Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên Karatedo đội tuyển quốc gia (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.25 KB, 24 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xã
hội chủ nghĩa. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh cao
thành tích. Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận động
viên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạt
động khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tố
mới thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các
thành tích đó. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra
những quan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể
thao, chú ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các
đại hội thể dục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Karatedo.
Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Karatedo mặc dù được hình
thành muộn hơn song đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành,
ngành, như: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quân đội Nhân dân,
Công an Nhân dân và hơn thế nữa đã có những đóng góp không nhỏ về thành
tích thi đấu tại các đấu trường quốc tế. Nhưng, thật đáng tiếc, tỷ lệ đạt thành
tích giữa nam và nữ chưa được đồng đều, đa số vẫn là các VĐV nữ, tuy vậy để
tìm ra được nguyên nhân đích thực không phải dễ dàng.
Trong huấn luyện Karatedo ở nước ta đã có một số nghiên cứu về các
mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý cho VĐV. Tuy nhiên, vấn đề về sử dụng các bài
tập sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển quốc gia chưa có tác giả nào đề
cập đến, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đòn tay - là kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong
thi đấu Karatedo, và cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định
đến khả năng cũng như thành tích của VĐV.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn
đề, luận án quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển
sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc
gia".
Mục đích nghiên cứu:


2
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển sức
mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay, các test đặc trưng cho phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay VĐV của nam Karatedo đội tuyển quốc gia, trên cơ sở đó đề
xuất các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho các VĐV
nam Karatedo đội tuyển quốc gia, từ đó nâng cao khả năng tập luyện và thành
tích thi đấu của họ.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Giả thiết khoa học:
Qua việc tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay,
giả thiết luận án đánh giá xác định năng lực sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng
quan trọng tới kỹ thuật đòn tay của VĐV nam Karatedo đội tuyển quôc gia. Do
đó việc sử dụng hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có kết hợp các yếu tố
kỹ thuật phát triển SMTĐ đòn tay vào các buổi tập sẽ góp phần nâng cao năng
lực SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đánh giá được thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn tay và hiệu quả
sử dụng kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia;
Xác định được 09 test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội
tuyển quốc gia, được chia làm 2 nhóm sau:
Nhóm test thể lực 04 test: Chạy 30m XPC (s); Giật tạ 15kg 10s (sl); Nằm
sấp chống đẩy 15s (sl); Bật xa tại chỗ (cm).
Nhóm test kỹ thuật gồm 05 test: Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s); Đấm
tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl);

Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển vào đòn hai
bước tay trước+tay sau 15s (sl).
3
Xác định được 02 test kỹ thuật đòn tay trong đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn
tay, đó là: Kỹ thuật tấn công: kết hợp hai tay; Kỹ thuật phòng thủ phản công:
đỡ phản tay sau.
Lựa chọn được 41 bài tập nhằm nâng cao SMTĐ và kỹ thuật đòn tay của
nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 123 trang bao gồm phần: Đặt vấn đề (03
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2: Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu
và bàn luận (54 trang); Kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 24
bảng, 07 biểu đồ và 02 hình ảnh. Ngoài ra luận án đó sử dụng 69 tài liệu tham
khảo, trong đó có 64 tài liệu tiếng Việt, 05 tài liệu tiếng Anh và Phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam:
Hiện nay trình độ Karatedo thi đấu trên Thế giới đã phát triển đến đỉnh
cao (mặc dù chưa được đưa vào Olympic), nhiều chuyên gia, HLV từ kinh
nghiệm huấn luyện thành công trong môn Karatedo đã cho rằng đặc trưng chủ
yếu trong kỹ thuật, chiến thuật của VĐV Karatedo là: Nhanh, mạnh, khéo léo
và chuẩn xác với sự khống chế cao khi va chạm vào mục tiêu, hơn nữa những
mục tiêu lại luôn biến hóa khôn lường chỉ trong một hiệp đấu duy nhất. Đây là
con đường tất yếu giành thắng lợi trong thi đấu Karatedo đỉnh cao.
Trong những năm gần đây, việc tập luyện và thi đấu môn Karatedo cho
thấy các kỹ thuật ngày càng đa dạng và biến hóa cao, tuy nhiên vẫn không thể
rời xa 3 đặc điểm chủ yếu ở trên. Theo sự phát triển ngày càng rộng của
Karatedo, ở những quốc gia có ưu thế tập trung vào nhiều kỹ thuật đòn chân,
hoặc đòn tay, hoặc quét, quật đều không thể thiếu các đặc điểm ở trên.

1.2.Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật môn Karatedo:
Được trình bày từ trang 12 đến trang 25 trong luận án về các nội dung sau:
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao:
4
Kỹ thuật của bài tập thể lực (tức kỹ thuật thể thao) là cách thức sắp xếp,
tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động,
hoặc nói gọn hơn, đó là những cách thức để giải quyết nhiệm vụ vận động [36],
[49].
Những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả
cao nhất được gọi là kỹ thuật thể thao.
Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện. Sự tìm tòi, khám phá
khoa học về các quy luật vận động của cơ thể, sự tiến bộ về trình độ thể lực của
VĐV, sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, huấn luyện, sự đổi mới các
thiết bị, dụng cụ, sân bãi thể thao đang là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự ra
đời các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao.
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo:
Thuộc loại hình môn kỹ năng giao đấu đối kháng trực tiếp, với các quy
định về giao tiếp, lễ nghĩa, giáo dục phẩm chất ý chí; Trong thực hiện kỹ thuật
với yêu cầu đòi hỏi cao về tư thế, động tác chính xác. Là một môn thể thao
được đưa vào hệ thống thi đấu bao gồm Kata (quyền thuật) và Kumite (đối
kháng) với rất nhiều nội dung phong phú và đa dạng.
Về bản chất kỹ thuật Karatedo cũng như kỹ thuật của các môn võ khác, là
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tấn công và phòng thủ. Về tổng quát, kỹ thuật
Karatedo gồm có 4 loại khác nhau đó là: chặn đỡ, tấn công, quăng quật và chộp
bẻ, được phân thành 5 loại dựa theo các bộ phận khác nhau của cơ thể như kỹ
thuật tay, kỹ thuật chân, các kỹ thuật quật ngã (quăng, quật, chộp, bẻ), các thế
tấn và các tư thế thân hình.
1.2.3. Đặc điểm về tâm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu
đối kháng môn Karatedo
1.2.4. Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo:

Trong huấn luyện môn Karatedo, đặc biệt trong thi đấu Kumite, việc huấn
luyện kỹ thuật đòi hỏi phải có sự huấn luyện thuần thục các kỹ thuật đơn sau đó
là những kỹ thuật phối hợp. Đây là mục đích chủ yếu trong huấn luyện
Karatedo. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các kỹ thuật phối hợp đòi hỏi phải thực
hiện tốt các yếu tố khác, đó là: sự thăng bằng, khả năng điều khiển cơ bắp, sử
dụng động lực của cơ thể; sự phối hợp hài hòa giữa các kỹ thuật và sự di
5
chuyển (tấn pháp). Như vậy, có thể nói huấn luyện kỹ thuật trong môn
Karatedo chính là huấn luyện về các kỹ thuật tay, kỹ thuật chân và khả năng di
chuyển (tấn pháp). Đây là những nội dung cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật
Karatedo.
1.2.5. Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite:
Trong Karatedo, kỹ thuật đòn tay được xem gần như là bản chất của môn
này (Karatedo - nghệ thuật chiến đấu bằng tay không). Hệ thống kỹ thuật đòn
tay trong Karatedo được khai thác và sử dụng một cách triệt để trên cả hai mặt
công và thủ. Vì vậy, mỗi đòn đánh trong môn Karatedo vừa biểu hiện rõ nét tấn
công, vừa mang đậm đặc tính của phòng thủ. Những vũ khí thường được sử
dụng nhiều nhất trong các kỹ thuật tay chính là nắm đấm, ngoài ra còn có các
kỹ thuật sử dụng bằng cạnh bàn tay, ức bàn tay, mu bàn tay đều có thể được
sử dụng trong tập luyện và thi đấu Karatedo.
1.3. Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo:
Được trình bày từ trang 25 đến trang 41 trong luận án về các nội dung sau:
1.3.1. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo:
Thể lực là một trong những nhân tố rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả
hoạt động của con người. Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Toán, Phạm
Danh Tốn cho rằng: “…Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối
riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản:
Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo”. Theo
quan điểm của các tác giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên thì cho rằng: “…
Tố chất thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể

lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo
léo”. Như vậy có thể thấy về bản chất tố chất thể lực được chia làm 5 loại cơ
bản sau: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo.
Tuy nhiên trong thực tiễn huấn luyện, các tố chất trên thường không biểu thị
riêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Như trong kỹ thuật tấn
công và phản công của môn Karatedo các đòn đấm và đá trong thi đấu là những
động tác biểu thị năng lực sức mạnh tốc độ (là sự kết hợp giữa sức mạnh và sức
nhanh) không những thế còn bao hàm cả khả năng phối hợp, phản xạ và khả
năng về xử lý thông tin của hệ thần kinh.
6
Do vậy, có thể thấy rằng việc phát triển các tố chất thể lực trong
Karatedo được coi là nền tảng cơ bản, vững chắc để đạt được thành tích thi đấu
cao. Các tố chất thể lực gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo
và phối hợp vận động. Các tố chất này được hình thành và phát triển qua tập
luyện, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các kỹ năng vận động
cùng mức độ phát triển các cơ quan nội tạng của cơ thể. Do ảnh hưởng của tập
luyện nên các tố chất thể lực ngày càng được nâng cao để thích nghi với lượng
vận động lớn khi tác động lên cơ thể trong một chu kỳ huấn luyện.
1.3.2. Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn
Karatedo
Trong môn Karatedo tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng vì nhờ
tố chất này mà giải quyết tương đối tốt nhiệm vụ vận động đặt ra như: khi thực
hiện kỹ thuật tấn công, phòng thủ hay phòng thủ phản công đều cần sử dụng
các động tác, các đòn đấm, đòn đá hay đòn đỡ đều đòi hỏi phải có sức mạnh lớn
với một tốc độ cao.
Sức mạnh tốc độ là một tố chất đặc thù và rất quan trọng của Karatedo,
sức mạnh tốc độ tạo cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong
tập luyện và thi đấu, tạo yếu tố gây bất ngờ cho đối phương, thực hiện đòn đánh
với biên độ lớn, khống chế đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gian
ngắn, tạo hiệu quả nâng cao thành tích môn Karatedo.

1.4. Nghiên cứu có liên quan:
(Đã được trình bày từ trang 41 đến trang 47 trong luận án).
Như vậy, qua quá trình phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tại chương 1
rút ra một số kết luận sau:
1. Karatedo là môn võ có nguồn gốc Nhật Bản, là một môn võ mang tính
truyền thống, năm 1936 đã được cải tiến và truyền bá khắp thế giới tập trung
vào các nội dung: Kata (quyền thuật), Kihon (kỹ thuật cơ bản) và Kumite (thi
đấu đối kháng). Hiện nay Karatedo đã phát triển khắp thế giới, với một xu
hướng hiện đại, đó là: Nhanh, mạnh, khéo léo và chuẩn xác. Tổ chức lớn nhất
của Karatedo là Liên đoàn Karatedo thế giới (tên quốc tế là World Karatedo
Federation viết tắt WKF) được thành lập vào năm 1994 với 136 nước thành
viên.
7
2. Hệ thống kỹ thuật môn Karatedo gồm rất nhiều kỹ thuật được sử dụng
một cách tổng thể cả chân, tay với các kỹ thuật theo đường thẳng, đường vòng
với những thế tấn ở các vị trí khác nhau tương ứng với đặc điểm của từng kỹ
thuật trong Karatedo. Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu không nhất thiết sử
dụng hết tất cả các kỹ thuật. Việc ứng dụng kỹ thuật trong thi đấu Kumite của
môn Karatedo tùy thuộc vào năng lực, trình độ của từng VĐV, vào từng điều
kiện hoàn cảnh, đối phương và diễn biến trận đấu.
3. Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến
hiệu quả hoạt động của con người. Về bản chất tố chất thể lực thường được
chia thành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp
động tác và độ dẻo. Nhưng trong thực tiễn huấn luyện, các tố chất thể lực trên
thường không biểu thị riêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau,
Karatedo là một trong số nhiều môn có dạng đặc thù như vậy - đó chính là tố
chất sức mạnh tốc độ.
Sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù của Karatedo, sức mạnh tốc độ tạo
cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu,
tạo yếu tố gây bất ngờ cho đối phương, thực hiện đòn đánh biên độ lớn, khống

chế đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gian ngắn, tạo hiệu quả nâng
cao thành tích môn Karatedo.
4. Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn Karatedo
cho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các đối tượng là VĐV đỉnh cao
- VĐV đội tuyển quốc gia, phần lớn tập trung vào các đối tượng trẻ và VĐV
phong trào chưa tác giả nào đề cập tới nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiên cứu phát triển
SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Đây là một kỹ
thuật có hiệu quả thi đấu cao (chiếm > 70% đòn đánh ghi điểm trong thi đấu).
8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn
tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
Khách thể nghiên cứu: Gồm 20 VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia,
hạng cân từ 50 đến trên 80kg; lứa tuổi từ 18 đến 28.
Phạm vi nghiên cứu: Các VĐV nam môn Karatedo đội tuyển Việt Nam ở
nội dung thi đấu đối kháng (Kumite) từ hạng cân 55Kg tới trên 80Kg hiện đang
tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm;
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm;
2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm;
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sinh cơ;
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1. Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2014 gồm 4
giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12/2011
Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012
Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013
Giai đoạn 4: Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trung tâm
huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội.
9
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn
tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Để giải quyết nhiệm vụ này, luận án tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
3.1.1. Thực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia
Để tìm hiểu vể thực trạng công tác huấn luyện tố chất SMTĐ luận án tiến
hành tìm hiểu thực trạng huấn luyện tại đội tuyển quốc gia thông qua tìm hiểu
chương trình, kế hoạch huấn luyện trong 02 năm (2010 và 2011)của VĐV
Karatedo ĐTQG tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội. Kết quả
thu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thời gian huấn luyện tố chất thể lực
của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
TT Nội dung huấn luyện
tố chất thể lực
Thời gian huấn luyện
Giờ Tỷ lệ (%)
1. Sức nhanh (tốc độ) 130 18,87
2. Sức mạnh + SMTĐ 216 31,35
3. Sức bền + SBTĐ 198 28,74
4. Khả năng phối hợp vận động 145 21,04

Tổng 689 100
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy, thời gian huấn luyện các tố chất thể lực được
phân bổ trong các giờ huấn luyện thể lực của môn Karatedo khá hài hòa giữa
các tố chất thể lực. Do đối tượng là VĐV đỉnh cao nên sự phân bổ tỷ trọng
huấn luyện các tố chất hầu như ngang nhau, tuy nhiên vẫn đặc biệt chú trọng tới
các tố chất SMTĐ (chiếm 31,35%). Như vậy có thể thấy hầu hết các bài tập
trong huấn luyện đội tuyển quốc gia, các huấn luyện viên đã tập trung chủ yếu
vào tố chất SMTĐ là tố chất chủ đạo trong chương trình huấn luyện của mình.
3.1.2. Nghiên cứu thực trạng huấn luyện SMTĐ kỹ thuật đòn tay của
nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
3.1.2.1. Thực trạng huấn luyện SMTĐ kỹ thuật đòn tay môn Karatedo
Qua tìm hiểu thực tiễn công tác huấn luyện VĐV Karatedo ở giai đoạn
chuyên môn hóa sâu tại các địa phương cho thấy: Thời gian một giáo án huấn
luyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu tập luyện cho VĐV, nhưng chưa có sự tập
10
trung chuyên biệt vào các tố chất để phát triển kỹ thuật cốt lõi của môn
Karatedo; Thời gian phát triển bài tập SMTĐ đòn tay cho VĐV Karatedo trong
1 giáo án chưa được chú trọng; Bài tập sử dụng phát triển SMTĐ đòn tay phân
bố không đều, chưa có hệ thống; Các bài tập sử dụng ít kết hợp với các bài tập
thể lực chung để phát triển SMTĐ đòn tay; Phần lớn sử dụng các bài tập di
chuyển theo tín hiệu, các bài tập lặp lại nhiều lần để phát triển SMTĐ cho đòn
tay; Tập trung nhiều vào phát triển kỹ thuật cơ bản, dùng tập kỹ thuật cơ bản để
phát triển SMTĐ cho đòn tay.
3.1.2.2. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite
Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng các kỹ thuật tay trong thi đấu đối
kháng môn Karatedo, luận án tập trung vào việc quan sát và xác định hiệu quả
sử dụng các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite, bằng việc tiến hành qua
quan sát các buổi tập, các trận đấu tập và các giải đấu chính thức trong hệ thống
thi đấu quốc gia năm 2011 và 2012. Việc thống kê bao gồm các kỹ thuật tấn
công và phản công bằng đòn tay và phối hợp tay, chân trong thi đấu Kumite ở

các hạng cân của nam VĐV Karatedo, tập trung chủ yếu vào các trận có nam
VĐV đội tuyển quốc gia thi đấu. Kết quả quan sát việc sử dụng kỹ thuật đòn
tay của nam VĐV Karatedo tại 02 giải Karatedo toàn quốc trong năm 2012
(Giải Vô địch Quốc gia năm và giải Cúp Quốc gia) được trình bày ở bảng 3.2.
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Qua 144 trận đấu đấu tại hai giải đấu lớn Quốc
gia, tổng số lần sử dụng kỹ thuật là 2126 kỹ thuật, như vậy trung bình một trận
đấu có khoảng 14 - 15 kỹ thuật đòn tay được thực hiện để ghi điểm, cao hơn so
với các VĐV nữ (trung bình 10 kỹ thuật), điều này thể hiện sự tích cực trong thi
đấu của VĐV nam, hơn nữa thời gian thi đấu của nam cũng nhiều hơn của nữ là
01 phút, do vậy dẫn đến có sự cách biệt về số lượng đòn đánh trong một trận
đấu.
Về mức độ sử dụng cho thấy: các kỹ thuật tấn công chiếm khá ưu thế
(1175 kỹ thuật - chiếm 55,3%) trong khi đó các kỹ thuật phòng thủ, phản công
chỉ chiếm 44,7% (951 kỹ thuật).
Về sự phân bổ các kỹ thuật cho thấy: các kỹ thuật ở tầm trung đẳng và các
kỹ thuật đòn kộp được thực hiện khá đồng đều và khá nhiều cả trong tấn công
11
và phòng thủ và đạt hiệu quả khá cao và đồng đều (chiếm từ 41,67% đến 76,4%
ở các kỹ thuật tấn công và từ 28,96% đến 74,4% ở các kỹ thuật phản công).
Về hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay cho thấy: mặc dù có chiếm ưu
thế về số lần ra đòn tấn công, nhưng hiệu quả của các đòn tấn công cũng cao
hơn so với các kỹ thuật phản công, cụ thể ở các kỹ thuật tấn công, tỷ lệ đòn
hiệu quả đạt tới 65% tổng số đòn tấn công, trong khi đó hiệu quả của các kỹ
thuật phản công hiệu quả chỉ chiếm 42,8%.
Như vậy, qua kết quả khảo sát về hiệu quả kỹ thuật đòn tay trong thi đấu
Kumite của namVĐV Karatedo ĐTQG cho thấy có 02 kỹ thuật được VĐV sử
dụng thường xuyên nhất và cũng là những kỹ thuật đạt được hiệu suất cao nhất,
đó là: Kỹ thuật tấn công đòn kết hợp hai tay (chiếm 76,4%) và kỹ thuật phản
công tay sau (chiếm 75,12%).
3.2. Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ

thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
3.2.1. Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
Để lựa chọn được các test SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội
tuyển quốc gia, luận án tiến hành phân tích các tổng hợp các tài liệu có liên
quan, quan sát các buổi tập của đội tuyển quốc gia, tuyển trẻ quốc gia và các
VĐV năng khiếu, lựa chọn các test được thực tiễn chứng minh độ tin cậy trong
đánh giá SMTĐ cho VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Luận án đã lựa chọn
được 25 test và được phân làm hai nhóm: Nhóm test thể lực: gồm 12 test;
Nhóm test kỹ thuật: gồm 13 test. Các test này đã được phỏng vấn bằng phiếu
hỏi (phụ lục 2) về khả năng sử dụng trong đánh giá SMTĐ đòn tay cho khách
thể nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là 25 người, bao gồm các chuyên gia,
huấn luyện viên, của các CLB, Trung tâm Karatedo mạnh trên toàn quốc,
nhằm lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác các test đánh giá
SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.3 và 3.4 trong luận án.
Từ kết quả phỏng vấn các nhà chuyên môn tại bảng 3.3 và 3.4, luận án đã
chọn những test có tỷ lệ trên 70% số ý kiến tán thành, ưu tiên đối với những ý
12
kiến lựa chọn ở mức 1 và 2 (mức rất quan trọng và quan trọng), để làm cơ sở
đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Kết quả
thu thập được cho thấy các nhà chuyên môn đánh giá cao, cho là rất quan trọng
tập trung chủ yếu ở các test sau: chạy 30m XPC (s); nhảy dây 15s (sl); giật tạ
15kg 10 (sl); nằm sấp chống đẩy 15s (sl); bật xa tại chỗ (cm); Lực bóp tay
(kg); đấm tay trước 10 mục tiêu (s); đấm tay sau 10 mục tiêu (s); di chuyển
đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl); đấm hai tay vào đích cố định 10s; di
chuyển ziczac đấm tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển hai bước
tay trước+tay sau 15s (sl). Đây cũng là các test được lựa chọn tiếp tục đưa vào
nghiên cứu ở các bước tiếp theo trong việc đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, bằng việc xác định độ tin cậy và tính thông

báo của các test đã lựa chọn ở trên.
3.2.1.1. Xác định độ tin cậy của các test SMTĐ đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia
3.2.1.2. Xác định tính thông báo của các test SMTĐ đòn tay cho nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Kết quả xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọn
qua phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5 và 3.6.
Bảng 3.5: Độ tin cậy của các test đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam
VĐV Karatedo ĐTQG
TT Phân loại Nội dung test r p
1.
Test
thể lực
Chạy 30m XPC (s) 0,88 <0,01
2. Giật tạ 15kg 10s (sl) 0,83 <0,05
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 0,84 <0,05
4. Bật xa tại chỗ (cm) 0,82 <0,05
5. Nhảy dây 15s (sl) 0,81 <0,05
6. Lực bóp tay (kg) 0,86 <0,02
7.
Test kỹ
thuật
Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 0,89 <0,01
8. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 0,88 <0,01
9. Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 0,86 <0,02
10. Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s) 0,84 <0,05
11. Di chuyển hai bước tay trước+tay sau 15s (sl) 0,82 <0,05
12. Đấm hai tay vào đích cố định 10s (sl) 0,84 <0,05
13
B ảng 3.6: HSTQ các test đánh giá SMTĐ đòn tay với thành tích thi đấu của nam

VĐV Karatedo ĐTQG
TT Phân loại Nội dung test r p
1.
Test
thể lực
Chạy 30m XPC (s) 0,82 <0,01
2. Giật tạ 15kg 10s (sl) 0,80 <0,05
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 0,84 <0,05
4. Bật xa tại chỗ (cm) 0,78 <0,05
5. Lực bóp tay (kg) 0,59 >0,05
6. Nhảy dây 15s (sl) 0,56 >0,05
7.
Test
kỹ thuật
Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 0,86 <0,01
8. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 0,84 <0,05
9. Di chuyển hai bước tay trước+tay sau 15s (sl) 0,85 <0,01
10. Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 0,79 <0,05
11. Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s) 0,78 <0,05
12. Đấm hai tay vào đích cố định 10s (sl) 0,58 >0,05
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, luận án rút ra các test sau đây có đủ điều
kiện và cơ sở khoa học để đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội
tuyển quốc gia:
Nhóm test thể lực: gồm 04 test: Chạy 30m XPC (s); Giật tạ 15kg 10s (sl);
Nằm sấp chống đẩy 15s (sl); Bật xa tại chỗ (cm).
Nhóm test kỹ thuật: gồm 05 test: Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s); Đấm
tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl);
Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển vào đòn hai
bước tay trước+tay sau 15s (sl).
3.2.2. Xác định các thông số động học của kỹ thuật đòn tay cho nam

VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
3.2.2.1. Lựa chọn hệ thống các kỹ thuật đòn tay trong tập luyện và thi đấu:
Từ kết quả khảo sát thực tế, luận án lựa chọn các kỹ thuật đòn tay có hiệu
quả nhất trong tấn công và phản công đó là các kỹ thuật sau:
Kỹ thuật tấn công: đòn kết hợp hai tay;
Kỹ thuật phòng thủ phản công: đỡ phản tay sau.
3.2.2.2. Xác định các thông số động học các kỹ thuật đòn tay của nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
Để đánh giá được các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo
đội tuyển quốc gia, luận án tiến hành nghiên cứu đánh giá các thông số sau:
14
Vận tốc tức thời cao nhất tại thời điểm tấn công: V
1
(m/s); tại thời điểm
phản công: V
2
(m/s)
Thời gian phản ứng đòn tấn công: t
1
(ms); đòn phản công: t
2
(ms);
Thời gian va chạm đòn tấn công: T
1
(ms); đòn phản công: T
2
(ms);
Đỉnh lực đòn tấn công: F
1
(KG); đòn phản công: F

2
(KG);
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho
nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
3.2.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia:
Để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án tiến hành đưa các test đã lựa chọn vào
kiểm tra đánh giá năng lực SMTĐ đòn tay trên khách thể nghiên cứu. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra các test thể lực của nam VĐV Karatedo ĐTQG
Từ kết quả thu được ở bảng 3.7, luận án tiến hành xây dựng tiêu chuẩn
phân loại SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia bằng
phương pháp ±2 xích ma (±2δ). Kết quả được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8: Bảng chuẩn phân loại đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
TT Test kiểm tra Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
1. Chạy 30m XPC (s) > 5.34 5.34 - 5.08 5.07 - 4.82 4.82 - 4.56 <4.56
2. Giật tạ 15kg 10s (sl) < 16 16 - 18 19 - 20 21 - 22 >22
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) < 14 14 - 15 16 - 17 18 - 19 >19
4. Bật xa tại chỗ (cm) < 209 209 - 226 227 - 244 245 - 262 >262
5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) > 4.37 4.37 - 3.91 3.90 - 3.45 3.44 - 253 <2.53
6. Đấm tay sau vào 10 mục tiờu (s) > 3.92 3.92 - 3.56 3.57 - 3.29 3.28 - 2.57 <2.57
7. Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ
quạt 15s (sl)
< 10 10 - 12 13 - 14 15 - 16 >16
8. Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau
vào 10 mục tiêu (s)
> 5.3 5.3 - 5.0 4.99 - 4.69 4.67 - 4.38 <4.38
9. Di chuyển hai bước tay trước+tay sau
15s (sl)

< 11 11 - 12 13 - 14 15 - 16 >16
TT Chỉ số Chạy
30m (s)
Giật tạ
15kg
trong
10s (sl)
Nằm
sấp
chống
đẩy 15s
(sl)
Bật xa
tại chỗ
(cm)
Đấm tay
trước vào
10 mục
tiêu (s)
Đấm tay
sau vào
10 mục
tiêu (s)
Di chuyển
vào đòn hai
bước tay
trước+tay sau
15s (sl)
Di chuyển
đấm ba mục

tiêu hình dẻ
quạt 10s (sl)
Di chuyển
ziczăc tay
trước+tay
sau vào 10
mục tiêu (s)
1.
x
4,78 20 17 245 3,45 3,65 14 14 4,69
2. Max 4,95 25 20 285 3,96 4,15 17 19 5,15
3. Min 3,95 18 15 225 2,38 2,43 13 12 4,24
4.
δ
0,28 2,12 1,62 17,7 0,46 0,36 1,17 2,02 0,31
15
Bảng phân loại các test đánh giá SMTĐ đòn tay ở trên cho phép đánh giá
cụ thể từng test. Tuy nhiên, để đánh giá tổng hợp các test bảng phân loại trên
còn hạn chế, do mỗi test có đơn vị đo lường khác nhau (có test đo bằng đơn vị
độ dài, có test đo bằng đơn vị thời gian, có test đo bằng số lần ). Để giải quyết
vấn đề này, đề tài sử dụng theo công thức thang độ C (thang độ được tính điểm
từ 1 đến 10). Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Bảng điểm chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo
đội tuyển quốc gia
TT Nội dung test kiểm tra Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Chạy 30m XPC (s) 5.48 5.20 5.06 4.92 4.78 4.64 4.5 4.36 4.22 4.08
2. Giật tạ 15kg 10s (sl) 15 16 17 18 20 21 22 23 24 25
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
4. Bật xa tại chỗ (cm) 209 218 227 236 245 253 262 271 280 289

5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 4.37 4.14 3.91 3.68 3.45 3.22 2.99 2.76 2.53 2.30
6. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 4.37 4.19 4.01 3.83 3.65 3.47 3.29 3.11 2.93 2.75
7. Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt
15s (sl)
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
8. Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10
mục tiêu (s)
5.31 5.15 5.00 4.84 4.69 4.53 4.38 4.23 4.07 3.92
9. Di chuyển hai bước tay trước+tay sau 15s
(sl)
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Tuy nhiên, để việc đánh giá một cách thuận tiện và khoa học hơn, việc
đánh giá trên vẫn mang tính dàn trải, chưa mang tính tổng thể, do vậy việc đánh
giá tổng thể về năng lực các test cần được đặt ra, đó là xây dựng bảng điểm
tổng hợp để đánh giá năng lực SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội
tuyển quốc gia. Kết quả tính toán được trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Bảng điểm tổng hợp đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
Xếp loại Điểm đạt
Giỏi >83
Khá 66 - 83
Trung bình 49 - 65
Yếu 30 - 48
Kém < 30
3.2.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc giá, luận án tiến hành kiểm tra 2 kỹ thuật luận án đã
lựa chọn trên khách thể qua các thông số động học. Kết quả kiểm tra các kỹ
16
thuật về các thông số động học của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia

được trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
Từ kết quả đo được về các thông số động học của các kỹ thuật đòn tay
tại bảng 3.11, luận án tiếp tục sử dụng phương pháp 2 xích ma để xây dựng
tiêu chuẩn phân loại các thông số trong các kỹ thuật đòn tay của nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia theo 5 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Kết
quả được trình bày tại bảng 3.12.
Bảng 3.12: Tiêu chuẩn đánh giá các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
Kỹ thuật
Thông
số
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
Tấn
công
Tay
trước
V (m/s) >13.4 12-13.4 9.2-12 7.8 – 9.2 <7.8
t (ms) <0.0342 0.0342-0.0421 0.0421-0.0579 0.0579-0.0658 >0.0658
T (ms) <0.029 0.029-0.039 0.039-0.059 0.059-0.069 >0.069
F (KG) >85.8 74.9-85.8 53.1-74.9 42.2-53.1 <42.2
Tay
sau
V (m/s) >13.44 12.07-13.44 9.33-12.07 7.96-9.33 <7.96
t (ms) <0.044 0.044-0.052 0.052-0.068 0.068-0.076 >0.076
T (ms) <0.03 0.03-0.04 0.04-0.06 0.06-0.07 >0.07
F (KG) >115.176 111.088-115.176 102.912-111.088 98.824-102.912 <98.824
Phản
công
Tay
phải

V (m/s) >13.44 12.07-13.44 9.33-12.07 7.96-9.33 <7.96
t (ms) <0.144 0.144-0.152 0.152-0.168 0.168-0.176 >0.176
T (ms) <0.03 0.03-0.04 0.04-0.06 0.06-0.07 >0.07
F (KG) >106.176 102.088-106.176 93.912-102.088 89.824-93.912 <89.824
Tay
trái
V (m/s) >13 11.8-13 9.4-11.8 8.2-9.4 <8.2
t (ms) <0.1542 0.1542-0.1621 0.1621-0.1779 0.1779-0.1858 >0.1858
T (ms) <0.029 0.029-0.039 0.039-0.059 0.059-0.069 >0.069
F (KG) >100.76 97.38-100.76 90.62-97.38 87.24-90.62 <87.24
3.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc
độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
TT Thông
số
Kỹ thuật tấn công Kỹ thuật phản công
Tay trước Tay sau Tay phải Tay trỏi
V
1
(m/s)
t
1

(ms)
T
1
(ms)
F
1
(KG)
V

1
(m/s)
t
1

(ms)
T
1

(ms)
F
1
(KG)
V
2
(m/s)
t
2
(ms)
T
2
(ms)
F
2
(KG)
V
2
(m/s)
t
2


(ms)
T
2
(ms)
F
2
(KG)
1 Max 11.2 0.06 0.06 76 12 0.07 0.06 115 12 0.18 0.06 105 11.2 0.19 0.06 97
2 Min 7.3 0.04 0.03 57 7.6 0.05 0.03 98 7.6 0.15 0.03 90 7.3 0.15 0.03 87
3
x
10.6 0.05 0.049 64 10.7 0.06 0.05 107 10.7 0.16 0.05 98 10.6 0.17 0.049 94
4
δ
1.4 0.0079 0.01 10.9 1.37 0.008 0.01 4.088 1.37 0.008 0.01 4.088 1.2 0.0079 0.01 3.38
17
3.3.1. Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật
đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
Qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, luận án đã lựa chọn
được 41 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ
thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Nội dung, phương
pháp thực hiện các bài tập lựa chọn được luận án trình bày ở phụ lục 4 của
luận án.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ kỹ
thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
3.3.2.1. Ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho
nam VĐV Karatedo ĐTQG
Để đánh giá sự phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia, được sự ủng hộ và phối hợp của Ban huấn luyện,

các VĐV đội tuyển đội tuyển Karatedo quốc gia, luận án đã tiến hành đưa các
bài tập đã lựa chọn được trong quá trình nghiên cứu vào chương trình huấn
luyện của đội tuyển quốc gia, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đòn tay trong
thi đấu cho nam VĐV Karatedo đội tuyển Quốc gia.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng
10/2013 (trước khi đội tuyển thi đấu SEA Games 27). Xin tham khảo ở phụ lục
6 trong luận án, khái quát kế hoạch huấn luyện của năm thực nghiệm.
3.3.2.2. Đánh giá sự phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo
ĐTQG
Việc đánh giá sự phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV
Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án tiến hành trình tự các bước như sau:
Đánh giá sự phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG:
Để đánh giá phát triển tố chất SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo
ĐTQG, luận án tiến hành kiểm tra thực nghiệm sư phạm 02 lần: Lần 1 vào
giữa chu kỳ 2 của quá trình huấn luyện (tháng 4/2013); Lần 2 vào giữa chu kỳ 4
trước khi đội tuyển tham gia thi đấu SEA Games 27 (tháng 10/2013). Kết quả
thực nghiệm được trình bày tạ bảng 3.14 và bảng 3.16 dưới đây.
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
18
sau thực nghiệm lần 1
T
T
Test Kết quả kiểm tra (
δ
±
x
)
Trước TN
(n = 20)
Sau TN lần 1

(n = 20)
1.
Chạy 30m XPC (s) 4.46
±
0.222 4.34
±
0.091 1.92 >0.05
2.
Giật tạ 15kg (sl) 17
±
2.127 18
±
1.747 1.37 >0.05
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 12
±
1.256 13
±
1.45 1.07 >0.05
4. Bật xa tại chỗ (cm 247
±
13.146 250
±
13.27 1.42 >0.05
5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58
±
0.121 3.53
±
0.118 1.15 >0.05
6.
Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.68

±
0.121 3.65
±
0.115 1.06 >0.05
7. Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 21
±
2.615 22
±
2.384 1.52 >0.05
8. Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (s) 5.45
±
0.081 5.33
±
0. 12 1.89 >0.05
9. Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl) 18
±
1.123 19
±
1.716 1.56 >0.05
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG
sau thực nghiệm lần 2
TT Test Kết quả kiểm tra (
δ
±
x
)
Trước TN
(n = 20)
Sau TN lần 2
(n = 20)

1. Chạy 30m XPC (s) 4.46
±
0.222 4.28
±
0.068 2.082 >0.05
2. Giật tạ 15kg (sl) 17
±
2.127 20.5
±
2.395 2.613 <0.05
3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 12
±
1.256 15
±
1.685 2.533 <0.05
4. Bật xa tại chỗ (cm 247
±
13.146 260
±
15.877 2.094 >0.05
5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58
±
0.121 3.34
±
0.144 2.5 <0.05
6. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.68
±
0.121 3.46
±
0.17 2.16 <0.05

7. Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 21
±
2.615 25
±
1.891 2.121 <0.05
8.
Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục
tiêu (s) 5.45
±
0.081 5.15
±
0. 145 2.42 <0.05
Để có sự nhìn nhận tổng quát về sự tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam
VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia trong quá trình thực nghiệm. Bảng 3.18 và
biểu đồ 3.1 sau đây thể hiện rõ quá trình này.
Từ kết quả thu được ở các bảng cho thấy: ở thực nghiệm lần 1 kết quả
kiểm tra các test sư phạm trên khách thể nghiên cứu cho thấy chưa có sự khác
biệt nào, sự khác biệt vẫn ở mức t
tính
< t
bảng
= 2.101 ở ngưỡng xác suất p > 0.05.
19
Tuy nhiên, sau thực nghiệm lần 2, kết quả kiểm tra các test sư phạm của ở khách
thể nghiên cứu đó có sự khác biệt hầu hết ở các test kiểm tra đều có sự khác biệt
(t
tính
> t
bảng
) ở ngưỡng xác suất p<0.05), chỉ có 02 test vẫn chưa có sự khác biệt

(t
tính
< t
bảng
) ở ngưỡng xác suất p>0.05). Độ tăng trưởng cũng rõ và khá cao ở các
test (từ 4,118% đến 22.22%), điều này thể hiện sự nỗ lực và tập trung cao độ của
các VĐV khi chuẩn bị bước vào kỳ thi đấu trọng điểm sắp tới, đó là SEA Games
27 (tháng 12/2013).
Đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
Kết quả thu được trình bày từ bảng 3.19 đến 3.21 và biểu đồ 3.3 đến 3.6 trong
luận án cho thấy: Tại thực nghiệm lần 1 hầu hết các thông số đều chưa có sự
khác biệt so với trước thực nghiệm với t
tính
<t
bảng
ở ngưỡng p>0,05. Tuy nhiên
bước đầu cũng đã có độ tăng trưởng ở các thông số vận tốc tức thời, đỉnh lực và
thời gian phản xạ, mặc dù không cao, nhưng có thể chấp nhận. Tại thực nghiệm
lần 2 cho thấy, hầu hết đều có sự khác biệt lớn so với trước thực nghiệm với
t
tính
>t
bảng
ở ngưỡng p<0,05, ngoại trừ thông số thời gian va chạm (T) hầu như
chưa có sự khác biệt ở cả hai kỹ thuật tấn công, phản công và thông số thời
gian phản xạ đòn (t) ở kỹ thuật tấn công đòn tay trước trong cả hai lần thực
nghiệm, với t
tính
<t
bảng

ở ngưỡng p>0,05 - điều này thể hiện sự ổn định phản xạ
đòn của VĐV nam đội tuyển quốc gia - thể hiện trình độ đồng đều của VĐV.
Tuy nhiên tại thực nghiệm lần 2, phản xạ đòn tấn công và phản công của đòn
tay sau có sự tăng trưởng vượt bậc (từ 18,181% đến 19,354%), điều này thể
hiện tốc độ tăng trưởng về phản xạ, về tốc độ đã có sự tập trung cao độ và biến
chuyển rõ tại thời điểm trước khi bước vào thời kỳ thi đấu quan trọng trong
năm. Chỉ duy nhất có thông số T (thời gian va chạm đòn) ở cả tấn công và phản
công, thông số t (phản xạ đòn tay trước) trong kỹ thuật tấn công không có sự
khác biệt và chưa có tính thống kê trước và sau thực nghiệm.Để có cái nhìn tổng
quát về sự phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc
gia, bảng 3.21 và các biểu đồ từ 3.2 đến 3.5 sau đây đã thể hiện rõ quá trình này.
20
Từ bảng 3.21 và các biểu đồ trên cho thấy: Dưới tác động của hệ thống
các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG
có sự chuyển biến tốt về các thông số động học quan trọng trong kỹ thuật tấn
công và phản công đòn tay của khách thể nghiên cứu. Mặc dù sự biến chuyển và
độ tăng trưởng không nhiều nhưng đây cũng là thực tế, vì khách thể là VĐV đội
tuyển quốc gia nên trình độ kỹ thuật đã ổn định, chỉ có thể có sự tăng trưởng về
mặt cơ học (như về vận tốc và đỉnh lực) – đây cũng chính là tố chất SMTĐ –
đối tượng mà đề tài nghiên cứu, tuy nhiên sự tăng trưởng này mặc dù không cao
nhưng đã có sự khác biệt mang tính thống kê.
3.3.2.3.Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite
Để kiểm nghiệm hiệu quả của các bài tập trong đánh giá SMTĐ kỹ thuật
đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đồng thời hiệu quả các kỹ
thuật đòn tay trong thi đấu đối kháng của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc
gia, luận án đã tiến hành kiểm tra các test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay
của 20 VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia tại Trung tâm huấn luyện thể
thao quốc gia Hà Nội trước khi tham dự thi đấu tại SEA Games 27 tại Myanma.
Kết quả được thể hiện tại bảng 3.22 và 3.23.
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo

ĐTQG sau quá trình thực nghiệm
VĐV Tổng điểm Đánh giá
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
N
o
1 80 84 Khá Khá
N
o
2 74 79 Khá Khá
N
o
3 71 79 Khá Khá
N
o
4 67 75 Khá Khá
N
o
5 66 70 Khá Khá
N
o
6 65 72 Trung bình Khá
N
o
7 64 69 Trung bình Khá
N
o
8 61 70 Trung bình Khá
N
o
9 60 65 Trung bình Trung bình

N
o
10 58 72 Trung bình Khá
N
o
11 57 65 Trung bình Trung bình
N
o
12 56 67 Trung bình Khá
N
o
13 56 62 Trung bình Trung bình
N
o
14 55 65 Trung bình Trung bình
N
o
15 54 66 Trung bình Khá
N
o
16 54 60 Trung bình Trung bình
N
o
17 51 64 Trung bình Trung bình
N
o
18 48 55 Trung bình Trung bình
N
o
19 47 54 Yếu Trung bình

N
o
20 44 56 Yếu Trung bình
21
Bảng 3.23: Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam
VĐV Karatedo ĐTQG sau quá trình thực nghiệm
Thông số
kỹ thuật
t (ms)
V (m/s) F (KG)
Đánh giá
Trước
TN
Sau
TN
Trước
TN
Sau
TN
Trước
TN
Sau
TN
Trước TN Sau TN
t
(ms)
V
(m/s)
F
(KG)

t
(ms)
V
(m/s)
F
(KG)
Tấn
công
0,05-
0,06
0,045-
0,05
10,6-
10,7
10,25-
10,29 64-107
66,4-
116
Trung
bình
Trung
bình
Trung
bình Khá
Trung
bình
Trung
bình
Phản công
0,16-

0,17
0,13-
0,14
10,6-
10,7
10,34-
10,4 94-98
97-
102,4
Trung
bình
Trung
bình
Trung
bình Khá
Trung
bình
Trung
bình
Từ bảng 3.22 cho thấy sau một giai đoạn ứng dụng các bài tập đưa vào
quá trình huấn luyện tại đội tuyển quốc gia nằm nâng cao SMTĐ đòn tay và
SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia đó có sự
tăng trưởng, hầu hết đều đạt loại khá trở lên, thể hiện ở tổng điểm đều đạt từ 66
– 84 điểm (11 người) so với trước thực nghiệm chỉ có 5 người và hầu như
không còn ai ở loại yếu nữa.
Từ kết quả của bảng 3.23 cho thấy các thông số kỹ thuật đòn tay có sự
tăng trưởng tương đồng ở các VĐV có tổng điểm về SMTĐ đòn tay. Tuy sự
tăng trưởng không rõ như ở các test thể lực, hầu hết đều có sự ổn định và nhỉnh
hơn so với trước thực nghiệm, điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì kỹ thuật của các
VĐV trên đội tuyển đa số đều có một trình độ nhất định. Tuy nhiên, phải thấy

rằng sự tăng trưởng về phản xạ tốc độ đòn đánh có sự tăng trưởng hầu hết trung
bình ở mức khá trở lên, đây là một yếu tố cần thiết để củng cố cho nền kỹ thuật
sẵn có, nền tảng cho việc chuẩn bị bước vào thi đấu giải quan trọng nhất trong
năm, đó là SEA Games 27, tháng 12 tại Myanma.
Kết quả cho thấy VĐV có tổng điểm về SMTĐ đòn tay và các thông số
kỹ thuật tấn công và phản công đòn tay cao hơn và được đánh giá tốt hơn so với
trước thực nghiệm hầu hết có thành tích tốt tại giải Vô địch quốc gia.
Để có sự kiểm chứng khách quan hơn, luận án tiến hành khảo sát về mức
độ hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay của nam VĐV đội tuyển quốc gia tại
giải Vô địch toàn quốc năm 2013. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.24 và biểu
đồ 3.7 và 3.8.
22
Như vậy, có thể thấy hiệu quả của quá trình huấn luyện sau một qua trình
thực nghiệm (10 tháng) khi đưa bài tập vào thực nghiệm, không làm giảm
thành tích mà vẫn giữ được ổn định thành tích, các đòn tay trong các trận đấu
tại giải Vô đích Quốc gia, các VĐV nam đội tuyển quốc gia có hiệu quả hơn
hẳn so với trước thực nghiệm. Kết quả thống kê được trình bày tại bảng 3.24 đã
cho thấy, tỷ lệ sử dụng hiệu quả kỹ thuật tấn công so với trước thực nghiệm đã
có sự tăng trưởng, từ 65% ở trước thực nghiệm, sau thực nghiệm đã tăng lên
67%. Đặc biệt ở các kỹ thuật phản công, hiệu quả có sự vượt trội, từ 42,8% ở
trước thực nghiệm tăng lên 53,8% sau thực nghiệm. Điều này cho thấy sự phản
ánh rõ trong kết quả kiểm tra các kỹ thuật phản công của nam VĐV Karatedo
đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Qua quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kết luận sau:
1.1. Kết quả nghiên về thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật
đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án đánh giá được các
nội dung sau:
Về huấn luyện tố chất SMTĐ: hầu hết các bài tập trong huấn luyện đội

tuyển quốc gia, các huấn luyện viên đã tập trung chủ yếu vào tố chất SMTĐ là
tố chất chủ đạo trong chương trình huấn luyện của mình. Tuy nhiên, thời gian
phát triển bài tập SMTĐ đòn tay cho VĐV Karatedo trong 1 giáo án chưa
được chú trọng. Bài tập sử dụng phát triển SMTĐ đòn tay phân bố không đều,
chưa có hệ thống.
Về thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay trong thi
đấu đối kháng: Các kỹ thuật tấn công đòn tay chiếm ưu thế về số lần ra đòn và
tỷ lệ hiệu quả cao hơn so với các kỹ thuật phản công (65% đòn tấn công, trong
khi phản công chỉ chiếm 42,8%.)
1.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn các 09 test đánh giá SMTĐ đòn tay và 02 kỹ
thuật đòn tay trong thi đấu của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đó là:
Test đánh giá SMTĐ đòn tay: gồm 9 test
23
Nhóm test thể lực: gồm 04 test: Chạy 30m XPC (s); Giật tạ 15kg 10s (sl);
Nằm sấp chống đẩy 15s (sl); Bật xa tại chỗ (cm).
Nhóm test kỹ thuật: gồm 05 test: Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s); Đấm
tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl);
Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển vào đòn hai
bước tay trước+tay sau 15s (sl).
Test kỹ thuật đòn tay: gồm 2 test: Kỹ thuật tấn công: kết hợp hai tay; Kỹ
thuật phòng thủ phản công: đỡ phản tay sau.
Luận án đã xây dựng được bảng chuẩn phân loại cho cả hai loại test
SMTĐ và kỹ thuật đòn tay; bảng điểm và bảng điểm tổng hợp cho các test
đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
1.3. Đề tài đã lựa chọn được 41 bài tập nhằm nâng cao SMTĐ đòn tay và
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Các bài tập này
đã được đưa vào thực nghiệm trong 10 tháng tại đội tuyển, cho thấy:
Về SMTĐ đòn tay có sự tăng trưởng ở hầu hết các test với độ tăng trưởng
từ 4.12% đến 6,94% ở các test Chạy 30m XPC (4,12%); Bật xa tại chỗ
(5,13%); Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (6,94%); Đấm tay sau vào 10 mục

tiêu (6,16%); Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (5,66%).
Đặc biệt có những test có sự tăng trưởng rất cao, từ 17,39% đến 22,22%, cụ
thể: ở test Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) độ tăng trưởng là
17,2%; Test Giật tạ 15kg (sl) độ tăng trưởng là 18,67%; Test Di chuyển 2
bước tay trước + tay sau 15s(sl) độ tăng trưởng 20%; và test Nằm sấp chống
đẩy 15s(sl) độ tăng trưởng là 22,22%.
Về các thông số kỹ thuật đòn tay đều có sự ổn định và duy trì tốt, thể hiện
ở thông số thời gian va chạm đòn (T) hầu như chưa có sự khác biệt ở cả hai kỹ
thuật tấn công, phản công, với t
tính
< t
bảng
ở ngưỡng p>0,05. Tuy nhiên các thông
số về vận tốc (V); Đỉnh lực (F) đều có sự tăng trưởng từ 3,4 (thông số V) đến
8,2% (thông số F) ở kỹ thuật tấn công và từ 3,4% (thông số V) đến 4,3%
(Thông số F) ở kỹ thuật phản công. Đặc biệt thông số tốc độ phản xạ đòn tấn
công và phản công (t) có sự tăng trưởng rất cao, với độ tăng trưởng từ 18,181%
(ở kỹ thuật tấn công) đến 19,354% (ở kỹ thuật phản công).
24
II. KIẾN NGHỊ:
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kiến nghị sau:
2.1. Cần thiết đánh giá thường xuyên thực trạng công tác huấn luyện
không những về một mặt SMTĐ đòn tay của nam VĐV mà cần có sự đánh giá
tổng thể hơn, thường xuyên hơn, từ đó có hướng nghiên cứu tập trung nâng cao
trình độ tập luyện, cũng như sở trường cho từng VĐV.
2.2. Kết quả nghiên cứu cần được ứng dụng vào trong quá trình huấn luyện
đào tạo VĐV cấp cao Karatedo nhằm nâng cao SMTĐ nói chung, đặc biệt kỹ
thuật đòn tay nói riêng – nhằm phát huy sở trường của môn phái, nâng cao
thành tích VĐV.

×