Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Xác định thành phần hóa học tinh dầu và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá và cành nhỏ của cây vối ( cleistocalyx operculatus (roxb) mer et pery ) ở triệu sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ ĐÌNH LÂM

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU VÀ
XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ
VÀ CÀNH NHỎ CỦA CÂY VỐI ( CLEISTOCALYX
OPERCULATUS (ROXB) MERR. ET PERRY )
Ở TRIỆU SƠN THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC

THANH HÓA, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ ĐÌNH LÂM

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU VÀ
XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ
VÀ CÀNH NHỎ CỦA CÂY VỐI ( CLEISTOCALYX
OPERCULATUS (ROXB) MERR. ET PERRY )


Ở TRIỆU SƠN THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HĨA HỌC

Chun ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 844.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngơ Xn Lương

THANH HĨA, NĂM 2022


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ khoa học
(Theo Quyết định số 1502 / QĐ- ĐHHĐ ngày 05 tháng 07 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)
Học hàm, học vị

Cơ quan Công tác

Họ và tên

Chức danh
trong Hội đồng

TS. Trịnh Thị Huấn

Trường Đại học Hồng Đức

Chủ tịch HĐ


TS. Ngũ Trường Nhân

Trường Đại học Tây Nguyên

UV Phản biện 1

TS. Lê Thị Hoa

Trường Đại học Hồng Đức

UV Phản biện 2

PGS.TS. Trần Quốc Toản

Viện HCTN – Viện Hàn lâm
KH&CN VN

Uỷ viên

TS. Nguyễn Thị Ngọc Vinh

Trường ĐH Hồng Đức

Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày tháng

năm 2022


PGS.TS. Đinh Ngọc Thức


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Người cam đoan

Lê Đình Lâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của PGS TS Ngô Xuân Lương sự tạo điều kiện của các thầy cô
trong bộ môn; sự tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Khoa học tự nhiên,
Trường Đại Học Hồng Đức và sự động viên khuyến khích của gia đình, anh
em bạn bè động nghiệp. Từ đáy lịng mình tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc.
Chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong
nhận được sự đóng góp của những nhà khoa học, các thầy giáo, cơ giáo và
những người quan tâm.

Tác giả

Lê Đình Lâm

ii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 0
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Đại cương về cây họ Sim ........................................................................... 3
1.1.1. Thực vật học ........................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hoá học ................................................................................ 5
1.1.3. Cây Vối : ................................................................................................ 6
1.1.3.1. Mô tả thực vật . ................................................................................................. 6
1.1.3.2. Thành phần hố học chính của cây vối .......................................................... 6
1.1.3.3. Hoạt tính sinh học và sử dụng của cây vối..................................................... 9
1.1.3.4. Thành phần hóa học cây vối. .......................................................................... 9
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 10
2.1. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................... 10
2.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu ......................... 10
2.2.1. Thiết bị ................................................................................................................ 10
2.2.2. Hóa chất .............................................................................................................. 10
2.2.3. Nguyên liệu ........................................................................................................ 10
2.2.4. Phương pháp chưng cất..................................................................................... 11


iii


2.2.5. Phương pháp xác định thành phần hóa học .................................................... 11
2.3. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các chất. .... 11
2.3.1. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất . 11
2.3.2. Phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất .................................................. 12
2.4. Cơ sở lý thuyết của phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR .......................... 12
2.4.1. Spin hạt nhân và cộng hưởng từ hạt nhân ....................................................... 13
2.4.2. Cơ sở vật lý của thực nghiệm NMR ................................................................ 14
2.4.3. Sự kích thích và hiện tượng hồi phục .............................................................. 15
2.4.4. Tác nhân phân giải............................................................................................. 16
2.4.5. Hiệu ứng hạt nhân overhauser – phổ NOE ..................................................... 17
2.4.6. Từ trường mạnh – kĩ thuật đa xung ................................................................. 19
2.4.7. Phổ DEPT và INEPT ........................................................................................ 20
2.5. Các phương pháp sắc ký ......................................................................... 22
2.6. Phương pháp vật lý .................................................................................. 22
2.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn ................................................ 24
2.8.Nghiên cứu các hợp chất từ cây Vối (cleistocalyx operculatus (Roxb).
Merr. et Perry.).............................................................................................24
2.8.1 Nguồn nguyên liệu: . ........................................................................................ 24
2.8.2. Tách tinh dầu:..................................................................................................... 24
2.8.3. Phân tích tinh dầu ............................................................................................. 24
2.8.4. Phân lập các hợp chất :. ..................................................................................... 25
2.8.5. Số liệu các hằng số vật lý và số liệu phổ của các chất LL1, LL2 và LL3 .... 27
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 29
3.1. Định lượng tinh dầu ................................................................................. 29
3.2. Phân tích thành phần hố học tinh dầu Lá và cành nhỏ của cây cây Vối
(cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry.) ............................................... 29

3.3.Biện luận xác định cấu trúc chất hợp chất LL1, LL2, LL3 ...................... 31
3.3.1. Hợp chất LL1 ..................................................................................................... 31
3.3.2. Xác định cấu trúc hợp chất LL2 ....................................................................... 32
iv


3.3.3. Hợp chất LL3 ..................................................................................................... 34
3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của 3 chất tách được . ............................. 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC ....................................................................................................... P1

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá vối ở Quảng Châu, Trung Quốc .... 7
Bảng 3.1: Thành phần hóa học tinh dầu lá và cành nhỏ của cây Vối
(cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry.) ở Triệu Sơn, Thanh Hóa ............. 30
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ DEPT của LL1 .................................................................. 31
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất............................................................. 33
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của LL3.................................................................... 34

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây vối ở Triệu Sơn Thanh Hóa ....................................................... 6
Hình 2.1. Sự định hướng của electron ............................................................ 13
Hình 2.2. Các moment từ hạt nhân trong từ trường Bo .................................. 15

Hình 2.3. Sự tách năng lượng giữa các trạng thái spin ................................... 16
Hình 2.4.a. Phổ 1H NMR của n – hexanol đo bình thường. ........................... 17
Hình 2.4.b. Phổ 1H NMR của n – hexanol khi thêm tác nhân phân giải ....... 17
Hình 2.5. Thực nghiệm NOE vi sai đối với dẫn xuất nitrobenzo diazepinon 18
Hình 2.6. Phổ 1H NMR của một dẫn xuất adamantan.................................... 19
Hình 2.7. Phổ 13C DEPT của 3- axetyl oleanolat metyl Khử bỏ hoàn toàn
tương tác spin – spin hiệu của CH và CH3 dương, của CH2 ......................... 21
Hình 2.8. a. Phổ 13 C NMR của vanilin. ........................................................ 21
Hình 2.8b. Phổ INEPT với xung chiếu lên H5 được lựa chọn ....................... 21

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Ngâm chiết cành và lá nhỏ và chiết với các dung môi cây Vối .... 25
Sơ đồ 2.2: Phân lập các hợp chất từ dịch chiết etyl axetat của Lá và cành nhỏ
của cây cây Vối (cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry.) ................... 26

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,
lượng mưa nhiều, độ ẩm cao nên có thảm thực vật rất phong phú. Mặc dù cho
đến nay, việc nghiên cứu hệ thực vật ở nước ta chưa được tiến hành một cách
đầy đủ và quy mô, nhưng theo tổng hợp từ các nguồn tài liệu của nhiều tác giả
thì ở Việt Nam hiện nay có trên 7.000 lồi thực vật học bậc cao [8] trong số
đó đã có trên 2000 loài thực vật đã được nhân dân ta sử dụng làm nguồn
lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, tinh dầu, thuốc chữa bệnh…. Trong hệ thực

vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng. Đến nay
đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm khoảng
6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ). [6]. Các nhà nghiên
cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh, song các hợp
chất này có một số hạn chế nhất định, như là gây những phản ứng phụ không
mong muốn. Mặt khác, Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân
đầu người thấp, các loại thuốc chữa bệnh hầu hết nhập từ nước ngoài và có
giá thành cao, gây nên khó khăn cho người sử dụng. Do đó, nhà nước đã có
chủ trương tăng cường sản xuất thuốc trong nước, hạn chế nhập khẩu, hạ giá
thành sản phẩm. Một trong các nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc được lấy ra
từ thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề đang được đặc biệt quan tâm là nghiên cứu các
hợp chất được tách ra từ sản phẩm thiên nhiên. Trong số các lồi cây cần quan
tâm nghiên cứu có cây vối (Cleistocslyx Operculatus Roxb). Ở nước ta cây
vối mọc nhiều nơi, tập trung nhiều ở miền Trung , được nhân dân dùng nấu
nước uống, kích thích tiêu hố. Lá vối và nụ vối làm thuốc chữa mụn nhọn, lở
loét, ghẻ. Mới đây viện Đông y cũng thử áp dụng vối làm thuốc chữa các
bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngồi da. Từ năm 1991 trở lại đây, một số
cơng trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu cây vối cho thấy hàm lượng
flavonoit chứa trong cây cao và một số chất có hoạt tính kháng HIV. Đặc biệt
một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nước chiết của nụ vối là thành phần của
1


thuốc trợ tim. Nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
dược liệu, hương liệu nên chúng tôi đã chọn đề tài "Xác định thành phần
hóa học tinh dầu và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá và cành nhỏ
của cây vối cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr. et Perry ở Triệu sơn –
Thanh Hóa"
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi có các nhiệm vụ:

- Chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết chọn lọc với các dung mơi thích
hợp để thu được phần bay hơi và hỗn hợp các hợp chất không bay hơi của cây
Vối cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr. et Perry
- Xác định thành phần hoá học của tinh dầu từ cây Vối cleistocalyx
operculatus (Roxb) Merr. et Perry
- Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ cây Vối cleistocalyx
operculatus (Roxb) Merr. et Perry
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Vối cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr.
et Perry ở Triệu Sơn- Thanh Hoá.

2


Chương 1.TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về cây họ Sim
1.1.1. Thực vật học
Họ Sim (Myrtaceae) là họ lớn của bộ Sim (Myrptales) hay còn gọi là
bộ Đào kim nương thuộc phân lớp hoa hồng - lớp hoa lá mầm của ngành thực
vật hạt kín. Trên thế giới, họ Sim gồm 100 chi với gần 3000 loài phân bố ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, chủ yếu là Châu Mỹ và Châu Úc. Ở Việt
Nam, họ Sim gồm 13 chi với gần 100 loài được phân bố khắp 3 miền Bắc,
Trung và Nam. Các cây thuộc họ Sim có thể là cây gỗ lớn, cây nhỏ, hay cây
bụi. Lá mọc đối, đơn ngun, khơng có lá kèm. Hoa của chúng tập hợp thành
cụm, hình chùm, đơi khi mọc đơn độc. Các lá đài dính lại với nhau ở dưới
thành hình chén, cánh hoa rời nhau và dính trên mép ống đài. Nhị rất nhiều,
bất định và xếp không theo một trật tự nào, nhị thường cuộn lại ở trong nụ,
chỉ nhị rời hay dính nhau ở dưới thành ống ngắn. Bộ nhị có số lá nỗn thường
bằng số cánh hoa hoặc ít hơn, dính lại với nhau thành bầu dưới hoặc bầu giữa
với số ơ tương ứng số lá nỗn, đính nỗn trụ giữa, một vịi, một đầu nhuỵ.

Quả mọng, thịt, thường do đế hoa phát triển thành, cũng có khi quả khô mở,
quả mang đài tồn tại ở đỉnh. Hạt khơng có nội nhũ [6].
Nhiều cây thuộc họ Sim có chứa tinh dầu như cây tràm (Melaleuca
leucadendra. Linn); cây chổi xuể (Baeckia frutescens Linn); cây bạch đàn
chanh (Eucalyptus citriodora Hook. F). Tinh dầu của các loại cây này đã
được khai thác và sử dụng trong công nghiệp hương liệu, dược phẩm. Một số
cây khác thuộc họ Sim có nhiều công dụng chữa bệnh như: Cây ổi (psidium
guajava Linn.); cây sim (rhodomyrtus tomentosa (Ait.), Hassk.); cây đơn
tướng quân (syzygium formosum Var.); cây vối (cleistocalyx operculatus
(Roxb) Merr. et Perry); cây sắn thuyền (syzygium resinosum (Gagnep). Merr
et Perry) [3]. Họ sim được chia thành hai phân họ
+ Phân họ Myrtoideae có quả nhiều cùi thịt và lá đối mép trơn. Phần lớn các
3


chi trong họ này có một trong ba dạng phơi dễ nhận ra. Các chi của Myrtoideae có
thể rất khó phân biệt khi khơng có quả đã chín. Phân họ Myrtoideae được tìm thấy
khắp thế giới trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với các trung tâm đa
dạng nằm ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, đông bắc Australia và Malaysia.
+ Phân họ Leptospermoideae có quả khơ, khơng nứt (quả nang) và các
lá mọc so le hay theo vòng xoắn. Phân họ Leptospermoideae chủ yếu được
tìm thấy ở Australia. Nhiều chi ở miền tây Australia có các lá bị suy thối
mạnh và các hoa mang đặc điểm điển hình cho vùng sinh trưởng khô cằn hơn.
Sự phân chia Myrtaceae thành Leptospermoideae và Myrtoideae đã bị
nhiều tác giả nghi ngờ trong đó có Jonson và Brigg (1984), các ơng đã xác
định 14 tông hay nhánh trong họ Myrtaceae và phát hiện ra trong họ
Myrtaceae là đa ngành. Phân tích ở mức độ phân tử của Wilson, O’Brien và
những người khác (2001) đã phát hiện thấy 11 phân nhóm rõ nét trong phạm
vi họ này, bao gồm nhiều phân nhóm đã được Jonson và Brigg xác định. Phân
tích phân tử sau đó của Sytsma và Litt (2002) phát hiện phân nhóm

Myrtoideae ở Trung - Nam Mỹ phù hợp với phân họ đa ngành
Leptospermoideae [6].
Trong họ Sim, chi lớn nhất là Eugenia (trên thế giới có 600 lồi, ở nước
ta có 26 loài được chuyển vào chi Syzygium). Những cây trong chi này phần
lớn là cây gỗ trung bình và đa số là cây hoang dại. Trong chi này có cây thuốc
q là cây đinh hương (E. caryophyllata Thunb hay syzygium aromaticum
Merr. et Perry), có nụ dùng làm thuốc và làm gia vị. Một số loài thuộc chi
Eugenia đã được tách ra và đặt vào chi mới như cây gioi (syzygium jambos
(L.) Alston

Eugenia jambos L) có quả ăn ngon, cây vối (cleislocalyx

operculatus (Roxb.) Merr. et Perry) được trồng lấy lá và nụ để uống nước và
làm thuốc chữa bệnh.
Dọc theo bờ biển ở miền Trung của nước ta có cây tràm hay còn gọi là
cây chè đồng (malaleuca leucadendron L) là cây to có vỏ xốp, bong từng
mảnh rất dễ bóc. Lá có hình mác nhọn, cuống ngắn, gân hình cung, hoa có
4


màu vàng nhạt mọc thành bông. Cây mọc thành rừng thuần loại đất phèn ở
ven biển, còn gặp ở một số vùng biển phía Bắc. Vỏ cây dùng để xảm thuyền,
lá dùng cất tinh dầu.
Trên các đồi đất ở vùng trung du có cây chổi xuể (baeckea frutescens
L.), thường gặp mọc xen lẫn với các cây sim, mua. Là cây bụi thấp, phân
nhánh nhiều, có lá hình sợi dễ rụng, cây có lá dùng để chưng cất dầu thơm gọi
là dầu chổi để xoa bóp, khi pha với rượu thì thành rượu chổi.
Trên các đồi trọc, trong các công viên, các vườn và đường cái có trồng
nhiều lồi thuộc chi Eucalyptus. Chúng là cây nhập nội, trên thế giới có hơn
300 loài, phân bố chủ yếu ở châu Úc và Malaysia, sống trong những điều kiện

sinh thái khác nhau. Hầu hết là cây lớn, có thể cao tới 100 m. Nhiều loài cho
tinh dầu khác nhau. Gỗ của chúng tốt có thể dùng vào nhiều việc khác nhau.
Ở nước ta hiện có trồng nhiều lồi như: bạch đàn trắng (E. camaldulensis
Dehahardt) có gỗ dùng làm tà vẹt và làm bột giấy. Cây bạch đàn lá liễu hay
long duyên (E. exserta F. v. Muell) là cây trồng làm cảnh ở các cơng viên, có
gỗ nâu, cứng, dùng trong xây dựng hay làm gỗ trụ mỏ; dầu làm thuốc sát
trùng, trị cảm, giảm ho. Cây bạch đàn chanh (E. maculata H.K. var.
citriodora (Hoof. F)) trồng làm cảnh và gây rừng vệ sinh, có gỗ màu xám,
thơm cứng dùng đóng thuyền, rễ và lá cành dùng cất tinh dầu thơm, dùng làm
thuốc bổ dạ dày, giải cảm, giảm đau đầu, giảm ho, sát trùng, chữa viêm phổi.
Cây bạch đàn nhựa (E. resinifera Sm.) có lá nhỏ dài hẹp, dùng làm thuốc ho
long đờm. Cây bạch đàn đỏ hay Bạch đàn lá mít (E. robusta J. E. Smith) trồng
lấy bóng mát, có gỗ dùng làm trụ cầu, nền tầu, trụ mỏ, tà vẹt, bột giấy, còn
được dùng làm thuốc chữa cảm, sát trùng, giảm ho. Cây bạch đàn lá nhỏ (E.
tercticornis J. E. Smith) có gỗ khơng bị mối mọt và chịu nước mặn, dùng làm
tà vẹt, đóng thành tàu và cũng được dùng làm thuốc long đờm, sát trùng [6].
1.1.2. Thành phần hoá học
Các cây thuộc họ Sim đều có chứa các hợp chất thuộc các khung
flavonoit, tritecpenoit, steroit và ankanoit. Ngoài ra cịn có thể có một số axit
béo và các hidrocacbon.

5


1.1.3. Cây Vối
Tên gọi Cây vối còn gọi là chè vối, chè gội ... có tên khoa học là cleistocalyx
operculatus (Roxb). Merr. et Perry. Mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ
suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Còn thấy ở các vùng
nhiệt đới Châu Á, Trung Quốc.
1.1.3.1 Mô tả thực vật : Cây vối thuộc loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao

tới 12 -15m. Vỏ cây màu nâu đen, nứt dọc, cành cây trịn hay đơi khi có hình
4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm
nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến
dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.
Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm
3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở
kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn
nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Lá vối, cành non
và nụ có mùi thơm dễ chịu.

Hình 1.1. Cây vối ở Triệu Sơn Thanh Hóa
1.1.3.2. Thành phần hố học chính của cây vối
Trong lá vối có: tanin, một số chất khống, vitamin và khoảng 4% tinh
6


dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh.
Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo… Các nhà hóa học Trung Quốc
đã xác định được trong lá vối có 0,08% tinh dầu, cịn trong nụ hoa vối có
0,18% tinh dầu. Thành phần hóa học có trong tinh dầu của lá vối và nụ vối
được trình bày ở bảng 4 và bảng 5.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá vối ở Quảng Châu,
Trung Quốc
Thành phần hóa học
 - pinen
 - pinen
 - myrcen
(Z) -  - ocimen
(E) -  - ocimen

2,5,5 - trimethyl - 1,6 - heptadien
3,4 - dimethyl - 2,4,6 - octatrien
Carvyl axetat
Terpynyl acetat
Geraniol
(Z) - caryophyllen
Aromandendren
Humulen
 - Muurolen
 - guaien
 - guaien
Nerolidol
Octahydro - 3,6,8,8 - tetramethy - 3,7 - metanazulen
 - cadinol

%
0.85
1.80
1.80
53.18
4.5
0.90
1.27
1.28
0.15
1.03
3.62
0.55
1.05
0.36

0.66
0.47
2.16
4.19
0.54

Tác giả Zhang Fengxion và các cộng sự [27] đã tách được 9 hợp chất từ
nụ vối sau khi đã loại bỏ tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước, 8 hợp chất từ chúng đã được xác định gồm:

7


CH3

CH3
HO

H3CO

OH

H3C

O

H3C
OCH3

O


OH

2, 4 - dihydroxy - 6 - metoxy

O

5, 7 - dihydroxy - 6, 8 -

- 3, 5 - dimetyl chalcon

dimethyl - flavanon
OH

OH
HO

CH = CH - COOH

HO

OH

OH

COOC2H5

COOH

Axit xinamic


Axit Galic

Etyl galat

CH3
HO

O

COOH

H3C
OCH3

HO

O

7 hydroxy-5-metoxy-6,8-dimethyl-flavanon

Axit ursolic

Tác giả Nguyễn Văn Đậu và cộng sự đã tách và xác định cấu trúc được
4 hợp chất từ lá vối [5].
CH3
HO

CH3


O

HO

H3C

OH

H3C

OCH3

O

OCH3

7 - hydroxy - 5 - metoxy -

O

2, 4 - dihydroxy - 6 - metoxy -

6, 8 - dimethyl - flavanon

3, 5 - dimetyl chalcon
8


OH


HO

COOH

O

OH

HO

OH

Axit oleanolic

O

3,5,7,4 - tetrahydroxy flavon

1.1.3.3. Hoạt tính sinh học và sử dụng của cây vối
Từ thời xa xưa con người đã biết dùng lá vối, nụ vối để đun, hãm... làm
nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh… Cây vối có rất nhiều tác
dụng cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cần dựa trên tính năng của từng bộ
phận trên cây để đạt kết quả tốt nhất.
Đối với sức khỏe đã được chứng minh trong cả Tây Y và Đông Y, cũng
như được sử dụng nhiều hàng ngàn năm nay ở Việt Nam và trên thế giới. Các
tác dụng chung của cây vối như thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương,
Tiêu trệ. Các bộ phận của cây vối được sử dụng như: Nụ hoa có thể sử dụng
tươi nhưng thường phơi khô trước khi sử dụng, vỏ thường sử dụng dạng thái
lát phơi khơ, thân ít được sử dụng hơn, lá thường sử dụng dạng tươi pha trà,
có tác dụng Giải khát. Giúp ăn ngon miệng. Chống đầy bụng dự phịng các

bệnh viêm nhiễm đường hơ hấp và tiêu hóa
1.1.3.4. Thành phần hóa học cây vối.
Các nhà hóa học Trung Quốc đã xác định được trong lá vối có 0,08%
tinh dầu, cịn trong nụ hoa vối có 0,18% tinh dầu. Thành phần hóa học có
trong tinh dầu của lá vối và nụ vối được trình bày ở bảng 4 và bảng 5

9


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu thực vật được thu hái vào thời điểm thích hợp trong năm. Mẫu
tươi sau khi lấy về được rửa sạch, để nơi thống mát hoặc sấy khơ ở 400C.
Việc xử lý tiếp các mẫu bằng phương pháp chiết chọn lọc với các dung mơi
thích hợp để thu được hỗn hợp các chất dùng cho nghiên cứu được nêu ở phần
thực nghiệm.
Quy trình xử lý mẫu thực vật
Mẫu thực vật sau khi thu về được tiến hành bảo quản, tạo tiêu bản theo
quy trình thống nhất như sau:
- Chụp ảnh nơi lấy mẫu, chụp ảnh mẫu
- Rửa sạch để loại tạp bẩn
- Tạo tiêu bản mẫu
- Lập danh sách mẫu thực vật
Các tiêu bản mẫu được lưu giữ trong phòng lưu giữ mẫu của khoa
KHTN – Trường Đại học Hồng Đức để đảm bảo mẫu không bị hỏng và mất
tiêu bản, tiện cho việc tra cứu và tìm thơng tin.
2.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu
2.2.1. Thiết bị
Bộ chưng cất Clevenger nhẹ, hệ thống máy phân tích GC-MS của hãng
Thermo Trace GC Ultra – ITQ900.

2.2.2. Hóa chất
Na2SO4 khan, dietyl erther.
2.2.3. Nguyên liệu
Lá và cành nhỏ của cây cây Vối (cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr.
et Perry.)) được thu hái ở huyện Triệu sơn, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam vào
tháng 6 năm 2021.

10


2.2.4. Phương pháp chưng cất
Mẫu sau khi thu hái, được lựa chọn sơ bộ, rửa sạch để héo 2 giờ, cắt
nhỏ. Cho vào bình cầu của hệ thống chưng cất Clevenger 150 g Lá và cành
nhỏ của cây cây Vối (cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry.) cắt nhỏ
với 500 ml nước. Chưng cất trong 2,5 giờ. Hỗn hợp được gia nhiệt bằng bếp
điện, khi hỗn hợp sôi hơi nước tạo thành sẽ lôi cuốn tinh dầu đi lên và vào hệ
thống ngưng tụ. Sau khi ngưng tụ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu không
tan lẫn vào nhau, ly trích tinh dầu ra khỏi hỗn hợp bằng đietyl eter, làm khan
dung dịch trích bằng muối Na2SO4 khan, thu được tinh dầu thành phẩm.
2.2.5. Phương pháp xác định thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc
ký khí ghép khối phổ GC-MS (Gas Chromatography-Mass Spectrometry) Sử
dụng máy GC/MS của hãng Thermo Trace GC Ultra – ITQ900. Cột sắc ký
TG-SQC với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng
0,25m. Khí mang He. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt
độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ Detectơ 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều
nhiệt: 60oC (2min), tăng 4oC/phút cho đến 200oC, dừng ở nhiệt độ này trong 5
phút, tăng 10oC/phút cho đến 260oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.
2.3. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các chất
Để phân tích và phân tách cũng như phân lập các hợp chất, sẽ sử dụng

các phương pháp sắc ký như sau:
- Sắc ký khí – phối phổ ký liên hợp (GC – MS)
- Sắc ký lớp mỏng (TLC)
- Cột thường (CC)
- Sắc ký cột nhanh (FC)
- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Các phương pháp kết tinh phân đoạn.
2.3.1. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất
Để phân tích và phân tách cũng như phân lập các hợp chất, sẽ sử dụng
11


các phương pháp sắc ký như sau:
- Sắc ký cột thường (CC), sử dụng silicagel cỡ hạt 230 – 400/mesh.
- Sắc ký lớp mỏng (TLC) phân tích được tiến hành trên bản mỏng kính
silicagel Merck 60 F254 tráng sẵn, độ dày 0,2 mm.
- Hiện màu: hơi iot và đèn UV 254 nm.
- Các phương pháp kết tinh phân đoạn
2.3.2. Phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất
Cấu trúc các hợp chất được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương pháp phổ:
- Phổ tử ngoại (UV).
- Phổ khối lượng va chạm electron (EI – MS).
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H – NMR.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C – NMR.
- Phổ DEPT.
- Phổ HSQC.
- Phổ HMBC.
- Phổ COSY.
- Phổ 2 chiều.
2.4. Cơ sở lý thuyết của phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR

Hiện nay ở nước ta việc ứng dụng các phương pháp phổ đã trở nên phổ
biến và rất cần thiết trong giảng dạy, học tập, trong nghiên cứu khoa học,
trong đời sống và sản xuất. Phương pháp phổ không chỉ áp dụng ở phạm vi
ngành hố học mà cịn ở nhiều ngành khác như hố sinh, y dược, nơng
nghiệp, dầu khí, vật liệu, mơi trường….
Trong các phương pháp phổ thì phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân
là khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu cấu trúc hợp chất vô cơ, hữu cơ
và phức chất. Trong đề tài này em sẽ giới thiệu một số kĩ thuật hiện đại của
cộng hưởng từ hạt nhân. Đây là những kĩ thuật giúp cho việc nghiên cứu được
chính xác và tiện lợi hơn.[3]

12


2.4.1. Spin hạt nhân và cộng hưởng từ hạt nhân
Hạt nhân của các đồng vị có số proton lẽ và số nơtron lẻ hoặc cả hai
đều lẻ thể hiện hiện tượng spin cơ học, là sự quay xung quanh hạt nhân. Sự
quay xung quanh trục của hạt nhân mang điện tích tạo ra dịng điện và do đó
sinh ra một từ trường xác định, với lưỡng cực là , phụ thuộc và nguyên tố.
Điều đó có thể xem hạt nhân như là một nam châm nhỏ. Sự quay này kết hợp
với moment góc. Moment góc được đặt trương bằng số lượng tử từ spin hạt
nhân I. Moment hạt nhân I = ½ n, với n là các số nguyên 0,1,2,3,…các hạt
nhân có I = 0 khơng có moment góc và do vậy không thể hiện hiện tượng
cộng hưởng từ hạt nhân. Các hạt nhân 12C và 16O thuộc loại này. Các hạt nhân
có I = ½ bao gồm 1H, 13C, 19F, 31P, 15N, cịn 2H và 14N có I = 1.
Khi hạt nhân được đặt trong từ trường ngoài, nam châm hạt nhân được
định hướng thẳng hàng với từ trường ngồi. Với các hạt nhân có spin I = ½ ,
có hai sự định hướng cho phép: song song với từ trường ngoài (năng lượng
thấp) và ngược với từ trường (năng lượng cao).Vì sự định hướng song song
có năng lượng thấp hơn, do vậy trạng thái này nhiều ưu tiên hơn sự định

hướng đối song (ngược), có năng lượng cao. [3]

Hình 2.1. Sự định hướng của electron
13


Bây giờ nếu các hạt nhân đã định hướng được kích thích với bức xạ
điện từ có tần số thích hợp, trạng thái năng lượng thấp sẽ hấp thu năng lượng
để chuyển lên trạng thái năng lượng cao. Khi điều này xảy ra, hạt nhân được
nói là cộng hưởng với bức xạ được áp dụng, do vậy được gọi là cộng hưởng
từ hạt nhân (NMR).
Năng lượng bức xạ điện từ cần thiết cho sự cộng hưởng phụ thuộc vào
cường độ của từ trường ngồi và đặc tính của hạt nhân được khảo sát.
2.4.2. Cơ sở vật lý của thực nghiệm NMR
Tính chất từ của hạt nhân nguyên tử tạo cơ sở cho phổ NMR. Rất nhiều
hạt nhân, trong số đó có proton, có moment góc P, thẻ hiện dưới dạng
moment từ . Hai giá trị này liên hệ với nhau qua biểu thức:
=P
Trong đó  là tỉ số hồi phục chuyển từ đặc trưng cho mỗi hạt nhân.
Theo cơ học lượng tử, moment góc và moment từ hạt nhân được lượng
tử hố, do vậy khơng thể giải thích với vật lý cổ điển. Giá trị cho phép hay giá
trị riêng của hợp phẩn cực đại của moment góc theo hướng z của hệ trục toạ
độ được đo trong các đơn vị  (h/2) và được định nghĩa
Pz =  mI
Trong đó mI là số lượng tử từ đặc trưng bởi trạng thái tương ứng hay
trạng thái riêng của hạt nhân.
Theo điều kiện lượng tử mI = I, I-1, I-2, …, -I
Các số lượng tử này liên hệ với số lượng tử spin I của hạt nhân tương
ứng. Toàn bộ số trạng thái riêng có thể có các mức năng lượng bằng (2I + 1).
Proton có số lượng tử spin I = ½ và hợp phần z của moment góc của nó,

thường được gọi là spin hạt nhân, tương ứng với phương trình được cho bởi:
Pz= hI
Kết quả proton chỉ có thể tồn tại trong hai trạng thái spin đặc trưng bởi
các số lượng tử từ mI=+1/2 và mI=-1/2. Hơn nữa, độ lớn của moment từ theo

14


×