Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ 9
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH
CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA 9
1. Cơ sở pháp lý: 9
2. Mục tiêu , nhiệm vụ di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La 9
2.1. Mục tiêu 9
2.2. Nhiệm vụ 10
3. Phương án quy hoạch di dân TĐC 10
3.1. Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010 10
3.2. Dự kiến phương án bố trí TĐC 10
2. Nội dung công tác di dân: 18
2.1. Bồi thường thiệt hại : 18
2.1.1. Thiệt hại về đất đai: 18
2.1.2 Bồi thường thiệt hại tài sản 19
2.1.3. Bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi 19
2.2. Công tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơi có hộ
tái định cư: 21
2.2.1. San nền: 21
2.2.2. Thủy lợi và giao thông, điện, nước: 21
2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập trung tại
đô thị: 24
2.3. Công tác hỗ trợ ổn định đời sống kinh tế xã hội cho các hộ TĐC.
24
2.3.1. Hỗ trợ lương thực: 24
2.3.2 Hỗ trợ y tế: 25
2.3.3. Hỗ trợ giáo dục: 25
2.3.4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện: 25
2.3.5. Hỗ trợ chất đốt: 25
3. Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC thủy
điện Sơn La: 25
3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của những
vùng dự kiến di dân TĐC gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế của
địa phương và cả nước 26
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2. Gắn di dân TĐC gắn với việc bố trí lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế đồng thời góp phần củng cố đảm bảo an ninh tổ quốc 27
3.3. Tính hợp lý trong việc kết hợp các phương thức di dân 27
Chương II 30
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA: 30
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KT-XH KHU VỰC DI DÂN: 30
1. Đặc điểm tự nhiên vùng dân cư chịu ảnh hưởng của dự án thuỷ
điện Sơn La: 30
2. Tình hình KT-XH dân cư khu vực chịu ảnh hưởng 31
II. TÌNH HÌNH DI DÂN TĐC: 32
1. Kết quả công tác quy hoạch: 32
1.1. Kết quả quy hoạch tổng thể 32
1.2. Kết quả công tác triển khai quy hoạch chi tiết 35
2. Xây dựng nơi TĐC mới 36
2.1 Xây dựng nhà ở cho người dân 36
2.2 Xây dựng các công trình công cộng 36
3. Công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC 38
3.1. Công tác bồi thường 38
3.2 Công tác hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống kt-xh của người dân 39
3.2.1. Hỗ trợ đời sống: 39
3.2.2. Hỗ trợ sản xuất: 40
3.3 Giải quyết vấn đề đất ở và đất sản xuất 41
4. Kết quả di dân đến các khu TĐC đã quy hoạch 43
5. Tiểu kết 44
III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC DI
DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA 46
1. Một số hạn chế và tồn tại trong thời gian qua: 46
2. Nguyên nhân: 49
2.1. Nguyên nhân khách quan 49
2.1 Những nguyên nhân chủ quan 49
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THÀNH TỐT CÔNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN
LA 51
I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH
CƯ CỦA TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (NĂM 2009-2010).
51
1. Phương hướng thực hiện công tác di dân, tái định cư của tỉnh Sơn
La đến năm 1010: 51
2. Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay 52
II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THÀNH NHỮNG MỤC TIÊU DI
DÂN ĐÃ ĐẶT RA 54
1. Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách: 55
1.1. Thay đổi một số văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy
nhanh tốc độ di dân, TĐC 55
1.2. Điều chỉnh lại một số chính sách nhằm ổn định tốt hơn đời sống
nhân dân 57
2. Giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện di dân, TĐC: 62
2.1. Nhóm giải pháp phục vụ công tác di chuyển 62
2.2.Giải pháp giúp ổn định sản xuất cho người dân: 64
KẾT LUẬN 66
Quân đội nhân dân, 30/09/2007, “Tái định cư ở Sơn La - Giải pháp nào?”
/>04.html#ixzz0DSxUieGr&B 83
Báo Sơn La điện tử, “Thực hiện di dân TĐC Thuỷ điện Sơn La: Chặt
chẽ, đồng bộ, khoa học và an toàn”
/>co_id=30391&cn_id=93931 83
Phong Cầm, “Di dân, tái định cư thủy điện Sơn La: Vẫn còn nhiều vướng
mắc” />ArticleID=84123&ChannelID=2 83
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hạ Quỳnh, “6 năm vẫn chưa xong di dân TĐC thủy điện Sơn La”,
/>ArticleID=43937&ChannelID=5 83
VOV, “Di dân thuỷ điện Sơn La còn lắm gian nan”
84
PGS.TS Ngô Văn Lệ, “ Di dân và những vấn đề đặt ra”
/>75128.doc 84
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu dân cư theo dân tộc tại khu vực ảnh hưởng 31
Bảng 2.2. Kết quả rà soát, bổ sung khu,(điểm) TĐC của dự án di dân
TĐC thủy điện Sơn La(2/2009) 34
Bảng 2.3: Các công trình CSHT đã hoàn thành 38
Bảng 2.4: Tổng hợp vốn di dân TĐC thủy điện Sơn La : 42
Bảng 2.5 : Tổng hợp công tác bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC 42
Bảng 3.1. Dự kiến Quy Hoạch di chuyển dân giai đoạn 2009-2010 53
Bảng 3.2. Bổ sung một số tuyến đường phục vụ công tác di dân TĐC thủy
điện Sơn La 64
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU1
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TĐC Tái định cư
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TKNN Thiết kế nông nghiệp
NK Nhân khẩu
UBND Ủy ban nhân dân
QLDA Quản lý dự án
CSHT Cơ sở hạ tầng
KQ Kết quả
QL Quản lý
TN&MT Tài nguyên môi trường
KH&ĐT Kế hoạch đầu tư
BQL Ban quản lý
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2005 Dự án thủy điện Sơn La chính thức được khởi công, theo
tính toán thì mức nước dưới cos 214m sẽ gây ngập hơn 15000 ha đất, và ảnh
hưởng đến hơn 12500 hộ dân của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Để
hoàn thành công trình thủy điện thế kỷ của đất nước theo đúng tiến độ đã đề
ra thì công tác di chuyển và hỗ trợ cho những hộ dân bị ảnh hưởng là rất cần
thiết. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
phải hoàn thành toàn bộ công tác di dời đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án
thủy điện. Trong những năm vừa qua (2004-2008), Tỉnh Sơn La mà đại diện
là BQL dự án tái định cư, Hội đồng thẩm định dự án tỉnh Sơn La… đã có
nhiều lỗ lực trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng nhằm hoàn thành
nhiệm vụ mà Chính Phủ đã đề ra. Tuy nhiên, theo đánh giá thì tiến độ di dân
vẫn còn rất chậm, theo bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì khả năng
công tác di dân sẽ không thể hoàn thành đúng kế hoạch là rất cao.
Đề tài: “Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn
La.” Tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân, tồn tại trong việc thực
hiện công tác di dân, tái định cư và đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ
của công tác di dân đồng thời nâng cao, ổn định đời sống cho người dân sau
khi chuyển đến nơi ở mới.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương chính:
Chương I. Nội dung của công tác di dân, tái định cư.
Chương II. Thực trạng công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn la.
Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thành tốt công
tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian, khả năng
phân tích và kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi được những sai sót, vì vậy rất
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mong được sự góp ý của các thầy cô để em nhận thức được rõ hơn đề tài và
học hỏi thêm những kiến thức còn khuyết.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và
phát triển, đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Ngọc Phùng, cùng các chú, các anh
trong Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
1. Cơ sở pháp lý:
- Nghị quyết số 44/2001/QH10 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X và Nghị
quyết số 13/2002/QH11 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI về công trình thủy
điện Sơn La;
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La;
- Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, di dân, tái định cư Dự
án thủy điện Sơn La; Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm
2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của của Quyết định số 459/QĐ-
TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Quyết định Số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 của
thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án
thủy điện Sơn La.
2. Mục tiêu , nhiệm vụ di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La
2.1. Mục tiêu.
Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện
để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác
tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế,
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày
càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2. Nhiệm vụ.
Đến năm 2010 tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển và tái định cư
cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân tái định cư; bồi thường di
chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã
hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa
Dự án thủy điện Sơn La.
3. Phương án quy hoạch di dân TĐC.
3.1. Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010.
- Tổng diện tích đất bị ngập 23.333 ha, trong đó: đất nông nghiệp 7.670
ha; đất lâm nghiệp có rừng 3.170 ha; đất chuyên dùng 879 ha; đất ở 527 ha;
đất chưa sử dụng 11.087 ha.
- Tổng hợp giá trị thiệt hại về tài sản của hộ tái định cư, công trình kiến
trúc và kết cấu hạ tầng khoảng 1.788 tỷ đồng, trong đó: giá trị thiệt hại tài sản
của các tổ chức là 737 tỷ đồng, giá trị thiệt hại tài sản của hộ gia đình và cá
nhân là 1.051 tỷ đồng.
- Số dân phải di chuyển dự tính đến năm 2010 (đã tính dự phòng 10%)
là 18.897 hộ, 91.100 khẩu (tỉnh Sơn La 12.479 hộ, 62.394 khẩu; tỉnh Điện
Biên 3.840 hộ, 14.959 khẩu; tỉnh Lai Châu 2.578 hộ, 13.747 khẩu) thuộc 8
huyện, thị xã bị ảnh hưởng (tỉnh Sơn La 3 huyện, tỉnh Điện Biên 3 huyện, tỉnh
Lai Châu 2 huyện).
3.2. Dự kiến phương án bố trí TĐC.
Tỉnh Sơn La: Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 10 vùng (thuộc 10 huyện),
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
83 khu (thuộc 83 xã), 218 điểm tái định cư, bố trí 100% số hộ tái định cư của
tỉnh, gồm 12.479 hộ, 62.394 khẩu, dự kiến bố trí như sau:
- Vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai: gồm 9 khu, 30 điểm, bố trí
2.070 hộ (trong đó có 560 hộ phi nông nghiệp tại thị trấn Phiêng Lanh, 1.510
hộ nông nghiệp). Hướng sản xuất: trồng các loại cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc.
Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 3,0 - 5,0 ha
đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. Đối với hộ phi nông nghiệp, hướng
sản xuất chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng tái định cư huyện Mường La: gồm 7 khu, 17 điểm, bố trí 1.439
hộ. Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô và cây lương thực khác, cây công nghiệp,
cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Mỗi hộ tái
định cư được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông nghiệp, 0,5 - 1,0 ha đất lâm nghiệp
và đất trồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Vùng tái định cư huyện Thuận Châu: gồm 16 khu, 39 điểm, bố trí
1.677 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp như chè các
loại, cà phê chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia
cầm. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 1,5 - 2,0
ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Mộc Châu: gồm 13 khu, 28 điểm, bố trí 1.651
hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, trồng chè, rau các loại, cây ăn quả;
chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 0,5 - 1,0 ha đất
trồng cây lâu năm, từ 0,5 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Vùng tái định cư huyện Mai Sơn: gồm 13 khu, 36 điểm, bố trí 1.665
hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực: lúa, ngô cao sản, trồng chè và cây
công nghiệp khác, trồng rau các loại, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu;
chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,5 - 2,0 ha đất nông
nghiệp, từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Yên Châu: gồm 7 khu, 16 điểm, bố trí 750 hộ.
Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây nguyên liệu, trồng chè và cây ăn
quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc; sản xuất thức ăn gia súc.
Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 2,0 - 2,5 ha
đất lâm nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Sông Mã: gồm 5 khu, 17 điểm, bố trí 830 hộ.
Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rau, trồng cây
ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư
được giao từ 1,2 - 1,6 ha đất nông nghiệp, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và
đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Sốp Cộp: gồm 5 khu, 19 điểm, bố trí 885 hộ.
Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây
lâu năm chủ yếu là cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc.
Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,7 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,2
- 0,3 ha đất trồng lúa), từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn
nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Bắc Yên: gồm 4 khu, 7 điểm, bố trí 350 hộ.
Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu
năm chủ yếu là chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi bò thịt.
Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,3 ha đất trồng cây hàng năm, từ 0,7 -
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1,0 ha đất trồng cây lâu năm, từ 2,5 - 4,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ
chăn nuôi.
- Vùng tái định cư thị xã Sơn La: gồm 4 khu, 9 điểm, bố trí 470 hộ.
Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây
lâu năm gồm cà phê, chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại
gia súc, gia cầm. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,4 ha đất nông
nghiệp, từ 0,5 - 0,7 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
Tỉnh Lai Châu: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 4 vùng, 7 khu với 24
điểm tái định cư, có khả năng bố trí khoảng 4.043 hộ, gồm 2.578 hộ tái định
cư của tỉnh Lai Châu (100%) và có thể bố trí khoảng 1.500 hộ tái định cư của
tỉnh Điện Biên, dự kiến bố trí như sau:
- Vùng tái định cư huyện Sìn Hồ: gồm 3 khu, 13 điểm, bố trí 1.666 hộ:
+ Khu tái định cư vùng thấp huyện Sìn Hồ: gồm 9 điểm, bố trí 1.246 hộ
của các xã vùng thấp Sìn Hồ. Hướng sản xuất chính của vùng là trồng lúa
nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu; phát triển chăn
nuôi. Bình quân mỗi hộ được giao 0,63 ha đất trồng lúa; 1,93 ha đất nương
rẫy, 0,2 ha đất trồng cây lâu năm, từ 2,0 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng
cỏ chăn nuôi.
+ Khu tái định cư Lê Lợi: gồm 3 điểm, bố trí 270 hộ của xã Lê Lợi.
Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng
nguyên liệu giấy; phát triển chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ được giao 0,27 ha
đất trồng lúa, 0,4 ha đất nương rẫy, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng
cỏ chăn nuôi.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Khu tái định cư Chiềng Chăn: gồm 1 điểm, bố trí 150 hộ của xã Chăn
Nưa. Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô, trồng tre lấy măng và làm nguyên liệu
giấy, sử dụng có hiệu quả đất bán ngập. Bình quân mỗi hộ được giao 0,72 ha
đất nông nghiệp (trong đó có 0,6 ha đất lúa), 1,25 ha đất lâm nghiệp trồng cây
nguyên liệu giấy, đất bán ngập 0,3 ha.
- Vùng tái định cư huyện Mường Tè: gồm 1 khu tái định cư Nậm Hằng,
4 điểm, bố trí 377 hộ của xã Nậm Hằng. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô,
lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi. Bình quân mỗi
hộ được giao 0,53 ha đất trồng lúa, 1,39 ha đất nương rẫy, 0,3 ha đất trồng
cây lâu năm, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư Phong Thổ: gồm 1 khu tái định cư tại Pa So - Huổi
Luông, 2 điểm, bố trí 500 hộ, gồm 300 hộ phi nông nghiệp của thị xã Lai
Châu (tỉnh Điện Biên) và 200 hộ phi nông nghiệp của xã Chăn Nưa. Hướng
sản xuất: trồng lúa, ngô, trồng tre lấy măng và làm nguyên liệu giấy. Bình
quân mỗi hộ được giao 0,4 ha đất trồng lúa, 1,4 ha đất nương rẫy, 0,3 ha đất
trồng cây lâu năm, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư Tam Đường: gồm 2 khu, 5 điểm, bố trí 1.500 hộ :
+ Khu tái định cư thị xã Lai Châu mới: gồm 2 điểm, bố trí 1.000 hộ,
trong đó có 800 hộ phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu cũ và 200 hộ nông
nghiệp của xã Chăn Nưa. Quy mô tái định cư phải phù hợp với quy hoạch
phát triển thị xã Lai Châu mới để bố trí hộ tái định cư phi nông nghiệp.
+ Khu tái định cư Bình Lư: gồm 3 điểm, bố trí 500 hộ, trong đó có 100
hộ phi nông nghiệp, 400 hộ nông nghiệp (gồm 200 hộ xã Chăn Nưa và 200 hộ
từ nơi khác). Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô, cây ăn quả, trồng rừng nguyên
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
liệu và phát triển chăn nuôi bò. Mỗi hộ được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông
nghiệp, từ 2,0 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
Tỉnh Điện Biên: Dự báo đến năm 2010 số dân phải di chuyển của tỉnh
Điện Biên là 3.840 hộ, trong đó bố trí trên địa bàn tỉnh là 2.739 hộ, gồm 2.087
hộ tái định cư đô thị và 652 hộ tái định cư nông thôn (đã di chuyển 200 hộ
đến khu tái định cư mẫu Nậm Chim, Si Pa Phìn); bố trí tái định cư tại tỉnh Lai
Châu 1.101 hộ; phương án bố trí tái định cư như sau:
- Vùng tái định cư thị xã Lai Châu cũ: gồm 3 khu, 3 điểm, có khả năng
bố trí 900 hộ, trước mắt bố trí 475 hộ có nguyện vọng tái định cư tại chỗ.
Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, đậu tương và phát triển chăn
nuôi. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,1 - 1,5 ha đất nông nghiệp (trong đó,
từ 0,4 - 0,6 ha đất trồng lúa), từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ
chăn nuôi.
- Vùng tái định cư thành phố Điện Biên Phủ: gồm 4 khu thuộc 4
phường : Noong Bua, Thanh Trường, Nam Thanh và Tân Thanh, có khả năng
bố trí 1.000 hộ. Trước mắt bố trí 819 hộ (gồm 116 hộ nông nghiệp và 703 hộ
phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu cũ) có nguyện vọng tái định cư tại thành
phố Điện Biên Phủ.
- Vùng tái định cư thị trấn huyện Điện Biên: gồm 1 khu, 1 điểm, có khả
năng bố trí 400 hộ. Trước mắt bố trí 84 hộ tái định cư phi nông nghiệp của thị
xã Lai Châu. Dự kiến hình thành thị trấn huyện Điện Biên tại Pú Tửu có khả
năng bố trí khoảng 400 hộ, trước mắt bố trí 84 hộ.
- Vùng tái định cư huyện Điện Biên: gồm 1 khu tại Mường Nhà, 2
điểm, có khả năng bố trí 300 hộ, trước mắt bố trí 134 hộ nông nghiệp của thị
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xã Lai Châu. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, trồng rừng
phòng hộ và rừng sản xuất; chăn nuôi trâu, bò thịt. Mỗi hộ tái định cư được
giao khoảng 1,3 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,35 ha đất trồng lúa, 0,4 ha
đất nương rẫy), từ 0,8 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Điện Biên Đông: gồm 1 khu, 1 điểm tái định
cư tại Pú Nhi, bố trí 200 hộ của xã Lay Nưa. Hướng sản xuất: trồng lúa nước,
chè, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; chăn nuôi trâu, bò thịt. Mỗi hộ được
giao khoảng 1,5 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,4 ha đất trồng lúa, 0,5 ha
đất nương rẫy), từ 0,7 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Mường Lay: gồm 3 khu, 3 điểm, bố trí 300 hộ
(trong đó đã tiếp nhận 200 hộ của xã Chăn Nưa tại Nậm Chim), còn 100 hộ sẽ
bố trí tại 2 điểm Vân Hồ và Hồ Chim. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô
cao sản, lạc, đậu tương; khoanh nuôi, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi. Mỗi
hộ được giao khoảng 2,5 ha đất nông nghiệp (trong đó có 1,1 ha đất trồng
lúa), từ 3,5 - 5,7 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Tủa Chùa: gồm 3 khu, 3 điểm, bố trí 400 hộ,
trước mắt bố trí 170 hộ tái định cư tại chỗ. Hướng sản xuất chính: trồng lúa
nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn
nuôi. Mỗi hộ được giao khoảng 1,2 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,39 ha
đất trồng lúa, 0,4 ha đất nương rẫy), từ 0,8 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất
trồng cỏ chăn nuôi.
- Vùng tái định cư huyện Mường Nhé: gồm 5 khu, 11 điểm, bố trí
1.421 hộ (gồm 300 hộ phi nông nghiệp và 1.121 hộ nông nghiệp). Trước mắt,
bố trí 672 hộ (gồm 290 hộ của thị xã Lai Châu cũ, 217 hộ của huyện Mường
Lay, 165 hộ của huyện Tủa Chùa). Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sản, lạc, đậu tương; khoanh nuôi, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi. Mỗi hộ
được giao khoảng 1,8 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,4 - 0,7 ha đất trồng
lúa), từ 2,5 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi.
II. Cơ sở khoa học của vấn đề di dân tái định cư thủy điện Sơn La:
1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề di dân:
1.1. Định nghĩa điểm TĐC, khu TĐC, vùng TĐC.
+ Điểm TĐC là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch bao gồm:
đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng để bố trí dân TĐC.
+ Khu TĐC là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ
thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu TĐC có
ít nhất một điểm TĐC.
+ Vùng TĐC là địa bàn các huyện, thị xã được quy hoạch để tiếp nhận
dân TĐC. Trong vùng TĐC có ít nhất một khu TĐC.
1.2. Các hình thức di dân TĐC :
- TĐC tập trung: Là hình thức di chuyển các hộ TĐC đến nơi ở mới
tạo thành một điểm dân cư mới.
Những hộ TĐC theo hình thức tập trung sẽ được cấp nhà, đất ở, đất
canh tác cũng như được cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đầu
ổn định cuộc sống. Điểm TĐC tập trung được nhà nước xây dựng cơ sở hạ
tầng, mạng lưới giao thông, các công trình công cộng nhằm đảm bảo điệu
kiện tốt nhất cho người dân TĐC.
Ưu điểm cơ bản của phương thức này là chủ động trong việc sắp xếp,
quy hoạch, thiết kế các điểm dân cư phù hợp với nguyện vọng người dân, có
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Tuy nhiên một khó khăn lớn khi
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thực hiện phương thức di dân tập trung này là việc định hướng sản xuất cho
người dân tại nơi ở mới.
- TĐC xen ghép: Là hình thức mà các hộ TĐC được quy hoạch di
chuyển đến ở xen ghép với hộ dân sở tại tại một điểm dân cư đã có trước.
Cái lợi lớn nhất của phương thức di dân này là giữ được tính cộng đồng
nhưng đòi hỏi phải có sự thông cảm chia sẻ quyền lợi.
- Hộ TĐC tự nguyện di chuyển: Đây là những hộ gia đình di chuyển
không theo quy hoạch TĐC mà tự thu xếp đến nơi ở mới.
Điểm mạnh của di vén là người dân không phải chuyển đi xa, đồng thời
có thể tận dụng vùng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp bằng các tập đoàn
cây ngắn ngày. Ngoài ra, người dân vùng di vén có thể chuyển sang làm các
nghề như: đánh bắt, nuôi thủy sản; làm dịch vụ trên hồ (du lịch, giao thông,
phân phối hàng hóa ). Đặc biệt, còn góp phần quản lý, đảm bảo giữ gìn trật
tự, an ninh xã hội v.v Hạn chế lớn nhất của hình thức di vén là thiếu mặt
bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, đi lại khó khăn, giao lưu hạn chế vv
2. Nội dung công tác di dân:
2.1. Bồi thường thiệt hại :
2.1.1. Thiệt hại về đất đai:
Có hai phương thức bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ dân phải di
dời:
- Giao đất tại điểm TĐC, khu TĐC tập trung hoặc xem ghép.
- Cấp tiền cho các hộ TĐC tự nguyện di chuyển để thực hiện chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tại nơi đến.
a. Hộ di chuyển đến điểm TĐC tập chung:
Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở nông thôn: được bồi thường
thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng theo quy hoạch điểm TĐC
được duyệt và theo quỹ đất của điểm TĐC.
Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở đô thị: dược bồi thường thiệt
hại về đất bằng việc giao đất ở và đất chuyên dụng the quỹ đất của điểm TĐC.
Trong trường hợp điểm TĐC theo quy hoạch được duyệt có xây nhà chung cư
thì các hộ TĐC được bồi thường bằng việc bố trí diện tích nhà ở chung cư tại
điểm TĐC đó.
b. Hộ di chuyển đến điểm TĐC xen ghép.
Đối với hộ đến điểm tái định cư xen ghép được bồi thường thiệt hại về đất
bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng khác phù hợp với quỹ đất của điểm tái
định cư xen ghép nhưng tối thiểu đảm bảo diện tích đất cho mỗi hộ tái định cư
tương đương với mức trung bình của hộ sở tại.
c. Hộ TĐC tự nguyện di chuyển:
Hộ TĐC tự nguyện di chuyển sẽ được bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền
theo giá trị của đất mà hộ đã bị thu hồi.
2.1.2 Bồi thường thiệt hại tài sản.
Việc bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ đối với hộ đến điểm tái
định cư tập trung và xen ghép các theo hình thức:
- Chủ đầu tư xây dựng và cấp cho hộ tái định cư.
- Cấp tiền cho hộ tái định cư tự tổ chức xây dựng.
- Chủ đầu tư cùng hộ tái định cư xây dựng.
2.1.3. Bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo quy định thì về bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi cho các hộ
di dân TĐC thuỷ điện Sơn La của thủ tướng chính phủ. Việc bồi thường thiệt
hại về cây trồng vật nuôi được quy định như sau:
+ Cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước:
Mức bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có
mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng
suất bình quân của 3 năm trước đó và mức giá trị trung bình của nông sản,
thủy sản cùng loại với Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm bồi
thường.
+ Cây lâu năm:
- Đối với cây chưa có thu hoạch: Mức bồi thường tính bằng tổng chi
phí đầu tư gồm cả công chăm sóc tính đến thời điểm phương án bồi thường,
di dân, tái định cư được duyệt.
- Đối với cây đang cho thu hoạch: Mức bồi thường tính bằng giá trị
hiện có của cây (không bao gồm giá trị đất) tại thời điểm phương án bồi
thường, di dân tái định cư được duyệt theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh
quy định.
Sau khi nhận bồi thường, hộ tiếp tục được thu hoạch sản phẩm cho đến
khi có quyết định thu hồi đất.
+ Rừng trồng:
- Hộ được giao đất và tự bỏ vốn trồng rừng: mức bồi thường thiệt hại
rừng trồng được tính bằng diện tích trồng nhân với (x) đơn giá trồng cộng với
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(+) chi phí đầu tư chăm sóc, bảo vệ rừng từ khi trồng đến thời điểm phương
án bồi thường được duyệt.
- Hộ trồng, chăm sóc rừng cho doanh nghiệp: Rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách được bồi thường phần công trồng,
chăm sóc chưa được trả.
2.2. Công tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơi có
hộ tái định cư:
2.2.1. San nền:
Công tác san nền để xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy hoạch nhà ở
điểm tái định cư.
2.2.2. Thủy lợi và giao thông, điện, nước:
+ Thủy lợi: Căn cứ vào tình hình cụ thể tại khu tái định cư mà quyết
định xây mới hoặc nâng cấp các công trình thủy lợi theo quy hoạch nhằm khai
thác hiệu quả tối đa đất sản xuất nông nghiệp. Khi thiết kế quy mô công trình
phải xem xét đến việc điều tiết nước cho sản xuất của dân sở tại.
- Đối với vùng có khả năng về nguồn nước được nghiên cứu xây dựng
hoặc nâng cấp hệ thống thủy lợi như hồ, đập, kênh mương, trạm bơm Hệ
thống kênh mương (nếu có) phải xây dựng theo hướng cứng hóa, bảo đảm
bền vững, ít chiếm đất và giảm tổn thất nước.
- Đối với vùng không có điều kiện xây dựng hệ thống thủy lợi để khai
thác nguồn nước mặt thì cần nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống khai thác
nước ngầm và dự trữ nước mưa.
+ Giao thông nội đồng:
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hệ thống đường giao thông nội đồng được quy hoạch và xây dựng phù hợp
với quy hoạch sản xuất chung của vùng.
+ Giao thông khu dân cư:
Điểm tái định cư được xây dựng đường nội bộ và đường nối từ điểm tái
định cư với đường vào trung tâm xã. Hệ thống đường giao thông khu tái định
cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch giao thông chung của địa phương,
cụ thể như sau:
- Đường nội bộ trong điểm tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn
đường loại B giao thông nông thôn.
- Đường nối các điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung
tâm xã, được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A giao thông nông thôn có mặt đá
gia cố chất kết dính láng nhựa.
- Đường nối điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung tâm
xã đồng thời là đường nối các xã được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN-4054
với cấp kỹ thuật 20, mặt đá dăm láng nhựa.
- Đối với những vùng ven hồ có đường giao thông chính là đường thủy
thì được xem xét xây dựng bến đò.
+ Cấp, thoát nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt được cấp theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế cấp
nước TCXD 33-1985 và các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt.
Nếu là hệ thống nước tự chạy, tuỳ theo lượng nước nguồn và địa hình
có thể chọn phương án cấp nước bằng đường ống tới từng hộ hoặc tới các
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điểm cấp nước công cộng cho 5-10 hộ.
Nếu khu tái định cư không có điểm cấp nước chung bằng đường ống thì
cứ 4-5 hộ được đầu tư một giếng khoan kèm theo một máy bơm tay cùng hệ
thống bể lắng, bể lọc. Nếu việc sử dụng giếng đào đạt tiêu chuẩn về chất
lượng thì đầu tư mỗi hộ một giếng đào.
Mỗi hộ được xây dựng một bể trữ nước ăn có dung tích từ 2m
3
-5m
3
tuỳ
theo nhân khẩu trong hộ và yêu cầu dự trữ nước ăn, sân bể, rãnh thoát nước.
+ Cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất:
- Về điện sinh hoạt: đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp, điện
sinh hoạt cấp đến đầu nhà từng hộ tái định cư.
Đối với công trình công cộng: Phụ tải đầu vào được tính toán trên cơ sở
nhu cầu sử dụng điện cụ thể của công trình.
Đối với những điểm chưa có điện lưới quốc gia thì sẽ được đầu tư xây
dựng hệ thống cấp điện cho từng hộ dân tái định cư theo tiêu chuẩn như trên.
- Về điện sản xuất: được tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cho
từng hộ tái định cư.
+ Thoát nước và môi trường:
- Hệ thống thoát nước cho điểm tái định cư được tính chung cho việc
thoát nước mưa và nước sinh hoạt bằng hệ thống rãnh hở, bố trí dọc đường
giao thông. Riêng rãnh thoát nước trong phạm vi khu dân cư là rãnh xây, hở.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải cách ly khu nhà ở,
nguồn nước theo quy định.
+ Khu nghĩa địa, nghĩa trang:
Tại khu tái định cư được xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa địa, nghĩa
trang hiện có phù hợp với quy hoạch của địa phương.
2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư
tập trung tại đô thị:
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập
trung đô thị thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị thực hiện theo quy
hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch khu tái định cư đô thị cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
2.3. Công tác hỗ trợ ổn định đời sống kinh tế xã hội cho các hộ TĐC.
2.3.1. Hỗ trợ lương thực:
- Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ lương thực
bằng tiền có giá trị tương đương 20kg gạo/người/tháng trong 02 năm. Giá gạo
tính theo giá gạo tẻ trung bình tại địa phương ở thời điểm hỗ trợ.
- Hộ không phải di chuyển: hộ không bị thu hồi đất ở nhưng bị thu hồi
đất sản xuất nếu được giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi
nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền. Ủy ban nhân
dân tỉnh căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để quy định cụ thể về mức và thời
gian hỗ trợ. Mức tối đa không quá 20kg/gạo/ người/tháng với thời gian không
quá hai năm (đối với hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất). Giá gạo tính theo giá
gạo tẻ trung bình tại địa phương ở thời điểm hỗ trợ.
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3.2 Hỗ trợ y tế:
Hộ tái định cư được hỗ trợ về y tế để phòng, chống dịch bệnh tại nơi
mới. Mức hỗ trợ là 100.000đồng/hộ, cấp một lần.
2.3.3. Hỗ trợ giáo dục:
Học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cư được cấp 1 bộ sách
giáo khoa theo giá quy định của nhà nước và miễn tiền học trong năm học đầu
tiên ở nơi mới; miễn tiền đóng góp xây dựng trường trong 03 năm học liên tục
tính từ khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới.
2.3.4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện:
Hộ tái định cư được hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng (với
nơi chưa có điện) trong 1 năm đầu kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ
trợ là 10.000đồng /người/tháng.
2.3.5. Hỗ trợ chất đốt:
Đối với khu tái định cư có khó khăn về chất đốt, được hỗ trợ về chất
đốt trong 1năm đầu; mức hỗ trợ 10.000 đồng/người/tháng.
3. Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC
thủy điện Sơn La:
Trong hai, ba thập kỷ gần đây, nước ta đã xây dựng một số công trình
thủy điện với quy mô từ vài chục đến hàng nghìn MW như Thác Mơ, sông
Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Yaly, Hòa Bình v.v
Lợi ích của các công trình thủy điện là rất lớn, nhưng cái giá phải trả
cũng không nhỏ, một phần do chưa nhận thức đầy đủ "mặt trái" của công
trình. Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó, di dân tái định cư đã trở
thành một "vấn đề bức xúc", thậm chí có công trình để lại hậu quả khá nặng
Sinh viên: Nguyễn Viết Hoàng Lớp: Kinh tế phát triển 47A
25