Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số dòng lúa nếp cái hạt cau tại hà trung – thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ NGỌC HÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA NẾP CÁI HẠT CAU
TẠI HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

THANH HĨA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ NGỌC HÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA NẾP CÁI HẠT CAU
TẠI HÀ TRUNG – THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ân

THANH HÓA, NĂM 2015


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số 211/QĐĐHHĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:
Cơ quan Công tác

Chức danh trong
Hội đồng

Chủ tịch Hội giống cây trồng
Việt Nam

Chủ tịch

TS. Trần Công Hạnh

Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa

Phản biện 1

PGS.TS Nguyễn Huy Hồng

Viện khoa học Nơng nghiệp
Việt Nam


Phản biện 2

PGS.TS Lê Hữu Cần

Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa

Ủy viên

TS. Lê Văn Ninh

Trường Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa

Thư ký

Học hàm, học vị, Họ và tên
GS.TS Trần Đình Long

Xác nhận của người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày .... tháng …. năm 2015
(Ký và ghi rõ họ tên)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.


Người cam đoan

Lê Ngọc Hân


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới TS. Trần Thị Ân – Nguyên Phó trưởng bộ môn Khoa học cây
trồng - Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp – Trường Đại Học Hồng Đức là người
đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm
khuyến nông huyện Hà Trung, UBND xã Hà Lĩnh – Hà Trung; Trạm khí
tượng thuỷ văn thành phố Thanh Hoá là những cơ quan đã tạo điều kiện cung
cấp các thông tin, tài liệu chất lượng để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình ơng Thái – Chủ tịch hội nông dân xã Hà
Lĩnh – Hà Trung; gia đình; bạn bè trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ
tơi hồn thành đề tài này.
Một lần nữa tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành viên với
sự giúp đỡ này.

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Hân


iii


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài.

1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4

1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

4

1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới.

4


1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước.

6

1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo tại Thanh Hóa.

8

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất các giống lúa đặc sản.

9

1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất các giống lúa đặc sản tại Việt Nam.

9

1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất các giống lúa đặc sản trong tỉnh.

14

1.3. Diện tích, năng suất của lúa Nếp cái hạt cau tại các huyện.

15

1.4. Cở sở khoa học, thực tiễn và kỹ thuật phục tráng giống lúa Nếp cái hạt cau.

20

1.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phục tráng giống.


20

1.4.2. Kỹ thuật phục tráng.

21

1.5. Tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa nếp cái hạt cau
tại Thanh Hoá.

26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.

28

2.2. Nội dung nghiên cứu.

28

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

29

2.3.1. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu.

29

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm:


29

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp, kỹ thuật áp dụng.

30

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.

32


iv

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

3.1. Tính chất đất thí nghiệm và diễn biến các yếu tố khí hậu.

33

3.1.1. Tính chất đất thí nghiệm.

33

3.1.2. Các yếu tố khí hậu thời tiết ở Thanh hóa với việc sản xuất lúa Nếp cái
hạt cau.

34


3.1.2.1. Nhiệt độ.

34

3.1.2.2. Lượng mưa.

34

3.1.2.3. Bức xạ mặt trời.

34

3.1.2.4. Chế độ gió.

35

3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu giai đoạn mạ của các dòng lúa Nếp cái hạt
cau vụ Mùa 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa.

35

3.3. Thời gian sinh trưởng của các dịng lúa Nếp cái hạt cau vụ Mùa
năm 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa.

37

3.4. Động thái đẻ nhánh của các dịng lúa Nếp cái hạt cau vụ Mùa 2013 tại
Hà Trung – Thanh Hóa.


39

3.5. Động thái ra lá của các dịng lúa Nếp cái hạt cau vụ Mùa 2013 tại Hà
Trung – Thanh Hóa.

41

3.6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng Nếp cái hạt
cau vụ Mùa 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa.

43

3.7. Một số đặc điểm nơng học khác của các dịng trên đồng ruộng và
trong phịng thí nghiệm.

46

3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và mức độ chống chịu các yếu tố ngoại
cảnh bất thuận của các dòng Nếp cái hạt cau vụ Mùa 2013 tại Hà Trung –
Thanh Hóa.

51

3.8.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại.

51

3.8.2. Mức độ chống chịu với các yếu tố ngoại cảnh bất thuận.

53


3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất của các
dòng Nếp cái hạt cau vụ Mùa 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa.

55


v

3.9.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng Nếp
cái hạt cau vụ Mùa 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa.

55

3.9.2. Các chỉ tiêu chất lượng của các dòng Nếp cái hạt cau vụ Mùa 2013
tại Hà Trung – Thanh Hóa.

58

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

61

4.1. Kết luận

61

4.2. Đề nghị

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHẦN PHỤ LỤC

64

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀ TÀI

87


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
CTV: Cộng tác viên
GS.TS: Giáo sự tiến sỹ
IPM: Integrated Pest Management
IRRI: International Rice Research Institute
KHKTNNMN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam
KHCN: Khoa học công nghệ
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
Đ: Đạt
KĐ: Không đạt



vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của thế giới giai đoạn
2007 – 2011

5

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của Việt Nam giai đoạn
từ năm 2009 – 2013

7

Bảng 1.3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước

8

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thanh Hóa qua các
thời kỳ

9

Bảng 1.5: Diện tích sản xuất Nếp cái hạt cau tại một số huyện trong tỉnh từ
năm 2009-2013

16

Bảng 3.1. Tính chất nơng hóa đất thí nghiệm


33

Bảng 3.2. Diễn biến các yếu tố khí tượng trung bình của các tháng trong
nhiều năm (2009-2013)

35

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu giai đoạn mạ của các dòng lúa Nếp cái hạt cau vụ
Mùa 2013 tại Hà Trung – Thanh Hóa

36

Bảng 3.4: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng lúa Nếp cái hạt
Cau vụ mùa 2013 tại Hà Trung

38

Bảng 3.5: Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Nếp cái hạt cau vụ mùa
2013 tại Hà Trung

39

Bảng 3.6: Động thái ra lá của các dòng lúa Nếp cái hạt cau vụ mùa 2013
tại Hà Trung – Thanh Hóa

42

Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa Nếp cái
hạt Cau vụ mùa 2013 tại Hà Trung


44

Bảng 3.8: Một số đặc điểm nông học khác của các dịng trên đồng ruộng và
trong phịng thí nghiệm

47

Bảng 3.9: Một số đặc điểm nơng học khác của các dịng trên đồng ruộng và
trong phịng thí nghiệm

48

Bảng 3.10: Một số đặc điểm nơng học khác của các dịng trên đồng ruộng
và trong phịng thí nghiệm

50


viii

Bảng 3.11: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng lúa Nếp cái hạt cau vụ
tại Hà Trung – Thanh Hóa

52

Bảng 3.12: Mức độ chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận của các dòng
Nếp cái hạt cau tại xã Hà Lĩnh – Hà Trung

54


Bảng 3.13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng lúa
Nếp cái hạt cau tại Hà Lĩnh – Hà Trung

56

Bảng 3.14: Chất lượng của các dòng lúa Nếp cái hạt cau tại Hà Trung –
Thanh Hóa.

60


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình3.1: Đồ thì biểu thị động thái đẻ nhánh của các dịng lúa Nếp cái hạt
cau.

41

Hình 3.2: Đồ thị động thái ra lá của các dòng lúa Nếp cái hạt cau.

43

Hình 3.3: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dịng Nếp
cái hạt cau.

45

Hình 3.4: Biểu đồ năng suất của các dòng lúa Nếp cái hạt cau.


58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu của
lồi người. Trên Thế giới có tới 65% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực
chính. Hiện nay trên Thế giới có trên 100 nước trồng lúa, tập trung chủ yếu ở
châu Á (trên 85% sản lượng lúa Thế giới được sản xuất từ các nước châu Á ).
Sản xuất lúa gạo trong những năm gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể:
năng suất sản lượng trong 35 năm qua đã tăng hơn 70%.
Việt Nam là một trong những cái nơi hình thành cây lúa nước có điều
kiện tự nhiên khá thích hợp cho nghề trồng lúa phát triển. Nhờ chú trọng đến
công tác lai tạo, du nhập và tuyển chọn giống mới, nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật tiên tiến nên trong những năm qua nghề trồng lúa đã có nhiều bước
nhảy vọt: Từ một nước thiếu đói quanh năm đến nay Việt Nam đã trở thành
một nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 1, thứ 2 trên Thế giới.
Thực tiễn đã chứng minh giống lúa là một trong những động lực quan
trọng tạo nên năng suất và phẩm chất nông sản. Các giống lúa mới, đặc biệt là
lúa lai đã làm thay đổi cơ bản cả mùa vụ và tập quán canh tác lâu đời, mang
lại hiệu quả và niềm tin cho người sản xuất.
Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, các giống lúa chất lượng cao đóng
vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu, là một trong
những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Các giống nếp nhất
là giống nếp thơm rất được chú trọng trong tiêu dùng nội địa và là nguyên liệu
cho cơng nghiệp sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, đó là những nguồn hàng cho
xuất khẩu.

Giống lúa Nếp cái hạt cau là một giống lúa nếp đặc sản rất được ưa
chuộng bởi chất lượng gạo cao với độ dẻo cao, hương thơm đặc trưng và dạng
hạt gạo tròn, trắng muốt mà cho đến nay vẫn chưa có giống lúa nếp nào có thể


2

vượt qua được. Đây là giống nếp cổ truyền quý giá, ngồi phẩm chất tốt giống
nếp này cũng có khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của
thiên nhiên: khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn cuối vụ
tương đối tốt. Nếp cái hạt cau đã trở thành sản vật không thể thiếu được của
người dân Hà Lĩnh và nhiều vùng trong tỉnh Thanh Hố. Những ngày lễ Tết,
trở thành món q q cho người thành thị, là niềm tự hào của người dân quê,
được gieo trồng khá phổ biến ở Hà Lĩnh, Hà Trung, Thanh Hóa và một số vùng
trong tỉnh.
Tuy nhiên sản xuất Nếp cái hạt cau trong những năm gần đây gặp
những khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng. Ngun nhân
chính là do giống đã bị thối hố do người dân tự để giống trong một thời
gian dài không được chọn lọc, bồi dục, các biện pháp canh tác cổ truyền ngày
xưa khơng cịn phù hợp với cơ cấu giống lúa hiện nay trên đồng ruộng cũng là
nguyên nhân giảm năng suất do bị sâu bệnh, lốp đổ. Nếp cái hạt cau tuy có
khả năng kháng bệnh đạo ôn, khô vằn tốt nhưng nhiễm bạc lá trung bình và
nhiễm sâu đục thân nặng. Đây là một trong những khó khăn trong việc nâng
cao năng suất lúa Nếp hạt cau do người dân vẫn cấy theo thời vụ cũ, mật độ
cấy tuỳ tiện, giống Nếp cái hạt cau lại là giống cảm quang chặt chẽ nên khi
lúa trỗ bông làm hạt thì hầu hết các giống lúa gieo cấy trên đồng ruộng đã
chín sữa hoặc chuẩn bị thu hoạch, vì vậy sâu bệnh tập trung phá hoại các
ruộng lúa nếp rất nặng, nhất là sâu đục thân. Giống lúa nếp này lại có chiều
cao cây cao nên với những ruộng cấy dày khi gặp mưa bão cuối vụ thường bị
đổ ngã. Những nguyên nhân trên đã làm cho những ruộng lúa Nếp cái hạt cau

bị tổn thất nặng nề, có những ruộng năng suất chỉ cịn 20 - 30kg/sào, do đó
người dân chản nản thu hẹp diện tích gieo trồng loại nếp đặc sản qúy hiếm này.
Nhằm chọn lọc ra những dòng Nếp cái hạt cau ưu tú nhất, góp phần nâng cao
năng suất, phẩm chất và phát triển giống lúa Nếp cái hạt cau, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
một số dòng lúa Nếp cái hạt cau tại Hà Trung – Thanh Hóa”


3

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài:
* Mục đích:
Chọn được các dòng lúa Nếp cái hạt cau ưu tú nhất để sản xuất giống
siêu nguyên chủng; đảm bảo chất lượng theo đúng bản mô tả của giống (phần
phụ lục).
* Yêu cầu cần đạt:
Các dòng lúa Nếp cái hạt cau đã được nghiên cứu tuyển chọn mang đầy
đủ tính trạng đặc trưng của giống gốc.
Kết quả áp dụng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng Hà
Trung và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học:
Giống cây trồng sau một số lần gieo trồng sản xuất đều xuất hiện những
biểu hiện khác biệt với ngun bản về các tính trạng hình thái, năng suất, chất
lượng sản phẩm và phản ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa Nếp
cái hạt cau là quá trình chọn lọc ra các dịng ưu tú nhất, đạt năng suất, chất
lượng và khả năng chống chịu tốt nhất, phù hợp với điều kiện sinh thái của
vùng. Mang đầy đủ các tính trạng đặc trưng của giống gốc.
* Ý nghĩa thực tiễn:

Giống Nếp cái hạt cau là giống quý nổi tiếng của vùng Hà Lĩnh – Hà
Trung – Thanh Hoá. Tuy nhiên do người dân tự để giống từ vụ này sang vụ
khác thiếu chọn lọc, kỹ thuật trồng trọt chưa được chú trọng đúng mức nên có
hiện tượng bị lẫn tạp thoái hoá, giảm năng suất, phẩm chất.
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa Nếp
cái hạt cau là việc làm rất cần thiết để sản xuất Nếp cái hạt cau siêu nguyên
chủng. Phục vụ việc sản xuất Nếp cái hạt cau cho tiêu dùng, xuất khẩu góp
phần bảo tồn nguồn gen quý cho công tác giống, xây dựng thương hiệu cho
giống lúa Nếp cái hạt cau.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo:
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới:
Lúa là cây lương thực chính, cung cấp hơn 50% tổng lương thực được
tiêu thụ cho toàn nhân loại. Xét về mức tiêu dùng thì lúa là cây lương thực
được con người tiêu thụ nhiều nhất (chiếm 85% tổng sản lượng sản xuất ra),
sau đó là lúa mì (chiếm 60%) và ngơ (chiếm 25%). Ngồi hạt gạo bộ phận
chính làm lương thực thì lúa cịn có các sản phẩm phụ như tấm, cám, trấu,
rơm rạ cũng được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết khác
nhau. Lúa gạo cung cấp tinh bột, protein, lipit, vitamin và các chất khoáng cần
thiết khác cho cơ thể con người, đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng (calo) chủ yếu để duy trì sự
sống cho con người. Nguồn cung cấp calo từ lúa gạo duy trì sự sống cho
khoảng 40% dân số Thế giới. Trung bình 1 ha lúa cung cấp năng lượng duy trì
sự sống cho 5,7 người/năm. Bình qn tồn Thế giới, một ngày một người cần
khoảng 3119 calo, trong đó lúa gạo cung cấp 552 calo, chiếm khoảng 18%

tổng lượng calo cung cấp cho con người (De Datta, 1981) [23].
Theo FAO START [24] toàn Thế giới có 114 nước trồng lúa và phân bổ
ở tất cả các châu lục: Châu Phi có 41, châu Á 30 nước, Bắc Trung Mỹ 14
nước, Nam Mỹ 13 nước, châu Âu 11 nước và châu Đại Dương 5 nước. Diện
tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất bình quân xấp xỉ
1,0 tấn/ha. Ấn Độ có diện tích trồng lúa cao nhất 44.790 triệu ha, Jamaica có
diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha. Năng suất lúa cao nhất đạt 94,5 tạ/ha tại
Australia và thấp nhất là 9 tạ/ha tại Irắc.
Nhu cầu về gạo trên Thế giới ngày càng tăng, bình quân mỗi năm phải
tăng 1,7% trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2025. Điều này tùy thuộc vào


5

sự phát triển dân số ở mỗi nước và nhu cầu lương thực của con người. Ở các
nước châu Á, gạo chiếm 35% lượng calo tiêu thụ của người dân, còn ở châu
Mỹ La Tinh là 10%, châu Phi là 7%, châu Đại Dương và nước Mỹ là khoảng
2% (Imazumi K., Yoshida S, 1958) [25] .
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng gạo trên
Thế giới niên vụ 2005 – 2006 đạt 415.49 triệu tấn, tăng 15 triệu tấn so với
niêm vụ trước, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong niêm vụ tới lên 416,5 triệu tấn.
Trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên Thế giới, sản lượng gạo tăng lên cao
nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Thái Lan, nhờ đó năm 2006 lượng gạo
dự trữ trên Thế giới cũng được tăng lên tới 80,42 triệu tấn, trong khi đó năm
2004 là 78,14 triệu tấn.
Về nhu cầu lúa gạo trên thế giới có 27 nước thường xuyên nhập khẩu
gạo từ 100.000 tấn/năm trở lên, trong đó có 5 nước thường xuyên nhập khẩu
với số lượng trên 1 triệu tấn/năm. Một số nước tùy thuộc những nước có diện
tích sản xuất lúa gạo trên thế giới song do năng suất thấp hoặc dân số đông
nên vẫn phải nhập một số lượng gạo lớn như: Indonesia, Philippin, Banglades,

Brazin. Thị trường nhập khẩu chính tập trung ở Đơng Nam Á (Indonesia,
Philippin, Malaysia), Trung Đông (Iran, Irắc, Ả Rập Xê Út…) và châu Phi
(Nigieria, Senegan, Nam Phi) (Đinh Thế Lộc, 2006) [12].
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo
của thế giới giai đoạn 2007 – 2011
STT

Năm

Diện tích

1

2007

2

2008

156,0
(triệu ha)
159,3

3

2009

4
5


Năng suất
(tạ/ha)
42,1

Sản lượng

43,1

656,8
(triệu tấn)
685,9

161,4

42,0

678,7

2010

153,6

43,7

672,0

2011

164,6


43,8

721,0

Nguồn: FAO STAT, 2012 [24]


6

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước:
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa thân thiết lâu
đời nhất của nhân dân. Cây lúa chiếm trên 50% diện tích đất nơng nghiệp và
trên 60% tổng diện tích gieo trồng hàng năm. Khoảng 80% hộ nông dân Việt
Nam tham gia sản xuất lúa gạo. Từ năm 1985 đến năm 1998, với tốc độ tăng
bình qn hàng năm đạt 4,8%, sản lượng thóc của Việt Nam đã tăng gấp đôi
từ 15,90 triệu tấn trong năm 1985 lên tới 29,10 triệu tấn năm 1998. Năm 1999
sản lượng thóc đạt 31 triệu tấn và đến năm 2005 đã tăng lên 35 triệu tấn
(Nguyễn Văn Hoan, 2007) [6].
Từ năm 1980 đến 1996 diện tích gieo trồng lúa nước tăng 25%, từ 5,6
triệu ha lên 7.004 triệu ha. Diện tích trồng lúa của cả nước năm 1998 là 7.37
triệu ha, tăng 9,5% so với năm 1995 và tăng 3,3% so với năm 1997. Năm
2006 diện tích trồng lúa cả nước đạt 7,32 triệu ha với năm suất trung bình 48
ta/ha, sản lượng dao động khoảng 35,8 triệu tấn/năm, xuất khẩu gạo ổn định
từ 2,5 triệu tấn đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới diện tích trồng lúa sẽ
duy trì 7,0 triệu ha, phấn đấu trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35
triệu tấn và xuất khẩu ổn định ở mức 3,5 – 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Năm 2007, diện tích trồng lúa cả nước đạt 7,2 triệu ha giảm so với năm 2006,
song sản lượng vẫn đạt 35.87 triệu tấn ngang bằng năm 2006.
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng
7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở châu Á

theo thứ tự Ấn Độ (~44,0 triệu ha), Trung Quốc (~29,5 triệu ha), Indonesia
(~12,3 triệu ha), Bangladesh (~11,7 triệu ha), Thái Lan (~10,2 triệu ha),
Myanmar (~8,2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên
thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha) Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha), đứng
đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc
(7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng
suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên Thế giới và đứng đầu


7

của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở châu Á về khả năng cải thiện năng suất
lúa trên Thế giới.
Cùng với sản xuất phát triển và tăng trưởng khá, giá gạo xuất khẩu
cũng liên tục tăng: năm 2003 giá gạo bình quân chỉ đạt 188,2 USD/tấn, đến
năm 2004 tăng lên 232 USD/tấn, năm 2005 tăng lên 275 USD/tấn và đến năm
2007 tăng lên 365 USD/tấn. Năm 2007, Việt Nam đã thu về 1,4 tỷ USD từ
việc xuất khẩu 4,53 triệu tấn gạo, đây cũng là năm đạt giá trị xuất khẩu cao
nhất trong vòng 17 năm liên tục xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa
hàng năm đứng thứ 5 trên Thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu
gạo Thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận
1275,9 tỷ USD năm 2006.
Một trong những mục tiêu chiến lược của sản xuất nông nghiệp Việt
Nam là phải đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu
cầu bữa ăn đủ dinh dưỡng và năng lượng ngày càng tăng, từ mức bình quân
1.900 - 2.000 calo/người/ngày, đến năm 2015 đạt mức bình quân 2.300 2.400 calo/người/ngày. Do vậy, việc đảm bảo an ninh lương thực cho nhu
cầu nội địa, trong đó về cung cấp lúa gạo là rất quan trọng.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của Việt Nam giai

đoạn từ năm 2009 – 2013
STT

Năm

Diện tích

1

2009

(triệu ha)
7,44

2

2010

3

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng

52,30

(triệu tấn)
38,90


7,49

53,40

40,00

2011

7,65

55,30

42,33

4

2012

7,76

56,40

43,74

5

2013

7,89


55,90

44,07

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2013 [19]


8

Bảng 1.3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước
(giá FOB,USD/tấn)
Loại gạo

Giá gạo đầu 6/2011 đến cuối 7/2011

Thái 100B (100% gạo nguyên)

550

Thái 5% tấm
Thái 25% tấm

520
480

Việt 5% tấm

470

Việt 25% tấm


435

Ấn Độ 5% tấm

330

Ấn Độ 25% tấm
Pakistan 15-20% tấm

315
510

Pakistan 25% tấm

460

(Nguồn: Thị trường lúa gạo.com và gentraco.com.vn, 2011) [20]
1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Thanh Hóa:
Tỉnh Thanh Hóa có điều kiện sinh thái thuận cho phát triển nông nghiệp,
sản lượng lương thực liên tục tăng từ 1,1 triệu tấn năm 1998 lên 1,23 triệu tấn
năm 2005. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở Thanh Hóa là 255 nghìn ha (vụ
Chiêm Xn 116 – 117 nghìn ha, vụ mùa 137 - 238 nghìn ha).
Năm 2005 tỉnh đã đạt 1,23 triệu tần thóc với năng suất bình quân 49
tạ/ha. Đồng thời tỉnh đã đạt được thành công nhảy vọt về năng suất lúa vụ
Chiêm Xuân từ 59 - 60 tạ thóc/ha gieo trồng. Năm 2008 toàn tỉnh đã gieo cấy
trên 212.000 ha, sản lượng lương thực 799 nghìn tấn; trong đó diện tích lúa là
118.000 ha (tỉ lệ gieo cấy lúa lai từ 60% trở lên).
Hiện nay, Thanh Hóa đã du nhập rất nhiều giống lúa từ các nước, Viện
nghiên cứu Quốc tế và Việt Nam. Tập đoàn các giống lúa đã được làm thuần

và công nhận sản xuất đại trà, tạo thế cho sản xuất lương thực tăng nhanh và
ổn định. Trên cơ sở đó, quy luật tất yếu trong sản xuất nơng nghiệp đối với tất


9

cả các loại cây trồng và nhất là với ngành sản xuất lúa để ổn định và sản xuất
phát triển là phải du nhập, tiếp cận các giống lúa tiến bộ kỹ thuật để thuần hóa
trong điều kiện sản xuất của khu vực.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thanh Hóa qua
các thời kỳ
Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

2000

257,5

42,6

1.095,8

2001


257,6

46,2

1.190,4

2002

257,2

48,7

1.252,5

2003

256,4

49,6

1.272,5

2004

254,6

52,1

1.325,9


2005

252,2

49,1

1.237,5

2006

254,3

55

1.398,6

2007

254,4

52,7

1.340,1

2008

254,4

55,2


1.404,3

2009

258,1

56,3

1.452,7

2010

253,6

55,1

1.396,6

2011

257,1

55,5

1.427,4

2012

256,7


57,8

1.482,5

2013

256,3

55,8

1.431,4

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất các giống lúa đặc sản:

1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất các giống lúa đặc sản tại
Việt Nam:
Bên cạnh những giống lúa cho năng suất cao, các nhà khoa học cũng
rất chú trọng nghiên cứu chọn tạo các giống lúa đặc sản, những giống lúa này
không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội mà cịn có lợi thế


10

rất lớn trong xuất khẩu. Những giống lúa đặc sản có nguồn gốc địa phương
cịn là nguồn gen q giá trong công tác lai tạo giống, là tài sản quý của quốc
gia, cần được lưu giữ và bảo vệ (Nguyễn Thị Lang, 2000) [7].

Theo một số tác giả lúa đặc sản là loại lúa đặc biệt, chúng được xác
định bởi sự khác biệt về một số đặc điểm quan trọng như hình dáng, kích
thước hạt gạo, hàm lượng amilose, màu sắc nội nhũ, độ dẻo và mùi thơm đặc
trưng. Các nhà khoa học còn đưa ra khái niệm về lúa đặc sản cổ truyền và lúa
đặc sản cải tiến để phân biệt lúa đặc sản bản địa và lúa đặc sản mới chọn tạo,
trong đó các giống lúa đặc sản bản địa thường được đánh giá rất cao về phẩm
chất, hương vị và khả năng thích ứng. Các giống đặc sản địa phương tuy khả
năng thích ứng cao nhưng cũng chỉ có thể cho năng suất chất lượng như mong
muốn khi được gieo trồng và chăm sóc trong điều kiện sinh thái phù hợp, vì
vậy đồng thời với việc chọn tạo giống mới các nhà khoa học cũng rất quan
tâm đến việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh (Bùi Chí Bửu và CTV,
2005) [1].
Trong những năm gần đây sản xuất lúa của nước ta đã có những tiến bộ
vĩ đại, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trở thành một
trong những cường quốc về xuất khẩu lúa gao trên thế giới. Năm 2005 xuất
khẩu của Việt Nam đạt 5,2 triệu tấn. Bên cạnh những giống lúa lai, lúa thuần
đạt năng suất cao, các giống lúa thơm, các giống nếp đã và đang được quan
tâm, nhất là trong thời kỳ hội nhập (Nguyễn Thiện Luân, 1997) [8]. Theo
Nguyễn Hữu Nghĩa (2007) [13] thì lúa đặc sản có một giá trị hết sức to lớn
trong lĩnh vực xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như: Hồng Kông, Nam
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, hoặc các thị trường mới ưa chuộng các loại
gạo Japonica và gạo thơm hạt dẻo (dưới 20% amylase) theo hiệp ước
Uruguay về thương mại và thuế suất (GATT).
Nguyễn Hữu Nghĩa (2007) [14], Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Lê
Vĩnh Thảo (2001), Trần Văn Đạt (2002) đã xếp lúa nếp, lúa thơm và lúa


11

nương - Japonica là những nhóm lúa đặc sản khá phổ biến. Nhiều giống lúa

đặc sản đã được lai tạo, tuyển chọn và đưa vào sản xuất như Khao dawk mali
105 do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long chọn tạo từ giống địa phương
Thái Lan, giống Nàng Thơm sớm do Viện KHKTNNMN chọn lọc từ giống
Nàng Hương, giống Nàng Thơm Chợ Đào 5 do Viện KHKTNNMN chọn lọc,
giống Nếp TK90, N97, 352, giống nếp 44 được GS.TS Nguyễn Thị Trâm
chọn từ cặp lai Nếp hoa vàng x (Nếp bầu x VN72) (Trương Đích, 1999) [4].
Các giống lúa bản địa có ưu thế là chịu điều kiện khó khăn về đất đai và khí
hậu tốt hơn, đặc tính thơm và ngon cơm hấp dẫn người tiêu dùng hơn, và
thường có giá bán cao hơn. Việc thu thập, gìn giữ, đánh giá và sử dụng nguồn
giống lúa bản địa quý trên được Nhà nước quan tâm đầu tư, các nhà khoa học
có nhiều nổ lực thực hiện. Tuy nhiên việc phát triển các giống lúa đặc sản
chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu to lớn của thị trường và chưa lợi dụng được
tính ưu việt của giống do những hạn chế như: Các giống lúa đặc sản của Việt
Nam thường là những giống cây cao dễ đổ, thời gian sinh trưởng dài, khả
năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp. Mặt khác các giống này chưa
được chú trọng về công tác giống và kỹ thuật thâm canh nên hầu hết bị thối
hố, vì vậy năng suất, phẩm chất và giá trị thương phẩm trên thị trường không
cao (Nguyễn Công Tạn, 2003) [17].
Lúa nổi có ở An Giang 27 giống như Ba bông, chệt cụt, lá rừng...(Nguyễn
Văn Luật, 1987) [9]. Tăng cường khai thác sử dụng “ngân hàng gen cây lúa”
có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước
ở Đồng bằng sơng Cửu Long đã phát hiện lúa thơm có hàng trăm giống kháng
đạo ơn trung bình như: Ba xe, Bơng bần, Nàng thơm, Chợ Đào.... Về giống
lúa chịu phèn có Nàng thơm, Nàng thược; chịu mặn có Cà đung, Tiên nữ...
Người nông dân miền Bắc hiện dùng khá nhiều giống lúa thơm, riêng
tập đồn lúa Tám thơm có tới 142 giống/dịng, trong đó hiện được trồng phổ
biến hơn có: Tám xoan, Tám Xuân Đài, Tám Tiêu, Tám Nghệ....Các loại lúa


12


thơm đặc sản bản địa khác có khá nhiều như: Dự Thơm, Dự Lùn, Dự Đen, Di
Hương, Gié Thơm, Nếp Cái hoa vàng, Nếp Rồng...Trung tâm tài nguyên di
truyền thực vật, đã có một số kết quả nghiên cứu lúa tám thơm bản địa ở một
số vùng ven biển Nam Định và phát triển sang địa bàn Tỉnh Thanh Hoá. Ở
vùng này, diện tích lúa thơm đặc sản khoảng 15000 ha. Việc gieo cấy các
giống lúa đặc sản cho hiệu quả hơn các giống mới cải tiến khoảng 2-3 triệu
đồng/ha. Do trong điều kiện cụ thể ở địa phương, lúa Tám thơm đạt năng suất
bằng và có khi cao hơn cả lúa ưu thế lai song đầu tư chi phí lại thấp hơn nhiều
mà giá bán lại cao hơn. (Nguyễn Văn Luật, 2008) [11].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Nghĩa và CTV (2007) [14] cho
biết đã chọn lọc được dịng thuần một số lúa đặc sản, trong đó có giống nếp
Cái hoa vàng, tuy nhiên mới chỉ được công nhận ở cấp giống tạm thời. Nhiều
địa phương khác như Yên Bái, Nam Định cũng đưa vào chương trình phát
triển KHCN phục tráng các giống nếp địa phương quý như: nếp Tú Lệ, nếp
Quýt, nếp Cau...Điều này cho thấy việc phục tráng và phát triển giống lúa đặc
sản của địa phương sẽ mang lại hiêụ quả to lớn, gìn giữ được phẩm chất quý
giá của giống đặc sản địa phương, từng bước xây dựng lại thương hiệu cho
những giống cây trồng quý bản địa đã bị mai một.
Từ năm 2005-2008, Trung tâm nghiên cứu & phát triển nông nghiệp
(Viện Cây lương thực - cây thực phẩm) được sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu
phát triển Nông nghiệp (Pháp) đã bảo tồn, phục tráng thành công nếp Cái hoa
vàng tại Kinh Mơn, Hải Dương, chọn được 10 dịng ưu tú, sản xuất được 15
kg hạt giống siêu nguyên chủng. Hiện nay tỉnh Hải Dương đang được sự giúp
đỡ của dự án Superchain/IFAD (Pháp) đã mở rộng diện tích gieo cấy giống
nếp Cái hoa vàng tại Hải Dương từ quy mô 100 ha/vụ mùa lên từ 450 - 600
ha, mở rộng các dịch vụ quảng bá đưa gạo nếp Cái hoa vàng đến các hệ thống
siêu thị cao cấp trong và ngoài nước, góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả cho
người sản xuất



13

Sở nơng nghiệp Thái Bình cũng đã chọn lọc thành công giống nếp Cái
hoa vàng nguyên chủng từ giống nếp địa phương và đã được công nhận giống
quốc gia từ năm 1995.
Tỉnh Hà Giang cũng đã có chương trình phục tráng giống lúa nếp Cái
hoa vàng tại xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần bước đầu đạt kết quả tốt. Tới
đây tỉnh cũng đã có chủ trương phát triển diện tích trồng lúa nếp Cái hoa vàng
thành vùng hàng hoá đặc sản.
Tại xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn, giống nếp Cái hoa vàng đã
được đưa vào sản xuất từ năm 2000, đến nay diện tích lúa nếp Cái hoa vàng
đã lên tới 50 ha, chiếm gần 50% diện tích cấy lúa toàn xã. Sản phẩm nếp Cái
hoa vàng đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. Tại Hội chợ thiết bị
công nghệ Việt Trung 2008, sản phẩm nếp Cái hoa vàng của xã đã được chọn
làm sản phẩm đặc trưng cho huyện Bắc Sơn tham gia triển lãm và đã thu hút
đông đảo khách hàng đến tham quan sản phẩm
Về mặt khoa học và công nghệ, giống lúa mới cao sản thấp cây ngắn
ngày góp phần kỳ tích đưa nước ta từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu gạo
đứng thứ hai trên Thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của việc sử dụng các giống
mới cao sản là cần nhiều phân đạm (3-4 triệu tấn/năm) và thuốc trừ sâu
(khoảng 30.000 tấn/năm, 250 triệu USD) làm ô nhiễm môi trường và giảm
hiệu quả sản xuất bởi giá vật tư phân bón ngày càng tăng. Chúng ta đã qua
thời kỳ sản xuất lương thực bằng mọi giá, đến thời sản xuất lương thực phải
vừa có lời, vừa phát triển bền vững trong một môi trường sinh thái trong lành.
Một trong những mơ hình này là làm lúa thơm đặc sản bản địa ở những nơi
thích hợp trong cả nước (Nguyễn Văn Luật, 2008) [11].
Q trình xói mịn gen lúa từ nửa thế kỷ nay diễn ra dữ dội, làm mất đi
nhiều đặc tính q trong tập đồn giống lúa bản địa, trong đó có lúa thơm đặc
sản. Giống lúa mới cao sản thấp cây ngắn ngày từ Viện lúa Quốc tế (IRRI)

vào Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến cuối những năm 80 lúa


×