hợp nhiệt tình cách
mạng với tri thức khoa học, phải có quan điểm lịch sử cụ thể mới xác định được
mục tiêu trước mắt sát đúng và do đó mới tập hợp và xây dựng được lực lượng
cách mạng đồng đảo, vững mạnh. Đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư đã nói:
"Trong việc xác định mục tiêu, tuy có chú ý tính tồn diện, nhưng cần tập trung
vào những trọng điểm và thể hiện tính khả thi, khơng đề ra cao q, vì sẽ khơng
có khả nǎng thực hiện, gây nghi ngờ trong quần chúng, cũng khơng hạ thấp vì sẽ
kìm hãm phong trào cách mạng của nhân dân. Phải đặc biệt tính tốn các giải
pháp, phương tiện để thực hiện mục tiêu".
Thực tiễn lịch sử chứng tỏ, Đảng ta từng bước bổ sung, cụ thể hoá đường
lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhận thức và giải quyết ngày càng
đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
13


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Q trình đó đồng thời là quá trình giác ngộ, tổ chức quần chúng và xây dựng
lực lượng cách mạng. Luận cương chính trị tháng l0-1930 xác định đúng nhiệm
vụ chiến lược và lực lượng cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta,

nhưng chưa xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là chống đế quốc, giải
phóng dân tộc, cho nên chưa đánh giá đúng vai trò, lực lượng của giai cấp trí
thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Do đó dã hạn chế việc tập hợp lực lượng cách
mạng.
Trong cách mạng 1936-1939, Đảng xác định mục tiêu trước mắt đáp ứng yêu
cầu, nguyện vọng của nhấn dân, vì thế đã thu hút được đồng đảo quần chúng
tham gia đấu tranh. Bên cạnh công nhân, nông dân trước sau vẫn là nòng cốt của
cách mạng, Đảng còn thu hút được đồng đảo các tầng lớp các giai cấp, các dân
tộc, kể cả các đảng phái cải lương, các cá nhân tiên tiến thuộc tầng lớp trên, tán
thành đấu tranh cho dân sinh, dân chủ. Trên thực tế đã hình thành đội qn
chính trị quần chúng rộng lớn.
Đánh giá ý nghĩa của cao tràn cách mạng 1936-1939, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói: "Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân
dân ủng hộ và hǎng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là một phong trào quần
chúng. Nó cũng dạy chúng ta rằng: phải hết sức tránh những bệnh chủ quan, hẹp
hòi v.v.."
Trong thời kỳ 1940-1945, Đảng nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo kết hợp
một cách khéo léo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi
nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục
tùng nhiệm vụ chống đế quốc và được rải ra thực hiện từng bước.
Đảng chỉ rõ: "trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn
thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận của giai
cấp đến vạn nǎm cũng khơng địi lại được". Trong giai đoạn hiện tại nếu không

14


Website: Email : Tel (: 0918.775.368


đánh đuổi được Nhật -- Pháp thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu
muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được"
Tập trung mũi nhọn đấu tranh đánh đổ đế quốc phátxít Nhật - Pháp và bè
lũ tay sai, thực hiện mục tiêu chủ yếu là giải phóng dân tộc, song Đảng khơng
qn nhấn mạnh, cách mạng vẫn mang tính chất dân tộc dân chủ, nghĩa là không
được tách rời hai nhiệm vụ chiến lược mà phải coi đánh đổ đế quốc và giai cấp
địa chủ phong kiến là nhiệm vụ khǎng khít, vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ
không thể tách rời. Nhưng, không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau.
Tập trung giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khơng phải là Đảng thủ
tiêu vấn đề đấu tranh giai cấp và bỏ nhiệm vụ điền địa, cũng không phải lùi một
bước mà chỉ bước một bước ngắn hơn, để có sức mà bước một bước dài hơn.
Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất mà thay bằng khẩu
hiệu tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và của những địa chủ phản bội quyền
lợi dân tộc, tức là chưa đánh vào toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến. Đây là
một chủ trương khôn khéo, nhằm tập trung lực lượng giải quyết nhiệm vụ chủ
yếu Chủ trương đó nhằm tạo ra sức mạnh to lớn, tập hợp đồng đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia cách mạng, đồng thời củng cố khối liên minh công nông
thêm vững chắc.
2. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả
nâng đấu tranh của các tầng lớp, giai cấp
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
coi trọng vấn đề tổ chức. Đảng hiểu rằng, sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ
sức mạnh của quần chúng, mà sức mạnh của quần chúng phải là hành động tự
giác có tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền
mới thành cơng". Chỉ thị về công tác to chức của Ban chấp hành trung ương
Đảng (ngày 1-2-1941) chỉ rõ: "Biết tổ chức thì dù bọn phátxít quỷ quyệt, tàn
nhẫn đến đâu cũng khơng làm gì nổi. Biết tổ chức tức là có thêm cán bộ, có vũ

15



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

khí có tài chính, có chiến đấu lực, tất cả những điều kiện cần thiết cho cuộc cách
mạng dân tộc giải phóng".
ở mỗi thời kỳ lịch sử, do mục tiêu đấu tranh, trình độ quần chúng, đối
tượng cách mạng, lực lượng đối sánh, đặc điểm thời cuộc mà có những hình
thức tổ chức thích hợp.
Thời kỳ 1936-1939, Đảng chủ trương: phải rất linh hoạt, khôn khéo trong
việc tổ chức quần chúng, không cứng nhắc, không nhất thiết các tổ chức quần
chúng đều phải mang một màu sắc, đều phải nhuộm màu đỏ như cơng hội đỏ,
hội cứu tế đỏ mà có thể lấy những cái tên đơn sơ, cốt sao tập hợp được đồng đảo
quần chúng vào các tổ chức cách mạng. Đảng quyết định lấy tên Thanh niên
phản đế đoàn thay Thanh niên cộng sản đồn, lập Hội cứu tế bình dân thay Hội
cứu tế đỏ, lấy tên Công hội thay Công hội đỏ và lấy tên Nông hội thay Nông hội
đỏ
Đảng và quần chúng sáng tạo ra các hình thức tổ chức phổ thơng gắn liền với
đời sống sinh hoạt bình thường hàng ngày như hội cấy, hội gặt, hội lợp nhà, hội
hiếu hỉ, phường đi sǎn, hội hát kịch v.v.. Những hình thức tổ chức "biến tướng"
đó thích hợp với nhân dân ta ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mọi quyền
tự do dân chủ bị kẻ thù bóp nghẹt và nhất là nhân dân vừa trải qua một thời kỳ bị
kẻ thù đàn áp đẫm máu. Do đó, nhiều hình thức tổ chức vừa làm, sát hợp với
quần chúng, nên đã lôi kéo được đồng đảo quần chúng tham gia vào các phong
trào đấu tranh công khai, bán công khai, rầm rộ, sôi nổi hiếm thấy dưới thời
Pháp thống trị và hiếm có ở một nước thuộc địa.
Việc tổ chức quần chúng phải có nhiều hình thức thích hợp với từng giai
cấp, tâng lớp nhân dân và từng lứa tuổi. Thơng thường, quần chúng có ba loại:
tiên tiến, trung bình, chậm tiến, lại cịn có sự khác biệt về giai cấp, tơn giáo, dân
tộc, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp ... Cho nên, ngoài các đoàn thể cứu quốc,

Đảng cịn tổ chức nhiều đồn thể đơn sơ, khơng điều lệ, công khai hoặc nửa
công khai để thu hút đông đảo dân chúng.
16


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Trong khi tổ chức đảng hết sức chặt chẽ, thì tổ chức quần chúng phải hết
sức rộng rãi, nhẹ nhàng, thậm chí có khi khơng thành hình thức tổ chức; phải
biết tận dụng mọi khả nǎng hợp pháp, nửa hợp pháp, dù là đơn sơ, nhỏ hẹp. Phải
biết nắm lấy mọi hoạt động của xã hội, kể cả các tổ chức do thực dân Pháp lập
ra, các hoạt động vǎn hoá, kinh tế trong sinh hoạt hàng ngày của quân chúng để
tập hợp quần chúng đồng đảo và che giấu tổ chức không hợp pháp. Từ cuộc đấu
tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ cụ thể hàng ngày mà tập hợp quần chúng,
từng bước đưa quần chúng tham gia phong trào cách mạng.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính
quyền là nhiệm vụ trung tâm, Đảng lại có những hình thức tổ chức mới cao hơn.
Để khích lệ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, các đồn thể quần
chúng đều có tên chung "cứu quốc" như Thanh niên cứu, quốc, Phụ nữ cứu
quốc, Nhi đồng cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, v.v..
Tìm tịi, chọn lựa các hình thức tổ chức vừa tầm, thích hợp với quần
chúng, đồng thời cịn phải phù hợp với hồn cảnh khách quan, mới có khả nǎng
thu hút đông đảo quần chúng đấu tranh cho mục tiêu đã định.
Trong những nǎm 1930-1935, hình thức mặt trận mà Đảng lựa chọn là Hội
phản đế đồng minh. Thời kỳ 1936-1939 là Mặt trận dân chủ. Hội nghị Ban chấp
hành trung ương Đảng tân thứ tám (tháng 5-1941) quyết định một hình thức mặt
trận mới thay Mặt trận dân chủ, đó là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là
Việt Minh.
Mặt trận Việt Minh được thành lập theo chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng. Lúc này, Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể trước mắt

không còn là đấu tranh đòi những quyền lợi dân sinh, dân chủ đơn sơ, mà là
chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đổ đế quốc
và tay sai, giành độc lập dân tộc. Vì nguy cơ diệt vong đã bày ra trước mắt. Hiện
thời chúng ta chỉ có một con đường mưu sống là đoàn kết, thống nhất đánh đuổi
Nhật - Pháp, trừ khử Việt gian

17


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Mặt trận dân chủ rõ ràng khơng cịn thích hợp với mục tiêu đấu tranh
trong thời kỳ mới, cần có một hình thức mặt trận phù hợp với tình hình nhiệm
vụ mới, nhằm liên kết hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt
giàu-nghèo, già-trẻ, gái-trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị,
đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.
Mặt trận Việt Minh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đáp
ứng yêu cầu, nguyện vọng chung của toàn dân tộc, là cơ sở quyết định quy tụ cả
cộng động dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất, đánh đổ ách thống trị của
phátxít Nhật - Pháp và bọn tay sai.
3. Kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng
vũ trang
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã khẳng định, cách mạng
Việt Nam phải tiến hành bằng phương pháp cách mạng bạo lực, lực lượng chính
trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.
Chủ tịch Hơ Chí Minh nói: "Muốn có đội qn võ trang phải có đội quân
tuyên truyền, vận động, đội quân chính trị trước đã. Nên việc này phải làm ngay,
sao cho đội qn chính trị ngày càng đơng. Như ở ta muốn đánh Pháp - Nhật thì
ai vác súng? Ai là người tự nguyện, tự giác vác súng? Ta phải có quần chúng
giác ngộ chính trị tự nguyện vác súng thì mới thắng được"

Thực tiễn cuộc vận động giải phóng dân tộc cho thấy bắt đầu từ xây dựng
lực lượng chính trị, trên cơ sở lực lượng chính trị mà xây dựng lực lượng vũ
trang. Khi nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu, yêu cầu phải đẩy cuộc
đấu tranh lên hình thức cao để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng, từ các đồn thể, các tổ chức chính trị quản chúng, đã hình thành các đội
tự vệ chiến đấu, các tổ du kích chiến đấu, hình thức sơ khai của lực lượng vũ
trang.
Các đội tự vệ công nông đầu tiên trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, các
đội Cứu quốc quân, Việt Nam tun truyền giải phóng qn, du kích Ba Tơ...

18


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

đều từ lực lượng chính trị của quần chúng, từ nhân dân được giác ngộ, có tổ
chức mà ra.
Trong xây dựng lực lượng, Đảng coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang
nhưng không tuyệt đối hố vai trị của nó, khơng đặt vấn đề xây dựng lực lượng
vũ trang lớn ngay từ đầu mà trước hết xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp
đúng đắn xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang đáp ứng nhiệm vụ
giải phóng dân tộc.
Thời kỳ 1939-1945, trước nguy cơ phátxít và chiến tranh xâm lược của
phátxít Nhật, Pháp, để chuẩn bị đón thời cơ, Đảng lấy việc xây dựng lực lượng
chính trị quần chúng làm cơ bản. Thông qua các phong trào đấu tranh của quần
chúng, các đoàn thể và mặt trận, một lực lượng chính trị quần chúng đồng đảo
đã hình thành, đồng thời trên cơ sở đó mà từng bước xây dựng các lực lượng vũ
trang cách mạng.
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ sáu (tháng 11-1939) chủ
trương thành lập các đội tự vệ chiến đấu: "Đội tự vệ phải to rộng, đủ dũng cảm

và điềm tĩnh, khôn khéo và hy sinh bảo vệ quần chúng". Hội nghị Ban chấp
hành trung ương Đảng lần thứ bảy (tháng 11-1940) chỉ rõ: "Mặt trận phải trực
tiếp võ trang cho dân chúng cùng Đảng tổ chức nhân dân cách mạng quân".
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tám (tháng 5-1941) chủ
trương mở rộng các tổ chức cứu quốc và thành lập những tiểu tổ du kích chiến
đấu. Cuối nǎm 1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ
trang Cao Bằng để thúc đẩy việc xây dựng cơ sở chính trị và chuẩn bị cho việc
xây dựng lực lượng vũ trang. Tháng 12-1944, Đảng chỉ thị thành lập đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt
Nam sau này. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời trên cơ sở những
đội du kích nhỏ hoạt động từ trước ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Mặc dù hình thức là
đội quân vũ trang, hoạt động tác chiến, nhưng Đảng chỉ rõ phương châm và
nhiệm vụ hoạt động của Việt Nam tun truyền giải phóng qn là chính trị
trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến.
19


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Sau ngày đảo chính Nhật - Pháp, Đảng cho rằng tình thế lúc này đã đặt
nhiệm vụ quân sự lên trên và cần kíp, do đó quyết định phát triển lực lượng vũ
trang và thống nhất Việt Nam cứu quốc quân với Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân.
Khi tiến lên khởi nghĩa từng phần, đi đôi với việc đẩy mạnh đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang, Đảng đã nhanh chóng phát triển lực lượng chính
trị quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng, thúc đẩy mạnh mẽ cao trào
cách mạng trong cả nước, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Tháng Tám nǎm 1945, trong lúc lực lượng vũ trang nhân dân còn non trẻ,
Đảng đã huy động được một lực lượng chính trị quần chúng lớn mạnh, bao gồm
hàng triệu hội viên cứu quốc và hàng chục triệu đồng bào dưới khẩu hiệu hành

động của Mặt trận Việt Minh, tạo thành lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi
của tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Cách mạng Tháng Tám thành công là do biết kết hợp chật chẽ lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong
đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của đơng đảo quần chúng giữ vai
trị chủ yếu.
Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã tạo ra ưu thế áp đảo
quân thù, giành thắng lợi nhanh, gọn trong Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945.
4. Xây dựng và bố tri lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn
và thành thị
Đảng ta sớm nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của các địa bàn
chiến lược, coi trọng cả nông thôn và thành thị, chú ý xây dựng lực lượng ở cả
nông thôn và thành thị. Trong đấu tranh cách mạng, nhất là trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền, vấn đề xây dựng lực lượng, bố trí lực lượng trên các
địa bàn, kết hợp phong tràn đấu tranh của nông dân ở nông thơn với phong trào
của cơng nhân, trí thức, học sinh, thợ thủ công và buôn bán nhỏ ở thành thị để
tiến hành khởi nghĩa toàn dân, kịp thời cơ thuận lợi là một vấn đề quan trọng.
Trong đường lối cũng như chỉ đạo thực tiễn phong trào, chứng tỏ Đảng ta đã giải
20


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

quyết tốt vấn đề xây dựng và bố trí lực lượng bảo đảm cho Cách mạng Tháng
Tám thành công.
Đảng hiểu rằng, nông thôn đồng bằng là nơi tiếp giáp với thành thị, hơn
90% dân số là nông dân sống chủ yếu ở đây.
Do bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, nông dân rất tha thiết
với nền độc lập của đất nước và có ruộng đất cấy cày. Đây là nơi bộ máy thống
trị của địch yếu hoặc tương đối yếu và có nhiều sơ hở.

Khởi nghĩa của ta là khởi nghĩa toàn dân, việc tổ chức lực lượng và phát
động nhân dân đồng bằng đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược quan trọng.
Thành thị là nơi tập trung giai cấp công nhân, giàu tinh thần cách mạng,
có đồng đảo nhân dân lao động, học sinh, trí thức tiến bộ là những tầng lớp có
tinh thần yêu nước cao.
Thành thị là trung tâm chính trị, qn sự, kinh tế, vǎn hố, là nơi tập trung
các cơ quan đầu não và bộ máy thống trị của địch.
Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cách mạng
ở thành thị, đặc biệt là cơng tác vận động cơng nhân và trí thức. Nếu khơng chú
trọng cơng tác trên đây thì khởi nghĩa khó nổ ra ở trung tâm đầu não của quân
thù và do đó khơng làm cho chúng bị tê liệt. Khơng xây dựng lực lượng cách
mạng ở thành thị thì cuộc khởi nghĩa khó phát triển lên thành tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong tồn quốc
Từ cuối nǎm 1939, tuy chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, Đảng vẫn
không xem nhẹ công tác ở thành thị. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung
ương lần thứ tám (tháng 5-1941) nêu rõ: "Muốn có một lực lượng tồn quốc đủ
sức phát động và bảo đảm cho một cuộc khởi nghĩa thắng lợi thì đi đơi với việc
mở rộng và củng cố các tổ chức cứu quốc sẵn có, phải chú trọng mở rộng các tổ
chức vào những nơi thành thị, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền"
Từ đó, cơng tác vận động cách mạng ở thành thị ngày càng được tǎng
cường, đặc biệt trong cơng nhân và trí thức. Nghị quyết Ban thường vụ trung
21


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

ương Đảng (tháng 2-1943) chỉ rõ: "Khơng làm cho thợ thuyền tích cực tham gia
khởi nghĩa thì: Cuộc khởi nghĩa khó nổ ra ở những nơi huyết mạch của quân thù
(thành phố, vùng mỏ, đồn điền, đường vận tải cốt yếu), do đó qn thù khơng bị

tê liệt.
- Cuộc khởi nghĩa có tính chất địa phương, eo hẹp, khơng lan rộng ra tồn
xứ cho tới tồn quốc, như thế qn thù có thể tập trung lực lượng vào một vài
nơi đàn áp quân khởi nghĩa".
Chính nhờ ra sức xây dựng cơ sở, lực lượng và cǎn cứ địa ở nông thôn,
đồng thời chú trọng xây dựng cơ sở và lực lượng ở thành thị, nên khi thời cơ
đến, Đảng đã phát động được tồn dân ở cả thành thị và nơng thơn cùng nổi dậy,
nhanh chóng giành được chính quyền trên cả nước trong những ngày tháng Tám
nǎm 1945.
5. Gắn xây dựng lực lượng với đấu tranh, thông qua đấu tranh để
củng cố, phát triền lực lượng
Xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, khơng thể tiến
hành ngồi vịng đấu tranh đó.
Xây dựng lực lượng và đấu tranh có mối quan hệ tác động biện chứng.
Xây dựng lực lượng để đấu tranh và đấu tranh đúng mức, vừa sức bảo đảm
thắng lợi, gìn giữ và phát triển được lực lượng để đấu tranh mạnh mẽ hơn, giành
thắng

lợi

lớn

hơn.

Trong điều kiện ban đầu, Đảng cịn ít kinh nghiệm, lực lượng đảng viên còn
mỏng, quần chúng chưa được tổ chức chặt chẽ, rộng khắp đã vội đẩy phong trào
lên quá mức, bộc lộ lực lượng thì cách mạng không tránh khỏi tổn thất. Phải xây
dựng lực lượng đến mức nhất định thì tiến hành đấu tranh mới có kết quả. .
Đảng và lãnh thụ Nguyễn ái Quốc đánh giá cao tinh thần đấu tranh anh dũng của

nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh trong cao trào 1930-1931, nhưng cũng đã dự đoán
22


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

chính quyền Xơviết sẽ khơng duy trì được lâu vì lực lượng cịn non yếu, chưa
đều khắp, vũ trang bạo động trong một vài địa phương là quá sớm. Đồng chí
Nguyễn ái Quốc chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt của Đảng và phong trào nông dân
nước ta là: "Tập hợp, tồ chức trung, bần nơng và kích động họ đấu tranh giành
lấy chủ quyền của nhân dân, chứ không phải để tiến hành một cuộc khởi nghĩa
địa phương". Phải lựa chọn cho phong trào quần chúng những hình thức đấu
tranh phù hợp với điều kiện và khả nâng lực lượng cách mạng cho phép.
Vừa tổ chức vừa đấu tranh, đấu tranh để rèn luyện, củng cố tổ chức là hai mặt
thống nhất của quá trình xây dựng, phát triển lực lượng, tổ chức quần chúng đấu
tranh. Nhấn mạnh mặt tổ chức, coi nhẹ mặt đấu tranh và ngược lại, hoặc tách rời
nhau đều là sai lầm. Trong xây dựng lực lượng và tiến hành đấu tranh có lúc, có
nơi Đảng mắc sai lầm "hữu" hoặc "tả" cả hai khuynh hướng đó đều có hại cho
phong

trào.

Từ Hội nghị trung ương Đảng tháng 10-1930, Đảng đã phân tích, phê phán
khuynh hướng lệch lạc cho rằng củng cố tổ chức rồi mới đấu tranh, chờ hết
khủng bố rồi mới hoạt động, đồng thời vạch rõ, chỉ có thơng qua đấu tranh hàng
ngày mới phát triển được cơ sở, rèn luyện và thanh lọc được hàng ngũ, chấn
chỉnh được tổ chức. "Tổ chức ra để có sức tranh đấu tranh đấu để mở rộng, kiên
cố tổ chức, kiên cố tổ chức để mở rộng tổ chức nữa, tổ chức và tranh đấu hết sức
mật thiết liên kết cùng nhau, đồng phát triển với nhau, cái này rời cái kia thì
khơng được gì hết". Đảng cịn nói rõ rằng, tổ chức để tranh đấu, nhưng chính

trong sự tranh đấu mà phát triển tổ chức. "Cho nên sự tranh đấu quần chúng với
công việc tổ chức thiệt mật thiết liên lạc, không thể rời ra được".
Thực tiễn ba cao trào cách mạng là quá trình kết hợp đấu tranh với xây dựng lực
lượng, thông qua đấu tranh mà Đảng ta ngày càng trưởng thành, lực lượng cách
mạng ngày càng phát triển. Cao trào dân chủ 1936-1939 là bước phát triển mới
23


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trong việc xây dựng, tập hợp lực lượng cách mạng. Đảng đề ra những hình thức
đấu tranh vừa sức, vừa tầm, phù hợp với trình độ quần chúng và khả nǎng lực
lượng cho phép. Đồng thời qua đấu tranh, Đảng được mở rộng, củng cố, phát
triển lực lượng. Đấu tranh nhưng vẫn bảo tồn, gìn giữ được lực lượng, tránh tổn
thất,

tiêu

hao

lực

lượng,



lại

đạt


kết

quả

cao.

Trong khi xây dựng lực lượng, không được thủ tiêu đấu tranh, Đảng phải lãnh
đạo quần chúng đấu tranh mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là để tập dượt quần chúng,
chuẩn bị cho khởi nghĩa, giành chính quyền khi có thời cơ thuận lợi và bản đảm
thành

công.

III- KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

1. Dự đốn đúng thời cơ và hành động kiên quyết, đúng lúc
Đảng ta hiểu rằng, thời cơ là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách
quan đã đến độ chín muồi, rằng thời cơ khơng phải tự nó đến, một phần lớn do
ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó. Chính vì vậy, Đảng đã bền bỉ và công phu chuẩn bị
tinh

thần



lực

lượng

trong


suốt

mười

lǎm

nǎm.

Đảng chǎm chú theo dõi, phân tích sâu sắc sự phát triển của tình hình, dự đốn
các

khả

nǎng,

chủ

động

đối

phó

với

mọi

tình


huống.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Đảng đã có những dự đốn về
thời cơ khởi nghĩa. Từ dự đốn ban đầu đó, dựa vào phân tích tình hình thế giới,
chiều hướng phát triển của chiến tranh, tiền đồ cách mạng thế giới và cách mạng
Đông Dương, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lân thứ 8 (tháng 51941) nêu rõ: "Liên Xô thắng trận, quân Trung Quốc phản công... Tất cả các
24


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

điều kiện ấy sẽ giúp cho các cuộc vận động của Đảng ta mau phát triển và rồi
đây lực lượng sẽ lan rộng ra toàn quốc để gãy một cuộc tổng khởi nghĩa tồn
quốc

rộng

lớn"

.

Hội nghị cịn nêu lên bốn nhân tố của thời cơ chín muồi cho cuộc khởi nghĩa là:
"1.

Mặt

trận

cứu


quốc

đã

thống

nhất

được

tồn

quốc.

2. Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, mà đã
sẵn

sàng

hy

sinh

bước

vào

con

đường


khởi

nghĩa.

3. Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thơng đến cực
điểm

vừa

về

kinh

tế,

chính

trị

lẫn

qn

sự

4. Những điều kiện khách quan tiện lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như
quân Trung Quốc đại thắng quân Nhật. Cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật
nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xơ đại thắng, cách
mạng các thuộc địa Pháp - Nhật sôi sục và nhất là quân Trung Quốc hay quân

Anh

-

Mỹ

tràn

vào

Đông

Dương".

Từ nǎm 1942, trong bốn khả nǎng, Đảng nhận định khả nâng Liên Xơ chiến
thắng phátxít Đức - Nhật là quan trọng nhất, là thời cơ tốt nhất và xác định
"chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân ta trong
giai

đoạn

hiện

tại.

Tháng 9-1944, Đảng đã dự kiến rằng, mâu thuẫn Nhật - Pháp sẽ dẫn tới Nhật
đào chính lật đổ Pháp, và chỉ ra phương hướng hành động cho toàn Đảng: "Hãy
mài gươm, lắp súng khi quân Nhật - Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy tiêu diệt chúng
giành


lại

giang
25

sơn"


×