Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 195 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐÀO NGUYỄN HƯƠNG DUYÊN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA
DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐÀO NGUYỄN HƯƠNG DUYÊN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án
đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực.

Tác giả luận án

Đào Nguyễn Hương Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....... 36
1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............. 38
Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 42
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP .............. 43

2.1. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp .................................................... 43
2.2. Lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi
gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp .......................................... 70
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong xây dựng, áp dụng pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường nước và gợi mở cho Việt Nam. .......................................................... 83
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp
tại Việt Nam................................................................................................... 94
Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 98
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA
DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 99
3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành
vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp. ..................................... 99


3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường nước của các doanh nghiệp tại Việt Nam. .......................... 109
Kết luận Chương 3 ........................................................................................... 138
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP .................................................. 139
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. ........................................... 139
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp. ....................... 144

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt
hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp
gây ra. .......................................................................................................... 156
Kết luận Chương 4 ........................................................................................... 164
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ ......................................................................................................... 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 169
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 182


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bồi thường thiệt hại

BTTH

Bộ Luật Dân sự

BLDS

Bộ Luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS

Bảo vệ môi trường

BVMT

Doanh nghiệp


DN

Khu cơng nghiệp

KCN

Ơ nhiễm mơi trường nước

ONMTN

Luật Doanh nghiệp

LDN

Xử phạt hành chính

XPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

XPVPHC

Vi phạm phạm pháp luật

VPPL

Trách nhiệm hình sự

TNHS


Ủy ban nhân dân

UBND


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự sơ thẩm trên địa bản
cả nước Giai đoạn 2016-2020 ......................................................................... 116
Biểu đồ 3.1: Số vụ yêu cầu BTTH gây ONMTN và số vụ có doanh nghiệp
là bị đơn ........................................................................................................... 117
Biểu đồ 3.2. Thống kê tình hình vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính của
Thanh Tra của Bộ TN-MT liên quan đến hành vi gây ONMTN do DN
thực hiện ........................................................................................................... 122


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong q trình đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế, những tác động tiêu cực đến môi
trường bộc lộ rõ nét. Tình trạng các doanh nghiệp (DN) xả thải trực tiếp nước thải
sản xuất chưa qua xử lý, hoặc nước thải chứa độc tố ra môi trường đang có chiều
hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, hành vi vi phạm, người bị thiệt
hại lên đến hàng nghìn hộ dân. Điển hình như vụ Vedan năm 2008 và vụ Formorsa
năm 2016. Điều này bắt nguồn từ việc các DN chưa tuân thủ nghiêm các qui định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), hạn chế từ các qui định của pháp luật
về BVMT, do đó cơng tác xử lý hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về môi trường
của các DN thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Các hành vi gây ô nhiễm môi
trường nước (ONMTN) không chỉ gây ra thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường
như làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường là thiệt hại chung cho cộng
đồng người sống phụ thuộc vào nguồn nước đã bị ơ nhiễm; mà cịn làm thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu
quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra. Vì vậy, người bị
thiệt hại đã yêu cầu các DN có hành vi gây ONMTN phải BTTH.
Để giải quyết BTTH trong các vụ việc này, trên thực tế, các bên thường thơng
qua chính quyền địa phương nhằm thỏa thuận để có mức bồi thường tượng trưng
hoặc chuyển hóa thành một khoản tiền “hỗ trợ cải tạo mơi trường”. Có thể thấy đây
là phương pháp giải quyết mang tính tình thế bởi chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa
học, pháp lý vững chắc, đặc biệt là mục đích khơi phục mơi trường như lúc ban đầu
chưa thực sự được đảm bảo. Thực trạng này có nguyên nhân xuất phát từ việc các
qui định của pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm mơi trường nói chung
và mơi trường nước nói riêng còn chưa đồng bộ và đầy đủ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền được sống trong môi
trường trong lành được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 quyền được bảo vệ lợi
ích chính đáng của chủ thể bị thiệt hại trong các vụ việc yêu cầu BTTH do các DN
gây ONMTN, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền được BTTH tại khoản 2

1


Điều 30: “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo qui định của pháp luật”, và tại khoản 3 Điều 63: “Tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa
dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt
hại”. BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015, Luật BVMT năm 2020 cũng đã cụ thể
hóa qui định trong Hiến pháp năm 2013 về trách nhiệm BTTH của DN khi có hành
vi gây ONMTN… Các Bộ luật, Luật này được hướng dẫn thi hành của Tịa án nhân
dân tối cao, Nghị định của Chính phủ về cách xác định thiệt hại để tiến hành BTTH
ngoài hợp đồng, xác định thiệt hại đối với môi trường... Nhìn chung, các văn bản
qui phạm pháp luật đã có những qui định về trách nhiệm của người có hành vi gây
thiệt hại làm ô nhiễm môi trường; về căn cứ phát sinh BTTH; về hình thức trách

nhiệm BTTH và về các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH đối với hành vi
gây ONMTN của các chủ thể vi phạm.
Trên nguyên tắc người gây thiệt hại phải bồi thường và việc bồi thường phải
toàn bộ, kịp thời. Luật BVMT năm 2020 thay thế cho Luật BVMT năm 2014 đã có
những qui định tiến bộ, đóng vai trị to lớn trong việc bảo vệ quyền được BTTH của
người dân, đặc biệt là các hộ nông dân chịu ảnh hưởng trực tiếp do hậu quả của
ONMTN. Tuy nhiên, pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ONMTN vẫn bộc lộ
những hạn chế, thiếu sót thể hiện qua cơ chế khởi kiện của các hộ nông dân cùng
chịu bị ảnh hưởng do DN có hành vi gây ONMTN hay trong việc xác định thiệt hại
đối với ONMTN, về ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ giải quyết BTTH…
Chính sự hạn chế này dẫn đến thực tế rằng việc BTTH đối với hành vi gây ONMTN
của DN chủ yếu được thực hiện qua hình thức thỏa thuận hoặc khởi kiện dân sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của DN đối với các tội về môi trường được qui
định trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018).
Nhưng qua thống kê của TAND tối cao thì từ năm 2008 đến năm 2018, khơng có vụ
xét xử hình sự nào về tội gây ơ nhiễm mơi trường (Điều 182 BLHS năm 1999).
Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu lý luận cũng như đánh giá thực
trạng về trách nhiệm BTTH của DN khi thực hiện hành vi gây ONMTN theo qui
định pháp luật Việt Nam hiện nay để nắm bắt được những yếu tố thuận lợi cũng như

2


khó khăn, hạn chế, thiếu sót của qui định pháp luật được áp dụng trong thực tiễn
giải quyết thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện kịp thời các qui định
của pháp luật, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân chịu ảnh
hưởng do ONMTN. Từ những phân tích và đánh giá, yêu cầu trên, nghiên cứu sinh đã
chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường nước của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án
tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và pháp
luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN, về thực tiễn thực
hiện pháp luật trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN, từ đó đề xuất
định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của Luận án:
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ và hệ thống lý luận về trách nhiệm BTTH đối với hành
vi gây ONMTN của DN và pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây
ONMTN của DN ở Việt Nam. Trong đó Luận án tập trung làm rõ: khái niệm, đặc
điểm trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN; về nội dung, các
nguyên tắc của pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của
DN, cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về
trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành
vi gây ONMTN của DN ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra các thành tựu, hạn chế, thiếu
sót, bất cập và ngun nhân của tình trạng đó.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm BTTH đối
với hành vi gây ONMTN của các DN ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất định hướng, nêu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN ở Việt
Nam hiện nay.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý luận, các văn bản qui phạm pháp

luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây
ONTMN của DN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung và không gian nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích, đánh
giá các qui định của pháp luật hiện hành về BTTH đối với hành vi gây ONMTN của
DN được qui định trong BLDS năm 2015 và Luật BVMT năm 2020 và các văn bản
pháp lý liên quan đến đối tượng là DN. Về thực tiễn thực hiện pháp luật về BTTH
đối với hành vi gây ONMTN của DN trong phạm vi cả nước.
- Về phạm vi chủ thể: Chủ thể BTTH đối với hành vi gây ONMTN là doanh
nghiệp theo qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực tiễn BTTH đối với hành vi
gây ONMTN của DN trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2022.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận là quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về môi trường nhằm xây dựng, giữ gìn và bảo vệ mơi trường, kết
hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị về môi trường sống của con người.
Các vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường, hành vi gây ô nhiễm môi trường, trách
nhiệm BTTH đối với hành vi gây ơ nhiễm mơi trường được phân tích trên cơ sở
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, Luận án sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các phần
của Luận án. Việc sử dụng phương pháp phân tích chủ yếu tại Chương 2 nhằm phân
tích các khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH đối với hành vi
gây ONMTN. Tại Chương 3, phương pháp được sử dụng để phân tích qui định của

4



pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN. Từ đó, tác
giả đưa ra những lập luận để diễn giải nội dung, mục đích và ý nghĩa của các khái
niệm, thuật ngữ và các qui định của pháp luật về BTTH đối với hành vi gây
ONTMN của DN. Tại Chương 4, phương pháp được sử dụng để làm rõ các dề xuất
giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật về môi trường nước.
- Phương pháp diễn dịch, qui nạp: Tác giả sử dụng hai phương pháp qui nạp
và diễn dịch trong việc đánh giá tình hình nghiên cứu về trách nhiệm BTTH đối
với hành vi gây ONMTN của DN (Chương 1), tổng kết và trình bày những khái
niệm, thuật ngữ mấu chốt liên quan tới trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây
ONMTN của DN từ những phân tích trước đó (Chương 2), đánh giá thực trạng
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN,
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật (Chương 3).
- Phương pháp so sánh: Việc so sánh được thực hiện chủ yếu tại Chương 2. Cụ
thể, trên cơ sở phân tích qui định pháp luật các quốc gia về BTTH đối với hành vi
gây ONMTN của DN, Luận án sử dụng phương pháp so sánh luật học để thấy sự
tương đồng và khác biệt của pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia, từ đó rút
ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về
BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN tại Chương 2, Chương 4.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội tại
Việt Nam cũng như các số liệu được nêu trong các Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân
dân tối cáo, của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện luật BVMT năm
2014 và tình hình BVMT qua các năm, trong đó có các số liệu tản mản trên các trang
cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND các tỉnh, các bài
viết đưa tin… được tác giả thống kê theo mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm
rõ nội dung các qui định pháp luật hiện hành về BTTH đối với hành vi gây ONMTN,
đặc biệt là về thực tiễn thi hành pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ONMTN của
DN được nêu tại Chương 3. Những số liệu được thống kê sẽ làm cơ sở quan trọng để
tác giả đánh giá thực trạng BTTH đối với hành vi gây ONMTN và thực trạng BVMT

tại Việt Nam, từ đó chỉ ra hạn chế, nguyên nhân của thực trạng và đề xuất phương
hướng hoàn thiện pháp luật tại Chương 4.

5


- Phương pháp tổng hợp: Những nhận định, kết luận, ý kiến đánh giá sau khi
phân tích trong Luận án được sử dụng phương pháp tổng hợp, đặc biệt là kết luận
của từng chương và kết luận chung của Luận án để làm rõ mục đích của từng nội
dung nghiên cứu, đề xuất.
- Phương pháp dự báo khoa học: Những bất cập trong qui định pháp luật tại
Chương 3 và định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật tại Chương 4 được tác giả
đưa ra dựa trên thực trạng thực hiện pháp luật và chính sách của Đảng về BVMT.
5. Những điểm mới của Luận án
So với các cơng trình nghiên cứu trước đây, Luận án có những điểm mới sau:
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về trách nhiệm BTTH đối với hành
vi gây ONMTN như: chủ thể BTTH, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH, hình thức
trách nhiệm BTTH, các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH, phương pháp xác
định thiệt hại đối với chủ thể là DN gây ra.
Thứ hai, Luận án cập nhật các qui định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật
BVMT năm 2020 để làm rõ khái niệm pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với
hành vi gây ONTMN và nội dung pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành
vi gây ONMTN do chủ thể là DN thực hiện.
Thứ ba, từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BTTH đối với
hành vi gây ONMTN của DN ở Việt Nam giai đoạn 2015-2022, Luận án xây dựng
luận cứ và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần hệ thống và bổ sung, làm rõ lý

luận về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN và lý luận về
pháp luật trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN của DN.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tại các cơ quan lập pháp, cơ
quan thi hành pháp luật trong quá trình nghiên cứu, xây dựng chính sách và hồn thiện
pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONTMN của DN trong thời gian

6


tới; cũng như đối với việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo có chuyên
ngành về Luật BVMT. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với với các cơ quan thực
tiễn, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết yêu cầu BTTH đối với hành
vi gây ONMTN của DN, đặc biệt trong vấn đề yêu cầu DN không chỉ BTTH đối với
các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại mà còn BTTH để khắc phục ô nhiễm môi trường và đề
cao vai trò của UBND trong việc thực hiện quyền yêu cầu BTTH đối với DN gây
ONMTN trong thời gian tới theo Luật BVMT năm 2020.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận án được kết cầu thành 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành
vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp và pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp.
Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường
nước của doanh nghiệp.


7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu về đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây
ô nhiễm mơi trường nói chung và gây ONMTN nói riêng đã được thực hiện dưới
nhiều góc độ và nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu đã
xây dựng thành công hệ thống lý thuyết, hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh làm cơ
sở lý luận của việc ban hành, thực hiện và hoàn thiện các qui định pháp luật điều
chỉnh vấn đề BTTH đối với hành vi gây ơ nhiễm mơi trường nói chung và gây
ONMTN nói riêng. Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN, cũng như phân tích, so sánh
qui định pháp luật các quốc gia về trách nhiệm dân sự về BTTH về mơi trường. Các
cơng trình đó có thể được sắp xếp thành những nhóm sau: (i) các nghiên cứu về các
vấn đề lý luận chung về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ONMTN, (ii) các
nghiên cứu về thực trạng pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ONMTN, (iii) các
nghiên cứu về thực tiễn thi hành các qui định của pháp luật và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về BTTH đối với hành vi gây ONMTN.
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi gây ô nhiễm môi trường nước
1.1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về môi trường nước, ô nhiễm môi trường
nước và hành vi gây ô nhiễm môi trường nước
Khi thực hiện nghiên cứu về trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm
môi trường nói chung và mơi trường nước nói riêng, rất nhiều nhà nghiên cứu đã
đưa ra những lập luận để luận giải các khái niệm cơ bản của trách nhiệm BTTH
đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường như: khái niệm môi trường, khái niệm ô
nhiễm môi trường, khái niệm hành vi gây ô nhiễm môi trường, khái niệm BTTH

đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Về khái niệm mơi trường, trong Luận án tiến sĩ “Hồn thiện pháp luật về
trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam” (2013), tác giả

8


Nguyễn Thị Tố Uyên chỉ ra rằng xung quanh khái niệm mơi trường, hiện nay có rất
nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu tại Việt
Nam và trên thế giới. Cụ thể, tác giả giới thiệu năm khái niệm cơ bản và phổ biến
về mơi trường trong đó có quan điểm thứ năm đưa ra định nghĩa về môi trường theo
qui định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.” Khái niệm này cũng được tiếp cận trong đề tài nghiên cứu khoa
học “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường
gây nên tại Việt Nam” do Bộ môn Luật Môi trường Trường Đại học Luật Hà Nội tổ
chức thực hiện vào năm 2007.
Quan điểm về khái niệm mơi trường trước đó cũng đã được tác giả Bùi Đức
Hiển trình bày trong Luận văn Thạc sĩ “Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay” (2010) và tác giả Nguyễn
Ngọc Anh Đào trong Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế
trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” (2013).
Tiếp cận khái niệm môi trường trong mối liên hệ với tội phạm, tác giả Nguyễn
Hữu Hòa, trong Luận án Tiến sĩ “Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình
hình, ngun nhân và giải pháp phịng ngừa” (2019) nhìn nhận mơi trường là tất cả
những gì xung quanh con người, bao gồm khơng khí, nước, đất đai, sông hồ, rừng
núi, biển cả, thế giới sinh vật. Khái niệm mơi trường mà tác giả Nguyễn Hữu Hịa
đưa ra có nét tương đồng với khái niệm mơi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đưa ra khái niệm
môi trường theo hướng liệt kê các thành phần của môi trường.

Thu hẹp nội dung của khái niệm môi trường, các tác giả Nguyễn Quốc Hùng và
Lê Thị Thúy Phương đã đưa ra các khái niệm tài nguyên nước và môi trường nước.
Trước hết, trong Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về phịng chống và khắc phục ơ nhiễm
nguồn nước – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình” (2017), tác giả Nguyễn Quốc
Hùng nhận định tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong
lãnh thổ đó mà con người có thể khai thác, sử dụng được, xét cả về mặt lượng và
chất, cho sinh hoạt và sản xuất, trong hiện tại và tương lai. Tác giả Lê Thị Thúy

9


Phương, khái niệm môi trường nước được đề cập tới trong Luận văn Thạc sĩ “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp gây ONMTN theo qui định của pháp luật
Việt Nam” (2019) được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và
tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể
bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước.
Khác với những khái niệm về môi trường được các học giả Việt Nam đưa ra,
hai học giả I Made Arya Utama và I Nengah Suharta, trong bài viết “The challenges
of water pollution: Enforcement of water pollution control” (Những thách thức của
ô nhiễm nguồn nước: Thực thi việc kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước) (2018),
Hasanuddin Law Review, Vol. 4 Issue 1, đã đúc kết một khái niệm về mơi trường
mang tính khái qt cao. Cụ thể, hai tác giả này cho rằng môi trường là sự thống
nhất, tồn vẹn của khơng gian với mọi sự vật, sức mạnh, trạng thái và những sinh
vật sống, bao gồm con người và các hành vi, có sức ảnh hưởng tới tự nhiên, sự sống
còn của đời sống, sự thịnh vượng của con người và của những lồi sinh vật sống
khác. Cũng xem xét khái niệm mơi trường với sự sống, các tác giả G.A. Valera,
T.C.T Pissarra, M.V. Martins Filho, R.F. Valle Junior, L.F. Sanches Fernades và
F.A.L Pacheco, trong bài viết “A legal framework with scientific basis for applying
the ‘polluter pays principle’ to soil conservation in rural watersheds in Brazil”
(Khung pháp lý với cơ sở khoa học để áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả

tiền nhằm bảo tồn đất tại các đường phân thủy thuộc khu vực nông thôn tại Brazil)
(2017), Land Use Policy, Volume 66, định nghĩa môi trường là tập hợp các điều kiện,
qui luật, sự ảnh hưởng và tương tác về vật lý, hóa học và sinh học, là nơi ni dưỡng và
duy trì sự sống dưới mọi hình thức. Cuối cùng, tác giả Hassan Abiodun Mazeedah với
cơng trình nghiên cứu “Problem of proof and causation in environmental litigation in
Nigeria” (Vấn đề về chứng cứ và mối quan hệ nhân quả trong tố tụng về môi trường tại
Nigeria) (2018) xác định môi trường là sự kết hợp của các yếu tố có mối quan hệ qua
lại tạo nên bối cảnh, mơi trường xung quanh và điều kiện sống của cá nhân và của xã
hội như chúng vốn có và như chúng được cảm nhận.
Về khái niệm ô nhiễm môi trường, trước hết, theo tác giả Shahidul Islam, ơ
nhiễm có nghĩa là sự thay đổi của các đặc tính vật lý hoặc sinh học của khơng khí,

10


nước hoặc đất, bao gồm sự thay đổi về nhiệt độ, mùi vị, độ đục hoặc mùi hoặc bất
kỳ đặc điểm nào khác của chúng hoặc sự thải ra bất kỳ chất lỏng, khí, rắn, phóng xạ
hoặc các chất khác vào khơng khí, nước hoặc đất hoặc bất kỳ yếu tố nào của mơi
trường gây hại cho khơng khí, nước hoặc đất, gây bất lợi cho sức khỏe cộng đồng,
an toàn hoặc phúc lợi hoặc đối với hoạt động sinh hoạt, thương mại, cơng nghiệp ,
nơng nghiệp, giải trí hoặc các hoạt động khác, đối với hệ sinh thái bao gồm vật
nuôi, động vật hoang dã, chim, cá, thực vật hoặc các dạng sinh vật sống khác. Chất
gây ô nhiễm mơi trường có nghĩa là bất kỳ chất rắn, lỏng hoặc khí có thể có hoặc có
xu hướng gây hại cho môi trường và bao gồm nhiệt, tiếng ồn và các tia có hại.
(“Legal issues of river pollution through industrial effluents” - Các vấn đề pháp lý
về ô nhiễm sông do nước thải công nghiệp (2011), Eastern University Journal, Vol.
3, Issue 3. Còn theo tác giả Bùi Kim Hiếu trong Luận án Tiến sĩ “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay”,
năm 2015 [24] Tác giả cho rằng, ô nhiễm môi trường là hiện tượng thay đổi của các
thành phần mơi trường như đất, nước, khơng khí theo hướng tiêu cực, không phù

hợp với các tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành,
gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
Trong cơng trình nghiên cứu “Problem of proof and causation in
environmental litigation in Nigeria” (Vấn đề về chứng cứ và mối quan hệ nhân quả
trong tố tụng về môi trường tại Nigeria) (2018), tác giả Hassan Abiodun Mazeedah
nhận định môi trường bị coi là ô nhiễm khi các thành phần và điều kiện của môi
trường bị thay thế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hoạt động của con
người khiến cho việc khai thác và sử dụng các tài ngun mơi trường trở nên khó
khăn hơn. Ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi
trường theo nhiều cách khác nhau như gây tổn hại tới sức khỏe của con người thông
qua những tạp chất hóa học có trong khơng khí, thức ăn, nước uống; gây tổn hại tới
các loài thực vật, động vật, đất và nguồn nước; gây ra khói bụi là ảnh hưởng tới chất
lượng khơng khí; ơ nhiễm trong một thời gian dài gây thương tổn nghiêm trọng tới
sức khỏe con người trong một số trường hợp đặc biệt. Một quan điểm khác về ô
nhiễm tới từ hai tác giả I Made Arya Utama và I Nengah Suharta trong bài viết “The

11


challenges of water pollution: Enforcement of water pollution control” (Những
thách thức của ô nhiễm nguồn nước: Thực thi việc kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước)
(2018), Hasanuddin Law Review, Vol. 4 Issue 1, đã định nghĩa ô nhiễm môi trường
là sự xâm nhập hoặc đưa các sinh vật, các chất, năng lượng hoặc các thành phần
khác vào môi trường bởi các hoạt động của con người, dẫn đến việc vượt quá tiêu
chuẩn chất lượng môi trường đã được qui định.
Không đi sâu vào phân tích khái niệm ơ nhiễm mơi trường như những tác giả
khác, các tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Lê Thị Thúy Phương [45]

và J.C.


Kanamugire phân tích trực diện khái niệm ONMTN hay ô nhiễm nguồn nước. Cụ
thể, trong Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm
nguồn nước – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình” (2017) của tác giả Nguyễn
Quốc Hùng, ô nhiễm nguồn nước được hiểu là sự biến đổi các thành phần của nước
theo hướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động vật, thực vật mà sự thay
đổi đó chủ yếu do chính hoạt động của con người gây ra với qui mô, phương thức
và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mơ hình, tính chất vật lý
và sinh học của nước. Ơ nhiễm nguồn nước có thể xảy ra do các nguyên nhân tự
nhiên hoặc nhân tạo nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là nhân tạo do nguồn nước tiếp
nhận quá nhiều chất thải do hoạt động sản xuất của con người. Tác giả Lê Thị Thúy
Phương [45], ONMTN là sự biến đổi của các thành phần trong môi trường nước và sự
biến đổi đó khơng cịn phù hợp với qui chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn kĩ thuật về môi
trường nước, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật. Lê Thị Thúy Phương [45] cũng
ghi nhận ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo là những nguyên nhân gây ra ONMTN.
Còn với tác giả J.C. Kanamugire, trong Luận văn Thạc sĩ “Offences and penalties for
water pollution in South Africa – A comparative analysis of South African, British,
American and Australian legislation” (Vi phạm và chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm
nguồn nước tại Nam Phi – Một phân tích mang tính so sánh giữa pháp luật Nam Phi,
Anh, Mỹ và Australia) (2008), ONMTN được định nghĩa là sự thay đổi trực tiếp hoặc
gián tiếp trong các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học của nguồn nước khiến nguồn
nước khơng cịn phù hợp cho mục đích khai thác và sử dụng, gây hại hoặc có nguy cơ
gây hại tới an sinh xã hội, sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng, tới các sinh vật thủy

12


sinh và cả các sinh vật không sinh sống dưới nước, tới chất lượng của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đất đai.
Về khái niệm hành vi gây ô nhiễm mơi trường, tác giả Bùi Kim Hiếu [24] nhìn
nhận hành vi gây ô nhiễm môi trường là những hành vi khơng tn thủ các qui định

của chính sách và pháp luật về môi trường, tác động đến các yếu tố cơ bản tạo nên
môi trường và làm biến dạng, thay đổi các yếu tố này, làm tổn hại đến môi trường,
gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản cho con người. Hành vi gây ô
nhiễm môi trường làm thay đổi tính chất vốn có và ngun thủy của môi trường và
vi phạm những tiêu chuẩn tối thiểu để duy trì một mơi trường lành mạnh. Tác giả
cũng chỉ ra ba đặc điểm cơ bản của hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất, hành
vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi trái pháp luật, bị pháp luật cấm hoặc nghiêm
cấm, hoặc không thực hiện đúng qui định của pháp luật hoặc khơng có khn khổ
pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để điều chỉnh, dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và
tài sản của người khác, xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Thứ hai, hành
vi gây ô nhiễm môi trường phải là hành vi do chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện.
Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm mơi trường có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là
tổ chức thì tổ chức đó phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định đối với một pháp
nhân. Nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc về năng
lực hành vi pháp lý. Trường hợp tổ chức khơng có tư cách pháp nhân có hành vi
gây ơ nhiễm mơi trường thì các cá nhân trong tổ chức đó sẽ được coi là chủ thể liên
đới thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thứ ba, hành vi gây ô nhiễm môi
trường gây ra thiệt hại đối với môi trường và thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài
sản và lợi ích hợp pháp đối với các cá nhân và tổ chức. Với những thiệt hại gây ra
bởi hành vi làm ô nhiễm môi trường, chủ thể gây ô nhiễm môi trường có trách
nhiệm BTTH cho những chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.
- Về khái niệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Tác giả Bùi Kim Hiếu trong Luận án Tiến sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay” (2015) đã đi từ

13



khái niệm BTTH để đưa ra cách hiểu về khái niệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm
môi trường. Theo đó, BTTH là trách nhiệm khơi phục lại tình trạng ban đầu của sự
vật, hiện tượng. BTTH chính là sự khơi phục lại những tổn thất về tài sản, tính
mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các lợi ích hợp pháp bằng những
cách thức, tiêu chí và biện pháp mà pháp luật qui định. Từ cách hiểu về BTTH, tác
giả Bùi Kim Hiếu định nghĩa BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường là một loại
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác nếu
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến
sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, gây thiệt hại đến tính mạng và
sức khỏe của con người, tài sản và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân do sự
suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường thì phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình bằng cách khơi phục, đền bù, bù đắp những tổn thất và khắc phục những
hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức
đó gây ra.
Theo tác giả Vũ Thu Hạnh trong bài viết “Bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm,
suy thối mơi trường” trên Tạp chí khoa học pháp lý số 3 (40) năm 2007 cho rằng
hiện nay có hai quan niệm khác nhau về thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường:
Một là, thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường chỉ gồm thiệt hại đối với các yếu
tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước, khơng khí... mà khơng
bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người; Hai là, thiệt
hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng mơi trường mà
cịn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên.
Tại Việt Nam theo qui định Luật BVMT năm 2005 thì thiệt hại do ơ nhiễm, suy
thối mơi trường được xác định theo quan điểm thứ hai. Trên cơ sở đó, tác giả đưa
ra nội dung trách nhiệm BTTH do ơ nhiễm, suy thối mơi trường trong pháp luật,
trong đó tác giả cho rằng, trách nhiệm BTTH về mơi trường có mối quan hệ nhất
định với trách nhiệm khắc phục tình trạng mơi trường bị ô nhiễm. Từ đó, tác giả
nhận định trường hợp người có trách nhiệm BTTH đã tự mình thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm thì họ sẽ được giải phóng hoặc
giảm trách nhiệm BTTH về môi trường.


14


- Về khái niệm trách nhiệm BTTH do hành vi gây ONMTN.
Tác giả Chu Thu Hiền trong Luận văn Thạc sĩ năm 2011 tại Khoa Luật, Đại
học quốc gia Hà Nội về “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp
luật dân sự Việt Nam” đã tiếp cận trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường là
loại trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng theo đó, chủ thể thực hiện hành vi VPPL
môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, gây thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
và các chủ thể khác thì phải khắc phục ơ nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và
BTTH do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Như vậy BTTH do hành vi làm ô nhiễm
môi trường là một loại trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường.
Cùng với cách tiếp cận trên, tác giả Lê Thị Thúy Phương [45] đã phân tích khái
niệm trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi
phạm nghĩa vụ pháp lý của mình và gây tổn hại cho người khác thì người gây tổn hại
phải bồi thường cho những tổn thất mà người đó đã gây ra. Từ khái niệm này, tác giả cho
rằng trách nhiệm BTTH do hành vi gây ONMTN là trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng,
buộc các cá nhân, tổ chức có hành vi gây ONMTN và gây ra các thiệt hại có liên quan
phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Cùng với cách tiếp cận trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi
trường là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và là hình thức trách nhiệm dân sự,
trong Luận văn Thạc sĩ tại Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Pháp luật
về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt
Nam” của tác giả Lê Thị Thoa [57] lại đưa ra cách hiểu rằng trách nhiệm BTTH do
hành vi gây ô nhiễm môi trường là trách nhiệm không phát sinh trên cơ sở một hợp
đồng hoặc một thỏa thuận giữa các bên mà phát sinh trên cơ sở do pháp luật qui
định. Theo đó bên thực hiện hành vi phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất do
hành vi vi phạm của mình gây ra.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân trong Luận văn “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam” tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2017 cũng tiếp cận trách nhiệm BTTH là một
loại trách nhiệm dân sự. Và trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường là trách

15


nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và tác giả cho rằng đây là biện pháp cưỡng chế được
áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tác giả
tiếp cận trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường là loại trách nhiệm gắn với
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường.
- Về đặc điểm của trách nhiệm BTTH do hành vi gây ONMTN.
Tác giả Lê Thị Thúy Phương [45] đưa ra những đặc điểm của trách nhiệm
BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường ngoài đặc điểm chung của trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng cịn bao gồm ba đặc trưng khác. Một, hành vi trái pháp luật
là hành vi vi phạm qui định của pháp luật về môi trường nước. Hai, thiệt hại từ hành
vi gây ONMTN thường xảy ra với qui mơ và trên một diện tích lớn. Ba, chủ thể
chịu trách nhiệm BTTH do hành vi gây ONMTN là cá nhân và/hoặc tổ chức. Đặc
điểm trên cũng được tác giả Lê Thị Thoa [57, tr.12-13] chỉ ra trong đặc điểm pháp
lý của trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường của DN.
Cũng chỉ ra những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô
nhiễm môi trường, song tác giả Phạm Hữu Nghị trong bài viết “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường” (2002), Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, lại chỉ ra những đặc điểm đó trên cơ sở phân biệt với trách nhiệm
phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng, cụ thể: Cơ sở của trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực
môi trường là các qui định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật
của chủ thể, khơng cần có sự thoả thuận trước của các bên; trong trách nhiệm BTTH
do gây ô nhiễm môi trường, việc thực hiện BTTH sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn
trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc BTTH khơng làm cho người có nghĩa vụ được giải

phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện
công việc; trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực mơi trường chỉ có trách nhiệm BTTH chứ
khơng có hình thức phạt vi phạm; trong trách nhiệm BTTH do gây ơ nhiễm mơi trường
có trường hợp khơng có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm nếu pháp luật có qui định.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đưa ra đặc điểm của trách nhiệm BTTH do
làm ô nhiễm môi trường bên cạnh các đặc điểm chung về trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng, tác giả chỉ ra sáu đặc điểm riêng của trách nhiệm BTTH do làm ơ nhiễm
mơi trường gồm có: cơ sở pháp lý do tác động trực tiếp từ các qui phạm pháp luật mà

16


khơng có sự thỏa thuận; các bên trong quan hệ bồi thường bất cân xứng về khả năng
tiếp cận pháp lý; ln có hai loại thiệt hại khi có hành vi vi phạm về môi trường là
thiệt hại mà các chủ thể cụ thể phải gánh chịu và thiệt hại chung cho mơi trường; khó
chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; việc xử lý
VPPL về BVMT khó xác định về thẩm quyền; thu thập chứng cứ tốn kém, phức tạp;
chủ thể gây thiệt hại trong các vụ việc có thể là nhiều DN nên khó xác định tỷ lệ gây
thiệt hại và mức bồi thường cho từng chủ thể.
1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với
hành vi gây ô nhiễm môi trường nước
Trách nhiệm BTTH đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường là loại trách
nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các qui phạm pháp luật mà khơng
cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Các công trình nghiên cứu về trách
nhiệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường đã chỉ ra các căn cứ xác định
trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường đều phải căn cứ vào
bốn điều kiện phát sinh dựa trên qui định pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở để làm
rõ các vấn đề liên quan đến nội dung pháp luật điều chỉnh trách nhiệm BTTH đối
với hành vi gây ô nhiễm môi trường, trong đó điều chỉnh cả mơi trường nước.
1.1.2.1. Các nghiên cứu về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt

hại đối với gây ô nhiễm môi trường nước
Báo cáo mang tên “Liability for environmental damage in Eastern Europe,
Caucasus and Central Asia (EECCA): Implementation of good international
practices” (tạm dịch “Trách nhiệm đối với thiệt hại về môi trường tại Đông Âu,
vùng Caucasus và Trung Á (EECCA): Thực hiện những thông lệ quốc tế tốt” năm
2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD ghi nhận trách nhiệm của
các chủ thể chỉ phát sinh khi những tổn thất và thiệt hại về môi trường được một
bên thứ ba phát hiện. Một cách rõ ràng và cụ thể hơn, Phạm Hữu Nghị [43] phân
tích trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường với tư cách là một loại trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng, trong đó có trách nhiệm BTTH do gây ơ nhiễm mơi trường phát
sinh khi có các điều kiện sau: (i) Có thiệt hại xảy ra: đây là điều kiện mang tính chất

17


tiền đề của trách nhiệm BTTH vì nếu khơng có thiệt hại thì khơng thể xác định trách
nhiệm pháp lý đối với một chủ thể; (ii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường: những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trên thực tế rất đa dạng, phong phú và sẽ được trình bày cụ thể tại các phần
sau; (iii) Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại: trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trách
nhiệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người
bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa, trong trách nhiệm BTTH đối với gây ô nhiễm mơi
trường, nếu người bị thiệt hại khơng có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt
ra đối với chủ thể gây ơ nhiễm mơi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ
thể, trách nhiệm BTTH không được loại trừ ngay cả khi chủ thể gây ô nhiễm môi
trường khơng có lỗi; (iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi
vi phạm pháp luật. Nói cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của
thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xác định trách nhiệm BTTH đối với làm ô nhiễm

môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân có liên quan
cần làm sáng tỏ mối quan hệ này. Quan điểm này cũng được ghi nhận trong một số
cơng trình nghiên cứu Luật học khác tại Việt Nam tác giả Bùi Kim Hiếu [24]; Lê
Thị Thúy Phương [45]; Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và bài học đối với Việt
Nam” (2013) của tác giả Đinh Thị Vân Anh; tác giả Lê Thị Thoa [57] ; Luận văn
Thạc sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra theo
pháp luật Việt Nam” (2014) của tác giả Đào Thảo Ly; Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước
ngoài” (2011) của tác giả Nguyễn Song Hà.
Về xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường làm cơ sở xác định trách nhiệm
BTTH, theo tác giả Bùi Kim Hiếu [24], hành vi gây ô nhiễm mơi trường bao gồm
hai biểu hiện chính: (i) hành vi gây ô nhiễm môi trường không xâm hại trực tiếp đến
các quyền về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
mà xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị ô nhiễm (xâm hại gián tiếp) và (ii)
không phải mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường đều là hành vi vi phạm pháp luật

18


×