Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Phạm Thị Thanh Nga

ĐĨNG GĨP CỦA VŨ NGỌC PHAN, TRƯƠNG
CHÍNH, ĐINH GIA TRINH VỀ MẶT PHƯƠNG
PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
TRONG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Thành Thi – người đã trực tiếp hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm TP. HCM và các thầy cô đã giảng dạy Cao học khóa 16 ngành
Văn học Việt Nam.
Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cơ và cán bộ của Phịng Khoa học công nghệ và Sau Đại học
trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học.
Tơi cũng vơ cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là nguồn
động viên tinh thần rất lớn để tơi theo đuổi và hồn thành luận văn này.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008
Học viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Nga


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu
Phê bình văn học là một thể loại quan trọng đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc hiện đại
hóa nền văn học dân tộc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhờ việc sử dụng rộng rãi chữ
quốc ngữ và những hoạt động sơi nổi của báo chí, cơng tác lý luận, phê bình ở nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ với nhiều đại biểu xuất sắc. Trong số đó khơng thể khơng nhắc đến Vũ
Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh. Mặc dù số lượng tác phẩm và phong cách nghiên cứu
của ba nhà phê bình này có những nét khác nhau song đây đều là những tác giả đã để lại dấu ấn
riêng của mình trên văn đàn Việt Nam.
Khi tiến hành cơng việc phê bình văn học, các nhà phê bình chuyên nghiệp đều phải xác lập
cho mình một hệ thống các quan niệm văn học phù hợp và những cách thức tiếp cận cần thiết để
chiếm lĩnh đối tượng nghiên cứu. Có thể nói phương pháp phê bình của mỗi người sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến những thành tựu và hạn chế trong tác phẩm của họ. Vì vậy, xem xét một sự nghiệp khoa
học, một cơng trình lý luận, phê bình, bên cạnh việc ghi nhận những sự kiện, thông tin, tri thức mà
nhà khoa học cung cấp và luận giải, chúng ta còn phải xác định phương pháp tiếp cận của nhà khoa
học thể hiện trong cơng trình. Chỉ khi đó ta mới hình dung được vị trí của ơng ta trong sự vận động
của phê bình theo dòng thời gian.
Trong những năm gần đây, do ý thức được sự phát triển của phương pháp đánh dấu sự trưởng
thành của lý luận, phê bình trên con đường hiện đại hóa nên vấn đề phương pháp và phương pháp
luận nghiên cứu văn học đã được đặt ra và đang thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Tuy nhiên số
cơng trình nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này vẫn chưa nhiều. Viết về các nhà phê bình, người ta
mới chỉ quan tâm đến sự nghiệp trước tác và những đóng góp của họ cho văn học chứ chưa thực sự
bàn luận về những phương pháp đã được họ sử dụng khi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cũng như
các giai đoạn văn học.
Việc tìm hiểu về phương pháp phê bình sẽ cho ta thấy con đường hình thành và q trình hiện

đại hóa của phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, các luồng tiếp thu và ảnh hưởng, nguyên nhân
của nhiều cuộc tranh luận, tức là những điều mà nếu ta chỉ mô tả các tác giả, tác phẩm, các hiện
tượng một cách riêng lẻ thì khó có thể thấy rõ được. Đồng thời việc nghiên cứu như vậy cũng giúp
ích nhiều cho việc giảng dạy văn trong trường THPT khi các tác phẩm lý luận, phê bình ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng hơn.
Chính vì những lý do trên, tác giả luận văn quyết định chọn cho mình đề tài “Đóng góp của Vũ
Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học
trong giai đoạn 1930 – 1945”. Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn muốn hướng đến các mục


đích sau:
- Xác định sơ bộ tiến trình phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở
Việt Nam để từ đó thấy được sự tự ý thức về mình của văn học qua các thời kỳ.
- Khảo sát tồn diện phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương
Chính, Đinh Gia Trinh trong những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám. Đây cũng là cách để có
thể đánh giá đúng đắn vị trí của các ơng trong lịch sử văn học cũng như góp thêm một số kiến thức
lý thuyết và thực hành cho nền lý luận, phê bình nước nhà.
2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, người viết sẽ phải quan tâm đến tồn bộ
những tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh
trong giai đoạn 1930 – 1945. Do điều kiện và khả năng hạn hẹp, người viết chưa thể tìm được tất cả
những bài viết đã xuất hiện trên mặt báo của các tác giả này. Vì vậy, phạm vi khảo sát của luận văn
sẽ chỉ gồm những tác phẩm đã được in thành sách. Cụ thể đó là các tác phẩm sau:
- Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại, NXB Thăng Long, Sài Gòn.
- Vũ Ngọc Phan (1963), Trên đường nghệ thuật, NXB Đời nay, Sài Gòn.
- Đinh Gia Trinh (2005), Hồi vọng của lý trí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Riêng với Trương Chính, do hai tập Dưới mắt tôi và Những bông hoa dại của ông chỉ được in
lại trong những tuyển tập nên người viết sẽ tìm hiểu văn bản của chúng trong quyển Văn học Việt
Nam thế kỷ XX (Quyển 5 – Phần lý luận, phê bình) (Tập 4) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, NXB
Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2005.

Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác, khách quan, khoa học, người viết cũng sẽ khảo sát một số
tài liệu phê bình của các tác giả khác trong giai đoạn này hoặc giai đoạn sau cũng như các cơng
trình và bài viết có liên quan đến đề tài. Những tác phẩm và bài viết về lý thuyết văn học cũng được
tham khảo để làm cơ sở về mặt lý luận cho cơng trình.
3. Lịch sử vấn đề
Vũ Ngọc Phan và Trương Chính là hai cái tên quen thuộc của phê bình văn học Việt Nam thế
hệ 1932. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chuyên luận, chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống về Trương Chính. Riêng với Vũ Ngọc Phan, năm 1998, Trần Thị Lệ Dung đã
chọn đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho phê bình – nghiên cứu văn học qua Nhà văn hiện
đại” cho luận văn thạc sĩ của mình. Rất tiếc do luận văn này được thực hiện ở Đại học Sư phạm
Vinh nên người viết khơng có điều kiện tìm đọc.
Vì nhiều lý do nên trước đây Đinh Gia Trinh ít được nhắc tới, số bài viết về ơng chỉ đếm trên
đầu ngón tay. Người viết nhận thấy Đinh Gia Trinh viết không nhiều song phần lớn những bài viết


của ơng đều có giá trị. Chúng là sự kết tinh của một trí tuệ mẫn tiệp và thái độ làm việc nghiêm túc,
khoa học. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua không nhắc đến con người này và những phương
pháp nghiên cứu, phê bình văn học của ông.

.

3.1. Khi mới xuất hiện, có khá nhiều luồng dư luận trái ngược nhau xung quanh tác phẩm Nhà
văn hiện đại. Các tờ Dân báo và Tin mới khen ngợi Vũ Ngọc Phan vì thái độ làm việc nghiêm túc,
khoa học, cách hành văn sáng suốt và những nhận định xác đáng [46, tr.142]. Trong khi đó, Lê
Thanh lại cho rằng Vũ Ngọc Phan đã viết một lối “phê bình tỉ mỉ”, thiếu khoa học, “ghi cả những
điều nhỏ quá” và “bỏ qua những điều rất quan trọng” [101, tr.368-372]. Ý kiến của Lê Thanh có
nhiều nét giống với ý kiến của nhóm Thanh Nghị khi nhóm này chê trách Vũ Ngọc Phan đã thực
hành một “lối văn nhà trường”, “một lối phê bình hồn tồn Việt Nam”, “thích tỉ mỉ soi mói và
khơng ưa nghĩ xa, nhìn rộng” [101, tr.379]. Tuy nhiên nhóm Thanh Nghị mà đại diện là Đinh Gia
Trinh cũng công nhận Nhà văn hiện đại là “một cơng trình khảo cứu và phê bình có cơng phu, viết

bằng một thứ văn linh hoạt và khá trau chuốt” [119, tr.292].
Trong lời tựa tập Dưới mắt tôi, Văn Ngoạn khẳng định các bài viết của Trương Chính đều
“vâng theo một phương pháp nhất định” [104, tr.842] song ông khơng nói rõ đó là phương pháp gì.
Căn cứ vào nhận xét sau đó của ơng về Trương Chính: “hễ gặp một vấn đề xã hội chẳng hạn, ơng
Trương Chính rời địa vị khách quan, bước vào địa vị chủ quan mà hăng hái lập luận. Sau nhà phê
bình, ta thấy hiện rõ nhà xã hội” [104, tr.842], ta có thể suy ra phần nào Văn Ngoạn đã thấy Trương
Chính sử dụng phương pháp xã hội học.
Theo Vũ Ngọc Phan, “lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp.
Sự khen chê của ơng đã có căn cứ, khơng đến nỗi vu vơ (…) Đối với cái “phương pháp ba W” của
người Anh, Trương Chính là người rất trung thành” [78, tr.649]. Tuy vậy, Vũ Ngọc Phan chê
Trương Chính “khơng sâu sắc”, “lời phê bình nhiều khi khơng nhất trí, khó mà biết được ý kiến rõ
rệt của ông về một nhà văn”, đã thế ông lại còn “hay bắt bẻ thiên vị” [78, tr.654-655].
Trong giai đoạn này, người viết khơng tìm được bài viết nào đề cập đến phương pháp phê bình
của Đinh Gia Trinh.
3.2. Ở miền Bắc, sau năm 1945, do những yêu cầu của nền văn nghệ cách mạng, những tác
phẩm của giai đoạn trước ít được đề cập. Ở miền Nam thời gian này, Vũ Ngọc Phan và Trương
Chính được các tác giả Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Tấn Long, Phạm Thế Ngũ, Thế
Phong nhắc tới trong một số công trình về phê bình văn học Việt Nam của họ. Tuy nhiên hai ông
không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên họ chỉ dành cho hai ơng những đánh giá chung về vị
trí, quan niệm (Nguyễn Văn Trung xếp Vũ Ngọc Phan, Trương Chính vào quan niệm phê bình ấn
tượng chủ quan giáo điều), khuynh hướng (Thanh Lãng xếp Vũ Ngọc Phan vào khuynh hướng phê
bình văn học sử, Trương Chính vào khuynh hướng phê bình cổ điển). Nhìn chung các tác giả này


đều ghi nhận đóng góp của hai ơng. Riêng Thanh Lãng trong quyển Phê bình văn học Việt Nam thế
hệ 1932 cho rằng Trương Chính đã tiến hơn Thiếu Sơn và Phạm Quỳnh, Phan Khơi, thậm chí khởi
sắc hơn cả Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan ở chỗ không tỉ mỉ, vụn vặt như hai tác giả này. Đáng
nói là sau khi ca ngợi, Thanh Lãng lại chê phương pháp phê bình của Trương Chính rời rạc, khơng
khái qt, nhìn tác phẩm như một hiện tượng riêng lẻ, cô lập và cuối cùng là khơng đem lại cái gì
mới mẻ. Chính vì tiền hậu bất nhất như vậy nên lời bình luận của Thanh Lãng khơng thật thuyết

phục.
Trong bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, khi viết về tạp chí Thanh Nghị, Phạm Thế
Ngũ tỏ ra biệt nhãn Đinh Gia Trinh hơn cả. Theo ông, đây là ngòi bút khả ái bậc nhất ở Thanh Nghị
với “một khiếu phân tích sắc bén”, “một cái nhìn hơi nghiêm khắc nhưng công minh, nhiều nhận
định đúng và hay” [71, tr.660].
3.3. Từ những năm 1980, cùng với sự đổi mới của văn học nước ta, vấn đề nghiên cứu di sản
lý luận, phê bình trước 1945 được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhiều bài viết có giá trị về Vũ Ngọc
Phan lần lượt xuất hiện.
Trần Thị Việt Trung tin tưởng Vũ Ngọc Phan là nhà phê bình có ý thức nghề, có “trình độ lý
thuyết vững vàng” và “phương pháp phê bình bài bản nhất” trong số các nhà phê bình trước 1945.
Vì vậy, bà ngạc nhiên trước “thái độ khe khắt” của Vũ Ngọc Phan đối với các nhà phê bình đương
thời [46, tr.143].
Đặng Tiến đề cao vai trò “kẻ vạch lối trong rừng hoang“ của Vũ Ngọc Phan. Theo Đặng Tiến,
Vũ Ngọc Phan có lối phê bình “khoa học, khách quan, vừa tổng hợp vừa phân tích”, “cơng tâm và
cơng bình” [46, tr.125, 127, 129].
Cùng một cách suy nghĩ như vậy, nhiều tác giả khác (Tơ Hồi, Huy Cận, Phong Lê… ) ca ngợi
năng lực tổng hợp, khái quát, cách làm việc khoa học, “nói có sách, mách có chứng” và khả năng
đưa ra những nhận định văn học chính xác của Vũ Ngọc Phan.
Bùi Hiển nhận xét Vũ Ngọc Phan luôn đối chiếu “cái đang đọc” với “thực tế Việt Nam thời
bấy giờ” [46, tr.39], nói cách khác ơng thấy được tính xã hội trong phương pháp phê bình của Vũ
Ngọc Phan.
Khi “học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan”, Vũ Ngọc Khánh rút ra kết luận: vào những ngày đầu
xây dựng nền quốc văn, Vũ Ngọc Phan là “người trước nhất, nhiều nhất nếu không phải là duy nhất
đề cập đến vấn đề xác định thể loại” [46, tr.56].
Phát triển ý kiến trên, Nguyễn Ngọc Thiện có bài nghiên cứu “những đóng góp buổi đầu của
Vũ Ngọc Phan trong nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách”, đặc biệt là trong
nghiên cứu tiểu thuyết. Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét “Vũ Ngọc Phan đã cố gắng trung thành với
phương pháp so sánh, phân định nhà văn và tác phẩm theo nhóm và loại mà ông tâm đắc” [103,



tr.73]. Vấn đề này cũng đã được sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Le roman Vietnamien
contemporain) của Bùi Xuân Bào nói đến từ năm 1972.
Năm 1995, ở cuối bài viết Vũ Ngọc Phan và sự nghiệp phê bình, nghiên cứu văn học hiện đại,
Phan Cự Đệ khẳng định “phương pháp khoa học” “căn cứ vào những bằng chứng xác thực để phê
bình” của Vũ Ngọc Phan đã tiến bộ hơn nhiều so với lối phê bình ấn tượng và quan điểm “nghệ
thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam. Tuy nhiên hạn chế của Vũ Ngọc
Phan là chưa vượt qua được “lý thuyết phê bình của Brunetière về luật tiến hóa” [13, tr.665].
Trong chuyên đề Lí luận văn học so sánh, Nguyễn Văn Dân kể ra “người đầu tiên có ý thức
bàn luận đến văn học so sánh về mặt phương pháp luận” là Vũ Ngọc Phan. Tuy mới chỉ dùng
phương pháp thực chứng nhưng ông đã sớm “đề cập đến cả ba đối tượng của văn học so sánh”.
Quan điểm so sánh tương đồng của ơng thậm chí đã “đi trước các nhà so sánh luận thế giới” [7,
tr.30, 31, 33].
Bên cạnh những ý kiến khen ngợi như trên, khơng ít tác giả cho rằng phương pháp phê bình
văn học của Vũ Ngọc Phan vẫn cịn nhiều điểm hạn chế. Trần Đình Sử nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã
biết sử dụng “phương pháp thực chứng” trong nghiên cứu văn học đáng tiếc là phê bình của ơng
cịn “giới hạn trong việc phẩm bình văn, tính chủ quan rất đậm” [15, tr.704, 705]. Trần Đình Sử
cũng đồng ý với Đỗ Lai Thúy khi khẳng định Vũ Ngọc Phan “khơng cắt nghĩa, lí giải tác phẩm như
một hiện tượng nghệ thuật văn hóa xã hội, mà chỉ vẽ hay dở cho nhà văn, nên nhiều khi rơi vào bắt
bẻ vụn vặt” [15, tr.709].
Nguyễn Thị Thanh Xuân chỉ ra “phương pháp hệ thống” và phần nào những mầm mống của
“phương pháp tiếp cận văn học theo đặc trưng thể loại” trong quyển Nhà văn hiện đại [123, tr.299,
305]. Tuy vậy, theo bà, những phương pháp này chưa được Vũ Ngọc Phan áp dụng một cách nhuần
nhuyễn, do đó chúng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Cũng như Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã tiến
hành một phương pháp làm việc khoa học [103, tr.413], song “ơng cịn q nghiêng về mặt cảm thụ
nghệ thuật mà chưa thật sự sâu về mặt logic khoa học, tính khái quát các vấn đề văn học chưa cao”
[103, tr.421].
Lại Nguyên Ân đề cập đến “lối viết chân phương” “dạng bút ký của nhà biên khảo”. Ông cho
rằng “giá trị chủ yếu của Nhà văn hiện đại là ở “chất” nghiên cứu của nó” chứ khơng phải chất
phê bình [46, tr.137, 138, 140].

Theo Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương, Vũ Ngọc Phan đã “chối bỏ lập trường phê bình
khách quan, bằng cách tách rời thân thế của tác giả với tác phẩm” [89, tr.196]. Ông không lý giải
thơ văn từ cuộc đời tác giả mà lựa chọn cho mình một phương hướng chủ quan, cổ điển, thiên về
khen chê vụn vặt. Đây cũng là nhận xét của Trịnh Bá Đĩnh trong bài Ba kiểu nhà phê bình hiện đại.


Ở bài viết này, Trịnh Bá Đĩnh xếp Vũ Ngọc Phan vào nhóm các nhà bình giải văn học – những
người giới hạn cảm quan và sự hoạt động của mình chỉ trong lĩnh vực văn học, tránh việc cắt nghĩa
văn học từ các lĩnh vực khác.
Trên Tạp chí Văn học số 6 năm 2000, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được Đỗ Lai Thúy
nhắc đến như “một cố gắng khơng thành đưa phê bình văn học Việt Nam lên trình độ khoa học”.
3.4. Khi nghiên cứu phê bình văn học giai đoạn 1930 – 1945 hầu như khơng nhà nghiên cứu
nào khơng nhắc tới Trương Chính và tác phẩm Dưới mắt tôi. Tuy vậy, họ thường chỉ điểm qua vài
nét về nội dung tập sách chứ không nói gì đến phương pháp phê bình của ơng. Ở thời điểm hiện tại,
số lượng bài nghiên cứu có chất lượng về Trương Chính mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương cho rằng Trương Chính “khơng tạo cho mình một khuynh
hướng nào rõ rệt, mà chỉ đi theo lối cũ tức là khuynh hướng phê bình chủ quan, cổ điển, khơng
thốt ra khỏi tư tưởng giáo điều của những nhà phê bình trước đây đã áp dụng” [89, tr.173]. Ông
đánh giá sự hay dở của tác phẩm chủ yếu dựa trên cảm nhận riêng tư chứ khơng đứng ra ngồi tác
phẩm để nhìn nhận một cách khách quan.
Có lẽ cũng cùng ý kiến như vậy nên Tơn Thảo Miên nhận định Trương Chính “viết phê bình
hồn tồn dựa vào trực giác, vào lịng mến u văn chương, vào khiếu thẩm mỹ… của mình”, ở
nhiều chỗ ông đánh giá “chưa chuẩn xác và khách quan” [103, tr.377-378] cịn Trịnh Bá Đĩnh xếp
Trương Chính vào hình thái tư duy phê bình mĩ học – loại phê bình có tính chất chủ quan, thiên về
việc thể hiện cảm xúc và suy tưởng của nhà phê bình đối với đối tượng là tác phẩm văn học [103,
tr.202].
Trong cuốn Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945), Nguyễn Thị Thanh
Xuân đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về lối phê bình của Trương Chính. Bà đánh giá “những bài phê
bình tác phẩm của Trương Chính thường mang lại cho người đọc cảm giác đó là sự thực hành chưa
thật nhuần nhuyễn những kiến thức trong nhà trường về phê bình văn học”. “Về phương pháp,

Trương Chính thiên về phê bình xã hội học” [123, tr.274-275].
3.5. Đinh Gia Trinh là một trong những tên tuổi lý luận, phê bình văn chương trước cách
mạng hiện cịn bị khuất lấp sau lớp bụi thời gian. Mãi đến năm 1996, khi tác phẩm Hồi vọng của lý
trí tập hợp những bài phê bình và tùy bút của ơng được xuất bản người ta mới nhận ra Đinh Gia
Trinh là một cây bút phê bình và tiểu luận văn học rất đáng trân trọng.
Viết về nhóm Thanh Nghị, Nguyễn Thị Thanh Xuân dành khá nhiều thiện cảm cho Đinh Gia
Trinh. Bà cho đây là cây bút “am hiểu tri thức lý luận văn học phương Tây và vận dụng vào lí giải
các hiện tượng văn học Việt Nam khá uyển chuyển” [123, tr.82].
Nhận xét trên cũng tương tự như nhận xét của Vương Trí Nhàn ở bài viết Khn mặt tinh thần
của một trí thức hoạt động văn học. Trong bài viết này, Vương Trí Nhàn cho rằng Đinh Gia Trinh


đã tiếp thu được “óc khoa học” của phương Tây, điều đó thể hiện rõ qua bài tranh luận của ông với
Nguyễn Bách Khoa về vấn đề Truyện Kiều [119, tr.463].
*
*

*

Điểm lại tất cả những ý kiến trong gần bảy thập kỷ vừa qua, ta thấy giữa các nhà nghiên cứu
có sự thống nhất và cũng có những khác biệt.
Nhìn chung các bài viết về Đinh Gia Trinh không nhiều và khá nhất quán. Các tác giả đều
nhận thấy nhờ tiếp thu được hệ thống tri thức lý luận phương Tây và biết cách vận dụng chúng một
cách nhuần nhuyễn nên những trang viết của ơng có nhiều chỗ vẫn cịn giữ ngun giá trị đến ngày
hơm nay.
Về phía Trương Chính, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc
Phan: lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp, mọi sự khen chê đều
dựa trên những căn cứ xác thực, tuy nhiên dấu ấn chủ quan, giáo điều thể hiện rõ nét trong những
nhận xét của ông khiến cho bài phê bình nhiều lúc chưa thật thuyết phục.
Khác với trường hợp của Đinh Gia Trinh và Trương Chính, những ý kiến đánh giá về Vũ

Ngọc Phan tương đối phong phú và phức tạp. Mặc dù ai cũng khẳng định tầm vóc đồ sộ của bộ Nhà
văn hiện đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho nền văn học nước nhà nhưng về phương
pháp phê bình của ơng thì mọi người vẫn chưa hồn tồn nhất trí. Có người bảo ơng đã thực hiện
một lối phê bình theo phương pháp khoa học, cụ thể là ông đã sử dụng phương pháp hệ thống,
phương pháp thực chứng, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận theo đặc trưng thể loại vào
việc nghiên cứu tác phẩm văn học. Nhưng cũng có người lại cực lực phản đối lối phê bình vụn vặt,
tùy tiện, thấy cây khơng thấy rừng của ông. Họ cho rằng cái cách Vũ Ngọc Phan bắt bẻ từng li từng
tí những chỗ hay dở khơng giúp ích gì nhiều cho việc soi rọi tác phẩm; có thể nói ơng đã thực hiện
một lối phê bình hồn toàn chủ quan, ấn tượng, tách rời tác giả với tác phẩm, cô lập nghệ thuật với
các lĩnh vực khác.
Tuy mức độ quan tâm của giới nghiên cứu đối với ba nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, Trương
Chính, Đinh Gia Trinh có khác nhau nhưng nhìn chung phương pháp phê bình của ba ơng đều chưa
được khảo sát một cách toàn diện, sâu kĩ mà mới chỉ được nhắc tới bằng những nhận định khái qt.
Đó chính là vấn đề còn bỏ ngỏ chờ chúng ta giải quyết. Trong phạm vi của luận văn, người viết sẽ
tổng hợp những ý kiến của người đi trước, phân tích, chứng minh và triển khai cụ thể để phần nào
chỉ ra những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê
bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:


- Phương pháp lịch sử – xã hội: Phương pháp này chủ trương đặt hiện tượng văn học vào bối
cảnh lịch sử xã hội để nghiên cứu, nó giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào
lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội. Vì vậy,
việc nghiên cứu trở nên thuyết phục bởi những bằng chứng xác thực lấy từ đời sống thực tiễn. Miêu
tả các phương pháp phê bình theo quan điểm lịch sử xã hội sẽ giúp chúng ta thấy được sự hình
thành và phát triển của chúng trong những mối liên hệ với điều kiện xã hội – lịch sử – văn hóa cụ
thể, từ đó làm bật lên những đóng góp mà các phương pháp này đem lại cũng như những hạn chế
thời đại của chúng.
- Phương pháp mỹ học tiếp nhận: Giống như các tác phẩm văn học, các cơng trình phê bình,

nghiên cứu văn học cũng chịu sự tiếp nhận, phán xét của người đọc và của chính giới phê bình.
Nhìn vào phần Lịch sử vấn đề phía trên ta sẽ thấy rõ điều này. Đó chính là lý do người viết muốn
thực hiện việc nghiên cứu của mình dưới góc độ tiếp nhận văn học. Chỉ như vậy, chúng ta mới có
được cái nhìn khách quan, chính xác khi xem xét các hiện tượng.
- Phương pháp hệ thống: Trong tự nhiên và trong xã hội, khơng có sự vật nào tồn tại hồn
tồn riêng rẽ, biệt lập. Việc tìm hiểu một sự vật, hiện tượng sẽ không thu được những kết quả như
mong đợi nếu ta không biết đặt chúng vào những hệ thống. Hơn nữa, bản thân sự vật, hiện tượng
cũng là một thực thể bao gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện có mối liên hệ phức tạp với nhau.
Phương pháp hệ thống sẽ giúp ích cho việc nhận thức vị trí của phương pháp nghiên cứu đối với sự
nghiệp văn học của tác giả, vị trí của tác giả trong tồn bộ nền phê bình văn học và vị trí của phê
bình văn học trong tồn bộ lịch sử văn học nói chung. Ngồi ra nó cũng khiến ta có cái nhìn khách
quan, toàn diện khi xem xét lịch sử phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở
Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng để đối chiếu các giai đoạn văn học, cảc
hiện tượng văn học, các tác giả và các cơng trình phê bình với nhau để tìm ra những nét tương đồng
và nét đặc thù nhằm làm sáng tỏ bản chất của chúng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chọn lựa đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương
pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945”, người viết hi vọng sẽ có thể góp
một phần cơng sức nhỏ bé cho nền lý luận, phê bình văn học Việt Nam về cả hai phương diện lý
thuyết và thực tiễn. So với các cơng trình nghiên cứu lý luận, phê bình trước đây, đề tài có những
nét mới như sau:
- Phác thảo được sơ nét hành trình diễn tiến của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn
học của Việt Nam. Như chúng ta đã biết, chính sự xuất hiện của phương pháp đã biến phê bình


thành một khoa học thực sự. Vì vậy việc nghiên cứu về các phương pháp phê bình sẽ cho ta thấy
được sự vận động của tư duy khoa học trong văn học.
- Tìm hiểu được một cách khá tồn diện những đóng góp về mặt phương pháp phê bình,
nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong giai đoạn 1930 –

1945. Đây là một cách hữu hiệu để khẳng định tầm vóc của các nhà phê bình này qua mức độ am
hiểu và vận dụng các tri thức lý luận cũng như khả năng cảm thụ bén nhạy của họ.
- Từ việc thấy được sự vận động, phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn
học và sự thể hiện cụ thể của chúng trong tác phẩm của những nhà phê bình nổi tiếng, rút ra những
bài học kinh nghiệm khi phân tích, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học. Đây là
một công việc ý nghĩa đối với những người học văn nói chung và những người dạy văn nói riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu (13 trang) và kết luận (7 trang), luận văn được chia thành ba chương dựa
trên nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Sự phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam
Chương này sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học và
lịch sử phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Trong quá trình
tìm hiểu, người viết sẽ đặc biệt chú ý đến các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học xuất hiện
vào giai đoạn 1930 – 1945. Đây chính là cơ sở để chúng ta thấy được vị trí và vai trị của Vũ Ngọc
Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong giai đoạn này.
Chương này dài 37 trang
Chương 2: Những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong việc đổi
mới ý thức phê bình, nghiên cứu văn học
Chương này sẽ đi vào khảo sát những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia
Trinh trong việc đổi mới ý thức phê bình, nghiên cứu văn học. Ở chương này, người viết sẽ bàn về
quan niệm văn học và quan niệm về công việc phê bình, nghiên cứu văn học của các ơng trong
tương quan với quan niệm truyền thống của văn học trung đại và quan niệm của các nhà phê bình
đương thời.
Chương này dài 24 trang
Chương 3: Những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt
phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học
Chương này sẽ đi sâu vào nghiên cứu những phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học đã
được Vũ Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh sử dụng. Qua đó, người viết sẽ bước đầu chỉ



ra phong cách phê bình của các ơng. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá những thành tựu và hạn
chế cũng như những đóng góp về mặt phương pháp luận của ba nhà phê bình kể trên.
Chương này dài 63 trang


CHƯƠNG 1

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH,
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
1.1. ĐƠI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
1.1.1. Khái niệm phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học
Để trả lời cho câu hỏi “Phương pháp là gì?”, ta hãy xem xét một câu nói của Bêcơn: “Người
què đi theo đường, theo lối sẽ đến trước người lành đi khơng có đường, có lối” [37, tr.43].
Hình ảnh con đường trong câu trên được dùng thay cho khái niệm phương pháp. Không phải
ngẫu nhiên mà có một sự liên tưởng như vậy. Trong tiếng Pháp, từ Méthode (phương pháp) có
nguồn gốc ở một từ Hy Lạp có nghĩa là “con đường đi tới” (met = đi tới, odos = con đường). Chúng
ta có thể hiểu đây là con đường đi đến kết quả mong muốn, con đường tiếp cận chân lý.
Từ cách hiểu này, GS Hoàng Ngọc Hiến định nghĩa phương pháp như sau: “phương pháp là
những phương thức chiếm lĩnh đối tượng về phương diện lý thuyết cũng như về phương diện thực
hành” [37, tr.43]. Trên cơ sở đó, người viết thử đưa ra khái niệm phương pháp phê bình, nghiên cứu
văn học: phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học là cách thức giúp cho chủ thể chiếm lĩnh đối
tượng văn học (tác giả, tác phẩm, sự kiện, giai đoạn…) một cách hiệu quả.
Khái niệm trên đã cho thấy phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học vừa là điều kiện,
phương tiện, lại vừa là sản phẩm, kết quả của tư duy khoa học. Nó chính là cầu nối giữa chủ thể
nghiên cứu (nhà phê bình) và đối tượng nghiên cứu (tác giả, tác phẩm, trào lưu…). Vì lẽ đó, nó là
một hoạt động vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Chủ quan vì chịu sự chi phối của năng
lực sáng tạo khoa học và mục đích khoa học của chủ thể nghiên cứu. Khách quan vì phụ thuộc vào
đặc điểm và tính chất của đối tượng nghiêu cứu. Do vậy, sau khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu,
nhà nghiên cứu phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đối tượng và mục đích của chính mình để
xác định một hay nhiều phương pháp phù hợp. Trong suốt quá trình thực hiện phương pháp, yếu tố

chủ quan và yếu tố khách quan phải gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để soi sáng những
vấn đề cần giải quyết.
1.1.2. Vai trò của phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học
Chế Lan Viên, một nhà thơ rất thành cơng trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học, từng
khẳng định nhà phê bình là kẻ thất bại trong sáng tác. Bàn về phê bình, Nguyễn Quang Sáng cũng
đưa ra nhận xét: “Viết không viết, vẽ không vẽ, chỉ có khen với chê cũng làm khơng đúng” [16].
Cho đến nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng phê bình, nghiên cứu văn học là một thể loại dễ
viết. Chỉ cần lược lại nội dung tác phẩm rồi nêu ra một ít cảm nhận của bản thân hoặc đơi ba dòng


nhận xét chỗ này hay, chỗ kia dở là chúng ta có ngay một bài phê bình. Quả là một suy nghĩ sai lầm.
Nhiều nhà phê bình chân chính đã cực lực phản đối suy nghĩ đó. Thực tế cho thấy phê bình là một
cơng việc khó khăn. Muốn thành cơng, nhà phê bình phải có trực giác bén nhạy, vốn kiến thức uyên
bác ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt là một phương pháp phê bình khoa học.
Thật vậy, phê bình mà khơng có phương pháp khoa học sẽ chỉ là những cảm xúc vụn vặt, trực
tiếp, tức thời, mang nặng ấn tượng chủ quan, từ đó dễ dẫn đến những nhận định mang tính áp đặt,
quy chụp, suy diễn. Điều này có thể được chứng minh cụ thể bằng thực tiễn phê bình văn học nước
ta. Vào thời trung đại, khi cách nghiên cứu tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc trình bày những cảm
nhận, những lời bình giải chung chung thì rõ ràng là phê bình văn học kém phát triển, nó hồn tồn
khơng thể xem là sự luận giải về mình của văn học. Và dĩ nhiên nó cũng khơng đảm nhiệm được
chức năng chiếc cầu nối trung gian giữa tác giả và công chúng, giữa tác phẩm và người đọc.
Chân lý của khoa học thường đạt được nhờ sự nỗ lực vận dụng các phương pháp tiếp cận của
giới khoa học. Phải khẳng định rằng sự phát triển của một bộ môn khoa học phụ thuộc rất nhiều vào
phương pháp nghiên cứu của bộ mơn khoa học đó. Nếu khơng có một phương pháp phê bình hợp lý
làm kim chỉ nam cho cơng việc nghiên cứu văn học thì chúng ta sẽ rất khó tìm hiểu tác phẩm, tác
giả, trào lưu văn học… một cách chính xác, khách quan. Làm sao chỉ ra cái hay, cái đẹp của ngơn từ
Truyện Kiều nếu khơng có những tri thức thi pháp học? Làm sao hiểu hết giá trị của một tác phẩm
nếu không xuất phát từ cách tiếp cận văn hóa – lịch sử – xã hội? Mỗi phương pháp có một ưu thế
riêng trong việc khám phá, giải thích, cắt nghĩa văn học. Sự quan tâm đến vấn đề phương pháp
chính là một dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành của văn học và sự phát triển của tư duy khoa học.

Đúng như Lép Tônxtôi đã nói: “Điều q hóa khơng phải là biết quả đất tròn, mà là biết người ta
đã biết được điều ấy như thế nào” [37, tr.43].
Tóm lại, phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học có vai trị quan trọng đặc biệt đối với
cơng tác phê bình, nó chi phối và thậm chí quyết định những thành tựu và hạn chế của các cơng
trình phê bình. Phương pháp chính là chiếc chìa khóa giúp người đọc mở cánh cửa bước vào tác
phẩm văn chương.
1.1.3. Tính bình đẳng của các phương pháp
Trong tập hợp các phương pháp của ngành phê bình, nghiên cứu văn học, mỗi phương pháp có
ưu thế riêng, khơng có phương pháp nào giữ vị trí thống trị. Mỗi phương pháp đều có sở trường và
sở đoản. Chính những hạn chế của phương pháp này là điều kiện nảy sinh và tồn tại của phương
pháp khác. Đấy là lý do cho sự chung sống hịa bình của nhiều phương pháp phê bình mà khơng
nhất thiết phải loại trừ nhau và càng khơng thể chỉ có một phương pháp độc tơn.
Tự bản thân các phương pháp khơng thể nói lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng.
Phương pháp chưa hẳn là giá trị, đúng hơn là mỗi phương pháp có giá trị của nó, vấn đề là người


phê bình khai thác ưu thế của phương pháp đó như thế nào. Trong phê bình, nghiên cứu văn học, ít
khi nào người ta chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất. Đó là vì các đối tượng nghiên cứu không
bao giờ là những đối tượng biệt lập mà chúng luôn luôn nằm trong những mối quan hệ tương tác với
nhau; mặt khác, một đối tượng ln có nhiều khía cạnh và đặc điểm khác nhau mà một phương
pháp không thể bao quát hết được. Vì thế phải dựa trên các nguyên tắc: khách quan – toàn diện – cụ
thể – lịch sử – phát triển mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp, tránh tuyệt đối hóa một phương
pháp phê bình cụ thể nào đó. Tốt nhất là tùy theo tính chất của đối tượng nghiên cứu mà chọn lấy
một phương pháp thích hợp làm chủ đạo, và lấy một số phương pháp khác làm bổ trợ.
Cần thấy rằng tất cả các phương pháp đều bình đẳng, chúng chỉ có sự phân cấp chính – phụ
trong một cơng trình khoa học cụ thể, và sự phân cấp chính – phụ đó phụ thuộc vào mục đích, đối
tượng và tính chất của cơng trình nghiên cứu. Một phương pháp khi được áp dụng cho cơng trình
nghiên cứu này có thể là phương pháp chính nhưng khi được áp dụng cho một cơng trình khác nó
lại là phương pháp phụ. Dĩ nhiên phụ ở đây có nghĩa là phụ trợ chứ khơng phải là kém giá trị hơn.
Một nhà phê bình không nhất thiết phải trung thành với một phương pháp, nhưng sự chuyên

chú vào một phương pháp có thể giúp nhà phê bình tạo được dấu ấn trong lịch sử văn học (ví dụ
như Hải Triều với phê bình xã hội học mácxít, Trần Đình Sử với thi pháp học, Đỗ Lai Thúy với văn
hóa học…). Ngày nay, chúng ta khơng khuyến khích sự độc tơn của phương pháp phê bình nhưng
vẫn rất cần sự chuyên sâu về phương pháp.
1.2. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH,
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
Để thấy rõ sự phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam,
chúng ta không thể không nhắc qua sự phát triển của nền lý luận, phê bình Việt Nam nói chung. Vì
vậy, trong phần này, người viết sẽ điểm sơ nét về lịch sử phát triển của lý luận, phê bình văn học
Việt Nam nhằm làm bật lên sự xuất hiện và phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu
văn học. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tồn diện, khách quan khi đánh giá về những đóng góp nổi
bật của giai đoạn 1930 – 1945 trong dịng chảy của lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam.
1.2.1. Trước XX
Phê bình văn học ở Việt Nam, xét như một hoạt động chuyên ngành, là một thể loại trước đây
chưa từng có. Nó hồn tồn là con đẻ của sự hiện đại hóa văn học thế kỷ XX. Tuy vậy, phê bình
khơng phải là một sản phẩm ngoại nhập, thuần túy của phương Tây. Nó đã có những mầm mống
đầu tiên từ nhiều thế kỉ trước.
Ngay từ thế kỉ XIV, XV, công việc ghi chép, biên soạn, sưu tầm, bổ sung những truyền thuyết,
những truyện ngụ ngôn trong dân gian… đã được ông cha ta chú trọng. Những thuật ngữ như phê


văn hay bình thơ thực ra khơng xa lạ gì với các nhà nho xưa – những tác giả chủ yếu của nền văn
học trung đại Việt Nam. Mỗi thi tập, văn tập ra đời đều kèm theo lời đề tựa của đôi ba người bạn
thân và nhiều lúc là lời bạt của chính tác giả. Trong chốn thư phịng yên tĩnh, những khi ngâm vịnh
xướng họa, cha ông ta hẳn cũng có sự khen chê, bình giải của riêng mình về những tác phẩm quá
khứ hay đương thời. Các cụ cũng trao đổi thư từ, đọc và suy nghĩ về văn thơ một cách say mê. Chỉ
riêng Đoạn trường tân thanh đã làm tốn giấy mực của biết bao nhà nho và có hẳn một cuộc thi Vịnh
Kiều được vua Tự Đức tổ chức. Xung quanh tác phẩm này có khơng ít bài phê bình, tranh luận rồi
thậm chí vịnh lại tác phẩm bằng thơ. Có thể kể ra đây những bài vịnh Kiều của Phạm Quý Thích,
Nguyễn Khuyến cùng tập Thanh Tâm tài nhân thi tập và bài Tựa tổng luận về Kiều của Chu Mạnh

Trinh.
Năm 1971, trong quyển Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp nói đến hai tập sách
thuộc về thế kỷ XV của Quách Hữu Nghiêm (Phê bình tập Văn Minh cổ súy) và Đào Cử (Phê bình
cuốn Cổ Tâm bách vịnh) như là hai tập phê bình hồn chỉnh đầu tiên của Việt Nam [30, tr.214,
216]. Đến năm 2000, trong luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài Tìm hiểu ý thức văn học trung đại Việt
Nam, Lê Giang cho rằng những lời tựa của Phan Phu Tiên, Lý Tử Tấn, Chu Xa và những lời phê
bình của Lý Tử Tấn trong bộ Việt Âm thi tập (1433) – bộ thi tuyển đầu tiên của nước ta – có thể coi
là mốc mở đầu cho lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà, tiếp đó ơng cũng nhắc lại những
ý kiến phía trên của Trần Văn Giáp [29, tr.56].
Nếu quan niệm phê bình văn học nghĩa là tiến hành phân tích và đánh giá tác giả và tác phẩm
văn chương thì có thể thấy ngay rằng từ thế kỉ XV, các bài tựa, các lời bạt, các cuộc nói chuyện thơ,
các lời bình… cũng đã chứa đựng những yếu tố của phê bình, dĩ nhiên là ở một trình độ khác với
phê bình hiện đại rất nhiều. Trong những bài viết này, ta thấy một số khái niệm mang tính cơng cụ
của phê bình như: thể, ý, lời, khí, tứ thơ, ngơn pháp và tâm pháp; tình, cảnh, sự; lập ý, luyện ý, đặt
câu, dùng chữ, tiết tấu, phong cách…, đã được sử dụng để tiếp cận đối tượng và đánh giá chúng trên
cơ sở văn bản, qua đó thể hiện những quan điểm nghệ thuật của người viết. Đặc biệt, do hoạt động
phê bình chủ yếu được tiến hành giữa những nhà thơ, những trí thức Nho học có quen biết nhau nên
tính giao lưu, đối thoại được thể hiện khá rõ.
Tuy nhiên các hoạt động ấy chưa thể dẫn đến sự ra đời của một nền phê bình thật sự. Mặc dù
đã nêu được những vấn đề cơ bản về tác giả và tác phẩm như thân thế và phong cách của nhà thơ,
một số đặc điểm thể loại, quá trình hình thành tác phẩm và cái thần của từng bài thơ nhưng trong
khi phân tích tác phẩm, người viết mới chỉ đưa ra những nhận định rất vắn tắt về nội dung và hình
thức, giá trị tư tưởng cùng ý nghĩa thực tiễn của nó. Thơng thường đó chỉ là những đánh giá hết sức
ngắn gọn, hàm súc, cịn mang màu sắc cảm tính, ít được chứng minh. Ở nhiều trường hợp, các tác
giả hầu như hồn tồn đồng nhất phê bình với sáng tác. Họ bày tỏ quan điểm của mình về một tác


phẩm bằng cách sáng tạo một tác phẩm khác. Tác phẩm ban đầu là đối tượng gợi hứng thì đúng hơn
là đối tượng phê bình.
Một lý do khác giải thích cho sự kém phát triển của thể loại phê bình văn học ở nước ta là

quan niệm của người xưa về văn học. “Thi dĩ ngơn chí, văn dĩ tải đạo” – mục đích của người sáng
tác chủ yếu nhằm biểu dương những tình trung hiếu tiết nghĩa và bảo vệ, duy trì ln lý, đạo đức. Vì
lẽ đó, phê bình văn chương với họ khơng dựa vào sự cảm thụ nghệ thuật mà chủ yếu dựa trên nền
tảng luân lý đã được thấm nhuần. Nhà nho yêu ghét nhiều khi không căn cứ vào văn bản mà chỉ xét
nhân thân của chủ thể sáng tác. Phạm Thái phê bình bài Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng
chẳng qua vì “Xưa hắn làm tơi triều Lê, nay ra làm Ngụy lại còn tụng Tây Hồ mà chẳng thẹn mặt!
Ghét đứa nịnh làm sao!”. Nguyễn Công Trứ – một nhà nho tài hoa – đứng trên quan điểm phong
kiến cũng không khỏi nặng lời với Kiều: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”...
Lối phê bình chỉ dừng ở mức giới thiệu chung chung hoặc đưa ra một vài ý kiến diễn tả ấn
tượng, sự đồng điệu của mình với tác phẩm rồi đề cập đến đôi nét nghệ thuật như vậy được xem là
phê bình trực giác (khơng nên hiểu là nó đồng nhất hồn tồn với phương pháp trực giác trong phê
bình Âu Tây), chủ yếu dựa vào cảm nhận cá nhân, không sử dụng đến những thao tác khoa học,
khơng phân tích bằng lí trí. Kiểu phê bình này chỉ giới thiệu cho người đọc những ấn tượng chủ
quan, sơ sài về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách tác giả chứ chưa đi sâu
vào việc nghiên cứu các nguồn ảnh hưởng và các yếu tố cấu thành tác phẩm. Từ đặc điểm đó, ta có
thể kết luận rằng phê bình văn học trung đại Việt Nam hầu như chưa có phương pháp, hoặc nếu cố
gắng gạn lại để khái qt thì có thể gọi đó là phương pháp trực giác có tính chất chủ quan và giáo
điều.
1.2.2. Từ đầu XX đến 1930
Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào Cần vương và những cuộc chiến đấu
của các văn thân đều lần lượt thất bại. Thực dân Pháp sau khi ổn định xong chế độ cai trị của chúng
đã quyết định thay đổi giáo dục, phế bỏ Hán học, truyền bá chữ quốc ngữ. Văn hóa Việt Nam dần
dần thốt khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa
phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thơng qua tầng lớp trí thức Tây học
(phần lớn là tiểu tư sản) ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người
đọc sách. Nó mang lại cho lớp trí thức trẻ ấy óc suy xét khách quan, lối làm việc khoa học và thói
quen độc lập trong tư duy. Văn học nói chung và phê bình, nghiên cứu văn học nói riêng vì thế cũng
bắt đầu có những biến chuyển để làm mới mình theo xu hướng hiện đại hóa.
Lịch sử phê bình văn học Việt Nam có lẽ bắt đầu từ Đơng Dương tạp chí (1913) với mục Bình
phẩm sách mới, và Nam Phong tạp chí (1917) với những bài phê bình theo lối mới của Thái

Tây. Trên các tạp chí này đã xuất hiện hai khuynh hướng. Thứ nhất là khuynh hướng tìm lại những


giá trị văn hóa dân tộc của các tác giả Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm, Lê
Thước, Trần Trung Viên, Bùi Kỷ. Thứ hai là khuynh hướng giới thiệu tư tưởng, học thuật của Tây
phương, tiêu biểu có Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Hai khuynh hướng trên đã đặt những nền
móng vững chắc, góp phần tích cực cho sự đổi mới của phê bình văn học giai đoạn này.
Từ ngày có báo chí và sách quốc văn, Phạm Quỳnh là người viết lối phê bình trước nhất. Ơng
cũng là người giữ vai trị nịng cốt trong việc biến phê bình thành một sinh hoạt văn hóa đều đặn,
thường xun. Năm 1915, trong Đơng Dương tạp chí (số 120), ơng có bài phê bình Khối tình con
của Nguyễn Khắc Hiếu. Tiếp đó ơng phê bình tập Giấc mộng con của tác giả này và tập thơ Một
tấm lịng của Đồn Như Kh. Những bài viết trên vẫn là sự tiếp nối cách bình phẩm của giai đoạn
trước, như khen lời hay ý đẹp, khen tác giả có kiến văn rộng rãi và đặc biệt chú ý về khía cạnh đạo
đức của tác phẩm. Bởi tính chất chung chung, thiếu phân tích cụ thể, nó vẫn chưa thể được xem là
những bài nghiên cứu văn học đúng nghĩa.
Cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khơi và một số trí thức khác, Phạm Quỳnh đã có cơng lớn
trong việc giới thiệu học thuật, tư tưởng phương Tây vào Việt Nam. Liên tục trên nhiều số báo, ông
viết các bài thường thức văn học bàn về thể loại: Văn thuyết (1918), Bàn về tiểu thuyết (1921), Khảo
về diễn kịch (1921), Thơ là gì (1921)… Ngồi ra ơng cũng dịch nhiều bài về vấn đề này. Đặc biệt
thiên Khảo về tiểu thuyết của ơng có độ dày khoảng hơn 40 trang in là cơng trình lý luận đầu tiên về
thể loại văn học ở Việt Nam. Tuy vậy, cơng trình này cịn khá sơ lược, chỉ mới nhấn mạnh đến khía
cạnh nhân cách, tư tưởng nhà văn và một số khía cạnh kỹ thuật thể loại chứ chưa đi vào những vấn
đề thuộc bản chất đặc trưng của văn học.
Đóng góp của Phạm Quỳnh về phương diện phê bình nằm ở những đề xướng, chủ trương và
việc giới thiệu phương pháp, kĩ thuật phân tích văn học, hơn là ở chính những bài phê bình mà ơng
thực hiện. Ta có thể thấy rõ điều này qua bài phê bình nhiều kỳ bàn về Truyện Kiều của ơng đăng
trên Nam phong tạp chí năm 1919.
Bài phê bình được triển khai theo bốn vấn đề: nguồn gốc Truyện Kiều, lịch sử tác giả, tâm lý
Thúy Kiều, văn chương Truyện Kiều. Mặc dù Phạm Quỳnh viết rất cơng phu (đi tìm xuất xứ của tác
phẩm, ông dịch tiểu thuyết Vương Thúy Kiều của Dư Hoài trong bộ Ngu sơ tân chí để đối chiếu;

nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Du, ông dịch lại đoạn viết về nhà thơ này trong Đại Nam liệt truyện)
nhưng bài viết vẫn chưa vượt qua được lối phê bình cũ. Chủ yếu ông vẫn dựa vào những khái niệm
truyền thống: lời, ý, cách tạo dựng hồn cảnh... Trực giác của ơng không thật sự nhạy bén trong khi
cách vận dụng kĩ thuật phê bình của phương Tây lại chưa thuần thục.
Từ sau bài viết trên, phong trào đọc lại Truyện Kiều bắt đầu xuất hiện, thu hút nhiều cây bút ở
cả hai khuynh hướng cũ và mới: Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long, Nguyễn
Tường Tam… Đáng chú ý có loạt bài của Vũ Đình Long đăng liên tiếp trên 8 số báo Nam phong:


Nhân vật Truyện Kiều (số 68, 69, 70), Triết lý và luân lý Truyện Kiều (số 71), Văn chương Truyện
Kiều (số 81, 83, 85, 87, 1924). Ở loạt bài này, Vũ Đình Long đã bám sát vào các chi tiết trong
truyện mà phân tích luận bàn để từ đó nhận ra cái hay của Truyện Kiều không dừng ở “lời văn đẹp,
câu thơ dài” mà quan trọng hơn là tài sáng tạo nhân vật và cách dựng truyện của Nguyễn Du. Có
thể nói Vũ Đình Long đã phân tích Truyện Kiều một cách khá tồn diện, ơng đề cập đến cả văn tự
sự, văn tả người, văn tả tình, văn tả cảnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy bước tiến của khoa phê
bình, nghiên cứu văn học ở nước ta.
Đến năm 1924, sau những lời đại ngôn của Phạm Quỳnh về vị trí của Truyện Kiều đối với sự
tồn vong của dân tộc, của tiếng Việt, cuộc tranh luận về tác phẩm này đã thực sự nổ ra giữa một bên
là Phạm Quỳnh và một bên là các nhà chí sĩ u nước: Ngơ Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.
Kéo dài trong 10 năm, cuộc tranh luận thực sự đã vượt ra ngồi tính chất phê bình một tác
phẩm văn học, thậm chí khơng cịn nằm trong phạm vi thuần túy văn học bởi vì cả hai xu hướng
ngay từ đầu đã xuất phát từ những động cơ ngoài văn học để đánh giá Truyện Kiều. Tuy nhiên vẫn
xuất hiện những ý kiến phê bình khởi nguồn từ cảm hứng thật sự với bản thân tác phẩm. Cuộc tranh
luận đã cho thấy quan điểm, cách thức nghiên cứu, phê bình văn học của nhiều nhà phê bình đương
thời với hai xu hướng rõ rệt: xu hướng sử dụng những phương pháp, kĩ thuật phương Tây để phân
tích văn học, nhận xét nó trên cả hai phương diện nội dung – hình thức và xu hướng khen chê, bình
giá dựa trên lập trường đạo đức phong kiến.
Đại diện cho xu hướng thứ hai là Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng. Đứng trên lập trường
dân tộc, yêu nước của một nhà Nho chân chính, Ngơ Đức Kế phê phán Truyện Kiều hết sức kịch
liệt. Ông cho rằng hành động gặp gỡ nhau giữa Kim – Kiều là bất chính, người đọc Kiều là kẻ đàng

điếm, học Kiều là “học cái lối thơ phú ca ngâm” khiến “người ngu nước yếu” [18, tr.261-262], .…
Rõ ràng Ngơ Đức Kế đã phê bình văn học theo lối truyền thống, định giá tác phẩm dựa vào nội
dung, đứng trên khía cạnh luân lý mà nhận định. Xuất phát từ việc xem văn chương như là phương
tiện giáo hóa con người, ơng tìm hiểu những bài học đạo đức trong tác phẩm thay vì chú ý đến giá
trị nghệ thuật và các vấn đề khác. Đứng về phương diện học thuật và nghiên cứu, những ý kiến của
ơng khá cực đoan. Nhưng nếu xét trong hồn cảnh thời cuộc bấy giờ, sự nhạy cảm về chính trị của
Ngô Đức Kế trước âm mưu của Phạm Quỳnh là điều rất đáng trân trọng.
Ngoài những tác giả đã nhắc tới ở trên, thời kỳ này chúng ta còn có các nhà khảo cứu, biên
dịch, phê bình sau: Phan Khơi, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Trung Viên, Lê Thước, Võ
Liêm Sơn… Trong số đó, Phan Khơi, Phan Kế Bính, Võ Liêm Sơn vừa là nhà phê bình, nghiên cứu
văn học vừa là nhà lý luận văn học.
Tác phẩm Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính được viết theo quan niệm văn chương cổ
nhưng súc tích và ngắn gọn, lúc đầu in trên Đơng dương tạp chí, tới năm 1930 thì được Trung Bắc


tân văn xuất bản. Tác phẩm chủ yếu nói về thể cách văn chương và phép làm văn. Nó đã mở đầu
cho khuynh hướng tìm về thơ văn cổ của ta sau này.
Phan Khơi với Chương Dân thi thoại, trình bày cách bình thơ theo phương pháp cổ điển. Ơng
nói rõ thế nào là tự pháp, cú pháp, chương pháp, thiên pháp với các phép làm thơ. Sau khi cho biết
lai lịch bài thơ, ơng bình chúng theo lối thưởng ngoạn kiểu thi thoại của Trung Hoa.
Nhìn chung, do những sáng tác có giá trị trong giai đoạn này chưa nhiều và xu hướng chú
trọng học thuật hơn sáng tác của giới trí thức Nho học nên hầu hết các bài phê bình đều thiên về tính
chất biên khảo. Nhiều yếu tố cũ cịn sót lại, quan niệm văn học căn bản vẫn là quan niệm cũ, các lý
thuyết mới du nhập từ phương Tây được vận dụng chưa thật nhuần nhuyễn. Chính vì thế, những bài
phê bình thường là sản phẩm của lý trí khơ khan và kỹ thuật thơ sơ, nó chưa có nhiều đổi mới về
mặt phương pháp so với giai đoạn trước, vẫn chỉ là phương pháp trực giác nhưng có thêm dấu ấn
của tri thức lý luận phương Tây. Xét tổng thể, đây là một giai đoạn thể nghiệm chưa có thành tựu
nào nổi bật.
Về sách, giai đoạn này chỉ có sách biên khảo (Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn Ngọc, Quốc
văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên…), chưa có sách

phê bình. Cuốn Sự nghiệp và thi văn Nguyễn Công Trứ của Lê Thước với năm trang phân tích thơ
văn khơng thể xem là một cuốn phê bình đúng nghĩa như ý kiến của Thanh Lãng. Mặc dù Lê Thước
đã sử dụng các sự kiện lịch sử có pha nhiều giai thoại thuộc về tiểu sử của Nguyễn Cơng Trứ để giải
thích cho nghiệp chính trị, nghiệp võ và nghiệp văn của vị danh nhân này song chất phê bình của
cuốn sách cịn nhạt. Cùng lắm, nó chỉ là mầm mống của xu hướng phê bình tiểu sử mà sau này Trần
Thanh Mại đã áp dụng.
Tóm lại, trong quá trình chuyển từ phương thức tư duy và phân tích văn học mang tính chất
phương Đơng sang phương thức tư duy và phân tích văn học mang tính chất phương Tây, giai đoạn
từ đầu XX đến 1930 là giai đoạn mang tính bản lề. Đây là giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị cho sự
trưởng thành nhảy vọt của lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn sau.
1.2.3. Từ 1930 đến 1945
Trong tiến trình hiện đại hóa, phê bình văn học Việt Nam đã trưởng thành bằng việc tiếp thu,
tự giác hoặc không tự giác, các tư tưởng phê bình của văn học phương Tây được kết tinh trong lý
thuyết và được cụ thể hóa trong phương pháp. Nó tự khu biệt và tách biệt dần với hoạt động sáng
tác để trở thành một bộ môn riêng với đối tượng, chức năng và đặc trưng riêng.
Thời kỳ 1930 – 1945 là thời kỳ phê bình, nghiên cứu văn học ở nước ta tiến những bước dài
mạnh mẽ bằng đơi hia bảy dặm để thực sự đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn học. Đội
ngũ phê bình đơng dần lên. Những quan niệm mới về đặc trưng và bản chất xã hội, lịch sử của văn
học đã xuất hiện. Nhiều phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học cũng ra đời. Nhiều cuộc bút


chiến nổ ra sôi nổi. Các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đều muốn thể hiện thái độ, quan niệm, của
mình về cuộc sống, con người và văn chương. Thơng qua báo chí, họ bày tỏ lập trường, tranh luận ý
thức hệ, thậm chí hạ bệ, bơi nhọ nhau nhằm lôi kéo độc giả. Những mục Điểm sách, Đọc sách mới,
Tin sách, Phê bình sách mới được in thường kỳ trên các báo Phụ nữ tân văn, Phong hóa, Loa,
Thanh nghị, Tri tân, Hà Nội báo… Nhờ vậy mà khơng khí văn học trở nên sơi nổi, thu hút sự quan
tâm của quần chúng và kích thích sáng tác phát triển. Có thể nói chưa bao giờ hoạt động nghiên
cứu, phê bình lại hào hứng như những năm này. Phê bình đã tự tạo ra một mơi trường văn học cần
thiết để đổi mới mình và do đó tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới các thể loại khác như tiểu
thuyết, thơ, kịch. Chính sự hình thành và phát triển rực rỡ của phê bình đã dẫn đến sự xuất hiện của

hàng loạt tác giả tên tuổi, hàng loạt tác phẩm có giá trị và nhiều cuộc tranh luận học thuật đáng chú
ý.
Trước tiên phải nói đến cuộc tranh luận dai dẳng và không kém phần quyết liệt giữa thơ cũ và
thơ mới. Đó thật sự là một cuộc cách mạng trong thi ca như Hoài Thanh nhận định. Nó âm ỉ từ rất
lâu, tận những năm 1917, khi Phạm Quỳnh chê niêm luật thơ Tàu làm cho tiếng nói của con tim mất
vẻ tự nhiên và thật sự bùng nổ vào ngày 10.03.1932, khi Phan Khôi dõng dạc kết án thơ cũ bị câu
thúc quá nên mất chơn trong bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Từ đó Phan Khơi đề ra
một lối thơ mới, có vần điệu nhưng khơng bị bó buộc chặt chẽ bởi niêm luật và ông đã minh họa
cho lối thơ này bằng một thể nghiệm táo bạo: bài Tình già. Hưởng ứng lời ông, nhiều bài thơ vốn
làm từ trước được đưa lên mặt báo. Các báo chí đua nhau đăng thơ mới. Các bài cơng kích thơ
Đường luật xuất hiện. Bắt đầu từ Nguyễn Thị Kiêm, lần lượt Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Trương
Tửu... bước lên diễn đàn với mục đích giành phần thắng cho thơ mới.
Trước sự bành trướng ấy, làng thơ cũ đã phản ứng gay gắt. Vân Bằng là người đầu tiên chống
lại Phan Khôi bằng những lời mỉa mai trên An Nam tạp chí. Nhiều người khác cũng đăng đàn hịng
bênh vực thơ cũ như Tản Đà, Hoàng Duy Từ, Tùng Lâm, Nguyễn Văn Hanh...
Những cuộc tranh biện này chủ yếu diễn ra trong khoảng từ 1934 – 1938. Theo Thanh Lãng,
ngoài vấn đề Truyện Kiều, chưa có một vấn đề nào được văn giới sốt sắng tham gia góp ý kiến hay
quyết liệt bênh vực cho bằng vấn đề thơ mới thơ cũ. Kết thúc cuộc chiến, thơ mới đã giành được
thắng lợi vẻ vang, khơng phải vì những lý lẽ hùng hồn mà vì sự ra đời của nhiều thi sĩ có danh và
nhiều bài thơ có giá trị. Lê Tràng Kiều đã có lý khi cho rằng thơ văn khơng thể tranh cãi nhau bằng
lý thuyết mà phải thuyết phục bằng thực tiễn sáng tác và chứng minh bằng việc phân tích, giới thiệu
những bài thơ hay.
Trên báo chí khơng cịn danh hiệu thơ mới vì thơ cũ cơ hồ đã chết hẳn. Tuy vậy, cuộc đấu
tranh vẫn chưa lụi tắt hồn tồn. Trong lịng một lớp người, giá trị của thơ cũ là cái gì đó bất biến.


Năm 1941, cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau nhiều lần chỉ trích và mạt sát, vẫn quả quyết rằng thơ mới đã
đến ngày mạt vận.
Cuộc tranh luận về thơ cũ và thơ mới tuy quyết liệt nhưng khá cởi mở và bình đẳng. Đây là
một hiện tượng tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở nước ta. Cuộc tranh luận này đã chỉ ra

những đặc trưng cơ bản để phân biệt thơ mới và thơ cũ, từ đó giúp xác lập một quan niệm về thơ ca
và nhanh chóng tự phê phán, cơng kích những bài thơ mới cịn non kém về nghệ thuật. Trong cuộc
tranh luận xuất hiện một số lượng khá lớn bài phê bình có giá trị của các tác giả Lưu Trọng Lư,
Nguyễn Thị Kiêm, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Tùng Lâm…
Cùng thời điểm với cuộc tranh luận trên, ở những tờ báo không mấy tên tuổi đã xảy ra một
cuộc tranh luận nổi tiếng vào bậc nhất trong những cuộc đấu tranh tư tưởng từ xưa đến nay: cuộc
tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” kéo dài từ 1935 đến 1939 giữa
một bên là Hải Triều, Hồ Xanh, Phan Văn Hùm… và một bên là Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê
Tràng Kiều, Phan Văn Dật… Đây là cuộc tranh luận đầu tiên đi vào những vấn đề lý luận văn học,
cụ thể nó đã bàn đến nguồn gốc, bản chất và quy luật phát triển của văn học, phản ánh luận với văn
học, chức năng của văn học, tính đặc trưng và tính giai cấp của văn học… Ngồi ra nó cũng đề cập
đến phương pháp sáng tác tả chân chủ nghĩa và tả thực xã hội; nội dung, hình thức và nhân vật trong
tác phẩm văn học.
Trước đây, khi nhìn lại cuộc tranh luận này, các ý kiến đều mặc nhiên thừa nhận thắng lợi của
phe “nghệ thuật vị nhân sinh”, đồng thời không tiếc lời phê phán phe ”nghệ thuật vị nghệ thuật”. Sự
thực thì quan niệm của cả hai phe đều có những mặt hợp lý và bất hợp lý của nó. Khách quan mà
nói khuynh hướng nghệ thuật vị nhân sinh mà Hải Triều là đại biểu đã trình bày rất bài bản, lập luận
rất vững vàng và dẫn chứng khá đắt về những vấn đề văn học. Bằng lịng nhiệt tình hăng say và
giọng văn bút chiến sắc sảo, Hải Triều thành công trong việc đặt những viên gạch đầu tiên cho việc
xây dựng một hệ thống lý luận mácxít sau Cách mạng tháng Tám. Nhược điểm của ơng là cịn giản
đơn khi nhìn nhận về nghệ thuật. Ơng chưa thấy hết tính thẩm mỹ chính là u cầu sống cịn đối với
một tác phẩm văn chương. Vì vậy nhiều khi ơng nhìn văn học đơn thuần chỉ ở cặp phạm trù có ích
và khơng có ích.
Khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật mà Hồi Thanh là đại diện tiêu biểu chưa có một hệ
thống lý luận chặt chẽ, rõ ràng như khuynh hướng vị nhân sinh, các phát biểu của những nhà phê
bình theo khuynh hướng này nhìn chung cịn rời rạc, lẻ tẻ, cảm tính. Song bù lại, họ là những người
hoạt động văn học khá lâu nên rất nhạy cảm với những vấn đề thuộc về quy luật phát triển của văn
học, vì thế họ muốn việc nghiên cứu văn học phải bắt đầu từ góc độ bản thể, nói cách khác khi
thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật “phải chú ý đến cái đẹp trước khi chú ý đến những tính cách
phụ, những hình thức tạm thời của nó” [59, tr.33]. Cần lưu ý trong toàn bộ các bài tranh luận và cả



những bài viết sau đó, Hồi Thanh đều nhấn mạnh chủ thuyết của ông phải mang tên “văn chương
là văn chương” chứ không phải “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nghĩa là ơng đề cao những “mục đích tự
thân” của văn học nhưng không hề chủ trương “đoạn tuyệt giữa cái đẹp và cái có ích” như
Théophine Gautier trong văn học sử nước Pháp [98, tr. 58-59].
Hai cách quan niệm khác nhau về văn học lẽ dĩ nhiên sẽ dẫn đến hai cách nghiên cứu, phê bình
tác phẩm khác nhau. Nếu Hải Triều và những nhà văn cùng chí hướng với ông cho rằng chỉ văn học
hiện thực mới là đồng minh, trợ thủ của cách mạng còn văn học lãng mạn với tất cả các khuynh
hướng khác đều thoát ly, quay lưng với đời sống, thậm chí là phản động thì Hồi Thanh lại chỉ đánh
giá cao những tác phẩm có nhiều sáng tạo ở “cách tả” bởi ơng tin những tác phẩm như vậy mới thực
hiện được nhiệm vụ “vén tấm màn đen” “ngăn giữa tri giác và thâm chân” để “trao mỹ cảm cho
người đọc” [59, tr.26, 34, 41]. Phải chăng đây cũng chính là những khác biệt giữa phương pháp phê
bình xã hội học mácxít và phương pháp phê bình ấn tượng, chủ quan trong buổi đầu xuất hiện ở
nước ta?
Đáng chú ý là về sau Hải Triều đã nhận thức một cách mềm mại, uyển chuyển hơn về mối
quan hệ giữa hình thức và nội dung trong tác phẩm: “Tôi nghĩ một thiên tiểu thuyết hay cũng giống
như cái điệu đàn đã thoát tiếng tơ…” [104, tr.413]. Khi cho rằng “một nhà văn khuynh hướng về
chủ nghĩa tả thực xã hội chỉ nên phụng sự sự thực, chớ khơng nên buộc sự thực phải phụng sự
mình” [104, tr.412], vơ tình Hải Triều đã xích lại rất gần Hồi Thanh. Mới hay cái đúng khơng chỉ
đứng về một phía.
Ngồi những cuộc tranh luận nêu trên, thời điểm 1930 – 1945 cịn diễn ra vơ số cuộc tranh
luận sôi nổi khác. Mỗi cuốn sách mới ra đời đều kéo theo rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét. Người
ta bắt bẻ nhau đến từng câu, từng chữ, từng ý. Từ những vấn đề trong địa hạt văn chương đã nảy
sinh không biết bao nhiêu sự tranh cãi về những vấn đề liên quan. Đáng chú ý có thể kể đến vụ án
Quốc học giữa Phan Khôi và Sở Cuồng, vụ án Nho giáo giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim, cuộc
tranh luận giữa Nguyễn Công Hoan và Tự lực văn đoàn xung quanh tác phẩm Đoạn tuyệt, những
bài tranh luận của Vũ Trọng Phụng gửi Thái Phỉ về vấn đề văn chương dâm uế… Trong số này, có
một cuộc tranh luận nhỏ song lại có ý nghĩa khá lớn. Đó là cuộc tranh luận giữa Nguyễn Bách Khoa
và Hồi Thanh về việc phương pháp phê bình văn học cần thiên về chủ quan hay khách quan. Hai

tác giả khơng chỉ cãi nhau bằng lý lẽ mà cịn đi vào phân tích cụ thể tác phẩm Truyện Kiều để chứng
minh cho tính đúng đắn của phương pháp mà mình theo đuổi. Trên thực tế, những bài phê bình của
Hồi Thanh khá thuyết phục cịn những lời hơ hào có phần khoa trương cùng với cách áp dụng lý
thuyết máy móc của Nguyễn Bách Khoa ít được cảm tình của văn giới. Song đứng về phương diện
học thuật mà xem xét thì Nguyễn Bách Khoa là một tác giả có nhiều nỗ lực trong việc nâng tầm phê


bình lên một khoa học đúng nghĩa. Tiếc rằng những bước đi đầu tiên thường không vững chắc và dễ
sai sót.
Phê bình văn học chỉ thật sự phát triển khi nó ở trong trạng thái động, tức là khi những người
tham gia vào đời sống văn học không ngừng suy nghĩ, tìm tịi, khám phá, tích cực tranh luận và tự
đổi mới, hồn thiện mình thơng qua tranh luận. Chính khơng khí tranh luận hào hứng, sơi nổi đã
làm nên bộ mặt đặc biệt của phê bình văn học giai đoạn 1930 – 1945. Nhờ đó, ở nước ta đã xuất
hiện một đội ngũ phê bình đơng đảo và đầy tài năng. Đội ngũ này không chỉ phong phú về lượng,
ưu tú về chất mà còn rất đa dạng về các mặt trường phái, khuynh hướng, phương pháp, phong cách.
Trước tiên ta có thể chia các nhà phê bình thời kỳ này làm hai nhóm. Nhóm một gồm Hải
Triều, Đặng Thai Mai, Hồ Xanh, Hải Khách, Phan Văn Hùm… Đây là những nhà phê bình theo
quan điểm mácxít. Nhóm hai gồm hầu hết những tên tuổi sáng giá của nền phê bình đương thời: Vũ
Ngọc Phan, Hồi Thanh, Trương Chính, Ngô Tất Tố, Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng… Đây
là những nhà phê bình theo quan điểm ý thức hệ tư sản.
Các nhà phê bình nhóm một vừa kế thừa quan niệm văn học truyền thống Việt Nam vừa tiếp
thu và truyền bá hệ tư tưởng mácxít. Tư tưởng mácxít được giới thiệu ở Việt Nam từ đầu những
năm 30 của thế kỉ XX trong một số bài báo của Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu và Hải Triều, nhưng
để xuất hiện với tư cách là một kiểu phê bình thì phải đến cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 – 1939
mà Hải Triều là người khởi xướng. Cái lõi của tinh thần phê bình mácxít đã bước đầu thể hiện trong
các bài viết của Hải Triều và được phát triển lên một bước khá rõ với Đặng Thai Mai vào cuối giai
đoạn.
Nhìn chung các nhà mácxít lấy ba phạm trù hiện thực tính, giai cấp tính và nội dung tính làm
cơ sở chính để phân tích sáng tác văn học. Theo đó, họ coi văn học là tấm gương phản ánh thực tại,
là vũ khí đấu tranh giai cấp và công cụ phục vụ cách mạng. Họ yêu cầu văn học phải gắn liền với

đời sống, có chức năng giáo dục, cảm hóa con người và cải tạo xã hội. Họ khẳng định nội dung là
cái thứ nhất, quyết định hình thức, hình thức thể hiện nội dung song bản thân nó cũng có tính độc
lập tương đối. Họ nêu rõ quan điểm nghệ thuật vô sản, cho rằng văn học phải hướng về nhân dân
lao động và nhờ vậy, họ đã góp phần giải thốt sự bế tắc cho những văn nghệ sĩ lúc ấy, đồng thời
tập hợp được một số nhà văn ưu tú, có tài có tâm, để đảm trách những nhiệm vụ cách mạng giao
phó.
Tuy nhiên tình hình xã hội đương thời chưa tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự thâm nhập
của quan điểm mácxít. Hơn nữa, việc vận dụng quan điểm vào thực tiễn ở giai đoạn đầu khơng
tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Trừ một vài bài báo của Phan Văn Hùm, Minh Tước, K&T…,
các nhà phê bình mác xít đều chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích những tác phẩm văn học cụ thể.
Phê bình mác xít lúc bấy giờ mới chỉ ở dạng lý luận, phê bình tổng quát dựa trên nền tảng của triết


học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đang trên đường quảng bá phương pháp chứ chưa tiến
đến việc vận dụng phương pháp ấy vào đánh giá tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Vì lẽ đó, thành
tựu chủ yếu của phê bình văn học giai đoạn này vẫn thuộc về các nhà phê bình nhóm hai. Nhóm này
bộc lộ thành nhiều kiểu, nhiều phương pháp và cả phong cách riêng.
Phạm Quỳnh, Phan Khôi tiếp thu lối viết, cách lập luận phương Tây nhưng văn phong đăng
đối, có khi cổ kính, nặng nề và dùng nhiều chữ Hán. Ngược lại, Phan Kế Bính là một nhà Hán học
thuần túy song văn ơng lại có cái giản dị, trong sáng của những nhà Tây học. Khi nghiên cứu văn
chương, Phan Kế Bính đã tiến hành những thao tác mới, ơng đứng từ nhiều góc nhìn để đánh giá
văn chương, ơng chú ý nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, phương thức sáng tác, chức
năng thẩm mỹ, tác dụng của nghệ thuật cũng như mối quan hệ mật thiết giữa văn chương và xã hội,
giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam. Ở ông, ta bước đầu thấy được sự vận dụng linh
hoạt các lý thuyết văn học phương Tây.
Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan là những người theo phương pháp hệ thống và phương
pháp mô tả thực chứng trong nghiên cứu văn chương. Họ đã xử lý khối lượng tư liệu đồ sộ một cách
chính xác, khách quan để viết nên những bộ sách có giá trị. Họ đặt các tác giả, tác phẩm vào dòng
chảy thời gian để thấy sự kế thừa, ảnh hưởng và phát triển của các hiện tượng văn học. Họ phân
dòng, chia nhóm và định vị trí các nhà văn nhằm dựng lại một cách sinh động những giai đoạn phát

triển của văn học. Ngồi ra hai nhà phê bình này cũng chú ý sử dụng phương pháp so sánh để trình
bày ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngồi đối với văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, tuy mới chỉ
dùng phương pháp thực chứng nhưng Vũ Ngọc Phan đã sớm “đề cập đến cả ba đối tượng của văn
học so sánh”: các mối quan hệ trực tiếp; các điểm tương đồng ngoài quan hệ trực tiếp; các điểm
khác biệt độc lập, những biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc hay của các nền văn
học dân tộc. Quan điểm so sánh tương đồng của ông thậm chí đã “đi trước các nhà so sánh luận thế
giới” [7, tr.30, 31, 33].
Cùng thời với Vũ Ngọc Phan, năm 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, ở bài tổng luận Một
thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã tiến hành so sánh một cách có hệ thống phong trào Thơ mới với
thơ ca phương Tây. Ông chỉ ra sự ảnh hưởng của thơ Pháp đối với Thơ mới là một nguồn ảnh hưởng
quan trọng bên cạnh nguồn ảnh hưởng của truyền thống thơ ca dân tộc và nguồn ảnh hưởng của thơ
Đường Trung Quốc. Khi chứng minh sự ảnh hưởng của thơ Pháp, ông vẫn khẳng định bản sắc dân
tộc của Thơ mới Việt Nam, tức là lưu ý đến tính chủ động sáng tạo của nhân tố tiếp nhận. Theo định
nghĩa của văn học so sánh hiện đại, Hoài Thanh đã chú ý đến đối tượng thứ nhất (các mối quan hệ
trực tiếp) của bộ mơn này. Nhìn chung ở giai đoạn 1930 – 1945, các nhà nghiên cứu văn học đều có
khuynh hướng đi tìm những điểm giống nhau giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp và văn học


×