DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
- ĐGHC: : Địa giới hành chính
- GCN : Giấy chứng nhận
- GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- GPMB : Giải phóng mặt bằng
- QH - KHSDĐ : Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
- STT : Số thứ tự
- UBND : Ủy ban nhân dân
- BĐS : Bất động sản
- CTBCVT : Công trình bưu chính viễn thông
- TS, CQ, CTSNNN : Trụ sở, cơ quan, công trình, sự nghiệp Nhà nước
- V/v : Về việc
- VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
- TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
- HĐND : Hội đồng nhân dân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
PHẦN 1 1
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa 3
1.4. Ý nghĩa 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai 4
2.1.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý 5
ii
2.2. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai trên cả nước 29
2.2. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai trên cả nước 29
PHẦN 3 50
PHẦN 3 50
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
3.1. đối tượng và phạm vi nghiên cứu 50
3.1. đối tượng và phạm vi nghiên cứu 50
3.2. địa điểm và thời gian nghiên cứu 50
3.2. địa điểm và thời gian nghiên cứu 50
3.3 nội dung nghiên cứu 50
3.3 nội dung nghiên cứu 50
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 50
3.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc 50
3.3.3. Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 -
2011 50
3.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp dân, xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Vĩnh Phúc thời gian tới 53
3.4. phương pháp nghiên cứu 53
3.4. phương pháp nghiên cứu 53
3.4.1. Thu thấp số liệu 53
3.4.1. Thu thấp số liệu 53
iii
- Thu thấp số liệu thứ cấp: báo cáo, văn bản luật, các phòng chuyên môn,
chức năng của Sở tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, báo cáo công tác tiếp
dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ , 53
- Thu thấp số liệu thứ cấp: báo cáo, văn bản luật, các phòng chuyên môn,
chức năng của Sở tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, báo cáo công tác tiếp
dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ , 53
- Số tiệu sơ cấp điều tra trực tiếp: 53
- Số tiệu sơ cấp điều tra trực tiếp: 53
+ Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, công dân đến
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo 53
+ Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, công dân đến
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo 53
+ Độ tuổi từ 22 đến 70 tuổi; 53
+ Độ tuổi từ 22 đến 70 tuổi; 53
+ Căn cứ vào số liệu của huyện, thành, thị báo cáo về công tác tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 53
+ Căn cứ vào số liệu của huyện, thành, thị báo cáo về công tác tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 53
- Trình độ: 53
- Trình độ: 53
+ Nông dân; 53
+ Nông dân; 53
+ Công nhân; 53
+ Công nhân; 53
+Cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh 53
+Cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh 53
+ Các đối tượng khác; 53
iv
+ Các đối tượng khác; 53
3.4.2. Một số vụ việc điển hình 53
3.4.2. Một số vụ việc điển hình 53
3.4.2.1. Vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Quốc Khánh và bà
Nguyễn Thị Loan ở xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 53
3.4.2.1. Vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Quốc Khánh và bà
Nguyễn Thị Loan ở xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 53
PHẤN 4 61
PHẤN 4 61
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi tỉnh Vĩnh Phúc 61
4.1. điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi tỉnh Vĩnh Phúc 61
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 61
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 65
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan
trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh
Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch
sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có truyền
thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo 65
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 69
4.2. tình hình quản lý, sử dụng đất 71
4.2. tình hình quản lý, sử dụng đất 71
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây 71
4.2.2. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc 75
4.3. đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về
đất đai tại sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011 77
v
4.3. đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về
đất đai tại sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011 77
4.3.1 Công tác chi đạo của Sở tài nguyên và môi trường về công tác tiếp dân,
xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 77
4.3.1 Công tác chi đạo của Sở tài nguyên và môi trường về công tác tiếp dân,
xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 77
4.3.2. Quy trình Công tác tiếp dân, xử lý và phân loại đơn thư 78
4.3.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất
đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2011. 81
4.3.3. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 –
2011 89
4.3.4. Tổng hợp tình hình tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2007 – 2011 94
PHẦN 5 103
PHẦN 5 103
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103
5.1. kết luận 103
5.1. kết luận 103
5.2. đề nghị 108
5.2. đề nghị 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
1. Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003; 111
vi
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng và các công
trình phúc lợi công cộng. Đất đai là nguồn nội lực không thể thiếu trong sự
phát triển của mỗi quốc gia. Như william Petti đã nói:“ Lao động là cha, đất
đai là mẹ, cả hai đều sản sinh ra mọi của cải vật chất cho xã hội”.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đang kéo theo nhu cầu sử
dụng đất ngày càng cao. Thêm vào đó là sự gia tăng dân số đã làm cho mâu
thuẫn giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Nhu cầu về các
loại đất của con người ngày một tăng lên. Đất đai trở thành bất động sản có
giá trị cực lớn cho nên việc sủ dụng và quản lý nó được chú ý nhiều hơn. Từ
đó các quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng đất thay đổi nhiều đi phát sinh ra
nhiều mâu thuẫn giữa con người và con người trong việc sử dụng đất thông
qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn
được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính
chất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết
quả khả quan. Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác
xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp
thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong
quản lý Nhà nước.
1
Tuy nhiên, theo đánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại,
tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố
cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp. Việc
giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc. Nguyên nhân của tồn tại
nói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc đồng Bằng châu thổ sông Hồng là cửa ngõ phía
Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai
đã được các cấp chính quyền từ cấp xã đến tỉnh đặc biệt trú trọng vì vậy đã
đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý. Song do rất nhiều
nguyên nhân nên công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế các
vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trong nhân dân vẫn được xem là
những điểm nóng khó giải quyết.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chuyên môn
giúp việc cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi
trường, trong đó thực hiện công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo trong lĩnh vực mình quản lý. Nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà
nước về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc thực hiện công tác tiếp dân
và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
theo quy định của pháp luật ngay từ bước đầu giúp cho viêc giải quyết các vụ
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai dứt điểm và kịp thời.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, Trưởng khoa Sau
Đại học, dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS: Nguyễn Ngọc Nông và sự
giúp đỡ của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn
2007 –2011”.
2
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được tình hình hoạt động công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các văn bản theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật
khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật Thanh tra năm 2011 và các
văn bản pháp luật có liên quan.
- Khi đưa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn.
- Nêu rõ biện pháp khắc phục cụ thể và đưa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Tổng hợp được kết quả tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2007 – 2011.
1.4. Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Thành lập quy trình, trình tự thủ tục công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá được những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011.
+ Đưa ra phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Vĩnh Phúc.
+ Hưỡng dẫn công dân trình tự thủ tục khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
đất đai.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp về đất đai
2.1.1. Cơ sở khoa học
- Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công việc bước đầu của quá
trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và những bức súc của công dân về
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc những thắc mắc, tranh
chấp… của người dân mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai là một trong 13
nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn
trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào quan hệ đất đai
để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các
quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
- Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai thường chỉ là vấn đề quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng liên
quan đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản.
- Giải quyết mọi trường hợp tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên
tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý; kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng
đất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp luật những trường hợp xử không đúng.
- Phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc
dân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn
kết, tương trợ trong một nội bộ nông dân để họ tìm ra giải pháp, không gò ép
mệnh lệnh; cần đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụ
tranh chấp có hiệu quả.
4
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai phải nhằm mục đích phát triển
sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
- Gắn việc giải quyết các vấn đề về đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí
lại cơ cấu sản xuất hàng hóa mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân
cư phù hợp với đặc điểm và quy định của địa phương.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003[1];
- Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011[2];
- Căn cứ Luật tố cáo năm 2011[3];
- Căn cứ vào Luật Thanh tra 2011[4];
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ
về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003[5];
- Căn cứ Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai[6].
Căn cứ Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai[7];
- Căn cứ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai[8];
- Căn cứ Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/1-/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật
đất đai 20039[9];
- Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bồ sung
một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005[10];
- Căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 14/11/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại tố cáo và
các luật sửa đổi bổ xung một số điều luật khiếu nại tố cáo năm 2005[11];
5
- Căn cứ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra
Chính phủ về việc quy đinh quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn
phản ánh, đơn kiến nghị liên quan đến khiếu nại tốt cáo[12];
- Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ – CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra[13];
- Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-STNMT ngày 29/09/2011 của Sở Tài
nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc về việc ban hành hệ thống văn bản quản lý
chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 (mã số: QT821-01/TTr Quy trình tiếp
công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo)[14];
2.1.2.1. Khái niệm về tiếp dân, xử lý đơn thư
Công tác tiếp dân công việc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có vai
trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Góp phần giải quyết những vấn
đề của công dân, tổ chức… giúp các cấp chính quyền nắm được tình hình, nguyện
vọng của nhân dân trên địa bàn mình quản lý, giúp gắn kết giữa chính quyền và
nhân dân phát huy tính dân chủ trong mọi tầng lớp nhân dân.
Xử lý đơn thư là công việc của cán bộ chuyên môn và cán bộ tiếp dân
thực hiện trước và sau khi tiếp nhận nhằm giúp công tác khiếu nại, tố cáo của
người dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền diễn ra nhanh gọn và đúng pháp luật.
2.1.2.2. Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
a. Khái niệm về khiếu nại
* Theo Điều 1 và Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011, phạm vi điều chỉnh
cụ thể như sau[15]:
Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải
6
quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý
và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
* Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
* Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công
chức thực hiện quyền khiếu nại.
* Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
* Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũtrang nhân dân.
* Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền có
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
* Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại.
* Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà
không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu
nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
* Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
7
* Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
* Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công
chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
* Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết
định giải quyết khiếu nại
“Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục lợi ích hợp pháp của mình
do những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực đất
đai gây ra.” (Nguyễn Thị Lợi, 2005)[16]
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại
Theo Điều 12 và Điều 13 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định cụ thể
như sau[17]:
* Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc
khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể
chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thểtự mình khiếu nại thì được
ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
8
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy
định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc
ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nạiđể bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính;
- Rút khiếu nại.
* Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
9
- Trình bày trung thực sự việc,đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý
của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung
cấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu
nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm
đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyếtđịnh giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
* Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
* Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
- Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người
giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người
giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+ Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
+ Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
10
+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải
trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm
tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật;
+ Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại;
+ Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi
hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
2.1.2.3. Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
tố cáo
a. Khái niệm về tố cáo
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức[18].
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụlà việc công dân báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực là việc công dân báo cho cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về
11
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với
việc chấp hành quy định pháp luật vềquản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
- Người bị tố cáo là cơquan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tố cáo.
- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố
cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
- “ Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.” (Nguyễn Thị
Lợi, 2005)[16]
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo
Được quy định tại Điều 9,10 của Luật Tố cáo năm 2011, cụ thể như sau:
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật[19];
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân
khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc
thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có
thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôngđúng pháp luật hoặc quá thời hạn
quy định mà tố cáo không được giải quyết;
12
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe
dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
2. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý
tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi,
cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố
cáo không đúng gây ra.
3. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
- “Tranh chấp về đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham
gia vào quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai.” (Nguyễn Thị Lợi, 2005)[16]
13
2.1.2.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
a. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 của Luật khiếu nại năm 2011;
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh[20]:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương:
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sởvà cấp tương đương đã giải quyết
14
lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lầnđầu đã hết thời hạn nhưng
chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp
tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần
đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang
bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
*Thẩm quyền của Bộ trưởng:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu
nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
15
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có
thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách
nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm
tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong
việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến
nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm,
xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
16
- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản
2 Điều 24 của Luật này.
- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp vềthẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định trên nguyên tắc sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức do
người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó
giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ
quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổchức trực tiếp quản lý cán bộ,
công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính
nhà nước[21]:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,công chức do mình quản lý trực tiếp.
17
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và
cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp
quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụcủa người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,đơn vị thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ
18
trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của
Nhà nước:
- Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các
cấp có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng,
Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà
nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà
nước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Cơ quan có thẩm quyền quản lýđối với cán bộ là đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình
quản lý.
19