Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa Thống kê
o0o
Chuyên đề
Thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn
2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012
Họ và tên sinh viên
: Nguyễn Thị Hòa
Giảng viên hướng dẫn
: GS. TS. Trần Thị Kim Thu
Hà Nội, năm 2009
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
1
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trường đại học kinh tế quốc dân
khoa thống kê
o0o
Chuyên đề
Thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn
2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012
Họ và tên sinh viên
: nguyễn thị hòa
Chuyên ngành
: thống kê
Lớp
: thống kê A
Khóa
: 47
Hệ
: CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn
: GS. TS. Trần thị kim thu
Hà Nội, năm 2009
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
2
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Tam Nông là một huyện miền núi với diện tích tự nhiên 15596.92 ha,
chiếm 4.43% diện tích của tỉnh Phú Thọ với dân số 82457 người (năm
2008).Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn.
Bao gồm các xã: Vực Trường; Hiền Quan; Hương Nha; Xuân Quang; Thanh
Uyên; Tam Cường; Văn Lương; Tứ Mỹ; Phương Thịnh; Hùng Đô; Quang
Húc; Tề Lễ; Cổ Tiết; Hương Nộn; Dị Nậu; Thọ Văn; Dậu Dương; Thượng
Nông; Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá.Địa hình của huyện Tam Nông tương
đối phức tạp, thể hiện những nét đặc thù của vùng bán sơn địa.Đất đai có núi,
đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm.Dạng địa hình chính của huyện Tam
Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Tam Nông mang đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta, là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ cao, có nền nhiệt độ cao, lượng mưa tập
trung chủ yếu vào mùa mưa.Trên địa bàn huyện có 3 dòng sông chảy qua là:
sông Hồng, sông Đà, sông Bứa và một số lượng lớn các hồ, đầm bố trí hầu hết
ở các xã trong huyện nên nguồn tài nguyên nước của huyện rất dồi dào.Tổng
diện tích tự nhiên của huyện là 15.596,92ha.Trong đó: Diện tích đất nông
nghiệp là 11.315,24 ha, chiếm 72,55% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi
nông nghiệp là 3.888,40 ha, chiếm 24,93% tổng diện tích đất tự nhiên; đất
chưa sử dụng là 393,28 ha, chiếm 2,52% tổng diện tích đất tự nhiên.Do đặc
điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai của huyện
Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng. Theo kết quả báo cáo điều tra địa
chất trên địa bàn huyện Tam Nông đã thống kê được 9 mỏ khoáng sản và
điểm quặng có: than bùn, mica, caolin, fenpats, đá vôi xây dựng.Đây cũng là
một lợi thế của huyện.Bên cạnh đó, tài nguyên rừng của huyện Tam Nông
hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển.Không chỉ dừng lại ở đó
tài nguyên du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa cũng là một điểm cần quan
tâm. Tam Nông là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
3
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
văn hoá lâu đời.Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn lưu giữ nhiều di sản
văn hoá có giá trị bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.Tam Nông
vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hoá dân gian phong phú với nhiều hoạt
động lễ hội, truyện cười Văn Lang nổi tiếng, là cái nôi của dân ca hát ghẹo
Nam Cường, ngoài ra còn có dân ca hát trống quân, hát ví, hát chèo, hát xoan,
ở Hương Nộn, Hương Nha…Tam Nông được chọn là một trong những địa
phương nằm trong tua du lịch về cội nguồn với lễ hội Phết Hiền Quan.Những
tiềm năng văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nói trên đã tạo cho Tam
Nông có điều kiện phát triển theo hướng mở trên tất cả các lĩnh vực văn hoá –
xã hội truyền thống, tạo cho Tam Nông có khả năng phát triển du lịch sinh
thái, tín ngưỡng, lịch sử trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp
với xu thế phát triển để kêu gọi đầu tư trong tương lai.
Với những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng với
những điều kiện về xã hội nền kinh tế của huyện Tam Nông kể từ sau khi
được tái lập, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo điều
hành của các cấp chính quyền; sự phối kết hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế và toàn thể nhân dân, nền kinh tế - xã hội của huyện có bước
phát triển khá, trên tất cả các ngành và lĩnh vực.Cơ cấu kinh tế của huyện
cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được
nâng cao, kinh tế - xã hội ổn định.
Sự cần thiết của đề tài:Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, ổn định chính trị - xã hôi, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề hàng
đầu và là mục đích cuối cùng của phát triển.Những năm qua kinh tế của
huyện đã từng bước phát triển và được biết đến với nhiều lĩnh vực sản xuất
như:thủy sản, chăn nuôi bò thịt, phát triển vùng nguyên liệu giấy, sản xuất đồ
gỗ…Bên cạnh đó Tam Nông cũng được biết đến là mảnh đất có sản phẩm
nhựa sơn truyền thống và sản phẩm tầm gửi cây gạo với nhiều tác dụng chữa
bệnh, phục hồi sức khỏe, cùng với tiềm năng có nhiều nguồn nguyên liệu
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
4
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phục vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
như mây, tre, cát, đất sét…Với diện tích đất đai, tài nguyên cho phép huyện
có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.Mặt
khác, xuất phát từ tiềm năng đất đai và tài nguyên, cùng hệ thống giao thông
thuận lợi huyện Tam Nông có nhiều lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp và
thương mại.Tuy nhiên những tiềm năng này chưa được khai thác một cách có
hiệu quả do còn thiếu những giải pháp cụ thể, thiếu nguồn lực trong quá trình
thực hiện.Trong quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy
triệt để lợi thế, đặc trưng của vùng, làm cho kinh tế phát triển chưa mạnh,
phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm, chưa ổn định.Trong khi đó, phát triển công nghiệp theo hướng hình
thành các khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông
thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu, là biện pháp tích
cực để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc
đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm cho người
dân, giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần
phát triển bền vững.Những phân tích trên cho thấy đề tài : “Phân tích thống
kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001
– 2008 và định hướng đến năm 2012” là thực sự cần thiết.Thông qua việc
phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể thấy được những mặt
được cần phát huy và những mặt yếu cần khắc phục, từ những phân tích có
thể thấy được những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế, những bước chuyển dịch
đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cần đẩy mạnh, và qua những
đánh giá tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển dịch, từ đó có thể đưa ra
những biện pháp, những kiến nghị đúng đắn để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, giúp cho kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
5
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Tam Nông; nghiên cứu từ
năm 2001 và định hướng đến năm 2012; trên tất cả các ngành lĩnh vực kinh tế
của huyện.Đối tượng nghiên cứu:Kinh tế của huyện Tam Nông giai đoạn
2001 – 2008.
Phương pháp nghiên cứu:Thu thập tài liệu theo dõi hiện trạng phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tham khảo ý kiến của các
cán bộ phòng thống kê huyện.Các số liệu được tổng hợp với sự trợ giúp của
phần mềm Excel và phân tổ thống kê theo các ngành kinh tế, cây trồng, con
gia súc và dịch vụ.Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống
kê thông qua các chỉ tiêu phân tích như: số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ
bình quân và tốc độ phát triển để phân tích sự tăng, giảm về giá trị sản xuất và
tỷ trọng của các ngành kinh tế.Có sử dụng các chỉ tiêu phân tích, đánh giá
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất;số
lượng, cơ cấu lao động, các gia súc, gia cầm…
Kết cấu của đề tài:Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có
3 chương như sau:
-Chương 1: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện Tam Nông
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2008.
-Chương 2: Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Tam Nông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2008.
-Chương 3: Phương hướng, một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện Tam Nông định hướng đến năm 2012 và một số kiến nghị.
Và cũng qua chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
giáo - GS.TS Trần Thị Kim Thu - Trưởng khoa và đồng thời là giảng viên
khoa Thống kê trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành chuyên đề này.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
6
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2001-2008
Ngay sau khi huyện Tam Nông được tái lập; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền; sự phối
kết hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng với sự
nỗ lực của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và toàn thể nhân dân, nền
kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá, được thể hiện ở các mặt
sau:
1.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Tam Nông
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, nhất là 5 năm trở lại đây kinh tế Tam Nông có sự
tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao.Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố
định 1994) năm 2008 đạt 453.65 tỷ đồng, tăng 9.50% so với năm 2007, tăng
288.49 tỷ đồng so với năm 2001.Trong đó:Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản là 166.25 tỷ đồng, tăng 4.94% so với năm 2007, tăng 70.59 triệu
đồng so với năm 2001; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng là 134.5 tỷ
đồng, tăng 11.15% so với năm 2007, tăng 105.14 triệu đồng so với năm 2001;
giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại là 152.9 tỷ đồng, tăng 13.39%
so với năm 2007, tăng 112.75 triệu đồng so với năm 2001.
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 (theo giá hiện hành) là: 719.65 tỷ đồng
tăng 507.42 triệu đồng so với năm 2001.Giá trị sản xuất thực tế bình quân đầu
người đạt 8.99 triệu đồng/người/năm.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2001 – 2008 đạt 15.53%.Đây là kết quả rất đáng khích lệ và cao hơn nhiều so
với mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
7
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đoạn 2000 – 2005 đã được thông qua là 7%/năm.Đóng góp cho sự tăng
trưởng giai đoạn 2001 – 2008 vừa qua là sự phát triển vượt bậc trên tất cả các
lĩnh vực.Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2008 của
ngành công nghiệp – xây dựng là 24.29%, ngành dịch vụ là 21.05%, ngành
nông nghiệp là 8.24%.
Nhờ tăng trưởng kinh tế cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2001-2008 đạt 15.53%) nên thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.67 triệu
đồng/người/năm 2001 lên 5.93 triệu đồng/người/năm năm 2005, năm 2008
đạt 8.99 triệu đồng/người/năm (theo giá thực tế).Như vậy giá trị sản xuất của
huyện tăng hàng năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, dịch
vụ tăng nhanh, thể hiện nhịp độ phát triển kinh tế của huyện đã có sự chuyển
biến rõ rệt từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu chuyển dần sang sản xuất
công nghiệp, dịch vụ.
Bảng 1.1. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện Tam Nông
giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị tính:Giá trị sản xuất: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
tốc độ
tăng bình
quân giai
đoạn(%)
I.Giá trị sản
xuất(giá cố định
1994)
165.16 210.83 260.27 287.2 322.04 367.09 414.28 453.65 15.53
1.Nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản
95.66 117.94 132.97 151.3 158.87 155.39 158.42 166.25 8.22
2.Công nghiệp-
xây dựng
29.36 43.52 46.1 53.5 61.27 98.58 121.01 134.5 24.29
3.Dịch vụ-thương
mại
40.15 49.38 81.2 82.4 101.9 113.12 134.85 152.9 21.05
II.Giá trị sản xuất
theo giá thực tế
212.23 273.42 359.01 434.74 483.56 573.78 636.1 719.65 19.06
III.Thu nhập bình
quân đầu
người(Triệu
đồng/người/năm
theo giá thực tế)
2.67 3.45 4.48 5.38 5.93 7.01 7.74 8.99 x
Nguồn:Phòng thống kê huyện Tam Nông
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
8
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lĩnh vực kinh tế có nhiều tiến bộ, đang từng
bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển năm sau cao hơn năm trước.Tỷ trọng
ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại tăng lên, tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm dần nhưng giá trị sản xuất
tăng khá theo xu hướng rất tích cực, tiến bộ.
1.1.3. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
Từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển đồng
đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục
phát triển theo hướng hàng hoá, từng bước được nâng cao chất lượng, giá trị
và hiệu quả; sản xuất nông nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng; năng lực
sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng cao, với sự tham gia tích cực
của khu vực kinh tế tư nhân.Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy
mô thị trường tiếp tục được mở rộng.Các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá,
thể thao có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực, đời sống nhân dân được
nâng lên.
Về cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp – xây dựng, từ 17,78% năm 2001 lên 29.65% năm 2008,
dịch vụ tăng từ 24.31% năm 2001 lên 33.70% năm 2008.Giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp từ 57.92% năm 2001 xuống còn 36.65% năm 2008.
Nông nghiệp – nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại hình, các
thành phần kinh tế.Trong nông nghiệp – nông thôn bên cạnh kinh tế hộ là chủ
yếu, kinh tế tập thẻ về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp
tác xã kiểu mới, các trang trại (chủ yếu là trang trại gia đình) đang phát
triển.Tính đến cuối năm 2008 có 57 trang trại (theo tiêu chí mới) tăng lên 34
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
9
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trang trại so với năm 2000, tổng doanh thu từ kinh tế trang trại năm 2008 tăng
6,9 lần so với 2001 và chiếm 2,06% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.Sự
phát triển của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng góp phần đa dạng hoá,
chuyên môn hoá và tập trung hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung hiện nay kinh tế của huyện về cơ bản vẫn là kinh tế thuần
nông, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt mức theo yêu cầu nhưng
đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
1.1.3.1. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
* Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực trồng trọt
Giai đoạn 2001-2008 vấn đề an ninh lương thực đã được giải quyết, xu
thế phát triển ngành trồng trọt đã bắt đầu xuất hiện những nhân tố ban đầu của
sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (như:
nguyên liệu giấy, nhựa, sơn), cho chế biến lương thực - thực phẩm như chế
biến bún, bánh, đậu phụ…và các nông sản khác đáp ứng tiêu dùng nội địa.Giá
trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2008 đạt 93.09 tỷ đồng.Cơ cấu giá trị sản
xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi.
Về sản xuất lương thực (so với năm 2001):Diện tích đất sản xuất lương
thực chỉ tăng 3.13%, diện tích tăng chủ yếu là do tăng vụ (năm 2001 là 6420.2
ha; năm 2008 là 6621.3 ha), nhưng năng suất tăng khá nên sản lượng tăng
khoảng 49%.Những diện tích trồng lúa bấp bênh do úng ngập được chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản, diện tích cao hạn đã từng bước được chuyển sang
trồng đậu tương, lạc, rau, trồng cỏ chăn nuôi. Đã tích cực triển khai đưa nhanh
giống mới có năng suất cao vào các xã có điều kiện thực hiện tốt như Vực
Trường, Thượng Nông, Tam Cường, Tứ Mỹ…nên đã đưa năng suất lúa từ
37.01 tạ/ha năm 2001 lên 44 tạ/ha năm 2007.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
10
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về cây công nghiệp chủ lực:Cây công nghiệp dài ngày như cây sơn
năm 2008 so với năm 2001 tăng 3.01 lần, sản lượng nhựa sơn tăng 2.6 lần
(tăng bình quân mỗi năm 23%), giá trị tăng 3,3 lần (tăng bình quân mỗi năm
23%), đặc biệt là gíai đoạn 2001-2006 mỗi năm tăng bình quân 34.87% giá
trị.Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc, đậu tương diện tích trồng tương
đối ổn định trên 900 ha, tuy nhiên do có sự đầu tư thâm canh và áp dụng các
tiến bộ kĩ thuật nên sản lượng năm 2008 so với năm 2001`tăng 1.67 lần, giá
trị sản lượng tăng 4.2 lần.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng
cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Đối với sản xuất lúa đã chuyển dịch mạnh
cơ cấu các trà lúa: ở vụ đông xuân, cơ bản xoá bỏ được trà chiêm, trà xuân
chính vụ, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn toàn huyện để hạn chế bất
lợi của thời tiết, đến nay trà xuân muộn toàn huyện chiếm trên 74% diện tích;
vụ mùa tăng trà mùa sớm và mùa trung để mở rộng cây vụ đông.Vụ đông qua
các năm mở rộng, phát triển và được coi là vụ sản xuất chính, diện tích cây vụ
đông từ 1401.5 ha năm 2001 lên 1590.1 ha năm 2008, góp phần nâng cao thu
nhập trên đơn vị diện tích.Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp
bước đầu được khởi động và đã xuất hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả cao
(theo số liệu điều tra năm 2007 huyện đã xây dựng 43 mô hình, trong đó có
33 mô hình đạt tiêu chí thu nhập cao).
* Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Chăn nuôi lợn và bò phát triển, chiếm tới trên 53% giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi. Đặc biệt là những năm sau 2001 tập trung đầu tư phát triển
chăn nuôi lợn theo hướng nạc phục vụ tiêu dung nội địa, chăn nuôi bò thịt đã
được tập trung chuyển hướng phát triển đàn bò theo hướng đàn bò thịt (lai
Zebu, lai sind), chăn nuôi gia cầm đã được phát triển theo hướng giảm dần số
hộ, tập trung mở rộng qui mô chăn nuôi trang trại gắn liền với thực hiện triệt
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
11
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
để công tác vệ sinh phòng dịch, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, đó là
hướng đi tích cực để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi.
Năm 2007 tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 48.95 tỷ đồng (giá
cố định năm 1994).Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi
chiếm tỷ trọng 38,2%, mục tiêu quy hoạch năm 2007 là 35%.Trong đó: Chăn
nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 59% toàn ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm
chiếm 16% và sản phẩm chăn nuôi khác chiếm 14%.Năm 2008, giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi đạt 50.826 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), gấp 1.027
lần so với năm 2007.
Về chuyển đổi cơ cấu giống: Tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai hướng nạc tăng
từ 7% tổng đàn (năm 2001) lên 16% tổng đàn (năm 2008); đàn lợn nái ngoại
đã tăng lên đạt 15,3% tổng đàn (năm 2008); tỷ lệ đàn bò lai sind đến năm
2008 đã đạt 19.2%.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá cố định 1994) năm 2008 đạt 7.359 tỷ
đồng, tăng bình quân 10.24%/năm (giai đoạn 2001-2008).Cơ cấu phát triển
lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng phát triển vốn rừng gắn liền với bảo
vệ môi trường sinh thái và đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh trồng rừng
nguyên liệu giấy cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy.
* Thuỷ sản
Giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá cố định 1994) năm 2008 là 12.926 tỷ
đồng, tăng bình quân 13.28%/năm (giai đoạn 2001-2008).Nuôi trồng thuỷ sản
có tốc độ phát triển nhanh, về diện tích nuôi trồng năm 2008 là 1043.4 ha tăng
201.82%so với năm 2001 (bình quân tăng 9.17%/năm), về sản lượng nuôi
trồng tăng từ 547,9 tấn năm 2001 lên 2041.9 tấn năm 2008 (bình quân tăng
20.68%/năm).Trong cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng từ
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
12
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
83,663% (năm 2001) lên 92.42% (năm 2008), tỷ trọng khai thác tự nhiên
giảm từ 13,64%(năm 2001) xuống 7.58% (năm 2008)
Trên địa bàn huyện đã có 30 trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 51%
tổng số trang trại trên địa bàn, là động lực thúc đẩy sản xuất thuỷ sản phát
triển, trong đó khoảng 21 trang trang trại có doanh thu trên 50 triệu
đồng/năm.
1.1.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
*Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn 2001-2008 sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát
triển khá, tốc độ tăng trưởng đã đạt 29.64%.Giá trị sản xuất ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 56 tỷ đồng.Công nghiệp quốc
doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh đã có những đóng góp quan trọng về
giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế, góp phần làm thay đổi, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà, cụm công
nghiệp Cổ Tiết, bước đầu đã thu hút được những dự án vào đầu tư xây
dựng.Công tác đào tạo đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực được quan tâm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thấp hơn mức tăng
trưởng bình quân chung của tỉnh, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại Hội Đảng
bô huyện lần thứ XXVII đề ra, tốc độ tăng trưởng chưa thạt sự đảm bảo ổn
định và bền vững., hiệu quả sản xuất thấp, giá trị gia tăng công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp chưa cao, tiến độ thu hút đầu tư chậm, cơ sở hạ tầng công
nghiệp thiếu và chưa đồng bộ, chưa khai thác được lợi thế về địa kinh tế của
huyện.
* Ngành xây dựng
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
13
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, do điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập và
mức sống của người dân được nâng lên là cơ sở thúc đẩy nhu cầu xây dựng
ngày càng cao.Số lượng các doanh nghiệp, đội xây dựng trên địa bàn huyện
tăng mạnh, thu hút 1.547 lao động năm 2008.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất ngành xây dựng giai đoạn 2001 - 2008 là 21.35%/năm.Giá trị sản xuất
ngành xây dựng năm 2008 đạt 78.5 tỷ đồng.Cũng nhờ sự phát triển vượt bậc
này giúp cho tỷ trọng ngành xây dựng trong giá trị sản xuất trên địa bàn
huyện ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho người dân và góp
phần ngày càng lớn trong phát triển kinh tế của huyện.
1.1.3.3. Các ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng 21.05%/năm giai
đoạn 2001 - 2008, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống
nhân dân.Về thương mại, giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng xã hội năm 2001 đạt 61.07 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên đạt trên 142 tỷ
đồng.Về dịch vụ tổng hợp:dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách có mức
tăng trưởng bình quân 23.75%/năm, riêng hàng hoá tăng 55.03%/năm;Dịch
vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh, đến 2008 đã có 11 máy
điện thoại/100 dân, so với năm 2001 tăng 9.1 lần, việc thông tin liên lạc trong
và ngoài huyện nhanh chóng thuận lợi, việc xây dựng hệ thống mạng lưới
thông tin nội bộ được chú trọng, tích cực góp phần thực hiện công tác cải
cách hành chính trong các cơ quan đơn vị; Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát
triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển.Mặc dù những
năm gần đây thực hiện chính sách miễn giảm thuế nhưng thu ngân sách vẫn
tăng năm sau cao hơn năm trước.Ngân hàng tín dụng đã bám sát chương
trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, mở rộng diện cho vay hộ vốn tạo điều
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
14
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để đầu tư phát
triển.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
15
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.4.1. Theo hướng sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với phát triển công nghiệp nông thôn
có tác dụng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp phát triển, ngược lại nông
nghiệp phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tạo ra sự phân
công mới về lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm
nghèo cho khu vực nông thôn.Từ nhận thức đó và thực tế nhiều huyện cũng
như Tam Nông phát triển công nghiệp nông thôn trước hết tập trung vào sản
xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất, công nghiệp và khai thác nguồn nguyên
liệu tại chỗ để phát triển ngành ngề nông thôn.Phát triển công nghiệp nông
thôn Tam Nông đã đạt được một số kết quả bước đầu; nhất là sản xuất nhựa
sơn.
Sản xuất nguyên liệu giấy:Trên địa bàn huyện từ lâu đã hình thành
vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng, với diện tích
2431 ha (năm 2008), sản lượng khai thác bình quân 40-50 mét khối gỗ
nguyên liệu trên 1 ha, chủ yếu là bạch đàn, keo, tre, bương.
Sản xuất nhựa sơn:Cây sơn là cây trồng truyền thống – đặc thù địa lý
của huyện với diện tích hiện có là 445 ha, trong đó 306 ha đang cho khai thác,
sản lượng nhựa cung cấp cho nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu bình quân 110
tấn/năm.Hiện nay huyện cũng đã xây dựng được một cơ sở sản xuất sản phẩm
tranh sơn mài, đây là nhân tố mới trong việc gắn sản xuất với chế biến.
1.1.4.2. Theo hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn
Năm 2008 giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
(theo giá cố định 1994) đạt 56 tỷ đồng, tăng 46.9 tỷ đồng so với năm 2001,
tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2008 bình quân đạt 29.64%/năm.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
16
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đến nay đã có 3548 cơ sở sản xuất (gồm: 34 hợp tác xã, 4 công ty cổ
phần, 7 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1 doanh nghiệp tư nhân, 3506 cơ sở quy
mô hộ) thu hút 5276 lao động, tăng 1910 cơ sở và 2880 lao động so với năm
2001.
Sản phẩm gồm 6 loại sản phẩm thuộc nhóm ngành nghề chính là: Chế
biến nông sản, thực phẩm; Khai thác chế biến khoáng sản; Sản xuất vật liệu
xây dựng; Chế biến lâm sản và các ngành nghề dịch vụ khác.
Phát triển công nghiệp nông thôn đã thu hút được phần lớn nguyên liệu
tại chỗ để chế biến làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, đồng thời tạo ra sự
thay đổi về phân công lại lao động xã hội.Thực tế cho thấy lao động phục vụ
sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động cho công nghiệp tăng và
bình quân thu nhập của lao động khu vực nông thôn cũng tăng lên đáng kể.
Sự phát triển ngành nghề nông thôn có bước phát triển tích cực, tăng
với tốc độ khá, sản phẩm đa dạng hơn, mẫu mã đẹp hơn, máy móc thiết bị
được đầu tư, cải tiến, chất lượng giá trị sản phẩm được nâng lên, nhiều làng
nghề được duy trì phát triển.Đến cuối năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
công nhận và cấp bằng cho 01 làng nghề mộc Minh Đức – Thanh Uyên.Đồng
thời, công tác hỗ trợ làng nghề tiếp tục được triển khai, đến hết năm 2007 đã
có 5 dự án được tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ nhân cấy thêm làng
nghề mới, phát triển nâng cao làng nghề đã có.
1.1.4.3. Chuyển dịch theo hướng nâng cao giá tri thu nhập trên 01 đơn vị
diện tích đất sản xuất
Giá trị sản xuất nông nghiêp, thủy sản trên đơn vị diện tích đất nông
nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 15,7 triệu đồng/ha năm 2007. theo giá thực
tế đạt 29,3 triệu đồng/ha năm 2007.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
17
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giá trị sản xuất trồng trọt (bao gồm tất cả các cây trồng trên địa bàn)
trên đơn vị diện tích đất canh tác (diện tích đất trồng cây hàng năm) theo giá
cố định 1994 đạt 21,6 triệu đồng/ha năm 2007. theo giá thực tế đạt 29,7 triệu
đồng/ha năm 2007.
1.2. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố và phát triển
Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước được tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển.Kinh tế tập thể đang tiếp tục đổi mới, kinh tế tư nhân được khuyến
khích phát triển.Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi theo luật đã bước đầu sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, hiện nay trên địa bàn huyện có 34 hợp tác xã
hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, điện dân dụng, vận tải, thương mại,
tiểu thủ công nghiệp.
1.3. Khoa học công nghệ
Công tác nghiên cứu khoa học,ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ
mới vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh và tăng cường trên tất cả các lĩnh
vực:Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa
giống năng suất – chất lượng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kĩ thuật canh
tác được xác định là khâu đột phá thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất
nông nghiệp.Từ sau tái lập huyện nhất là giai đoạn 2001 đến nay công tác
khuyến nông chuyển giao đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất được chú trọng,
năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng nhanh và đạt được kết quả đáng
khích lệ, tạo bước chuyển biến tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển.Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng nhanh vào sản xuất và đời
sống đã phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
18
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
như:Tiến bộ trồng lạc phủ nilon, gieo mạ xuân muộn có che phủ nilon, nghiên
cứu phục hồi phát triển cây sơn nhựa và ứng dụng giống cây con lai mới tiến
bộ kĩ thuật trong sản xuất.
1.4. Đánh giá thành tựu đạt được, một số tồn tại cần khắc phục và
nguyên nhân tồn tại
Giai đoạn 2001 – 2008 bộ mặt kinh tế - xã hội huyện Tam Nông đã có
sự thay đổi, kinh tế phát triển góp phần phát triển xã hội.Bên cạnh những
thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần khắc phục, được đúc
rút như sau:
-Thành tựu đạt được: Đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng trong
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều
hành, tranh thủ mọi cơ hội, khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển.An ninh
lương thực được đảm bảo, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực,
kinh tế giữ được tốc độ phát triển khá.
-Một số tồn tại cần khắc phục:Tốc độ phát triển ngành công nghiệp và
tốc độ đô thị hóa chậm, sản phẩm hàng hóa đơn điệu, chất lượng hiệu quả
đem lại chưa cao.Những mặt hàng chủ lực chưa có khối lượng lớn, tỷ lệ nông,
lâm sản qua chế biến thấp, thị trường, lượng hàng hóa tiêu thụ không ổn định,
sức cạnh tranh thấp.Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế chậm, đặc biệt
là kinh tế nông thôn.Việc khai thác tiềm năng, lợi thế, thế mạnh vào phát triển
kinh tế chưa đáp ứng được với yêu cầu.Các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải
hàng hóa phát triển còn yếu.
-Nguyên nhân tồn tại:Tư tưởng trông chờ, ỷ nại, tự mãn với những kết
quả đạt được còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, nhân dân.Trình độ năng
lực cán bộ quản lý ở một số địa phương còn yếu, thiếu năng động và tâm
huyết với công việc.Tam Nông là huyện miền núi có điểm xuất phát thấp, kết
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
19
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cấu hạ tầng còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu
cầu.Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên
xảy ra, nhiều tình huống vượt quá khả năng chủ động ứng phó.Cơ chế chính
sách chưa đồng bộ, còn chồng chéo.
Qua việc đánh giá các thành tựu đạt được và những mặt yếu kém
huyện Tam Nông cần phải khắc phục, sửa đổi và tiếp tục phấn đấu để phát
triển kinh tế - xã hội, đưa huyện thoát khỏi huyện nghèo.
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
20
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2001 -2008
2.1. Giới thiệu phân ngành kinh tế quốc dân và đặc điểm phân ngành
kinh tế ở huyện Tam Nông
2.1.1. Giới thiệu về phân ngành kinh tế quốc dân
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam năm 2007 gồm 5 cấp.Ngành cấp
1 có 21 ngành; ngành cấp 2 có 88 ngành; ngành cấp 3 có 242 ngành; ngành
cấp 4 có 437 ngành; ngành cấp 5 có 642 ngành.Các ngành cấp 1 là:
-Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
-Khai khoáng
-Công nghiệp chế biến chế tạo
-Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà
không khí
-Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
-Xây dựng
-Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác
-Vận tải kho bãi
-Dịch vụ lưu trú và ăn uống
-Thông tin và truyền thông
-Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
-Hoạt động kinh doanh bất động sản
-Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
-Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
21
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà
nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
-Giáo dục và đào tạo
-Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
-Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
-Hoạt động dịch vụ khác
-Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình sản xuất sản
phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
-Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế
2.1.2. Đặc điểm phân ngành kinh tế của huyện Tam Nông
Về cơ bản phân ngành kinh tế của huyện vẫn dựa theo phân ngành kinh
tế quốc dân, nhưng do đặc điểm kinh tế của huyện có những điểm riêng nên
việc phân chia kinh tế vẫn chia thành 3 nhóm ngành lớn, đó là: Nông, lâm
nghiệp và thủy sản;Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng;Thương
mại – dịch vụ để việc đánh giá, tổng hợp số liệu được thuận tiện, dễ dàng hơn.
2.2. Phân tích thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
2.2.1. Phân tích thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của
huyện giai đoạn 2001 – 2008
Với những số liệu đã có ở bảng 1.1 ta có thể lập được bảng số liệu biểu
hiện giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện
giai đoạn 2001 – 2008 như sau:
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
22
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tam Nông
giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị tính:Giá trị sản xuất số tương đối:tỷ đồng, tỷ trọng:%
Số
thứ
tự
Chỉ tiêu
Năm
Tổng giá
trị sản
xuất(giá
cố định
năm 1994)
Trong đó
Nông,lâm nghiệp
và thuỷ sản
Công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ-thương
mại
I
Số tuyệt
đối
2001 165.16 95.66 29.36 40.15
2002 210.83 117.94 43.52 49.38
2003 260.27 132.97 46.10 81.20
2004 287.20 151.30 53.50 82.40
2005 322.04 158.87 61.27 101.90
2006 367.09 155.39 98.58 113.12
2007 414.28 158.42 121.01 134.85
2008 453.65 166.25 134.50 152.90
II Tỷ trọng
2001 100 57.92 17.78 24.30
2002 100 55.94 20.64 23.42
2003 100 51.09 17.71 31.20
2004 100 52.68 18.63 28.69
2005 100 49.33 19.03 31.64
2006 100 42.33 26.85 30.82
2007 100 38.24 29.21 32.55
2008 100 36.65 29.65 33.70
Với số liệu tính toán từ bảng số liệu trên ta có thể biểu diễn cơ cấu giá
trị sản xuất của huyện như sau:
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
23
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tam Nông giai đoạn 2001
-2008
Qua kết quả bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 trên ta có thể nhận thấy nền kinh tế
của huyện những năm qua đã có sự chuyển dịch đáng kể và chuyển dịch đúng
hướng.Giá trị sản xuất tăng bình quân 15.54%/năm.Giá trị sản xuất ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên từ 95.66 tỷ đồng năm 2001 lên 166.25
tỷ đồng năm 2008 nhưng tỷ trọng lại giảm đáng kể, từ 57.92% năm 2001
xuống còn 36.65% năm 2008.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng tăng từ 29.36 tỷ đồng năm 2001 lên 134.5 tỷ đồng
năm 2008, và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
cũng tăng dần, từ 17.78% năm 2001 lên 29.65% năm 2008.Giá trị sản xuất
ngành thương mại - dịch vụ tăng lên, từ 40.15 tỷ đồng năm 2001 lên 152.9 tỷ
đồng năm 2008, và tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ cũng tăng dần, từ
24.30% năm 2001 lên 33.70% năm 2008.
Cùng với sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch
theo hướng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện.Sự chuyển dịch đó được biểu hiện ở bảng sau:
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
24
Khoa Thống kê Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình phân công và sử dụng lao động của huyện
Tam Nông qua các năm
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số lao động trong các
ngành kinh tế quốc dân
100 100 100 100 100 100 100 100
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 86.90 86.00 81.90 83.80 82.00 80.30 79.20 77.80
Công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp- xây dựng
5.60 6.40 7.70 8.00 8.80 10.10 9.80 10.50
Dịch vụ - thương mại 7.50 7.60 10.40 8.30 9.20 9.50 11.00 11.70
Nguồn:Niên giám thống kê huyện Tam Nông
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lao động trong ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng lao
động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 86.9% năm 2001
xuống còn 77.80% năm 2008.Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp lớn,
tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ - thương mại rất thấp chứng tỏ kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng tăng từ 5.6% năm 2001 lên 10.50% năm 2008 do một
số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng mới phát triển như
sản xuất gạch, may công nghiệp, nghề mộc đã thu hút được nhiều lao động ở
bộ phận nông nghiệp sang bộ phận này.Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ
tăng từ 7.5% năm 2001 lên 11.70% năm 2008, các chợ được quy hoạch, nền
kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân tăng nên ngành dịch vụ cũng
phát triển và thu hút được nhiều lao động.Như vậy cơ cấu lao động của huyện
cũng đang có bước chuyển dịch tuy còn chậm nhưng đã đi đúng hướng, đây
Lớp Thống kê 47A Nguyễn Thị Hòa
25