Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên karatedo đội tuyển quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.07 KB, 130 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU
ĐỖ TUẤN CƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
ĐỖ TUẤN CƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO
ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2014
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
ĐỖ TUẤN CƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO
ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Dương Nghiệp Chí
2. TS Nguyễn Thế Truyền
HÀ NỘI - 2014
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đỗ Tuấn Cương
iv
MỤC LỤC
v
Trang bìa Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu và đơn vị đo lường sử dụng trong luận án
Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.1.1 Lịch sử phát triển Karatedo trên thế giới 4
1.1.2 Lịch sử phát triển Karatedo ở Việt Nam 9
1.1.3 Xu thế phát triển Karatedo hiện đại 10
1.2 Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật đòn tay môn
Karatedo
12
1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao 12
1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo 15
1.2.3 Đặc điểm về tâm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu đối
kháng môn Karatedo
18
1.2.4 Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo 21

1.2.5 Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite 23
1.3 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 25
1.3.1 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo 25
1.3.2 Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 32
1.3.3 Đặc điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu đối kháng môn
Karatedo
35
1.4 Nghiên cứu có liên quan 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47
2.1
Đối tượng nghiên cứu 47
2.2
Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 47
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 48
2.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 48
2.2.4 Phương pháp quan sát sư phạm 52
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sinh cơ 52
vi
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sự phạm 58
2.2.7 Phương pháp ứng dụng toán thống kê 58
2.3 Tổ chức nghiên cứu 59
2.3.1 Thời gian nghiên cứu 59
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 61
3.1
Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật
đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
61
3.1.1

Thực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia
61
3.1.2 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện SMTĐ đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia
63
3.2 Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ
thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
66
3.2.1 Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia
67
3.2.2 Xác định các thông số động học của kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia:
72
3.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia:
77
3.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
85
3.3.1 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay
cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
85
3.3.2 Đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn
tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
113
Kết luận

113
Kiến nghị
115
Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án
116
Tài liệu tham khảo
117
Phụ lục
II. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
I. CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN:
CLB Câu lạc bộ
ĐC Đối chứng
HCM Hồ Chí Minh
HCV Huy chương vàng
HLV Huấn luyện viên
HSTQ Hệ số tương quan
HSTC Hệ số tin cậy
NXB Nhà xuất bản
SMTĐ Sức mạnh tốc độ
TDTT Thể dục thể thao
TN Thực nghiệm
TT Thứ tự
VD Ví dụ
VĐV Vận động viên
vii
cm Centimet
g Gram
Kg Kilogram
KG Kilogram lực

m Mét
m/s Mét / giây
ms Mét. giây
s Giây
sl Số lần
DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN
4. 3.4 Kết quả phỏng vấn các test kỹ thuật (n = 25)
Sau trang
68
viii
18
.
3.18
Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG

qua hai lần thực nghiệm
Sau trang
105
19
.
3.19
Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 1
Sau trang
106
20. 3.20
Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 2
Sau trang
106

21. 3.21
So sánh sự tăng trưởng các thông số kỹ thuật đòn tay của nam
VĐV Karatedo ĐTQG qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau trang
106
22. 3.22
Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm
110
23. 3.23
Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật
đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình
thực nghiệm
110
24. 3.24
Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite của nam
VĐV Karatedo sau thực nghiệm (n=70
Sau trang
111
Hình Tên hình
26. 2.1 Vật chuẩn 3D 55
27. 2.2 Hệ thống tọa độ 3D trên máy tính 55
Biểu đồ Tên biểu đồ
28. 3.1
Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
qua hai lần thực nghiệm
Sau trang
105
29. 3.2
Sự tăng trưởng thông số đòn tay trước trong kỹ thuật tấn công của

nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Sau trang
106
30. 3.3
Sự tăng trưởng thông số đòn tay sau trong kỹ thuật tấn công của
nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Sau trang
106
31. 3.4
Sự tăng trưởng thông số đòn tay phải trong kỹ thuật phản công
của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Sau trang
106
32. 3.5 Sự tăng trưởng thông số đòn tay trái trong kỹ thuật phản công của Sau trang
ix
nam VĐV Karatedo đôị tuyển quốc gia 106
33. 3.6
Hiệu quả sử dụng kỹ thuật tấn công đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm
Sau trang
111
34. 3.7
Hiệu quả sử dụng kỹ thuật phản công đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm
Sau trang
111
PHẦN MỞ ĐẦU
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xã
hội chủ nghĩa. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh cao
thành tích. Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận động

viên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạt
động khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tố mới
thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các thành
tích đó. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra những
quan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể thao, chú
ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các đại hội thể
dục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Karatedo.
Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Karatedo mặc dù được hình
thành muộn hơn song đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành phố
như Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và hơn thế nữa đã có những
đóng góp không nhỏ về thành tích thi đấu tại các đấu trường quốc tế. Nhưng, thật
đáng tiếc, tỷ lệ đạt thành tích giữa nam và nữ chưa được đồng đều, đa số vẫn là
các VĐV nữ, tuy vậy để tìm ra được nguyên nhân đích thực không phải dễ dàng.
Trong hệ thống đào tạo VĐV Karatedo nói riêng, cũng như VĐV các môn thể
thao khác nói chung, việc nâng cao thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố tác động như lối sống, điều kiện, môi trường, đào tạo Ngoài việc
hoàn thiện trình độ kỹ, chiến thuật và rèn luyện ý chí, VĐV còn cần phải chuẩn
bị đầy đủ các tố chất thể lực, mà một trong những tố chất thể lực quan trọng đó
là tố chất sức mạnh. Trong Karatedo, tố chất sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc
độ đóng một vai trò rất quan trọng - và cũng là một trong những tiêu chuẩn ghi
điểm trong thi đấu Kumite và Kata.
Trong huấn luyện Karatedo ở nước ta đã có một số nghiên cứu về các
mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý cho VĐV như các tác giả Vũ Sơn Hà, Nguyễn
Đương Bắc, Trần Tuấn Hiếu, Cao Hoàng Anh, Các tác giả trên đã nghiên cứu
các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật cũng như các khả năng vận
động cho các lứa tuổi khác nhau. Về tâm lý cho tác giả Nguyễn Thị Tuyết nghiên
cứu một số chỉ số tâm lý trong VĐV Karatedo. Tác giả Nguyễn Thế Truyền
nghiên cứu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV môn Karatedo đội
tuyển quốc gia. Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung nghiên cứu về trình độ thể lực
chuyên môn của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề về sử

dụng các bài tập sức mạnh tốc độ rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt là sức
mạnh tốc độ đòn tay - là kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong thi đấu Karatedo, và
cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng cũng như
thành tích của VĐV. Đã có tác giả Trần Tuấn Hiếu nghiên cứu tới sự phát triển
sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo lứa tuổi từ 12 - 15, tác giả Ngô Ngọc
Quang nghiên cứu về nội dung tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV Karatedo
lứa tuổi 14 - 16, nhưng đối tượng là các nam VĐV đội tuyển vẫn chưa ai đề cập tới.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn
đề, luận án quyết định chọn luận án: “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển
sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc
gia".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển sức
mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay, các test đặc trưng cho phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay VĐV của nam Karatedo đội tuyển quốc gia, trên cơ sở đó đề
xuất các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho các VĐV
nam Karatedo đội tuyển quốc gia, từ đó nâng cao khả năng tập luyện và thành
tích thi đấu của họ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ
và kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
1.4. Giả thiết khoa học:
Qua việc tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay,
giả thiết luận án đánh giá xác định năng lực sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng quan
trọng tới kỹ thuật đòn tay của VĐV nam Karatedo đội tuyển quôc gia. Do đó
việc sử dụng hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có kết hợp các yếu tố kỹ

thuật phát triển SMTĐ đòn tay vào các buổi tập sẽ góp phần nâng cao năng lực
SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam:
1.1.1. Lịch sử phát triển Karatedo trên thế giới:
1.1.1.1. Lịch sử Karatedo truyền thống:
Lịch sử của môn Karatedo truyền thống được xuất hiện bắt đầu từ võ
thuật Te (bàn tay) phát triển ở Okinawa, ban đầu đây chỉ là một hình thức mang
tính tự vệ. Tuy nhiên, qua thời gian dài thông thương giữa Okinawa và Trung
Quốc, nền võ thuật Okinawa bị ảnh hưởng bởi môn phái Kenpo của Trung Quốc
ở một vài điểm trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này
mới chỉ mang tính truyền miệng và chưa được sử sách ghi chép một cách chính
thức, cũng không thể chắc chắn khi cho rằng Kate-Te được đặt tên đầu tiên ở
Okinawa. Song không thể phủ nhận rằng nó đã phát triển cách đây xấp xỉ 500
năm, khi người cai trị của triều đại Vua Shoha đã thống nhất lãnh thổ sau nhiều
thập kỷ xảy ra chiến tranh và đã ban hành một sắc lệnh cấm sử dụng vũ khí trên
hòn đảo này. Theo những ghi chép đã được quy ước từ trước thì một điều luật
tương tự cấm sở hữu và sử dụng vũ khí đã được ban hành lại và có hiệu lực bởi
phe cánh của Satsuma, người mà đã xâm chiếm hòn đảo Okinawa vào đầu những
năm 1600 và đưa nó ra dưới điều luật của một viên tướng người Nhật. Do vậy,
trong môi trường này karate đã phát triển như là một hình thức chiến đấu không
vũ khí để bảo vệ bản thân và đất nước của mình, tuy nhiên việc truyền bá và tập
luyện đều trong vùng bí mật.
Sau đó là sừ ra đời của Karate Okinawa do thầy Funakoshi Gichin mang
đến vào năm 1868. Ông đã cống hiến cả đời mình để đẩy mạnh các giá trị của
nền võ thuật, truyền bá con đường của Karate-jutsu tới Nhật Bản, và nó đã được
lan truyền khắp nước Nhật. Vào năm 1949, những môn sinh của ông đã thành
lập một hiệp hội về việc đẩy mạnh karate; họ đặt tên nó là Nihon Karate Kyokai,
hay còn gọi là Hiệp hội Karate Nhật Bản, và đó là bước đi ban đầu của JKA. Và
đây là Hiệp hội Karatedo lớn nhất và có uy tín nhất Nhật Bản, nó đại diện cho

Karatedo truyền thống Nhật Bản [67], [68].
1.1.1.2. Lịch sử phát triển môn Karatedo trên thế giới:
Karatedo đối với nhiều người yêu võ thuật vẫn còn mơ hồ về nguồn gốc
của nó. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này cũng chưa được xác định,
bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn
Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều
nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado
Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính
thức sát nhập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu (do
thầy Ghichin Funakoshi sáng lập), Shito Ryu (do thầy Kenwa Mabuni sáng lập),
Wado Ryu (do thầy Hironori Ohtsuka sáng lập) và Goju Ryu (do thầy Miyagi
Chojun sáng lập) [67].
Karatedo đã được truyền bá và nhân rộng tới nhiều quốc gia ngay từ đầu
những năm 1950, chủ yếu là các võ sư người Nhật trong Hiệp hội Karatedo Nhật
Bản (JKA). Nhưng họ chỉ quan tâm đến việc truyền bá võ thuật mà không quan
tâm đến việc thành lập các tổ chức quốc gia hay quốc tế giống như trong các
môn thể thao khác.
Vào năm 1961, một võ sư người Pháp (Đai đen 4 đẳng) tên là Jacques
Delcuourt tập hợp và cùng với các võ đường tại Pháp thành lập Liên đoàn
Karatedo Pháp.
Sau khi Karatedo được thành lập ở Pháp, thì liền ngay sau đó từ năm
1961 đến 1963 liên tục một số nước châu Âu thành lập liên đoàn (07 liên đoàn),
vào vào thời gian đó một giải Karatedo quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Pháp
với chỉ có 3 nước tham gia, đó là Bỉ, Pháp, và Anh.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1963 (đây là mốc khởi đầu của phong trào
Karatedo Thế giới), 7 quốc gia đã tập hợp lại tại Pháp để mở đầu một Đại hội
Karatedo Châu Âu lần thứ nhất. Và tên tuổi của một trong số những thành viên
của Đại hội này có một ảnh hưởng rất lớn đối với WKF sau này.
Và qua các quá trình tìm hiểu và khảo sát thực trạng môn Karatedo, ngày
24 tháng 5 năm 1964, Đại hội Karatedo châu Âu lần thứ hai lại được tổ chức tại

Paris. Tại Đại hội này, những người Đại diện của các Liên đoàn đã nhận thấy
rằng cần phải có một Ban Chấp hành, do đó Đại hội đã thành lập và bầu ra Ban
điều hành, do ông Jacques Delcourt (người Pháp) làm chủ tịch và ông đã điều
hành cho đến năm 1997 (trong 34 năm), 03 Phó Chủ tịch là ông MM. Briff
(người Đức), Cherix (Thụy Sỹ); Fannoy (Bỉ) và Tổng thư ký là ông M. Sebban
(người Pháp). Trong số những người trong Ban điều hành, chỉ có duy nhất ông
Delcourt tiếp tục công việc và tâm huyết của mình, cũng là người khởi xướng
thành lập lên tổ chức Karatedo Thế giới sau này.
Trong Đại hội năm 1964 đã nghiên cứu các vấn đề, như đề cập tới mở
lớp trọng tài quốc tế, vấn đề truyền thông báo chí, các trận đấu quốc tế, và các
lớp học đầu tiến đã được các chuyên gia Nhật Bản tư vấn với mục đích mong
muốn được tổ chức giải Vô địch Châu Âu.
Đại hội Karatedo lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 1965,
vẫn tại Paris. Có 10 quốc gia tham dự (với 03 thành viên mới đó là: Áo, Bồ Đào
Nha và Ba Lan). Tại Đại hội này có sự tham gia của các chuyên gia Nhật bản
phụ trách về mảng chuyên môn đó là 04 chuyên gia: Kono, Yamashima, Toyama
và Suzuki.
Vấn đề quan trọng nhất của Đại hội lần này đó là đạt được các thỏa thuận
và sự đồng thuận và thống nhất tên của tổ chức là EKU (Liên hiệp Karatedo
Châu Âu). Đó là họ đã đồng ý không điều kiện với những phương thức điều
hành của Liên hiệp và tiếp tục theo sự điều hành của ủy ban Điều hành do ông
M. Delcourt làm chủ tịch. Về bản chất thì không có sự thay đổi nào so với năm
1964 (ngoại trừ sự ra đi của một vài người trong các ban Điều hành. Tại Đại hội
này cũng đưa ra các quyết định về ngân sách tài chính, các điều luật trọng tài, và
một giải Cúp quốc tế ở Cannes.
Đại hội Châu Âu lần thứ tư được tổ chức vào năm 1966 đây là giải Vô
địch Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/5/1966 tại Paris với các nội
dung: đồng đội (5 VĐV + 1 VĐV dự bị); và các nội dung cá nhân: với 4
VĐV/01 quốc gia không kể hạng cân và hoàn toàn chỉ có nam giới tham gia thi
đấu (mà phải đến 10 năm sau nữ mới có mặt tham gia thi đấu tại các giải của

Karatedo, năm 1974).
Trong giải đấu này có rất nhiều chấn thương ở mặt. Các nhà Điều hành
đã phải họp nhau lại để thảo luận về vấn đề này (đây là vấn đề cho đến 33 năm
sau vẫn chưa giải quyết được).
Trong số những VĐV thi đấu tại giải Vô địch Châu Âu lần thứ nhất này,
có một số VĐV đã trở nên nổi tiếng: Ông T. Morris, người sau này trở thành
Chủ tịch Hội đồng trọng tài Liên đoàn Karatedo thế giới.
Đại hội đã phân tích các kết quả tại giải Vô địch Châu Âu. Có rất nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau: có ý kiến cho rằng các trận đấu quá nặng, căng
thẳng, có người cho rằng các điều luật không ngăn được các tình huống bạo lực
thường xảy ra trong trận đấu, có ý kiến cho rằng phải có sự khống chế.
Năm 1967 Lớp trọng tài đầu tiên được tổ chức ở Rom (Italia). Nhiệm vụ
chính duy trì và phát triển theo tinh thần dựa trên cơ sở các điều luật của Hiệp
hội Karatedo Nhật Bản – JKA (Japan Karate Association).
Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 5 và 6/5/1967 tại
Luân Đôn (nước Anh). Tại giải lần này có hai nội dung chính được Chủ tịch
Delcourt đề xuất và được Đại hội quyết định hai điểm chính sau:
Các trận đấu đồng đội sẽ là 5 người thi đấu chính và 2 người dự bị (hệ
thống thi đấu này vẫn duy trì cho đến nay).
Các trận đấu cá nhân bị chấn thương và các VĐV bị chấn thương tại các
trận đồng đội hoặc bị kiệt sức trong trận đồng đội sẽ phải được xem xét trước khi
tiếp tục thi đấu. Do đó, Chủ tịch đã đưa khuyến cáo những VĐV tham gia thi đấu
trận đồng đội cần phải tự điều chỉnh mình trước khi bắt đầu đấu trận cá nhân và
mỗi một quốc gia có thể chọn các cá nhân theo tình hình kết quả trong thi đấu
đồng đội của họ.
Giải Vô địch Châu Âu lân thứ 3 được tổ chức vào ngày 4/5/1968 ở Paris
(Pháp) và cũng vào ngày 5/4/1968 Đại hội lần thứ 6 được tiến hành.
Đại hội lần thứ 7 tổ chức vào tháng 5/1969 tại Luân Đôn (Anh) với 10
quốc gia tham gia.
Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 5 được tổ chức ở Hamburg (Đức) tháng

5/1970, đây là năm đặc biệt quan trọng đối với Karatedo, khi Liên đoàn Karate
Thế giới (WKF – World Karate Federation) được thiết lập và Giải Vô địch thế
giới lần đầu tiên đã được tổ chức vào Tháng 10 năm 1970 tại Tokyo, Nhật Bản.
Năm 1970 có một sự đồng thuận đã được ký kết mang tính lịch sử giữa
hai nhà lãnh đạo (tổ chức Karatedo Nhật bản và Liên đoàn Karatedo Châu Âu)
hợp tác cùng ký kết hợp tác cùng nhau phát triển Karatedo lên khắp thế giới. Và
tổ chức mới này được gọi là WUKO (World Union Karate Organization), ông
Delcourt vẫn là chủ tịch và ông Sasakawa (Nhật) là Chủ tịch danh dự. Đây là cái
mốc khởi đầu sự nghiệp của Karatedo trên toàn thế giới.
Vào năm 1975, kỳ vọng đưa Karatedo vào Olympic, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Karatedo Nhật
bản (JKA) giải Cúp Thế giới IKF (International Karatedo Federation – Liên đoàn Karatedo quốc tế) được tổ chức ở
Mỹ, và liên tục được tổ chức thêm được 3 lần nữa. Tuy nhiên, để đạt được kỹ thuật đích thực và tinh thần
Karatedo trong thi đấu, thì phải đến giải Vô địch Karate Cup Shoto thế giới được tổ chức tại Nhật Bản vào năm
1985 mới thể hiện được một phần linh hồn của của Karatedo, và đây cũng là một sự chứng nhận Karate trở thành
môn Võ thuật Quốc tế. Giai đoạn này chứng minh cho sự phát triển ngoạn mục của môn Karatedo trên toàn thế
giới.
Năm 1994 các liên đoàn Karatedo các nước trên thế giới đã họp và thống
nhất đổi tên Tổ chức liên hiệp Karatedo Thế giới (WUKO) thành Liên đoàn
Karatedo thế giới (WKF) với hơn 150 quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng năm
này đội tuyển Karatedo Việt Nam cũng đã tham dự giải Vô địch thế giới lần thứ
2 được tổ chức tại Kota Kinabalu, Malaysia [68].
Từ năm 1994 đến nay WKF liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện
hệ thống tổ chức, luật thi đấu nhằm hướng tới có mặt tại Olympic - một đấu
trường cao nhất hành tinh.
1.1.2. Lịch sử phát triển Karatedo ở Việt Nam:
Ở Việt nam môn Karatedo được phát triển rất mạnh do tính khoa học và
hiệu quả tập luyện của nó cộng với chủ nghĩa anh hùng dân tộc và tinh thần
thượng võ của người dân Việt Nam. Ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệ
phái Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm Ngạc truyền bá vào khoảng năm 1950. Ở
Huế phát triển hệ phái Goju do một người Nhật tên là Chojin Suzuki truyền bá,

giảng dạy. Từ Miền Nam và qua một số học giả nước ngoài Karatedo đã được du
nhập vào Hà Nội, nhưng chỉ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm
1975, Karatedo mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp. Với sự ham
mê võ thuật của người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên và
được sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của Lãnh đạo các cấp trong và ngoài
ngành thể thao tại các tỉnh, thành ngành trong cả nước, nên đến năm 1980 đã
thành lập được một số câu lạc bộ tập luyện có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong
cả nước.
Tuy nhiên mãi đến năm 1984 một số giải thi đấu mới được tổ chức
nhưng vẫn mang tính tự phát, vì vậy năm 1987 một cuộc hội thảo về Karatedo tại
Huế đã thống nhất sử dụng Luật trong thi đấu Karatedo (tuy mới chỉ tập trung
vào Luật Kumite). Tháng 7 năm 1988 giải Huế Hữu nghị được tổ chức và tiếp
theo đó năm 1989 tại Hà Nội cũng tổ chức theo phương thức giải này. Tại các
giải này, hệ thống tổ chức chỉ mang tính giao lưu giữa các câu lạc bộ, vùng, miền
trong toàn quốc và một phần mang tính thử nghiệm ứng dụng các điều luật được
đưa vào trong thi đấu Karatedo.
Tháng 7 năm 1989 Sở Thể dục thể thao Hà Nội đã mời võ sư Yamamora
- huyền đai lục đẳng sang chính thức huấn luyện giảng dạy cho các võ sinh tại
các câu lạc bộ trên toàn quốc.
Tháng 8 năm 1991 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ nhất được tổ
chức tại Hà Nội. Năm 1992 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ hai được tổ
chức tại Huế. Và bắt đầu từ đây hệ thống thi đấu giải toàn quốc chính thức đã
được đưa vào hệ thống thi đấu của Tổng cục Thể dục thể thao (định kỳ mỗi năm
1 lần) luân phiên tại các thành phố có phong trào Karatedo mạnh trên cả nước.
Và cũng bắt đầu tại các giải này, Tổng cục thể dục thể thao chính thức tiến hành
phong cấp cho các VĐV đạt giải (từ cấp 1 đến Kiện tướng).
Trong những năm gần đây Karatedo luôn được coi là một trong số các
môn thể thao mũi nhọn của nền thể thao nước nhà. Việc thi đấu xuất sắc và giành
được các thứ hạng cao của các võ sĩ Karatedo Việt Nam tại các giải đấu trong
Khu vực và Quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và tạo đà cho sự

phát triển mạnh mẽ của phòng trào tập luyện và thi đấu Karatedo trong cả nước.
Để đáp ứng cho yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và nhằm cung cấp đội ngũ
cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài…Tại Việt Nam, Karatedo là một
môn học đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học chính quy chuyên
ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.
Karatedo còn là môn học đào tạo chuyên sâu hệ chính quy, hệ tại chức tại
các lớp học Chính khóa và ngoại khóa ở các trường Đại học Thể dục Thể thao -
Đại học sư phạm - Đại học Nông Lâm các trường cao đẳng TDTT nhằm trang
bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chuyên ngành TDTT, năng lực tập
luyện phát huy về chuyên môn Karatedo, với những phương pháp giảng dạy,
huấn luyện, đào tạo, tổ chức, quản lý và trọng tài, tạo tiền đề để phát triển các
Câu lạc bộ Karatedo trên toàn quốc.
1.1.3. Xu thế phát triển Karatedo hiện đại:
Hiện nay trình độ Karatedo thi đấu trên Thế giới đã phát triển đến đỉnh cao
(mặc dù chưa được đưa vào Olympic), nhiều chuyên gia, HLV từ kinh nghiệm
huấn luyện thành công trong môn Karatedo đã cho rằng đặc trưng chủ yếu
trong kỹ thuật, chiến thuật của VĐV Karatedo là: Nhanh, mạnh, khéo léo và
chuẩn xác với sự khống chế cao khi va chạm vào mục tiêu, hơn nữa những mục
tiêu lại luôn biến hóa khôn lường chỉ trong một hiệp đấu duy nhất. Đây là con
đường tất yếu giành thắng lợi trong thi đấu Karatedo đỉnh cao.
Nhanh: trong môn Karatedo chính là tốc độ ra đòn (tấn công và phản
công) trong Karatedo được các nhà chuyên môn và khoa học đánh giá rất cao về
sự biến hóa và tốc độ của nó, thậm chí nếu không tập trung cao thì khó quan sát
được đòn đánh diễn ra như thế nào. Điều này cho thấy tốc độ đòn rất nhanh và
chớp nhoáng. Kỹ thuật dứt điểm nhanh trong thời gian ngắn nhất (có thể chưa
đến 1 giây). Nhanh còn biểu hiện qua phản ứng ra đòn và vào đòn, tần số động
tác, di chuyển và né tránh đòn.
Mạnh: Sức mạnh trong Karatedo thường được thể hiện ở sự kết hợp với
sức nhanh, như sự tung đòn với một tốc độ và sức mạnh tối đa nhưng khi chạm
mục tiêu phải có sự khống chế, đây là khả năng tự điều khiển thần kinh – một

khả năng quan trọng và đặc trưng nhất mà các môn võ khác không có. Sức mạnh
trong Karatedo hay nói cách khác chính là SMTĐ. Sức mạnh trong môn
Karatedo làm chấn động chứ không được phép làm chấn thương đối phương –
đây cũng chính là chữ “Do” - chính là đạo trong môn Karatedo - và cũng là một
trong những tiêu chuẩn ghi điểm trong thi đấu môn Karatedo.
Khéo léo: Đây là một yếu tố mà Karatedo trước kia chưa được chú trọng,
hầu hết là cứng nhắc, chỉ tập trung vào 2 yếu tố nhanh, mạnh. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển, năng lực khéo léo trong môn Karatedo hiện đại ngày càng
không thể thiếu, gần như là yếu tố quyết định đến thành tích của VĐV. Khéo léo
để sử dụng đòn hợp lý và hiệu quả. Khéo léo để né tránh ra đòn phản đòn. Khéo
léo để thực hiện các chiến thuật trong thi đấu một cách hiệu quả. Khéo léo để
thực hiện các kỹ thuật khó và luôn biến đổi trong quá trình thi đấu, như: các tình
huống ra đòn, đối phương.
Chuẩn xác và có sự khống chế: Đây là một đặc điểm mà chỉ có ở
Karatedo. Chuẩn xác cả về vị trí, khoảng cách và lực ra đòn. Đây là mốc đạt tới
sự hoàn thiện của của trình độ phát triển đỉnh cao của thi đấu thể thao trong môn
Karatedo trên thế giới.
Chuẩn xác để ra đòn đúng thời điểm khi tấn công và phản công;
Chuẩn xác để ra đòn vào đúng vị trí ăn điểm;
Chuẩn xác để ra đòn ở khoảng cách hợp lý để đạt hiệu quả cao;
Chuẩn xác về lực để khống chế khi va chạm vào mục tiêu trong tấn công
và phản công.
Trong những năm gần đây, việc tập luyện và thi đấu môn Karatedo cho
thấy các kỹ thuật ngày càng đa dạng và biến hóa cao, tuy nhiên vẫn không thể
rời xa 3 đặc điểm chủ yếu ở trên. Theo sự phát triển ngày càng rộng của
Karatedo, ở những quốc gia có ưu thế tập trung vào nhiều kỹ thuật đòn chân,
hoặc đòn tay, hoặc quét, quật đều không thể thiếu các đặc điểm ở trên.
Với xu hướng hiện đại ngày nay, trong thi đấu đối kháng trong môn
Karatedo đã có nhiều biến hóa, đặc biệt trong chiến thuật ra đòn, đó là sự biến
hóa về chiến thuật trong thi đấu để thích ứng với từng trận, từng đối thủ và đặc

biệt là cập nhật và tận dụng tối đa sự hiểu biết về luật trong thi đấu. Có nắm
vững luật, VĐV mới phát huy được hiệu quả cũng như những ưu thế của mình
để giành chiến thắng. Do vậy, một VĐV đỉnh cao, muốn có thành tích cao không
thể không nắm rõ luật thi đấu. Mặc dù, chỉ xoay quanh các kỹ thuật theo các tiêu
chí ở trên, nhưng hàng năm Liên đoàn Karatedo đều có sự điều chỉnh bổ sung
các Điều luật để cho phù hợp cũng như ngắn gọn và rõ ràng hơn để có thể từng
bước tham gia vào Đại hội thể thao Olympic trong tương lai.
1.2.Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật môn Karatedo:
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao:
1.2.1.1. Một số khái niệm:
Kỹ thuật của bài tập thể lực (tức kỹ thuật thể thao) là cách thức sắp xếp,
tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động,
hoặc nói gọn hơn, đó là những cách thức để giải quyết nhiệm vụ vận động [36], [49].
Những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả
cao nhất được gọi là kỹ thuật thể thao.
Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện. Sự tìm tòi, khám phá
khoa học về các quy luật vận động của cơ thể, sự tiến bộ về trình độ thể lực của
VĐV, sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, huấn luyện, sự đổi mới các
thiết bị, dụng cụ, sân bãi thể thao đang là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự ra
đời các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao.
Mỗi loại hình bài tập có những yêu cầu chuyên biệt về mặt kỹ thuật thể
thao. Xét theo các yêu cầu chuyên biệt đó, có thể phân tích chia các môn thể thao
nhành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: Gồm các môn thể thao có quy định chặt chẽ cách thức
thực hiện động tác, như các môn thể dục dụng cụ, nhào lộn, và một số môn võ
thuật ở nội dung biểu diễn (kata trong môn Karatedo);
Nhóm thứ hai: Phần lớn gồm các môn vận động có chu kỳ, trong đó phụ
thuộc vào yêu cầu đạt thành tích ở mức tối đa, như các môn cử tạ, điền kinh, bơi,
Nhóm thứ ba: Gồm tất cả các môn thi đấu đối kháng và các môn bóng.
Đó là những môn đòi hỏi sự biến hoá nhiều trong chiến thuật, kỹ thuật thực hiện

các động tác cho phù hợp với các tình huống luôn luôn thay đổi do sự tác động
qua lại với đối thủ và các điều kiện khác.
1.2.1.2. Cấu trúc của kỹ thuật động tác:
Là mối liên quan lẫn nhau có tính quy luật và tương đối ổn định của tất
cả những yếu tố, khâu tạo nên động tác như một thể hoàn chỉnh thống nhất.
Theo quan điểm sinh cơ học, đặc điểm của các động tác được phân tích
theo cấu trúc chuyển động (kinematic) và cấu trúc về lực (dynamic). Cấu trúc
chuyển động là hình dạng của động tác trong không gian và sự thay đổi hình
dáng đó theo thời gian. Cấu trúc về lực là tổng thể các lực bên trong và bên
ngoài có tác dụng làm thay đổi chuyển động của thân thể và các bộ phận thân thể
để tạo nên động tác. Tóm lại, cấu trúc chuyển động của động tác thể hiện những
đặc tính không gian, đặc tính thời gian và đặc tính không gian-thời gian của động
tác; cấu trúc về lực thể hiện những đặc tính về lực của động tác; cấu trúc nhịp
điệu thể hiện tổng hợp các đặc tính không gian, thời gian và và lực của động tác [49].
1.2.1.2. Đặc tính của kỹ thuật:
Đặc tính không gian: Các đặc tính không gian của kỹ thuật gồm tư thế
của thân và quỹ đạo chuyển động. Tư thế của thân được chia thành các tư thế
ban đầu, tư thế trong khi thực hiện kỹ thuật và sau khi thực hiện động tác. Các tư
thế ban đầu của thân trong nhiều hoạt động thể thao đòi hỏi đáp ứng được các
yêu cầu như tạo được thế đứng vững chắc, có khả năng xuất phát nhanh, theo
hướng cần thiết, giảm được mệt mỏi [49]. Trong môn Karatedo tư thế khi kết
thúc đòn chính là một tiêu chuẩn để ghi điểm (Zanshin), do vậy đặc tính về mặt
không gian có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đối với thành tích của VĐV,
đó là tư thế của thân và các bộ phận không những phải hợp lý về mặt sinh-cơ
học, mà còn phải đáp ứng những yêu cầu thẩm mỹ và mang tính truyền thống
của Karatedo.
Quỹ đạo chuyển động là đường đi của một bộ phận nào đó của thân trong
không gian. Quỹ đạo được thể hiện bằng hình dạng, phương hướng và biên độ
chuyển động. Sự đa dạng của hình dáng quỹ đạo động tác phụ thuộc vào khả
năng đa dạng của sự phối hợp thần kinh vận động, độ linh hoạt của các khớp [4], [49].

Đặc tính không gian-thời gian: Đặc tính này biểu hiện bằng tốc độ
chuyển động. Đó là độ nhanh của sự chuyển dịch vị trí trong không gian của vật
thể hay một điểm trong một đơn vị thời gian [49]. Trong các môn thể thao, đặc
biệt là các môn đòi hỏi SMTĐ, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo được tốc độ
cao trong động tác của một số bộ phận cơ thể (thí dụ, động tác giậm nhảy trong
các môn nhảy, động tác ra đòn trong các môn võ).
Đặc tính về lực: Mỗi một động tác được thực hiện đều là kết quả của sự
tác động qua lại giữa các lực tạo thành động tác đó. Các lực đó gồm lực bên
trong và lực bên ngoài [49].
Lực bên trong của động tác bao gồm lực kéo của cơ khi co, lực đàn hồi
và độ trơn nhờn của cơ, lực phản hồi do sự tác động qua lại giữa các bộ phận cơ
thể (phản lực).
Lực bên ngoài là những lực tác động lên cơ thể từ phía ngoài, bao gồm
trọng lực của bản thân cơ thể, phản lực điểm tựa, lực ma sát của môi trường
(nước, không khí ) và các lực tác động của người ngoài (đối thủ, người cùng
tập ), của dụng cụ.
Đặc tính thời gian của động tác thể hiện ở thời gian kéo dài và nhịp độ
của động tác.
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo:
Khái niệm về kỹ thuật trong môn Karatedo: Thuộc loại hình môn kỹ năng
giao đấu đối kháng trực tiếp, với các quy định về giao tiếp, lễ nghĩa, giáo dục
phẩm chất ý chí; Trong thực hiện kỹ thuật với yêu cầu đòi hỏi cao về tư thế,
động tác chính xác. Là một môn thể thao được đưa vào hệ thống thi đấu bao gồm
Kata (quyền thuật) và Kumite (đối kháng) với rất nhiều nội dung phong phú và
đa dạng.
Về bản chất kỹ thuật Karatedo cũng như kỹ thuật của các môn võ khác, là
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tấn công và phòng thủ. Về tổng quát, kỹ thuật
Karatedo gồm có 4 loại khác nhau đó là: chặn đỡ, tấn công, quăng quật và chộp
bẻ, được phân thành 5 loại dựa theo các bộ phận khác nhau của cơ thể như kỹ
thuật tay, kỹ thuật chân, các kỹ thuật quật ngã (quăng, quật, chộp, bẻ), các thế

tấn và các tư thế thân hình. [11], [29], [36].
1.2.2.1. Hệ thống kỹ thuật cơ bản:
Kỹ thuật đòn tay:
Gồm ba nhóm chính là đấm thẳng (Tsuki-waza), đấm móc/vòng (Kake-
waza), và chém chặt (Uchi-waza). Mỗi nhóm kỹ thuật này đều có những đặc
trưng có thể phân biệt nhờ các vị trí mà bàn tay (nắm đấm) chạm vào. Ví dụ:
Nếu chia cơ thể con người ra làm ba phần (phần thượng đẳng - tính từ cổ lên đến
đỉnh đầu; phần trung đẳng - từ vai cho đến đan điền; phần hạ đẳng - từ đan điền
trở xuống) thì thấy cùng một đòn đấm thẳng nhưng vị trí có thể ở phần trên của
cơ thể (Jodan Tsuki) hay phần giữa của cơ thể (Chudan Tsuki) hoặc phần dưới
của cơ thể (Gedan Tsuki) và tương tự như với các kỹ thuật đấm khác với các kỹ
thuật có tên gọi tương ứng [11], [29], [36], [67].
Kỹ thuật đòn chân:
Gồm 3 nhóm chính đó là, đá vươn (Geri-keage), đá thốc (Geri-kekomi)
và đá tống (Fumikomi). Mỗi nhóm gồm nhiều cách đá khác nhau và dựa trên
phần bàn chân chạm vào đối thủ và cách thức chạm. Thí dụ, tương tự như các kỹ
thuật tay, các phạm vi ra đòn trong kỹ thuật chân cũng phân thành 3 loại (thượng
đẳng, trung đẳng, hạ đẳng) và tuỳ thuộc vào cách thức (là đá vòng hay đá thẳng
hoặc tống) mà có những đặc trưng riêng và tên gọi riêng [11], [22], [27], [36].
Kỹ thuật quét, quật:
Ngay từ đầu những năm 1900, khi Karatedo đã phổ biến ở Nhật Bản, các
kỹ thuật quăng quật, chộp bẻ hầu như bị lãng quên và không được thường xuyên
sử dụng trong tập luyện kỹ thuật của Karatedo mà chỉ tập trung chủ yếu vào các
kỹ thuật tay, chân. Đây chính là lý do nhiều người thường cho rằng Karatedo chỉ
có kỹ thuật tay và chân. Nhưng sự thực Karatedo gồm tất cả các kỹ thuật quăng,
quật, chộp bẻ và đều có quy luật và luật lệ riêng. Thời gian gần đây, theo luật thi
đấu, nếu các kỹ thuật này được kết hợp với các kỹ thuật để ghi điểm thì đây là
một trong những kỹ thuật ghi điểm cao trong Kumite [22], [30], [36].
Các tư thế tấn:
Karatedo có nhiều thế tấn, chúng được sử dụng để biểu diễn nghệ thuật

và trong thi đấu thể thao. Những người chủ trương phòng thủ cũng như những
VĐV thể thao đều tận dụng đến tấn pháp để tìm dịp tốt tung ra những đòn đá
hoặc đòn đấm thích thợi. Trong Karatedo, các thế tấn đều tùy thuộc vào động tác
của tay và chân. Chính thế đứng của cơ thể sẽ quyết định sức mạnh của một đòn
đánh hoặc một đòn đỡ. Nếu thế đứng vững và thăng bằng thì các động tác sẽ rất
mạnh và có hiệu quả. Một số thế đứng tấn cho phép người tập có thể dễ dàng
tiến tới trước để tấn công hoặc lùi nhanh ra phía sau để tránh né. Một số thế khác
giúp người tập có thể tung ra đòn nhanh, mạnh. Các thế tấn không chỉ sử dụng
trong giao đấu đối kháng, chúng còn giúp ổ định thể lực khi người tập bị mệt
hoặc căng thẳng.
Trong Karatedo, có nhiều hệ phái mỗi một hệ phái lại có những đặc trưng
khác nhau, với mỗi thế tấn đều có mục đích sử dụng khác nhau, nhưng tựu chung
đều có những nguyên lý chung và được phân thành 3 nhóm chính với các thế
đứng tự nhiên, thế đứng kéo căng ra ngoài và thế đứng kéo căng vào trong [11], [24],
[36].

×