Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

VŨ THỊ NGỌC ANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ LỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

1


BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

VŨ THỊ NGỌC ANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ LỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 8.34.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

THANH HÓA, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam kết đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền.
Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác.
Người cam đoan

Vũ Thị Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức
và các thầy cô giáo giảng dạy sau Đại học, những người đã trang bị kiến thức cho tơi
trong suốt q trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.
Lê Hoằng Bá Huyền người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và tận tình giúp

đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những
sơ suất, thiếu sót, tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cơ giáo, bạn
bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa,

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Vũ Thị Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.............................................................................xi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................................3
5. Kết cấu của đề tài......................................................................................................4

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..........................5
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế......................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.......................................5
1.1.2. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............................7
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................10
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các
doanh nghiệp sản xuất nông sản................................................................................13
1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế..............................................................13
1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các doanh nghiệp sản xuất nông
sản.................................................................................................................................14
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế....................................17
1.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi............................................................17
1.3.2. Các yếu tố bên trong...........................................................................................19
1.4.Mơ hình phân tích SWOT vào phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nông sản chủ lực..............................................................................................22
Chương 2.THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA......25
2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và phát triển nơng nghiệp tỉnh
Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...............................................25
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa......................................25
2.1.2. Khái quát chung về tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................26
iii


2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông sản chủ lực
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa......................................................................................29

2.2.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông sản chủ
lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo lĩnh vực..........................................................30
2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ
lực tỉnh Thanh Hóa thơng qua số liệu khảo sát.........................................................61
2.2.3. Vận dụng mơ hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của Các doanh
nghiệp sản xuất nông sản chủ lực...............................................................................71
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nơng sản chủ
lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2021..................................................................74
2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................................74
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân....................................................................................74
Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NƠNG SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THANH HĨA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...............78
3.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất các mặt hàng nơng sản chủ
lực tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.................................78
3.1.1. Dự báo về đất đai sản xuất nông nghiệp...........................................................78
3.1.2. Dự báo về dân số, lao động................................................................................79
3.1.3. Dự báo về sản phẩm và thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế..................79
3.1.4. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao....................................84
3.1.5. Dự báo về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cây trồng vật nuôi...............85
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nơng
sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
.......................................................................................................................................86
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm........................................................86
3.2.2. Giải pháp mở rộng thị phần của các doanh nghiệp.........................................88
3.2.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.........................................90
3.2.4..Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.............................................................90
3.2.5. Giải pháp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.............................................91
3.2.6. Giải pháp hồn thiện chính sách chăm sóc khách hàng..................................93
KẾT LUẬN..................................................................................................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................96
PHỤ LỤC.....................................................................................................................P1

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

Diễn giải

ASF

Dịch tả lợn Châu Phi

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CBNV

Cán bộ nhân viên

CN

Cơng nghiệp

CPTPP


Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ
xun Thái Bình Dương

DT

Diện tích

DVNN

Dịch vụ nơng nghiệp

v


EU

Liên minh châu Âu

EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do EU và Việt
Nam

GTSX

Giá trị sản xuất nông nghiệp

HTX

Hợp tác xã


KD

Kinh doanh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế xã hội

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

vi


NLTS

Nông Lâm Thủy Sản

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

SP

Sản phẩm

TCLT

Tổ chức lãnh thổ

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

vii


UBND


Uỷ ban nhân dân

USDA

Bộ nông nghiệp Mỹ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất NLTS ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020...........26
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành Nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa.............................27
giai đoạn 2010 – 2020..................................................................................................27
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá hiện hành)..........................28
Bảng 2.4. Diện tích năng suất và sản lượng mía tỉnh Thanh Hóa...........................38
giai đoạn 2018 - 2020...................................................................................................38
Bảng 2.5. Một số nhà máy sản xuất đường chủ lực trên địa bàn............................39
tỉnh Thanh Hóa............................................................................................................39
Bảng 2.6. Kết quả chăn ni của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh Bắc Trung Bộ. 45
Bảng 2.7. Một số doanh nghiệp sản xuất thịt lợn chủ lực trên địa bàn..................46
tỉnh Thanh Hóa............................................................................................................46
Bảng 2.8. Một số DN chăn ni gia cầm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa....47
Bảng 2.9. Một số dự án chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020...................................................................................51
Bảng 2.10. Một số doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.52

Bảng 2.11. Một số doanh nghiệp sản xuất và chế biến tre, luồng chủ lực trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................54
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp số phiếu thu thập sau khi khảo sát khách hàng và
CBNV của các DN nơng sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa.............................................62
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của
Các DN sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa năm 2021...............................63
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về chương trình chăm sóc
khách hàng của các DN sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa.....................64
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về hoạt động tiếp thị của Các
DN sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa........................................................65
Bảng 2.16. Bảng tổng hợp đánh giá của khách hàng về uy tín và thương hiệu của
các DN sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa.................................................66
Bảng 2.17. Đánh giá của nhân viên về năng lực quản lý tại các DN sản xuất nông
sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa.......................................................................................68
Bảng 2.18. Đánh giá của nhân viên về năng lực nghiên cứu và phát triển sản
phẩm tại các DN sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa.................................69
Bảng 2.19. Đánh giá của nhân viên về năng lực Marketing của các DN sản xuất
nông sản chủ lực tỉnh Thanh Hóa..............................................................................70
Bảng 2.20. Phân tích ma trận SWOT........................................................................73
Bảng 3.1. Dự báo về đất đai sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
và định hướng đến năm 2030.....................................................................................78
Bảng 3.2. Nhu cầu tiêu dùng nơng sản chính trong nước đến năm 2030......................83

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng trang trại trồng trọt của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh
Bắc Trung Bộ...............................................................................................................30
Biểu đồ 2.2. Sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh

Bắc Trung Bộ...............................................................................................................31
Biểu đồ 2.3. Năng suất lúa mùa của tỉnh Thanh Hóa so với các.............................32
tỉnh Bắc Trung Bộ.......................................................................................................32
Biểu đồ 2.4. Sản lượng lúa mùa của tỉnh Thanh Hóa so với....................................33
các tỉnh Bắc Trung Bộ.................................................................................................33
Biểu đồ 2.5. Sản lượng gỗ khai thác của của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh Bắc
Trung Bộ......................................................................................................................53
Biểu đồ 2.6. Diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh Bắc
Trung Bộ......................................................................................................................57
Biểu đồ 2.7. Sản lượng thủy sản khai thác và ni trồng của tỉnh Thanh Hóa so
với các tỉnh Bắc Trung Bộ..........................................................................................58

x


0


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hố là vùng đất nằm ở cực Bắc Trung Bộ, là một trong số ít tỉnh trong
cả nước có 3 vùng sinh thái trung du miền núi, đồng bằng và ven biển; tổng diện
tích tự nhiên 11.114,6 km2, dân số hơn 3,6 triệu người người (khu vực nông thôn
3,098 triệu người), đứng thứ 5 cả nước về diện tích và thứ 3 về dân số; có 27 huyện,
thị xã, thành phố vị và 559 đơn hành chính cấp xã với 7 dân tộc anh em cùng sinh
sống. Thanh Hóa có thể ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều đặc điểm riêng
biệt, nổi trội, tạo nên lợi thế so sánh của tỉnh, như: vùng lãnh hải rộng lớn với bờ
biển dài 102 km, thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; thời tiết khí hậu với
những tiểu vùng khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây
trồng, vật nuôi; tiềm năng đất đai rộng lớn và đa dạng, diện tích đất nơng nghiệp

909.766 ha, chiếm 81,85% tổng diện tích tự nhiên; tồn tỉnh có 610 hồ chứa và 24
sông lớn nhỏ, với tổng chiều dài 1.008 km đê, được chuẩn bị các điều kiện chủ động
sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mưa, bão, lũ.
Giai đoạn 2016 – 2020, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân
ước đạt 3,0%/năm (vượt 0,1% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
khóa 18); tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản ngày càng tăng; nhiều dự án chăn nuôi lớn được thu hút đầu tư
(Công ty Sữa Việt Nam đầu tư xây dựng các trại bị sữa; Cơng ty cổ phần nơng sản
Phú Gia và Tập đồn Mastergood - Hunggary đầu tư dự án xây dựng nhà máy giết
mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis, quy mô 2.500 con gia cầm/giờ, lớn nhất
Đông Nam Á; Công ty TNHH New Hope Singapore đầu tư dự án trang trại chăn
nuôi, quy mô 9.000 lợn nái và 500.000 lợn thịt/năm;...); mặc dù Biển Đơng có nhiều
diễn biến phức tạp, tuy nhiên khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền
biển đảo được đẩy mạnh, sản lượng thủy sản hàng năm tăng; từng bước hình thành
nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mơ lớn, cơng nghệ cao và các
chuỗi giá trị trong nơng nghiệp (có 26.681 ha được tích tụ, tập trung để phát triển
1


nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao); quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp được
đổi mới (tồn tỉnh có 890 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 717
trang trại, 1.136 tổ hợp tác, 661 hợp tác xã, trong đó có 100% số hợp tác xã đã
chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012).
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, NLCT của DN sản xuất nơng sản chủ
lực tỉnh Thanh Hóa đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn đó là: Cơ sở
vật chất kỹ thuật của các DN sản xuất nông sản chủ lực chưa cao; Chưa chú trọng
xây dựng thương hiệu cho các DN sản xuất nơng sản chủ lực; Bên cạnh đó, việc mở
cửa thị trường khiến hàng nông sản từ các nước nhập khẩu vào nước ta ngày càng
nhiều, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thương hiệu, cơng tác xúc tiến thương mại và
truyền thông của họ rất tốt; những yêu cầu ngày càng cao của thị trường đối với

hàng nông sản không chỉ là năng suất, chất lượng mà cịn về vệ sinh an tồn thực
phẩm, nguồn gốc xuất xứ, sự thân thiện với môi trường,…các DN sản xuất nông sản
chủ lực đang đối mặt với thách thức lớn tác động của CMCN 4.0 làm thay đổi toàn
bộ phương thức sản xuất, tổ chức xã hội kể cả con người trong các tương tác của
tương lai, thay đổi cả cách thức bố trí sản xuất và liên kết trong sản xuất hiện nay đã
làm cho các các DN sản xuất nông sản chủ lực trong nước ngày càng bộc lộ nhiều
điểm yếu vê năng lực cạnh tranh. Không những thế, các các DN sản xuất nông sản
chủ lực tỉnh Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn về thơng tin, về thương hiệu và thị
trường tiêu thụ. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ theo phương thức truyền thống cho
nên chủng loại cịn thiếu tính đa dạng, thiếu tính chun nghiệp…
Chính vì vậy, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của các DN tỉnh Thanh Hóa
trong phát triển nơng sản chủ lực, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
Thạc sĩ của mình nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất nơng sản chủ lực trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh và phân tích
thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 - 2020, số liệu sơ cấp thu
thập từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021, các giải pháp hướng đến 2025 tầm nhìn
2035.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất
nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế trên các khía cạnh: chất lượng sản phẩm, giá, công nghệ và thị trường tiêu thụ.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây (bao gồm các
tài liệu dạy học, các luận án, luận văn, bài báo trong và ngoài ngước); từ phương
tiện truyền thông; văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước, của UBND tỉnh
Thanh Hóa về sản xuất nơng sản chủ lực. Các tài liệu này được tác giả sử dụng
nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế và các ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Đồng thời, phản ánh phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh các
3


doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xác định
phương hướng phát triển nhằm đưa ra bộ giải pháp phù hợp.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (Phương pháp điều tra)
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, phỏng
vấn các đối tượng có liên quan để thu thập thông tin liên quan đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

4



4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Việc xử lý và tính tốn các số liệu phục vụ nghiên cứu được tiến hành trên
máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để mô tả thực
trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa thơng qua các thơng tin, tài liệu đã được thu thập.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp,
phân tích các số liệu sơ cấp và thứ cấp làm căn cứ đánh giá năng lực của các doanh
nghiệp sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đưa ra giải pháp đúng đắn, phù hợp với xu thế phát
triển của thế giới.
- Phương pháp so sánh: Các nguồn thông tin thu thập được sắp xếp, phân
loại, so sánh với nhau. Cần phải sử dụng phương pháp này vì các số liệu thu thập
được từ rất nhiều nguồn nên sẽ có khi thiếu tính thống nhất, sai lệch.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành ba chương với nội dung bao quát như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) được sử dụng không chỉ đối với sự
ganh đua giữa các sản phẩm của các DN, giữa các DN với nhau mà còn được sử
dụng trong việc so sánh NLCT giữa các quốc gia trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Những năm gần đây, khái niệm NLCT ngày càng được nhiều người quan tâm, từ
các nhà nghiên cứu, các chính trị gia đến các nhà quản lý chính quyền và giới doanh
nhân. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được sử dụng một cách thống
nhất. Từ thực tế tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau, NLCT có thể được định
nghĩa như sau:
Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học của tác giả Hữu Khuê Mai (2001), NLCT là
khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể
cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị trường [22].
Theo OECD (1996), NLCT là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ
sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho DN, các ngành, các địa
phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế [48].
Theo, Phan Thị Thanh Tâm (2020), Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra
các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường và tạo ra cơ hội thu nhập
cao hơn và bền vững cho chủ thể cạnh tranh [31].
Theo Michael Porter (1980), NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng
và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất, chất
lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển
bền vững.
6



Có thể thấy, có nhiều quan điểm về cạnh tranh và chưa có một khái niệm
thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh
nghiệp trên cơ sở phát huy hiệu quả các nguồn lực và năng lực trong sản xuất cũng
như cung ứng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng một sản phẩm tốt.
Qua cạnh tranh, doanh nghiệp có thể xác lập được vị thế trong ngành mà doanh
nghiệp đang tham gia [32].
Trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của hội nhập, cũng như sự phát triển
của khoa học cơng nghệ thì bên cạnh NLCT truyền thống thì cần nghiên cứu và
đánh giá về NLCT động của doanh nghiệp.
+ Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm về NLCT của DN, cụ thể như sau:
Theo Michael E.Porter (2008), NLCT của DN là khả năng duy trì, mở rộng
thị phần và đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp [23].
Theo Nguyễn Minh Tuấn (2010) NLCT của DN là khả năng duy trì và nâng
cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,
thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và
đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững [35].
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp
khác, ngành khác, quốc gia khác đánh bại về năng lực kinh tế [9].
NLCT của DN được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi
nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngồi
[10].
Như vậy, có nhiều quan điểm về NLCT của DN, tuy nhiên cho đến nay, quan
niệm về NLCT của DN vẫn chưa được hiểu thống nhất. Trong nghiên cứu này
NLCT của DN được hiểu là: “khả năng mà DN sử dụng và kết hợp các nguồn lực
nhằm duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh để đạt được kết quả hoạt động kinh doanh
cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của mơi trường kinh

doanh”.
7



×