Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hình Tượng Trăng Trong Ca Dao Ngƣời Việt Và Thơ Nôm Thế Kỷ Xv.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.2 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

HỒNG NGỌC QUYẾT

HÌNH TƢỢNG TRĂNG TRONG CA DAO
NGƢỜI VIỆT VÀ THƠ NÔM THẾ KỶ XV

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Hồng Hải

THANH HÓA, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Ngƣời cam đoan

Hồng Ngọc Quyết

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Mai
Hồng Hải - Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức. Với tình cảm chân thành,


tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô, người đã hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể Thầy, Cô bộ môn Văn
học Việt Nam, Khoa Khoa học xã hội, Phịng Quản lý Khoa học và cơng
nghệ, Phịng Quản lý đào tạo Sau đại học- Trường Đại học Hồng Đức đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Và tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng khi thực hiện đề tài này tuy
nhiên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bản thân rất mong được
sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ luận văn cùng
tồn thể q vị và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hố, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Hồng Ngọc Quyết

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 10

4. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................. 11
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................... 12
7. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 12
Chƣơng 1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH TƢỢNG TRĂNG TRONG
CA DAO NGƢỜI VIỆT ............................................................................... 13
1.1. “Trăng” - một hình tƣợng thiên nhiên phong phú, đa dạng ... 13
1.1.1. “Trăng” biểu đạt cho vẻ đẹp của cảnh vật quê hương, đất nước .. 14
1.1.2. “Trăng” là phương tiện chuyển tải tâm trạng, tình cảm con người .17
1.2. “Trăng” trong đời sống, sinh hoạt và lao động ......................... 22
1.2.1. “Trăng” với công việc lao động, sinh hoạt ở thôn quê .............. 22
1.2.2. “Trăng” với những kinh nghiệm được đúc kết ........................... 26
1.3. “Trăng” - một hình tƣợng giàu giá trị biểu đạt và thẩm mỹ
trong tình u đơi lứa.......................................................................... 28
1.3.1. “Trăng” là phương tiện để tỏ tình .............................................. 28
1.3.2. “Trăng” biểu đạt cho những cung bậc tương tư ........................ 31
1.3.3. “Trăng” biểu đạt cho lời thề ước ............................................... 34
1.3.4. Trăng với tiếng nói hận tình ....................................................... 37
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH TƢỢNG “TRĂNG”
TRONG THƠ NƠM THẾ KỶ XV .............................................................. 41
2.1. Hình tƣợng “trăng” biểu đạt cho vẻ đẹp của thiên nhiên ........ 41
2.1.1. “Trăng” biểu đạt cho thiên nhiên mang vẻ đẹp tao nhã, mỹ lệ,
mang âm hưởng Đường thi ................................................................... 42
iv


2.1.2. “Trăng” biểu đạt cho thiên nhiên mang vẻ đẹp bình dị, kì thú .. 49
2.2. Hình tƣợng “trăng” biểu đạt cho cuộc sống và thế giới tâm
trạng của nhà thơ ................................................................................ 53
2.2.1. “Trăng” - người bạn tâm giao ................................................... 54

2.2.2. Trăng - nơi kí thác những tình cảm, nỗi niềm thi nhân .............. 59
Chƣơng 3. TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA HÌNH TƢỢNG
TRĂNG TRONG CA DAO VÀ THƠ NƠM THẾ KỶ XV ....................... 69
3.1. Những điểm tƣơng đồng của hình tƣợng trăng trong ca dao và
thơ Nơm thế kỷ XV ............................................................................. 69
3.1.1. Hình tượng trăng biểu đạt cho tình yêu thiên nhiên, quê hương,
đất nước................................................................................................. 69
3.1.2. Hình tượng trăng mang âm vị trào lộng dân gian ...................... 72
3.2. Những điểm khác biệt của hình tƣợng trăng trong ca dao và
thơ Nôm thế kỷ XV ............................................................................. 76
3.2.1. “Trăng” trong ca dao mang vẻ đẹp dân dã, bình dị, “trăng”
trong thơ Nôm thế kỷ XV mang vẻ đẹp ước lệ, Đường thi .................... 76
3.2.2. “Trăng” trong ca dao thể hiện tâm hồn, tình cảm của người dân
lao động; trăng trong thơ Nơm thế kỷ XV thể hiện tình cảm, nỗi niềm
của người trí thức phong kiến ............................................................... 79
3.2.3. “Trăng” trong ca dao biểu đạt cho sự kết tinh kinh nghiệm của
nhân dân về cuộc sống lao động. .......................................................... 83
3.3. Lý giải nguyên nhân dẫn đến điểm tƣơng đồng và khác biệt về
hình tƣợng trăng trong ca dao và trong thơ Nơm thế kỷ XV ......... 84
3.3.1. Lý giải điểm tương đồng ............................................................. 84
3.3.2. Lý giải điểm khác biệt ................................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97

v


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
HĐQÂTT


Hồng Đức quốc âm thi tập

NXB

Nhà xuất bản

QÂTT

Quốc âm thi tập

TNĐL

Thơ Nôm Đường luật

tr

Trang

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thơ ca từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, “trăng” là một trong
những hình tượng có vị trí quan trọng trong cảm xúc của các thế hệ thi nhân một hình tượng giàu xúc cảm thẩm vừa mang ý nghĩa cụ thể vừa giàu giá trị
biểu tượng cho thiên nhiên, phong vật, cho thế giới tâm trạng, tình cảm của con
người. Vì thế, thi nhân với “trăng” có một mối quan hệ giao cảm thật đặc biệt,
vừa là hình ảnh của ngoại cảnh vừa là hình ảnh của nội tâm thật khó tách bạch.
1.2. Trong kho tàng cao dao của người Việt, hình tượng trăng xuất hiện
khá đậm nét, là đối tượng thẩm mỹ mà tác giả dân gian luôn kiếm tìm và thể

hiện ở nhiều phương diện khác nhau: có thể đó là hình ảnh một vầng trăng
biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, một vầng trăng luôn song hành với
người nông dân trong đời sống lao động sản xuất, và có cả hình tượng của
trăng đã được nội tâm hóa thật phong phú, đa dạng trong tâm tư, tình cảm của
con người.
1.3. Trong thơ ca trung đại Việt Nam, nhất là ở bộ phận Thơ Nôm Đường
luật (TNĐL), “phong hoa tuyết nguyệt” là những hình ảnh thiên nhiên không
thể thiếu trong sáng tác ở mỗi thi nhân. Từ thơ Nôm của Nguyễn Trãi cho đến
những tác giả cuối cùng của dòng thơ tiếng Việt như Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương, hình tượng “trăng” ln xuất hiện như một đối tượng trữ tình, có
lúc như một khách thể của thế giới ngoại cảnh, có lúc lại như một chủ thể trữ
tình với nhiều cung bậc của cảm xúc, tâm trạng, và trong nhiều trường hợp
còn được xem là sự “phân thân” của cái tơi trữ tình nhà thơ... Vì thế, chọn
hình tượng “trăng” trong ca dao người Việt và trong thơ Nôm thế kỷ XV làm
đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi hi vọng sẽ mở nhiều khám phá
mới mẻ, bổ ích và bất ngờ về một hình tượng văn học vừa quen vừa lạ.
1.4. Đặt hình tượng trăng trong ca dao người Việt và trong thơ Nôm thế
kỷ XV trong tương quan so sánh, chúng ta cũng sẽ tìm thấy nhiều điểm khác
1


nhau của hình tượng nghệ thuật này. Qua đó cũng thấy được yếu tố lịch sử,
thời đại và thể loại cũng như loại hình tác giả là những nguyên nhân chủ yếu
đưa đến sự khác biệt của hình tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ
Nôm thế kỷ XV.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về hình tượng trăng trong ca dao người Việt
Ở nội dung này, chúng tơi lựa chọn những cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây: Hoàng Tiến Tựu, (2000): “Văn học dân gian Việt Nam”, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội; Đinh Gia Khánh (Chủ biên - 2001): “Văn học dân gian

Việt Nam”, Nxb Giáo Dục, Hà Nội; Vũ Ngọc Phan (2000): “Tục ngữ ca dao
dân ca Việt Nam”, Nxb Hội nhà văn Việt Nam; Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên 2003): Văn học dân gian - Những cơng trình nghiên cứu, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội; Nguyễn Xuân Kính (2004): “Thi pháp ca dao”, Nxb ĐHQG Hà Nội;
Nhiều tác giả (2016): “Hợp tuyển cơng trình nghiên cứu văn học dân gian &
văn học trung đại Việt Nam”, Nxb ĐHQG Hà Nội.v.v...
Ở các cơng trình nghiên nghiên cứu trên, qua sưu tầm, biên soạn và giới
thiệu của các tác giả, chúng tơi nhận thấy hình tượng trăng xuất hiện ở một số
bài ca dao của người việt. Tuy nhiên những bài nghiên cứu chuyên biệt về
“trăng” trong cao dao người Việt thì hầu như chưa có. Chỉ có một số nhận xét
của các tác giả khi đề cập đến các đề tài, nội dung hoặc các thủ pháp nghệ
thuật trong ca dao và dẫn ra các ví dụ, trong đó có xuất hiện hình ảnh trăng,
ánh trăng, đêm trăng...
Chẳng hạn: “Một lối so sánh gián tiếp nữa cũng rất kín đáo: muốn ngỏ ý
lấy nhau, bên trai hỏi đã “bóng gió”, bên gái ưng thuận và đáp lại cịn “bóng
gió: hơn:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng?
2


Không dùng “đêm khuya” mà dùng “đêm trăng thanh” để chỉ lúc công
việc rỗi rãi, thanh niên nam nữ ở nơng thơn thường tình tự với nhau; nếu dùng
“đêm khuya” thì thành ra vợ chồng mất, những câu sau sẽ hóa ra vơ nghĩa...”
[32; tr.107-108].
Có trường hợp, hình tượng trăng trong ca dao đã được tác giả dân gian
nhân hóa thành “Ơng Tơ bà Nguyệt” để giải thích cho ngun làm tình u,
hơn nhân tan vỡ: “Trong ca dao, dân ca trữ tình, có một nhóm bài ca nói về
ơng Tơ bà Nguyệt, phản ánh nhận thức lệch lạc của nhân dân đối với những

hiện tượng tan hợp trong quan hệ nam nữ. Ở những bài ca dao lấy đề tài tình
u đau khổ, ơng Tơ bà Nguyệt là những hiện tượng siêu nhiên do trí tưởng
tượng của người xưa tạo ra để giải thích nguyên nhân của những nỗi bất hạnh
trong tình u...
Bắc thang lên tận ơng trời,
Bắt ơng Nguyệt lão đánh mười cẳng tay
Đánh thơi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng...” [14; tr. 451]
Cũng trong cuốn: Vũ Ngọc Phan - Tác phẩm: Tục ngữ ca dao dân ca
Việt Nam khi nói về lối dùng chữ và thể thơ sáu tám trong ca dao, tác giả có
dẫn ra bài ca dao có hình ảnh trăng xuất hiện nhưng cũng khơng có lời bình
nào về hình ảnh này: “... lời đẹp mà giản dị “tồn bích” khơng pha phách một
chữ Hán nào, khơng gị ép một tiếng Việt nào, có cái đẹp nồng hậu như cái
đẹp của người gái quê, thì ở thể sáu tám, một thể văn chương đặc biệt Việt
Nam, ca dao cũng có những câu tuyệt diệu. Thí dụ những câu sau nói lên mối
tình bịn dịn của một cơ gái đối với bạn tình của mình:
Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Đường xa, dặm vắng xin anh đừng về
Mảnh trăng đã trót lời thề
Làm chi để gánh nặng nề riêng ai” [32; tr.80].
3


Hoặc: “Muốn tả một thứ tình yêu khác nữa, một thứ tình u trong sáng
mới chớm nở ở cõi lịng đơi lứa thanh niên, ca dao cũng có câu:
Đơi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu...” [32, tr. 82].
Khi nói đến những mối tình thắm thiết và nỗi nhớ trong tình yêu của trai
gái ở nông thôn, tác giả dân gian đã sử dụng hàng loạt những hình ảnh để so
sánh, trong đó có hình ảnh trăng: “Cùng làm lụng, cùng vất vả như nhau, nên

những nam nữ thanh niên ở nông thôn đối với nhau có những mối tình thắm
thiết. Khi vắng mặt người yêu, thấy đàn cò trắng cùng nhau sum họp và bay
lượn trên cánh đồng, họ hát lên những lời nhớ nhung thắm thiết:
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng”
[32; 91-92]
Khi nói về hình ảnh “vầng trăng trong “Truyện Kiều” và trong ca dao,
tác giả Vũ Ngọc Phan đã viết: “Về tâm sự kẻ ở người đi, về nỗi chia li làm
người ta day dứt, Truyện Kiều có câu:
Vầng trăng ai xẻ làm đơi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
thì ca dao cũng có câu:
Vầng trăng ai xẻ làm đơi
Đường trần ai vẽ ngược xi hỡi chàng?
Ở đây khó mà biết được ai mượn của ai”
[32; tr. 245]
Cũng nói về sự ảnh hưởng, tiếp thu qua lại nhiều khi đến khó xác định là
tác phẩm của văn học viết hay là ca dao, tác giả Hồng Tiến Tựu có đưa ra
một bài ca dao, trong đó có hình ảnh “vầng quế”, “bóng trăng”:
4


“Lửng lơ vầng quế soi thềm
Hương đưa bát ngát càng thêm bận lịng
Dao vàng bó đẫy kim nhung
Biết rằng qn tử có dùng ta chăng
Đèn tà thấp thống bóng trăng
Ai đem người ngọc thung thăng chốn này

Việc lựa chọn các từ ngữ đẹp một cách sang trọng (như “vầng quế”,
“thềm”, “dao vàng”, “đẫy kim nhung”, “người ngọc”, “thung thăng”) chứng
tỏ tác giả bài ca dao này đã chịu ảnh hưởng nhiều của ngơn ngữ thơ ca bác
học. Có thể tác giả đầu tiên của bài ca dao này là một nhà thơ hay một nho sĩ
bình dân thời phong kiến, vừa có vốn văn chương bác học, vừa am hiểu văn
học dân gian và đã tham gia sinh hoạt ca hát dân gian, góp phần tạo ra cái cầu
nối giữa văn học dân gian và văn học viết” [39; tr. 215].
Trở lên là một số nhận xét của các nhà nghiên cứu hoặc gián tiếp, hoặc
trực tiếp về hình ảnh “trăng”, “bóng trăng”, “đêm trăng” ở các nội dung, chủ
đề khác nhau trong ca dao. Nhìn chung, chưa có một bài viết riêng, trọn vẹn
hoặc những ý kiến đầy đủ, thấu đáo về những đặc điểm của hình tượng trăng
trong ca dao.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về hình tượng trăng trong thơ Nôm thế kỷ XV
Ở nội dung này, chúng tơi lựa chọn những cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây: Trần Văn Giáp - Phạm Trọng Điềm (1956), “Quốc âm thi tập”.
NXB Văn-Sử-Địa, Hà Nội; Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (1982),
“Hồng Đức quốc âm thi tập”, NXB Văn học, Hà Nội; Nguyễn Trãi: Về tác
gia, tác phẩm (1999), NXB Giáo Dục, Hà Nội; Trần Đình Hượu (1995), Nho
giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội;
Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Ma Cao Chương (1998), “Văn học Việt Nam
thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII”, NXB Giáo Dục, Hà Nội; Lã Nhâm Thìn
(1998): Thơ Nơm Đường luật, NXB Giáo Dục, Hà Nội; Trần Đình Sử (1998):
Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội;
5


Trần Quang Dũng (2005), “Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ
Nơm Đường luật Việt Nam”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, v.v...
Qua khảo sát các tài liệu đã dẫn, chúng tôi lựa chọn một số nhận xét,
đánh giá về hình tượng trăng trong QÂTT và HĐQÂTT.

Về hình tượng trăng QÂTT:
Trong bài viết: “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt
Nam”, nhà thơ Xuân Diệu có một số câu, đoạn viết về trăng trong thơ Nôm
Nguyễn Trãi với sự lý giải và lời bình khá tinh tế.
Chẳng hạn: “Bao nhiêu cao thượng trong những câu thơ này:
Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu...
“Trà mai”, lấy miếng gỗ cây mơ nấu lên làm nước trà; cái nước chè
thanh đạm này, ta sẽ thấy, trong thơ nó giải khát cho Nguyễn Trãi. Tại sao lại
giữa đêm, chợt dậy xem nhìn bóng trăng? Phải có một nỗi niềm nung nấu gì
đây... “Trà mai”, “đêm nguyệt”, Nguyễn Trãi biết làm thơ lắm, đem đặt gần
các danh từ với nhau một cách nào đó, các danh từ bèn dính với nhau, khơng
cần có hồ của các tiếng trợ từ; “đêm trăng”, mọi người đã nói rồi, “đêm
nguyệt”, lần đầu tiên Nguyễn Trãi nói; “đêm nguyệt dậy xem bóng”, hai tiếng
trắc, lại là hai dấu nặng, đụng vào nhau: chợt dậy, một tâm sự chợt dựng mình
dậy, hoặc là cái đẹp đặc biệt của trăng khuya bắt mình phải dậy. Câu trên đột
ngột, có câu dưới đối lại thật ung dung, hai câu nâng nhau lên. “Trà mai đêm
nguyệt dậy xem bóng”, đây là ví dụ về những câu thơ hay của Nguyễn Trãi”
[29 ; tr. 595-596].
Cũng ở bài nghiên cứu này, nhà thơ Xuân Diệu còn viết: “Lại khám phá
điều này nữa: ít có nhà thơ nào hằng nói đến măt trăng, có nhiều câu thơ hay
về mặt trăng như Ức Trai. “Quét trúc bước qua lòng suối, Thưởng mai về đạp
bóng trăng”, hoặc là “Dị trúc xơng qua lịng suối, Tìm mai theo đạp bóng
trăng; rất nhiều trường hợp “trăng” đã thành “nguyệt”, nguyệt phối hợp với
các cái đẹp khác:
6


Cây rợp tán che am mát
Hồ thanh nguyệt hiện bóng trịn

(Bài 21)
Đêm thanh nguyệt hiện ngồi hiên trúc
Ngày vắng chim kêu cuối khóm hoa
(Bài 18)
... Ức Trai rất quý trăng, đối với trăng rất là tương thức, yêu cái đẹp của
mặt trăng soi xuống nước ao hồ, đã từng giữ nước ao hồ cho trong để đón
trăng, “Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt”, và tránh cả thả cá vào ao
hồ nhà mình để những đêm có trăng, mặt trăng hiện lên trọn vẹn hơn, ngun
khơi hơn:
Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phát cây
(Bài 28)” [29; tr. 611]
Trong bài: “Tình yêu thiên niên trong thơ Nguyễn Trãi”, tác giả Mai
Trần có bình về hai câu thơ:
“Chăng cài cửa tiếc non che khuất
Sá để thuyền cho nguyệt chở nhờ
Khơng đóng cửa vì sợ nó che khuất ngọn núi phía trước mặt, chiều tối,
dạo chơi xong, cứ để ngay thuyền ở bến khơng cất đi, vì phịng trăng có xin
chở nhờ thì cho chở! Cũng như trên đây, chúng ta đã thấy nói:
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về
Đẹp là thế! Tình tứ đến thế!
Nếu thuyền khơng chở trăng, thì nhà thơ cho nó chở gió mây, chở hơi khói:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
(Thuật hứng. Bài 24)” [29. tr. 652]
Khi viết về thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, các tác giả cuốn
Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII có viết: “Thiên nhiên là bầu
7



bạn, cho nên nhà thơ đã quét am để đón mây, dành ao đề chờ trăng, giữ rừng
để đợi chim:
Bẻ cái trúc hịng phân suối
Qt con am để chừa mây
Trì tham nguyệt hiện, chăng buông cá
Rừng tiếc chim về, ngại phát cây
(Thơ Nôm - Mạn thuật. Bài 6)” [13; tr. 249]
Viết về con người cá nhân Nguyễn qua QÂTT, khi nói về tư chất người
nghệ sĩ, tác giả Nguyễn Hữu Sơn viết: “Tư chất nghệ sĩ ấy cịn được phóng
chiếu qua những vần thơ tràn đầy cảm hứng, ngỡ như con người có thể giao
hịa cùng thiên nhiên, trời đất, vũ trụ:
Có thở biếng thăm bạn cũ
Lịng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh”... [29; tr. 735]
Tác giả La Kim Liên khi so sánh thơ viết về trăng của Lý Bạch và
Nguyễn Trãi có đoạn viết: “Nguyễn Trãi thì khác, ơng đã đến với trăng:
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người
Vẫn là ý thơ của Lý Bạch, nhưng ở đây khơng cịn “đối nữa mà là
“cùng” với trăng (Tự thán - Bài 79). Rõ ràng giữa trăng với Nguyễn Trãi
khơng cịn khoảng cách xa vời, sóng sánh uống chén rượu tình... Ơng làm thơ
để vịnh thiên nhiên và bao giờ cũng vậy với trăng ông đều dành một tình cảm
đặc biệt, gửi gắm nỗi niềm cơ đơn của mình...” [29; tr. 545].
- Về HĐQÂTT
Trong Lời giới thiệu cuốn HĐQÂTT, các soạn giả khi nói về sự tinh tế
và trí tưởng tượng dồi dào của các tác gia Hồng Đức khi tả ánh trăng có viết:
“Một cảnh trăng thượng huyền chênh chếch:
Ánh núi: cung treo chim thắc thỏm
Dải hồ: câu thả cá tung tăng
(Tân nguyệt. Bài 17 - Thiên địa môn)
8



Cá ngỡ câu chìm xui bạn lánh
Chim ngờ cung bắn bảo nhau bay
(Tân nguyệt. Bài 18 - Thiên địa môn)
Các tác giả đã có cái nhìn tinh tế, và cách tả cũng tinh tế qua trí tưởng
tượng dồi dào... tả trăng lên giống như cái lưỡi câu chìm dưới nước, hay ánh
cung treo trên trời, mà cá ngờ ngợ tưởng là lưỡi câu, chim ngờ ngợ tưởng là
cánh cung” [8; tr. 20].
Các tác giả cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, khi
viết về thiên nhiên cảnh sắc bốn mùa trong HĐQÂTT cũng có nhắc đến hình
ảnh trăng trong bức tranh cảnh vật: “Mùa thu không phải chỉ là cảnh man mác
trời mây, mà cũng có cái đặc sắc:
San sát vàng bng giậu cúc
Phau phau bạc phất cờ lau
Hịa pha khóm lục chim phơi ngọc
Nguyệt dãi dòng trong cá hớp châu”
(Vịnh cảnh mùa thu) [13; tr. 278].
Trong bài viết: “Về một số bài thơ Nôm của Lê Thánh Tông”, khi khảo
sát 11 bài thơ xướng họa về “Trăng” - biểu tượng của mỹ đức của minh quân
đương triều - trong HĐQÂTT, tác giả Vũ Đức Phúc có viết: “Theo ý tơi, bài
sau đây chính là bài xướng của Lê Thánh Tông:
Ở cao song cũng thấu nhân tình
Vì có làu làu tính sáng thanh
Soi khắp đầu Giêng liên cuối Chạp
Suốt từ một khắc nhẫn năm canh...
Tất nhiên bài thơ cũng có ý tự hào, nhưng chỉ tự hào về chỗ: “Ở cao
song cũng thấu nhân tình” và chăm chỉ quanh năm và suốt năm canh. Đó là
phong cách quen thuộc của Lê Thánh Tơng từng được thể hiện qua thơ văn
ông... Bởi vậy, các bài thơ họa lại cũng có ý tứ rất thú vị. Ơng cho rằng

“Ngẫm xem khí tượng hình dung ấy / Chợt ló ra thì lạt chúng tinh”. Nghĩa
9


là chỉ có bệ hạ sáng suốt nhất, chúng tơi chỉ có tài nhỏ mọn, sánh sao
được... Ơng cho rằng vua càng là minh quân bao nhiêu thì quan càng vẻ
vang bấy nhiêu:
Càng cao càng sáng trên ngôi ấy
Càng tỏ huân danh đấng tướng tinh” [31; tr. 474-475]
v.v...
Qua khảo sát, thống kê chúng tơi nhận thấy hình tượng “trăng” xuất hiện
khá đậm nét trong hai tập thơ Nôm thế kỷ XV: “Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi và “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông và các thi
nhân Hồng Đức. Các bài nghiên cứu về “trăng” trong hai văn bản thơ Nơm
trên cũng đã có nhưng chủ yếu chì dừng lại ở việc giới thiệu và khái qt về
đối tượng. Chưa có những cơng trình nghiên cứu chun sâu về hình tượng
trăng trong thơ Nơm thế kỷ XV.
Tiểu kết:
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có về hình tượng
trăng trong ca dao người Việt và trong thơ Nôm thế kỷ XV, luận văn đi vào
tìm hiểu những vấn đề, nội dung cụ thể đã đặt ra trong mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hình tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ Nôm thế kỷ XV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
+ Khảo sát, thống kê hình tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ
Nôm thế kỷ XV.
+ Đặc điểm và giá trị biểu đạt của hình tượng trăng trong ca dao

người Việt
+ Đặc điểm và giá trị biểu đạt của hình tượng trăng trong thơ Nơm thế
kỷ XV.
10


+ Những tương đồng và khác biệt về hình tượng trăng trong ca dao
người Việt và thơ Nôm thế kỷ XV.
- Về tư liệu:
+ Vũ Ngọc Phan (2000), “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, Nxb Hội
nhà văn Việt Nam.
+ Nguyễn Xuân Kính (2009), “Tinh hoa văn học dân gian người Việt”,
Nxb Khoa học xã hội. H.
- Trần Văn Giáp - Phạm Trọng Điềm (1956), “Quốc âm thi tập”. NXB
Văn - Sử - Địa, Hà Nội.
- Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (1982), “Hồng Đức quốc âm thi
tập” của Phạm Trọng Điềm-Bùi Văn Nguyên, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn sẽ hướng tới tìm hiểu một cách cụ thể và hệ thống về giá trị
biểu đạt, biểu cảm và giá trị thẩm mỹ của hình tượng “trăng” trong ca dao
người Việt và trong thơ Nôm thế kỷ XV.
- Chỉ ra những điểm khác biệt giữa hình tượng trăng trong ca dao người
Việt và trong thơ Nôm thế kỷ XV.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài “Hình tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ
Nôm thế kỷ XV”, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Luận văn sử dụng phương pháp này để tiến hành khảo sát, thống kê và
phân loại hình tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ Nôm thế kỷ XV
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh giá trị biểu đạt của hình
tượng trăng trong ca dao người Việt và thơ Nơm thế kỷ XV.
5.3. Phương pháp phân tích, đánh giá
Luận văn sử dụng phương pháp này với mục đích phân tích, đánh giá để
làm sáng rõ hơn giá trị biểu đạt của hình tượng trăng trong ca dao người Việt
và thơ Nôm thế kỷ XV
11


- Phương pháp khái quát, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khái quát nội dung nghiên cứu ở
các chương, mục luận văn thành các luận điểm để làm sáng tỏ đối tượng và
mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hình tượng trăng trong ca dao người Việt và trong thơ Nơm thế kỷ XV
được tìm hiểu ở các bình diện giá trị: biểu đạt, biểu cảm và thẩm mỹ một cách
cụ thể và hệ thống.
- Thấy được những điểm khác nhau trong quan niệm nghệ thuật, quan
niệm thẩm mỹ của tác giả dân gian và tác giả thơ Nôm thế kỷ XV thơng qua
hình tượng trăng.
- Góp phần tìm hiểu dấu ấn lịch sử, thời đại, đặc trưng của thể loại và
loại hình tác giả trong hai bộ phận văn học này.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn có 3 chương.
Chương 1. Giá trị biểu đạt của hình tượng trăng trong ca dao người Việt
Chương 2. Giá trị biểu đạt của hình tượng trăng trong thơ Nơm thế kỷ XV
Chương 3. Những tương đồng khác biệt của hình tượng trăng trong ca
dao người Việt và trong thơ Nôm thế kỷ XV.


12


Chƣơng 1
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH TƢỢNG TRĂNG
TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT
Ở chương 1 của luận văn, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu hình tượng trăng
trong ca dao người Việt trên ba phương diện chính: “trăng” - một hình tượng
thiên nhiên phong phú, đa dạng; “trăng” trong cuộc sống thôn quê và những
kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống ; “trăng” - một hình tượng giàu giá trị
biểu đạt và thẩm mỹ trong tình u đơi lứa.
Đặt vấn đề tìm hiểu hình tượng trăng ở ba phương diện cơ bản trên vì
căn cứ vào số liệu khảo sát tỷ lệ xuất hiện của hình tượng này khá cao và cũng
tương đối tập trung. Còn các phương diện khác mà cao dao phản ánh như: tín
ngưỡng, tơn giáo; quan niệm về đồng tiền - của cải, giàu sang - nghèo hèn; về
nhân đức, nhân nghĩa; các quan hệ xã hội... có tỷ lệ xuất hiện của hình tượng
“trăng” không đáng kể.
Lưu ý: tất cả các câu ca dao được trích dẫn trong chương và luận văn
được chúng tơi dẫn trích từ các cuốn: “Văn học dân gian Việt Nam” của
Hoàng Tiến Tựu, (2000), Nxb Giáo Dục, Hà Nội; “Tục ngữ ca dao dân ca
Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (2000), Nxb Hội nhà văn Việt Nam; “Ca dao”,
Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên - 2001) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Thi
pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính (2004), Nxb ĐHGQ Hà Nội và có tham
khảo thêm một số tác phẩm khác...
1.1. “Trăng” - một hình tƣợng thiên nhiên phong phú, đa dạng
“Thiên nhiên là bà mẹ lớn của con người”. Con người không thể tồn tại
nếu thiếu thiên nhiên. Con người sống trong thế giới thiên nhiên, hòa vào
thiên nhiên và tác động trở lại cải tạo thiên nhiên. Trong q trình ấy, ít nhiều
cũng bộc lộ những quan niệm, tình cảm, thái độ ứng xử của con người với
thiên nhiên. Mối quan hệ giữa con người, văn hóa và thiên nhiên càng ngày

càng được nhận thức sâu sắc hơn.
13


Là một bộ phận của văn hóa, folklore nói chung và ca dao trữ tình nói
riêng gắn bó rất chặt chẽ với thiên nhiên. Thiên nhiên trong ca dao trữ tình
khơng chỉ là đối tượng mơ tả mà cịn là phương tiện nghệ thuật giúp chúng ta
hiểu rõ hơn thế giới quan, lối sống, cách cảm nghĩ và thẩm mĩ của người bình
dân. Vì vậy, thiên nhiên có một vị trí rất quan trọng trong ca dao. Thiên nhiên
là nội dung, là hình thức, là sức sống của ca dao. Và trong rất nhiều những
hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong ca dao, “trăng” là một trong những hình
tượng được hiện lên khá ấn tượng.
1.1.1. “Trăng” biểu đạt cho vẻ đẹp của cảnh vật quê hương, đất nước
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân
thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân
đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh
diều biếc tuổi thơ... Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha
để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương, đất nước được nói đến
trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của
nhân dân ta từ bao đời nay:
Mêng mông biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san
Hiện lên trước mắt chúng ta là một bức tranh quê hương, đất nước thật
gần gũi, thân quen. Bức tranh ấy có “biển lúa xanh rờn” hứa hẹn một cuộc
sống sung túc, ấm no, có “tháp cao sừng sững” hiện thân cho những cơng
trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa, văn hiến đất nước ngàn năm, và
có cả những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, gợi nhớ trong tiềm thức mọi
người về quê hương, xứ sở: “trăng vờn bóng cau” - một hình ảnh thật dân dã,

bình dị mà xúc động dư ba. Ở đây hình tượng “trăng” được nhân hóa để hịa
điệu và đồng hiện vẻ đẹp cùng “bóng cau” tỏa bóng xuống sân nhà. Có thể
nói, tình u thiên nhiên, trong đó có tình u cái đẹp của thiên nhiên, cảnh
14


vật là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Qua cái nhìn của tác giả dân
gian, các hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật luôn luân chuyển, hoạt động, tràn đầy
sinh khí và sức sống nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó tương thơng với con
người. Cũng cần lưu ý là trong ca dao trên, đối tượng gây nên cảm xúc thẩm
mỹ khơng chì là thiên nhiên mà cịn là những cảnh vật do con người tạo nên,
gắn bó với đời sống của họ.
Còn đây lại là một bức tranh phong cảnh của một miền quê xứ Huế trong
một đêm trăng:
Đị từ Đơng Ba đị qua Đập Đá
Đị về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hị xa vọng nặng tình nước non
Rất gần gũi và rất đỗi thân quen với hình ảnh dịng sơng, con đị, bến
nước và điệu hị trên sơng nước đêm trăng làm gợi nhớ đến nao lịng tình q
hương xứ xở. Trong trường hợp này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không
phải như những đối tượng sở chỉ (reference), ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối
tượng của sự chiêm ngưỡng thuần túy. Điều này rất đáng chú ý, nó chứng tỏ
ca dao truyền thống khơng chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệm sống của
người dân quê mà cịn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình u của họ
với cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh.
Nói đến khơng gian làng cảnh Việt truyền thống không thể không nhắc
tới các cảnh vật như: cây đa, bến nước, sân đình cũng các hình ảnh thiên
nhiên như trăng thanh, gió mát... mang đậm bản sắc và hồn cốt dân tộc:
Đầu làng có cây đa cao

Trăng thanh gió mát lọt vào tận nơi
Nói đến làng quê Việt Nam là nói đến cây đa. Hầu như làng quê truyền
thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối
làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích, một mơ-típ quen thuộc trong khá
nhiều lời ca dao. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nơ đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá,
15


chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân
trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa là nơi "trâu trong làng gặm cỏ gốc
đa xanh", gốc đa còn là nơi hẹn hị của trai gái, nhất là vào những đêm gió
mát trăng trong... Như vậy, hình tượng “cây đa” và vẻ đẹp của ngoại cảnh
“trăng thanh gió mát” trong trường hợp này là những cảnh vật gợi cảm hứng
cho “bức tranh quê”. Và cái tình ở đây là cái tình với núi sơng, trăng sao, mây
gió, cái tình với những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc, gần gũi bao quanh
mình, hàng ngày gắn bó với mình. Đó khơng chỉ là sự chiêm ngưỡng những
cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là lòng yêu mến những cảnh vật bình thường của
cuộc sống:
Gái trai cất giọng đêm hè
Tình ta trăng gió nghiêng về nước non
Sơng sâu nước chảy đá mịn
Lịng ta sau trước sắt son không dời
Tương tự thế, đây cũng là bức tranh phong cảnh đáng chiêm ngưỡng
của quê hương đất nước có non cao, sông dài, mây trời, trăng khuyết... được
tái hiện qua cái nhìn và tâm trạng của người con gái thôn quê:
Ngày ngày em đứng em trông
Trông non, non ngất, trông sông, sông dài,
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa.
Và nhiều khi vẻ đẹp cũng sự tồn tại vĩnh hằng của thiên nhiên, của

“trăng” cịn được hình tượng hóa như những sinh thể sống:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn.
Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ.
Như vậy, vẻ đẹp của thiên nhiên tràn ngập trong ca dao, và được hình
tượng trăng biểu đạt thật sinh động. Thái độ và tình cảm của tác giả dân gian
16


đối với cái đẹp của thiên nhiên ấy vừa phản ánh vũ trụ quan thô sơ của người
dân quê coi con người và thiên nhiên như là một, vừa nói lên tình yêu của họ
đối với thiên nhiên, một tình yêu vừa có ý nghĩa mỹ học sâu sắc, vừa chứa
đựng trong nó một nhãn quan về mơi trường rất nhân văn và hiện đại.
1.1.2. “Trăng” là phương tiện chuyển tải tâm trạng, tình cảm con người
Tìm hiểu về hình tượng trăng trong ca dao viết về thiên nhiên, chúng ta
thấy rất hiếm gặp những bài về trăng hoàn chỉnh. Thông thường “trăng” chỉ
xuất hiện ở một số câu hạn định trong bài cùng với các hình ảnh thiên nhiên
khác để thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật đất nước, quê hương.
Qua khảo sát hình tượng trăng trong ca dao, chúng ta cịn nhận thấy
ngồi việc biểu hiện trực tiếp cho vẻ đẹp của thiên nhiên, phong cảnh quê
hương, đất nước, phần nhiều “trăng” còn được tác giả dân gian sử dụng như
một phương tiện để chuyển tài tình cảm con người, là “vật” gợi thi hứng cho
việc bộc lộ tâm trạng, tình cảm của người viết. Chẳng hạn, đây là tâm trạng
đầy sầu ốn, héo hon của cơ gái trước sự “đặt điều”, nghi ngờ của người đời
về sự thủy chung, trinh tiết được ngụ qua các hình ảnh thiên nhiên và cuộc
sống, trong đó có hình ảnh “trăng”:
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Sao mai đã mọc, tiếng gà gọi con
Vằng vặc giải tấm lòng son

Lại thêm con vượn héo hon bên ghềnh
Hoặc mượn hình ảnh “trăng rằm” để khẳng định phẩm giá, sự trinh
bạch của mình:
Thân em như thể trăng rằm
Mây đen có phủ, chẳng lầm giá trong
Mượn hình ảnh “trăng”: để cảnh báo, cảnh tỉnh về sự bội bạc của
người đời:
Đừng ham sao tỏ bỏ trăng
Một trăm sao tỏ không bằng trăng lên
17


Hoặc:
Tối trăng còn hơn sáng sao
Phơn phớt lòng đào hơn thắm màu vang
Tối trăng còn hơn sáng sao
Dẫu rằng núi lở cịn cao hơn đồi
Rõ ràng là qua các ví dụ đã dẫn, chúng ta nhận thấy, hình ảnh “trăng”
nói riêng và các hình ảnh thiên nhiên nói chung chung đã trở thành “vật” gợi
cảm hứng, là phương tiện cho việc bộ lộ tâm trạng, tình cảm của con người,
rất cụ thể, sinh động mà cũng đầỳ ẩn ý, sâu sắc.
Đây nữa, là tâm trạng thao thức, nhớ nhung của người con gái khi bắt
gặp (có khi chỉ là mơ tưởng) người con trai đi qua cửa trong một đêm
trăng rằm:
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa em nằm không yên
Cùng đồng hiện trong câu ca dao là hai bức tranh: bức tranh thiên nhiên
và bức tranh tâm trạng, trong đó bức tranh thiên nhiên với hình ảnh trăng rằm
trời sáng chính là “cảnh”, “vật” có tác dụng gợi cảm hứng cho nỗi nhớ của
người con gái về người bạn tình của mình. Đúng như nhận xét: “Tác giả dân

gian thường coi thiên nhiên như là một trong những “bệ phóng” quan trọng để
cho thi hứng của mình được bay bổng tới những “vùng trời” cao rộng của tâm
hồn con người” [14; tr. 489].
Hoặc nữa, đây là một bức thiên nhiên với hình ảnh “trăng soi nước,
nước in cầu” thật đẹp nhưng cũng thật buồn vì nó chở theo tâm trạng của
con người:
Trăng soi nước, nước in cầu
Tiêng chng kim cổ, nhịp cầu tang thương
Cỏ hoa ánh bóng tà dương
Nghìn xưa “hưng bá đồ vương” chốn này
Cảnh vật thấm đậm một nỗi buồn của khúc bi ai hoài cổ được gợi lên từ
18


âm thanh của “tiếng chuông kim cổ”, từ màu sắc: “bóng tà dương”, cảnh vật:
“nhịp cầu tang thương” và kể cả “ánh trăng soi nước” kia cũng nhuốm màu
dâu bể. Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ này chỉ là những vật gợi hứng
cho những nghĩ suy của con người trước sự thịnh - suy, hưng - vong của lịch
sử dân tộc.
Có thể thấy, lối mượn cảnh thiên nhiên, trong đó có hình ảnh “trăng” làm
câu mở đầu, bắc cầu để dẫn tới nói lên tình ý ở câu sau là một hình thức phổ
biến, rất điển hình cho thi pháp ca dao và thơ ca truyền thống mà chúng ta hay
gọi là thể “hứng”. Sự xuất hiện của thiên nhiên dưới hình thức này chứng tỏ
thiên nhiên trong ca dao không chỉ hiện ra dưới dạng đối tượng miêu tả, đối
tượng nhận thức mà còn hiện ra như một phương tiện nghê thuật, đánh dấu
một trình độ sáng tạo trong sáng tác ca dao, một bước phát triển của tính văn
học của ca dao, một bước chuyển từ lời văn vần tường thuật sang lời văn vần
trữ tình, xích gần tới hành động sáng tạo nghệ thuật thực sự.
Không chỉ là “vật” gợi cảm hứng cho tâm trạng, tình cảm của con người,
thiên nhiên nói chung và hình ảnh “trăng” nói riêng cịn đem lại cho câu ca

dao tính văn học đầy đủ nhất khi nó xuất hiện dưới dạng những cảnh vật được
ngụ ý, tức là dưới hình thức những ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng. Ở đây cảnh
vật thiên nhiên gần như đã trút hết ý nghĩa hiện thực của nó để mang một ý
nghĩa khác hoặc vừa giữ ý nghĩa hiện thực vừa mang thêm một ý nghĩa nữa
hay nói theo cách thơng thường, vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng và nghĩa
bóng mới là cái chính chứ khơng phải là nghĩa đen. Ví dụ, trong câu:
Ai làm cho đó xa đây
Cho trăng xa cuội, cho mây xa trời
Các hình ảnh thiên nhiên ở đây đã được nhân hóa, một biểu hiện tế nhị
của lối so sánh ví von rất phổ biến trong ca dao. Nếu gọi phương pháp nhân
cách hóa là phương pháp gán cho sự vật tính cách của con người, tâm hồn của
con người, thì mục đích của phương pháp này trong đa số trường hợp là để
cho tính cách, tâm hồn của con người được thể hiện ra một cách sinh động. Vì
19


×