Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.93 KB, 89 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển mạnh mẽ, để
hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương
mại nói riêng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến các quan hệ kinh tế
và tài chính. Thời gian qua, với sự hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó
ngân hàng thương mại Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo, đã đóng góp một phần rất
lớn trong cơng cuộc đổi mới kinh tế, tạo địn bẩy cho sự nghiệp cơng nghiệp
hố - hiện đại hoá đất nước.
Ngân hàng ra đời với mục đích là tập trung nguồn vốn và phân phối nguồn
vốn đó nhằm giúp cho q trình lưu thơng được diễn ra liên tục và phát triển kinh
tế sản xuất, phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, mỗi hệ thống ngân hàng
ra đời với một mục đích cụ thể và lấy đó làm mục tiêu phát triển lâu dài cho ngân
hàng mình. Chẳng hạn, Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn
(NHNO&PTNT) ra đời với mục đích chính là cho vay phát triển nơng nghiệp. Cụ
thể, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu
Thành A ra đời đã đánh thức tiềm năng kinh tế, khơi dậy động lực phát triển kinh
tế hộ nông dân, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho nhiều hộ nơng dân thốt
nghèo, vươn lên khá giàu, gắn kết việc xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh với
việc xây dựng và phát triển cộng đồng dân cư trong việc phát triển nông nghiệp,
nông thôn và đơ thị mới.
Trong hồn cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay, Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu Thành A đã không
ngừng mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực và cũng đã và đang đóng góp rất
nhiều vào việc cải thiện đời sống cũng như nâng cấp đô thị ở huyện Châu thành
A nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
có nhiều lĩnh vực như: thanh tốn xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng, chi trả


kiều hối, kinh doanh ngoại tệ…Trong đó, hoạt động tín dụng là một trong những
hoạt động quan trọng và được quan tâm nhiều nhất của ngân hàng đặc biệt là
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

1

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
hoạt động tín dụng ngắn hạn. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt
động này, nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
chi nhánh Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu
Thành A - Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng
ngắn hạn thì vấn đề chất lượng tín dụng ln được đặt lên hàng đầu. Chúng ta muốn
khách quan đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng thì phải sử
dụng các chỉ tiêu tài chính như: tỉ lệ nợ q hạn, hệ số thu nợ, vịng quay vốn tín
dụng… Căn cứ vào các chỉ tiêu này, các ngân hàng thương mại cũng tự phân tích,
đánh giá để xác định mức độ an tồn và chất lượng tín dụng của hệ thống.
Châu Thành A là huyện mới thành lập được vài năm, vì vậy theo chủ
trương của Đảng và Nhà Nước, Châu Thành A đang thực hiện quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hố các hình thức sản xuất
nơng nghiệp. Đồng thời kết hợp các hình thức này lại với nhau để tạo nên năng
suất kinh tế cao nhất bằng cách hướng dẫn và kêu gọi người nông dân tăng cường
sản xuất, trồng nhiều loại cây khác nhau trên đất của họ và chăn ni các lồi gia
súc… Muốn vậy thì người nơng dân phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất. Nguồn
vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn dồi dào nhất,
kịp thời nhất là nguồn vốn ngân hàng. Vì vậy, vai trị của các Ngân hàng mà đặc

biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành
A là rất quan trọng.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Thành A góp phần gián tiếp thúc đẩy tình
hình kinh tế xã hội địa phương phát triển hơn so với những năm mới thành lập
huyện Châu Thành A. Tính đến cuối năm 2007:
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,7%
• Tổng sản lượng lúa đạt 123.228 tấn, với năng suất bình quân đạt
4,93 tấn/ha.
• Cơ cấu kinh tế: Khu vực I chiếm tỷ trọng 42,37%, Khu vực II
chiếm tỷ trọng 27,31%, Khu vực III chiếm tỷ trọng 30,32%.
• Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 230
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

2

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
tỷ đồng.
• Sản lượng ni trồng thuỷ sản đạt 4.932 tấn.
Thực tế tình hình địa phương cho thấy nhu cầu về vốn phục vụ cho đời sống
sinh hoạt, mở rộng sản xuất kinh doanh.... là rất lớn và cần thiết. Chính sự cần thiết
và ý nghĩa to lớn đó của tín dụng mà việc nghiên cứu và phát triển hoạt động tín
dụng khơng những là địi hỏi khách quan mà còn bức bách trong điều kiện hiện nay
ở địa phương huyện Châu Thành A nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Thành A - Hậu Giang qua 3 năm
2005 - 2007. Đồng thời đưa ra biện pháp phát huy những thế mạnh vốn có, giảm
thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn phù hợp với định
hướng phát triển của ngân hàng và địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư
nợ, nợ quá hạn.
Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
Phân tích, tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngắn hạn của ngân hàng.
Đề ra một số biện pháp góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của
khách hàng.
Ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro ngắn hạn chưa có biện pháp phịng ngừa.
Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng do công tác thu nợ của ngân hàng kém hiệu quả.
Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng không thật sự hiệu quả trong 3
năm qua.
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

3

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả khơng?
Tình hình nguồn vốn của ngân hàng ổn định khơng?
Có phải ngân hàng cịn tồn tại nhiều rủi ro tín dụng ngắn hạn khơng và nếu
có thì ngun nhân do đâu?
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có phải ngày càng tăng khơng, nếu đúng thì có
phải là chỉ do cơng tác thu nợ của ngân hàng kém hiệu quả gây ra không?
Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có hiệu quả thật sự trong 3
năm qua không?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu
Thành A với nhiều lĩnh vực hoạt động từ huy động vốn, cho vay đến các hoạt
động thanh toán quốc tế, những dịch vụ sản phẩm kèm theo…Tuy nhiên, vì khả
năng có hạn nên em chỉ khái quát về hoạt động tín dụng và tập trung nghiên cứu,
phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng mà không
nghiên cứu hết tất cả các hoạt động của ngân hàng.
1.4.2 Thời gian
Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm
2005 - 2007.
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2008 đến ngày
25/04/2008.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn, cụ thể là phân tích các số liệu phát
sinh từ hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Thành A .
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
BÙI THỊ BÍCH LIỂU: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Cơng Thương Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh

doanh Trường Đại học Cần Thơ.
Nội dung: Đưa ra các mục tiêu cụ thể cần phân tích và giới thiệu sơ lược về
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

4

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
các hoạt động cũng như phương hướng kế hoạch của ngân hàng. Tiến hành phân
tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đưa ra một số giải pháp và
kiến nghị nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, thông tin tại Ngân hàng Công
Thương Vĩnh Long qua 3 năm 2004 - 2006. Sử dụng phương pháp so sánh bằng
số tuyệt đối hay số tương đối để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp đồ thị
và biểu đồ.
Kinh nghiệm có được từ bài luận văn này là phương pháp phân tích hoạt
động tín dụng. Tuy nhiên, luận văn này chỉ tập trung phân tích hiệu quả hoạt
động tín dụng của ngân hàng, khơng đề cập đến rủi ro phát sinh trong trong quá
trình hoạt động.
Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet, có liên quan đến đề tài.
Lợi ích có được là những kiến thức cơ bản về tín dụng.
Tham khảo ý kiến của nhân viên tín dụng tại ngân hàng. Bài học có được là
những kiến thức thực tế về tín dụng cụ thể là tín dụng ngắn hạn.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

5


SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định.
2.1.1.2 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay khơng nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian
nhất định.
2.1.1.3 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được
khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.1.1.4 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai
chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
2.1.1.5 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng khơng có khả
năng trả nợ cho ngân hàng mà khơng có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng
chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
2.1.1.6 Vốn tự có
Là vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, gồm:

+ Vốn điều lệ (vốn tự có)
+ Các quỹ dự trữ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư…
+ Các nguồn vốn khác: lợi nhuận giữ lại, khấu hao tài sản cố định…
2.1.1.7 Vốn huy động
Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư…
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

6

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay từ ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2 Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất
cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngồi như là sự vay mượn
tạm thời một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng
được giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết nghiên cứu liên hệ kinh tế trong
q trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với q trình tái sản
xuất. Quá đó được thể hiện qua các giai đoạn sau:
+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay
+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất.
+ Thứ ba: Sự hồn trả của tín dụng.
Như vậy, sự hồn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của
tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
2.1.3 Vai trị của tín dụng

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có vai trị sau đây:
+ Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng
thời góp phần đầu tư kinh tế.
+ Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
+ Tín dụng là cơng cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
kinh tế mũi nhọn.
+ Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán quốc tế của các
doanh nghiệp.
+ Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngồi.
2.1.4 Chức năng của tín dụng
2.1.4.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên
Được thể hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh hay tiêu dùng.
+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã, cơng ty tài chính…
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

7

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
2.1.4.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hố và phát triển sản xuất
+ Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được
thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
+ Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và qui mơ sản xuất.
+ Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh tốn góp phần thúc đẩy
lưu thơng hàng hố bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.

2.1.5 Các hình thức tín dụng
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm thường được
dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp
và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để
cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và
xây dựng các cơng trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để
cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mơ lớn.
2.1.6 Rủi ro tín dụng
2.1.6.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm khách hàng khơng thực hiện được
các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, hay nói cách khác rủi ro tín dụng xảy ra
khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan
hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy
đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động đến hoạt động và có thể làm ngân
hàng bị phá sản.
2.1.6.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với bản thân ngân hàng, rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn
vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động và đi vay của cấp trên, các
tổ chức tín dụng khác. Khi ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi trong cho
vay thì khả năng thanh tốn của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, lâm vào tình
trạng thiếu hụt vốn, làm mất cân đối trong thanh toán, dẫn đến ngân hàng bị thu
lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

8


SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
Đối với nền kinh tế xã hội, hoạt động của ngân hàng có liên quan đến tồn
bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, đến tồn bộ tầng lớp
dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi
đó nó có khả năng phát sinh lây lan các ngân hàng khác, và tạo cho dân chúng
một tâm lý sợ hãi. Khi đó dân chúng sẽ đua nhau đến ngân hàng rút tiền trước
thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến việc các ngân hàng bị phá sản, tác động
đến toàn bộ nền kinh tế.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Từ tổng thể đến chi tiết, cụ thể là từ khái quát về hoạt động tín dụng đến
nghiên cứu phân tích chi tiết tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu Thành A.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập trực tiếp từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chi nhánh huyện Châu Thành A qua các năm 2005, 2006, 2007.
Thu thập các thơng tin dữ liệu từ sách báo, tập chí, từ mạng Internet có liên
quan đến đề tài.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả kết hợp với phương pháp tuyệt đối
và tương đối.
+ Phương pháp tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so
sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước.
+ Phương pháp tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so
sánh của phép chia giữa hai trị số của năm sau so với năm trước.
Dùng phương pháp tỷ trọng nhằm nghiên cứu kết cấu những khoảng mục,
chỉ tiêu phân tích của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn Châu Thành A.
Một số chỉ tiêu vận dụng trong phân tích:
* Chỉ tiêu 1:
Vốn huy động
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn (%) =

x 100%
Tổng nguồn vốn

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

9

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu chỉ
số này càng cao thì khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng càng hiệu quả.
Chỉ số này thể hiện khả năng huy động vốn mạnh hay yếu, đồng thời nó chiếm
bao nhiêu % so với tổng nguồn vốn.
* Chỉ tiêu 2:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ (%) =

x 100%
Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ hay thiện chí trả nợ của khách hàng,
cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ trên một đồng doanh số

cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn càng được đánh giá tốt, cho thấy cơng tác thu nợ
của ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại
* Chỉ tiêu 3:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

x 100 %
Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Nếu
tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
* Chỉ tiêu 4:
Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng (vịng) =
Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Trong đó: Dư nợ bình quân =
2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ
vay nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao.
* Chỉ tiêu 5:
Tổng dư nợ
Tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động (lần) =
Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng có
hiệu quả hay khơng.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

10


SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH A
HẬU GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH A
Huyện Châu Thành A có 06 xã và 01 thị trấn, với diện tích tự nhiên 15.662
ha, diện tích trồng lúa (ba vụ) 23.698 ha. Dân số 104.047 người. Với tiềm năng
to lớn về diện tích, giao thơng nơng thơn, kênh rạch thuỷ lợi được nhà nước tạo
điều kiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, đa dạng hoá cây
trồng vật nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ cấu ngành
nghề-lao động nhằm thực hiện từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Nhìn
chung, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành A năm 2007
vừa qua, đã đạt kết quả khá tốt. Trong đó, kết quả mang tính đột phá là tốc độ
tăng trưởng kinh tế, đạt 12,7%.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHÂU THÀNH A
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A được thành lập vào
24/12/2002, có trụ sở tại khu hành chính ấp Thị Tứ - thị trấn Một Ngàn huyện
Châu Thành A tỉnh Hậu Giang. Ngân hàng cịn có một chi nhánh trực thuộc đặt
tại số 12/3 ấp Tân Phú, xã Tân Phú Thạnh - Châu Thành A - Hậu Giang. Hoạt
động chủ yếu của ngân hàng là lĩnh vực nơng nghiệp, vì vậy đối tượng phục vụ
chủ yếu là nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ.
Từ khi ra đời đến nay, ngân hàng đã không ngừng phát triển cả quy mơ và

chất lượng tín dụng, ngân hàng ln tìm cách đa dạng hố các hình thức huy
động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân. Ngân hàng
đã là địa chỉ tin cậy của nhân dân trong huyện. Sự ra đời của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Châu Thành A đã góp phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng
kinh tế, diện mạo nông thôn huyện nhà, đưa nơng dân thốt khỏi cảnh khó khăn,
từ đói nghèo vươn lên khá giả, đời sống được nâng cao.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

11

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nhân sự của ngân hàng được phân bổ ở những bộ phận khác nhau, mỗi bộ
phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận ln có mối
quan hệ, trao đổi với nhau để cơng việc vận hành một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Các bộ phận của chi nhánh được thực hiện theo hình thức sau:

Ban Giám Đốc

Phịng Tín
Dụng

Phịng Kế tốn Hành chính

Phịng Ngân quỹ


Chi nhánh cấp
3 Cái Tắc

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu
Thành A - Hậu Giang
3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
a) Ban giám đốc
* Giám đốc
Có trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi hoạt động của đơn vị theo chức
năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.
Phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi
từ các phịng ban.
Có quyền chính thức cho một khoản vay
Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
công nhân viên trong đơn vị.
* Phó Giám đốc
Có trách nhiệm cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động
chung của toàn chi nhánh các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chính,
thẩm định vốn, cơng tác tổ chức tín dụng.
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

12

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
b) Phịng Tín dụng
Trực tiếp điều tra, thẩm định các khoản vay của khách hàng.

Chấp hành thể lệ tín dụng theo đúng quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát
sinh đến khi kết thúc hợp đồng.
c) Phịng kế tốn - hành chính
* Phịng kế tốn
Có nhiệm vụ thường xun theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng,
kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi tiền vay, trả lãi tiền gửi cho
khách hàng.
Có trách nhiệm kiểm sốt tồn quỹ tiền mặt hàng ngày
Thu thập số liệu để lập bảng cân đối hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng,
hàng q, báo cáo quyết tốn cuối năm.
* Phịng hành chính
Thực hiện chức năng quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại chi nhánh.
Thực hiện các chính sách, chế độ quy định của nhà nước.
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và các cơng tác hành chính khác.
d) Phịng ngân quỹ
Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng
ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân.
e) Chi nhánh cấp 3
Có quy mô hoạt động nhỏ so với hội sở, cũng thực hiện các nghiệp vụ tín
dụng, nghiệp vụ huy động vốn, thanh tốn… như hội sở.
3.2.2.3 Tình hình nhân sự
Tổng số cán bộ cơng nhân viên trong tồn chi nhánh là 26 người, trong đó
11 là nữ. Về trình độ đào tạo:
Đại học: 21 người
Cao đẳng: 1 người
Trung cấp: 2 người
Sơ cấp: 2 người.


GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

13

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
3.2.3 Một số quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
3.2.3.1 Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của NHNo Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Hồn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
3.2.3.2 Điều kiện cho vay
Khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
• Pháp nhân phải có pháp luật dân sự.
• Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật
hành vi dân sự.
• Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
• Thành viên hợp doanh của cơng ty hợp doanh phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngồi phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo qui định pháp luật của nước
mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước
ngồi đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa

(CHXHCN) Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc được điều
ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết tham gia quy định.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

14

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
3.2.3.3 Đối tượng cho vay
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng
thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để
đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
3.2.3.4 Thời hạn cho vay
Ngân hàng Nơng Nghiệp nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về thời hạn
cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư

- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguồn vốn cho vay của NHNo Việt Nam.
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngồi, thời hạn cho vay khơng
q thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn
lại tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngồi thời hạn cho vay khơng vượt quá
thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
3.2.3.5 Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay và khách hàng thoả thuận phù
hợp với quy định của tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc Sở
giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín
dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của tổng giám đốc
NHNo Việt Nam.
3.2.3.6 Mức cho vay
Ngân hàng Nông Nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào
nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản
vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả
năng vốn của NHNo Việt Nam.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

15

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ
hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống cụ thể như sau:
- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu.
- Đối với vay trung và dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%
trong tổng nhu cầu vốn.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân
loại khách hàng của NHNo Việt Nam); khách hàng là hộ gia đình sản xuất nơng,
lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có
thấp hơn quy định trên giao cho giám đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định.
Đối với khách hàng được ngân hàng nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay
có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy
định hiện hành của chính phủ, thống đốc NHNN Việt Nam.
3.2.3.7 Quy trình xét duyệt cho vay
(1)

KHÁCH HÀNG

PHỊNG TÍN DỤNG
CBTD

(2)

(7)
PHỊNG NGÂN QŨY

(5)

(3)


(4)

(6)
PHỊNG KẾ TỐN

GIÁM ĐỐC

Hình 2: Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay của chi nhánh
NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

16

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều
kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu kiểm tra về sự đầy đủ, phù hợp của
hồ sơ vay vốn. Nếu không thoả thuận điều kiện thì cán bộ tín dụng sẽ từ chối cho
vay. Nếu thoả thuận điều kiện thì cán bộ tín dụng sẽ hẹn thời gian đến để thẩm
định phương án vay vốn của khách hàng.
Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định cùng tổ thẩm định đã thẩm định xong,
cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, lập biên bản đánh giá tài sản thế chấp,
cầm cố và chuyển tồn bộ hồ sơ đến Trưởng phịng tín dụng.
(3) Sau khi nhận được hồ sơ của cán bộ tín dụng, Trưởng phịng tín dụng
đánh giá lại tồn bộ hồ sơ vay cũng như phương án vay - dự án sản xuất. Sau đó
chuyển tồn bộ hồ sơ đến giám đốc chi nhánh ngân hàng hoặc người được uỷ
quyền hợp pháp.

(4) Giám đốc chi nhánh ngân hàng hoặc người được uỷ quyền hợp pháp sẽ
xem xét lại toàn bộ hồ sơ, từ đó sẽ ra quyết định cho vay hay khơng cho vay và
chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng.
Nếu khơng cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ cho khách hàng biết bằng văn
bản. Nếu cho vay thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng.
(5) Trưởng phịng tín dụng xem xét lại hồ sơ và chuyển sang phịng kế tốn.
(6) Phịng kế tốn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở tài
khoản cho vay và làm thủ tục giải ngân. Sau đó phịng kế tốn chuyển lệnh chi
tiền sang phòng ngân quỹ.
(7) Phòng ngân quỹ sau khi nhận lệnh chi tiền sẽ tiến hành giải ngân cho
khách hàng.
3.2.3.8 Phương thức cho vay
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả
năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng, NHNo nơi cho vay thoả thuận với khách
hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hợp vốn
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

17

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
Cho vay trả góp
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
Cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Cho vay theo hạn mức thấu chi.
3.2.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005 - 2007 tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành A
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh.
Bảng kết quả kinh doanh cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
đó đã đạt được mục tiêu của mình đề ra hay khơng, và việc đạt được mục tiêu đó
có ảnh hưởng tốt hay xấu như thế nào để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục
những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho
doanh nghiệp ngày càng phát triển. Và đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành A trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện
qua ba nét chính là: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận, cụ thể thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM
2005

NĂM
2006

1. Tổng doanh thu

11.270

13.845


CHÊNH
CHÊNH LỆCH
LỆCH
NĂM
2007/2006
2006/2005
2007
Tuyệt
Tuyệt
%
%
đối
đối
19.258 2.575
22,85
5.413
39,1

a. Thu nhập lãi

11.074

13.642

18.677

2.568

23,19


5.035

36,91

196

203

581

7

3,57

378

186,2

10.905

11.456

18.406

551

5,05

6.950


60,67

a. Chi phí lãi

8.821

9.464

13.439

643

7,29

3.975

42,0

a. Chi phí khác

2.084

1.992

4.967

- 92

- 4,41


2.975

149,35

365

2.389

852

2.024

554,52

- 1.537

- 64,34

37

239

85

202

545,9

- 154


- 64,44

328

2.150

767

1.822

555,49

- 1.383

- 64,33

b. Thu nhập khác
2. Tổng chi phí

3. Lợi nhuận
4. Thuế GTGT
5. Lợi nhuận rịng

Nguồn: Phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

18

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa



Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
* Về thu nhập
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta nhận thấy thu nhập của
ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2005, khoản thu của ngân hàng là 11.270
triệu đồng. Sang năm 2006, tốc độ tăng lên 22,85% tương đương với 2.575 triệu
đồng so với năm 2005 làm thu nhập đạt mức 13.845 triệu đồng. Khơng dừng lại
ở đó, với sự nỗ lực cao trong hoạt động, ngân hàng đã nâng thu nhập của mình
lên mức 19.258 triệu đồng vào năm 2007, tăng 5.413 triệu đồng hay tăng 39,1%
so với năm 2006. Xét về tốc độ tăng trưởng thì ta thấy tốc độ tăng thu nhập của
năm 2007 so với năm 2006 cao hơn năm 2006 so với năm 2005 đều đó cho thấy
hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.
Sở dĩ nguồn thu nhập của ngân hàng tăng liên tục từ năm 2005 đến năm
2007 chủ yếu là từ thu lãi cho vay - khoản thu chính của ngân hàng. Khoản thu
này tăng đặc biệt vào năm 2007 với tốc độ 36,91% so với năm 2006, tức là đạt
được 18.677 triệu đồng, để đạt được kết quả vượt bậc như vậy bên cạnh ngân
hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng hoạt động cho
vay, ngân hàng cịn thực hiện chính sách tăng lãi suất cho vay. Cụ thể, lãi suất
cho vay bình quân năm 2006 là 1,12%/tháng thì năm 2007 được điều chỉnh lên là
1,15% /tháng.
Cùng với sự tăng lên của thu nhập lãi là sự tăng lên đáng kể của thu nhập
khác. Năm 2005, khoản thu này là 196 triệu đồng sang năm 2006 đã tăng lên 203
triệu đồng với tốc độ tăng 3,57% so với năm 2005. Năm 2007 càng tăng mạnh
lên đạt 581 triệu đồng tức là tăng 378 triệu đồng so với năm 2006. Điều này cho
thấy ngoài việc cho vay, ngân hàng càng chú trọng đến việc phát triển thêm các
dịch vụ có liên quan như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ chi trả kiều hối….Việc
phát triển các dịch vụ kèm theo nên được ngân hàng chú trọng hơn bởi chúng
không những làm tăng thu nhập, tạo thêm tiếng tăm giúp ngân hàng mở rộng địa
bàn hoạt động mà cịn giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào

hoạt động cho vay.
* Chi phí:
Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân
hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh
doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

19

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
thông thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.
Theo số liệu từ bảng 1, năm 2005 chi phí ngân hàng phải chi là 10.905 triệu
đồng, năm 2006 tăng lên 11.456 triệu đồng, tức là tăng 5,05% so với năm 2005
tương đương 551 triệu đồng. Sang năm 2007 lại tiếp tục tăng với tốc độ rất cao
60,67% tương đương 6.950 triệu đồng làm cho chi phí năm 2007 là 18.406 triệu
đồng. Nhìn chung việc chi phí tăng lên qua 3 năm là lẽ đương nhiên vì nó biến
động theo xu hướng của thu nhập. Trong đó, chi phí lãi là chủ yếu bởi do mở
rộng hoạt động, nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải huy động vốn
nhiều, vì vậy phải tăng lãi suất huy động làm cho khoản chi trả này nhiều hơn
trước đây. Thêm vào đó là do mỗi năm chi nhánh phải lập quỹ dự phòng rủi ro
nên làm cho tổng chi phí tăng liên tục.
Bên cạnh việc trả lãi cho việc huy động vốn, ngân hàng không thể tránh
khỏi những khoản phải trả gọi là chi phí khác. Các chi phí này bao gồm: chi tài
sản, chi phụ cấp, chi công cụ dụng cụ…. Qua bảng số liệu trên (bảng 1) ta thấy
chi phí khác của ngân hàng biến động bất thường năm 2005 là 2.084 triệu đồng
sang năm 2006 giảm còn 1.992 triệu đồng tức là giảm 92 triệu đồng tương đương
với 4,41% so với năm 2006 nhưng năm 2007 lại tăng vọt lên với tốc độ nhanh

tăng 2.975 triệu đồng so với năm 2006. Sở dĩ chi phí khác năm 2007 tăng nhanh
là do ngân hàng đặt tại thị trấn Một Ngàn nhưng hoạt động trên khắp địa bàn
huyện Châu Thành A, đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên
đi công tác xa trong khi giá xăng dầu tăng lên nhanh nên ngân hàng phải hỗ trợ
một phần công tác phí cho cán bộ.
* Lợi nhuận:
Lợi nhuận là một phần cịn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng 1
ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tương đối cao. Cụ thể, năm 2005 lợi nhuận là
365 triệu đồng nhưng có sự tăng vọt vào năm 2006 với tốc độ tới 554,52% hay
tăng 2.024 triệu đồng so với năm 2005 làm lợi nhuận đạt mức 2.389 triệu đồng.
Nguyên nhân của sự tăng vọt lợi nhuận vào năm 2006 là do ngân hàng đã có
chiến lược kinh doanh hợp lý và đã thiết thực với sự thay đổi tình hình kinh tế địa
phương. Tuy nhiên sang năm 2007 lợi nhuận lại giảm xuống còn 852 triệu đồng
tức giảm 1.537 triệu đồng hay 64,34% so với năm 2006. Nguyên nhân là do việc
thu hồi nợ không đạt kế hoạch đưa ra và một phần là do chi phí năm 2007 tương
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

20

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
đối cao nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Triệu đồng
25000
19258

20000


18406

Tổng doanh thu

13845

15000
11270
10905

Tổng chi phí

11456

10000

Lợi nhuận

5000

0

2389
365

852

Năm

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


Hình 3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
qua 3 năm 2005 - 2007
Tóm lại: kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm tăng
trưởng khá tốt, càng cho thấy sự nỗ lực cao của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân
viên của ngân hàng. Bên cạnh đó khơng thể khơng nói đến ý thức của người vay
vốn vì đa phần họ cũng đã cơ bản thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín
dụng, sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả nên trả nợ ngân hàng tương
đối tốt. Để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn ngân hàng càng mở rộng thêm
các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng
thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và
trang bị tốt các thiết bị, đặc biệt là văn hoá phục vụ của các nhân viên vì họ chính
là người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sự cạnh
tranh với các ngân hàng khác.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

21

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN HUYỆN CHÂU THÀNH A - HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH A

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để hoạt động được thì điều cần thiết nhất là
phải có vốn, thế nên một doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền
tệ thì nguồn vốn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó có tính quyết định đến kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng được hình
thành từ nhiều nguồn rất đa dạng như: từ huy động, đi vay các tổ chức tín dụng
khác, từ vốn điều chuyển của cấp trên…. Trong đó nguồn vốn từ huy động có ý
nghĩa rất lớn đối với hầu hết các ngân hàng, huy động càng nhiều vốn ngân hàng
hoạt động càng có lời. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng ngân hàng có vốn huy
động chiếm trên 50% tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng không nhiều,
phần lớn số vốn hoạt động cịn lại có được là vốn vay từ ngân hàng cấp trên. Và
điều đó cũng khơng ngoại lệ đối với một ngân hàng mới thành lập như chi nhánh
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Thành A. Tình
hình nguồn vốn của ngân hàng như sau:
Qua số liệu ở bảng 2, hình 4 ta thấy nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn là 110.982 triệu đồng sang năm
2006 là 132.168 triệu đồng tăng 21.186 triệu đồng tương đương với 19,09% so
với 2005. Nguồn vốn tiếp tục tăng vào năm 2007 đạt 161.689 triệu đồng tăng
22,34% hay 29.521 triệu đồng so với 2006. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân
hàng thì ta thấy nguồn vốn vay từ cấp trên chiếm tỷ trọng rất lớn trên 80%, còn
nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất nhỏ dưới 20%. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu
vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể.

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

22

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM 2005
CHỈ TIÊU
Số tiền
1. Vốn huy động

NĂM 2006

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

CHÊNH LỆCH

Tỷ trọng

Số tiền

(%)

Tỷ trọng
(%)

CHÊNH LỆCH

2006/2005

NĂM 2007


2007/2006

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

10.439

9,4

20.017

15,2

15.107

9,3

9.578

91,75

-4.910

-24,52


Tiền gửi khơng kỳ hạn

1.531

1,38

3.535

2,67

4.336

2,68

2.004

130,89

801

22,66

Tiền gửi có kỳ hạn

8.908

8,02

16.482


12,53

10.771

6,62

7.574

85,02

- 5.711

-34,65

2.Vốn vay Ngân hàng

100.543

90,6

112.151

84,8

146.582

90,7

11.608


11,55

34.431

30,7

Tổng nguồn vốn

110.982

100

132.168

100

161.689

100

21.186

19,09

29.521

22,34

Nguồn: Phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A


GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

23

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
Triệu đồng
160000

146582

140000
120000

112151
100543

100000

Vốn huy động

80000

Vốn vay Ngân


60000

40000
20000

20017
10439

15107

0

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm

Hình 4: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3
năm 2005 - 2007
4.1.1 Vốn huy động
Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình kinh doanh
nên chi nhánh NHNo&PTNT Châu Thành A rất quan tâm chú trọng đến công tác
huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế và dân cư để bổ sung nguồn vốn
nhằm tạo ra nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh
của ngân hàng được liên tục.
Qua bảng 2, hình 4 ta có thể nhận xét về nguồn vốn huy động của ngân
hàng như sau:
Tính đến cuối năm 2005 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 10.439
triệu đồng (chiếm 9,4% trong tổng nguồn vốn), năm 2006 tăng mạnh đạt 20.017
triệu đồng (chiếm 15,2% trong tổng nguồn vốn) tăng 91,75% hay 9.578 triệu
đồng so với năm 2005. Để đạt được kết quả này chi nhánh không ngừng thực
hiện phương châm đổi mới toàn diện, sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của
mình bằng cách đa dạng hố các hình thức tiền gửi, nhất là tiền gửi tiết kiệm của

dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thực hiện lãi suất khác nhau đảm bảo
sinh lời hợp lý cho người gửi tiền. Ngân hàng chú trọng mở tài khoản thanh toán,
đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh tốn ngân hàng trong dân cư, khuyến khích
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

24

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
người có tiền gửi vào ngân hàng. Mặt khác chi nhánh đã có những biện pháp kịp
thời trong công tác huy động vốn như: điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với
từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dư
tiền gửi lớn đồng thời khuyến mãi bằng vật chất cho cán bộ tín dụng trong cơng
tác huy động vốn. Bên cạnh đó là phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm
nở trong giao dịch của cán bộ nhân viên khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch.
Năm 2006 nguồn vốn huy động tăng đáng kể như vậy nhưng sang năm
2007 có xu hướng giảm xuống cịn 15.107 triệu đồng (chiếm 9,3% trong tổng
nguồn vốn), đã giảm 4.910 triệu đồng hay 24,52% so với năm 2006. Nguyên
nhân của sự giảm sút này là do đa phần người dân sản xuất thuần nông, thu nhập
thấp chỉ đủ trang trải trong cuộc sống. Mặt khác việc đền bù giải phóng mặt bằng
tại địa phương chậm dẫn đến việc huy động tiền gửi giảm sút. Ngoài ra vật giá
leo thang, giá vàng tăng rất nhanh nên người dân mua vàng nhiều hơn, bởi vì họ
nghĩ rằng mua vàng sẽ có lời nhiều hơn so với gửi tiền vào ngân hàng. Thêm vào
đó sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện khá gay gắt
do địa bàn tiếp giáp thành phố Cần Thơ cùng với một số ngân hàng mới mở chi
nhánh trên địa bàn huyện Châu Thành A. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng bao
gồm: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khơng kỳ hạn.
4.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là nguồn vốn huy động được ngân hàng chú trọng qua các năm và loại
tiền gửi này đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận bởi khách hàng chủ yếu là
các tổ chức kinh tế. Để thuận tiện trong việc thanh tốn của mình, các cơ sở sản
xuất kinh doanh đã mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
kinh doanh. Bởi vì việc gửi tiền ở doanh nghiệp có thể phát sinh rủi ro và khơng
có khả năng sinh lời. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của ngân
hàng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2005 đạt 1.531 triệu đồng (chiếm
1,38% trong tổng nguồn vốn); Sang năm 2006 tăng lên rất nhanh với tốc độ
130,89% tương đương vơi 2.004 triệu đồng so với năm 2005, làm cho nguồn vốn
huy động từ tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 đạt 3.535 triệu đồng (chiếm 2,67%
trong tổng nguồn vốn). Năm 2007 tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2007
so với năm 2006 chậm hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005. Nguồn
vốn huy động năm 2007 chiếm 2,68% trong tổng nguồn vốn tương đương 4.336
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên

25

SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa


×