Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái của một số loài lưỡng cư thuộc họ ếch cây (rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

BÙI THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI
LƯỠNG CƯ THUỘC HỌ ẾCH CÂY (RHACOPHORIDAE)
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LNG,
TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THANH HÓA, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

BÙI THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI
LƯỠNG CƯ THUỘC HỌ ẾCH CÂY (RHACOPHORIDAE)
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LNG,
TỈNH THANH HĨA


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8.42.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đậu Quang Vinh

THANH HÓA, NĂM 2022


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số 1490
ngày 05 tháng 07 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Hồng Đức:
Chức danh

Học hàm, học vị, Họ và tên

Cơ quan Cơng tác

PGS.TS. Hồng Ngọc Thảo

Trường ĐH Hồng Đức

Chủ tịch Hội đồng

TS. Hoàng Ngọc Hùng

Trường ĐH Hồng Đức

UV Phản biện 1


TS. Nguyễn Đình Hải

trong Hội đồng

Viện Nơng Nghiệp Thanh Hố UV Phản biện 2

TS. Nguyễn kim Tiến

Hội lưỡng cư Bị sát VN

Uỷ viên

TS. Lê Đình Chắc

Trường ĐH Hồng Đức

UV Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày 10 .tháng 09 năm 2022

TS. Đậu Quang Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Bùi Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Đậu Quang
Vinh, người đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất,
giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Sinh học, Ban chủ nhiệm
khoa KHTN Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hố. Tơi xin cảm ơn sự giúp
đỡ của Phòng Quản lý sau đại học và Ban lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức
- Thanh Hố.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của tất cả anh, chị em
và các bạn lớp K13 Cao học Động vật học.
Cuối cùng, tơi muốn tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người thân
trong gia đình, đã luôn sát cánh bên tôi, quan tâm, động viên và tạo điều kiện
để tơi hồn thành khố học!
Tác giả

Bùi Thị Hà

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.1. Mơ tả đặc điểm hình thái của cá thể trưởng thành của một số loài thuộc Họ
ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng. ..................... 2
3.2. Mơ tả đặc điểm hình thái nịng nọc của một số lồi thuộc một số lồi thuộc
Họ ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. ............... 2
4. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Khát quát về hình thái và sự phát triển của nịng nọc ................................ 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái nịng nọc .................................................................. 3
1.1.2. Q trình phát triển biến thái của nịng nọc ............................................ 7
1.1.3. Các nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam ................................ 8
1.2. Sơ lược nghiên cứu lưỡng cư ở Việt Nam ............................................... 10
1.3. Nghiên cứu về LC ở Thanh Hóa và KBTTN Pù Lng .......................... 12
1.4. Khát qt về điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực nghiên cứu ............. 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
1.4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 15
1.4.1.2. Địa hình .............................................................................................. 16
1.4.1.3. Địa chất – thổ nhưỡng ........................................................................ 16
1.4.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 16
1.4.1.5. Sơng ngịi ........................................................................................... 17
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 17
1.4.3. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ........................................... 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
iii



2.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 19
2.2.2. Thời gian thực hiện ............................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa............................................................ 20
2.3.1. Xác định các điểm thu mẫu ................................................................... 20
2.3.2. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật ............................... 21
2.3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu cá thể trưởng thành . 21
2.3.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản nòng nọc .......................... 21
2.4. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ........................................................ 22
2.4.1. Chỉ tiêu hình thái nịng nọc: .................................................................. 22
2.4.2.Chỉ tiêu hình thái lưỡng cư khơng đi ................................................. 23
2.5. Định loại nịng nọc của các lồi lưỡng cư dựa vào đặc điểm hình thái phân
loại ................................................................................................................... 24
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 25
Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................... 26
3.1. Danh sách thành phần loài Ếch cây (Rhacophoridae) thu được mẫu con
trưởng thành và nòng nọc ở KBTTN Pù Lng ............................................. 26
3.1.1. Danh sách các lồi trong họ Rhacophoridae ở KBTTN Pù Lng, Thanh
Hóa .................................................................................................................. 26
3.1.2. Cấu trúc thành phần giống và loài trong Họ ếch cây ở Pù Luông ........ 27
3.1.3. Giá trị bảo tồn của một số lồi Họ ếch cây (Rhacophoridae) ở KBTTN
Pù Lng ......................................................................................................... 28
3.2. Đặc điểm hình thái, phân loại các lồi thuộc Họ ếch cây ở Pù Luông .... 29
3.2.1. Polypedates mutus (Smith, 1940) -Nhái cây mi-an-ma ........................ 29
3.2.2. Raorchestes gryllus (Smith, 1924) - Nhái cây dế ................................. 30
3.2.3. Rhacophorus dennysi Blanford, 1881 – Ếch cây xanh đốm ................. 32
3.2.4. Theloderma albopunctatum (Liu and Hu, 1962) - Ếch cây sần đốm
trắng.................................................................................................................35

iv



3.2.5. Theloderma lateriticum Bain, Nguyen, and Doan, 2009 - Ếch cây sần
đỏ ..................................................................................................................... 35
3.2.6. Theloderma corticale (Boulenger, 1903) - Ếch cây sần bắc bộ ............ 37
3.3. Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển của nòng nọc ................. 38
3.3.1. Đặc điểm hình thái phân lồi nịng nọc thuộc Họ ếch cây ở KBTTN Pù
Luông .............................................................................................................. 38
3.3.1.1. Theloderma corticale (Boulenger, 1903) - Ếch cây sần bắc bộ ......... 38
3.3.1.2. Rhacophorus sp - Ếch cây .................................................................. 40
3.4. Áp lực đe dọa đến các loại Họ ếch cây ở KBTTN Pù Luông .................. 47
3.4.1. Hoạt động làm nương rẫy...................................................................... 47
3.4.2. Khai thác gỗ .......................................................................................... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
Kết luận ........................................................................................................... 49
Kiến nghị ......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...P1

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BS

Bị sát

CR

Lồi cực kỳ nguy cấp


EN

Lồi nguy cấp

JJLR

Kí hiệu mẫu có số thực địa đang lưu giữ ở Bảo tàng
Ô-xtrây-li-a



Giai đoạn

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LC

Lưỡng cư

VQG


Vườn Quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

pp.

Trang (ký hiệu tắt bằng tiếng Anh).

SĐVN, 2007

Sách Đỏ Việt Nam, 2007

Tr

Trang

VU

Loài sẽ nguy cấp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Danh sách thành phần loài Họ ếch cây ở Pù Luông ..................... 26
Bảng 3. 2. Tình trạng bảo tồn các lồi Ếch cây ở KBTTN Pù Lng ............ 28
Bảng 3. 3. Chỉ tiêu hình thái nòng nọc ........................................................... 40

Bảng 3. 4. Tỉ lệ chỉ tiêu hình thái nịng nọc .................................................... 41

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Vị trí mắt của nịng nọc (theo McDiarmid & Altig, 1999) .............. 3
Hình 1. 2. Cấu tạo đĩa miệng của nòng nọc (theo McDiarmid và Altig, 1999) 4
Hình 1. 3. Các dạng bao hàm ở nịng nọc (theo McDiarmid & Altig, 1999) ... 5
Hình 1. 4. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nịng nọc lưỡng cư ....................... 6
Hình 1. 5. Các GĐ phát triển biến thái của nòng nọc theo Gosner, 1960 ....... 7
Hình 1. 6. Bản đồ Khu BTTN Pù Lng ......................................................... 15
Hình 2. 1. Bản đồ khu BTTN Pù Lng .......................................................... 20
Hình 2. 2. Sơ đồ đo hình thái nịng nọc .......................................................... 22
Hình 2. 3. Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov A. G. et al., 1977, có
bổ sung) ........................................................................................................... 24
Hình 3. 1. Biểu đồ tổng hợp thành phần giống và lồi trong họ Rhacophoridae
......................................................................................................................... 27
Hình 3. 2. Màu sắc khi sống của loài Polypedates mutus .............................. 30
Hình 3. 3. Màu sắc trong bảo quản của lồi Raorchestes gryllus ................. 31
Hình 3. 4.Màu sắc khi sống của lồi Rhacophorus dennysi ........................... 33
Hình 3. 5. Màu sắc khi sống của lồi Theloderma albopunctatum ................ 35
Hình 3. 6. Màu sắc tự nhiên của lồi Theloderma lateriticum ..................... 36
Hình 3. 7. Màu sắc tự nhiên lồi Theloderma corticale ................................. 38
Hình 3. 8. Mẫu nịng nọc (Giai đoạn 42) ........................................................ 39
Hình 3. 9. Giai đoạn 25 (01567 -22)............................................................... 42
Hình 3. 10. Giai đoạn 26 ................................................................................. 43
Hình 3. 11. Giai đoạn 27 (01607 – 7) ............................................................. 44
Hình 3. 12. Giai đoạn 28 (JJLR01607 - 13,16) .............................................. 44

Hình 3. 13. Giai đoạn 36 (01607 -15)............................................................. 45
Hình 3. 14. Giai đoạn 42 (01605 -2)............................................................... 46

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc vùng nhiệt đới, đa
dạng về địa hình, các cảnh quan, khí hậu, từ đó tạo nên đa dạng các kiểu hệ
sinh thái. Đây là điều kiện cho sự hình thành, phát triển đa dạng các lồi động
vật, thực vật nói chung và lưỡng cư nói riêng ở Việt Nam.
Lưỡng cư nói chung và ếch cây nói riêng là một mắt xích quan trọng
trong lưới thức ăn tự nhiên, nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái rừng mưa
nhiệt đới. Tuy nhiên chúng cũng là nhóm động vật có nguy cơ bị đe dọa lớn và
có nguy cơ bị tuyệt chủng. Họ ếch cây Rhacophoridae là họ có số lồi nhiều
nhất trong lớp ếch nhái ở Việt Nam.
Với diện tích 11.129,48 km2, tỉnh Thanh Hóa có địa hình chia cắt mạnh
tạo nên các vùng vi khí hậu cũng như sự phân hóa cảnh quan và ổ sinh thái đa
dạng. Trên địa bản tỉnh có một Vườn quốc gia (VQG) Bến En và ba Khu Bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông, Pù Hu và Xuân Liên. Trong đó, KBTTN
Pù Lng được thành lập từ năm 1999, với tổng diện tích là 17.171,53 ha. Sau
đó mở rộng thêm 9.009,6 ha vùng đệm nâng tổng số diện tích lên tới 26.271 ha.
Về tài nguyên sinh vật ở Pù Luông, những nghiên cứu bước cho thấy,
khu hệ thực vật có 1.533 lồi thực vật có mạch đã được xác định. Về khu hệ
động vật, các kết quả điều tra bước đầu đã xác định được 84 loài, 525 loài chim,
55 lồi cá, 28 lồi bị sát và 28 lồi ếch nhái, 158 loài bướm, 96 loài thân mềm
trên cạn đã được ghi nhận tại đây.
Các nghiên cứu trước đây tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tập trung
chủ yếu vào thành phần loài; nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái; chưa

có mơ tả nào về hình thái và nịng nọc của các lồi thuộc họ Ếch cây.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái
của một số lồi lưỡng cư thuộc họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn
thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa”. Đây là vấn đề rất cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được đặc điểm hình thái của cá thể trưởng thành và mơ tả được
nịng nọc của một số loài thuộc Họ ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn
thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Mơ tả đặc điểm hình thái của cá thể trưởng thành của một số loài thuộc Họ
ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng.
3.2. Mơ tả đặc điểm hình thái nịng nọc của một số loài thuộc một số loài thuộc
Họ ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
4. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dẫn liệu về thành phần loài Ếch cây tại Khu BTTN Pù Lng
từ đó làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo tồn và khai thác bền vững
nhóm động vật này.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khát quát về hình thái và sự phát triển của nòng nọc
1.1.1. Đặc điểm hình thái nịng nọc
Hình dạng cơ thể:
Nịng nọc của từng lồi, nhóm lồi sẽ có hình dạng khác nhau, thân hình

trịn, hình elíp hoặc hình trụ. Nếu cao thân lớn hơn rộng thân (H > W) thì nịng
nọc thuộc nhóm thân cao, nếu cao thân bằng rộng thân (H = W) thì nịng nọc
thuộc nhóm thân trung bình, nếu cao thân bé hơn rộng thân (H < W) thì nịng
nọc thuộc nhóm thân dẹp [18].
Mắt và mũi:
Kích thước mắt nịng nọc của các lồi lưỡng cư có thể lớn, nhỏ hay trung
bình so với kích thước cơ thể. Mắt nịng nọc thường ở phía bên của thân (hình
1.1.a), hoặc mắt nằm ở phía trên của thân (hình 1.1b). Mũi ở phía bên, phía trên
hoặc trước [18].

a

b

Hình 1. 1. Vị trí mắt của nịng nọc (theo McDiarmid & Altig, 1999)
a. Phía bên; b. Phía trên
Đĩa miệng:
+ Hình dạng: đĩa miệng có thể trịn hay bầu dục; có dạng thuỳ bám, dạng
phễu hút, dạng ăn mặt nước hoặc dạng bám đáy (hình 1.2) [18].
3


+ Vị trí: đĩa miệng có thể hướng lên trên, hướng phía dưới, hướng phía
trước hoặc hướng phía trước dưới [18].
+ Răng sừng: Xác định bằng công thức răng (LTRF). Cơng thức răng
được tính bằng số lượng hàng răng sừng nguyên, chia (đứt đoạn) ở môi trên,
môi dưới; hướng của răng sừng, hình dạng... (hình 1.2). Các hàng răng sừng ở
mơi trên được kí hiệu từ hàng đầu tiên phía trên cùng (A1) cho đến hàng cuối
cùng của môi trên (A2, A3, A4...). Các hàng răng sừng môi dưới được kí hiệu
bằng P1 (hàng đầu tiên tính từ phía trong cùng của mơi dưới) cho đến hàng

ngồi cùng của mơi dưới (P2, P3, P4...) [18].

Hình 1. 2. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc (theo McDiarmid và Altig,
1999)
AL: mơi trên; A-1 và A-2: hàng răng sừng thứ nhất và thứ hai; A-2 GAP:
khoảng trống giữa hàng răng thứ hai của môi trên; LJ: bao hàm dưới; LP: mép
bên của bao hàm trên; M: miệng; MP: gai thịt ở phía bên; OD: đĩa miệng; PL:
môi dưới; P-1, P-2, và P-3: hàng răng đầu tiên, thứ hai và thứ ba của môi dưới;
SM: gai thịt gần mép; UJ: bao hàm trên [18].
+ Gai thịt: các hàng gai thịt viền quanh miệng khác nhau về số lượng,
hình dạng và kích thước. Gai thịt có thể viền hồn tồn quanh đĩa miệng, viền
hai bên và phía dưới đĩa miệng, chỉ viền hai bên đĩa miệng hay khơng có gai

4


thịt viền phía ngồi đĩa miệng. Hình dạng gai thịt, mật độ, khoảng cách giữa
các gai thịt; hướng của các gai thịt, số hàng gai thịt khác nhau tùy loài [18].
Bao hàm:
Nịng nọc của các lồi lưỡng cư khác nhau về hình dạng, độ lớn của bao
hàm trên, bao hàm dưới (hình 1.3) [18].

Hình 1. 3. Các dạng bao hàm ở nòng nọc (theo McDiarmid & Altig, 1999)
A. Cấu tạo bao hàm: W chiều cao, L chiều rộng của bao hàm trên; B.
Meristogenys arphnocnemis (Ranidae); C. Hyla femoralis (Hylidae); D. Rana
sphenocephala (Ranidae); E. Ceratophrys cornuta (Leptodactylidae); F.
Plectrohyla ixil (Hylidae); G. Mantidactylus lugubris (Rhacohporidae); H.
Hyla pictipes (Hylidae); I. Ansonia longidigita (Bufonidae); J. Heleophrynae
(Heleophrynidae) [18].
Lỗ thở:

Lỗ thở của nòng nọc lưỡng cư có thể đơn hoặc kép (hình 1.4).

5


Hình 1. 4. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư
(theo McDiarmid, Altig, 1999)
A. Lỗ thở đơn, bên trái (Dendrobates tinctorius); B. Lỗ thở đơn, bên trái
với ống dài (Otophryne pyburni); C. Lỗ thở kép, phía bên (Lepidobatrachus
llanensis); D. Lỗ thở kép, phía bên - bụng (Rhinophrynus dorsalis); E. Lỗ thở
đơn, phía bụng sau (Kaloula pulchra); F. Lỗ thở đơn, giữa bụng (Ascaphus
truei) [18].
Đa số nịng nọc các lồi, thường là lỗ thở đơn, chủ yếu nằm ở phía bên
trái, hướng ra phía sau và lên trên như Dendrobates tinctorius (hình 1.4A). Các
lồi trong giống Kaloula có lỗ thở đơn và nằm ở gần cuối bụng, ở khoảng giữa
hoặc gần lỗ hậu mơn (hình 1.4E), hay như các loài Ascaphus lỗ thở đơn nằm ở
giữa bụng (hình 1.4F). Lỗ thở kép có ở một số lồi như Lepidobatrachus
llanensis (hình 1.4C) và Rhinophrynus dorsalis (hình 1.4D). Lồi Otophryne
pyburni có lỗ thở với ống kéo dài (hình 1.4B) [18].
Đi:
Nịng nọc có hình dạng vây đi khác nhau, mút đi trịn, tù hoặc nhọn.
Vây đi thấp hoặc cao, nếp trên và nếp dưới vây đi có thể bằng nhau, cao
hơn hoặc thấp hơn. Cơ đi trịn, dẹp hoặc dạng sợi..., dày hay mỏng tùy loài.

6


1.1.2. Q trình phát triển biến thái của nịng nọc
Hình 1.5 thể hiện các giai đoạn của nòng nọc từ khi thụ tinh đến khi hoàn thiện biến thái theo Gosner (1960).


Hình 1. 5. Các GĐ phát triển biến thái của nòng nọc theo Gosner, 1960
7


1.1.3. Các nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Smith (1924) là tác giả đầu tiên nghiên cứu nịng nọc lưỡng cư ở Việt
Nam trên lồi Rana johnsi [61]. Tiếp đến là cơng trình nghiên cứu của Bourret
(1942) về lưỡng cư vùng Đông Dương [43]. Nghiên cứu này đã mơ tả và xây
dựng khố định loại cho nịng nọc của 62 lồi lưỡng cư, trong đó 44 lồi của
Việt Nam.
Trong những năm gần đây các lồi nịng nọc chưa có nghiên cứu nào cụ
thể, chủ yếu là các dẫn liệu nịng nọc được mơ tả dựa trên các cơng bố về lồi
mới. Cụ thể như sau:
Năm 2009, Lê Thị Thu và cộng sự đã đưa ra các dẫn liệu bổ sung về hình
thái nịng nọc các giai đoạn phát triển của các loài thuộc họ Megophryidae ở
rừng Tây Nghệ An [26].
Năm 2011, Nghiên cứu tại KBTTN Ngọc Linh theo Rowley et al mơ tả
2 lồi mới Theloderma nebulosum và T. Palliatum để đưa ra các thơng tin về
hình thái nịng nọc của lồi T. nebulosum [59].
Các chỉ số hình thái về nịng nọc Gracixalus quangi được Rowley et al.
mơ tả cùng với sự cơng bố lồi mới của chúng ở KBTTN Pù Hoạt, Nghệ An
[60].
Năm 2012, Orlov et al. có nhận xét về hệ thống các lồi trong họ
Rhacophoridae ở phía Nam của dãy Trường Sơn và mơ tả 3 loài mới là
Theloderma chuyangsinense,T. bambusicola và Rhacophorus robertingeri,
trong đó tác giả đã có mơ tả nịng nọc của lồi T. bambusicola, đồng thời cũng
đưa ra đặc điểm hình thái nịng nọc các lồi T. palliatum, Raorchestes gryllus
[56].
Năm 2012, Đoàn Thị Ngọc Linh và cộng sự đã dẫn ra những đặc điểm
hình thái của một số giai đoạn phát triển nịng nọc 2 lồi thuộc giống Ếch cây

sần Theloderma [10].
Năm 2012, Lê Thị Quý và cộng sự đã mô tả đặc điểm hình thái nịng nọc
của 2 lồi Microhyla butleri và M. heymonsi và đồng thời bổ sung phân bố nòng
8


nọc của loài M. butleri cho VQG Bạch Mã. Cũng trong năm đó, tác giả đã cung
cấp và bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái ở các giai đoạn phát triển nịng
nọc của lồi Rhacophorus nnamensis thu được ở VQG Bạch Mã và theo dõi
nịng nọc ni trong phịng thí nghiệm [19].
Nishikawa et al. (2013) mơ tả nịng nọc lồi Tylototriton ziegleri trong
cơng bố về lồi lưỡng cư mới này ở Hà Giang và Cao Bằng, Việt Nam [52].
Năm 2014, Poyarkov et al. xem xét lại hệ thống phân loại và phân bố của
các loài trong giống Microhyla ở Việt Nam, đồng thời mơ tả thêm 5 lồi mới là
Microhyla pineticola, M. pulchella, M. minuta, M. darevskii, M. arboricola ở
các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Kon Tum và Khánh Hòa. Trong
nghiên cứu này, dẫn liệu về nịng nọc của các lồi mới cũng được mơ tả khá kỹ
lưỡng. Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu khá hoàn thiện về hệ thống phân
loại của một giống ở Việt Nam [54].
Vassilieva et al. (2014) công bố 2 loài mới Kalophrynus cryptophonus
thu ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) và K. honbaensis thu ở Hịn Bà (Khánh Hịa), trong
đó có mơ tả nịng nọc của lồi K. cryptophonus [63].
Năm 2014, Lê Thị Quý, Hoàng Ngọc Thảo đã đưa ra dẫn liệu về đặc
điểm hình thái nịng nọc lồi Cóc rừng Ingerophrunus galeatus ở VQG Bạch
Mã [20].
Năm 2018, Nguyễn Thanh Ln cơng bố lồi mới Leptolalax rowleyae
sp. nov tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng đồng thời mơ tả nịng nọc [49].
Năm 2018, Daniel Kane el al. đã mô tả và phân tích sự phát triển của
nịng nọc của lồi ếch cây Rhacophorus feae [44].
Năm 2019, Đỗ Văn Thoại và cộng sự đã mơ tả đặc điểm hình thái nịng

nọc Quasipaa delacouri ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An qua phân tích sinh học
phân tử dựa trên trình tự gen ti thể 16S rRNA lấy từ mẫu cơ đuôi qua đó mở
rộng sự phân bố của lồi này ở miền Trung nước ta [25].
Cũng trong năm 2019, Nguyễn Phương Linh và cộng sự đã mơ tả hình
thái nịng nọc lồi Leptobrachium ailaonicum thuộc các giai đoạn 25, 34 – 37
9


tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải và đây cũng là lần đầu tiên
ghi nhận sự phân bố của loài này tại khu hệ lưỡng cư tỉnh Yến Bái [11].
Theo nghiên cứu về sự phát triển, biến thái nịng nọc của lồi
Limnonectes bannaensis trong điều kiện nuôi ở Nghệ An, Cao Tiến Trung và
cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng: Nịng nọc lồi L. bannaensis ở Nghệ An có đặc
điểm nhận dạng: thân trung bình, hình elip khi nhìn từ phía trên, dẹp theo hướng
trên dưới, mắt trung bình, lỗ mũi nhỏ, miệng dưới hoặc gần trước dưới, ở mép
có một hàng gai thịt, mơi dưới có hai hàng gai thịt, mơi trên khơng có gai thịt,
LTRF I(1+1)/(1+1)II, lỗ thở dạng đơn nằm bên trái, đầu và thân có màu vàng
xám, đi có từ 4 đến 5 vạch đen vắt ngang. Quá trình biến thái của nịng nọc
trong điều kiện ni kéo dài từ 70 – 72 ngày, thời kì phơi từ giai đoạn 1 đến 19
có thời gian biến thái ngắn nhất (231 giờ), thời kì ấu trùng từ giai đoạn 26 đến
40 có thời gian biến thái dài nhất (527 giờ) [27].
Năm 2020, Benjamin Tapley và cộng sự đã mơ tả nịng nọc của năm lồi
cóc sừng từ dãy núi Hồng Liên Sơn, bao gồm Megophrys fansipanensis, M.
gigantica, M. hoanglienensis, M. jingdongensis, và M. maosonensis đồng thời
so sánh chúng với nhau và với nòng nọc của lồi M. rubrimera, một lồi có
cùng khu vực phân bố [42].
Ở Thanh Hoá, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào hình thái, chưa
có cơng trình nào nghiên cứu về nòng nọc.
1.2. Sơ lược nghiên cứu lưỡng cư ở Việt Nam
Theo Nguyen et al. (2009), nghiên cứu LC ở Việt Nam có lịch sử khá lâu

đời nhưng phát triển mạnh vào các giai đoạn cuối thế kỷ XIX, giữa và cuối thế
kỷ XX và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI. Vào nửa đầu thế kỷ 20 có
cơng trình của đáng chú ý của BourretR. (1942) mơ tả 171 lồi và phân lồi
LC. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về LC của vùng Đông Dương
(Việt Nam, Lào và Campuchia) ở nửa đầu thế kỷ XX [51].

10


Nửa sau thế kỷ XX, có nhiều cơng trình nghiên cứu do các tác giả trong
nước thực hiện. Số lượng loài LC ghi nhận ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
Đáng chú ý được tổng kết trong các cơng trình về danh lục các lồi lưỡng cư,
bị sát Việt Nam của các tác giả như Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996),
trong đó lưỡng cư có 82 lồi. Đây có thể coi là đợt tu chỉnh đầu tiên và tương
đối đầy đủ về LC ở nước ta cho đến thời kì này. Thời gian tiếp theo có hàng
loạt các cơng trình nghiên cứu về lưỡng cư Việt Nam được liên tục cơng bố
như [22].
Năm 1997, Hồng Xn Quang, Lê Ngun Ngật nghiên cứu về LC khu
vực Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) [15]. Nghiên cứu tổng quan về ếch nhái
của tác giả Hồ Thu Cúc (1999) đã thống kê được 100 loài ở Việt Nam [2].
Năm 2003, hàng loạt các lồi lưỡng cư mới được cơng bố cho khoa học:
Bain mơ tả sáu lồi mới thuộc giống Rana: Rana bacboensis và R.
megatympanum (Nghệ An), R. banaorum và R. morafkai (Gia Lai), R. daorum
và R. hmongorum (Lào Cai) [40].
Năm 2004, Orlov et al. (2004) mơ tả lồi Philautus supercornutus ở khu
hệ Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam [55]; Bain R. H. and Nguyen Q.
T. (2004): mơ tả 3 lồi mới cho giống Mycrohyla: M. marmorata, M.
nanapollexe và M. pulverata ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam [41]. Tiếp theo
đó là hàng loạt các công bố về lưỡng cư của các tác giả trong và ngoài nước.
Tổng kết giai đoạn này trong cuốn danh mục Lưỡng cư, Bò sát Việt Nam của

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005), đã ghi nhận
lên tới 162 loài [23].
Từ 2006 đến 2009, các cơng trình về lưỡng cư Việt Nam tiếp tục được
công bố, bao gồm phát hiện vùng phân bố mới, mơ tả lồi mới. Theo tổng kết
của Nguyen et al, 2009 hệ lưỡng cư Việt Nam ghi nhận tới 176 lồi [51].
Từ năm 2009 đến nay, có thể nói là thời kì ghi nhận nhiều cơng bố về
ghi nhận mới các lồi lưỡng cư lần đầu tiên có phân bố ở Việt Nam, loài mới
11


mơ tả cho thế giới có mẫu chuẩn thu thập ở Việt Nam. Đồng thời là thời kì có
nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về lưỡng cư như:
Năm 2011, Hoàng Văn Ngọc nghiên cứu lưỡng cư ở ba tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [13].
Năm 2012, Hoàng Thị Nghiệp nghiên cứu Khu hệ LC ở vùng An Giang
và Đồng Tháp [12].
Năm 2014, Đậu Quang Vinh nghiên cứu khu hệ LC ở KBTTN Pù Hoạt,
tỉnh Nghệ An [34].
Năm 2015, Phan Thị Hoa nghiên cứu lưỡng cư ở quần đảo Cù Lao Chàm
và bán đảo Sơn Trà [7].
Một số nghiên cức khác như: Phạm Hồng Thái (2014) Nghiên cứu lưỡng
cư, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Thành phố Đà Nẵng
[24]; Lê Trung Dũng (2015) nghiên cứu khu hệ LC tại Khu BTTN Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên [4]; Phạm Văn Anh (2015) cứu LC ở hai Khu BTTN Sốp Cộp
và Copia, tỉnh Sơn La [1]. Theo Frost, 2021, số loài loài hiện biết ở Việt Nam
khoảng 270 loài loài [45].
1.3. Nghiên cứu về LC ở Thanh Hóa và KBTTN Pù Lng
Các nghiên cứu về LC thường được cơng bố cùng với nghiên cứu về bị
sát. Nghiên cứu về LC ở Thanh Hóa đầu tiên do tác giả Hoàng Xuân Quang
(1993) thực hiện trong luận án phó tiến sĩ “Góp phần điều tra nghiên cứu ếch

nhái, Bị sát các tỉnh Bắc Trung Bộ”, trong đó có đề cập đến LC ở Thanh Hóa
[14]. Tiếp đến là Nguyễn Kim Tiến (2007) cơng bố thành phần lồi lưỡng cư,
bị sát ở xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa [29]. Tổng kết các giai đoạn
này, trong các cơng trình của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Nguyễn
Văn Sáng và cs (2005), Nguyen et al. (2009), trong các cuốn Danh lục ếch nhái
và bò sát Việt Nam đã thống kê đến 2009 tỉnh Thanh Hóa ghi nhận có 86 loài
LC [22], [23], [51].
12


Sau giai đoạn này có các nghiên cứu của Le N. N and Pham V. A. (2009)
về khu hệ LCBS tại Khu BTTN Xuân Liên [48]; Nguyễn Kim Tiến, Nguyễn
Thị Dung, Hoàng Thị Ngân, Trương Do Tự (2011) ở khu BTTN Pù Hu Thanh
Hóa [30]; Phạm Thế Cường và cs (2012), tiếp tục cập nhật thành phần loài LC
ở khu BTTN Xn Liên có 32 lồi LC [3]; Đến 2019, Hoang et al., 2019 mơ tả
lồi mới Leptobrachella namdongensis tại Nam Động [46]. Nguyễn Kim Tiến,
Hoàng Ngọc Hùng (2015), “Thành phần lồi lưỡng cư, bị sát ở Khu bảo tồn
thiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa” [31]. Lưu Quang Vinh và cs
(2020), “Ghi nhận mới các loài ếch cây (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) ở
khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa” [39].
Nghiên cứu về thức ăn của lưỡng cư có Cao Tiến Trung, Lê Thị Thu,
Dương Thị Trang (2012) nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ với
sâu hại của các loài Lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã Triêu Dương,
Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vụ đơng 2011 [28].
Nguyễn Hà Vi (2019), Nghiên cứu thành phần lồi lưỡng cư, bị sát
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đã xác định được tại huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa gồm có 11 lồi Lưỡng cư thuộc 1 bộ, 6 họ, 9 giống [33].
Lê Thị Hoa (2019), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
học của Chẫu Hylaranaguentheri (Boulenger, 1882) ở xã Kiên Thọ, huyện
Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa, đã ghi nhận được thành phần có 18 loại, trong đó

loại được con mồi tiêu thụ nhiều nhất là bộ Cánh đều chiếm 30.74% tiếp đến là
bộ Cánh màng với 21,91% [6].
Phùng Minh Tiến (2019), Nghiên cứu đặc điểm hình thái của họ Cóc
mày ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa, đã xác định được
Họ Cóc mày ở Khu BTTN Pù Lng có 10 lồi, giống Leptobrachella có 4
lồi, giống Leptobrachium có 1 lồi và giống Megophrys có 5 lồi, mơ tả đặc
điểm hình thái và phân tích sự sai khác về hình thái của 9 lồi [32].

13


Mai Thị Đức (2019), Nghiên cứu đặc điểm hình thái và di truyền của loài
Ếch cây đầu to Polypedates megacephalus Hallowell, 1861 ở khu vực đảo Mê
và ven biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, kết quả đã xác định được đặc
điểm hình thái và di truyền của hai quần thể loài Ếch cây đầu to Polypedates
megacephalus ở khu vực Đảo Mê và vùng ven biển huyện Tĩnh Gia [5].
Thiều Thị Huyền (2021), Nghiên cứu nịng nọc một số lồi lưỡng cư
trong họ Megophryidae ở khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa,
kết quả xác định được nịng nọc của 5 loài lưỡng cư thuộc 3 giống ở KBTTN
Pù Lng, trong đó 1 phenol chưa định danh được đến lồi. Giống Xenophrys
có 2 lồi là X. maosonensis, Xenophrys sp.; giống Leptobrachium có một lồi
Leptobrachium chapaense và giống Leptobrachella có 2 lồi là L. petrops, L.
ventripunctata [8].
Lê Văn Quế (2021), Nghiên cứu Họ nhái bầu Microhylidae ở Khu BTTN
Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa, kết quả đã xác định được đặc điểm hình thái của
Họ nhái bầu ở Khu BTTN Pù Lng có 4 lồi, thuộc 2 giống. Trong đó giống
Vietnamophryne có 1 lồi và giống Microhyla có 3 lồi [17].
Khu BTTN Pù Lng cho đến nay cịn ít được quan tâm nghiên cứu, đến
thời điểm hiện tại mới có một cơng bố chính thức về LC tại đây Đậu Quang
Quang Vinh và cs (2016) ghi nhận mới 6 loài thuộc Họ Ếch cây

(Rhacophoridae) ở Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa (Gracixalus quangi,
Kurixalus bisacculus, Raorchestes parvulus, Polypedates cf. mutus,
Rhacophorus kio, R. orlovi) [35].
Tiếp đó Đậu Quang Vinh và cs năm 2020 cập nhật danh sách các loài
lưỡng cư ở Pù Lng lên 28 lồi, trong đó bổ sung danh sách thành phần lồi
cho Pù Lng là 22 lồi, gồm Duttaphrynus melanostictus, Leptobrachella
petrops, L. ventripunctata, Leptobrachium chapaense, Megophrys major, M.
palpebralespinosa, M. parva, Microhyla fissipes, M. heymonsi, M. pulchra,
Fejervaria limnocharis, Limnonectes bannaensis, Quasipaa verrucospinosa,
14


×