Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch nghiên cứu tại phường hải hòa, phường hải thanh, thị xã nghi sơn, tỉnh thanh hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này trước tiên em xin gửi đến các thầy, cô
giáo trường Đại học Hồng Đức lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất .
Đặc biệt , em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ThS. Dương Thị Hiền –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân cịn nhiều hạn chế, trong q trình thực tập , hồn thiện
khố luận này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hoá , tháng 06 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Trọng Sơn

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận “Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt
động du lịch: Nghiên cứu tại Phường Hải Hòa, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa” là bài viết của cá nhân em. Tất cả các số liệu và những trích dẫn đều
có nguồn gốc chính xác và rõ ràng, khơng sao chép hay sử dụng kết quả của khóa luận
nghiên cứu nào tương tự.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung khác trong
khóa luận của mình.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii


MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................12
1.1. Khái niệm ...............................................................................................................12
1.1.1. Cộng đồng............................................................................................................12
1.1.2. Sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch ..................................................14
1.1.3. Các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng .................................................17
1.2. Các hình thức tham của cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch ......................20
1.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch ...................20
1.4. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................26
CHƯƠNG 2: KHÁI QT VỀ PHƯỜNG HẢI HÒA, HẢI THANH - THỊ XÃ
NGHI SƠN- THANH HĨA ........................................................................................29
2.1. Phường Hải Hịa, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa .............................................29
2.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính ......................................................................29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................30
2.1.3. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội ......................................................................32
2.1.4. Hoạt động du lịch tại Phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa ...............33
2.2. Phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa ........................................36
2.2.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính ......................................................................36
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................36
2.2.3. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội ......................................................................38
2.2.4. Hoạt động du lịch tại Phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa ...........39
iii



2.3. Thực trạng du lịch tại Phường Hải Hòa, Hải Thanh – Thị xã Nghi Sơn. ...............42
2.3.1. Cơ cấu quản lý du lịch tại Thị xã Nghi Sơn ........................................................42
2.3.2. Về lượt khách và ngày khách ..............................................................................43
2.3.3. Doanh thu du lịch ................................................................................................44
2.3.4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch .............................................................45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................46
3.1. Miêu tả đặc điểm nhân khẩu của đáp viên/ Miêu tả mẫu nghiên cứu ....................46
Nguồn: Khảo sát của tác giả ..........................................................................................48
3.2. Đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo ............................................................48
3.3. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại Phường Hải Hòa,
phường Hải Thanh – Thị xã Nghi Sơn – Thanh Hóa ....................................................50
3.3.1. Hình thức tham gia: .............................................................................................50
3.3.2. Mức độ tham gia vào du lịch của cư dân địa phương tại phường Hải Hòa, Hải Thanh 51
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào du lịch ............57
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................60
1. Kết luận......................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...................................................................................................................61
2.1. Đối với UBND Phường Hải Hòa, Phường Hải Thanh- Thị xã Nghi Sơn ..............61
2.2. Đối với UBND Thị xã Nghi Sơn ............................................................................61
2.3. Đối với Sở Văn hóa- Thể thao – Du lịch tỉnh Thanh Hóa......................................62
3. Hạn chế của khóa luận ...............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63
Phục lục 1: Phiếu khảo sát .............................................................................................65

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CĐĐP

Cộng đồng địa phương

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLDVCĐ

Du lịch dịch vụ cộng đồng

DLVN

Du lịch Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 1: Các hình thức tham gia khác nhau của cộng đồng .....................................22
Bảng 1. 2: Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo
Sherry Arnstein ..............................................................................................................23
Bảng 1. 3: Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo
Pretty (1995) ..................................................................................................................24
Bảng 1. 4: Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo

Cevat Tosun ...................................................................................................................25
Bảng 2. 1: Thời gian lưu trú trung bình năm 2018– 2020 ............................................44
Bảng 2. 2: Cơ cấu doanh thu du lịch phân theo loại hình kinh doanh 2018-2020 .......44
Bảng 2. 3: Số lượng cơ sở lưu trú tại Hải Hòa, Hải Thanh từ năm 2018 – 2020.........45
Bảng 2. 4: Số lượng phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch ......................................45
Bảng 3. 1: Kết quả khảo sát giới tính ............................................................................46
Bảng 3. 2: Kết quả khảo sát độ tuổi ..............................................................................46
Bảng 3. 3: Kết quả khảo sát học vấn người dân tại địa phương...................................47
Bảng 3. 4: Kết quả khảo sát nơi ở hiện tại của người dân............................................47
Bảng 3. 5: Kết quả khảo sát thời gian sinh sống...........................................................48
Bảng 3. 6: Mục- Tổng số thống kê ................................................................................48
Bảng 3. 7: Kết quả khảo sát người dân thamgia vào việc lập kế hoach phát triển du
lich địa phương ..............................................................................................................50
Bảng 3. 8: Kết quả khảo sát người dân tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của địa
phương ...........................................................................................................................51
Bảng 3. 9: Kết quả khảo sát người dân tham gia vào các lớp học liên quan du lịch ...51
Bảng 3. 10: Mức độ tham gia của người dân địa phương trong hoạt dộng du lịch .....51
Bảng 3. 11: Kết quả khảo sát mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch......54
Bảng 3. 12: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người
dân vào hoạt động du lịch .............................................................................................58

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du
lịch .................................................................................................................................11
Sơ đồ 1. 2: Mơ hình các mức độ tham gia du lịch cộng đồng theo mơ hình 7 bậc của
Pretty .............................................................................................................................28
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu ban quản lý du lịch tại Thị xã Nghi Sơn .........................................42

Biểu đồ 3. 1: Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch tại
Phường Hải Hòa, Hải Thanh ........................................................................................52
Biểu đồ 3.2: Mức độ tham gia thụ động của người dân địa phương vào hoạt động du
lịch tại Phường Hải Hòa, Hải Thanh……………………………………………………….52

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Mơ hình nhận thức về du lịch của người dân .................................................4
Hình 1. 2: Mơ hình đánh giá sự tham gia của CĐĐP và tham gia trong hoạt động du
lịch ...................................................................................................................................5
Hình 1. 3: Mơ hình đánh giá sự tham gia của CĐĐP và tham gia trong ngành du lịch 11
Hình 1. 4: Mơ hình nghiên cứu thái độ và sự tham gia của người dân địa phương trong
du lịch ..............................................................................................................................6

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được ví như một quốc gia với “rừng vàng biển bạc”. Việt Nam được công nhận
là một trong những điểm đa dạng sinh học lớn của thế giới. Với đị hình trải dài theo
nhiều vĩ độ, khí hậu Việt Nam là đặc trưng của vùng nhiệt đới cạnh xích đạo, tạo nên sự
đa dạng trong tài nguyên cũng như cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái biển.
Đường bờ biển dài 3.260km và hàng nghìn hịn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng
125 bãi biển đẹp, trong đó một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và
vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang),
vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long,… Sự phong phú đa dạng về tài nguyên

tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế
so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ẩm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều
quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đơng lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những
năm gần đây ngành du lịch biển, đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày
cành nhiều khách du lịch trong và ngồi nước.
Thanh Hóa là một tỉnh ven biển với đường bờ biển dài đến hàng trăm km. Chính
vì vậy, Thanh Hóa sở hữu rất nhiều những bãi biển đẹp và nổi tiếng. Thanh Hóa- thành
phố biển không đẹp lung linh như “nàng thơ” biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Nhưng các bãi
biển Thanh Hóa lại có đầy sức hút với vẻ đẹp hoang sơ, ẩn chứa sự thích thú và khám
phá cho du khách. Đến với Thanh Hóa, du khách sẽ có cơ hội khám phá những biển
xanh mênh mông tuyệt đẹp, dạo chơi trên bờ cát phẳng mịn và ngắm các bờ cát thiên
nhiên đẹp ngỡ ngàng.
Nhắc đến du lịch biển Thanh Hóa, du khách sẽ nghĩ đến Sầm Sơn. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, biển Hải Hòa và biển Hải Thanh thuộc Thị xã Nghi Sơn đang ngày
càng được các du khách biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, người dân thân thiện, hiếu khách.
Tại đây, trong những năm vừa qua đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng
cao chất lượng dịch vụ, phát triển vươn lên thành một trong những điểm đến hấp dẫn.
Đặc biệt, có một loại hình du lịch cũng đang phát triển đó là du lịch cộng đồng (DLCĐCommunity-based tourism). Đây loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải
nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp
1


vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế – xã hội và chịu trách nhiệm bảo
vệ tài ngun thiên nhiên, mơi trường và văn hóa địa phương. Du lịch cộng đồng không
chỉ giúp tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương
mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài ngun, giảm thiểu suy thối mơi trường và
phát huy những nét văn hoá bản địa. Tuy nhiên, sự thành cơng của mơ hình du lịch này
phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp giữa các bên liên quan và đặc biệt là sự tham gia
hưởng ứng của cộng đồng cư dân địa phương. Bởi vì cộng đồng cư dân có vai trị quan

trọng trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên các loại hình và sản
phẩm du lịch. Xét ở góc độ khác, cộng đồng địa phương với vốn tri thức kinh nghiệm
và truyền thống văn hóa bản địa của chính họ là tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn
khách du lịch. Quyết định của cộng đồng về việc tham gia hay khơng tham gia, đồng
tình hay phản đối hoạt động du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tình bền vững của mơ hình
du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tăng cường sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng địa phương được xem là
một trong những hướng đi quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Người dân cần
được tạo cơ hội để tham gia chủ động vào du lịch và được phân chia lợi ích nhiều hơn,
cơng bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay tại địa phương; từ đó, thái độ của người dân
đối với sự phát triển du lịch và nguồn tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới
hạn chấp nhận của họ đối với du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2035, tỉnh Thanh Hóa xác định cần đa dạng các loại hình và sản
phẩm du lịch để trở thành điểm đến hàng đầu khu vực, trong đó, du lịch cộng đồng là
một trong những thế mạnh cần quan tâm đầu tư.
Nghiên cứu này tập trung phân tích sự tham gia hiện tại của người dân phường
Hải Hòa và Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn vào hoạt động du lịch địa phương và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của họ trong tương lai. Trên cơ sở đó, bài
báo đề xuất các hướng giải pháp nhằm thúc đẩy sự đồng thuận và tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái biển tại Thị xã Nghi Sơn. Qua
việc nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động du lịch cũng như đời sống cư dân địa phương tơi
đã chọn khóa luận “Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch:
Nghiên cứu tại Phường Hải Hòa, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.”
2. Lịch sử nghiên cứu
Sự tham gia của cộng đồng địa phương (CĐĐP) được xem là một nhân tố quan
trọng trong phát triển du lịch bền vững, đặc biệt loại hình du lịch lấy cộng đồng làm
2



trung tâm như loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Sự tham gia của cộng đồng địi hỏi
q trình để mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch cũng khác nhau.
Có nhiều rảo cản đối với sự tham gia của cộng đồng để tác động tới nhận thức quyết
định tham gia của họ. Những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
du lịch khá là phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các chủ đề về sự tham gia của CĐĐP được nghiên cứu khá rộng rãi bởi các học
giả trong và ngoài nước như: Paul (1987), Tosun (2000), Tosun & Timothy (2003),
Zhang (2010), Nguyễn Việt Hà(2012), Phạm Hồng Long (2012) … Các nghiên cứu này
đã đưa ra những tranh luận về các khía cạnh khác nhau của sự tham gia của CĐĐP.
Trong các nghiên cứu về du lịch, “ trao đổi xã hội” đã trở thành khung lý thuyết chiếm
ưu thế đối với những nghiên cứu để hiểu nhận thức của CĐĐP về phát triển du lịch và
các tác động của du lịch cũng như để giải thích thái độ, hành vi của họ đối với phát triển
du lịch.
* Nghiên cứu của Perdue và các cộng sự (1990) về các cộng đồng ở Coloradol: ở
đây họ đã phát triển một mơ hình nhằm kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức về tác
động của du lịch của người dân. Mơ hình nghiên cứu này bắt đầu với đặc điểm của người
dân và các lợi ích cá nhận mà họ nhận được từ phát triển du lịch, dẫn đến nhận thức về
tác động của du lịch của người dân. Nếu người dân nhận được mức lợi ích cá nhân cao
lên, họ sẽ có thể cảm nhận được tác động từ du lịch là tích cực. Nhận thức của người
dân về các tác động của du lịch và về tương lai của cộng đồng quyết định sự ủng hộ của
người dân đối với sự tăng cường phát triển du lịch.
.

3


Hình 1. 1: Mơ hình nhận thức về du lịch của người dân

Ủng hộ các

rào cản phát
triển du lịch

Nhận thức các
tác động tích
cực của du
lịch

Đặc điểm nhân
khẩu học của
người dân địa
phương

Lợi ích cá
nhân từ phát
triển du lịch

Ủng hộ tăng
cường phát
triển du lịch

Nhận thức các
tác động tiêu
cực của du
lịch

Nhận thức về
tương lai của
cộng đồng


Ủng hộ các
loại thế du lịch
đặc biệt

Nguồn: Perdue và các cộng sự (1990)
4


*Michael (2009) đã đề xuất một mơ hình để đánh giá sự tham gia của CĐĐP và
tham gia trong ngành du lịch:
Kiến thức của người dân địa phương về tác động tích cực
của phát triển du lịch

Tham gia của người
dân địa phương
trong việc chia sẻ lợi
ích từ việc phát triển
du lich

Nhận thức của người
dân địa phương về việc
tham gia cộng đồng và
tham gia vào hoạt động
phát triển du lịch

Tham gia của
người dân địa
phương trong quá
trình ra quyết định
phát triển du lịch


Quan điểm của sự đóng góp của phát triển du lịch đối với
xóa đói giảm nghèo

Nguồn: Michael (2009)
Hình 1. 2: Mơ hình đánh giá sự tham gia của CĐĐP và tham gia trong hoạt động du lịch
Mơ hình cho thấy kiến thức của người dân địa phương về các tác động tích cực
của phát triển du lịch có ảnh hưởng đến: nhận thức của họ về tham gia cộng đồng và
tham gia vào phát triển du lịch, tham gia của họ trong việc chia sẻ lợi ích của phát triển
du lịch, và tham gia của họ trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch. Sự tham gia
trong các quá trình này lại ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và chịu ảnh hưởng bởi quan điểm
về sự đóng góp của phát triển du lịch đối với xóa đói giảm nghèo.
*Zhang (2010): Zhang đã đề xuất mơ hình về sự ưa thích của người dân về việc
tham gia quy hoạch du lịch. Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng
của đặc điểm cá nhân tới sự ưa thích của người dân về việc tham gia quy hoạch du lịch.
Trên cơ sở so sách các đặc điểm cá nhân, sẽ phân biệt tham gia chủ động và tham gia bị động:

5


Đặc điểm nhân
khẩu học

Tham gia chủ
động

Đánh giá sự
tham gia hiện
tại
Kiến thức về du

lịch

Sự ưa thích
của người dân
về tham gia
trong quy
hoạch du lịch

Đặc điểm
cá nhân

Thái độ với du
lịch như một
nghề

So sánh đặc điểm cá
nhân

Tham gia bị
động

Nhận thức về
các tác động
du lich

Nhận thức về các lợi
ích kinh tế

Sự bền vững mơi
trường


Nhận thức về chi phí
xã hội

Hình 1. 3: Mơ hình đánh giá sự tham gia của CĐĐP và tham gia trong ngành du lịch
(Nguồn: Zhang 2010)

6


*Tosun (1999): đã khái quát 3 dạng tham gia của cộng đồng gồm: (1) Sự tham gia
tự phát: được xem là hình thức tham gia thực sự và chủ động của người dân trong quá
trình phát triển du lịch bao gồm cả quá trình lập kế hoạch và lựa chọn giải pháp phát
triển; (2) Sự tham gia mang tính hình thức: mang tính bị động và thường là áp đặt từ
trên xuống, có ít lựa chọn cho người dân, thậm chí có những hoạt động có tính biểu
tượng. (3) Sự tham gia bắt buộc: cũng mang tính bị động áp đặt từ trên xuống có tính
bắt buộc, chỉ đạo và hồn tồn hình thức, khơng có tính tham gia thực sự.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
*Phạm Minh Hương (2013) đã đề xuất mơ hình nghiên cứu thái độ, sự tham gia
của người dân địa phương trong du lịch ở Ba Bể, Việt Nam. Mơ hình này dựa trên mơ
hình của Perdue và các cộng sự. Theo đó nhận thức về các tác động du lịch của người
dân ảnh hưởng tới sự hỗ trợ và tham gia du lịch.
Hình 1. 4: Mơ hình nghiên cứu thái độ và sự tham gia của người dân địa
phương trong du lịch

(Nguồn: Phạm, 2013)

Lợi ích cá
nhân từ
du lịch


Nhận thức
về tác
động tích
cực về du
lịch

Ủng hộ
phát
triển du
lịch

Gắn bó
cộng
đồng

Nhận thức
về tác
động tiêu
cực về du
lịch

7

Tham
gia du
lịch


3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận:
+ Khảo sát mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại phường Hải
Hòa, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn. Nhận diện những yếu tố thúc đẩy cũng như
những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho khóa luận bao gồm:
 Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực

nghiên cứu;
 Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu các

điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá hoạt
động phát triển du lịch cộng đồng theo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng;
 Khảo sát, thu thập thông tin của cư dân phường Hải Hòa, phường Hải Thanh,

Thị xã Nghi Sơn liên quan đến nội dung nghiên cứu;
 Tham vấn ý kiến của các bên liên quan;
 Xử lý số liệu, đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch;

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là mức độ tham gia của cộng đồng trong
du lịch, các yếu tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch tại phường Hải Hòa, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Khách thể nghiên cứu: Cư dân địa phương đang sinh sống tại Phường Hải Hịa,
phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong
từng hoạt động du lịch bao gồm: hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch,

hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch tại địa
phương, hoạt động quảng bá du lịch. Nghiên cứu các yếu tố đóng vai trị thúc đẩy sự
tham gia và những rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại
tại phường Hải Hòa, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn.

8


+ Về không gian: khảo sát được thực hiện tại Thị xã Nghi Sơn cụ thể ở tại phường
Hải Hòa, phường Hải Thanh.
+ Về thời gian: khóa luận được nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 05/2021.
Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2016 đến
năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn dữ liệu
Khóa luận sử dụng nguồn thứ cấp từ bên ngồi. Đó là các giáo trình, slide bài
giảng, các bài báo từ internet, các khóa luận, luận án có liên quan. Bên cạnh đó khóa
luận cũng tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra phỏng
vấn các cư dân địa phương đã và chưa tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại các
Phường Hải Hòa, Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dữ liệu sơ cấp sau khi
thu thập sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS.
5.2. Thang đo
Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ: mức
độ 1 là hồn tồn khơng đồng ý đến mức độ 5 là hồn tồn đồng ý
5.3. Nghiên cứu định tính
Khóa luận tiến hành nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn sâu các chuyên
gia và cư dân nhằm xác định và hình thành mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của
người dân tại 2 phường: Hải Hòa, Hải Thanh- Thị xã Nghi Sơn- Thanh Hóa. Từ đó xây
dựng bảng hỏi, thang đo và tiến hành điều tra thử trước khi đi vào điều tra chính thức.
Các đối tượng phỏng vấn

 Ban quản lý khu du lịch Phường Hải Hịa, Hải Thanh. Các ban ngành có liên
quan đến hoạt động du lịch tại địa phương
 Phỏng vấn những 5 hộ dân cư tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch địa

phương (khách sạn, nhà hàng,…). Đồng thời phỏng vấn 5 hộ gia đình khơng tham gia
vào hoạt động du lịch cộng đồng để biết lý do không tham gia.
5.4. Nghiên cứu định lượng
Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính. Khóa luận tiến hành thiết kế
bảng hỏi để thu thập thông tin đối tượng. Sau đó phỏng vấn thử 10 đối tượng xem họ có
sẵn sàng cung cấp các thông tin được hỏi hay không, từ ngữ trong bảng hỏi có đơn giản
dễ hiểu hay khơng. Từ đó điều chinh lại bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
9


5.4.1. Kích thước mẫu
Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định cỡ mẫu điều tra. Việc chọn phương
pháp xác định cỡ mẫu nào cần phù hợp với tình hình thực tế, đối tượng nghiên cứu và
cỡ mẫu phải đủ lớn để đại diện cho tổng thể và đảm bảo độ tin cậy. Do nguồn lực có
hạn cũng như thời gian khơng cho phép, khóa luận đã chọn lựa hai phương pháp tương
đối đơn giản, được sử dụng rộng rãi hiện nay và sẽ chọn mẫu nào đủ lớn để làm mẫu
nghiên cứu sao cho tính đại diện là cao nhất.
Theo công thức của Yamnane (1967), dung lượng mẫu được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:
 n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
 N số hộ gia đình trong cộng đồng
 e: độ sai số được tính bằng phần trăm sai số của số gốc (phản ánh mức độ chính

xác mong muốn)
Chọn e = 5%

Theo báo cáo của Cục thống kê dân số Thị xã Nghi Sơn: số lượng hộ dân của hai
phường Hải Hòa, và Hải Thanh là 8000 hộ, áp dụng công thức: n=380.95
Như vậy dung lượng mẫu cần khảo sát là: 380 hộ
5.4.2. Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận
tiện. Các mẫu phiếu được khảo sát cả trực tiếp và online.
Khóa luận sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập số
liệu. Trong 380 bảng hỏi điều tra có 20 bảng hỏi được phát cho các cơ quan ban ngành
có liên quan đến hoạt động du lịch, 180 bảng hỏi được phát cho các đối tượng tham gia
trực tiếp vào hoạt động du lịch ở địa phương (nhà hàng, khách sạn, tiệm bán đồ lưu
niệm,…), 180 bảng hỏi cịn lại được phát các đối tượng ít hoặc không tham gia vào hoạt
động du lịch cộng đồng.
5.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS để xử lý. Phương pháp
chọn để nghiên cứu là thống kê mô tả, kiểm định One Sample T-Test với mức ý nghĩa
bằng 0.05:

10


 Thống kê mô tả: mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của những đối tượng
tham gia vào hoạt động du lịch và khơng tham gia, từ đó rút ra những nhận định, đánh
giá ban đầu, tạo nền tảng để đề xuất giải pháp sau này.
 Kiểm định giá trị trung bình tổng thể. Để khẳng định xem giá trị kiểm định có

ý nghĩa về mặt thống kê hay không với độ tin cậy 95%:
H1: μ ≠ m (Giá trị kiểm định)
H0: μ=m (Giá trị kiểm định)
Với mức ý nghĩa 0.05:
 Nếu sig=< 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0

 Nếu sig>= 0.05 thì khơng bác bỏ giả thuyết H0

5.5. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch
6. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trên văn đàn
khoa học, trong nhiều lĩnh vực thuộc cả Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự
nhiên như sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học,
nghiên cứu phát triển vv… Vì vậy, một yêu cầu khách quan đặt ra là phải có những cách
định nghĩa về khái niệm “cộng đồng” để xây dựng được một định nghĩa vừa đảm bảo
tính chặt chẽ, khoa học, vừa có tính cơng cụ hay tính “thao tác luận” (functionalist) cao,
làm cơ sở và là công cụ cho những nghiên cứu về cộng đồng và các vấn đề có liên quan
đến cộng đồng. Đây là một vấn đề đã được bàn thảo khá nhiều.
Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với
nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tơn giáo hay tồn bộ những người đi theo một thủ lĩnh
nào đó. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ,
như trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là
“Gemeinschaft” nhưng với những ý nghĩa khác nhau trong những khung cảnh khác
nhau.

Một thực tế hiển nhiên là, do là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học chuyên
ngành khác nhau nên “cộng đồng” cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và
cách thức định nghĩa về khái niệm này cũng không giống nhau
Trong lĩnh vực xã hội học, “cộng đồng” là một trong những thuật ngữ công cụ
quan trọng đã được tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Từ điển bách
khoa mở Wikipedia cho biết: đến giữa thập niên 50 của thế kỷ trước đã có tới 94 định
nghĩa khác nhau về “cộng đồng” được nêu ra.
Tiếp cận từ góc độ kinh tế học hiện đại, “cộng đồng” được xem như một loại “vốn
xã hội” (social capital). Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là các luận điểm của Robert D.
Putnam được trình bày trong cơng trình “Bowling alone: the Collapse and Revival of
American Community” (2000). Theo ông, hai yếu tố đã tạo nên cộng đồng với tính cách
là một nguồn vốn xã hội chính là tinh thần gắn kết và sự hình thành các mạng lưới xã
hội (social networks), trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi họ ở trong
cộng đồng, trong mạng lưới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ
12


lợi ích của cộng đồng trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt. Đây chính là những luận
điểm gốc xây dựng nên cái gọi là “văn hóa tổ chức” hay “văn hóa cơng ty” hiện nay.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện khái niệm “cộng đồng” được xuất hiện vào
giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía
Nam trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyển sang lĩnh
vực cộng tác xã hội. Đến những năm 1960, 1970 hoạt động phát triển cộng đồng được
biết đến một cách rộng rãi.
Cộng đồng thường xem các nguồn tài nguyên như rừng, đất đai, nguồn nước, …
là “ngân hàng” của họ, nơi mà họ có thể dựa vào để sinh sống. Cộng đồng sử dụng tài
nguyên nơi mình sinh sống cùng với sự phát triển các tập quán quản lý riêng. Họ khai
thác tài nguyển theo nhiều phương thức và chia sẻ lợi ích từ việc khai thác cho các thành
viên khác trong cộng đồng của mình. Việc “chia sẻ nguồn lợi” luôn đi liền với “chia sẻ
trách nhiệm bảo tồn” được xem là triết lý sống của các cộng đồng được truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác.
Dù tiếp cận từ những góc độ khác nhau, dựa trên những lý thuyết khoa học khác
nhau và hướng sự quan tâm học thuật tới những dạng thức cụ thể khơng giống nhau của
cộng đồng, nhưng tựu trung lại, có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất sau đây để nhận
biết hay định nghĩa một cộng đồng:
- Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người.
- Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc / bản thể riêng (identity).
- Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và
với các thành viên khác của cộng đồng.
- Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng,
nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm,
tạo nên ý thức cộng đồng.
- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngồi để nhận biết về cộng đồng và
có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng.
Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất
như sau về “cộng đồng”: “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại
cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự
đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành

13


viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành
viên khác của cộng đồng”.
Cho đến nay đã có nhiều cách phân loại cộng đồng được đề xuất và áp dụng trong
các nghiên cứu về cộng đồng, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cách chia cộng đồng thành
ba loại sau đây:
- Cộng đồng địa lý (Geographic Communities): bao gồm từ các cộng đồng láng
giềng, xóm, phố, làng xã, thành phố, vùng, quốc gia, thậm chí cho tới tồn bộ hành tinh.
Những cộng động này được gọi là cộng đồng địa vực (location).

- Cộng đồng văn hóa (Communities of Culture): bao gồm từ các loại phe phái,
tiểu văn hóa, nhóm tộc người, các cộng đồng tơn giáo, cộng đồng đa văn hóa hay các
nền văn minh đa nguyên cho tới thậm chí là cộng đồng văn hóa tồn cầu (global
community of culture). Loại cộng đồng này cịn có thể bao gồm cả những cộng đồng về
nhu cầu hay về bản sắc, như cộng đồng người khuyết tật hay cộng đồng người cao tuổi
vv…
- Cộng đồng tổ chức (Community of Organizations): bao gồm từ gia đình, dịng
họ, các mạng lưới, cho tới các tổ chức chính thức, kể cả kết cấu của hệ thống hoạch định
chính sách, các tập đồn kinh tế, hiệp hội nghề nghiệp ở các quy mô nhỏ, dân tộc hay
quốc tế.
Rõ ràng là ở đây, sự phân loại cộng đồng sẽ trở nên hết sức phức tạp nếu chúng ta
không chỉ được ra hệ tiêu chí nào đó làm chỗ dựa cho sự phân loại cộng đồng. Mỗi loại
cộng đồng trong mơ hình phân loại trên đây đều đặt trọng số vào một tiêu chí nhất định.
Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét từng loại cộng đồng nói trên.
1.1.2. Sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch
a. Khái niệm
Sự tham gia của cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng của cơng cuộc
tìm kiếm thành công về sự bền vững trong ngành du lịch (Sherpa, 2011), nhưng “rất khó
để đưa ra một định nghĩa chung về sự tham gia của cộng” (Tosun, 2005). Tosun cho
rằng khơng có sự thống nhất giữa các học giả về định nghĩa của thuật ngữ này và mỗi
nhà nghiên cứu cần định nghĩa và giải thích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
phát triển du lịch để thực hiện các mục đích cụ thể của họ. Tranh luận về sự tham gia
chủ yếu xoay quanh 2 quan điểm: (1) Tham gia là một quá trình; (2) Tham gia là một
công cụ để tăng hiệu quả của các dự án hay cùng tạo ra các dịch vụ.
14


* Quan điểm thứ nhất được nhiều sự ủng hộ và nghiên cứu này cũng theo
quan điểm này:
Theo Oaklay and Marsden (1987): Tham gia là một q trình, trong đó các cá nhân,

gia đình, hay các cộng đồng để tiến hành các cơng việc vì lợi ích của họ và phát triển
các năng lực để đóng góp cho sự phát triển của bản thân và cộng đồng.
Theo Paul (1987): Tham gia cộng đồng là một quá trình năng động của các nhóm
hưởng lợi ảnh hưởng đến quản lý và thực hiện các dự án phát triển nhằm gia tăng lợi ích
của họ về thu nhập, phát triển cá nhân, tự chủ hoặc các giá trị khác mà họ mong đợi.
Theo Ngân hàng thế giới (1991): Sự tham gia là một q trình trong đó những
người với lợi ích chính đáng trong một dự án tác động đến các quyết định ảnh hưởng
đến họ.
Theo Pretty (1995): Tham gia là một quá trình, trong đó các bên liên quan tác động
và chia sẻ quyền kiểm sốt thơng qua các chương trình phát triển và các quyết định và
nguồn lực mà ảnh hưởng đến họ.
Như vậy, q trình tham gia có thể hoặc trong một khn khổ chương trình, dự án
( Paul,1987; Pretty,1995) hoặc một giai cấp phát triển nào đó. Trong đó định nghĩa của
Paul (1987) phản ánh nghĩa rộng của quá trình tham gia của cộng đồng và được giải
thích bởi quan điểm phát triển của một tổ chức (Ngân hàng thế giới). Cộng đồng tham
gia chỉ xảy ra khi mọi người hoạt động phối hợp tư vấn, quyết định hoặc hành động về
các vấn đề, trong nhất tốt nhất có thể được giải quyết thông qua một số hành động
chung. Sự tham gia này là trong các dự án phát triển, của các bên hưởng lợi, và sự tham
gia của các bên hưởng lợi theo hình thức nhóm là dấu hiệu của tham gia của cộng đồng.
Nếu trong một giai đoạn phát triển của một cộng đồng, tham gia bao gồm: Quy
hoạch/ ra quyết định, thực hiện, hưởng lợi/ chia sẻ lợi ích, và đánh giá.
Cịn nếu trong khn khổ một dự án/ chương trình, tham gia bao gồm: Chia sẻ
thông tin, tư vấn, ra quyết định, và khởi động (khi Paul (1987) xem xét sự tham gia trong
các dự án của Ngân hàng thế giới, trong q trình đó là vòng đời dự án) và đối với các
dự án thì việc các giai đoạn/ các bước rất chi tiết và rất khác nhau ở các dự án khác nhau.
* Quan điểm thứ hai cho rằng tham gia là một công cụ, tức là: người dân tác động
lên các nguồn lực để tạo sản phẩm. Người dân chỉ là để những người khác (trong hoặc
ngoài địa phương) sử dụng để ra các dịch vụ, sản phẩm. Người dân chỉ tham gia vào quá

15



trình thực hiện khi đã có các quyết định của người khác trước đó, làm và hưởng lợi từ
việc đó (giống như làm thuê). Quan điểm này không được các học giả ủng hộ.
Qua phân tích quan điểm về sự tham gia của cộng đồng trên, tác giả khóa luận
cũng đồng ý với quan điểm tham gia là một quá trình:
“Sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch là một quá trình. Quá trình này
được bắt đầu từ khi nhận thức được vai trị, lợi ích của du lịch đối với chính bản thân
họ và địa phương họ. Sự kết thúc bằng việc thực hiện các hoạt động du lịch của chính
họ theo các hình thức, mức độ và thời gian khác nhau.”
b. Tầm quan trọng của sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch
Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được các mục tiêu tổng thể phát triển du lịch.
Các thành viên của cộng đồng nên tham gia vào tất cả các bước của quá trình
(Pakdeepinit,2007). Để cộng đồng tham gia du lịch hiệu quả, các bên tham gia cần
được xem xét từ khi bắt đầu quy hoạch đến khi kết thúc.
Taylor (1995) cho rằng cộng đồng nên tham gia vào quá trình ra quyết định để họ
nhận thức được nguồn vốn xã hội đến mức “trở thành một phần của ý thức xã hội của
điểm đến”. Hơn nữa nếu người dân đồng tình với các mục đích và mục tiêu du lịch đặt ra
cho khu vực của họ, họ sẽ đều hài lòng với kết quả và điều này giúp du lịch được bền
vững.
Bên cạnh đó Tosun (2005) cho rằng, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra
quyết định và hưởng lợi từ phát triển du lịch sẽ giúp trao quyền từng bước cho cộng
đồng sở tại và người dân địa phương sẽ nắm quyền kiểm sốt phát triển du lịch nói riêng
và các vấn đề địa phương khác nói chung.
Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, thường thiếu sự tham gia của cộng đồng
trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định trong phát triển du lịch hoặc sự tham gia
này thường bị hạn chế hoặc đôi khi trong một khn khổ nhất định.
Nhìn chung, các tác giả đều đồng tình với quan điểm người dân tham gia vào tất
cả các giai đoạn phát triển và trong đó nhấn mạnh vào giai đoạn lập kế hoạch , ra quyết

định, hưởng lợi, và trong quản lý.
Tosun và Timothy (2003) đã đưa ra 7 luận điểm về sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển du lịch:

16


(1) Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quan trọng để thực hiện các kế hoạch và

chiến lược du lịch.
(2) Sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững
(3) Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sự hài lòng của du khách
(4) Sự tham gia của cộng đồng giúp các chuyên gia lập kế hoạch du lịch tốt hơn
(5) Sự tham gia của cộng đồng góp phần phân bổ chi phí và lợi ích cơng bằng giữa
các thành viên trong cộng đồng
(6) Sự tham gia của cộng đồng có thể giúp đáp ứng nhu cầu của địa phương
(7) Sự tham gia của cộng đồng đẩy mạnh q trình dân chỉ hóa tại các điểm đến
du lịch
Simons (1994) nêu ra 2 lý do cần có sự tham gia của người dân địa phương:
(1) Các tác động của du lịch được nhận thấy rõ ở điểm đến
(2) Người dân địa phương chính là người tạo ra “sự hiếu khách” của điểm đến.
Ngoài ra, khi nói về vai trị của sự tham gia của người dân/ CĐĐP trong phát triển
nói chung:
Paul (1987) đưa ra một vài lý do cho sự tham gia của cộng đồng trong các dự án
phát triển:
(1) Người dân địa phương có kinh nghiệm và biết cái gì nên làm, khơng nên làm
và tại sao.
(2) Người dân địa phương tham gia vào các dự án có thể làm tăng sự cam kết của
họ với dự án
(3) Việc tham gia của người dân địa phương có thể phát triển kỹ năng quản lý và

kỹ năng chun mơn và do đó làm tăng cơ hội việc làm cho họ.
(4) Việc tham gia của người dân địa phương giúp tăng các nguồn lực sẵn có cho
các chương trình.
(5) Việc tham gia của người dân địa phương là cách để đem lại “sự học tập xã
hội” cho cả các nhà hoạch định và người hưởng lợi.
1.1.3. Các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng
Freeman đã thu thập nhiều ý tưởng chiết trung khác nhau về cách tiếp cận các
bên liên quan và đề xuất một mơ hình lý thuyết có hệ thống về các bên liên quan, gồm
mơ hình hoạch định chính sách kinh doanh của cơng ty và mơ hình CSR về quản trị các
bên liên quan.
17


×