Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 102 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế
CT : Công thức
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
LAI : Chỉ số diện tích lá
NL : Nhắc lại
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới
QCVN 01-56-2011 : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng của giống ngô
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là ba cây ngũ cốc quan trọng
trong nền kinh tế thế giới. Với vai trò làm lương thực cho người (17% tổng
sản lượng), thức ăn chăn nuôi (66%), nguyên liệu công nghiệp (5%) và xuất
khẩu (trên 10%), ngô đã trở thành cây trồng đảm bảo an ninh lương thực, góp
phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu ở
nhiều nước trên phạm vi thế giới (Ngô Hữu Tình, 2003)[17].
Trong những năm gần đây, ngô còn là cây thực phẩm có giá trị kinh tế
cao. Người ta đã sử dụng bắp ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn cao cấp. Nghề
trồng ngô rau đóng hộp xuất khẩu phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Ở nhiều nước ngô còn là hàng hoá xuất khẩu, trên thế giới hàng năm
lượng ngô xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn. Đó là nguồn thu ngoại tệ lớn ở các


nước như Mỹ, Achentina, Pháp
Chính nhờ vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới mà
những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng.
Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do cây ngô có khả năng thích ứng với điều
kiện sinh thái rộng, có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về mặt di truyền
chọn giống, về kỹ thuật canh tác, về cơ giới hoá và bảo vệ thực vật vào sản
xuất, đặc biệt là những ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống
ngô. Ngô lai là một thành tựu nông nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền kinh
tế nông nghiệp thế giới, nó đã làm thay đổi không những bức tranh cây ngô
trong quá khứ mà còn làm thay đổi cả quan điểm của các nhà quy hoạch, các
nhà kỹ thuật và từng người dân.
1
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp
lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại
các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm
không ngừng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng: năm 2001 tổng diện
tích ngô là 729.500 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2012, diện
tích ngô cả nước là 1118,2 nghìn ha; năng suất 42,95 tạ/ha, sản lượng trên 4,8
triệu tấn (FAOSTAT, 2013)[26]. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu
tấn ngô hạt (Cục trồng trọt, 2011)[4].
Ngô là cây lương thực quan trọng của nông dân vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc nói chung và là cây lương thực chính của đồng bào dân tộc
Miền núi cao nói riêng. Ở một số tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai
Châu thì ngô dường như là cây trồng truyền thống. Ngô dùng làm lương
thực chủ yếu cho đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng mặc dù sản
lượng lúa hàng năm tăng lên đáng kể, nhưng một lượng lớn ngô ở đây vẫn

được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi. Tuy nhiên sản xuất ngô tại
các vùng này gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác.
Sản xuất ngô chủ yếu trên đất đồi dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động
nước tưới, chủ yếu nhờ nước trời, đồng thời người dân chưa có điều kiện đầu
tư cao về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt công tác bảo quản,
chế biến ngô chưa được chú trọng. Vì vậy muốn nâng cao năng suất và sản
lượng ngô, ngoài việc không ngừng mở rộng diện tích ngô lai một cách hợp lý
và tăng cường đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ thuật, thì việc lựa chọn để
tìm ra các giống ngô lai có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù
2
hợp với điều kiện sinh thái của vùng là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển
vọng tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà giang”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích
nghi với điều kiện sinh thái tại các huyện vùng cao Mèo Vạc - tỉnh Hà giang.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai
trong điều kiện vụ Xuân hè năm 2012 và năm 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang.
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô
thí nghiệm.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các
giống ngô lai thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô lai thí nghiệm
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng thích ứng của các giống. Chọn
được giống ngô có triển vọng để khảo nghiệm sản xuất.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sản xuất nông nghiệp thế giới ngày nay luôn phải trả lời câu hỏi: Làm
thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ
người vào năm 2030? Để giải quyết vấn đề này ngoài biện pháp kỹ thuật canh
tác bền vững, đòi hỏi các nhà khoa học phải nhanh chóng tạo ra những giống
cây lương thực mới có năng suất cao, ổn định đáp ứng được yêu cầu của một
nền nông nghiệp hiện đại.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc nâng cao năng suất và sản lượng. Tuy nhiên một giống chỉ được coi là
thực sự phát huy hiệu quả khi có tiềm năng năng suất cao và thích hợp với
điều kiện sinh thái của vùng.
Vì vậy các giống mới cần được khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất,
để đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của giống với vùng sinh
thái cũng như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với
những điều kiện bất lợi khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Hà giang, chúng tôi đã tiến hành
đề tài này để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản
xuất đại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế
giới có khoảng 140 nước trồng ngô với tổng diện tích năm 2012 là 167,99
triệu ha, năng suất 49,44 tạ/ha và sản lượng 874,33 triệu tấn (FAOSTAT,
2013)[26]. Theo thống kê của ISAAA, 2/3 diện tích tập trung ở các nước đang
phát triển, tuy nhiên 2/3 sản lượng ngô trên thế giới lại tập trung ở các nước
phát triển (ISAAA, 2012)[7].
4

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới
một số năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2004 147,42 4,94 728,25
2005 147,76 4,84 715,16
2006 146,73 4,76 698,43
2007 157,87 4,97 784,61
2008 161,02 5,13
826,03
2009 158,80 5,16
819,41
2010 161,80 5,22
844,60
2011 171,78 5,15
884,67
2012 176,99 4,94
874,33
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)[26]
Số liệu bảng 1.1. cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không
ngừng cả về diện tích và năng suất. Năm 2004 cả thế giới trồng được 147,42
triệu ha, năm 2010 là 161,8 triệu ha và năm 2012 đạt 176,99 triệu ha. Năng
suất ngô tăng liên tục từ năm 2004 (4,94 tấn/ha) đến 2010 (5,22 tấn/ha), tuy
nhiên năng suất ngô năm 2012 bị giảm nhẹ so với năm 2010, đạt 4,94 tấn/ha

(giảm 0,28 tấn/ha). Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô năm
2012 đạt cao nhất là 874,33 triệu tấn.
Mỹ là nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% tổng sản
lượng ngô thế giới. Việc sử dụng các giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm
1930. Năm 1993 đã có 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai
trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình và cs., 1997)[16], năm
2012, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 95,9 tạ/ha.
Bảng 1.2: Diện tích trồng ngô của một số nước trên thế giới năm 2012
Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn
5
Mỹ 32,9 95,9 331,2
Trung Quốc 32,5 54,6 177,5
Brazil 12,8 43,7 56,1
Israel 0,02 283,9 0,80
Hy Lạp 0,20 117,3 2,20
(Nguồn FAOSTAT, 2013)[26]
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế
giới, năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15%
dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm
lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%.
Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
Năm 1997

(triệu tấn)
Năm 2020
(triệu tấn)
%
thay đổi
Thế giới 586 852 45
Các nước đang phát triển 295 508 72
Đông Á 136 252 85
Nam Á 14 19 36
Cận Sahara – Châu Phi 29 52 79
Mỹ Latinh 75 118 57
Tây và Bắc Phi 18 28 56
Nguồn: IRRI (2003)[28]
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu
Tình, 1977)[12]. Tuy nhiên những nghiên cứu về cây ngô ở Việt Nam bắt đầu
muộn hơn so với các nước trong khu vực, năm 1973 mới có những định
hướng phát triển ngô ở Việt Nam.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2004 – 2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2004 991,1 34,6 3.430,9
2005 1052,6 36,0 3.787,1
6
2006 1033,1 37,0 3.819,4

2007 1096,1 39,6 4.250,9
2008 1125,9 40,2 4.531,2
2009 1086,8 40,1 4.431,8
2010 1126,3 40,8 4.606,8
2011 1121,2 43,1 4.835,7
2012 1118,2 42,9 4.803,2
Nguồn: (FAOSTAT, 2013)[26]
Số liệu bảng 1.4 cho thấy, diện tích trồng ngô của nước ta tăng dần từ
991,10 nghìn ha (năm 2004), đến 1126,3 nghìn ha (năm 2010), sau đó diện
tích có giảm xuống 1118,2 nghìn ha năm 2012. Năng suất tăng từ 34,62 tạ/ha
(năm 2004), đến 43,1 tạ/ha (năm 2011). Do vậy sản lượng ngô đã tăng từ
3.430,90 nghìn tấn (2004) lên 4835,7 nghìn tấn (năm 2011). Sản lượng ngô ở
nước ta tăng khá nhanh, song nhu cầu nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn
nuôi tăng với tốc độ cao hơn nên nước ta từ một nước xuất khẩu ngô (250
nghìn tấn năm 1996) đã trở thành nước nhập khẩu ngô (nhập 1,6 triệu tấn năm
2010). Mặc dù năng suất ngô năm 2011 đã đạt 43,1 tạ/ha, nhưng so với năng
suất trung bình của thế giới, năng suất ngô của Việt Nam còn rất thấp, nguyên
nhân chính là do diện tích ngô ở Việt Nam trồng trên đất dốc và nhỏ lẻ, trong
đó có hơn 60% diện tích trồng trên vùng núi cao.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Hà giang
Hà giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Việt Nam,với diện tích
tự nhiên là 7.945,7km
2
, dân số 74 vạn người , gồm 22 dân tộc, trong đó: Dân
tộc Mông chiếm 31,94%, dân tộc Tày chiếm 23,28%, dân tộc Dao chiếm
15,14%, dân tộc Kinh chiếm 13,24%, còn lại là các dân tộc khác. Hà giang có
tổng diện tích đất nông nghiệp là 148.019,19 ha. Tập quán sản xuất chủ yếu
trồng ngô trên đất dốc và nương hốc đá, năng xuất đạt thấp. Đời sống nhân
7
dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao (UBND tỉnh Hà giang, 2011)

[23].
Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển chăn nuôi, cây ngô được xác
định là một trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở Hà giang 2001 – 2010
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2001 43,2 18,3
790,56
2002 43,8 19,5
854,10
2003 45,1 19,5
879,45
2004 43,7 20,5
895,85
2005 44,0 21,0
924,00
2006 43,2 20,9
902,88
2007 43,8 22,8
998,64
2008 46,1 24,3
1.120,23
2009 46,7 26,2
1.223,54
2010 49,8 27,4

1.364,52
2011 49,9 31,3
1.561,87
2012 52,5 32,1
1.685,25
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà giang, 2012[3]
Qua bảng 1.5 cho thấy: Diện tích trồng ngô của tỉnh Hà Giang liên tục
tăng. Năm 2001 cả tỉnh trồng được 43,2 nghìn ha, năm 2005 là 44 nghìn ha,
đến năm 2012 đạt 52,5 nghìn ha, tăng 9,3 nghìn ha so với năm 2001. Năng
suất ngô của tỉnh cũng tăng nhanh theo thời gian, năm 2001 năng suất ngô chỉ
đạt 18,3 tạ/ha, đến năm 2005 là 21 tạ/ha và năm 2012 đạt 32,1 tạ/ha, tăng 11,1
tạ/ha so với năm 2005 và 13,8 tạ/ha so với năm 2001. Điều này chứng tỏ
trong những năm qua, đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà giang đặc biệt chú
trọng quan tâm đầu tư phát triển áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giống
mới vào sản xuất. Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1 vụ, gieo trồng
ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm canh tăng năng
8
suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của tỉnh đặc biệt là những
huyện vùng thấp.
Cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt nam, sự nỗ lực
của đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh, sự tham gia tích cực
của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật, tỉnh Hà giang đã mạnh dạn thay đổi cơ
cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản suất, đặc
biệt là thay thế các giống ngô địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng
suất thấp, bằng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11,
LVN12… và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed, 9607, DK999,
NK4300
Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và giống lai mới
được nông dân ứng dụng vào sản xuất, nên diện tích, năng suất và sản
lượng ngô ở Hà giang đã không ngừng tăng nhanh trong những năm gần

đây. Tuy nhiên năng suất ngô của tỉnh Hà giang vẫn thấp hơn nhiều so với
năng suất ngô của cả nước, năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ bằng 68%
năng suất ngô của cả nước.
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô các huyện trong tỉnh
từ năm 2010 - 2012
TT Các huyện
Diện tích
(1.000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2010 2011 2012 201
0
201
1
201
2
2010 2011 2012
1 TP. Hà Giang 245.5 245,8 258,9 34,5 31,1 32,9 847 765,2 852,0
2
H. Bắc Quang
2.544,1 2.626,
6
2.755,2 31,8 35,9 35,3 8.079,1 9.448,8 9.730,6
3
H. Quang Bình
2.041,
3
2.073,2 2.276,5 29,4 31,0 31,2 6.004,0 6.429,4 7.110,9

9
4
H. Vị Xuyên
3.969,
3
4.067,
3
4.274,2 28,9 31,3 32,0 11485,
0
12725,4 13681,0
5
H. Bắc Mê
4.341,
8
4.577,2 4.803,
3
27,8 27,7 30,0 12078,7 13579,
3
14387,7
6
H. Hoàng Su Phì
3.093,
7
3.712,
6
3.784,
0
31,0 30,9 32,3 9.581,9 11461,
6
12228,5

7 H. Xín Mầm 4.449,8 5.102,4 5.843,4 27,1 29,9 28,2 12042,2 15241,7 16458,6
8
H. Quản Bạ
5.877,0 6.062,
0
6.127,
0
28,7 34,7 35,1 16873,
4
21057,1 21489,2
9
H. Yên Minh
7.107,
7
7.246,8 7.581,5 28,6 30,8 33,6 20319,
9
22330,5 25445,0
10
H. Đồng Văn
6.400,
0
6.672,
0
7.047,
3
28,7 32,1 33,3 18368,
0
21411,
2
23488,3

11
H. Mèo Vạc
7.489,2 7.556,0 7.757,3 27,6 29,1 30,7 20662,
6
22009,2 23834,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2012 [4]
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển cây lương thực nói
chung của huyện, cây ngô cũng rất được quan tâm phát triển sản xuất và đã
thu được nhiều kết quả nhất định. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật
mới được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô cho nên diện tích,
năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn toàn huyện cũng đã tăng nhanh. Diện
tích ngô huyện Mèo Vạc lớn nhất trong toàn tỉnh.
Bảng1.7: Sản xuất ngô ở Mèo Vạc giai đoạn 2007 – 2012
Năm
Diện tích
trồng (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (Tấn)
2007 7050,0 21,4 15057,6
10
2008 7147,7 23,8 17027,6
2009 7247,7 25,0 18127,1
2010 7489,2 27,6 20662,6
2011 7556,0 29,1 22009,2
2012 7757,3 30,7 23834,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2012 [4]
Qua số liệu bảng 1.7 cho thấy, năm 2007 tổng diện tích trồng ngô của
Mèo Vạc là 7.050,0 ha, đến năm 2012 đạt 7.753,3 ha; năng suất tăng dần qua

các năm năm 2007 đạt 21,4 tạ/ha, đến năm 2012 năng suất tăng lên 30,7 tạ/ha.
Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây ở tỉnh Hà Giang nói chung,
huyện Mèo Vạc nói riêng cây ngô đã được Đảng bộ và chính quyền huyện
đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển. Đạt được những thành tựu như vậy đó
chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như:
Sử dụng một số tập đoàn các giống mới, áp dụng kỹ thuật canh tác tốt. Tuy
nhiên sản xuất ngô ở huyện Mèo Vạc cần được quan tâm và đầu tư phát triển
nhiều hơn, mạnh hơn nữa như: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1
vụ, gieo trồng ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm
canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của huyện từ
sự phát triển đó đã phần nào đảm bảo được cuộc sống cho đồng bào vùng sâu,
đảm bảo được an ninh lương thực cho toàn huyện.
Trong những năm gần đây huyện Mèo Vạc đã chú trọng chuyển đổi cơ
cấu giống, áp dụng các biện pháp luân canh, sử dụng các giống ngô lai năng
suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99… ngoài ra còn một số giống
ngô nhập nội như: Bioseed 9698, DK 999, NK 4300, NK 66, DK 9955 các
giống này đã được áp dụng và đưa vào sản xuất trên địa bàn toàn huyện.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Ngô lai có vai trò đặc biệt trong nền nông nghiệp của nước Mỹ. Các nhà
di truyền, cải lương giống ngô Mỹ đã sớm thành công trong việc chọn lọc và
lai tạo giống. Vào cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc cải lương.
Theo E.Rinke (1979) việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930,
giống lai ba và lai kép được sử dụng cho đến năm 1957, sau đó giống lai đơn
cải tiến và lai đơn đã được tạo ra và sử dụng, chiếm 80 – 85% tổng số giống
lai (Trần Hồng Uy, 1997)[22]. Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế
giới và 100% diện tích được trồng bằng ngô lai, trong đó hơn 90% là giống lai
đơn. Năm 1997 – 1999, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 8,3 tấn/ha trên
diện tích là 29,1 triệu ha (CIMMYT, 1999/2000)[25], là một trong số những

nước có năng suất ngô cao nhất trên thế giới.
Lợi dụng ưu thế lai đã có từ lâu trong sản xuất nông nghiệp đối với cây
ngô, từ xa xưa những người thổ dân da đỏ ở Châu Mỹ đã biết cách gieo các
giống ngô khác nhau bên cạnh nhau, cho lai tự nhiên để nâng cao năng suất.
Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô
được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Thực hành tạp giao đầu tiên ở
ngô với mục đích nâng cao năng suất hạt là John Lorain, năm 1812 ông đã
nhận thấy rằng việc trộn lẫn các loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm
sẽ cho năng suất ngô cao. Tuy nhiên người đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện
tượng ưu thế lai là Charles Darwin vào năm 1871. Bằng cách nghiên cứu
hàng loạt các cá thể giao phối và tự phối ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ,
ngô, ông nhận thấy sự hơn hẳn của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn
về chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt, số quả trên cây và cả sức chống chịu
với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.
Sử dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô lai được nhà nghiên cứu Wiliam,
Janes Beal người Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ năm 1876, ông thu được những
cặp lai hơn hẳn các giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%. Shull là nhà khoa
12
học dẫn chứng và nêu khái niệm về ưu thế lai khá hoàn chỉnh trên cây ngô.
Năm 1904 ông đã tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô để thu được các dòng
thuần và tạo ra các giống lai từ các dòng thuần này. Năm 1913, nhà khoa học
này đã chính thức đưa ra thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ưu thế lai, những công
trình nghiên cứu về ngô lai của Shull đã đánh dấu bắt đầu thực sự của chương
trình chọn tạo giống ngô (Hallauer, 1988)[27].
Ngoài Shull, các nhà khoa học người Mỹ như East, Heyes cũng đã
nghiên cứu ưu thế lai ở ngô. Từ năm 1918, khi Jones đề xuất sử dụng lai kép
trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống thì việc áp dụng ưu thế lai vào
trồng trọt, chăn nuôi được phát triển nhanh chóng. Ngô lai đơn đã đem lại
năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng ngô. Nhờ việc sản xuất lượng lớn
hạt giống với giá thành hạ nên đã tạo điều kiện cho cây ngô lai phát triển

mạnh mẽ ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến trên thế giới.
Năm 1966, Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT) được
thành lập tại Mêxicô. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu và đào tạo về
ngô, lúa mỳ tại các nước đang phát triển. Trung tâm đã đưa ra giải pháp là tạo
giống ngô thụ phấn tự do (OPV), làm bước chuyển tiếp ngô địa phương và
ngô lai. Hơn 30 năm hoạt động Trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc xây
dựng, phát triển và cải tiến hàng loạt vốn gen, quần thể và giống ngô trên 80
quốc gia trên thế giới. Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo
giống ngô lai cũng được chú trọng, theo điều tra của Bauman năm 1981, ở
Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16%
từ quần thể có nền di truyền hẹp, 14% từ quần thể của các dòng ưu tú, 39% từ
tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17% từ quần thể hồi giao để tạo dòng
(Bauman,1981)[24].
Ngô lai đang tiến triển tốt đẹp ở các nước Châu Á. Có thể nói Trung
Quốc là một cường quốc ngô lai của Châu Á, với diện tích 25 triệu ha, năng
suất 4,9 tấn/ha, sản lượng ngô hàng năm trên 120 triệu tấn, đứng thứ hai trên
13
thế giới sau Mỹ. Năng suất ngô bình quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5
tấn/ha những năm 50 đến 4,9 tấn/ha năm 1999 (CIMMYT, 1999/2000)[25].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Việt Nam tiếp cận với ngô lai khá sớm, ngay từ những năm 60 chúng ta
đã có những nghiên cứu về chọn tạo và sử dụng ngô lai vào sản xuất, nhưng
do vật liêu khởi đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy
ngô lai đã không phát huy được vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của
thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai được các nhà khoa học coi là
nhiệm vụ chiến lược chủ yếu, góp phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng
vào hàng ngũ những nước tiên tiến ở Châu Á. Trong những năm 1992-1994,
Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5,
LS-6, LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín
trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên

phạm vi toàn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng trên 80.000 ha tăng năng
suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [22].
Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô Việt Nam
đã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai. Kết quả đã đưa ra
được nhiều giông ngô lai có năng suất cao và đã đưa ra khảo nghiệm ở các
vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17, LVN20, LVN25
Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này cũng
nghiên cứu và lai tạo ra giống ngô lai đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn
ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ
(ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện
sinh thái ở Miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịnh và cs., 2002) [14]. Trong giai
đoạn 2006-2010 đã có rất nhiều giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng
được đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong sản xuất rất đa dạng về chủng
loại, hầu hết các giống được xếp vào 2 nhóm giống:
14
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài (LVN10, LVN98, CP888 ) bố
trí trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và vụ Đông sớm.
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến trung bình sớm
(LVN4, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333,
CPA88, NK4300, NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901,
DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8) ) có
thể bố trí ở tất cả các khung thời vụ của các địa phương.
Những thành tích đó đã đưa chương trình ngô lai của Việt Nam đứng
trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở Châu Á. Tỷ lệ diện tích trồng giống lai ở
Việt Nam tăng từ 0,1% (1990) lên gần 82% (2008); đưa năng suất bình quân
từ 1,5 tấn/ha (năm 1990) lên 3,98 tấn/ha (năm 2008); tổng sản lượng ngô từ
trên 700.000 tấn (1990) lên 4.530.900 tấn (năm 2008). Do vậy, những giống
ngô lai Việt Nam chiếm trên 50% thị phần ngô lai trên toàn quốc (khoảng gần
200.000 ha) làm tăng năng suất ngô rõ rệt. Mỗi năm Việt Nam có khả năng
sản xuất 4000 - 5000 tấn hạt giống lai chất lượng cao, đáp ứng đủ cho nhu cầu

sản xuất trong nước Trần Hồng Uy, 1997) [22].
Bên cạnh việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao thì
công tác lai tạo các giống ngô thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau
với nhiều đặc tính nông học quý được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trong
giai đoạn 1995 - 2002 nhóm nghiên cứu ngô thuộc Trung tâm khảo nghiệm
giống cây trồng Trung ương đã lai tạo giống ngô lai đơn T9 và giống ngô lai
ba T7 triển vọng cho sản xuất tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, trong
đó giống T9 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là
giống khu vực hoá tại Miền Trung tháng 9 - 2002. Năm 2000, Viện nghiên
cứu ngô tiếp tục đưa ra thử nghiệm giống ngô lai HQ2000 có chất lượng cao,
hàm lượng Protein cao hơn hẳn ngô thông thường, đặc biệt là hai loại axit
15
amin thường thiếu ở ngô là Lyzin và Triptophan, nhờ vậy mà nâng cao được
giá trị dinh dưỡng của ngô. Năm 2005, nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng
sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu tạo ra 9 tổ hợp lai có triển vọng
trong sản xuất (Lưu Văn Quỳnh và cs, 2005) [13].
Thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập
cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được
một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực, bước
đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển vọng. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá
phong phú và được thử nghiệm trong điều kiện sinh thái và mùa vụ nên các
giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít
nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống dài
ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao như: LVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời gian
sinh trưởng ngắn; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh
thái khác nhau như:VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.
Nhờ nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và ứng dụng ngô lai trong
sản xuất, đến năm 2007 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm 32,5% diện
tích, giống nước ngoài chiếm 52,3%. Số giống ngô có mặt trong sản xuất là 114
giống, trong đó 10 giống được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888, B9698,

CP999, C919, G49, B9681, P11. LVN4, CP989 với diện tích chiếm gần 73%
diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm 25%. Khác với lúa lai, các giống
ngô lai chủ yếu sản xuất trong nước, đơn vị chính tham gia sản xuất và cung ứng
giống ngô lai là CP Group, Bioseed, SSC, NSC, Syngenta, Monsanto và Viện
nghiên cứu ngô.
1.4. Ưu thế lai
1.4.1. Khái niệm ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng cây lai có sức sống khỏe hơn, tính chống chịu
16
cao hơn, năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn so với bố mẹ của chúng và so
với đối chứng.
1.4.2. Các loại ưu thế lai
- Ưu thế lai về hình thái: Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời
gian sinh trưởng và phát triển như tầm vóc cây, số lá…
- Ưu thế lai về năng suất: ưu thế lai về năng suất ở cây ngô với giống
lai đơn giữa các dòng có thể đạt từ 193%-263% so với trung bình bố mẹ (Trần
Hồng Uy, 1985)[22].
- Ưu thế lai thích ứng: Biểu hiện thông qua khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận như hạn, rét, sâu bệnh…
- Ưu thế lai về sinh lý, sinh hóa: Là sự tăng cường biểu hiện quá trình
trao đổi chất (Nguyễn Văn Cương, 1995)[2].
- Ưu thế lai về tính chín sớm: Biểu thị khả năng chín chín sớm hơn của
ngô lai so với trung bình bố mẹ.
1.4.3. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai ngày nay trên thế giới đang
tồn tại nhiều thuyết khác nhau nhưng hai thuyết quan trọng được nhiều người
chấp nhận là thuyết siêu trội và thuyết tính trội
* Thuyết siêu trội
Thuyết siêu trội do East (1912) và Hull (1945) đưa ra. Thuyết này cho
rằng bản thân tính dị hợp là nguyên nhân gây nên ưu thế lai.

* Thuyết tính trội
- Hiệu ứng trội: Bruce (1910), Collins (1921) cho rằng các gen trội nói
chung tốt hơn các gen lặn.
- Hiệu ứng liên kết: Jones (1917) cho rằng một tính trạng nào đó chịu
sự kiểm soát của 2 hoặc nhiều gen trội khác nhau liên kết với nhau tạo nên
hiệu ứng liên kết.
17
- Hiệu ứng cộng: Keeble và Pellew (1910) cho rằng hai alen trội không
cùng vị trí ở trong bộ nhiễm sắc thể có tác động hỗ trợ lẫn nhau cho sự phát
triển của một tính trạng nào đó tốt hơn khi chỉ có một gen trội.
1.4.4. Các loại giống ngô
Theo phương pháp tạo giống, giống ngô được chia làm 2 nhóm chính.
Nhóm ngô thụ phấn tự do và nhóm ngô lai.
1.4.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do (Maize open pollinated variety - OPV)
Là danh từ chung để chỉ loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt
giống không có sự can thiệp của con người trong quá trình thụ phấn. Giống
thụ phấn tự do gồm:
- Giống địa phương (local variety)
- Giống thụ phấn tự do cải tiến (improved variety)
- Giống tổng hợp (Synthetic variety)
- Giống hỗn hợp (compsite variety)
1.4.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô. Giống
ngô lai được chia làm hai nhóm: Giống ngô không quy ước (Nonconventional
hybrid) và giống lai quy ước (Conventional hybrid)
1.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học ở cây ngô
Các đặc điểm nông sinh học của cây ngô do bản chất di truyền của
giống quyết định. Qua một số thí nghiệm trên cây ngô, Roahenco (1968) thấy
rằng: thời gian sinh trưởng tương quan với chiều cao cây, chiều cao đóng bắp
và độ dài từ mọc đến ra hoa. Các tính trạng này biến động tuỳ thuộc vào điều

kiện khí hậu và thời tiết (dẫn theo Phạm Thị Tài, 1993)[15].
Kozubenko (1960) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năng
suất thay đổi tuỳ theo nhóm cây và điều kiện môi trường. Trong điều kiện khô
hạn năng suất hạt có tương quan thuận và chặt chẽ với tỷ lệ bắp/cây, khối
18
lượng bắp, số ngày từ nảy mầm đến phun râu và chín sinh lý (dẫn theo Phạm
Thị Tài, 1993)[15].
Domasnhew P.P (1968) là người đầu tiên xác định chiều dài bắp, số
hạt/hàng, khối lượng bắp có tương quan chặt với năng suất. Thí nghiệm của
Trần Văn Minh (1993)[10] cũng cho kết quả tương tự.
Samuael R. Aldrich, Walter O. Scott, Robret G. Hoeft (1986) và công
trình nghiên cứu của Steves W. Richie và John J. Hanway (1989) đã phân biệt
giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Mỗi giai đoạn được xác định
theo số lá trên cùng khi cổ bẹ lá của nó thấy rõ (dẫn theo Ngô Hữu Tình,
2003)[17].
Như vậy để xác định được một giống tốt phù hợp với từng vùng cần
đánh giá giống dựa vào các chỉ tiêu sinh học, đặc tích thích nghi, năng
suất của giống.
1.6. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu
- Ngô là một trong 3 cây lượng thực quan trọng nhất trên thế giới. Diện
tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng không ngừng tăng.
- Có nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống ngô trên thế giới cũng như ở
Việt Nam kết quả nhiều giống ngô mới ra đời. Việc ứng dụng ưu thế lai trong
chọn tạo giống ngô đã mở ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng.
- Việt Nam tiếp cận với ngô lai từ những năm 1960 nhưng đến đầu thập
kỷ 90 việc chọn tạo giống ngô lai mới được coi là nhiệm vụ chiến lược. Hiện
nay nhiều bộ giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa ra
sản xuất như LVN10, LVN99, LVN14…
- Các tính trạng về sinh trưởng và năng suất ngô ngoài phụ thuộc vào

đặc điểm của giống còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường vì vậy trước khi
đưa giống ra sản xuất cần nghiên cứu để đánh giá khả năng thích ứng của
19
chúng với từng điều kiện cụ thể.
- Hà Giang là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn. Ngô là cây lương
thực thứ 2 sau cây lúa, nhiều vùng dân tộc ít người ngô được sử dụng làm
lương thực chính. Trong những năm gần đây sản xuất ngô ở Hà Giang cũng
có bước nhảy vọt cả về năng suất và sản lượng, tuy nhiên năng suất ngô của
tỉnh chỉ bằng 68% năng suất ngô của cả nước.
- Để nâng cao năng suất và sản lượng ngô của Hà giang cần có giải
pháp tổng thể, trong đó việc mở rộng diện tích trồng ngô lai đóng vai trò có
tính chất quyết định.
20
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 07 giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô chọn
tạo và 01 giống đối chứng là giống ngô NK4300 (giống đang được sử dụng
trên diện tích lớn tại địa phương).
Giống NK4300 (đối chứng) do Công ty Sygenta Việt Nam nhập từ Thái
Lan. NK4300 có thời gian sinh trưởng 90-110 ngày, chiều cao cây từ 185-210
cm, chiều cao đóng bắp 80-100 cm, cứng cây, chiều dài bắp 14,5-16,5 cm, có
14-16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 76-80%, khối lượng 1000 hạt 280-300 gr, kín
đầu bắp, dạng hạt bán răng ngựa, khả năng chịu hạn và chống đổ khá, năng
suất trung bình 50-60 tạ/ha.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được thực hiện tại xã Pả Vi huyện Mèo vạc tỉnh Hà giang.
- Mô hình trình diễn giống ưu tú được thực hiện tại Xã Pả Vi, huyện
Mèo Vạc, tỉnh Hà giang.

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên đất nương rẫy có
thành phần cơ giới nhẹ, không chủ động nước.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân hè năm 2012 và 2013.
- Vụ xuân hè năm 2012: Gieo ngày 25/3
- Vụ xuân hè 2013: Gieo ngày28/3
- Trình diễn giống ngô mới có triển vọng 01 vụ: Vụ Xuân hè 2013
2.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
Quy trình trồng trọt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01 - 56: 2011/BNNPTNT)
21
* Làm đất: làm đất tơi, xốp, bằng phằng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất
lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Mật độ, khoảng cách
+ Mật độ : 5,7 vạn cây.
+ Khoảng cách : 70 cm x 25 cm.
* Phân bón: 150 N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O + 3 tấn vi sinh/ha.
- Bón lót: 100% phân vi sinh + 100% P
2
O
5
+ 1/4 N
- Bón thúc: chia làm 2 lần
+ Lần 1 khi ngô được 3 - 5 lá thật: 1/4 N + 1/2 K

2
O (rạch rãnh sâu 3 - 5 cm
theo hàng ngô cách gốc 5 -7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun nhẹ) .
+ Lần 2 khi ngô được 7 - 9 lá: 1/2 N + 1/2 K
2
O (rạch rãnh sâu 3-5 cm
theo hàng ngô cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với
vun cao).
* Chăm sóc
- Diệt sâu xám từ lúc cây còn nhỏ.
- Khi cây mọc được 3 - 4 lá tiến hành dặm, tỉa cây kết hợp với làm cỏ,
vun gốc cho ngô, đồng thời bón thúc lần 1.
- Khi cây 8 - 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp làm cỏ vun cao thành luống.
- Phòng trừ sâu bệnh khi sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
* Thu hoạch: Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen
hoặc 75% số cây có lá bi bị khô). Tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể
thu hoạch muộn hơn.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai
thí nghiệm.
- Xây dựng mô hình trình diễn giống ngô lai ưu tú để đưa vào sản xuất.
22

×